Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố hồ chí minh

TÓM TẮT

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng nhiều chính

sách ưu đãi nhưng doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn như thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh, thiếu niềm tin ở

các nhà đầu tư. Để tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, cũng như việc kêu gọi góp vốn từ các nhà đầu tư,

thì một trong những hồ sơ không thể thiếu là báo cáo tài chính (BCTC). Nếu như những thông tin trên BCTC

không đáng tin cậy thì các ngân hàng và các nhà đầu tư sẵn sàng từ chối hợp tác. Chính vì vậy, bài viết này tập

trung tìm hiểu về thực trạng và đề xuất các giải pháp từ phía doanh nghiệp và Nhà nước nhằm nâng cao chất

lượng thông tin BCTC của các DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các

DNNVV trong nền kinh tế.

Từ khóa: Báo cáo tài chính, thông tin kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

pdf 10 trang Bích Ngọc 06/01/2024 3740
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố hồ chí minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố hồ chí minh

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố hồ chí minh
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 68 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO 
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trần Thị Ngọc Cẩm, Nguyễn Thị Ngọc Hương 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
Ngày gửi bài: 21/8/2015 Ngày chấp nhận đăng: 23/9/2015 
TÓM TẮT 
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng nhiều chính 
sách ưu đãi nhưng doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn như thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh, thiếu niềm tin ở 
các nhà đầu tư. Để tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, cũng như việc kêu gọi góp vốn từ các nhà đầu tư, 
thì một trong những hồ sơ không thể thiếu là báo cáo tài chính (BCTC). Nếu như những thông tin trên BCTC 
không đáng tin cậy thì các ngân hàng và các nhà đầu tư sẵn sàng từ chối hợp tác. Chính vì vậy, bài viết này tập 
trung tìm hiểu về thực trạng và đề xuất các giải pháp từ phía doanh nghiệp và Nhà nước nhằm nâng cao chất 
lượng thông tin BCTC của các DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các 
DNNVV trong nền kinh tế. 
Từ khóa: Báo cáo tài chính, thông tin kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
REALITY AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF INFORMATION 
FINANCIAL REPORT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN HCM CITY 
ABSTRACT 
In Vietnam, small and medium enterprises (SMEs) by the State particularly interested in many 
preferential policies but businesses still find it difficult as a shortage of capital for production business, lack of 
confidence investors. To reach the loans from banks, as well as call for the provision of capital from investors, 
then one of documents indispensable financial report. If the information on the financial report are not reliable 
performance, banks and investors willing to refuse to cooperate. Therefore, this article focused study the 
situation and propose solutions from businesses and government to improve the quality of information financial 
report of SMEs in Ho Chi Minh City, contributing to development of SMEs in the economy. 
Key words: Financial report, accounting information, small and medium enterprises (SMEs). 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 đã được Chính phủ phê duyệt 
ngày 07/09/2012, thì dự kiến trong khoảng thời gian này có khoảng 350.000 doanh nghiệp 
mới được thành lập và đến cuối năm 2015 cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp đang 
hoạt động; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu 
toàn quốc; Đầu tư của DNNVV chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; DNNVV đóng góp 
khoảng 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước; Tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu việc làm 
mới. Kế hoạch trên đến nay cơ bản đã đạt được khi DNNVV chiếm khoảng 97% trong tổng 
số gần 600.000 doanh nghiệp trên cả nước. Trung bình mỗi năm, DNNVV tạo thêm khoảng 
nửa triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp trên 40% GDP Tuy 
lớn mạnh về số lượng nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường nhỏ lẻ, 
vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế và khả năng tiếp cận vốn từ các ngân 
hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn, một phần do chất lượng thông tin của BCTC không 
đủ tin cậy. 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 69 
BCTC là kết quả của quá trình tổ chức công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp, tạo ra sản 
phẩm là thông tin kế toán hữu ích nhằm cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để 
đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Điểm yếu lớn nhất hiện nay là do các DNNVV không 
thể xây dựng cho mình một bản “lý lịch đẹp” về tài chính. Bản “lý lịch” này, theo PGS-TS 
Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, là hệ thống kế toán hoàn 
chỉnh, báo cáo tài chính đầy đủ, chính xác. Vì vậy, việc xác định thực trạng và đưa ra giải 
pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC giúp cho các DNNVV xác định đúng mục 
tiêu của tổ chức công tác kế toán, doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, góp phần vào 
sự lớn mạnh của nền kinh tế trong nước - đó là điều cần thiết hiện nay. 
2. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
2.1. Báo cáo tài chính 
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm các đối tượng 
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được thể hiện qua hình sau: 
Hình 2.1. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 
Để thông tin trên BCTC mang tính hữu ích, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) 
đã đưa ra các tính chất định tính mà BCTC phải đạt được là: Tính dễ hiểu; Tính thích hợp; 
Tính đáng tin cậy và Tính so sánh được. Nội dung cụ thể như sau: 
- Tính dễ hiểu: Thông tin trên BCTC phải dễ hiểu đối với người sử dụng tức là người có 
kiến thức về kinh doanh và hoạt động kinh tế, hiểu biết về kế toán ở mức vừa phải, sẵn lòng 
nghiên cứu các thông tin được cung cấp với mức độ tập trung suy nghĩ vừa phải. Tuy nhiên, 
những thông tin về những vấn đề phức tạp cần phải trình bày trong BCTC vì sự thích hợp của 
nó đối với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng. 
Thông tin kế toán 
Đối tượng bên trong Đối tượng bên ngoài 
Nhà 
quản trị 
Người 
lao động 
Cơ quan 
quản lý 
Nhà 
nước 
Tổ chức 
tín 
dụng, 
nhà đầu 
tư 
Nhà 
cung 
cấp 
Đối 
tượng 
khác 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 70 
- Tính thích hợp: Là những thông tin tác động đến quyết định kinh tế của người sử dụng 
bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc xác nhận, chỉnh lý 
các đánh giá quá khứ của họ. 
- Tính đáng tin cậy: Thông tin đáng tin cậy khi chúng không mắc những sai lầm nghiêm 
trọng hoặc phản ánh méo mó một cách cố ý và có thể phụ thuộc vào người sử dụng khi sử 
dụng các thông tin đó cho một mục đích khách quan hợp lý. Để đảm bảo tính đáng tin cậy của 
thông tin về bản chất hoặc cách trình bày, thông tin phải thỏa mãn các tính chất sau: Trình bày 
trung thực; Nội dung hơn hình thức; Khách quan; Thận trọng; Đầy đủ. 
- Tính so sánh được: Việc xác định tính toán và trình bày các ảnh hưởng tài chính của 
các giao dịch và các sự kiện được tiến hành nhất quán giữa kỳ này với các kỳ khác trong 
phạm vi doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp người sử dụng so sánh thông 
tin trên các BCTC của kỳ này với kỳ trước và giữa các doanh nghiệp. 
2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Loại hình DNNVV giữ một vai trò quan trọng bởi những đóng góp có ích cho xã hội. Vì 
vậy, Nhà nước đã rất chú trọng đến việc khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển 
thông qua nhiều chính sách hỗ trợ tích cực như chương trình hỗ trợ vốn, hỗ trợ pháp lý cho 
doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 và Quyết 
định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Để phân biệt được loại hình 
doanh nghiệp này, Nhà nước thường sử dụng các tiêu chí như nguồn vốn và số lượng lao 
động làm việc trong doanh nghiệp để xác định. Những định nghĩa về DNNVV được quy định 
qua các văn bản pháp luật như sau: 
- Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển 
DNNVV, ngày 23 tháng 11 năm 2001, thì DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã 
đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số 
lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Đồng thời, căn cứ vào tình hình kinh tế - 
xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ 
giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ 
tiêu nói trên. 
- Tiếp sau đó là Nghị định 56/2009/NĐ-CP, về trợ giúp phát triển DNNVV, ban hành 
ngày 30 tháng 06 năm 2009, thay thế cho Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì việc phân loại các 
DNNVV một cách chi tiết hơn theo quy mô và từng khu vực cụ thể như sau: DNNVV là cơ 
sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu 
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được 
xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng 
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). 
- Gần hơn là Thông tư 16/2013/TT-BTC, ngày 08 tháng 02 năm 2013, quy định về 
tiêu chí xác định DNNVV để được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia 
tăng, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 71 
Những người thực hiện căn cứ vào doanh thu và số lượng lao động làm việc trong doanh 
nghiệp để xác định. Nếu doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian 
năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh 
nghiệp và thuế giá trị gia tăng. 
3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA 
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HCM 
Khó khăn hiện nay của các DNNVV là thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn mà một trong những 
nguyên nhân liên quan đến công tác kế toán. Cụ thể, DNNVV thường không đảm bảo tính 
minh bạch trong BCTC, sổ sách kế toán chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch, 
công khai. Việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng mang tính chất gia 
đình, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế. Mặt khác, DNNVV thường bán 
hàng không có hợp đồng, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, không thanh 
toán qua ngân hàng, Tất cả những điều này đã làm cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài 
chính của DNNVV không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của 
các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hương Nga, Trưởng ban Tín 
dụng, Ngân hàng ANZ, cho biết để vay được vốn, các doanh nghiệp phải vượt qua được hàng 
rào chấm điểm tín dụng hết sức chặt chẽ, khắt khe. Ngân hàng sẽ “soi” các điều kiện này 
thông qua một loạt tiêu chí: Phương án kinh doanh có khả thi không, năng lực tài chính, khả 
năng trả nợ, dòng tiền luân chuyển, lỗ - lãi... Thế nhưng tất cả những điều kiện trên vẫn chưa 
thấy nhiều doanh nghiệp làm đầy đủ, chính xác và được thể hiện trong BCTC, do những hạn 
chế trên nên đã dẫn tới cảnh người có vốn - người cần vốn không gặp được nhau. 
Năm 2010, TS. Trương Quang Thông đã công bố những khó khăn trong hoạt động tài 
trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV theo góc độ của cán bộ ngân hàng, kết quả khảo sát 
cho thấy có nhiều nguyên nhân các DNNVV thường gặp khó khăn mà trong đó nổi bật là 
BCTC không đầy đủ, minh bạch chiếm 39,4%. Điều này làm cho các DNNVV gặp khó khăn 
trong tiếp cận vốn vay. Theo kết quả công bố ngày 18/11/2014, Viện Nhân lực Ngân hàng Tài 
chính (BTCI) tổ chức buổi hội thảo về nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trong 
bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, ông K.Balasingam, Tổng giám 
đốc Viện nhân lực ngân hàng tài chính cho biết chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được với 
nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn 
khác với chi phí rất cao. Bên cạnh đó, ông Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện khoa học 
quản trị DNNVV Việt Nam cũng cho biết thêm kết quả khảo sát của Viện khoa học này có 
khoảng 32,38% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên; 
35,24% phản ánh là khó tiếp cận và số còn lại thì không thể tiếp cận được vốn vay. 
Năm 2014, trong một nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các 
DNNVV ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Ngọc Cẩm, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực 
tế 100 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM bằng hình thức gửi phiếu khảo sát trực 
tiếp đến kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc kế toán tổng hợp tại đơn vị về việc tổ 
chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán, cụ thể như sau: 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 72 
Bảng 3.1. Thông tin về doanh nghiệp trả lời khảo sát 
Loại doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh 
Qui mô doanh nghiệp Số 
lượng 
Tỷ trọng Sản xuất – 
Xây dựng 
Thương mại – 
Dịch vụ 
 Doanh nghiệp siêu nhỏ 40 40% 5 35 
Doanh nghiệp nhỏ 54 54% 14 40 
 Doanh nghiệp vừa 6 6% 3 3 
 Tổng 100 100% 22 78 
 Theo kết quả khảo sát thì BCTC chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính, kinh doanh, 
luồng tiền của đơn vị, qua khảo sát cho thấy có 54% ý kiến đồng ý và 33% ý kiến hoàn toàn 
đồng ý về vấn đề này. Qua đó, cho thấy BCTC của các DNNVV không đảm bảo tính trung 
thực, không đủ độ tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh giá trị 
thấp hơn so với thực tế phát sinh ở doanh nghiệp. 
Hình 3.1. Ý kiến về BCTC chỉ phản ánh một phần tình hình tài chính, kinh doanh, 
luồng tiền của doanh nghiệp 
Năm 2015, chúng tôi vừa thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan đến BCTC. Với tổng 
số phiếu khảo sát là 100 phiếu cho mỗi nhóm đối tượng. Đối tượng khảo sát là các kế toán 
trưởng đang làm việc trong các DNNVV tại TP.HCM và nhóm những người sử dụng BCTC 
của DNNVV có trình độ từ đại học đến sau đại học có kiến thức về kinh doanh, hoạt động 
kinh tế và hiểu biết về kế toán đang làm việc tại TP.HCM. Sau đây là kết quả khảo sát mà 
chúng tôi thu thập được: 
Hoàn toàn 
không đồng ý
3%
Không đồng ý
7%
Không ý kiến
3%
Đồng ý
54%
Hoàn toàn 
đồng ý
33%
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 73 
- Trong một bộ BCTC bao gồm 4 bản báo cáo: Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh BCTC. Khi thăm dò ý 
kiến của nhóm đối tượng là các kế toán trưởng thì 60% ý kiến cho rằng với số lượng báo cáo 
như vậy là vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít, còn lại 40% thì cho là nhiều và theo 
họ chỉ cần 3 bản báo cáo là phù hợp. Thông thường các kế toán trưởng chịu nhiều áp lực vào 
thời gian 3 tháng đầu của niên độ kế toán vì phải hoàn thành bộ BCTC cho niên độ kế toán 
liền kề trước đó. Do đó, số lượng báo cáo càng nhiều thì họ càng chịu nhiều áp lực hơn. Cũng 
cùng nội dung câu hỏi này thực hiện khảo sát nhóm đối tượng sử dụng BCTC, thì chỉ có 10% 
ý kiến cho rằng số lượng 4 bản báo cáo là vừa đủ. Còn lại đến 90% ý kiến thì chưa hài lòng 
với số lượng báo cáo như hiện nay. Những con số mà họ mong muốn là từ 5 đến 6 bản báo 
cáo để họ có được nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp mà họ muốn tìm hiểu. 
- Lượng thông tin được trình bày trên BCTC theo quy định của Bộ Tài chính hiện nay liệu 
như vậy đã đầy đủ chưa, dư thừa hay còn thiếu. Nhóm các kế toán trưởng chọn 100% đồng ý với 
lượng thông tin cung cấp từ các BCTC là đã quá đầy đủ, không cần phải bổ sung thêm bất kỳ 
thông tin nào cả. Trái ngược gần như hoàn toàn với ý kiến trên là khoảng 91% nhóm người sử 
dụng BCTC thì cho rằng lượng thông tin như vậy vẫn còn thiếu, họ cần biết thêm về các phương 
án kinh doanh trong thời gian sắp tới và những biến động về tình hình nhân sự của doanh nghiệp. 
Vì họ cho rằng hiện tại có thể tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa tốt nhưng nếu doanh 
nghiệp có bản kế hoạch kinh doanh tốt thì trong tương lai khả năng sinh lời sẽ rất cao. Thêm vào 
đó là nếu một doanh nghiệp tốt thì tình hình nhân sự cũng sẽ ít biến động hơn. 
- Lập BCTC là công việc hết sức quan trọng và tốn nhiều công sức. Chúng tôi đưa ra 3 
vấn đề khó khăn thường hay gặp trong thực tế để khảo sát các kế toán trưởng đang thực hiện 
công việc lập BCTC cho các DNNVV tại TP.HCM như sau: Việc cập nhật kịp thời các văn 
bản pháp lý có liên quan; Bị hạn chế về trình độ chuyên môn hay cố gắng che đậy những 
thông tin không hay nào đó dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng doanh nghiệp. Một sự thật ngạc 
nhiên khi kết quả thu được là khoảng 80% các kế toán trưởng gặp khó khăn khi phải cố gắng 
điều chỉnh những con số hay che lắp một thông tin nào đó gây bất lợi cho doanh nghiệp khi 
công bố ra bên ngoài theo yêu cầu của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khoảng 20% ý kiến là họ 
không kịp thời cập nhật những thay đổi của pháp luật có liên quan đến kế toán vì có quá nhiều 
văn bản pháp lý ban hành trong cùng thời gian. Tất cả các kế toán trưởng đều tự tin rằng họ 
có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để đảm trách công việc của họ. 
- Toàn bộ phiếu khảo sát thực tế cho thấy rằng 100% các DNNVV đều mong muốn 
được vay vốn ngân hàng nhưng chỉ có khoảng 20% được ngân hàng cấp tín dụng như mong 
muốn, 30% được cấp tín dụng nhưng số tiền được vay thấp hơn so với yêu cầu của doanh 
nghiệp, còn lại 50% doanh nghiệp hoàn toàn chưa được tiếp cận vốn vay ngân hàng hay đang 
làm thủ tục vay. Như vậy những khó khăn nào làm cản trở doanh nghiệp trong việc vay nợ 
ngân hàng? Khó khăn lớn nhất vẫn là việc thẩm định những con số được trình bày trên BCTC 
chiếm tỷ lệ khoảng 70%, 25% gặp khó khăn về giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, chỉ có 
5% là phương án kinh doanh chưa thuyết phục. 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 74 
- Đối với những người sử dụng BCTC được chúng tôi khảo sát thì họ có suy nghĩ gì về 
những thông tin được trình bày trên BCTC? Khi xem BCTC mà doanh nghiệp đã chính thức 
công bố ra bên ngoài chỉ có khoảng 16% số người được khảo sát tin tưởng hoàn toàn những 
con số trên báo cáo. Vì họ cho rằng khi đã công bố ra ngoài chắc hẳn sẽ được doanh nghiệp 
kiểm tra rất kỹ lưỡng. Số người chỉ tin tưởng một phần những thông tin mà BCTC cung cấp 
chiếm tỷ lệ 53%, còn lại 31% họ hoàn toàn không tin cậy những con số ấy. Những chỉ tiêu họ 
thường nghi ngờ gian lận là doanh số, hàng tồn kho và nợ vay. Các doanh nghiệp có xu hướng 
kê thật cao chỉ tiêu doanh thu, trong khi đó các khoản vay và các khoản nợ phải trả lại muốn 
giảm bớt để gây ấn tượng cho các nhà đầu tư. Kết quả khảo sát cho thấy: chỉ tiêu doanh thu bị 
nghi ngờ gian lận chiếm: 45%, hàng tồn kho: 30%, các khoản nợ phải trả: 25%. 
- Trong số những người chưa tin tưởng những thông tin trên BCTC, vậy thì điều kiện 
nào để thuyết phục họ rằng, BCTC đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý? BCTC 
trước khi công bố phải được kiểm toán, có nghĩa là BCTC này phải được đính kèm thêm văn 
bản trình bày ý kiến của kiểm toán viên độc lập, điều kiện này chiếm tỷ lệ 45%. Và một điều 
kiện khác có vẻ chắc chắn hơn, là BCTC đã được đoàn thanh tra của cơ quan thuế quyết toán, 
với điều kiện này thì chiếm tỷ lệ đến 55%. 
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HCM 
Để khắc phục thực trạng chất lượng thông tin kế toán của BCTC không đáng tin cậy, 
nhóm tác giả đề xuất các giải pháp trên cơ sở hai đối tượng chính là DNNVV và Nhà nước 
với nội dung cụ thể như sau: 
4.1. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Một là, xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là sự phát triển ổn định và bền 
vững. Chính điều này là định hướng quan trọng trong điều hành hoạt động sản xuất kinh 
doanh, giám sát hoạt động của bộ phận kế toán. Kiên định theo mục tiêu đã chọn giúp cho 
doanh nghiệp có những chỉ đạo phù hợp, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận chức năng cùng vì 
mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. 
Hai là, xác định đúng mục tiêu của tổ chức công tác kế toán là cung cấp thông tin kế toán 
hữu ích, đặc biệt chú trọng đến tính đáng tin cậy của thông tin kế toán. Để làm được điều này 
doanh nghiệp cần ghi nhận trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế. Do có tư tưởng 
giảm số thuế phải nộp nên doanh nghiệp can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp làm sai lệch số liệu 
kế toán, dẫn đến thông tin kế toán thiếu trung thực. Việc tạo ra BCTC không phải là tức thời mà 
cả một quá trình tổ chức kế toán từ việc thu thập số liệu qua chứng từ kế toán, xử lý, ghi chép 
trên sổ kế toán từ đó tạo ra thông tin trên BCTC. Đây là chuỗi các hoạt động trong một hệ 
thống, việc tạo ra một kết quả tốt chỉ khi hệ thống được vận hành đúng mục tiêu đề ra. 
Ba là, cần lưu ý khi tuyển chọn nhân sự cho bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Nhân 
viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc mà họ đảm trách. Phân công công 
việc đúng người, đúng việc. Đặc biệt khi bố trí vị trí kế toán trưởng, là người phụ trách lập 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 75 
BCTC, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc thật kỹ, phải là người có trình độ chuyên môn phù 
hợp với những quy định của luật kế toán, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức tốt trong 
nghề nghiệp. Bộ phận kế toán không chỉ đơn thuần thực hiện công việc kế toán mà còn tham 
mưu cho lãnh đạo trong việc ra quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có những 
con người tâm huyết, có kiến thức chuyên môn vững vàng chắc chắn hoạt động của doanh 
nghiệp đi đúng mục tiêu đề ra. 
Bốn là, thường xuyên nâng cao trình độ cho nhân viên phòng kế toán. Doanh nghiệp 
nên xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên cụ thể như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về 
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bằng cấp hiện có, đối tượng nào được chi bằng ngân sách 
của doanh nghiệp, đối tượng nào phải tự trang trải về chi phí, khi có những chứng chỉ, bằng 
cấp nhân viên sẽ có những quyền lợi gì Chính việc khuyến khích trang bị kiến thức, những 
quyền lợi được đưa ra cụ thể đây sẽ là động lực thúc đẩy sự cầu tiến trong bản thân mỗi nhân 
viên, đó là một lợi ích lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
Năm là, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc thu thập, xử lý, 
cung cấp thông tin và giám sát các hoạt động của bộ phận kế toán. Việc ứng dụng công nghệ 
đảm bảo cho công việc kế toán được giải quyết nhanh chóng, an toàn, độ chính xác tương đối 
cao, phù hợp xu thế hoạt động và chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu 
ý con người là yếu tố quyết định, đặc biệt là trong công tác kế toán, nên đầu tư phải phù hợp 
với thực tế của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán vì họ là người trực 
tiếp ứng dụng công nghệ này vào công việc. 
Sáu là, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ là vấn đề không thể thiếu hiện nay. 
Môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ nhưng không thể thiếu công tác kiểm tra, đối chiếu lẫn 
nhau giữa các bộ phận, phòng ban. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải thiết lập những quy 
định, quy chế rõ ràng, thưởng phạt phân minh và phổ biến đầy đủ cho toàn thể nhân viên. Như 
vậy sẽ hạn chế đối đa những sai sót trong quá trình thực hiện công việc của tất cả các thành 
viên trong doanh nghiệp. Mà những con số trên báo cáo chi tiết đúng thì những con số trên 
báo cáo tổng hợp hay BCTC cũng sẽ đúng theo nếu bỏ qua các yếu tố chủ quan khác. 
Bảy là, thuê đại lý thuế thực hiện dịch vụ kế toán thuế trọn gói. Đối với những doanh 
nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ đây là cách hiệu quả trong tổ chức công tác kế toán tại doanh 
nghiệp. Dịch vụ này thực hiện đầy đủ các công việc của một bộ phận kế toán, lập đầy đủ 
BCTC theo quy định. Với kinh nghiệm am hiểu chính sách pháp luật về thuế, về kế toán đại 
lý thuế sẽ tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác kế toán, đảm bảo chất lượng 
thông tin của BCTC. Với xu thế phát triển hiện nay việc thuê đại lý thuế được nhiều doanh 
nghiệp lựa chọn, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu đối 
với công tác kế toán. 
4.2. Đối với Nhà nước 
Một là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp 
không niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thì BCTC không cần kiểm toán. Các 
DNNVV đến cuối niên độ kế toán lập BCTC và nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Như 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 76 
vậy cơ quan quản lý thuế có đánh giá chất lượng thông tin BCTC của doanh nghiệp hàng năm 
không? Chính vì vậy, việc tăng cường kiểm tra việc thực hiện chứng từ kế toán, sổ sách kế 
toán giúp doanh nghiệp khắc phục ngay các sai sót nếu có, đảm bảo chất lượng thông tin kế 
toán cung cấp. 
Hai là, chế tài xử phạt thật nghiêm khắc đối với những DNNVV khi bị phát hiện có hành 
vi cố tình làm sai lệch trọng yếu số liệu được trình bày trên BCTC. Chính những sai lệch đó làm 
ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng thông tin BCTC. Nếu những hình phạt 
được pháp luật quy định rõ ràng và khắt khe, một phần sẽ hạn chế được những sai phạm của các 
doanh nghiệp khi công bố ra ngoài BCTC. Thủ trưởng của các doanh nghiệp cũng e ngại hơn 
khi chỉ đạo cấp dưới che dấu những thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp của mình. 
Ba là, yêu cầu doanh nghiệp công khai BCTC. BCTC nhằm cung cấp thông tin cho các 
đối tượng sử dụng, nhưng hiện nay ngoài cơ quan quản lý Nhà nước, làm thủ tục vay vốn ngân 
hàng thì các đối tượng khác rất khó tiếp cận với thông tin này. Việc công khai BCTC có thể đưa 
lên Website của doanh nghiệp hay của cơ quan quản lý thuế. Điều này đánh động vào doanh 
nghiệp nhằm đảm bảo về chất lượng thông tin đã cung cấp khi có nhiều nguồn giám sát hơn. 
Bốn là, đối với bản thuyết minh BCTC, phần trình bày về nhân sự phải yêu cầu thuyết 
minh chi tiết hơn tình hình biến động tăng, giảm nhân sự của từng bộ phận, phòng ban trong 
niên độ kế toán. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm một bản kế hoạch phát triển hoạt động sản 
xuất kinh doanh trong tương lai trong thời gian ít nhất là 5 năm. 
Năm là, phát triển hệ thống đại lý thuế. Cơ quan thuế sẽ làm việc với doanh nghiệp 
thông qua đại lý thuế một cách dễ dàng hơn. Đại lý thuế là cầu nối giữa cơ quan thuế với 
doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, thực thi chính sách của Nhà nước. Cùng với sự phát 
triển của hệ thống đại lý thuế, cơ quan thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền đến doanh 
nghiệp các lợi ích khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế, hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực 
hoạt động của đại lý thuế. Vì hiện nay một số doanh nghiệp còn ngần ngại về chất lượng dịch 
vụ cũng như e ngại việc đảm bảo thông tin không được bảo mật gây ảnh hưởng đến hoạt động 
sản xuất kinh doanh. 
5. KẾT LUẬN 
Trong nền kinh tế nước ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các DNNVV hiện 
nay. BCTC là kênh cung cấp thông tin kế toán cho các quyết định kinh tế của người sử dụng 
nhưng chất lượng thông tin kế toán mà các DNNVV cung cấp còn nhiều hạn chế. Điều này là 
rào cản lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp khi chưa tạo 
niềm tin cho các đối tác đầu tư, của cơ quan quản lý Nhà nước. Từ thực trạng này, nhóm tác 
giả đã đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp và Nhà nước nhằm khắc phục các tồn tại, 
củng cố và nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các DNNVV, nâng tầm vị thế của 
DNNVV góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 10/2016 77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Thị Ngọc Cẩm (2014), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Trường Đại học Công nghệ 
TP.HCM. 
[2]. Võ Văn Nhị (2007), “Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng cho doanh 
nghiệp Việt Nam”, NXB Giao thông vận tải. 
[3]. Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Về trợ giúp phát triển DNNVV, ngày 23 
tháng 11 năm 2001. 
[4]. Chính phủ (2008), Nghị định 66/2008/NĐ-CP, Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, ngày 
28 tháng 5 năm 2008. 
[5]. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Về trợ giúp phát triển DNNVV, ngày 30 
tháng 06 năm 2009. 
[6]. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 585/QĐ-TTg, Về phê duyệt chương trình hỗ 
trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2014, ngày 05 tháng 05 
năm 2010. 
[7]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg, Về kế hoạch phát triển 
DNNVV giai đoạn 2011-2015, ngày 07 tháng 09 năm 2012 . 
[8]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 16/2013/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm 
một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 07 tháng 01 năm 
2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị 
trường, giải quyết nợ xấu, ngày 08 tháng 02 năm 2013. 
[9]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh 
nghiệp, ngày 22 tháng 12 năm 2014. 
[10]. Trương Quang Thông (2010). Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa: Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Đại học Quốc 
gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 
 [11]. Một số trang web:  

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_thong_tin_bao_ca.pdf