Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu và phát triển (R&D)

TÓM TẮT

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một xu thế tất yếu nhằm tạo

ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp và thu hút nguồn vốn đầu tư dồi

dào vào lĩnh vực này. Góp phần vào thành công của mục tiêu này chính là đẩy mạnh

quá trình nghiên cứu và phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sự hỗ trợ

đáng kể từ các chính sách của Nhà nước, vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân

cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết tập trung phân tích lợi ích mối

quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quá trình thực hiện công tác nghiên

cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần vào công cuộc phát

triển nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư, từ đó, kiến nghị một số giải pháp góp

phần hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả trong phối hợp hoạt động giữa hai đối

tác này.

Từ khóa: Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, nghiên cứu và phát triển, phát

triển nông nghiệp

pdf 11 trang Bích Ngọc 06/01/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu và phát triển (R&D)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu và phát triển (R&D)
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
96 
TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC 
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI THÔNG QUA 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN 
TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) 
Trương Thị Anh Đào1 
Vũ Kiến Phúc2 
TÓM TẮT 
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một xu thế tất yếu nhằm tạo 
ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp và thu hút nguồn vốn đầu tư dồi 
dào vào lĩnh vực này. Góp phần vào thành công của mục tiêu này chính là đẩy mạnh 
quá trình nghiên cứu và phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sự hỗ trợ 
đáng kể từ các chính sách của Nhà nước, vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân 
cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết tập trung phân tích lợi ích mối 
quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quá trình thực hiện công tác nghiên 
cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần vào công cuộc phát 
triển nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư, từ đó, kiến nghị một số giải pháp góp 
phần hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả trong phối hợp hoạt động giữa hai đối 
tác này. 
Từ khóa: Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, nghiên cứu và phát triển, phát 
triển nông nghiệp 
1. Đặt vấn đề 
Mô hình kinh điển được đưa ra bởi 
Lewis (1954) [1] và sau đó được mở 
rộng bởi Ranis và Fei (1961) [2] dựa 
trên ý tưởng về lao động dư thừa trong 
ngành nông nghiệp. Với năng suất thấp 
hơn trong nông nghiệp, tiền lương sẽ 
cao hơn trong khu vực hiện đại, dẫn đến 
lao động chuyển từ nông nghiệp sang 
khu vực hiện đại, từ đó tạo ra tăng 
trưởng kinh tế. Dựa trên mô hình 
Lewis, Johnston và Mellor (1961) [3] 
cho rằng ngành nông nghiệp như một 
ngành hoạt động tích cực trong nền kinh 
tế. Ngoài việc cung cấp lao động và 
lương thực, nông nghiệp đóng vai trò 
tích cực trong tăng trưởng kinh tế thông 
qua các liên kết sản xuất và tiêu dùng. 
Theo quan điểm của Schultz (1964) [4], 
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối 
với tăng trưởng kinh tế với nhiệm vụ 
đảm bảo sinh tồn cho xã hội, mà không 
có sự tăng trưởng là không thể. Hầu hết 
các nhà kinh tế và các nhà hoạch định 
chính sách xác định tăng trưởng năng 
suất nông nghiệp như là một lý do hàng 
đầu khiến sản xuất lương thực toàn cầu 
tiếp tục đáp ứng nhu cầu lương thực 
đang tăng lên. Thêm vào đó, bằng 
chứng cho thấy đầu tư vào nghiên cứu 
và phát triển (R&D) đối với các hệ 
thống nghiên cứu nông nghiệp và thực 
phẩm đã tạo ra những kiến thức và công 
nghệ mới nhằm nâng cao năng suất 
1Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh 
Email: adao@ueh.edu.vn 
2Trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
97 
nông nghiệp theo Fuglie và Toole 
(2014) [5]. Tóm lại, tăng trưởng nông 
nghiệp bền vững là một trong những 
nền tảng vững chắc của tăng trưởng 
kinh tế tại một quốc gia. Theo Naseem 
và cộng sự (2010) [6], các công ty nước 
ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào các 
nước nhỏ nếu lợi ích của công nghệ mới 
được thể hiện dưới hình thức sản lượng 
nông nghiệp cao và có thể xuất khẩu ra 
thị trường nước ngoài với mức cao hơn. 
Nhận thức được điều đó, Việt Nam xác 
định đầu tư cho nghiên cứu và phát 
triển nông nghiệp bền vững là một trong 
những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho 
toàn Đảng và toàn dân. Cùng góp phần 
vào thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề 
ra, tỉnh Đồng Nai đã không ngừng phấn 
đấu phát triển và đạt được khá nhiều 
thành tựu trong tiến trình phát triển 
nông nghiệp. Với nguồn vốn đầu tư dồi 
dào từ cả trong và ngoài nước, ngành 
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai 
đoạn từ năm 2011 đến 2016 đã gặt hái 
nhiều thành công lớn thông qua việc 
xây dựng các mô hình sản xuất nông 
nghiệp đạt hiệu quả cao như dự án cánh 
đồng lớn, mô hình nuôi tôm tiên tiến 
Tuy nhiên năm 2017, số vốn đầu tư cho 
loại hình kinh tế này lại khá khiêm tốn 
do một số nguyên nhân như giá nông 
sản giảm mạnh do biến đổi khí hậu thất 
thường, khó khăn trong việc tìm nguồn 
tiêu thụ cho nông sản, quy mô diện tích 
đất sản xuất còn nhỏ lẻ, xen canh nhiều 
nên rất khó khăn trong triển khai thực 
hiện các dự án; một số doanh nghiệp, 
hợp tác xã và nông dân chưa nhận thức 
rõ tầm quan trọng của việc liên kết sản 
xuất, vai trò hỗ trợ của chính quyền địa 
phương đối với các chủ dự án vẫn chưa 
kịp thời. Do đó để có thể tiếp tục thu 
hút đầu tư vào lĩnh vực này cần có sự 
kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân trong 
nghiên cứu và phát triển nông nghiệp 
nhằm mang lại niềm tin cho nhà đầu tư 
vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Đồng 
Nai - lĩnh vực kinh tế nhiều tiềm năng 
tại địa phương vốn được nhiều ưu đãi 
về điều kiện thuận lợi cho phát triển 
kinh tế nông nghiệp. 
2. Tình hình đầu tư vào lĩnh vực 
nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai trong 
thời gian qua 
Với vị trí địa lý thuộc vào trung tâm 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là 
một trong ba góc nhọn của tam giác 
phát triển là thành phố Hồ Chí Minh - 
Bình Dương - Đồng Nai, Đồng Nai xếp 
vị trí thứ 4 trong cả nước về thu hút đầu 
tư từ nước ngoài dựa vào lợi thế về kết 
cấu hạ tầng giao thông thuận lợi và cơ 
sở hạ tầng của các khu công nghiệp. 
Năm 2017 được xem là một năm bội 
thu trong thu hút nguồn vốn đầu tư 
trong nước và đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI) của Đồng Nai với nhiều dự 
án đầu tư có vốn lớn và nhiều dự án 
được triển khai nhanh. Theo nguồn 
thông tin từ Sở Kế koạch và Đầu tư của 
tỉnh, trong năm 2017, toàn tỉnh thu hút 
được khoảng 83 dự án đầu tư trong 
nước. Trong đó, có 69 dự án cấp mới 
với tổng vốn đăng ký hơn 24,5 ngàn tỷ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
98 
đồng và 14 dự án điều chỉnh tăng vốn 
hơn 3,7 ngàn tỷ đồng. Thu hút đầu tư 
trong nước của Đồng Nai năm 2017 đạt 
hơn 28,3 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần 
so với kế hoạch năm đề ra, phần lớn tập 
trung vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng 
và công nghiệp. Một điểm đáng chú ý, 
trong năm nay, tỉnh có sự chọn lọc và 
kiểm duyệt khắt khe hơn đối với các dự 
án đầu tư, chỉ mời gọi những dự án có 
công nghệ hiện đại, thân thiện với môi 
trường, công nghệ cao, công nghiệp hỗ 
trợ, hạ tầng, dịch vụ thương mại. Những 
dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao và sử 
dụng quá nhiều lao động phổ thông đều 
không được thông qua. 
Những yêu cầu trên đã đặt ra nhiều 
điều kiện, nhiều quy định hơn cho các 
dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông 
nghiệp. Theo chương trình hành động 
của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh 
Đồng Nai được công bố hằng năm, phát 
triển nông nghiệp bền vững luôn được 
xem là một trong những nhiệm vụ hàng 
đầu của tỉnh. Phát triển nông nghiệp bền 
vững không những tạo điều kiện cho 
việc đảm bảo đời sống của người dân 
lao động, phát triển kinh tế - xã hội địa 
phương mà còn góp phần thu hút nguồn 
vốn đầu tư dồi dào nhằm nâng cao khả 
năng cạnh tranh của nông sản của tỉnh 
so với các địa phương trong cả nước, 
các nước khác trong khu vực, thậm chí 
là cả thế giới. 
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 14 
dự án cánh đồng lớn được Ủy ban nhân 
dân (UBND) tỉnh phê duyệt với tổng 
diện tích 6.126 ha với 5.182 hộ tham 
gia; 12 dự án đã được chấp thuận chủ 
trương hiện đang trong giao đoạn xây 
dựng dự án với diện tích 1.865 ha và 
2.100 hộ tham gia. Bên cạnh đó có 2 dự 
án cánh đồng lớn đã có đơn đề nghị 
chấp thuận chủ trương đầu tư. Thêm 
vào đó, Đồng Nai đang quy hoạch cánh 
đồng lớn đối với 3 nhóm cây trồng 
gồm: cây ngắn ngày, cây công nghiệp 
lâu năm và cây ăn quả lâu năm với 19 
loại cây trồng trên tổng diện tích gần 
160 ngàn ha. 
Cùng với những nỗ lực không 
ngừng trong phát triển lĩnh vực nông 
nghiệp nhằm thu hút đầu tư như tạo mọi 
điều kiện ưu đãi về chính sách, cơ chế 
thu hút nhà đầu tư, một số địa phương 
của tỉnh còn tổ chức nhiều buổi hội thảo 
với nhiều chuyên đề khác nhau liên 
quan đến phát triển nông nghiệp với sự 
tham gia của nhiều tổ chức, doanh 
nghiệp (DN) từ khắp nơi trên mọi miền 
đất nước và các đối tác nước ngoài 
nhằm thu hút nhà đầu tư về địa phương 
liên kết cùng nông dân phát triển nông 
nghiệp bền vững. Theo thống kê của Sở 
Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 5 năm, 
từ 2011 - 2015, tổng số dự án thu hút 
đầu tư vào địa bàn nông thông là 448 dự 
án. Trong đó bao gồm 294 dự án nhận 
được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 
lên đến 86,7 nghìn tỷ đồng và 154 dự án 
trong nước với số vốn lên đến 29,6 
nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2015, toàn 
tỉnh thu hút được khoảng 90 dự án đầu 
tư FDI vào khu vực nông nghiệp, nông 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
99 
thôn với 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực 
thức ăn gia súc, thủy hải sản chế biến 
nông sản. Theo đà phát triển của những 
năm trước đó, năm 2016, tỉnh Đồng Nai 
tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư 
vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong 
đó có 2 dự án liên doanh giữa Agropark 
và các nhà đầu tư Hàn Quốc được xúc 
tiến thực hiện. Dự án trồng, xuất khẩu 
chuối với vốn đầu tư 5 triệu đô la được 
triển khai ngay trong quý I-2016, bước 
đầu là trồng 95 hécta chuối và năm sau 
sẽ liên kết với nông dân phát triển lên 2 
ngàn hécta. Dự án Trung tâm chăn nuôi 
bò và chế biến sữa cũng đã thành lập 
Công ty cổ phần Domilk, đang triển 
khai trồng cỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng 
để tổ chức trại sản xuất giống với vốn 
đầu tư 100 tỷ đồng. Tuy nhiên tình hình 
đầu tư cho nông nghiệp vào năm 2017 
lại khá khiêm tốn (Dự án nuôi gà đẻ 
trứng sạch xã Xuân Hòa (huyện Xuân 
Lộc) vốn đăng ký 376 tỷ đồng), nguồn 
vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho các 
lĩnh vực vực bất động sản, hạ tầng và 
công nghiệp. Cụ thể như khu trung tâm 
dịch vụ tại xã Hiệp Phước và xã Long 
Thọ (huyện Nhơn Trạch), vốn đăng ký 
gần 5 ngàn tỷ đồng. Tiếp đến là dự án 
khu dân cư với các dịch vụ thương mại, 
nhà ở cao tầng và tái định cư ở phường 
Bửu Long (TP. Biên Hòa), tổng vốn 
đăng ký hơn 834 tỷ đồng. Dự án xây 
dựng hệ thống cấp nước sạch huyện 
Thống Nhất hơn 300 tỷ đồng; dự án nhà 
máy chế biến gỗ xuất khẩu tại xã Long 
Phước (huyện Long Thành) khoảng 200 
tỷ đồng... 
 Đồng Nai được đánh giá cao trong 
thực hiện các dự án cách đồng lớn, song 
quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại 
nhiều khó khăn, trong đó, quy mô diện 
tích đất sản xuất còn nhỏ lẻ, xen canh 
nhiều nên rất khó để triển khai thực 
hiện các dự án. Vẫn còn một số doanh 
nghiệp, hợp tác xã và nông dân chưa 
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc 
liên kết sản xuất. Bên cạnh đó vai trò hỗ 
trợ của chính quyền địa phương đối với 
các chủ dự án nhiều khi chưa kịp thời. 
Dù trong năm 2017, nông nghiệp tăng 
trưởng 2,5% nhưng nông sản ở địa 
phương này vẫn lâm vào tình trạng dù 
được mùa nhưng vẫn mất giá, thêm vào 
đó, những tháng đầu năm gặp khó khăn 
do ảnh hưởng thời tiết, những cơn mưa 
trái vụ vào thời điểm một số cây lâu 
năm đang ra hoa kết trái làm ảnh hưởng 
đến năng suất, mặt khác giá tiêu thụ sản 
phẩm nông sản, giá chăn nuôi heo, gà 
giảm mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả 
nuôi, trồng của người nông dân. Lãnh 
đạo của Tỉnh và các ngành chức năng 
đã phải vào cuộc nhằm hỗ trợ nông dân 
vượt qua khó khăn khi giá heo, chuối 
xuống thấp đến mức kỷ lục. Do các 
ngành chức năng và địa phương tích 
cực thực hiện các biện pháp khắc phục 
kịp thời và đẩy mạnh nghiên cứu phát 
triển những mô hình sản xuất mới như 
mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã 
Nhơn Trạch; mô hình ứng dụng khoa 
học kỹ thuật trong khâu tôm giống với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
100 
giống tôm càng xanh toàn đực tại huyện 
Tân Phú... nên sản xuất nông, lâm, thủy 
sản của tỉnh vẫn phát triển ổn định, giá 
trị sản xuất ước tăng 2,48% so cùng kỳ, 
trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp 
tăng 2,3%; giá trị sản xuất lâm 
nghiệp tăng 1,84%; giá trị sản xuất thủy 
sản tăng 5,81% so cùng kỳ. 
Do đó để thực hiện thành công mục 
tiêu phát triển nông nghiệp bền vững 
đòi hỏi ngành nông nghiệp cần được 
quan tâm trong khâu nghiên cứu và phát 
triển, bởi theo Naseem và cộng sự 
(2010) các công ty nước ngoài có thể 
sẵn sàng đầu tư vào các nước nhỏ nếu 
lợi ích của công nghệ mới được thể hiện 
dưới hình thức sản lượng nông nghiệp 
cao và có thể xuất khẩu ra thị trường 
nước ngoài với mức cao hơn. 
3. Lợi ích của hợp tác công tư 
trong nghiên cứu và phát triển nông 
nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh 
vực này 
Theo Padgett và Galan (2009) [7], 
R&D được coi là một hình thức đầu tư 
dẫn đến tăng cường kiến thức, đổi mới 
sản phẩm và quy trình. R&D giúp tạo ra 
kiến thức và công nghệ mới nâng cao 
năng suất nông nghiệp [5]; tăng cơ hội 
tạo thu nhập; đa dạng hóa các phương 
án sinh kế cho người có thu nhập thấp; 
góp phần xóa đói giảm nghèo (Adato & 
Meinzen-Dick, 2007) [8]. Theo Naseem 
và cộng sự (2010) [6], để nâng cao năng 
suất nông nghiệp và giảm nghèo ở các 
nước đang phát triển cần tiến hành đổi 
mới công nghệ. Đầu tư của Nhà nước 
vào nghiên cứu và phát triển dẫn đến 
thay đổi công nghệ trong nông nghiệp. 
Đây là một hình thức đầu tư khá phổ 
biến tại các nước đang phát triển - nơi 
mà các bằng sáng chế hay các hợp đồng 
thiết lập quyền sở hữu trí tuệ rất khó 
thực thi với chi phí hợp lý, lợi nhuận cá 
nhân nhận được thấp hơn lợi ích của xã 
hội dẫn đến chỉ mỗi lợi ích của xã hội 
đạt mức tối ưu. Thêm vào đó, đầu tư 
R&D trong nông nghiệp vốn có rủi ro 
cao đã làm giảm động lực để tìm kiếm 
nguồn tài trợ cho hoạt động này. Theo 
Rosegrant và cộng sự (1998) [9]; Fan và 
cộng sự (2008) [10], chi tiêu cho R&D 
trong nông nghiệp có ảnh hưởng lớn 
đến năng suất trong ngành hơn so với 
các loại chi tiêu khác và có ảnh hưởng 
tích cực đến sức khỏe và dinh dưỡng. 
Do đó, nguồn tài chính công có thể 
được sử dụng để tăng đầu tư vào nghiên 
cứu và phát triển nông nghiệp. 
Tuy nhiên Naseem và cộng sự 
(2010) [6] cho rằng khu vực tư nhân có 
thể đóng một vai trò lớn hơn trong 
nghiên cứu và phát triển nông nghiệp 
trong tương lai. Xu hướng nghiên cứu 
và phát triển của tư nhân chủ yếu hướng 
đến lợi nhuận cá nhân mong đợi cao 
nhất. Nhưng lợi nhuận cá nhân không 
phản ánh đầy đủ các lợi ích từ R&D cho 
khách hàng, người tiêu dùng và đối thủ 
cạnh tranh trong khi đó lợi ích xã hội 
đối với đầu tư vào R&D nên bao gồm 
cả lợi ích cá nhân của công ty cũng như 
lợi ích của các nhóm khác trong xã hội. 
Ngoài ra, lợi ích xã hội của R&D bao 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
101 
gồm một yếu tố quan trọng không được 
phản ánh trong lợi nhuận cá nhân của 
công ty đó là sự đóng góp tích lũy của 
những khám phá và sáng chế cho những 
nghiên cứu và phát triển tiếp theo do 
các nhà nghiên cứu khác trong xã hội 
thực hiện. 
Xuất phát từ những ưu điểm và hạn 
chế từ hai mô hình nghiên cứu và phát 
triển trên, mô hình hợp tác nhà nước và 
tư nhân trong nghiên cứu và phát triển 
được xem như một công cụ hiệu quả. 
Reid và cộng sự (2001) cho rằng mối 
quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư 
 ... ợp tác này được xây dựng trên 
nền tảng sự hợp tác chặt chẽ và đồng 
điệu giữa các đơn vị trong khu vực nhà 
nước và tư nhân, trong đó các đối tác 
cùng nhau lên kế hoạch và thực hiện 
các hoạt động để đạt được các mục tiêu 
đã thỏa thuận như chia sẻ chi phí, rủi ro 
và lợi ích phát sinh trong quá trình đó. 
Theo đó, hợp tác giữa nhà nước và tư 
nhân có thể hình thành một số hình thức 
can thiệp từ khu vực công nhằm hạn 
chế sự thất bại của công trình nghiên 
cứu hay sự thất bại của thị trường (do 
thị trường không có sự đối xứng về mặt 
thông tin, bất bình đẳng trong xã hội) 
như thông qua các chương trình có sự 
hỗ trợ từ nguồn vốn nhà nước hay các 
tổ chức quốc tế. Hoặc trợ giá một cách 
ngầm định cho các chi phí trong quá 
trình tiến hành nghiên cứu và phát triển. 
Wang và cộng sự (2009) cho rằng các 
khoản đầu tư tư nhân vào nghiên cứu và 
phát triển nông nghiệp có ý nghĩa tương 
quan đáng kể với các xu hướng chi tiêu 
công trong nghiên cứu nông nghiệp và 
khoa học đời sống. Thêm vào đó, hợp 
tác nhà nước và tư nhân được xem như 
một phương tiện để khắc phục sự thiếu 
chặt chẽ của các thể chế kinh tế và xã 
hội nếu không có sự kiểm soát trao đổi 
kiến thức trên thị trường. Các thể chế 
được đề cập đến như chế độ quyền sở 
hữu trí tuệ và các quy tắc thực thi hợp 
đồng là rất cần thiết để đảm bảo việc 
trao đổi kiến thức một cách suôn sẻ. 
Trường hợp những thể chế này không 
tồn tại hoặc không đủ tính răn đe, trao 
đổi kiến thức có thể phải chịu chi phí 
giao dịch đáng kể liên quan đến giám 
sát và thực thi việc trao đổi. 
 Nghiên cứu và phát triển do nhà 
nước tài trợ có thể bổ sung cho nghiên 
cứu và phát triển tư nhân. Tính bổ sung 
sẽ xảy ra khi đầu tư vào R&D của khu 
vực công khuyến khích đầu tư vào 
R&D tư nhân (và ngược lại). Tính bổ 
sung có thể xảy ra nếu các tổ chức 
nghiên cứu của nhà nước và tư nhân 
tiến hành các loại nghiên cứu khác 
nhau. Các nhà nghiên cứu thuộc khu 
vực công tập trung vào khoa học cơ 
bản hoặc nghiên cứu về mặt lý thuyết 
thì kết quả thu được có thể được sử 
dụng để các công ty tư nhân tiến hành 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
102 
nghiên cứu ứng dụng (Fuglie và Toole, 
2014). Việc thay thế diễn ra khi các 
hoạt động R&D công hỗ trợ các hoạt 
động mà khu vực tư nhân có thể thực 
hiện. Sự thay thế có nhiều khả năng đạt 
hiệu quả cao hơn khi các nhà nghiên 
cứu nhà nước và tư nhân làm việc 
trong cùng một lĩnh vực (ví dụ như 
chăn nuôi hoặc trồng trọt) và tiến hành 
nghiên cứu có tính chất tương tự và với 
các mục tiêu tương tự. 
4. Một số khuyến nghị nhằm tăng 
hiệu quả hợp tác giữa nhà nước và tư 
nhân trong nghiên cứu và phát triển 
trong lĩnh vực nông nghiệp 
Phát triển nông nghiệp bền vững là 
xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu 
thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu 
quả trong cơ cấu ngành nông nghiệp. 
Ngoài việc ban hành nhiều chủ trương, 
chính sách quan trọng đối với nghiên 
cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ 
cao trong nông nghiệp, đầu tư cho nông 
nghiệp nói chung và nông nghiệp công 
nghệ cao nói riêng cần được quan tâm 
theo chiều sâu. Mặc dù Nhà nước đã có 
nhiều chính sách thu hút DN đầu tư vào 
nông nghiệp nông thôn (NNNT), nhưng 
tốc độ tăng trưởng số lượng DN đầu tư 
vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn chậm so 
với các lĩnh vực khác. Nghị định 
210/2013/NĐ-CP đã đề ra nhiều chính 
sách hỗ trợ nhưng DN lại vấp phải 
nhiều khó khăn khi tiếp cận. DN phải 
thực hiện 16 bước với 40 văn bản liên 
quan mới nhận được hỗ trợ như: xin 
giấy phép kinh doanh, giấy phép xây 
dựng, khảo nghiệm, nhập khẩu thiết bị 
công nghệ cao Nhiều chính sách khác 
nhằm hỗ trợ nhiều hơn mà DN rất cần, 
nhưng chưa được đề cập đầy đủ và toàn 
diện trong nghị định. Cụ thể như: chính 
sách về đất đai; chính sách về thuế; 
chính sách về tín dụng; chính sách hỗ 
trợ nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng 
khoa học công nghệ (KHCN), đào tạo 
nguồn nhân lực DN khi đầu tư vào 
nông nghiệp luôn gặp khó khăn ở một 
số vấn đề như chính sách đất đai chưa 
tạo ra được thể chế hợp lý và hiệu quả 
để quản lý và điều tiết thị trường đất 
nông nghiệp, chính sách tài chính tín 
dụng còn nặng hỗ trợ theo kiểu “xin - 
cho” mà chưa có sự quan tâm đúng mức 
đến nhu cầu thật sự của DN, thủ tục tiếp 
cận tín dụng phức tạp khi vẫn yêu cầu 
về các loại chứng nhận, đăng ký, tài sản 
thế chấp làm giảm sự mặn mà của 
DN và nhà đầu tư khi đầu tư vào nông 
nghiệp. Ngoài ra, sự tồn tại của nhiều 
loại phí, lệ phí làm gia tăng chi phí và 
gây cản trở đáng kể trong kinh doanh 
của DN. Theo đánh giá của DN, thủ tục 
hoàn thuế, các chính sách miễn giảm, 
gia hạn, thuế giá trị gia tăng chưa hợp 
lý, nhiều máy móc thiết bị phục vụ 
nông nghiệp vẫn phải chịu thuế giá trị 
gia tăng; chưa có bình đẳng giữa các 
DN sản xuất phục vụ trong nước và 
phục vụ xuất khẩu. Mặt khác, ngân sách 
đầu tư của Nhà nước cho KHCN còn 
thấp, chỉ đạt dưới 2% tổng chi ngân 
sách và tương đương khoảng 0,4% 
GDP, con số này bằng khoảng 25% so 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
103 
Malaysia nhưng chỉ tương đương 1% so 
Nhật Bản và 0,5% so Trung Quốc. Quy 
định về cơ chế phối hợp giữa DN và các 
cơ quan nghiên cứu trong chuyển giao 
KHCN còn hạn chế. Các quy định về sở 
hữu trí tuệ chưa đủ mạnh để bảo vệ 
quyền lợi của tác giả công trình nghiên 
cứu. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp 
chưa sẵn sàng đáp ứng, khung pháp lý 
chưa đủ mạnh, thủ tục chi trả bảo hiểm 
phức tạp, cơ chế và biện pháp đánh giá 
mức đền bù và thiệt hại còn nhiều 
vướng mắc. Do đó để công cuộc đổi 
mới và phát triển, ứng dụng công nghệ 
trong nông nghiệp được thực hiện một 
cách hiệu quả cần có sự cố gắng, nỗ lực 
từ tất cả mọi tổ chức, mọi thành phần 
kinh tế trong xã hội, đặc biệt là mối 
quan hệ hợp tác hiệu quả giữa khu vực 
công và khu vực tư trong nghiên cứu và 
phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp. 
Việc không ngừng tạo ra các sản phẩm 
nông nghiệp mới, thu được hiệu quả 
kinh tế cao và an toàn, thân thiện với 
con người và môi trường sẽ thu hút 
nguồn đầu tư dồi dào từ nguồn vốn 
ngân sách và nguồn vốn đầu tư từ nước 
ngoài. Để đạt được mục tiêu đề ra, sự 
hợp tác giữa khu vực công và khu vực 
tư trong nghiên cứu và phát triển trong 
lĩnh vực nông nghiệp cần được chú ý 
một số nội dung sau: 
- Theo Chataway (2005) [11], Hall 
(2006) cho thấy mối quan hệ giữa nhà 
nước và tư nhân chỉ phát huy hiệu quả 
khi các thói quen, hành vi và thực tiễn 
của tổ chức về vấn đề quản lý và thực 
hiện các dự án nghiên cứu và phát triển 
được tiến hành phân tích nhiều hơn. 
Nghiên cứu này lập luận rằng các phân 
tích về mối quan hệ giữa nhà nước và tư 
nhân (dù là trong nông nghiệp hay phi 
nông nghiệp) nên tập trung nhiều hơn 
vào đổi mới đồng thời ở cấp độ thể chế 
và tổ chức; và cách tiếp cận mang tính 
hệ thống hơn để hiểu sự thay đổi thể 
chế và tổ chức ảnh hưởng như thế nào 
đến tính sáng tạo trong nông nghiệp, từ 
đó góp phần xây dựng và hoàn thiện 
một thể chế hoạt động phù hợp nhất cho 
sự hợp tác giữa khu vực công và khu 
vực tư trong nghiên cứu và phát triển. 
- Khu vực công phải cung cấp các 
hình thức ổn định kinh tế mà chỉ có các 
chính phủ có thể cung cấp, bao gồm 
một nền kinh tế ổn định và có sự công 
bằng trong nghiên cứu và phát triển. 
- Khu vực công phải tạo cơ sở cho 
hệ thống “khoa học và công nghệ nông 
nghiệp”, tức là các cấu trúc và quy trình 
để thiết lập các chương trình, tài chính, 
tổ chức, giao nhận, giám sát và đánh giá 
các nghiên cứu về nông nghiệp, khuyến 
nông và giáo dục. 
- Khu vực công phải thực hiện các 
chính sách kích thích sự nổi lên của 
các cơ chế thể chế, hành vi tổ chức, và 
các mô hình học tập tạo điều kiện cho 
sự đổi mới. Những sáng kiến, đổi mới 
về thể chế đã tăng cường sự hỗ trợ cho 
nghiên cứu nông nghiệp, cải thiện tính 
hiệu quả và sự phối hợp, điển hình là 
tại Úc, theo Alston, Gray và Bolek 
(2012). Chính vì thế chính quyền cùng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
104 
các sở, ban, ngành địa phương cần có 
những biện pháp đổi mới các quy định 
trong tổ chức hoạt động, hỗ trợ kỹ 
thuật trong nghiên cứu và phát triển, 
quan tâm sâu sát nhằm có những giải 
pháp tối ưu kịp thời để đảm bảo nâng 
cao chất lượng nghiên cứu và phát 
triển sản phẩm nông nghiệp. 
- Cần thỏa thuận về các mục tiêu 
chung và phân công các vai trò và trách 
nhiệm thích hợp giữa các bên liên quan 
trước khi tiến hành quá trình nghiên cứu 
và phát triển. Xây dựng cơ chế tổ chức 
để tạo thuận lợi cho việc trao đổi kiến 
thức và giải quyết xung đột phát sinh 
(nếu có) trong quá trình thực hiện. 
- Thực hiện cam kết về nguồn lực 
từ tất cả các đối tác không chỉ với các 
hoạt động nghiên cứu của dự án mà còn 
cho các hoạt động phối hợp cần thiết để 
quản lý và duy trì cam kết của đối tác. 
- Xây dựng điểm chuẩn và điều 
kiện quyết định cho phép các đối tác 
đánh giá tiến độ, sửa đổi lộ trình của dự 
án và chấm dứt dự án khi cần thiết; các 
chiến lược để quản lý và giảm thiểu rủi 
ro liên quan đến các dự án, bao gồm cả 
hành lang pháp lý và cơ cấu tài chính 
chính thức cũng như các chiến lược liên 
quan đến vấn đề truyền thông bên ngoài. 
- Quá trình nghiên cứu và phát triển 
trong nông nghiệp cần chú ý mối quan 
hệ giữa đánh giá trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp (CSR) và R&D. Theo Ho 
và cộng sự (2016) [12], hoạt động của 
CSR được tích cực gắn với việc định 
giá R&D, sự kết hợp như vậy chỉ có ý 
nghĩa trong các ngành có tính cạnh 
tranh cao khi góp phần giúp một công 
ty tạo ra một hình ảnh công ty lành 
mạnh và đạo đức, tăng uy tín cho các 
dự án nghiên cứu và phát triển, thị 
trường sẵn sàng tin tưởng hơn vào nỗ 
lực nghiên cứu và phát triển của các 
doanh nghiệp và thu hút nguồn đầu tư 
dồi dào cho dự án. Do đó Flammer 
(2013) cho rằng hành vi thân thiện với 
môi trường và CSR là những yếu tố 
quan trọng trong hoạch định và thực 
hiện các công trình nghiên cứu và phát 
triển trong dài hạn vì chiến lược kinh 
doanh hữu ích và thân thiện với môi 
trường luôn là mối quan tâm hàng đầu 
của các nhà đầu tư. 
- Chính phủ cần xác định rõ ràng 
các ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển 
trong dài hạn, thiết kế các chương trình 
hành động chặt chẽ, tập trung và phù 
hợp nhằm thu hút nguồn tài trợ từ các 
nhà tài trợ. Theo Stads và Beintema 
(2015), việc ngăn chặn những biến động 
tiêu cực của đầu tư vào nghiên cứu và 
phát triển nông nghiệp là rất quan trọng 
và cần có sự cam kết lâu dài của chính 
phủ, nhà tài trợ và khu vực tư nhân. 
5. Kết luận 
Với tỷ trọng khoảng 70% dân số ở 
nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm 
hơn 50% lực lượng lao động xã hội, 
đóng góp khoảng 20% GDP. Khu vực 
này đang rất cần sự kết hợp hiệu quả từ 
các nguồn lực như vốn, KHCN hiện đại, 
lao động có tay nghề, trình độ... để tạo 
ra sự đột phá. Để hoàn thành thắng lợi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
105 
mục tiêu đề ra cần phát huy và nâng cao 
sự hợp tác đồng bộ giữa khu vực nhà 
nước và tư nhân trong vấn đề chính 
sách và trí tuệ, đặc biệt là trong nghiên 
cứu và phát triển nhằm tăng cường tối 
đa tiềm năng của các dự án nhằm thu 
hút nguồn đầu tư dồi dào từ các thành 
phần kinh tế trong xã hội và các nước 
trên thế giới. Mối quan hệ hợp tác này 
sẽ trở thành công cụ đắc lực cho các địa 
phương có tiềm năng phát triển nông 
nghiệp nói riêng và các nước đang phát 
triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào 
nông nghiệp nói chung trong công cuộc 
phát triển nông nghiệp bền vững, góp 
phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an 
ninh lương thực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lewis, W.A (1954), “Economic development with unlimited supply of 
labour”, Manchester School of Economic and Social Studies, Vol. 22, Pp. 139-191 
2. Ranis, G., Fei, J.C.H (1961), “A theory of economic development”, The 
American Economic Review, Vol. 51, Pp. 533-565 
3. Johnston, B.F., Mellor, J.W (1961), “The role of agriculture in economic 
development”, The American Economic Review, Vol 51, Pp.566-593 
4. Schultz, T.W (1964), Transforming Traditional Agriculture, Yale University 
Press, New Haven, CT 
5. Keith O. Fuglie, Andrew A. Toole (2014), “The evolving institutional 
structure of public”, American Journal of Agricultural Economics, Vol 96, Issue 3, 
Pp. 862-883 
6. Anwar Naseem, David J. Spielman, Steven Were Omamo (2010), “Private-
Sector Investment in R&D: A Review of Policy Options to Promote its Growth in 
Developing-Country Agriculture”, Agribusiness, Vol. 26, No. 1, Pp. 143-173 
7. Robert C. Padgett, Jose I. Galan (2009), “The Effect of R&D Intensity on 
Corporate Social Responsibility”, Journal of Business Ethics. Vol. 93, No. 3, Pp. 
407-418 
8. Adato, M., Meinzen-Dick, R.S (2007), Agricultural research, livelihoods, 
and poverty: studies of economic and social impacts in six countries, Baltimore, MD 
(USA), Johns Hopkins Univ. Press. 388 pp 
9. Rosegrant, M., Kasryno, F., Perez, N.D (1998), “Output response to prices 
and public investment in agriculture: Indonesian food crops”, Perez Journal of 
Development Economics, Vol. 55, No. 2, Pp. 333-352 
10. Fan, S., Yu, B., Jitsuchon, S. (2008), “Does allocation of public spending 
matter in poverty reduction? Evidence from Thailand”, Asian Economic Journal, 
Vol. 22, No. 4, Pp. 411-430 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
106 
11. Chataway J. (2005), “Introduction: is it possible to create pro-poor 
agriculture-related biotechnology?”, Journal of International Development, Vol. 17, 
No.5, Pp. 597-610 
12. Simon S.M. Ho, Annie Yuansha Li, Kinsun Tam, Jamie Y.Tong (2016), 
“Ethical image, Corporate Social Responsibility, and R&D Valuation”, Pacific-Basin 
Finance Journal, Vol. 40, Pp. 335-348 
RAISING INVESTMENT CAPITAL IN AGRICULTURE IN DONG NAI 
PROVINCE BY ENHANCING THE EFFICIENCY OF 
COOPERATION BETWEEN THE STATE AND 
PRIVATE SECTORS IN RESEARCH AND DEVELOPMENT 
ABSTRACT 
High-tech agricultural development is an indispensable trend to create new 
breakthroughs in agricultural production and attract plentiful investment capital into 
this field. Contributing to the success of this goal is to accelerate research and 
development in agricultural production. In addition to the considerable support from 
public policies, the role of the private sector plays a very important role. The paper 
focuses on the benefits of public-private partnerships in the implementation of 
research and development in the agricultural sector, contributing to the sustainable 
development of agriculture and investment. Hence, some solutions are suggested to 
complete and enhance the efficiency of coordination between the two partners. 
Keywords: Public–private partnerships, research and development, agriculture 
development 
(Received: 23/7/2018, Revised: 24/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018) 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_thu_hut_von_dau_tu_vao_linh_vuc_nong_nghiep_tren.pdf