Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêu

Tóm tắt: Hàu và nghêu là những loài thuộc lớp hai mảnh vỏ được sử dụng làm

thực phẩm cung cấp cho con người. Tuy nhiên, các loài này thường sống ở các vùng

ven biển, cửa sông là nơi có khả năng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kim loại từ

đất liền đưa ra. Thêm vào đó, khả năng tích lũy các kim loại trong cơ thể các sinh

vật hai mảnh vỏ này đã được công bố nhiều trên thế giới. Bài báo này nhắm tới việc

hệ thống lại các kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy sinh học một số kim loại

trong cơ thể các loài hải sản hai mảnh vỏ cũng như một số nghiên cứu về khả năng

ứng dụng những loài sinh vật này trong quan trắc môi trường.

Từ khóa: Tích lũy sinh học; Quan trắc sinh học; Kim loại nặng; Hai mảnh vỏ.

pdf 11 trang Bích Ngọc 05/01/2024 4360
Bạn đang xem tài liệu "Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêu

Tích lũy sinh học kim loại nặng trong cơ thể một số loài hàu và nghêu
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 142 
TÍCH LŨY SINH HỌC KIM LOẠI NẶNG TRONG CƠ THỂ 
MỘT SỐ LOÀI HÀU VÀ NGHÊU 
Trần Tuấn Việt1,2*, Trương Ngọc Việt2, Nguyễn Phước Dân2 
Tóm tắt: Hàu và nghêu là những loài thuộc lớp hai mảnh vỏ được sử dụng làm 
thực phẩm cung cấp cho con người. Tuy nhiên, các loài này thường sống ở các vùng 
ven biển, cửa sông là nơi có khả năng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kim loại từ 
đất liền đưa ra. Thêm vào đó, khả năng tích lũy các kim loại trong cơ thể các sinh 
vật hai mảnh vỏ này đã được công bố nhiều trên thế giới. Bài báo này nhắm tới việc 
hệ thống lại các kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy sinh học một số kim loại 
trong cơ thể các loài hải sản hai mảnh vỏ cũng như một số nghiên cứu về khả năng 
ứng dụng những loài sinh vật này trong quan trắc môi trường. 
Từ khóa: Tích lũy sinh học; Quan trắc sinh học; Kim loại nặng; Hai mảnh vỏ. 
1. MỞ ĐẦU 
Độc tố của các kim loại được xem như một trong những nguyên nhân gây ra 
các vấn đề về sức khỏe cho con người và môi trường [1]. Nồng độ các kim loại 
trong rất nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia class), 
thường ở mức cao do khả năng tích lũy trong cơ thể của chúng [2–4]. Hơn thế nữa, 
những loài này có thể được tiêu thụ trực tiếp bởi con người hoặc đi vào cơ thể gián 
tiếp thông qua các loài ăn thịt bậc cao hơn những sinh vật nêu trên. Mặt khác, do 
khả năng tích lũy kim loại và một số chất ô nhiễm trong cơ thể, những loài hai 
mảnh vỏ thường được nghiên cứu để sử dụng như một công cụ theo dõi chất lượng 
môi trường [5–7]. Trong nhiều năm qua, có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa, 
nhưng có thể hiểu một cách tổng quát những loài sinh vật có khả năng phản ánh 
mức độ ô nhiễm của môi trường thường được gọi là chỉ thị sinh học (bio-
indicator), chúng được ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc sinh học (bio-
monitoring) [8]. Chính vì vậy, nghiên cứu về mức độ và khả năng tích lũy kim loại 
trong cơ thể một số loài hai mảnh vỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong đánh giá 
mức rủi ro tới sức khỏe người tiêu thụ và khả năng sử dụng những loài này trong 
các nghiên cứu quan trắc sinh học vùng cửa sông ven biển. Bài báo này đặt mục 
tiêu chính là tổng quan các nghiên cứu về nồng độ kim loại trong một số loài hàu 
và nghêu ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng như những ứng dụng các loài 
này làm chỉ thị sinh học quan trắc môi trường. 
 2. NỒNG ĐỘ KIM LOẠI TRONG SINH VẬT HAI MẢNH VỎ 
 2.1. Nồng độ kim loại trong các loài hàu 
Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, chúng phân bố rộng về mặt địa lý và 
sinh thái, có thể sống ở vùng nước có nồng độ muối trong khoảng 5‰ - 30‰ [9]. 
Họ hàu Ostreidae gồm hai giống Crassostrea và Ostrea với hơn 100 loài. Trong 
một nghiên cứu mới năm 2016, Liu và Wang [10] đã cho phơi nhiễm hai loài hàu 
Crassostrea hongkongensis và Crassostrea angullata ra vùng cửa sông bị ô nhiễm 
kim loại trong 2 tháng. Kết quả cho thấy hai loài này đã tích lũy các kim loại Cd, 
Cr và Ni ở nồng độ tương đương nhau nhưng loài C. hongkongensis lại tích lũy Cu 
và Zn cao hơn loài còn lại. Có nhiều các nghiên cứu đã cho thấy khả năng tích lũy 
khác nhau đối với các kim loại khác nhau của hàu. Cụ thể hơn, sự tích lũy kim loại 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 143
trong cơ thể hàu đã được thực hiện nhiều ở các vùng biển khác nhau trên thế giới 
trong rất nhiều các loài hàu khác nhau (xem bảng 1). 
Theo các nghiên cứu này, có thể nhận thấy nồng độ Cd dao động rất lớn theo 
các vùng biển khác nhau. Nồng độ Cd cao nhất trong hàu được tìm thấy nhiều ở 
Trung Quốc với số lượng các nghiên cứu công bố nồng độ Cd trên 10 mg/kg khô 
cao hơn hẳn các khu vực khác. Nồng độ này vượt nhiều lần so với giới hạn Cd 
trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới là 2 mg/kg khô (FAO/WHO, Trung 
quốc, Úc, Newzealand, Việt Nam). Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng 
nồng độ Cd trong cơ thể hàu có thể gia tăng khi lượng Zn tích lũy trong chúng lớn 
[11]. Chính vì vậy, nồng độ Cd tích lũy cao tìm thấy trong cơ thể hàu ở các vùng 
Trung Quốc (TQ) có thể do sự ô nhiễm Zn ở nhiều vùng cửa sông nước này. Một 
nghiên cứu năm 2014 của Liu và Wang đã chỉ ra rằng khi hàu bị phơi nhiễm trong 
môi trường nồng độ Cu và Zn cao có thể gia tăng khả năng tích lũy sinh học kim 
loại Hg, trong khi đó, chỉ có phơi nhiễm Zn mới làm gia tăng khả năng tích lũy 
sinh học Cd trong hàu [12]. Điều đó chứng tỏ rằng, không nhất thiết Cd hay Hg 
trong môi trường có nồng độ cao mới cho kết quả các kim loại này tích lũy cao 
trong cơ thể hàu. 
Theo kết quả trình bày trong bảng 1, cả hai kim loại Cu và Zn, được biết đến 
như thành phần thiết yếu cho các loài thân mềm, đều có nồng độ cao. Cụ thể, nồng 
độ cao nhất của hai kim loại này phát hiện ở Trung Quốc và châu Úc. Những kết 
quả này có thể xem là kết quả từ môi trường ô nhiễm tại các khu vực này [13]. 
Nồng độ Pb trong các mẫu hàu cũng khá được quan tâm do những tác động xấu 
của chúng đến sức khỏe con người. Các kết quả cho thấy thường nồng độ Pb trong 
hàu ở mức nhỏ hơn 4 mg/kg khô. Nồng độ thấp của Pb trong cơ có thể hàu được lý 
giải do sự giảm nồng độ Pb trong môi trường những năm gần đây khi các chế tài 
kiểm soát Pb trong nhiên liệu được thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số khu 
vực phát hiện mẫu cao đột biến trên 40 mg/kg khô như tại Cảng Legeh, Iran cho 
thấy những khả năng tiềm ẩn ô nhiễm Pb trong công nghiệp gây ra các tác động 
đến sinh vật vẫn lớn. 
Đối với Ni và Cr, số lượng các nghiên cứu về các kim loại này trong hàu không 
nhiều. Nồng độ Ni và Cr trong các mẫu hàu tìm thấy dao động trong mức thấp 
tương đương nhau quanh khoảng 1 mg/kg khô. Thường thì tích lũy tổng Cr trong 
mẫu hàu ít được quan tâm lắm do kim loại này trong môi trường tồn tại ở những 
hóa trị khác nhau rất phức tạp (Cr III và Cr IV), mỗi dạng cũng có những ảnh 
hưởng khác nhau đối với các loài hàu. Hầu hết các nước không có quy định về 
nồng độ Cr và Ni trong sinh vật hai mảnh vỏ làm thực phẩm, riêng Mỹ có quy định 
cho các thực phẩm là các loài vỏ cứng (shellfish) nhập khẩu phải đáp ứng nồng độ 
Ni ≤ 80 mg/kg ướt và Cr ≤ 13 mg/kg ướt (thường tỉ lệ khối lượng ướt gấp 6-10 lần 
khối lượng khô đối với hàu [13]). 
Bảng 1. Nồng độ kim loại trong hàu ở các vùng trên thế giới. 
Thời 
gian 
lấy 
mẫu 
Vị trí Loài Cd Cu Zn Ni Pb Cr Hg 
Đơn 
vị 
Tham 
khảo 
 Châu Á 
2009- Vịnh Jinhae C. gigas 0,59± 32,5± 154± 0,15± 0,15± 0,22± 0,01± mg/kg [14] 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 144 
2013 Hàn quốc 0,19 11,1 46,8 0,06 0,06 0,10 0,00 ướt 
10/2010 
Cảng Lengeh, 
Iran 
S. cucullata 
11,1 
± 1,6 
324± 
111 
748 ± 
73,8 
- 
41,2± 
18,0 
- - 
mg/kg 
khô 
[15] 
10-
11/2012 
Cửa sông 
Bakam, 
Malaysia 
S. cucullata - 
63,0 
± 
0,14 
109 ± 
0,2 
- - - - 
mg/kg 
khô 
[16] 
3-
7/2013 
Hải Phòng 
(HP) & Hạ 
Long, Việt 
Nam (VN) 
Saccostrea 
glomerata 
3,53 
– 
12,7 
238 – 
1.598 
824 – 
3.202 
- 
0,79 
– 
6,20 
0,81 
– 
4,47 
- 
mg/kg 
khô 
[17] 
4/2011 
Cửa sông 
Pearl, TQ 
Crassostrea 
hongkongensis 
14,4 
± 7,8 
923 
± 
477 
2.894 
± 941 
- 
1,6 ± 
0,4 
- - 
mg/kg 
khô 
[18] 
6,5 ± 
23,3 
511 
± 
4.966 
1.974 
± 
4.897 
- 
1,1 ± 
2,3 
- - 
mg/kg 
khô 
7/2014 
Vịnh 
Liaodong, TQ 
C. gigas 
61,5 
± 5,3 
474 
± 
159 
21.741 
± 
6.123 
2,5 ± 
1,6 
5,9 ± 
1,3 
2,6 ± 
0,91 
- 
mg/kg 
khô 
[19] 
5-
9/2011 
Cửa sông 
Jiulongjiang 
TQ 
C. sikamea 10 3.600 7.000 4,9 2,7 5,9 - 
mg/kg 
khô 
[20] 
 Châu Phi 
8/2004-
5/2005 
Atlantic, 
Morocco 
C. gigas 4,54 25,9 481,7 25,8 4,2 7,1 0,4 
mg/kg 
khô 
[21] 
 Châu Mỹ 
2000-
2011 
Cửa sông 
Savannah Mỹ 
C. virginica - 
90,1 
± 
14,8 
1.531 
± 464 
- - - 
0,3 ± 
0,3 
mg/kg 
khô 
[22] 
2008-
2009 
Vịnh 
California, 
Mexico 
C. 
corteziensis 
6,05 
± 
2,77 
60,0 
± 
33,4 
777 ± 
528 
- 
1,11 
± 
0,63 
- 
0,38 
± 
0,17 
mg/kg 
khô 
[23] 
2012-
2013 
Santa 
Catarina, 
Brazil 
C. gigas <0,5 1,71 - 0,05 <0,5 - - 
mg/kg 
khô 
[24] 
5-
12/2009 
Caroni 
Swamp, 
Trinidad 
C. 
rhizophorae 
0,56 
– 
1,12 
23,5 
- 
68,8 
690 – 
3.696 
0,56 
– 
30,8 
0,56 
– 
5,04 
1,12 
– 
1,68 
- 
mg/kg 
khô 
[25] 
 Châu Âu 
1990-
2010 
Basque 
Country, Tây 
Ban Nha 
C. gigas 
0,01– 
2,06 
17,6– 
1.253 
52 – 
6.077 
0,01– 
5,81 
0,03– 
7,85 
0,01– 
4,73 
0,02– 
0,53 
mg/kg 
khô 
[26] 
4/2012 
Cửa sông 
Thames, Anh 
Quốc 
C. gigas 
2,19 
± 
0,73 
391 
± 
143 
1.972 
± 617 
- 
1,14 
± 
0,44 
- - 
mg/kg 
khô 
[27] 
 Châu Úc 
2005-
2006 
Cửa sông 
Sydney, Úc 
S. glomerata - 1.419 6.518 - 8,9 - - 
mg/kg 
khô 
[28] 
01/1991 
Sông 
Hawkesbury 
Úc 
C. 
commercialis 
0,8 – 
2,1 
160 - 
180 
1.440-
5.440 
- 
0,1 – 
0,5 
- 
0,12-
0,27 
mg/kg 
khô 
[29] 
2.2. Nồng độ kim loại trong các loài nghêu 
Các kết quả về nồng độ kim loại trong nghêu được trình bày trong bảng 2. Các 
loài nghêu là hải sản nổi tiếng ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia và 
Việt Nam. Tại Malaysia, nước này đã đưa 27 loài nghêu vào danh mục hải sản 
phục vụ trong nước và xuất khẩu (2005). Một công trình tổng quan nồng độ kim 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 145
loại nặng trong 12 loài nghêu tại 34 vị trí lấy mẫu vùng ven biển Malaysia đã được 
công bố bởi Md. Faruk Hossen và cộng sự [30]. Theo đó các kim loại là Cd, Pb, 
Ni, Cu, Zn và Fe được tổng hợp và so sánh với các giới hạn cho phép của 
Malaysia và một số nước khác cho thấy hầu hết các loài này đạt tiêu chuẩn đối 
với thực phẩm. 
Ở Việt Nam, nghêu Bến Tre Meretrix lyrata là một trong những loại hải sản 
phổ biến ở khu vực phía Nam. Trong những năm 2003-2007, Phạm Kim Phương 
và cộng sự đã công bố kết quả thực hiện đề tài cấp Sở Khoa học Công nghệ và luận 
văn tiến sỹ nghiên cứu vế sự tích tụ và tự đào thải kim loại nặng Cd, As, Pb trong 
môi trường nuôi nhân tạo cũng như những phân bố ngoài tự nhiên khu vực Cần 
Giờ của các kim loại này. Đối với nghêu lấy tại bãi nghêu Cần Thạnh (lấy trong 1 
đợt), nghiên cứu này phân tích các kim loại trong thịt nghêu và toàn bộ nội tạng 
cho thấy nồng độ các kim loại Cd và Pb trong nội tạng cao hơn trong thịt rõ rệt 
(Cd: 0,07 mg/kg trong thịt và 0,20 mg/kg trong nội tạng; Pb: 0,04 mg/kg trong thịt 
và 0,13 mg/kg trong nội tạng) còn As thì phân bố đồng đều (1,50 mg/kg trong thịt 
và 1,70 mg/kg trong nội tạng). Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy loài nghêu 
này tích lũy Pb cao nhất sau đó đến Cd và As; Đào thải nhiều nhất là As (đi từ As 
(V) sang As (III) và về dạng phức hữu cơ và thải ra ngoài) sau đó đến Pb và Cd 
(trong đó Cd hưu cơ thì đào thải nhiều hơn Cd vô cơ). Với Pb và Cd mặc dù cơ chế 
giảm độc tự nhiên có trong cơ thể nghêu nhưng 2 kim loại này lại tích lũy lâu dài 
trong nghêu và có thể nguy hại khi làm thực phẩm [31]–[33]. Từ năm 2010-2016 
cũng có một số các nghiên cứu rải rác về nồng độ kim loại trong loài nghêu này ở 
các vùng biển ở Việt Nam được thực hiện bởi Nguyễn Phúc Cẩm Tú và cộng sự 
[34], Nguyễn Thị Kim Phương và cộng sự [35], và Lê Xuân Sinh [36]. Tuy nhiên 
những nghiên cứu này có quy mô về số lượng mẫu và thời gian lấy mẫu hạn chế 
hơn so với nghiên cứu tại Tân Thành và Cần Giờ (Kết quả thể hiện trong bảng 2). 
Những kết quả nồng độ kim loại trong mẫu nghêu này ở Việt Nam cũng tương 
đồng như ở Malaysia và một số loài nghêu khác ở Trung Quốc cho thấy hầu hết 
nồng độ kim loại nằm trong mức cho phép đối với thực phẩm. 
Nồng độ Cd trong hầu hết các mẫu nghêu đều nằm trong giới hạn cho phép của 
thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới là 2 mg/kg khô. Tuy nhiên, một số mẫu vẫn 
phát hiện cao, điển hình là nghêu Nam cực. Kết quả cho thấy Cd cao hơn 2 mg/kg 
khô ở hầu hết các bộ phận của nghêu Nam Cực, trong đó, thận và tuyến tiêu hóa có 
nồng độ Cd cao hơn nhiều so với mang (bảng 2). Một kết quả thú vị từ nghiên cứu 
này cho thấy nồng độ Cd và Fe trong nghêu Nam Cực cỡ lớn cao hơn trong các 
con nhỏ, minh chứng cho khả năng tích lũy các kim loại này. Mặt khác, nồng độ 
Mn, Zn và Cu trong các con nhỏ lại cao hơn. Kết quả tương quan nghịch có lẽ liên 
quan đến tốc độ lọc của các cá thể nhỏ thì cao hơn các cá thể trưởng thành nên 
lượng kim loại thông qua thức ăn và vật chất lơ lửng đi vào cơ thể sinh vật nhiều 
hơn [37]. 
Bảng 2. Nồng độ kim loại trong nghêu ở các vùng trên thế giới. 
Thời 
gian 
lấy 
mẫu 
Vị trí Loài Cd Cu Zn Ni Pb Cr Hg Đơn vị 
Tham 
khảo 
 Châu Á 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 146 
Trước 
2015 
Malaysia 
12 loài khác 
nhau 
0,18-
8,51 
0,84-
36,00 
24,13-
368,00 
1,25-
7,80 
0,13-
19,10 
- - 
mg/kg 
khô [30] 
5/2010 
Vịnh Gamak, 
Hàn quốc 
Ruditapes 
philippinarum 
0,5 ± 
0,2 
13,6 ± 
0,0 
76,8 ± 
0,3 
2,9 ± 
0,3 
0,8 ± 0,2 
3,6 ± 
0,5 
- 
mg/kg 
khô [38] 
3-
4/2014 
Tiền Giang, VN 
Meretrix 
lyrata 
1,06 ± 
0,23 
10,3 ± 
0,6 
81,9 ± 
15,8 - - - - 
mg/kg 
khô 
[39] 
6-
8/2014 
1,34 ± 
0,65 
9,27 ± 
6,1 
82,8 ± 
24,7 - 
0,55 ± 
0,58 
- - 
mg/kg 
khô 
2015 Cần Giờ, VN 
M. lyrata (>24 
tháng) 
0,11-
0,79 
20,26-
35,76 
117,4-
302,55 
- 
0,10-
0,79 
0,35-
0,45 
- 
mg/kg 
khô 
[40] 
M. lyrata (6-
24 tháng) 
0,21-
1,17 
15,75-
33,43 
128,6-
311 
- 
0,15-
0,33 
0,12-
0,41 
- 
mg/kg 
khô 
M. lyrata (<6 
tháng) 
0,07-
0,73 
15,78-
49,5 
152,5-
315 
- 
0,11-
0,40 
0,10-
0,27 
- 
mg/kg 
khô 
3/2012 
Phù Long, HP, 
VN 
Meretrix 
lyrata 
0,78 
±0,25 
13,14 
±6,55 
60,14 ± 
4,54 - 
1,31 
±0,53 
2,10 
±0,23 
- 
mg/kg 
khô 
[41] 
Quần Mục, HP, 
VN 
Meretrix 
lyrata 
1,15 
±0,24 
10,57 
±5,56 
58,18 ± 
7,48 - 
1,08 
±0,71 
2,33 
±1,14 
- 
mg/kg 
khô 
2013-
2014 
Xiamen, TQ M. petechialis 
0,04-
0,05 
- - 
- 
0,02-
0,10 ND - 
mg/kg 
khô [42] 
11/2011 
6 thành phố 
biển, Bắc TQ 
S. subcrenata 
1,93± 
0,29 
1,21± 
0,33 
16,8± 
3,78 - 
0,14± 
0,01 
0,30± 
0,16 
0,06± 
0,03 
mg/kg 
ướt [43] 
 Châu Phi 
4/2007 
Địa Trung Hải, 
Hy Lạp 
Tapes 
decussata 
0,09 3,82 21,87 10,28 0,24 8,47 - 
mg/kg 
khô [44] 
8/2004-
5/2005 
Sidi Moussa, 
Morocco 
Venerupis 
decussatus 
2,2 11,1 103,1 22,4 4,1 9,6 0,3 
mg/kg 
khô [21] 
 Châu Mỹ 
7/1993 
Cửa sông Rio de 
la Plata, 
Argentina 
Corbicula 
fluminea 
0,5-
1,9 
28-89 118-316 
1,3- 
5,8 
- 1,3-11 - 
mg/kg 
khô [45] 
10/2006 
Sông 
Choctawhatchee 
Mỹ 
C. fluminea 0,25 9,8 14 - 1,2 - - 
mg/kg 
ướt [46] 
 Châu Âu 
11-
12/2009 
Poole Harbour, 
Anh 
C. edule 0,2-0,8 6-13,8 40-160 5,5-14 ND-3,4 
1,4-
8,5 
ND-
0,47 
mg ...  nghêu, mỗi loại hàu ở các vùng khác nhau cũng có những mức tích 
lũy sinh học các kim loại khác nhau và khả năng áp dụng trong quan trắc sinh học 
một số các kim loại khác nhau. Ở Tây Ban Nha, diễn biến nồng độ của nhiều kim 
loại trong cơ thể hàu Thái Bình Dương C. gigas được thực hiện từ năm 1990 đến 
2010 đã đưa ra nhiều những bằng chứng cho thấy khả năng áp dụng loài này như 
một sinh vật quan trắc [26]. Mặt khác, các nghiên cứu độc lập khác nhau trên thế 
giới cũng cho các kết quả tương quan có ý nghĩa thống kê cao giữa nồng độ một số 
kim loại với kích thước, tuổi, trọng lượng với cả con hàu hoặc từng bộ phận, cụ thể 
một số loài hàu khác có thể ứng dụng trong quan trắc sinh học như C. virginica 
[22] Crassostrea corteziensis và Crassostrea palmula [23], Crassostrea 
rhizophorae [25], Saccostrea glomerata [28]. 
4. KẾT LUẬN 
 Kết quả tổng quan cho thấy nồng độ kim loại nặng trong cơ thể các loài hai 
mảnh vỏ như nghêu và hàu có mối tương quan chặt chẽ với mức ô nhiễm kim loại 
trong môi trường. Khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể có thể làm tăng 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 148 
mức lo ngại cho người tiêu dùng khi sử dụng chúng như thực phẩm, tuy nhiên nó 
lại là đặc tính quan trọng trong nghiên cứu khả năng ứng dụng các loài này vào 
lĩnh vực quan trắc môi trường hay nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. S. E. Martin and W. Griswold, “Human Health effects of heavy metals,” 
Environ. Sci. Technol. briefs citizens, Vol. 15 (2009), pp. 1–6. 
[2]. Q. Tarique, J. Burger, and J. R. Reinfelder, “Metal Concentrations in Organs 
of the Clam Amiantis umbonella and Their Use in Monitoring Metal 
Contamination of Coastal Sediments,” Water, Air, Soil Pollut., Vol. 223, No. 
5 (2012), pp. 2125–2136. 
[3]. A. Sakellari, S. KaraVoltsos, D. Theodorou, M. Dassenakis, and M. Scoullos, 
“Bioaccumulation of metals (Cd, Cu, Zn) by the marine bivalves M. 
galloprovincialis, P. radiata, V. verrucosa and C. chione in Mediterranean 
coastal microenvironments: Association with metal bioavailability,” Environ. 
Monit. Assess., Vol. 185, No. 4 (2013), pp. 3383–3395. 
[4]. F. A. Otchere, “Heavy metals concentrations and burden in the bivalves 
(Anadara (Senilia) senilis, Crassostrea tulipa and Perna perna) from 
lagoons in Ghana: Model to describe mechanism of accumulation/excretion,” 
African J. Biotechnol., Vol. 2, No. 9 (2003), pp. 280–287. 
[5]. H. Wu, C. Ji, Q. Wang, X. Liu, J. Zhao, and J. Feng, “Manila clam Venerupis 
philippinarum as a biomonitor to metal pollution,” Chinese J. Oceanol. 
Limnol., Vol. 31, No. 1 (2013), pp. 65–74. 
[6]. C. K. Yap, F. B. Edward, and S. G. Tan, “Concentrations of heavy metals in 
different tissues of the bivalve Polymesoda erosa: Its potentials as a 
biomonitor and food safety concern,” Pertanika J. Trop. Agric. Sci., Vol. 37, 
No. 1 (2014), pp. 19–38. 
[7]. K. W. Wong, C. K. Yap, R. Nulit, M. S. Hamzah, S. K. Chen, W. H. Cheng, 
A. Karami, and S. A. Al-Shami, “Effects of anthropogenic activities on the 
heavy metal levels in the clams and sediments in a tropical river,” Environ. 
Sci. Pollut. Res., Vol. 24, No. 1 (2017), pp. 116–134. 
[8]. B. A. Markert, A. M. Breure, and H. G. Zechmeister, "Bioindicators and 
biomonitors: principles, concepts and applications," The Netherlands: 
Elsevier science (2003). 
[9]. M. M. Helm and N. Bourne, “Hatchery culture of bivalves – A practical 
manual,” Rome (2004). 
[10]. X. Liu and W.-X. Wang, “Time changes in biomarker responses in two 
species of oyster transplanted into a metal contaminated estuary,” Sci. Total 
Environ., Vol. 544 (2016), pp. 281–290. 
[11]. F. Liu and W. X. Wang, “Facilitated Bioaccumulation of Cadmium and 
Copper in the Oyster Crassostrea hongkongensis Solely Exposed to Zinc,” 
Environ. Sci. Technol., Vol. 47, No. 3 (2013), pp. 1670–7. 
[12]. F. Liu and W.-X. Wang, “Differential influences of Cu and Zn chronic 
exposures on Cd and Hg bioaccumulation in an estuarine oyster,” Aquat. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 149
Toxicol., Vol. 148 (2014), pp. 204–210. 
[13]. W. X. Wang and G. Lu, "Heavy Metals in Bivalve Mollusks," Elsevier 
(2017), pp. 553-594. 
[14]. J. S. Mok, H. D. Yoo, P. H. Kim, H. D. Yoon, Y. C. Park, T. S. Lee, J. Y. 
Kwon, K. T. Son, H. J. Lee, K. S. Ha, K. B. Shim, and J. H. Kim, 
“Bioaccumulation of Heavy Metals in Oysters from the Southern Coast of 
Korea: Assessment of Potential Risk to Human Health,” Bull. Environ. 
Contam. Toxicol., Vol. 94, No. 6 (2015), pp. 749–755. 
[15]. B. Heidari, A. Riyahi Bakhtiari, and G. Shirneshan, “Concentrations of Cd, 
Cu, Pb and Zn in soft tissue of oyster (Saccostrea cucullata) collected from 
the Lengeh Port coast, Persian Gulf, Iran: A comparison with the permissible 
limits for public health,” Food Chem., Vol. 141, No. 3 (2013), pp. 3014–
3019. 
[16]. M. M. Billah, A. H. M. Kamal, M. H. Bin Idris, J. Bin Ismail, and M. K. A. 
Bhuiyan, “Cu, Zn, Fe, and Mn in mangrove ecosystems (sediment, water, 
oyster, and macroalgae) of Sarawak, Malaysia,” Zool. Ecol., Vol. 24, No. 4 
(2014), pp. 380–388. 
[17]. Q. D. Le, L. G. Bach, and T. Arai, “Monitoring Heavy Metal Contamination 
Using Rocky Oyster (Saccostrea glomerata) in Haiphong-Halong Coastal 
Area, North Vietnam,” Int. J. Environ. Res., Vol. 9, No. 4 (2015), pp. 1373–
1378. 
[18]. X. J. Yu, K. Pan, F. Liu, Y. Yan, and W. X. Wang, “Spatial variation and 
subcellular binding of metals in oysters from a large estuary in China,” Mar. 
Pollut. Bull., Vol. 70, No. 1–2 (2013), pp. 274–280. 
[19]. M. Gao, P. L. Klerks, X. Wu, H. Chen, and L. Xie, “Metal Concentrations in 
Sediment And Biota of the Huludao Coast in Liaodong Bay and Associated 
Human and Ecological Health Risks,” Arch. Environ. Contam. Toxicol., Vol. 
71, No. 1 (2016), pp. 87–96. 
[20]. N. Weng and W. X. Wang, “Variations of trace metals in two estuarine 
environments with contrasting pollution histories,” Sci. Total Environ., Vol. 
485–486C, No. 1 (2014), pp. 604–614. 
[21]. M. Maanan, “Heavy metal concentrations in marine molluscs from the 
Moroccan coastal region,” Environ. Pollut., Vol. 153, No. 1 (2008), pp. 
176–183. 
[22]. K. Senthil Kumar, K. S. Sajwan, J. P. Richardson, and K. Kannan, 
“Contamination profiles of heavy metals, organochlorine pesticides, 
polycyclic aromatic hydrocarbons and alkylphenols in sediment and oyster 
collected from marsh/estuarine Savannah GA, USA,” Mar. Pollut. Bull., Vol. 
56, No. 1 (2008), pp. 136–149. 
[23]. F. Páez-Osuna and C. C. Osuna-Martínez, “Bioavailability of Cadmium, 
Copper, Mercury, Lead, and Zinc in Subtropical Coastal Lagoons from the 
Southeast Gulf of California Using Mangrove Oysters (Crassostrea 
corteziensis and Crassostrea palmula),” Arch. Environ. Contam. Toxicol., 
Vol. 68, No. 2 (2015), pp. 305–316. 
[24]. R. V. de Souza, L. H. P. Garbossa, C. J. A. Campos, L. F. de N. Vianna, A. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 150 
Vanz, and G. S. Rupp, “Metals and pesticides in commercial bivalve mollusc 
production areas in the North and South Bays, Santa Catarina (Brazil),” 
Mar. Pollut. Bull., Vol. 105, No. 1 (2016), pp. 377–384. 
[25]. L. D. K. Kanhai, J. F. Gobin, D. M. Beckles, B. Lauckner, and A. 
Mohammed, “Metals in sediments and mangrove oysters (Crassostrea 
rhizophorae) from the Caroni Swamp, Trinidad,” Environ. Monit. Assess., 
Vol. 186, No. 3 (2014), pp. 1961–1976. 
[26]. O. Solaun, J. G. Rodríguez, A. Borja, M. González, and J. I. Saiz-Salinas, 
“Biomonitoring of metals under the water framework directive: Detecting 
temporal trends and abrupt changes, in relation to the removal of pollution 
sources,” Mar. Pollut. Bull., Vol. 67, No. 1–2 (2013), pp. 26–35. 
[27]. D. J. Bray, I. Green, D. Golicher, and R. J. H. Herbert, “Spatial variation of 
trace metals within intertidal beds of native mussels (Mytilus edulis) and 
non-native Pacific oysters (Crassostrea gigas): implications for the food 
web?,” Hydrobiologia, Vol. 757, No. 1 (2015), pp. 235–249. 
[28]. G. F. Birch, A. Melwani, J.-H. Lee, and C. Apostolatos, “The discrepancy in 
concentration of metals (Cu, Pb and Zn) in oyster tissue (Saccostrea 
glomerata) and ambient bottom sediment (Sydney estuary, Australia),” Mar. 
Pollut. Bull., Vol. 80, No. 1–2 (2014), pp. 263–274. 
[29]. S. Hardiman and B. Pearson, “Heavy metals, TBT and DDT in the Sydney 
rock oyster (Saccostrea commercialis) sampled from the Hawkesbury River 
estuary, NSW, Australia,” Mar. Pollut. Bull., Vol. 30, No. 8 (1995), pp. 
563–567. 
[30]. M. F. Hossen, S. Hamdan, and M. R. Rahman, “Review on the Risk 
Assessment of Heavy Metals in Malaysian Clams,” Sci. World J., Vol. 2015 
(2015), pp. 1-7. 
[31]. Phạm Kim Phương, Nguyễn Thị Dung, và Chu Phạm Ngọc Sơn, “Nghiên 
cứu sự tích lũy kim loại nặng As, Cd, Pb và Hg từ môi trường nuôi tự nhiên 
lên nhuyễn thể hai mảnh vỏ,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 45, Số 5 
(2007), tr. 57–62. 
[32]. Phạm Kim Phương, “Nghiên cứu cơ chế tích lũy và đào thải kim loại nặng 
(As, Cd, Pb) của nghêu (Meretrix lyrata) trong môi trường nuôi nhân 
tạo (acute test – thử nhanh) và sự chuyển đổi dạng hóa học của kim loại As, 
Cd, Pb, khi các kim loại này tích luỹ trong nghêu,” Luận án tiến sỹ (2007). 
[33]. Phạm Kim Phương, “Nghiên cứu sự tích tụ và tự đào thải kim loại nặng (Cd, 
As, Pb), hợp chất hữu cơ gốc chlor (PCBs, DDTs, Endosunfan) đối với nghêu 
trưởng thành trong môi trường nuôi nhân tạo,” Báo cáo nghiệm thu đề tài Sở 
Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2007). 
[34]. N. P. C. Tu, N. N. Ha, T. Agusa, T. Ikemoto, B. C. Tuyen, S. Tanabe, and I. 
Takeuchi, “Concentrations of trace elements in Meretrix spp. (Mollusca: 
Bivalva) along the coasts of Vietnam,” Fish. Sci., Vol. 76, No. 4 (2010), pp. 
677–686. 
[35]. T. K. P. Nguyen and C. K. Nguyen, “Evaluation of Heavy Metals in Tissue of 
Shellfish from Can Gio Coastline in Ho Chi Minh City, Vietnam,” Asian J. 
Chem., Vol. 25, No. 15 (2013), pp. 8552–8556. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 151
[36]. X. S. Le, “Cơ chế tích tụ thủy ngân của loài nghêu trắng (Meretrix lyrata) 
phân bố vùng cửa sông Bạch Đằng, Hải Phòng, Việt Nam," Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ, Tập 51, Số 5 (2013), pp. 573–585. 
[37]. C. Vodopivez, A. Curtosi, E. Villaamil, P. Smichowski, E. Pelletier, and W. 
P. Mac Cormack, “Heavy metals in sediments and soft tissues of the 
Antarctic clam Laternula elliptica: More evidence as a ? Possible biomonitor 
of coastal marine pollution at high latitudes?,” Sci. Total Environ., Vol. 502 
(2015), pp. 375–384. 
[38]. M. A. Jeon, H. Kim, J. S. Choi, and J. S. Lee, “Concentration of Trace 
Metals, Intersexuality and Histological Alterations of Ruditapes 
philippinarum from Gamak Bay in Korea,” Korean J. Malacol., Vol. 31, No. 
2 (2015), pp. 137–142. 
[39]. N. P. Dan, D. V. B. Hanh, N. H. Viet, L. D. Phuong, T. B. Huy, S. Han, and 
Y. Hong, “Trace metals (Cu, Zn, Pb and Cr) in Mollusca, sediment and 
water at Tien river estuary-Mekong delta in Viet Nam,” Proc. of The 12th 
annual UNU & GIST Joint Programme Symposium: Issues on Environmental 
multi-Pollutants, Korea (2014). 
[40]. T. V. Tran, D. K. Nguyen, P. B. Nguyen, N. S. Nguyen, Q. T. Dinh, P. D. 
Nguyen, E. Strady, and S. Han, “Distribution of heavy metals in surface 
water, suspended particulate matter, sediment and clam (Meretrix lyrata) 
from downstream of Saigon-Dongnai River, Vietnam,” J. Sci. Technol., Vol. 
54, No. 2A (2016), pp. 207–213. 
[41]. L. Q. Dung, “Hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu đá (Saccostrea 
glomerata) và ngao (Meretrix lyrata) vùng biển ven bờ Hải Phòng,” Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 13, Số 3 (2013), tr. 268–275. 
[42]. R. Zhao, S. Yan, M. Liu, B. Wang, D. Hu, D. Guo, J. Wang, W. Xu, and C. 
Fan, “Seafood consumption among Chinese coastal residents and health risk 
assessment of heavy metals in seafood,” Environ. Sci. Pollut. Res., Vol. 23, 
No. 16 (2016), pp. 16834–16844. 
[43]. P. Li and X. Gao, “Trace elements in major marketed marine bivalves from 
six northern coastal cities of China: Concentrations and risk assessment for 
human health,” Ecotoxicol. Environ. Saf., Vol. 109 (2014), pp. 1–9. 
[44]. A. El Nemr, A. Khaled, A. A. Moneer, and A. El Sikaily, “Risk probability 
due to heavy metals in bivalve from Egyptian Mediterranean coast,” Egypt. 
J. Aquat. Res., Vol. 38, No. 2 (2012), pp. 67–75. 
[45]. C. Bilos, J. C. Colombo, and M. J. Presa, “Trace metals in suspended 
particles, sediments and Asiatic clams (Corbicula fluminea) of the Río de la 
Plata Estuary, Argentina,” Environ. Pollut., Vol. 99, No. 1 (1998), pp. 1–11. 
[46]. G. A. Lewbart, L. S. Christian, C. A. Harms, and A. J. Van Wettere, “A 
Comparison of Heavy Metal Concentrations and Health Assessment in Asian 
Clams Corbicula fluminea from Florida and North Carolina,” J. Aquat. 
Anim. Health, Vol. 22, No. 2 (2010), pp. 73–77. 
[47]. W. Aly, I. D. Williams, and M. D. Hudson, “Metal contamination in water, 
sediment and biota from a semi-enclosed coastal area,” Environ. Monit. 
Assess., Vol. 185, No. 5 (2013), pp. 3879–3895. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Tr. T. Việt, Tr. N. Việt, N. P. Dân, “Tích lũy sinh học loài hàu và nghêu.” 152 
[48]. N. Ruchter and B. Sures, “Distribution of platinum and other traffic related 
metals in sediments and clams (Corbicula sp.),” Water Res., Vol. 70C 
(2015), pp. 313–324. 
[49]. R. George, G. D. Martin, S. M. Nair, and N. Chandramohanakumar, 
“Biomonitoring of trace metal pollution using the bivalve molluscs, Villorita 
cyprinoides, from the Cochin backwaters,” Environ. Monit. Assess., Vol. 
185, No. 12 (2013), pp. 10317–10331. 
ABSTRACT 
BIOACCUMULATION OF HEAVY METALS IN OYSTERS AND CLAMS 
Oysters and clams belong to bivalve class which are very popular seafood 
in the world. However, they usually distribute around estuary and coastal 
areas, where they may be exposed with heavy metals in their living 
environment caused by industrial and domestic activities from inland. 
Additionally, the bioaccumulation of metals in those species have been 
published in several scientific journals around the world. This article aims to 
review some researches about the ability of metals bioaccumulation in 
oysters and clams, as well as the application of those bivalves in 
biomonitoring. 
Keywords: Bioaccumulation; Biomonitoring; Heavy metals; Bivalve. 
Nhận bài ngày 01 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 22 tháng 8 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 
Địa chỉ: 1 Viện Nhiệt đới môi trường; 
 2 Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
 * Email: viet.vittep@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdftich_luy_sinh_hoc_kim_loai_nang_trong_co_the_mot_so_loai_hau.pdf