Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tóm tắt

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề xuất vào những năm đầu thế kỷ 20 và đang dần trở

thành mối quan tâm và điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển an

toàn, bền vững. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến và xuất

khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội trong khi đây

chính là yêu cầu cấp thiết để duy trì và đẩy mạnh khối lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu trong

thời gian tới. Bài viết này phân tích tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế

biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam từ cách tiếp cận của Lý thuyết Các bên hữu quan (Stakeholder

theory). Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chế

biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tăng

trưởng bền vững trong thời gian tới.

Từ khóa: Thủy sản, Trách nhiệm xã hội.

pdf 8 trang Bích Ngọc 08/01/2024 3080
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
79Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp bắt đầu được đề cập đến từ những năm 
1920 tại Hoa Kỳ (Windsor, 2001) nhưng đến 
những năm 1960 thì khái niệm này mới bắt 
đầu trở nên phổ biến cùng với sự phát triển 
nhanh chóng về quy mô và sức ảnh hưởng 
của các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới 
(Lantos, 2001). Dưới tác động của các chính 
phủ, các tổ chức phi chính phủ hướng tới mục 
tiêu phát triển bền vững, an toàn và trình độ 
Tóm tắt 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề xuất vào những năm đầu thế kỷ 20 và đang dần trở 
thành mối quan tâm và điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển an 
toàn, bền vững. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến và xuất 
khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội trong khi đây 
chính là yêu cầu cấp thiết để duy trì và đẩy mạnh khối lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu trong 
thời gian tới. Bài viết này phân tích tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế 
biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam từ cách tiếp cận của Lý thuyết Các bên hữu quan (Stakeholder 
theory). Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chế 
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tăng 
trưởng bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Thủy sản, Trách nhiệm xã hội. 
Mã số: 257. Ngày nhận bài: 11/04/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 20/04/2016. Ngày duyệt đăng: 20/04/2016.
Abstract 
 The concept of Corporate Social Responsibility (CSR) was first proposed in the early 20th 
century and is gradually becoming a concernand a prerequisite for enterprises to develop safely and 
sustainably. However, businesses in Vietnam in general and the seafood processing and exporting 
industryin particular are not aware of and fully implementing corporate social responsibility, even 
thoughit is an urgent requirement to maintain and boost volume and seafood export turnover in 
the near future. This article analyzes the execution of CSR of enterprises that export and process 
seafoods in Vietnam based on the Stakeholder theory. Hence the authors proposed solutions for 
state management agencies as well asseafood processing and exporting enterprises of Vietnam to 
increase their social responsibility for sustainable growth in the future.
Key words: Fisheries, Social Responsibility. 
Paper No.257. Date of receipt: 11/04/2016. Date of revision: 20/04/2016. Date of approval: 20/04/2016.
TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN 
VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Thu Hà*
Trần Quốc Trung**
* TS, Trường Đại học Ngoại thương, email: nguyenthithuha.cs2@ftu.edu.vn
** ThS, Trường Đại học Ngoại thương, email: tranquoctrung.cs2@ftu.edu.vn
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
80 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng 
về các vấn đề xã hội là những động lực chính 
thúc đẩy đòi hỏi về trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau 
về vấn đề này nhưng cho đến nay khái niệm về 
trách nhiệm xã hội do Ngân hàng thế giới đề 
xuất được thừa nhận rộng rãi. Theo đó: “Trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của 
doanh nghiệp về quản lý và cải thiện những 
sự tác động về kinh tế, môi trường và xã hội 
do hoạt động của doanh nghiệp tạo ra trên các 
cấp độ doanh nghiệp, địa phương và toàn cầu” 
(World bank, 2007). Khi nghiên cứu về trách 
nhiệm xã hội hai lý thuyết phổ biến được áp 
dụng là Mô hình Kim tự tháp và Lý thuyết 
Các bên hữu quan (Stakeholder theory). Mô 
hình Kim tự tháp tiếp cận trách nhiệm xã hội 
theo chiều dọc khi cho rằng trách nhiệm xã 
hội bao gồm có bốn cấp độ từ thấp đến cao 
là: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, 
trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân văn. 
Trong khi đó, Lý thuyết Các bên hữu quan lại 
tiếp cận trách nhiệm xã hội theo chiều ngang 
với từng đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc 
gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả 
chọn cách tiếp cận theo Lý thuyết Các bên 
hữu quan để phân tích trách nhiệm xã hội của 
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản; 
Theo nghĩa rộng, các bên hữu quan là 
những cá nhân, tổ chức cung cấp, chia sẻ các 
nguồn lực của doanh nghiệp, tác động hoặc 
chịu tác động một cách trực tiếp hay gián 
tiếp bởi hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có trách nhiệm 
xã hội phải thực hiện hoạt động kinh doanh 
của mình sao cho hạn chế tối thiểu tác động 
tiêu cực và phát huy tối đa tác động tích cực 
đến các bên hữu quan. Tuy nhiên, trong mạng 
lưới đa dạng các mối quan hệ với nhiều bên 
hữu quan, vẫn có những bên hữu quan chủ 
yếu doanh nghiệp cần phải ưu tiên thực hiện 
trách nhiệm xã hội của mình. Các bên hữu 
quan chủ yếu của doanh nghiệp được kể đến 
thông thường là: Người lao động, Nhà cung 
cấp, Khách hàng và Cộng đồng. Trách nhiệm 
Bảng 1. Các bên hữu quan và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bên hữu quan Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Người lao động
- Sức khỏe và an toàn lao động 
- Phát triển năng lực chuyên môn 
- Phúc lợi cho người lao động
Nhà cung cấp
- Trách nhiệm đối với việc thu mua sản phẩm
- Trách nhiệm đối với việc thanh toán
- Trách nhiệm hỗ trợ nhà cung cấp trong việc triển khai hợp đồng thu mua
Khách hàng
- Chất lượng sản phẩm 
- An toàn cho người tiêu dùng 
- Thông tin rõ ràng về sản phẩm để người tiêu dùng được biết
Cộng đồng
- Bảo vệ môi trường 
- Tạo ra giá trị gia tăng cho cộng đồng
Nguồn: Longo, M., M. Mura và A. Bonoli, 2005
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
81Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
xã hội của doanh nghiệp, kỳ vọng của xã hội 
đối với doanh nghiệp được nêu ra tương ứng 
với mỗi bên hữu quan được thể hiện cụ thể 
ở Bảng 1. 
2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Thủy sản là một trong những mặt hàng 
xuất khẩu của Việt Nam mang lại giá trị 
kim ngạch trung bình hơn 7 tỷ/năm tới hơn 
40 thị trường thế giới (Tổng cục thủy sản, 
2015). Bên cạnh những thành quả đạt được, 
ngành thủy sản Việt Nam đã và đang phải 
đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm 
lên là các thách thức liên quan đến ô nhiễm 
môi trường; khai thác nguồn lợi thủy sản 
quá mức; an toàn thực phẩm, an sinh xã 
hội, quyền và lợi ích của người lao động... 
điều này có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín và 
chất lượng thủy sản Việt Nam khi bán ra thị 
trường thế giới. Nhiều khách hàng quốc tế 
hiện nay đặt ra yêu cầu về việc sản phẩm phải 
đáp ứng các hệ thống chứng nhận về CSR 
như SA8000, BSCI, COSTCO, SMETA, 
METRO, WALMART, BAP, ASC Như 
vậy, việc thực hiện CSR trở thành một trong 
những điều kiện mà các doanh nghiệp thủy 
sản xuất khẩu ra thị trường thế giới. Để tạo ra 
lợi thế cạnh tranh tốt hơn và có thể phát triển 
bền vững hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 
bên cạnh các chỉ tiêu mang tính kinh tế đơn 
thuần, các doanh nghiệp cần quan tâm đến 
việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các 
bên hữu quan, đặc biệt là trách nhiệm đối với 
người lao động, người cung cấp, khách hàng 
và cộng đồng trong hoạt động chế biến và 
xuất khẩu thủy sản, đáp ứng các tiêu chuẩn 
về trác nhiệm xã hội mà khách hàng yêu cầu.
2.1. Trách nhiệm xã hội đối với người lao 
động
Trong những năm gần đây, ngoài một bộ 
phận nhỏ các doanh nghiệp chế biến và xuất 
khẩu thủy sản có những chính sách về bình 
đẳng giới, tiền lương và chăm sóc y tế cho 
người lao động đầy đủ và phù hợp với quy 
định của pháp luật thì còn lại phần lớn doanh 
nghiệp vẫn chưa quan tâm triển khai thực hiện 
các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp đối với người lao động. 
Số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản cho 
thấy đại đa số người lao động trong các doanh 
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của 
Việt Nam hiện nay là nữ với tỷ lệ lên đến 85%. 
Tuy nhiên, mức lương của một lao động nữ 
chỉ bằng khoảng 80% của một lao động nam. 
Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh nghề 
nghiệp cao hơn trong điều kiện làm việc độc 
hại, nguy hiểm và thiếu phương tiện bảo hộ 
lao động phù hợp với thể trạng yếu hơn so với 
nam giới. Môi trường làm việc của công nhân 
chế biến thủy sản có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, 
hóa chất khử trùng được sử dụng phổ biến là 
Clo và thường xuyên làm việc ở tư thế đứng là 
nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nghề nghiệp 
có tác hại lâu dài đến sức khỏe, trong đó phổ 
biến nhất là viêm hô hấp và viêm xương khớp. 
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu 
Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - Tổng 
Liên đoàn lao động Việt Nam, tỷ lệ lao động 
nữ bị bệnh viêm xoang - họng là 36% và bệnh 
thấp khớp là 31%. Để san sẻ một phần gánh 
nặng bệnh nghề nghiệp cho người lao động 
và thu hút người lao động tham gia chế biến 
thủy sản, một số doanh nghiệp cũng chỉ thực 
hiện biện pháp đơn giản là tăng lương chứ 
chưa có những giải pháp mang tính lâu dài và 
giải quyết căn nguyên của vấn đề vì việc trang 
bị công cụ bảo hộ và cải tiến dây chuyền sản 
xuất cần nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi đó 
các quy định của pháp luật vẫn chưa có chế tài 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
82 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
cụ thể và đủ sức răn đe đối với các vi phạm 
trong lĩnh vực này.
2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp đối với người nuôi thủy sản (người 
cung cấp)
Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban 
hành Quyết định 80/Ttg khuyến khích liên kết 
“bốn nhà” trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo 
ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng 
cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn), để đảm bảo lợi ích bền vững cho 
người nuôi trồng thủy sản), Bộ đã công bố quy 
hoạch diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến 
năm 2020 là 7.260 ha theo tiêu chuẩn Vietgap. 
Diện tích này được phát triển tại các tỉnh An 
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền 
Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu 
Giang, nhằm đảm bảo cho người nuôi có lãi 
từ 1.000-1.500 đồng/kg, nâng tổng lợi nhuận 
từ việc nuôi cá tra của vùng lên khoảng 1.600 
tỷ đồng đến 2.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó vịec 
triển khai thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp 
chế biến thủy sản và người nuôi trồng trong 
thời gian qua cũng đã đạt được một số thành 
tựu nhất định khi tỷ lệ diện tích vùng nuôi 
gắn với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu 
ngày càng tăng. Theo thống kê của Hiệp hội 
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 
(VASEP), đối với mặt hàng có kim ngạch 
xuất khẩu lớn thứ hai là cá tra, tỷ lệ diện tích 
vùng nuôi phục vụ cho doanh nghiệp chế biến 
tương đối cao; trong đó tỉnh Bến Tre có tỷ 
lệ cao nhất với 90%; tiếp đến là Đồng Tháp 
với 61,9%, An Giang đạt 58%, Vĩnh Long 
và Cần Thơ lần lượt là 46,5% và 23%. Tuy 
nhiên, mối liên kết giữa người nuôi thủy sản 
và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy 
sản vẫn chưa thật sự bền vững, nhiều doanh 
nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào khả năng 
thành công của việc liên kết do đó không quan 
tâm nhiều đến người nuôi mà chỉ quan tâm 
đến sản phẩm cuối cùng khi người nuôi đem 
đến bán, chưa có biện pháp hướng dẫn, tư vấn 
cho người nuôi về kỹ thuật nuôi trồng và sử 
dụng hóa chất, kháng sinh trong điều trị bệnh 
thủy sản. Đây là một trong những nguyên 
nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không 
kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dư 
lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm. Mặt khác, 
do chưa chú trọng đến việc xây dựng quan hệ 
lâu dài và trách nhiệm xã hội, một số doanh 
nghiệp đã có hành vi ép giá người nuôi khi 
đến mùa thu hoạch thủy sản, nợ tiền mua hàng 
làm cho người nuôi mất niềm tin vào doanh 
nghiệp (Hồng Lĩnh, 2016). 
2.3. Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến và 
xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều chấp hành 
tốt quy định về dán nhãn, đảm bảo thông tin 
về sản phẩm rõ ràng đến người tiêu dùng ở 
các thị trường nhập khẩu; hạn chế chủ yếu 
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp đối với khách hàng tập trung 
ở vấn đề chất lượng sản phẩm và an toàn đối 
với người tiêu dùng. Số liệu thống kê của 
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và 
Thủy sản tại Hình 1 cho thấy số lô hàng thủy 
sản xuất khẩu không đảm bảo các quy định 
về chất lượng và an toàn sản phẩm qua các 
năm khi bị kiểm tra có xu hướng tăng trở lại 
sau khi giảm đáng kể vào năm 2012 và 2013. 
Năm 2014, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam có 187 lô hàng bị cảnh báo tại 
các thị trường xuất khẩu. Năm 2015, hàng 
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị 
cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực 
phẩm tại các nước nhập khẩu là 194 lô; trong 
đó Hoa Kỳ: 85 lô, Nhật Bản: 38 lô, EU: 43 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
83Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
Xét về nguyên nhân các lô hàng thủy sản 
xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh 
báo tại các thị trường nhập khẩu, trong ba năm 
gần đây vi phạm về kháng sinh, hóa chất bị 
cấm hoặc hạn chế sử dụng có xu hướng gia 
tăng. Năm 2012, số lượng lô hàng bị cảnh 
báo về kháng sinh, hóa chất là 92 lô, chiếm 
59,0%. Tỷ lệ này có giảm nhẹ trong năm 2013 
với 57%. Tuy nhiên đến năm 2014, tình trạng 
bị nhiễm hóa chất và khảng sinh bị cấm hoặc 
hạn chế sử dụng chiếm tỷ trọng cao với 129 lô 
hàng bị cảnh báo; trong đó số lượng lô hàng bị 
cảnh báo từ các thị trường xuất khẩu chính như 
EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản tăng đột biến. Tổng số 
lô hàng bị cảnh báo nhiễm kháng sinh tại thị 
trường Nhật Bản và EU lên đến 72, tăng gần 
gấp đôi so với năm 2013 và tại Hoa Kỳ là 51 
lô, tăng gấp 1,6 lần (Quang Huy, 2015). Chính 
sách thương mại về thủy sản tại các nước nhập 
khẩu cũng đang diễn ra theo xu hướng bất lợi 
cho thủy sản Việt Nam khi mà các rào cản kỹ 
thuật đặc biệt là danh mục các chất bị cấm 
ngày càng bị thu hẹp và nồng độ kháng sinh, 
hóa chất được cho phép ngày càng thấp.
2.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
đối với cộng đồng
Trong những năm gần đây, trước những 
yêu cầu của thị trường và đối tác nhập khẩu 
các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy 
lô Hàn Quốc: 09 lô, các thị trường khác 19 
lô (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy 
sản, 2015). Triển khai thực hiện Thông tư 
48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm 
tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản 
xuất khẩu, các cơ quan quản lý chất lượng 
thủy sản đã tổ chức kiểm tra điều kiện bảo 
đảm an toàn thực phẩm lần đầu và định kỳ 
cho 544 lượt cơ sở chế biến thủy sản xuất 
khẩu trong năm 2015 và kết quả cho thấy chỉ 
có 125 lượt cơ sở xếp hạng 1 và có đến 188 
lượt cơ sở vi phạm (xếp hạng 3 và 4). 
Hình 1. Thống kê số lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo do vi phạm quy định an toàn vệ 
sinh thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
84 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
Bảng 2. Thống kê số lượng, tỷ lệ lô hàng bị cảnh báo vi phạm quy định an toàn vệ sinh 
 thực phẩm tại thị trường các nước nhập khẩu theo nguyên nhân vi phạm 
giai đoạn 2012 - 2015
Nguyên nhân
2012 2013 2014 2015
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Kháng sinh, hóa chất bị cấm 
hoặc hạn chế sử dụng
92 59,0 76 57,0 129 69,9 95 49,0
Vi sinh vật, kim loại nặng hoặc 
nguyên nhân khác
64 41,0 65 43,0 58 30,1 99 51,0
Tổng cộng 156 100,0 150 100,0 187 100,0 194 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản 
sản đã bắt đầu triển khai áp dụng và tuân thủ 
các tiêu chuẩn và đạt các chứng nhận quốc 
tế về khai thác, nuôi trồng thủy sản theo 
hướng bền vững và bảo vệ thiên nhiên như 
GLOBALG.A.P, ASC đối với tôm và cá 
tra, MSC đối với nghêu. Tuy nhiên, doanh 
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt 
Nam vẫn còn nhiều hạn chế về vấn đề bảo 
vệ môi trường sinh thái trong khâu sản xuất. 
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải 
sản (2012), tỷ lệ chất thải trong hoạt động 
chế biến thủy sản rất cao, tỷ lệ khối lượng 
chất thải trên khối lượng thành phẩm đông 
lạnh thu được đối với mặt hàng tôm thịt là 
0,75 lần; cá phi lê là 1,8 lần và nhuyễn thể 
hai mảnh vỏ lên đến 8,0 lần. Tuy nhiên trong 
400 doanh nghiệp được khảo sát thì có đến 64 
doanh nghiệp, chiếm 15,92% mẫu khảo sát 
không có hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên 
ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, đầu tư 
cho việc xử lý chất thải làm phát sinh chi phí 
và giảm đi khả năng cạnh tranh về giá của sản 
phẩm. Hiện nay cả nước vẫn còn 16% cơ sở 
chế biến thủy sản tập trung chưa có hệ thống 
xử lý nước thải; các cơ sở được ghi nhận là có 
hệ thống xử lý thì vẫn có khoảng 15% chưa 
có hệ thống xử lý hoàn thiện trong quy trình 
gồm 05 công đoạn: bể tuyển nổi (tách dầu, 
mỡ), bể điều hòa, bể sinh học kỵ khí, bể sinh 
học bùn hoạt tính và bể khử trùng nên chất 
lượng xử lý ô nhiễm môi trường chưa đảm 
bảo (Nguyễn Văn Ất, 2015). Bên cạnh đó, 
công tác thanh tra, xử phạt chưa được thực 
hiện triệt để là những nguyên nhân dẫn đến 
tình hình ô nhiễm môi trường phổ biến trong 
hoạt động chế biến thủy sản.
3. Một số giải pháp tăng cường trách 
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến 
và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Những phân tích về trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam đối với các bên hữu quan cho 
thấy nhiều hạn chế trong nhận thức và thực 
thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất 
phát từ khía cạnh khách quan là những bất 
cập trong hoạt động quản lý nhà nước và cả 
khía cạnh chủ quan là hoạt động kinh doanh 
của các doanh nghiệp. Vì vậy, để khắc phục 
những hạn chế nêu trên, các cơ quan quản lý 
nhà nước và doanh nghiệp chế biến và xuất 
khẩu thủy sản cần thực hiện các giải pháp chủ 
yếu sau:
3.1. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
85Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
Một là, trong điều kiện ý thức về thực hiện 
trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp hiện 
nay còn nhiều hạn chế, các cơ quan quản lý 
nhà nước cần nghiên cứu điều kiện thực tế 
của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt 
Nam từ đó ban hành các quy định chặt chẽ và 
chi tiết về yêu cầu tối thiểu sản phẩm thủy sản 
xuất khẩu phải đáp ứng ở các lĩnh vực này. 
Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng 
cần tăng cường kiểm tra giám sát tình hình 
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chế 
biến và xuất khẩu thủy sản, xử lý nghiêm các 
trường hợp vi phạm nhằm đưa hoạt động sản 
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đi vào 
khuôn khổ, đáp ứng được những yêu cầu cơ 
bản trong thực hiện trách nhiệm xã hội.
Hai là, Chính phủ cần tăng mức xử phạt 
hành chính và đề xuất bổ sung quy định về 
truy tố trách nhiệm hình sự đối với người đứng 
đầu, người trực tiếp quản lý tại các doanh 
nghiệp vi phạm quy định về an toàn lao động 
hoặc gây ra ô nhiễm môi trường để tăng cường 
trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ quản lý 
doanh nghiệp. 
Ba là, Bộ Công thương chủ trì phối hợp 
với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản 
Việt Nam (VASEP) để xây dựng và ban hành 
bộ tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội doanh 
nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến thủy 
sản; tổ chức tuyên dương hằng năm đối với 
các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao 
đồng thời thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp để tạo hiệu ứng lan tỏa trong 
cộng đồng doanh nghiệp và nâng cao uy tín 
của doanh nghiệp đối với đối tác nhập khẩu.
3.2. Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần ý thức được 
về tầm quan trọng của việc thực hiện trách 
nhiệm xã hội song song với việc thực hiện các 
mục tiêu thuần túy về mặt kinh tế trong quá 
trình chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tức là 
doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận phải trên cơ 
sở chấp hành tốt quy định của pháp luật và 
phù hợp với những quy chuẩn đạo đức được 
xã hội thừa nhận, giảm thiểu tác động tiêu cực 
và tăng cường tác động tích cực đối với các 
bên hữu quan.
Thứ hai, doanh nghiệp cần nhận thấy rằng 
thực hiện trách nhiệm xã hội là xu hướng đang 
ngày càng phổ biến trên thế giới với nhiều bộ 
tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp đã ra đời như SA8000, ISO26000; các 
doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của Việt 
Nam đã bắt đầu sử dụng trách nhiệm xã hội 
như là một tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp, 
thậm chí nhiều đối tác lớn còn có cả những bộ 
tiêu chuẩn riêng đối nhà cung cấp hàng hóa 
trong đó quy định rất rõ các vấn đề liên quan 
đến trách nhiệm xã hội như IFS, BRC
Thứ ba, liên kết và hỗ trợ chặt chẽ với 
người nuôi thủy sản trên cơ sở hai bên cùng 
có lợi từ khâu chọn giống cho đến khâu thu 
hoạch, vận chuyển để xây dựng mối quan 
hệ lâu dài trong kinh doanh, từ đó làm cơ sở 
để thực hiện liên kết “bốn nhà” thành công. 
Trong điều kiện liên kết với người nuôi chưa 
triển khai được, doanh nghiệp có thể lựa chọn 
và xây dựng hệ thống đại lý chuyên cung ứng 
thủy sản nguyên liệu lớn, đáng tin cậy, thiết 
lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo lòng tin, 
uy tín trong mua bán để có được nguồn cung 
ứng ổn định về khối lượng với giá cả hợp lý, 
chất lượng đảm bảo, đặc biệt là trong giai đoạn 
khan hiếm nguyên liệu.
Thứ tư, thực hiện trích lập nguồn quỹ phục 
vụ cho công tác xây dựng, bảo trì hệ thống xử 
lý chất thải trong chế biến thủy sản bên cạnh 
việc đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
86 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
theo hướng nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi 
trường.
Như vậy, trong bối cảnh vấn đề trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn chưa được 
nhận thức một cách đầy đủ, sự tác động của 
nhà nước cùng với quá trình tự nhận thức và 
hành động của doanh nghiệp là cần thiết để 
các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh 
tranh, phát triển bền vững trong môi trường 
kinh doanh mới.q 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Thủy sản, 2015, 
khau/tong-ket-xuat-khau-thuy-san-viet-nam-2015
2. Bộ Thủy sản, 2016, 
tinh-hinh-ap-dung-vietgap-trong-nuoi-ca-tra-theo-nghi-111inh-36/
3. Nguyễn Văn Ất, 2015, Tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm 
môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, 
congdoanvn.org.vn.
4. Văn Công, 2011, Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong ngành thủy sản: Điều kiện để doanh 
nghiệp duy trì thị trường, Báo Cần Thơ ngày 22 tháng 11.
5. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, 2015, Tổng kết công tác 2015 và 
kế hoạch trọng tâm 2016.
6. Quang Huy, Tôm, cá Việt: coi chừng bị nước ngoài tẩy chay, Báo Pháp Luật TP.HCM.
7. Hồng Lĩnh, 2016, Thương lái Trung Quốc thao túng cá nuôi
8. Thương Mai, 2012, Thực trạng môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản, Tạp chí 
Thương mại thủy sản, Số 153.
9. Công Phiên, 2012, Nuôi và chế biến cá tra - Hợp tác để thành công, 
org.vn ngày 26 tháng 11.
Tiếng Anh
10. Carroll, AB, 1999, Corporate social responsibility: Evolution of a definitional construct, 
Business and Society, vol. 38, no. 3, pp. 268-95.
11. Lantos, G. P., 2001, The boundaries of strategic corporate social responsibility, The 
Journal of Consumer Marketing, vol. 18, pp. 595-639.
12. Longo, M., M. Mura and A. Bonoli, 2005, Corporate Social Responsibility and 
Corporate Performance: The Case of Italian SMEs, Corporate Governance vol. 5, no. 
4, pp. 28-42.
13. Windsor, 2001, The future of corporate responsibility, International Journal of 
Organizational Analysis, vol. 9, no. 3, pp. 225-56.
14. Worlbank, 2007, Corporate Social Responsibility and Corporate Citizenship in the 
Arab World.

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_che_bien_va_x.pdf