Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp

phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy

nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải

từ chính hoạt động nuôi tôm. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải NTTS. Cho đến nay,

có rất nhiều nghiên cứu về công nghề xử chất thải trên thế giới cũng như ở vn. Tuy nhiên, các công

nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau. Để nghề NTTS nói chung và nghề nuôi tôm thẻ

nói riêng phát triển bền vững, và để bảo vệ môi trường tự nhiên, các mô hình xử lý nước thải được

tổng hợp, phân tích nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các

hộ nuôi thủy sản có cái nhìn tổng quát về các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện VN và

có thể áp dụng đặc biệt tại vùng Bắc Trung Bộ. Để từ đó có thể, lựa chọn mô hình xử lý nước thải

phù hợp với điều kiện cụ thể của chính mình. Kết quả là, 17 mô hình xử lý nước thải NTTS (gồm 8

công nghệ nước ngoài và 9 mô hình trong nước) đã được lựa chọn. Các mô hình này phù hợp với

điều kiện củaViệt Nam và đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi tôm thẻ đặc biệt tại Bắc Trung

Bộ. Các mô hình này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thấp, thân

thiện với môi và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

Từ khóa: Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thủy sản, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước thải nuôi tôm.

pdf 9 trang Bích Ngọc 05/01/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ

Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 1
TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC 
THẢI CHO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) 
VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
 Hà Văn Thái; Phí Thị Hằng 
Viện Nước, Tưới tiêu và môi trường 
Phan Thị Ngọc Diệp 
Viện Nghiên cứu Kinh tế Thủy Sản. 
Trần Trung Dũng 
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp 
phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy 
nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải 
từ chính hoạt động nuôi tôm. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải NTTS. Cho đến nay, 
có rất nhiều nghiên cứu về công nghề xử chất thải trên thế giới cũng như ở vn. Tuy nhiên, các công 
nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau. Để nghề NTTS nói chung và nghề nuôi tôm thẻ 
nói riêng phát triển bền vững, và để bảo vệ môi trường tự nhiên, các mô hình xử lý nước thải được 
tổng hợp, phân tích nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các 
hộ nuôi thủy sản có cái nhìn tổng quát về các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện VN và 
có thể áp dụng đặc biệt tại vùng Bắc Trung Bộ. Để từ đó có thể, lựa chọn mô hình xử lý nước thải 
phù hợp với điều kiện cụ thể của chính mình. Kết quả là, 17 mô hình xử lý nước thải NTTS (gồm 8 
công nghệ nước ngoài và 9 mô hình trong nước) đã được lựa chọn. Các mô hình này phù hợp với điều kiện củaViệt Nam và đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi tôm thẻ đặc biệt tại Bắc Trung 
Bộ. Các mô hình này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thấp, thân 
thiện với môi và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. 
Từ khóa: Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thủy sản, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước thải nuôi tôm. 
Summary: In recent years, white leg shrimp culture (Litopenaeus vannamei) has an important role in the 
economy of Vietnam in general and the North Central Province in particular. However, along with economic 
development issues is the environmental pollution problem and shrimp disease caused by waste from the 
shrimp farming activities. The optimal solution to this problem is treating wastewater from the shrimp culture. 
So far, there are many studies on waste treatment technologies in the world as well as in Vietnam. . However, 
these technologies are scattered in different studies. To develop sustainable aquaculture and to protect the 
natural environment, the wastewater treatment model are aggregated, analyzed in order to provide for the 
managers scientist and famers an overview of the wastewater treatment technologies that is suitable to 
Vietnam conditions, and especially, this technologies can be applied in the North Central of Vietnam. So that, 
we can choose the best wastewater treatment model. As a result, 17 wastewater treatment models (8 foreign 
technologies and 9 domestic models) were chosen. This models well fit with the conditions of Vietnam and can 
applied to treat wastewater from white leg shrimp farming in the North Central of Vietnam. These models 
simple operation, high efficiency, stability, low investment cost, eco-friendly and fit water quality standards 
before discharging into the natural environment. 
Keyworlds: North Central of Vietnam, Aquaculture, Litopenaeus vannamei, wastewater treatment. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG* 
Thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh 
tế Việt Nam, nuôi tôm công nghiệp chiếm tỷ 
Ngày nhận bài: 20/3/2017 
Ngày thông qua phản biện: 28/4/2017 
Ngày duyệt đăng: 15/5/2017 
trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông 
nghiệp. Từ đầu của thập kỷ 90 đến nay, 
chương trình nuôi tôm công nghiệp phát triển 
khá mạnh. Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng 
đã đạt được đỉnh cao từ 2,98 tấn/ ha/ vụ nuôi 
(2005) đến 80-100 tấn/ha/vụ nuôi (nuôi siêu 
thâm canh) (Tổng cục thủy sản, 2015). Các ao 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 2
nuôi tôm được xây dựng trên các vùng đất 
trũng ven biển, ven đầm phá, trên đất sản xuất 
nông nghiệp kém hiệu quả và trên các vùng 
đất cát ven biển còn bị bỏ hoang hóa. Năm 
2001 tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi thử 
nghiệm ở 03 công ty thuộc 3 tỉnh Bạc Liêu, 
Quảng Ninh và Phú Yên. Đến năm 2008, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(BNN&PTNT) mới chính thức cho phép phát 
triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh phía 
Nam (chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS). Từ đó 
đến nay, tôm thẻ chân trắng đã được phát triển 
nuôi tại 30 tỉnh thành trên cả nước với diện 
tích 84.000 ha (2015) (Tổng cục Thống kê, 
2015). Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch hoặc 
quy hoạch không được thực hiện triệt để, nuôi 
trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ nói 
riêng phát triển tự phát, quy mô và phương 
thức nuôi đa dạng, không được tập huấn, 
hướng dẫn đầy đủ, vấn đề môi trường chưa 
được chú trọng. Chính vì vậy, chất thải từ hoạt 
động nuôi trồng thủy sản được thải ra môi 
trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường đất, 
nước mặt, nước ngầm (Nguyễn Thanh Sơn, 
2015; Nguyễn Quang Hưng 2015) và là 
nguyên nhân lan truyền dịch bệnh tại các vùng 
nuôi thủy sản. Tác động của chất thải từ khu 
nuôi trồng thủy sản đã được đánh giá từ rất 
lâu, các giải pháp cũng đã được đề cập tới, tuy 
nhiên hiệu quả chưa cao (Phan Thị Ngọc Diệp, 
2005; Nguyễn Quang Hưng 2015). Để bảo vệ 
môi trường và nuôi thủy sản bền vững, các 
phương án xử lý nước thải cho khu nuôi trồng 
thủy sản cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm 
và cũng đã mang lại kết quả nhất định. Tuy 
nhiên các công nghệ này tản mạn trong các 
công trình khác nhau vì vậy khó cho các doanh 
nghiệp, người dân và các nhà quản lý lựa chọn 
mô hình xử lý nước thải thích hợp. Chính vì 
vậy, tổng quan, phân tích các mô hình xử lý 
nước thải cho NTTS nói chung và nuôi tôm 
thẻ chân trắng nói riêng là một nhiệm vụ cấp 
bách hiện nay. Các mô hình này có thể áp 
dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân 
trắng vùng Bắc Trung Bộ. 
2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN 
TRẮNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 
VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
Vùng Bắc Trung Bộ có chiều dài đường bờ 
biển khoảng 700km và khoảng 200 con sông 
có cửa đổ ra biển nên rất thuận lợi cho phát 
triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Năm 
2013, tổng diện tích nuôi tôm khu vực Bắc 
Trung Bộ là 10.944 ha, trong đó, diện tích nuôi 
tôm thẻ chân trắng là 5.271 ha chiếm 48%. 
Hình thức đang được nuôi phổ biến nhất là 
nuôi bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC) 
trên cát. Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng 
theo hình thức BTC và TC năm 2013 đạt bình 
quân đạt 3,1 tấn/ha, cao nhất có thể đạt 8 – 10 
tấn/ha; Nuôi TC trên cát đạt bình quân 11,2 tấn 
/ha, điển hình có những hộ nuôi đạt 15 – 25 
tấn/ha/vụ thu lãi từ 500 triệu đến 2 tỷ 
đồng/ha/vụ. Với hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên 
cát mang lại, hình thức nuôi này đang được 
đầu tư khai thác triệt để tại khu vực Bắc Trung 
Bộ [21]. 
Theo kết quả khảo sát của Viện Nước, Tưới 
tiêu và Môi trường, năm 2015 [21]. Các tỉnh 
vùng Bắc Trung Bộ chưa có quy hoạch riêng 
cho nuôi tôm thẻ chân trắng. Phần lớn diện 
tích nuôi tôm thẻ chân trắng nằm trong vùng 
quy hoạch tổng thể cho nuôi tôm nói chung 
của tỉnh. Hầu hết tất cả các mô hình nuôi tôm 
không có hệ thống cấp, thoát nước và xử lý 
nước thải riêng biệt. Các ao nuôi được xử lý 
nước cấp trực tiếp trong ao nuôi và thoát trực 
tiếp nước thải ra môi trường bên ngoài không 
qua xử lý. Với diện tích nuôi tôm lớn, đây 
chính là nguyên nhân gây suy thoái môi 
trường và lây lan dịch bệnh. Trước tình trạng 
môi trường bị suy thoái, dịch bệnh ngày càng 
tăng, vùng nuôi tôm Bắc Trung Bộ rất cần các 
công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều 
kiện của địa phương. 
3. CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ THỂ ÁP 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 3
DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO 
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRĂNG 
(LITOPENAEUS VANNAMEI) VÙNG BẮC 
TRUNG BỘ 
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ 
xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên 
hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và xã hội của chúng 
còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của 
từng đối tượng, điều kiện hạ tầng, hệ thống tổ 
chức quản lý sản xuất Xử lý nước thải bằng 
phương pháp sinh học là một trong những 
hướng sử dụng phổ biến nhất do hiệu quả xử 
lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thấp. Phương 
pháp sử dụng hệ sinh học trong điều kiện tự 
nhiên (công nghệ sinh thái) cũng được sử dụng 
từ rất sớm tại nhiều nước công nghiệp phát 
triển do vốn đầu tư ít và vận hành đơn giản. 
Cho đến nay, công nghệ này vẫn được phát 
triển, thịnh hành. Phương pháp sử dụng hệ 
sinh học phổ biến hiện nay là: Phương pháp sử 
dụng hệ vi sinh vật; Phương pháp sử dụng hệ 
động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm; 
Phương pháp Hồ sinh học; Các hệ thống đất 
ngập nước 
3.1. Một số mô hình xử lý nước thải nuôi 
trồng thủy sản trên thế giới có thể áp dụng 
để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân 
trăng vùng Bắc Trung Bộ 
1. Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng 
sinh học kết hợp nhiều công đoạn [12] 
Xử lý bằng hồ lắng và các tầng sinh vật theo 
chuỗi thức ăn, kết hợp thả các loại tảo lớn 
(Ulva sp.; Gracilaria sp) trong các hồ nuôi để 
hấp thụ các thành phần dinh dưỡng dư thừa, 
thu hồi sinh khối tảo. Quá trình sử dụng kết 
hợp các công đoạn nêu trên trong xử lý nước 
thải nuôi trồng thủy sản có thể tuần hoàn sử 
dụng nguồn nước mà không thải nước thải ra 
môi trường. Diện tích cần sử dụng cho các 
công trình xử lý bằng 65% diện tích ao nuôi để 
có thể tuần hoàn nước thải. 
Ưu điểm: Tiết kiệm được nguồn nước, xử lý 
triệt để sự ô nhiễm môi trường nước trong ao 
nuôi. 
Nhược điểm: yêu cầu diện tích xử lý lớn, quá 
trình tăng mặn do bay hơi nước và sự lắng 
đọng ở tầng đáy sẽ tăng lên vì vậy cần được 
thường xuyên kiểm tra tại các hồ nuôi để tránh 
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hiệu 
quả nuôi trồng thủy sản. 
2. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rừng ngập 
mặn và tái sử dụng nước cho các ao nuôi 
tôm [8] 
Mô hình thử nghiệm với quy mô 5x5m, được 
trồng 7 loại cây khác nhau với tổng cộng 2.500 
cây. Sau khi thử nghiệm, các cây ngập mặn 
phát triển tốt và nước sau xử lý được tái sử 
dụng cho các ao tôm. Sau đó, mô hình được 
mở rộng với 8,5 ha rừng ngập mặn được trồng 
để xử lý nước thải cho các trang trại nuôi tôm 
trong vùng. Ngoài ra, còn có hệ thống xử lý 
theo quy mô hệ thống hồ tái sử dụng nước thải 
thông qua việc lắng đọng và xử lý sinh học. 
Các hồ được liên kết với nhau và kết hợp trồng 
các loại thực vật trong hồ để hấp thụ các chất 
dinh dưỡng (ô nhiễm hữu cơ). 
Ưu điểm: Tiết kiệm được nguồn nước, xử lý 
được sự ô nhiễm môi trường nước trong ao 
nuôi và mô hình thân thiện với môi trường. 
Nhược điểm: yêu cầu diện tích xử lý lớn, phải 
có rừng ngập mặn.. 
3. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng bãi lọc cát 
có kết hợp nuôi giun nhiều tơ [12] 
Chủng giun (Perinereis nuntia and P. helleri) 
vừa có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng 
trong nước thải vừa đảm bảo cho vật liệu lọc 
cát không bị tắc. Mô hình thử nghiệm được 
triển khai với tốc độ lọc 1,5m3/m2/ngày, chỉ 
cần 1ha bãi lọc có thể đáp ứng khả năng xử lý 
nước cho 10ha hồ nuôi tôm. Thành phần dinh 
dưỡng của giun được phân tích và xác đinh với 
các hàng lượng axit amin, lượng chất béo so 
với giun nuôi trong điều kiện thường. Khối 
lượng giun thu được (300 – 400g/m2 trong 
khoảng thời gian 16 tuần) có thể được sử dụng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 4
lại làm mồi và thức ăn. 
Ưu điểm: công nghệ rất đơn giản trong đầu tư 
và vận hành. Hiệu quả xử lý rất tốt đối với các 
chất rắn lơ lửng trong nước thải, xử lý tổng 
Nitơ và Photpho đạt 48.8% và 67.5%. 
Nhược điểm: Yêu cầu có vị trí thải phải rộng, 
ven biển. 
4. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng hồ nuôi cá 
đuối ăn tạp kết hợp với bãi lọc đứng nhân 
tạo [3] 
Sử dụng cá đuối xám (Mugil cephalus L.) giúp 
giảm hàm lượng ô nhiễm hữu cơ từ thức ăn 
thừa và bãi lọc nhân tạo để tách cặn lơ lửng 
trong nước thải. Việc sử dụng cá đuối ăn tạp 
trong hồ xử lý giúp xử lý chất ô nhiêm hữu cơ 
trong nước, giảm sự phát triển của tảo, duy trì 
lượng oxy hòa tan trong nước. 
Ưu điểm: có hiệu quả kinh tế ngoài việc từ 
tôm còn có thu nhập từ cá, xử lý được sự ô 
nhiễm môi trường nước trong ao nuôi. 
Nhược điểm: yêu cầu diện tích xử lý lớn, phải 
có bãi lọc đứng nhân tạo. 
5. Sử dụng đất ngập nước để xử lý nước thải 
nuôi trồng thủy sản 
Đất ngập nước với thời gian lưu nước 5 ngày 
có thể xử lý BOD5 đạt 70,5%, giảm TSS 
(81,9%), Chlorophyl (91,9%), amoni (61,5%) 
và hàm lượng Nitơ (68,0%). Kết quả cho thấy, 
nồng độ các chất ô nhiễm trên trong hồ tuần 
hoàn có sử dụng đất ngập nước thấp hơn so 
với nước trong hồ điều hòa không ứng dụng 
đất ngập nước. Sử dụng đất ngập nước xử lý 
nước thải và tuần hoàn nguồn nước cho ao 
nuôi giúp tăng sản lượng ao nuôi, tăng tỷ lệ 
các loài ưu tiên và giảm tỷ lệ thức ăn cung cấp. 
6. Sử dụng tảo đỏ Gracilaria lichenoides để 
làm giảm lượng thức ăn dư thừa (ô nhiễm 
dinh dưỡng) trong nước thải nuôi trồng thủy 
sản [24]: 
Tảo đỏ có thể hấp thụ các thành phần ô nhiễm 
Nitơ vô cơ và Photpho vô cơ, đồng thời ổn 
định lượng oxy hòa tan trong nước. Kết quả 
cho thấy, lượng tôm thu hoạch đạt 506,5kg 
tôm/0,5ha và 210,5kg cá/0,5ha trong ao có kết 
hợp nuôi tảo, trong khi ở ao không có tảo chỉ 
đạt 53,5kg cá và 163kg cá do nguyên nhân 
lượng oxy hòa tan bị giảm mạnh. Ngoài ra, sự 
có mặt của tảo đỏ góp phần hạn chế sự phát 
triển của các loài tảo độc cũng như dễ dàng 
kiểm soát được sinh khối của tảo biển. 
Ưu điểm: điều kiện môi trường (BOD, COD, 
IN, IP và Chlorophyl-a) được kiểm soát tốt 
hơn; tảo đỏ còn được sử dụng làm thức ăn cho 
Bào ngư hoặc các loài hải sản khác, mang lại 
hiệu quả kinh tế cao. 
Nhược điểm: giống tảo chưa được bán thông 
dụng. 
7. Xử lý nước thải nuôi tôm và tuần hoàn tại 
Thái Lan: 
+ Mô hình 1: Dùng mô hình trồng rong kết 
hợp với nuôi sò để xử lý nước thải nuôi tôm, 
sau đó qua lọc cát và cấp lại cho ao nuôi tại 2 
tỉnh Chanthaburi và Songkhala – Thái Lan 
cho thấy lượng amoni và BOD bị hấp thu bởi 
rong biển là 100% và 39% sau 24 giờ 
(Darooncho, 1991). 
+ Mô hình 2: Nuôi Tôm kết hợp nuôi cá rô phi 
đơn tính: việc nuôi kết hợp tôm nước lợ với cá 
rô phi đang trở nên phổ biến trong vài năm gần 
đây (Yang Yi, K. Fitzsimmons, 2002). Các 
hình thức nuôi kết hợp gồm: nuôi cá rô phi 
trực tiếp trong ao tôm, nuôi cá rô phi trong 
lồng hay đăng quầng lưới trong ao tôm, nuôi 
cá rô phi trong ao lắng – chứa nước cấp cho ao 
nuôi tôm, hình thức nuôi tôm luân canh với cá 
rô phi sau khi dịch bệnh xảy ra. Khi so sánh 
hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi tôm kết hợp với 
cá rô phi cho kết quả cao hơn nuôi tôm đơn và 
cũng cao hơn nuôi luân canh tôm và cá rô phi. 
Mô hình nuô ... nh 1: Trang trại có ao xử lý nước thải 
riêng biệt: Nước thải từ ao nuôi tôm bơm vào 
ao xử lý (ao nuôi cá rô phi và trồng rong). Sau 
khi xử lý, nước được cấp lại cho ao nuôi tôm. 
Tôm khi thả nuôi được 45 ngày tiến hành bơm 
đáy ao cho vào ao nuôi cá rô phi, cá sẽ xử lý 
các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước làm cho 
nước sạch lần 1. Sau 7 ngày nước từ ao cá 
được chuyển sang ao rong sẽ được rong hấp 
thụ các chất vi lượng làm cho nước sạch lần 2 
để cung cấp cho ao nuôi tôm. Đây là quy trình 
nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc thú y 
thủy sản và khép kín nguồn nước. 
+ Mô hình 2: Ao nuôi có sử dụng cá rô phi 
trực tiếp: Cắm các giai rô phi trực tiếp trong 
các ao nuôi tôm. Các chất hữu cơ lơ lửng của 
thức ăn tôm dư thừa sẽ được quạt nước đẩy 
vào giai làm thức ăn cho cá rô phi. Ngoài ra 
chính lượng phân thải từ cá rô phi là mô hình 
thuận lợi cho sự phát triển và một số loài vi 
sinh vật có lợi cho tôm phát triển. 
Kết quả ban đầu khá tốt: mô hình 1 (7,3 ha) 
sau khi thả nuôi khoảng 90 ngày đã cho thu 
hoạch. Tiền lãi trung bình trên 100 triệu 
đồng/ha. Đặc biệt hộ ông Huỳnh Duyên làm 
theo mô hình 1 với 0,4 ha nuôi tôm, 0,3 ha cá 
và rong sau 85 ngày thả nuôi đã thu lãi 70 
triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Tịnh 0,5 ha nuôi 
tôm và 0,3 ha cá, rong; sau 91 ngày thả nuôi 
đã thu lãi trên 80 triệu đồng. Điều quan trọng 
hơn là chất thải nuôi tôm được xử lý và cung 
cấp lại cho ao nuôi tôm, giảm ô nhiểm môi 
trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi 
trường vùng nuôi. 
2. Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm sử 
dụng các đối tượng sinh học tại Cà Mau [25] 
Mô hình được thực hiện tại khu nuôi tôm công 
nghiệp có 3 ao nuôi với mật độ 25 con/m2. Hệ 
thống xử lý gồm 1 rãnh lắng bùn, một ao xử lý 
và một ao chứa. Nước thải từ khu nuôi tôm sẽ 
được bơm ra ao xử lý có thả sò huyết mật độ 
80 con/m2. Hút bùn sẽ dược chuyển qua rãnh 
lắng bùn sau đó mới chuyển sang ao xử lý. 
Nước được để trong ao xử lý sau khoảng 15 
ngày sẽ chuyển sang ao chứa. Trong ao chứa 
có thả thêm cá vược và cá rô phi để tăng hiệu 
quả xử lý, thanh lọc cho đến khi nước có chất 
lượng bình thường thì đưa tuần hoàn trở về ao 
nuôi theo chu trình khép kín mà không cần 
dùng đến những hóa chất xử lý nước hay thải 
ra môi trường. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 6
Kết quả sau 4 – 5 ngày đưa nước thải ra ao xử 
lý hiệu quả xử lý N-NH4+ đạt trên 90%; hiệu 
suất xử lý BOD sau 13 ngày đạt trên 80%. 
Hàm lượng N-NO2-, N- NO3-, P-PO43- đều đạt 
dưới tiêu chuẩn cho phép. 
3. Công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải 
nuôi tôm công nghiệp tại Cà Mau [25] 
Hệ thống gồm có: một ao xử lý lọc s inh học 
dùng chứa nước thải có thả sò huyết và một 
số loài cá có tác dụng thanh lọc môi trường 
diện tích 1.500m2. Ao nuôi chính và ao lắng 
chứa nước đã qua xử lý lọc sinh học, đều có 
diện tích 2.000m2/ao. Các ao khi xây dựng 
chỉ ủi lấy lớp đất mặt 40 - 50cm để đắp thành 
các bờ bao đảm bảo cho mực nước trong ao 
luôn sâu trên 1,2m, đạt chuẩn nuôi tôm công 
nghiệp. Trong hệ thống này, trung bình cứ 
nửa tháng nước nhiễm bẩn của ao nuôi chính 
được đưa ra chứa từ 7- 10 ngày trong ao xử lý 
để nhờ hệ thống sinh vật lọc sinh học làm 
sạch, rồi đưa sang ao lắng tiếp tục trữ cho đến 
khi các yếu tố môi trường thật ổn định 
(khoảng 7-10 ngày) sẽ dùng châm thêm hoặc 
thay cho ao nuôi chính. Cứ thế nước trong ao 
nuôi lại tuần hoàn trong chu trình khép kín 
mà không cần xả ra môi trường. 
4. Sử dụng rong sụn hấp thụ muối amoni [25] 
Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm 
giúp xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm 
bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình 
nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp 
cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong 
chất đáy ao nhanh và hấp thụ các sản phẩm 
phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào 
việc xử lý, làm vệ sinh ao, không gây ô nhiễm 
tới vùng xung quanh. Ngoài việc giúp xử lý ô 
nhiễm đáy ao, người nông dân còn có nguồn 
thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển 
vụ. Gọi là nguồn thu phụ vì so với lợi nhuận thu 
từ nuôi tôm cao hơn, song nguồn thu từ trồng 
rong sụn hiện nay không phải là nhỏ. 
Chỉ sau 24 giờ, hàm lượng amoni trong nước 
từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn 830,10 mg/l 
đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 
20%. Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật độ rong đã 
làm cho hàm lượng amoni trong nước giảm đi 
hơn 80% và giữ ở mức đó cho tới ngày thứ 10, 
chỉ còn 10 % so với ngày đầu. Ðối với 
photpho, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 
30 đến 60%. 
5. Mô hình xử lý nước để nuôi trồng thuỷ sản 
đa ao kết hợp nuôi cá và heo [23] 
Với diện tích 14.000 m2 chia 5 ao, ao thứ nhất 
dùng để lắng nước khi nước ổn định, khai 
thông qua ao thứ 2 và thứ 3 để nuôi cá. Ao thứ 
4 ngoài việc nuôi cá, còn xây chuồng nuôi heo 
và trồng cây thuỷ sinh như rau muống, lục 
bình để lắng lọc nguồn nước thải sau đó mới 
cho nước chảy vào ao thứ 5. Ngoài ra, hàng 
tuần dùng vôi và một số chế phẩm sinh học để 
xử lý nguồn nước thải, kết hợp nuôi cá và nuôi 
heo đều đạt hiệu qủa cao, nguồn nước được xử 
lý tốt không gây ô nhiễm môi trường. 
6. Xử lý tổng amoni nitơ (TAN) trong nước 
thải nuôi tôm chân trắng ở tỉnh Thừa 
Thiên Huế [19] 
Nghiên cứu này sử dụng 3 phương pháp là 
tầng cấp, quạt nhím và sục khí cho việc xử lý 
khí NH3 và làm tăng hàm lượng DO trong 
nước thải nuôi tôm chân trắng. Kết quả thí 
nghiệm cho thấy cả 3 phương pháp xử lý đều 
có khả năng ứng dụng cho việc làm tăng hàm 
lượng DO và giảm TAN cho nước thải nuôi 
tôm chân trắng, trong đó phương pháp tầng 
cấp có hiệu quả cao nhất. Mức giảm TAN 
trung bình là 1,811 ± 0,139 mg/L sau 1 giờ xử 
lý bằng phương pháp tầng cấp, sau 3 giờ xử lý 
lượng TAN trong nước thải giảm xuống 
86,41±0,516%. Đối với yếu tố DO thì chỉ sau 
1 giờ xử lý hàm lượng DO trong nước thải 
tăng lên trung bình là 2,333 ± 0,289 mg/L và 
DO > 4 mg/l đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong 
khi đó nếu không xử lý thì DO chỉ tăng lên 
không đáng kể (0,333 ± 0,118 mg/l). 
7. Sử dụng bể lọc sinh học hiếu khí có lớp 
đệm ngập nước [13] 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 7
Kết quả nghiên cứu xử lý nước thải nuôi tôm 
bằng hệ thống lọc sinh học có lớp đệm ngập 
nước sử dụng vật liệu bám là sợi acrylic ở các 
tải trọng hữu cơ khác nhau (SAFB) cho thấy 
khả năng xử lý tốt nước thải nuôi tôm trên cát 
với hiệu suất loại COD đạt 73,7% và hiệu suất 
loại NH4-N đạt 97,4% ở tải trọng 1,2 kg-
COD/m3/ngày, COD đầu ra đạt yêu cầu xả thải 
theo cột A, QCVN 24:2009/BTNMT. Hiệu 
suất xử lý COD giảm dần khi tải trọng hữu cơ 
tăng, nhưng đa số đầu ra vẫn đạt yêu cầu theo 
tiêu chuẩn. Mức độ sinh bùn quan sát được 
khá thấp, chỉ 0,7g-SS/ngày hay 0,4g-SS/g-
COD bị xử lý do sự có mặt của các vi sinh vật 
ở bậc dinh dưỡng cao hơn vi khuẩn tạo ra 
chuỗi thức ăn trên lớp bùn dính bám. 
8. Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ 
của cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá đối 
(Mugil cephalus) và ốc đinh (Cerithidea 
obtusa) trong nước thải nuôi tôm chân trắng 
thâm canh” [22] 
Mô hình xử nước thải nuôi thủy sản bao gồm 4 
nhóm sinh vật: cá ăn mùn bã hữu cơ; động vật 
thân mềm; động vật đáy ăn hữu cơ; vi sinh vật 
phân hủy hữu cơ. Ngoài ra, còn có các loại 
rong hấp thụ dinh dưỡng hòa tan như rong câu, 
rong sụn. Mật độ nuôi cho từng đối tượng: Đối 
với cá đối mật độ nuôi tốt nhất cho việc xử lý 
chất hữu cơ trong nước thải tôm chân trắng là 
50 con/m3, cá rô phi là 5 con/m3 và ốc đinh là 
250 con/m3. Các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS 
sau 8 ngày thí nghiệm ở tất cả các đối tượng 
đều đạt tiêu chuẩn thải theo thông tư 
44/2010/TT-BNNPTNT. 
9. Mô hình nuôi tôm Ứng dụng nhuyễn thể 
hai vỏ trong xử lý nước thải nuôi tôm [25] 
Nhuyễn thể được ghi nhận như là một nhà máy 
làm sạch nước với tập tính ăn lọc chính vì vậy 
chất lượng nước có thể được cải thiện. Hoạt 
động lọc nước của sò và vẹm được coi như 
nhưng cỗ máy lọc sinh học vĩ đại. Một con 
vẹm có thể lọc được từ 2 – 5 lít nước/giờ và 
một chuỗi vẹm có thể lọc được 90.000 lít 
nước/ngày [25]. Phần lớn chất hữu cơ được lọc 
bởi vẹm được tích tụ dưới dạng pseudofeces 
(phân giả). Khi nuôi với mật độ cao khoảng 
một nửa lượng phân này sẽ được chuyển thành 
thức ăn dưới dạng các vẩn cặn. 
Đặc tính lọc nước và hiệu quả lọc nước của 
các loài nhuyễn thể 2 vỏ là khá rõ ràng. Xét 
trong điều kiện tự nhiên, sinh cảnh, ngao 
(Meretrix meretrix) và nghêu (Meretrix lyrata) 
điều kiện sống của chúng là cần nền đáy có 
cấu trúc pha cát, nếu sống trong nền đáy dạng 
bùn sình sẽ bị chết đặc biệt không phù hợp với 
điều kiện nuôi nước tĩnh hoàn toàn. 
4. KẾT LUẬN 
17 mô hình xử lý nước thải nuôi trồng thủy 
sản trong và ngoài nước bằng phương pháp 
sinh học thân thiện với môi trường đã được 
tổng hợp, phân tích và mô t ả. Các mô hình 
này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, 
ổn định và chi phí đầu tư thấp, phù hợp với 
điều kiện ở Việt Nam nói chung và vùng 
Bắc Trung Bộ nói riêng. Các mô hình này 
đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi 
thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ nói 
riêng t ại Việt Nam; 
Việc mô tả, phân tích ưu nhược điểm của 17 
mô hình xử nước thải nuôi trồng thủy sản 
trong và ngoài nước có vai trò quan trọng giúp 
các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh 
nghiệp, các hộ nuôi thủy sản có cái nhìn tổng 
quan các công nghệ xử lý nước thải thân thiện 
với môi trường mang lại hiệu quả kinh tế và 
chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa 
ra môi trường tự nhiên;. 
Các doanh nghiệp, các hộ nông dân có thể 
tham khảo, lựa chọn mô hình xử lý nước 
thải phù hợp với điều kiện các điều kiện cụ 
thể của từng đối tượng nuôi, điều kiện hạ 
tầng, hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của 
chính mình. 
Lời cảm ơn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 8
Bài báo là một phần sản phẩm kết quả nghiên 
cứu của đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải 
pháp, công nghệ xử lý và cấp thoát nước 
(mặn, ngọt) chủ động cho các khu nuôi tôm 
thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc 
Trung Bộ”. Tác giả chân thành cảm ơn cơ 
quan chủ quản Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn đã tạo thuận lợi giúp đề tài hoàn 
thành nhiệm vụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng 
trên thế giới và Việt Nam. 
 Truy cập website  
[2] Đặng Đình Kim 2003-2005, “Nghiên cứu xử lý bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh” - Viện 
Nghiên cứu NTTS I 
[3] Dirk Erler, Peter Pollard, Peter Duncan, Wayne Knibb “Treatment of shrimp farm effluent 
with omnivorous finfish and artificial substrates” Aquaculture Research, 35 (9), 816–827, 
7/2004 
[4] Gonçalves, A. A. and G. A. Gagnon, 2011, “Ozone Application in Recirculating 
Aquaculture System: An Overview”, Ozone: Science & Engineering, 33(5), 345-367. 
[5] Hauser, J. R., 1984, “Use of water hyacinth aquatic treatment systems for ammonia control 
and effluent polishing”, Journal (Water Pollution Control Federation), 219-225. 
[6] Lâm Minh Triết 2002-2003, “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nhằm đảm 
bảo an toàn môi trường vùng nuôi tôm ven biển” - Viện Môi trường và Tài nguyên 
[7] Lê Thị Siêng 2001-2003 , “Nghiên cứu diễn biến môi trường nước do hoạt động nuôi tôm 
ở tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau ảnh hưởng tới môi trường và đề xuất các biện pháp khắc phục” - 
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; 
[8] Lin, Y. F., S. R. Jing, et al., 2002, “Nutrient removal from aquaculture wastewater using a 
constructed wetlands system”, Aquaculture, 209(1-4), 169-184. 
[9] Nguyễn Hồng Sơn, 2012-2015, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để xử 
lý môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng NTTS tại các tỉnh 
ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL” - Viện Môi trường Nông nghiệp 
 [10] Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Anh Tuấn, 2015. Tổng quan các 
phương pháp xử lý có khả năng áp dụng để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tại tỉnh 
Quảng Trị. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Đâị học Tự nhiên và Công nghệ, tập 31, số 1S ( 
39-47) 
[11] Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Tiền Giang, Nguyễn Quang Hưng, 
2013. Đánh giá các nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị, Tạp chí 
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, số 1S, 134- 140 
[12] Paul J. Palmer “Polychaete ass isted and filters prawn farm wastewater remediat ion 
trial Nat ional landcare programme innovation grant ” Technical Report, 60945, 1- 
61, 2008. 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 9
[13] Phan Thị Hồng Ngân, Phạm Khắc Liệu, 2012, “Đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi 
trồng thủy sản nước lợ của bể lọc sinh học hiếu khí có lớp đệm ngập nước”, Tạp chí khoa 
học, Tập 74B, Số 5, 113-122. 
[14] Phan Thị Ngọc Diệp và nnk, 2005. Đánh giá tác động môi trường Đầm Nại và đề xuất các 
biện pháp xử lý. Báo cáo lưu tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 150 tr. 
[15] Phan Thị Ngọc Diệp, 2005. Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi tôm trên cát 
khu vực ven biển miền trung thuộc tỉnh ninh thuận. Báo cáo lưu tại Viện Kinh tế và Quy 
hoạch thủy sản, 31 tr. 
[16] Tổng cục thống kê, các số liệu về Thủy sản 
 Truy cập website  
[17] Tổng cục thống kê, 2015. Tình hình kinh tế xã hội 2015. Truy cập webside: 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507. 
[18] Tổng cục thủy sản, 2015. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao - hướng đi mới nâng cao 
năng suất và chất lượng. truy cập website 
san/b-nuoi-thuy-san/nuoi-tom-tham-canh-cong-nghe-cao-huong-111i-moi-nang-cao-nang-
suat-va-chat-luong/ngày (23/07/2015). 
[19] Trương Văn Đàn, Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Lịch, Võ Thị Phương Anh. Trường Đại 
học Nông Lâm, Đại học Huế, 2012, “Nghiên cứu xử lý tổng amoni nitơ (TAN) trong nước 
thải nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở công ty cổ phần Trường Sơn, tỉnh Thừa 
Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2. 
[20] Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, 2012, Dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành 
nuôi trồng thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. 
[21] Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 2015, “(Báo cáo hiện trạng môi trường khu nuôi tôm 
thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc trung Bộ năm 2015”. 
[22] Võ Đức Nghĩa, Lê Thị Thu An, Nguyễn Quang Lịch, 2015 “Nghiên cứu khả năng xử lý 
chất hữu cơ của cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá đối (Mugil cephalus) và ốc đinh 
(Cerithidea obtusa) trong nước thải nuôi tôm chân trắng thâm canh”, Khoa Thủy sản, 
ĐHNL Huế. 
[23] Nguyễn Thị Thanh Nga, 2011, Mô hình xử lý nước để nuôi trồng thuỷ sản đa ao kết hợp 
nuôi cá và heo. 
[24] Yongjian Xu, Jianguang Fang, Wei Wei “Application of Gracilaria lichenoides 
(Rhodophyta) for alleviating excess nutrients in aquaculture” Journal of Applied 
Phycology 4/2008. 
[25] Công ty môi trường Ngọc Lân, 2014, Xử lý nước thải nuôi tôm 
 Truy cập website  

File đính kèm:

  • pdftong_quan_cac_mo_hinh_co_the_ap_dung_de_xu_ly_nuoc_thai_cho.pdf