Tóm tắt Luận án Một số mô hình kênh không gian và tác động của tương quan không gian trong hệ thống mimo - Ofdma
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề dung lượng kênh truyền hay việc xử lý tín hiệu
đều do ảnh hưởng của đặc tính tương quan fading lên các kênh truyền. Các mô hình
kênh thống kê MIMO được phân chia theo mô hình hình học tán xạ như mô hình một
vòng tròn Onering hoặc các mô hình tham số thống kê dựa trên đo đạc như mô hình
kênh không gian SCM. Do vậy, việc đặt ra bài toán kết hợp đánh giá chất lượng hệ
thống ở lớp vật lý kết hợp với cấp phát kênh động ở lớp MAC trên các mô hình kênh có
ảnh hưởng của tương quan không gian MIMO-OFDMA theo các chuẩn truyền dẫn mới
là cần thiết. Như vậy, luận án so sánh hai phương pháp mô hình kênh hình học và
phương pháp mô hình kênh tham số đo đạc: liệu trong điều kiện và môi trường truyền
dẫn nào thì hai phương pháp mô hình này có thể thay thế cho nhau. Qua các khảo sát đặc
tính tương quan không gian phụ thuộc vào khoảng cách anten, luận án đánh giá ảnh
hưởng của nó tới chất lượng của hệ thống MIMO.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Một số mô hình kênh không gian và tác động của tương quan không gian trong hệ thống mimo - Ofdma
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THU NGA MỘT SỐ MÔ HÌNH KÊNH KHÔNG GIAN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TƢƠNG QUAN KHÔNG GIAN TRONG HỆ THỐNG MIMO-OFDMA Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông Mã số: 62520208 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG HÀ NỘI - 2016 Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Vào hồi giờ, ngày. tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Bằng cách kết hợp hai kỹ thuật đa anten phát đa anten thu và ghép kênh phân chia tần số trực giao MIMO-OFDM (Multiple Input Multiple Output-Orthogonal Frequency Division Multiplexing), hiệu năng của hệ thống truyền thông không dây đã được tăng cường do sử dụng phương pháp phân tập tín hiệu truyền trên miền thời gian, tần số và không gian. Hệ thống đa anten phát đa anten thu đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao MIMO-OFDMA (Multiple Input Multiple Output-Orthogonal Frequency Division Multiplex Access) được ứng dụng cho nhiều người dùng bằng cách phân bổ sóng mang con khác nhau nhờ việc chống fading chọn lọc tần số. 2. Lí do lựa chọn đề tài Nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề dung lượng kênh truyền hay việc xử lý tín hiệu đều do ảnh hưởng của đặc tính tương quan fading lên các kênh truyền. Các mô hình kênh thống kê MIMO được phân chia theo mô hình hình học tán xạ như mô hình một vòng tròn Onering hoặc các mô hình tham số thống kê dựa trên đo đạc như mô hình kênh không gian SCM. Do vậy, việc đặt ra bài toán kết hợp đánh giá chất lượng hệ thống ở lớp vật lý kết hợp với cấp phát kênh động ở lớp MAC trên các mô hình kênh có ảnh hưởng của tương quan không gian MIMO-OFDMA theo các chuẩn truyền dẫn mới là cần thiết. Như vậy, luận án so sánh hai phương pháp mô hình kênh hình học và phương pháp mô hình kênh tham số đo đạc: liệu trong điều kiện và môi trường truyền dẫn nào thì hai phương pháp mô hình này có thể thay thế cho nhau. Qua các khảo sát đặc tính tương quan không gian phụ thuộc vào khoảng cách anten, luận án đánh giá ảnh hưởng của nó tới chất lượng của hệ thống MIMO. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Luận án xây dựng mô hình kênh MIMO băng rộng phù hợp với chuẩn LTE-A dưới tác động của tương quan không gian. Dựa trên mô hình kênh luận án đề xuất phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống ở lớp vật lý kết hợp cấp phát kênh động trên lớp MAC trong điều kiện kênh có sự thay đổi tương quan không gian trên hai phương pháp mô hình kênh đã xét. Để thực hiện tối ưu cách làm thông thường là mô phỏng vét cạn các trường hợp để đưa ra sự đánh giá chính xác và đáng tin. Luận án đã chỉ rõ sự liên hệ về các đặc tính tương quan của kênh truyền với chất lượng hệ thống với các hàm toán học có thể mô hình được bằng giải tích và các đại lượng phi tuyến không thể mô hình được. Đây là kết quả có ý nghĩa giúp các nhà khoa học tiên lượng được kết quả của hệ thống. 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình kênh MIMO và ảnh hƣởng của đặc tính tƣơng quan không gian kênh truyền đến chất lƣợng hệ thống MIMO- OFDMA 5. Các vấn đề cần giải quyết của luận án Luận án khảo sát và so sánh hàm tương quan không gian của hai phương pháp mô hình kênh hình học một vòng tròn và mô hình tham số đo đạc không gian SCM. Điều 2 này dẫn tới mô hình hình học đơn giản có thể thay thế cho mô hình tham số đo đạc trong điều kiện đặc biệt và đề xuất cho các môi trường truyền dẫn cho các mô hình kênh. Tiếp theo luận án đề xuất đánh giá chất lượng hệ thống MIMO khi sử dụng các phương pháp mã khối trên các mô hình kênh có ảnh hưởng của tương quan không gian MIMO- OFDM. Cuối cùng, trong hệ thống có ảnh hưởng của tương quan không gian MIMO- OFDMA, luận án đánh giá chất lượng hệ thống ớ lớp MAC và đề xuất tổ hợp mã hóa. Các đóng góp chính của luận án có thể được tóm lược như sau: Đóng góp 1: So sánh và đánh giá hiệu năng và khả năng ứng dụng của phương pháp mô hình tham số đo đạc không gian SCM và mô hình kênh hình học Onering cho hệ thống thông tin di động để đưa ra các trường hợp sử dụng mô hình Onering thay thế cho SCM. Đóng góp 2: Thông qua kết quả phân tích lý thuyết khảo sát hàm tương quan không gian và mô phỏng hệ thống thống thông qua tỉ số lỗi ký tự SER, luận án đề xuất các bộ tham số tối ưu về khoảng cách anten phát và thu để tối ưu chất lượng hệ thống MIMO-OFDM sử dụng các kỹ thuật mã hóa kênh. Đóng góp 3: Trên cơ sở xem xét các giải pháp mã hóa lớp vật lý, luận án xem xét tiếp tác động tương quan không gian đối với lớp MAC của hệ thống MIMO-OFDMA cấp phát kênh động. Đóng góp 4: Đề xuất sử dụng tổ hợp SFBC-MMSE cho hệ thống đa người sử dụng MIMO-OFDMA trên các mô hình kênh tương quan không gian. 6. Những giới hạn trong các nghiên cứu của luận án Vấn đề đồng bộ coi như là lí tưởng trong cả trường hợp đường lên và đường xuống. Thông tin kênh truyền ở phía thu là lý tưởng. Trong một cell thì ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh là không có. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tính toán giải tích được áp dụng để phân tích các phương trình toán học. Phương pháp Monte Carlo sử dụng mô phỏng Matlab cũng được sử dụng để mô phỏng hệ thống và tìm hiệu năng của hệ thống. 8. Bố cục của luận án: Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Phân tích đặc tính tương quan không gian và các phương pháp phỏng tạo kênh MIMO. Chương 2: Đánh giá ảnh hưởng của đặc tính tương quan không gian với hệ thống MIMO-OFDM dựa trên các mô hình kênh truyền.Chương 3: Đánh giá chất lượng của thuật toán triệt nhiễu VBLAST-ZF trên các mô hình kênh tương quan không gian MIMO-OFDMA.Chương 4: Đề xuất sử dụng tổ hợp mã hoá SFBC-MMSE dựa trên đặc tính tương quan không gian MIMO-OFDMA. CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC TÍNH TƯƠNG QUAN KHÔNG GIAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG TẠO KÊNH 1.1 Biểu diễn toán học của ma trận tƣơng quan kênh MIMO 1.2 Các phƣơng pháp phỏng tạo kênh 1.2.1 Mô hình kênh hình học tán xạ một vòng tròn Onering Mô hình một vòng tròn Onering là mô hình ngẫu nhiên dựa trên đặc tính hình học. Các điểm tán xạ phân bố ngẫu nhiên sau đó sẽ được xếp lên vòng tròn tán xạ bán kính xung quanh thiết bị di động mục đích là để tạo ra các thời gian trễ truyền dẫn. Mô hình 3 Onering mở rộng hình 1.2 cho hệ thống MIMO- OFDM với chuẩn ô tô trên đường Vehicular A (EVA) - ITU trong điều kiện thông tin trạng thái kênh hoàn hảo. Trong đó đại lượng được gọi là góc trải nhìn từ BS, khoảng cách giữa các phần tử anten bên BS và MS lần lượt là . Hệ số là các góc ngẩng anten bên phía thuê bao MS và trạm gốc BS. Đại lượng là góc tới của đường tới thứ n bên MS, tương ứng như vậy, ta có góc đi là góc đi lớn nhất bên BS; đại lượng là góc dịch chuyển bên phía MS. x D R sd ud v MS v MS nBS BS n BS max nS 𝜑ℒ −𝜑ℒ 𝜑ℒ−1 −𝜑ℒ−1 𝐼ℒ 𝐼ℒ 𝐼ℒ−1 𝐼ℒ−1 𝐼1 𝐼1 𝜑1 −𝜑1 𝑦 Hình 1.2 Mô hình kênh Onering Hàm tương quan không gian- thời gian- tần số của kênh MIMO 2 × 2 như sau: ( ) ∑ ℒ ∑( ( [ ( ) ( ) ( )]* ( ( − )* , [ ( )] (1.10) Khi ta có hàm tương quan chéo không gian - tần số của kênh MIMO 2× 2 như sau: ( ) ∑ ∑( ( [ ( ) ( ) ( )]* ( ( − )* , ℒ [ ] (1.13) Khoảng cách giữa các phần tử anten bên BS và MS lần lượt là ; là các góc ngẩng anten bên MS và BS. Đại lượng là góc tới hoặc góc đi của đường tới thứ n bên MS hoặc bên BS. là nửa góc đi lớn nhất bên BS. 1.2.2 Mô hình kênh tham số đo đạc không gian SCM Mô hình không gian SCM là mô hình tham số ngẫu nhiên đo đạc. Phương pháp tham số có thể loại bỏ hoàn toàn tán xạ khỏi việc tổng hợp mô hình, khi đó các thành phần đa đường truyền không liên quan tới các điểm tán xạ nhưng lại tạo ra một miền các giá trị 4 tham số ngẫu nhiên. Mô hình kênh không gian SCM theo chuẩn 3GPP được xây dựng cho các mô phỏng mạng thế hệ thứ ba băng thông 5 MHz trong 3 môi trường ngoại ô, đô thị lớn và đô thị nhỏ trong hình 1.5. BS array broadside MS array broadside N MS array Subpath m N BS array Cluster n Hình 1.5 Thông số góc của BS và MS của mô hình SCM [1] : Hướng chùm anten bên BS hoặc MS; : Góc đi AoD hoặc góc tới AoA so với phương ngang chùm anten bên BS hoặc bên MS; , : Góc đi AoD hoặc góc tới AoA cho đường thứ n bên BS hoặc MS; :Góc lệch của đường con thứ m bên BS, MS; , : Góc đi AoD hoặc góc tới AoA của đường con thứ m bên BS hoặc MS. Hàm tương quan không gian- thời gian-tần số của kênh MIMO 2 × 2 như sau ( ) 〈 ( ) ( )〉 ∑ ∑ { ( ( )) ( ( )) [ ‖ ‖ ( − ) ] } (− ) (1.19) Nếu thiết lập Δds = Δdu = 0 và thì hàm tự tương quan thời gian của kênh TCF (Temporal Correlation Function) là: ( ) ∑ ∑ ( ‖ ‖ ( − ) ) (1.20) Thiết lập và , hàm tương quan chéo không gian của kênh MIMO băng rộng được đưa ra như sau: ( ) = ∑ ∑ { ( ( )) ( ( )) } (1.21) 1.3 Đặc tính tƣơng quan không gian của mô hình tham số đo đạc SCM trong hệ thống 2*2 MIMO 1.3.1 Mô hình kênh truyền không có tín hiệu truyền thẳng NLOS 5 Luận án so sánh đồ thị tương quan không gian chéo mô hình SCM bên MS ( ) hình 1.14 trong luận án với hình 1.15 được chép y nguyên trong bài báo của Cheng Xiang. Ta có thể thấy đồ thị hàm tương quan không gian chéo bên MS của luận án có dạng giống với đồ thị tương quan không gian của tác giả Cheng- Xiang. Vì vậy việc mô phỏng và đánh giá hàm tương quan không gian chéo của mô hình kênh SCM trong luận án này là có thể tin cậy được. Hình 1.14 Hàm tương quan không gian chéo bên MS khi mô hình kênh SCM trong luận án Hình 1.15 Hàm tương quan không gian chéo bên MS của mô hình kênh SCM khi của Cheng-Xiang 1.3.1.1 Đặc tính hàm tương quan không gian bên thu theo các phân bố của góc AoA 1.3.1.2 Đặc tính hàm tương quan không gian bên phát theo các phân bố của góc AoD 1.3.1.3 Hàm tương quan không gian hai chiều khi không có tín hiệu tầm nhìn thẳng 1.3.1.4 Hàm tự tương quan thời gian TCF 1.3.1.5 Đặc tính hàm tương quan tần số FCF Hình 1.20 Hàm FCF của mô hình Onering Hình 1.21 Hàm FCF của mô hình SCM 0 0.5 1 1.5 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Khoang cach anten ben MS d u / G ia t ri h a m k h o n g g ia n C C F Ham tuong quan cheo ben MS r 11,22 voi d s = 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 f theo MHz T u o n g q u a n t a n s o R ( f ) Tuong quan tan so Onering LTE-A 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 f theo MHz T u o n g q u a n t a n s o R ( f ) Tuong quan tan so SCM LTE-A 6 Do vậy ta có thể biểu diễn hàm FCF như trong hình 1.20-1.21 ta nhận thấy hai đồ thị có dạng tương đối gần giống nhau, các điểm cực tiểu có sự sai khác theo . Điểm tương quan tần số lớn nhất bằng 1 tại giá trị trục hoành 1.3.2 Mô hình kênh truyền có tín hiệu tầm nhìn thẳng LOS Sự thay đổi về pha trên mỗi đường truyền tầm nhìn thẳng giữa các anten khác nhau phải tính đến mô hình fading Rician trên kênh MIMO. Hàm tương quan chéo của kênh MIMO băng rộng được tính như sau: ( ) ∑ ∑ { ( ( )) ( ( )) } { ( ( )) ( ( )) } (1.45) 1.3.2.1 Đặc tính hàm tương quan không gian bên thu theo các phân bố của góc AoA 1.3.2.2 Đặc tính hàm tương quan không gian bên phát theo các phân bố của góc AoD 1.3.2.3 Hàm tương quan hai chiều khi có tín hiệu tầm nhìn thẳng 1.4 So sánh đặc tính tƣơng quan không gian trên mô hình kênh không gian SCM và mô hình kênh hình học một vòng tròn Onering chuẩn LTE-A Luận án so sánh hai mô hình Onering và mô hình SCM theo chuẩn LTE-A, với cùng điều kiện đầu vào trong trường hợp đặc biệt khi hai anten bên phát/ thu song song với nhau và vuông góc với phương ngang ta có mô hình hình học trong hình 1.35. Hàm tương quan không gian cho mô hình Onering và so sánh với công thức của mô hình SCM, công thức (1.25) cho thấy hai hàm có sự sai khác bởi các góc lệch của đường phụ so với đường chính tại cả hai bên phát và thu là các giá trị góc . Trong trường hợp hàm tương quan không gian - tần số cho mô hình Onering được viết như sau: ( ) ∑ ∑ ( ( ( − )+ ( ( − )* ) [ ] (1.60) 7 y x AoAn, MS n BS MS ud sd BS n Hình 1.35 Mô hình Onering trong điều kiện dàn anten Hình 1.36 - 1.37 là hàm tương quan không gian bên BS với du = 0.5λ, và MS với ds= 10λ Hình 1.38 - 1.39 là các hàm ( ) hàm ( ) bên MS và bên BS. Với ds = 0, đồ thị hàm tương quan điểm tối ưu khoảng 0.4λ, khi du = 0 đồ thị hàm tương quan có điểm tối ưu khoảng 11λ. Bảng 1.5 là các thông số đầu vào của hai mô hình kênh. Bảng 1.5 Thông số khi so sánh hai mô hình theo chuẩn LTE-A Băng thông B 5MHz Tần số lấy mẫu fs 7.68MHz Trễ truyền dẫn lớn nhất 2473.96 ns Tần số Doppler 70Hz Tốc độ 30 km/h tại tần số 2GHz Số điểm tán xạ của Onering 80 SCM có đường chính, mỗi đường chính có đường thành phần Góc ngẩng tối đa bên BS 2 o Khoảng cách phần tử anten bên BS, bên MS Hình 1.36 Hàm tương quan không gian chéo ( ) Hình 1.37 Hàm tương quan không gian chéo ( ) 8 Hình 1.38 Hàm tương quan không gian chéo ( ) Hình 1.39 Hàm tương quan không gian chéo ( ) Khi anten bên MS và bên BS di chuyển tạo thành các góc αBS và αBS, mối quan hệ góc so sánh hai mô hình hình học như trong hình 1.40. MS MS n AoAmn ,, AoDmn ,, BS MS AoDn, AoAn, AoAmn ,, AoDmn ,, BS max Hình 1.40 Mô hình hình học khi anten di chuyển Hàm tương quan không gian - tần số của Onering được viết lại như sau: ( ) ∑ ∑ ( ( [ ( ) ( ) ( − − )]* ( ( − )* , [ ] (1.64) So sánh với hàm tương quan không gian chéo của SCM, ta thấy hai hàm có sự sai khác bởi các góc lệch của đường phụ với đường chính bên BS và MS: và góc lệch của anten . a. Khi anten BS góc 90o anten MS nghiêng góc 45o so với phương ngang 9 b. Khi anten bên BS và MS nghiêng 30o so với phương ngang Đồ thị hình 1.45-1.46, hình 1.51 -1.52, hình 1.57 -1.58 là đồ thị các hàm tương quan không gian hai bên BS và MS. Khi thì điểm tối ưu về khoảng cách anten bên BS của Onering lên tới còn mô hình SCM thì . Trong khi đó tương quan bên MS khi thì đồ thị tương quan ít có sự thay đổi đáng kể và các điểm tối ưu về khoảng cách anten . c. Khi anten BS nghiêng góc 30o và anten MS vuông góc với phương ngang Ta có thể thấy việc các anten bên phía trạm phát BS di chuyển ảnh hưởng lớn đến các hàm tương quan, do vậy ảnh hưởng tới hiệu năng của hệ thống. Bảng 1.7 so sánh các tham số góc đầu vào của hai mô hình. Mô hình không gian SCM có hơn hai bậc tự do so với mô hình Onering. Như vậy, với các điều kiện đầu giống nhau thì các hàm tương ... g nhau thì các hàm tương quan không gian bên phát và bên thu của hai mô hình SCM và một vòng tròn tương đối giống nhau. Với mô hình Onering, với điều kiện là R , ta có thể bớt được hai tham số góc là bậc tự do, không phải thực hiện đo nhưng đổi lại là hàm tương quan không còn chính xác trong một số điều kiện truyền dẫn và phải thay thế bởi mô hình hình học khác như mô hình hai vòng tròn hay mô hình ellipse. Với mô hình không gian SCM, do phải đo trên thực tế nên các hàm tương quan không gian có được là chính xác trong môi trường đã đo tuy nhiên mô hình lại không thể mở rộng cho tất cả các môi trường còn lại. Các kết quả phân tích và so sánh hai loại mô hình này theo hiểu biết của NCS là chưa được thực hiện ở bất kỳ nghiên cứu nào trên thế giới. Các kết quả phân tích và so sánh này giúp các nhà khoa học lựa chọn phương pháp mô hình kênh phù hợp cho từng trường hợp môi trường truyền dẫn. Mô hình truyền không thẳng NLOS Mô hình truyền thẳng LOS Chuẩn LTE đường xuống Băng thông 5MHz Băng thông 5MHz Tham số khoảng cách anten theo 3GPP ; =10 /4 /0.5 Đặc tính tương quan bên phát (BS) ( ) của góc AoD theo các phân bố Phân bố Gauss ( ) ( ) Phân bố Uniform (− ) Hàm tham chiếu tính trực tiếp từ công thức tương quan [− ( ) ] [ ] [− ( ) ] [ ( )] Đặc tính tương quan bên thu (MS) ( ) của góc AoA theo các phân bố Hàm Bessel ( ) ( ) Phân bố Uniform ( ) (− ) Phân bố Gauss ( ), ( ) Hàm tương quan không gian hai chiều V V 21 Kết luận 1: Các kết quả mô phỏng của hai mô hình có thể cho ta những bộ tham số tối ưu bên bên phía thiết bị di động MS và phía trạm gốc BS lần lượt như sau: Kết luận 2: Khi so sánh với cùng điều kiện về kênh truyền, sự sắp xếp anten và so sánh tham số hệ thống thì đặc tính tương quan của hai mô hình là gần giống nhau, đặc biệt là trong trường hợp dàn hai anten trạm gốc là vuông góc đường nối tâm hai hệ anten. Vì vậy trong trường hợp này thì luận án đề xuất sử dụng mô hình Onering vì tính chất đơn giản của nó. Trong trường hợp các anten bên phía trạm gốc dịch chuyển thì các hàm tương quan có sự dịch chuyển đối với nhau, khi đó luận án đề xuất sử dụng mô hình SCM vì tính chất gần thực tế do sử dụng nhiều bộ tham số mô phỏng. Kết luận 3: Trong trường hợp hai mô hình có các điều kiện đầu vào khác nhau thì tương quan không gian hai mô hình sẽ khác nhau, việc chọn lựa các mô hình phù hợp sẽ theo các phân tích về ưu nhược điểm của từng mô hình. Trong trường hợp truyền tín hiệu thẳng LOS, lúc này đường truyền trực tiếp chiếm công suất lớn so với quỹ công suất chung, mô hình Onering phải chuyển sang mô hình hình học khác. Bảng phân tích khả năng ứng dụng của hai mô hình kênh (Y: sử dụng, N: không sử dụng). Bảng 1.8 Phạm vi sử dụng của hai phương pháp mô hình kênh Môi trường Thông số SCM- NLOS SCM- LOS OR- NLOS OR-LOS Suburbanma cro Y N Y N Urban macro Y N Y N Urban micro Y Y Y N Tworing Typical urban ; R=312m N N N N Rural Area ; R= 79.2m N N Y N Hilly Terrain ; R=2702m N N N N Indoor ; R=7.2m N N N N Ellipse Từ các phân tích ở trên, luận án có đưa ra những tổng quát chung nhất về sự so sánh của hai mô hình một vòng tròn và mô hình không gian SCM. a. So sánh 2 mô hình theo tham số hệ thống bằng cách thay đổi các bộ tham số khoảng cách anten của hai mô hình thì thấy rằng hàm tương quan không gian có tính chất giống nhau trong bảng 1.9 Bảng 1.9 So sánh hai mô hình theo tham số hệ thống Mô hình SCM , , , Mô hình OR Tham số hệ thống Hằng số cho trước trong bảng Biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân bố Giá trị ngẫu nhiên xác định b. Cách thực hiện của hai mô hình 22 Với mô hình Onering việc xây dựng mô hình được bắt đầu bởi việc đo các giá trị trải trễ của mỗi đường truyền và đưa ra hàm công suất trễ của kênh. Từ đó có thể suy ra gần đúng các điểm tán xạ và thiết lập lên vòng tròn tán xạ bán kính R. Từ vòng tròn tán xạ bán kính R với điều kiện ta sẽ thực hiện đánh giá đặc tính tương quan không gian của các cặp anten hai bên phát thu. Với mô hình SCM, việc xây dựng mô hình được bắt đầu bởi việc đo các hàm công suất trễ của kênh truyền, sau đó sẽ thực hiện đo các điểm tán xạ và các góc tán xạ của tuyến con, rồi cuối cùng thực hiện đánh giá đặc tính tương quan không gian của các cặp anten bên phát thu. Các hàm tương quan không gian dựa trên kết quả đo sẽ cho kết quả chính xác phù hợp với môi trường khảo sát đo. c. Ƣu nhƣợc điểm của hai mô hình Onering không phải thực hiện đo các điểm tán xạ nhưng đổi lại là hàm tương quan không còn chính xác trong một số điều kiện truyền dẫn và phải mở rộng sang các mô hình hình học khác. Với mô hình không gian SCM, do phải đo đạc trên thực tế nên các hàm tương quan không gian có được là chính xác trong môi trường đã đo tuy nhiên mô hình lại không thể mở rộng cho tất cả các môi trường còn lại. SCM có bộ tham số phức tạp, có nhiều hơn 2 tham số bậc tự do so với mô hình một vòng tròn, vì vậy khó có sự liên kết giữa các kết quả mô phỏng và phân tích lý thuyết tính toán. Đóng góp 2: Dựa trên kết quả phân tích lý thuyết của đặc tính tƣơng quan không gian và kết quả mô phỏng hệ thống thông qua chỉ tiêu mô phỏng chất lƣợng hệ thống SER, luận án đề xuất các bộ tham số về khoảng cách anten phát và thu cho hệ thống MIMO-OFDM sử dụng các kỹ thuật mã hóa kênh khác nhau trên mô hình kênh tham số đo đạc không gian SCM và mô hình kênh hình học tán xạ một vòng tròn Onering. Các bài toán tối ưu hệ thống ở lớp vật lý là rất phức tạp, không thể đưa ra lời giải tường minh bằng các phương pháp giải tích. Cách làm thông thường là mô phỏng vét cạn tất cả các trường hợp để đưa ra sự đánh giá chính xác và đáng tin. Dựa trên hệ thống tương quan MIMO-OFDM, quá trình mã hóa được thực hiện bởi các kỹ thuật mã hóa và xử lý tín hiệu không gian thời gian như các mã không gian–tần số/thời gian SFBC, STBC hay giải thuật VBLAST kết hợp với các bộ cân bằng kênh. Với mục đích nâng cao hiệu năng của hệ thống và giảm thiểu tỉ lệ lỗi ký tự của tín hiệu trên đường truyền, mã SFBC luôn có ưu thế hơn so với mã còn lại. Ta thấy rằng hiệu năng hệ thống được cải thiện khi tăng khoảng cách giữa các phần tử anten, đặc biệt là bên trạm phát. Từ các kết quả mô phỏng ta có thể nhận xét rằng, trong hệ thống MIMO có tương quan khi di chuyển với tốc độ hoặc với tốc độ cao thì hiệu năng của mã SFBC tốt hơn mà STBC do SFBC tận dụng được đặc tính phân tập trên miền tần số. Vì vậy bằng việc điều chỉnh hệ số tương quan của hệ thống MIMO, cụ thể là sử dụng bộ tham số tương quan tối ưu ( ) ta có thể lựa chọn SFBC là mã ít bị chịu ảnh hưởng bởi tương quan không gian nhất trong các kỹ thuật mã hóa và xử lý tín hiệu trong hệ thống MIMO-OFDM . Bảng 2.4 thống kê lại các tham số và tổ hợp mã hoá được mô phỏng trong chương 2. Do không thể khảo sát tất cả các tham số khoảng cách anten bên phát và bên thu nên luận án thực hiện khảo sát với bộ thông số tối ưu đã trình bày trong chương 1. 23 Bảng 2.4 Thống kê tham số và tổ hợp mã hoá Đóng góp 3: Trên cơ sở xem xét các giải pháp mã hóa lớp vật lý, luận án xem xét tiếp tác động tƣơng quan không gian đối với lớp MAC của hệ thống MIMO- OFDMA cấp phát kênh động Kết quả nghiên cứu chỉ ra với giả thiết không có sự can nhiễu ICI và MAI, chất lượng hệ thống được cải thiện khi số lượng người dùng tăng lên cho đến một giá trị bão hòa. Kết quả có được cũng là do sự phân tập kênh truyền được tận dụng hiệu quả thông qua thuật toán cấp phát kênh khi số lượng người dùng tăng lên. Các kết quả nghiên cứu trước đây ít đề cập đến mối liên hệ này, cụ thể nếu các đặc tính phân tập của kênh truyền trong môi trường người sử dụng được tận dụng, thì chính các đặc tính phân tập này sẽ làm cải thiện chất lượng hệ thống. Từ MIMO-OFDM, luận án tiếp tục mở rộng sang hệ thống đa truy nhập MIMO-OFDMA 2 anten phát 2 anten thu. Luận án sử dụng giải thuật VBLAST–ZF trên mô hình kênh phân tập không gian SCM và mô hình kênh Onering có ảnh hưởng của các hệ số tương quan không gian trong hệ thống đa truy nhập MIMO-OFDMA kết hợp phương pháp cấp phát kênh động. VBLAST-ZF thực hiện triệt nhiễu theo quá trình lặp loại bỏ các giá trị nhiễu trên các lớp. Kết hợp với phương pháp cấp phát kênh động, VBLAST-ZF cho hiệu năng hệ thống tốt hơn trong trường hợp chỉ sử dụng một bộ cân bằng kênh ZF/MMSE trên các mô hình kênh tương quan. Ta có thể thấy việc áp dụng các tổ hợp mã hoá trên các mô hình kênh có ảnh hưởng của tương quan không gian khi áp dụng thuật toán cấp phát kênh động DCA [42] thì không thay đổi các tính chất về hệ thống, số lượng người dùng và số lượng ký tự trong khung MAC như các kết quả trong [42]. Mặt khác, khi so sánh các kết quả trong hai mô hình kênh, ta thấy các nhóm kết quả của mô hình Onering có tỉ lệ lỗi ký tự lớn. Ta có thể nói các trường hợp sử dụng mô hình SCM gần thực tế hơn mô hình hình học tán xạ Onering. Dựa trên ưu thế về cải thiện hiệu năng hệ thống như đã khảo sát trong chương trước, luận án đưa mã SFBC vào hệ thống đa truy nhập trên mô hình kênh SCM có ảnh hưởng của hệ số tương quan không gian. Việc kết hợp giữa mã SFBC và thuật toán triệt nhiễu Mô hình khảo sát Mô hình SCM-NLOS Mô hình SCM-LOS Mô hình Onering Tham số khoảng cách anten tối ưu bên phát và bên thu Hiệu năng hệ thống hầu như không phụ thuộc vào tương quan không gian Môi trường khảo sát Ngoại ô, đô thị lớn và đô thị nhỏ Đô thị nhỏ Ngoại ô Kỹ thuật xử lý tín hiệu và mã hóa trong hệ thống SFBC, STBC, VBLAST SFBC, STBC SFBC, STBC, VBLAST Hiệu năng hệ thống tốt nhất khi sử dụng mã hóa Mã SFBC trong điều kiện tối ưu khoảng cách anten bên phát và bên thu Mã SFBC trong điều kiện tối ưu khoảng cách anten bên phát và bên thu Mã SFBC trong điều kiện tối ưu khoảng cách anten bên phát và bên thu 24 VBLAST-ZF cho ta tổ hợp SFBC-VBLAST-ZF. Với sự kết hợp này, hiệu năng hệ thống tăng và tỉ lệ lỗi ký tự giảm trong tất cả các môi trường ngoại ô, đô thị lớn và đô thị nhỏ của 3GPP. Kết quả chỉ ra rằng các kênh có hệ số tương quan càng nhỏ thì hiệu năng của hệ thống sử dụng các tổ hợp mã hóa triệt nhiễu càng cao. Quá trình đa truy nhập được thể hiện vào số lượng các người dùng truy nhập vào hệ thống.Với phương thức cấp phát kênh động và tổ hợp mã hóa- triệt nhiễu đề xuất, số lượng người dùng trong khung MAC tăng đến một giá trị nhất định thì hiệu năng hệ thống cũng được cải thiện rõ rệt. Sau đó nếu tiếp tục tăng số thuê bao thì giá trị tối ưu này không tăng thêm nữa. Mặc dù hiệu quả của thuật toán có sự cải thiện không đáng kể tuy nhiên việc sử dụng bộ triệt nhiễu VBLAST rõ ràng làm tăng tính phức tạp và tốn kém cho hệ thống. Đóng góp 4: Luận án đề xuất tổ hợp SFBC- MMSE trên mô hình kênh phân tập không gian SCM và mô hình kênh Onering có ảnh hƣởng của các hệ số tƣơng quan không gian trong hệ thống đa truy nhập MIMO-OFDMA kết hợp phƣơng pháp cấp phát kênh động Do phương pháp triệt nhiễu VBLAST thực hiện với từng lớp, bước lặp lớn và độ phức tạp của thuật toán lớn. Bộ cân bằng MMSE nén các thành phần nhiễu, loại bỏ nhiễu và tiếng ồn tốt hơn bộ cân bằng ZF. Từ các kết quả mô phỏng, ta có thể thấy tổ hợp SFBC-MMSE cải thiện hiệu năng hệ thống tốt hơn so với tổ hợp SFBC-VBLAST- ZF dựa trên phương pháp cấp phát kênh của tác giả [42] đề xuất. Mặc dù hiệu quả của việc cải thiện không cao tuy nhiên lại tránh được độ phức tạp cũng như tốn kém về chi phí do không phải sử dụng bộ VBLAST. Luận án cũng lí giải được việc tăng số lượng thuê bao trong các điều kiện kênh tương quan và không tương quan. Một lần nữa trong chương cuối của luận án, tổ hợp đề xuất SFBC-MMSE trên các mô hình kênh có ảnh hưởng của tương quan không gian khi áp dụng thuật toán cấp phát kênh động DCA [42] thì hoàn toàn không thay đổi các tính chất về kênh như các kết quả trong [42]. Mặt khác, các nhóm kết quả đạt được tỉ lệ lỗi kí tự thấp là của mô hình SCM do mô hình SCM là mô hình thực nghiệm dựa trên các kết quả đo nên mô hình có tính chính xác cao hơn. Các trường hợp sử dụng mô hình một vòng tròn Onering có thể cho rằng đó là các kết quả xấu hơn do mô hình Onering là mô hình hình học tán xạ. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ là các vấn đề của mạng adhoc MIMO- OFDMA, tức là các node mạng (các thuê bao) dưới dạng node ẩn và node hiện sẽ thực hiện liên kết với nhau trên mô hình kênh không gian có ảnh hưởng của fading và đa đường truyền. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN Bài báo hội thảo quốc tế: 1. Nguyen Canh Thuong, Nguyen Van Duc, PhuongDang, Luong PhamVan, Nguyen Thu Nga, and Mathias Patzold, (2012), “A performance study of LTE MIMO- OFDM systems using the extended one-ring MIMO channel model” in International Conference of Advanced Technologies for Communications, pp. 263– 268, Oct. 2012. 2. Nga Nguyen, Bach Tran, Quoc Khuong Nguyen, Van Duc Nguyen, and Byeungwoo Jeon, (2014), “An Investigation of the Spatial Correlation Influence on Coded MIMO-OFDM system” in International Conference on Ubiquitous Information Management and Communications (IMCOM), vol. 3. 3. Thu Nga Nguyen, Xuan Lai, Bach Tran, Quoc Khuong Nguyen, Trung Dung Nguyen, and Van Duc Nguyen, (2014), “Performance Analysis of the VBLAST Algorithm for MIMO-OFDMA Systems on Spatial Correlated Channels” in International Conference of Computing, Management and Telecommunications (Com Man Tel). 4. Thu Nga Nguyen, Bach Tran, and Van Duc Nguyen, (2014), “A code scheme SFBC on 3GPP Channel Model in Correlated MIMO-OFDMA system”, in The International Conferences on Advanced Technologies for Communications (ATC 2014), pp. 1–6. 5. Bach Tran, Nga Nguyen, Van Duc Nguyen, and Byeungwoo Jeon, (2016), “Influence of the spatial correlation properties on coded MIMO-OFDM system performance based on SCM in Urban Microcell environment”, in International Conference on Ubiquitous Information Management and Communications (IMCOM). Tạp chí các trƣờng Đại học Khoa học và Kỹ thuật: 6. Nga Nguyen, Bach Tran, and Van Duc Nguyen, (2014), “The correlation properities of spatial and Onering channel Model”, in Journal of Science and Technology Technique Universities, Vol.101, no. ISSN 0868–3980, pp. 111–117. 7. Nga Nguyen, Bach Tran, and Van Duc Nguyen, (2014), “A comparision of 3GPP and geometrical channel models on correlated MIMO-OFDMA system” in Journal of Science and Technology Technique Universities, Vol 102, no. ISSN 0868–3980, pp. 43–49. Tạp chí Wireless Communication and Mobile Computing (SCE - IF:0.922) NCS đã được chấp nhận bài báo đăng tạp chí WCM ID 2730 và đang trong quá trình xuất bản 8. Thu Nga Nguyen, Van Duc Nguyen, (2016), “A performance comparison of the SCM and the Onering channel modeling method for MIMO-OFDMA systems", in Journal of Wireless Communication and Mobile Computing.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_mot_so_mo_hinh_kenh_khong_gian_va_tac_dong_c.pdf