Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Các doanh nghiệp luôn mong muốn có được đội ngũ nhân lực có trình độ để đảm nhận công việc

nên các công cụ, mô hình có thể áp dụng trong đào tạo nguồn nhân lực và mang lại hiệu quả cao

sẽ nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bài viết sẽ giới thiệu mô hình BMAT và việc ứng

dụng mô hình này trong đào tạo nguồn nhân lực, qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp

để đưa mô hình hành vi BMAT vào ứng dụng trong đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp

Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu, chiến lược phát triển và cạnh

tranh của doanh nghiệp.

Từ khóa: mô hình, BMAT, đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp Việt Nam.

pdf 9 trang Bích Ngọc 08/01/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
96 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
1. Đặt vấn đề
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các 
doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng được 
chú trọng. Không chỉ cần thiết được đào tạo 
về khả năng chuyên môn, đặc biệt là nguồn 
nhân lực chất lượng cao, còn cần được đào tạo 
về những yếu tố khác như: khả năng tư duy, 
sáng tạo, thái độ làm việc. Nhiều tài liệu, công 
trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp cho 
thực trạng này tại các doanh nghiệp Việt Nam. 
Trong đó, mô hình hành vi BMAT được xây 
dựng bởi tiến sĩ Fogg B.J. (đại học Standford, 
Mỹ) được coi là một mô hình hiệu quả giúp 
thay đổi thói quen và điều chỉnh hành vi của 
con người. Với những thành công nhất định 
của mô hình trong nhiều lĩnh vực khác, hoàn 
toàn có căn cứ để áp dụng mô hình này như 
một giải pháp tốt để đào tạo nguồn nhân lực 
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. 
Tóm tắt 
Các doanh nghiệp luôn mong muốn có được đội ngũ nhân lực có trình độ để đảm nhận công việc 
nên các công cụ, mô hình có thể áp dụng trong đào tạo nguồn nhân lực và mang lại hiệu quả cao 
sẽ nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bài viết sẽ giới thiệu mô hình BMAT và việc ứng 
dụng mô hình này trong đào tạo nguồn nhân lực, qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp 
để đưa mô hình hành vi BMAT vào ứng dụng trong đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp 
Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu, chiến lược phát triển và cạnh 
tranh của doanh nghiệp.
Từ khóa: mô hình, BMAT, đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp Việt Nam.
Mã số: 237. Ngày nhận bài: 16/03/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 20/04/2016. Ngày duyệt đăng: 20/04/2016.
Abstract 
 High quality workforce is an important resource for enterprises to achieve their goals so that 
they are looking for effective tools which can be applied in human resource training to obtain higher 
performance. This paper will discuss the application of BMAT in training employees and give some 
suggestions to improve this in Vietnamese companies in order to enhance the quality of their human 
resources to meet the demand of development and competitive strategies.
Key words: model, BMAT, human resource training, Vietnamese enterprises. 
Paper No. 237. Date of receipt: 16/03/2016. Date of revision: 20/04/2016. Date of approval: 20/04/2016.
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÀNH VI BMAT VÀO ĐÀO TẠO 
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hoàng Anh Duy* 
Trần Thị Nguyên Hà** 
Nguyễn Thị Thu Hiền*** 
Phùng Thị Minh Trang****
1 ThS, Trường Đại học Ngoại thương, email: duyha@ftu.edu.vn
2 ThS, Trường Đại học Ngoại thương, email: trannguyenha@yahoo.com
3 SV Trường Đại học Ngoại thương, email: meanday9@gmail.com
4 SV Trường Đại học Ngoại thương, email: Nckh.bmat@gmail.com
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
97Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
2. Giới thiệu mô hình hành vi BMAT
Mô hình hành vi BMAT (hay còn gọi là 
FBM - Fogg Behavior Model) giải thích hành 
vi (Behavior) là sản phẩm của ba yếu tố: động 
lực (Motivation), khả năng (Ability), yếu tố 
kích hoạt (Trigger). BMAT khẳng định rằng 
một người để đạt được một hành vi mục tiêu, 
người đó phải có đủ động lực, đủ khả năng và 
được kích hoạt để thực hiện. Ba yếu tố này 
phải xảy ra tại cùng một thời điểm, nếu không 
hành vi sẽ không xảy ra (Fogg, 2009, tr1). Mô 
hình hành vi BMAT là công cụ nghiên cứu 
“những phương pháp tạo thói quen, những 
nguyên nhân tạo nên hành vi, tự động thay đổi 
hành vi”. 
Theo mô hình hành vi BMAT, để có thể 
thực hiện được một hành vi mục tiêu (target 
behavior) nào đó, người đó phải:
(1) Có đủ động lực (motivation) thực hiện 
hành vi đó.
(2) Có đủ khả năng (ability) để thực hiện 
hành vi đó.
(3) Được kích hoạt (trigger) để thực hiện 
hành vi.
Cả ba yếu tố của mô hình hành vi phải xảy 
ra cùng một thời điểm, nếu không thì hành vi 
sẽ không xảy ra. Điều này cũng có nghĩa là khi 
một hành vi không xảy ra thì đã có một trong 
ba yếu tố trên không được đảm bảo. Như vậy, 
để ngăn chặn một hành vi xảy ra thì phải ngăn 
chặn ít nhất một trong ba yếu tố đó. 
Trong hình 1, động lực để thực hiện hành 
vi được biểu thị ở trục tung, khả năng để thực 
hiện hành vi được biểu thị ở trục hoành. Càng 
xa nằm xa gốc tọa độ thì thể hiện cá nhân 
có động lực hay khả năng càng cao. Biểu đồ 
chỉ tập trung vào thể hiện mối tương quan dễ 
thấy nhất giữa động lực và khả năng, do đó 
không đề cập đến đơn vị đo cho mỗi yếu tố, 
hay không cần gắn cho chúng những tỷ lệ xác 
định. Hành vi mà cá nhân mong muốn thực 
hiện (hành vi mục tiêu) được tượng trưng bởi 
ngôi sao nằm ở góc phải phía trên của biểu 
đồ. Vị trí này cho thấy muốn thực hiện được 
hành vi mục tiêu thì điều cần thiết là động 
lực cao đi kèm với khả năng cao. Tuy nhiên, 
nếu động lực và khả năng gia tăng (dọc theo 
chiều mũi tên) thì cũng gia tăng cơ hội thành 
công của hành vi mà cá nhân đang hướng tới. 
Ngoài ra, sự xuất hiện của các yếu tố kích 
hoạt là vô cùng quan trọng trong toàn bộ mô 
hình hành vi. 
Hình 1: Ba yếu tố: động lực, khả năng, yếu 
tố kích hoạt trong mô hình BMAT
Cao 
Động 
lực 
Thấp Thấp Khả năng Cao 
Kích hoạt 
Hành vi 
mục tiêu 
Nguồn: Fogg, 2009
3. Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào 
công tác đào tạo nguồn nhân lực
Mô hình BMAT là một mô hình có khả năng 
phân tích hành vi của chủ thể một cách khách 
quan, định hướng điều chỉnh hành vi của họ. 
Với những đặc điểm như vậy, hoàn toàn có 
cơ sở để áp dụng mô hình hành vi BMAT như 
một công cụ để tìm ra nguyên nhân, tạo động 
lực cho quá trình thay đổi, học tập, đào tạo và 
phát triển của người lao động, đồng thời giúp 
quá trình này được thực hiện một cách hiệu 
quả.
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
98 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
3.1. Lợi ích của việc ứng dụng
 Đối với cá nhân người lao động
Tìm lí do, nguyên nhân diễn ra hành vi từ 
đó điều chỉnh phù hợp: Do sự phát triển của 
doanh nghiệp liên quan tới hành vi, ý thức của 
mỗi cá nhân. Mô hình hành vi BMAT sẽ giúp 
tìm ra lí do, nguyên nhân diễn ra hành vi bằng 
cách tập trung phân tích 3 yếu tố: động lực, 
khả năng và yếu tố kích hoạt, để từ đó định 
hướng, điều chỉnh hành vi phù hợp trong môi 
trường làm việc của doanh nghiệp.
Kết hợp 3 yếu tố hình thành hành vi, từ đó 
phát huy hiệu quả công việc và giao tiếp ứng 
xử với đồng nghiệp: Một hành vi chỉ diễn ra 
khi ba yếu tố trong mô hình hành vi BMAT 
xảy ra đồng thời, nếu thiếu một trong ba thì 
hành vi sẽ không diễn ra. Đối với mỗi cá nhân 
trong công ty, việc nắm bắt được năng lực bản 
thân chính là việc nắm bắt được khả năng thực 
hiện được công việc, đề ra mục tiêu phấn đấu 
(động lực) như tiền thưởng, được thăng chức, 
được tín nhiệm,Điều này kết hợp cùng tư 
duy đúng thời điểm hay nhận diện được một 
hình ảnh mang tính tác động như nụ cười hài 
lòng của cấp trên, ánh mắt ngưỡng mộ của 
đồng nghiệp,sẽ như một kim chỉ nam giúp 
phát huy hiệu quả công việc trong tổ chức. 
Hơn nữa, ứng dụng mô hình hành vi BMAT 
còn góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 
Bằng cách nhận thức, hiểu rõ hành vi của bản 
thân và của người khác để từ đó biết cách ứng 
xử với nhau, việc giao tiếp với đồng nghiệp sẽ 
được xây dựng bởi sự thấu hiểu, chân thành, 
mối quan hệ giữa các nhân viên công ty tốt 
đẹp, giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
Hình thành những thói quen tốt, loại bỏ 
thói xấu, giảm áp lực, stress trong công việc: 
Mô hình hành vi BMAT sẽ là công cụ hữu hiệu 
giúp phân tích hành động, tìm ra bản chất của 
những thói quen xấu từ đó xây dựng thói quen 
tốt. Hơn thế nữa, đối mặt với công việc bộn bề 
thường dẫn tới những áp lực, tạo nên cảm giác 
khó chịu, sợ hãi, chán chường, vì thế việc sử 
dụng công cụ BMAT trong hoàn cảnh này xác 
định được hai yếu tố quan trọng nhất là động 
lực và yếu tố kích hoạt sẽ tạo lối mở trong 
hành động, tạo cảm giác hứng thú, niềm tin, 
sự quyết tâm đối với những công việc được 
giao, từ đó giảm thiểu áp lực, tư tưởng trì trệ, 
khó khăn vướng phải trước đó.
Giúp ích cho sự hợp tác giữa các nhân viên 
hay làm việc nhóm hiệu quả: Trong quá trình 
hợp tác làm việc giữa các cá nhân trong một 
tổ chức cần thiết nhất là phải hiểu rõ nhau, 
phối hợp hành động một cách thuận lợi, biết 
tận dụng năng lực bản thân và của người khác, 
cùng xây dựng một sự thống nhất trong suy 
nghĩ, ý thức, hành vi vì một mục đích chung. 
Vì vậy, việc nắm bắt được tâm lí, phân tích 
để hiểu rõ hành vi của người khác, chủ động 
hợp tác với nhau từ đó giúp công việc diễn ra 
hiệu quả, cùng nhau xây dựng chiến lược hành 
động khi xem xét, đánh giá ba yếu tố của mô 
hình hành vi. 
Hơn nữa, ứng dụng mô hình hành vi BMAT 
còn giúp cá nhân phát triển và sử dụng có 
chất lượng năng lực bản thân: Nghiên cứu các 
thành phần trong 3 yếu tố của BMAT chính 
là đi tìm hiểu về bản thân, từ đó để lựa chọn 
hành vi phù hợp đúng với năng lực của mình. 
 Đối với nhà quản trị
Một nhà quản trị tài năng là người mà khiến 
cho nhân viên đạt được năng suất làm việc cao 
nhất đạt đến giới hạn năng lực bản thân họ và 
tạo nguồn cảm hứng làm việc cho các nhân 
viên của mình. Cái tài của nhà quản trị ở đây 
là phải nhận diện được khả năng của nhân 
viên, nắm bắt được tâm lí họ, tạo động lực 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
99Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
làm việc cho nhân viên và thúc đẩy hành động 
của họ đúng thời điểm phù hợp với lợi ích của 
công việc. Vì thế, mô hình hành vi BMAT là 
công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị:
- Điều chỉnh hành vi, thái độ làm việc của 
nhân viên theo hướng tích cực, phù hợp với 
công việc
- Thông cảm với nhân viên
- Đưa ra những quyết định công việc đúng 
thời điểm
- Giúp nhân viên phát huy năng lực chuyên 
môn và phát triển năng lực trên lĩnh vực khác
Một phương pháp quản trị mà hiện nay các 
nhà quản trị hay sử dụng là giao các nhiệm 
vụ vượt quá năng lực chuyên môn của nhân 
viên giúp nhân viên có triển vọng phát triển 
nghề nghiệp, có cơ hội trau dồi kinh nghiệm 
và nâng cao năng lực bản thân, điều đó sẽ giúp 
công ty có thêm nhiều nhân viên tài năng. Khi 
giao một nhiệm vụ cho nhân viên, nhà quản lí 
phải xem xét, dự liệu hành vi nhân viên trong 
công việc được giao sẽ xảy ra, đồng thời xây 
dựng thời điểm thích hợp để công việc đó diễn 
ra một cách thuận lợi nhất.
Trong quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị 
phải đánh giá được năng lực của mỗi nhân 
viên, đôi khi phải nhận định được những lĩnh 
vực khác nằm ngoài khả năng chuyên môn 
của nhân viên để tạo điều kiện giúp họ thực 
hiện. Với tâm lí chung của hầu hết nhân viên 
trong doanh nghiệp, họ rất sợ sệt và e ngại khi 
được giao một nhiệm vụ nằm ngoài lĩnh vực 
chuyên môn của mình và thường không có xu 
hướng tìm hiểu sang lĩnh vực khác. Xem xét 
góc độ hình thành nên hành vi, nhà quản trị sẽ 
giúp nhân viên nhận ra khả năng đó của mình, 
chọn một cú hích động lực mang tính tác động 
đủ mạnh và kích hoạt nhân viên hành động 
đúng thời điểm, khi đã hội tụ đầy đủ 3 yếu tố 
này nhà quản lí có thể yên tâm với nhiệm vụ 
đã giao phó cho nhân viên. 
 Lợi ích khi sử dụng mô hình hành vi 
BMAT kết hợp với các hình thức đào tạo 
trong và ngoài công việc
Sử dụng kết hợp với hình thức đào tạo 
trong công việc
Chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo: Đào 
tạo trong công việc thường tác động trực tiếp 
vào hành vi mục tiêu của nhân viên. Hình thức 
chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo chính là 
một dạng yếu tố kích hoạt hỗ trợ trong mô hình 
BMAT. Xem xét những yếu tố khả năng nào 
còn hạn chế để có sự hỗ trợ kịp thời.
Đào tạo học nghề: Lồng ghép kiến thức về 
mô hình hành vi BMAT vào quá trình giảng 
dạy sẽ giúp học viên tiếp thu bài học một cách 
dễ dàng hơn. 
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: 
Khi chuyển giao nhân viên giữa các bộ phận, 
các chi nhánh hay các doanh nghiệp khác, 
nhân viên sẽ tiếp xúc với môi trường làm việc 
mới, xem xét yếu tố động lực, khả năng là cần 
thiết để xây dựng nền tảng khi tiến hành thực 
hiện công việc mới. 
Tạo điều kiện để nhân viên tự học: Đây là 
trường hợp khi nhà quản lí giao nhiệm vụ vượt 
quá khả năng của nhân viên. Khi đó, theo tiến 
sĩ Fogg, mô hình sẽ giúp điều chỉnh cho công 
việc cần thực hiện trở nên dễ dàng hơn phù 
hợp với năng lực của mỗi cá nhân, tạo điều 
kiện cho nhân viên tự học hỏi, khám phá và 
trau dồi kinh nghiệm công tác.
Sử dụng kết hợp với hình thức đào tạo 
ngoài công việc
Đào tạo chính quy, mở các lớp đào tạo 
cạnh doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể 
lựa chọn cá nhân phù hợp với từng chuyên 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
100 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
nghành đào tạo. Từ bước “Đánh giá năng lực 
trí não của cá nhân khi thực hiện công việc” 
của mô hình hành vi sẽ giúp doanh nghiệp xác 
định được tính chất công việc nhân viên thực 
hiện để có định hướng đào tạo chuyên sâu tại 
các lớp học.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo: Những 
người tham gia có thể giao lưu với nhau, xem 
xét yếu tố động lực, khả năng của từng cá nhân 
khi tham gia chương trình để có cách truyền 
đạt phù hợp, đúng đối tượng.
Đào tạo từ xa, đào tạo thông qua các 
chương trình hoá trên máy tính: Bằng các 
phương tiện trung gian như tài liệu, sách, băng 
hình, CD, VCD, máy tínhlà một dạng hình 
ảnh cụ thể mang tính chất kích hoạt mà người 
truyền đạt cung cấp tới người học khi không 
tiếp xúc trực tiếp.
Đào tạo tại các phòng thí nghiệm: Dựa 
vào phân tích hành vi mục tiêu, tại các phòng 
thí nghiệm của doanh nghiệp có thể tạo ra các 
tình huống, trò chơi, mô hình,phù hợp với 
từng đối tượng giúp cho nhân viên rèn luyện 
trước khi tiếp nhận những công việc thực tế.
Đào tạo bàn giấy: Tương ứng với dạng 
kích hoạt mang tính tín hiệu đòi hỏi người học 
xử lí nhanh chóng, theo mô hình BMAT, tín 
hiệu ở đây chính là các văn bản, giấy tờ, thời 
gian yêu cầu cụ thể cho công việc. 
3.2. Những khó khăn của việc ứng dụng
Việc kết hợp ba yếu tố: động lực, khả năng, 
yếu tố kích hoạt là không dễ dàng: Theo nghiên 
cứu của tiến sĩ Fogg và các chuyên gia phòng 
nghiên cứu đại học Standford thì một hành vi 
xảy ra không thể thiếu một trong 3 yếu tố này, 
nhưng việc kết hợp 3 yếu tố đúng thời điểm là 
một điều không dễ dàng. Trong quá trình tìm 
kiếm, thiết lập hành vi nếu không suy nghĩ cẩn 
thận, phân tích, lựa chọn nội dung đúng đắn 
nhất trong mỗi yếu tố sẽ có thể dẫn đến những 
kết quả trái ngược, không như mong đợi, hoặc 
làm sai lệch mối quan hệ giữa các nhân tố thì 
hành vi mong đợi sẽ không bao giờ xảy ra. 
Mô hình hành vi mới nên chưa có nhiều tài 
liệu, chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này: 
Mô hình hành vi BMAT là một mô hình mới, 
mức độ phổ biến của nó còn tương đối hẹp 
và cho đến hiện nay những ứng dụng và phát 
triển của mô hình vẫn đang còn được nghiên 
cứu, tuy nhiên những ứng dụng của nó cho 
đến thời điểm này đã tương đối thành công. 
Mô hình mới nên các doanh nghiệp thiếu 
kinh nghiệm trong việc ứng dụng: Tại Việt 
Nam và cũng như trên thế giới chưa thực sự 
có những nghiên cứu về việc áp dụng mô hình 
BMAT vào lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, vì 
thế các doanh nghiệp chưa có một định hướng, 
kế hoạch, phương án cụ thể cho việc áp dụng 
mô hình này. 
Khó khăn khi thay đổi suy nghĩ cảm tính và 
hành vi thụ động bằng phân tích 3 yếu tố của 
mô hình hành vi: Mỗi một quyết định trong 
doanh nghiệp từ trước đến nay hầu hết là dựa 
trên những suy nghĩ cảm tính từ nhân viên đến 
các nhà lãnh đạo. Việc suy xét, phân tích 3 yếu 
tố của mô hình hành vi trở nên khó khăn vì nó 
tháo gỡ những lề lối cũ, từ suy nghĩ cảm tính 
trở thành lý tính, hành vi thụ động trở thành 
chủ động.
4. Các giải pháp ứng dụng mô hình hành 
vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho 
các doanh nghiệp Việt Nam
Từ những khó khăn của doanh nghiệp khi 
tiếp cận với mô hình hành vi BMAT trong quá 
trình khảo sát, nhóm nghiên cứu xin đưa ra 
một số giải pháp nhằm ứng dụng mô hình hành 
vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các 
doanh nghiệp Việt Nam hiên nay như sau:
 Đối với những doanh nghiệp chưa biết 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
101Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
đến mô hình hành vi BMAT 
 • Trang bị hệ thống kiến thức về mô hình 
BMAT
Nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân viên 
và xây dựng đội ngũ chuyên gia về dịch thuật 
và về mô hình BMAT
 Mô hình hành vi BMAT là một mô hình 
mới xuất hiện, nguồn tài liệu liên quan tới 
BMAT rất hạn chế và chủ yếu bằng tiếng Anh. 
Để gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ này, bước đầu tiên 
khi tiếp cận với mô hình BMAT doanh nghiệp 
cần phải nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân 
viên và xây dựng đội ngũ chuyên gia dịch 
thuật. Giúp cho mỗi cá nhân có thể tiếp cận 
với những thuật ngữ chuyên môn, tự cung cấp 
kiến thức về mô hình một cách thuận lợi và có 
thể trao đổi trực tiếp với tác giả mô hình (tiến 
sĩ BJ Fogg) qua một số địa chỉ, trong điều kiện 
công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay thì đó 
là một điều không khó khăn. Mặt khác, nâng 
cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên cũng 
là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 
doanh nghiệp trong thời kì hội nhập phát triển 
ngày nay.
 Ngoài ra, mô hình hành vi không đứng độc 
lập, nó thuộc chuỗi mô hình của tiến sĩ Fogg, 
nó tương tác với nhiều mô hình khác, do đó 
những kiến thức liên quan tới BMAT tương 
đối lớn, thuật ngữ chuyên môn phong phú 
doanh nghiệp cần phải chủ động thành lập đội 
ngũ chuyên gia về mô hình hành vi BMAT để 
có thể nghiên cứu, chắt lọc những lí thuyết cần 
thiết nhất cho việc cung cấp kiến thức tới mọi 
cá nhân trong doanh nghiệp.
• Phổ cập kiến thức về mô hình hành vi 
BMAT trên phạm vi toàn doanh nghiệp
Nhiệm vụ tiếp theo của đội ngũ chuyên gia 
và những cá nhân đã biết tới BMAT là cung 
cấp, chia sẻ nguồn thông tin về mô hình cho 
mọi người trên phạm vi toàn doanh nghiệp, để 
mọi người nắm vững kiến thức, có đầy đủ cơ 
sở để ứng dụng mô hình này, bằng cách sau 
đây:
 Cung cấp các tài liệu dịch thuật, chia 
sẻ kiến thức: Đội ngũ chuyên gia phải cung 
cấp đầy đủ những tài liệu dịch thuật cho các 
cá nhân trong doanh nghiệp thông qua văn 
bản, giấy tờ, video, các nguồn tài liệu,hay 
tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo trong 
chính doanh nghiệp nói về mô hình hành vi 
BMAT. Các cá nhân trong công ty đã biết đến 
mô hình BMAT qua một số lớp học kĩ năng, 
phương tiện thông tin có thể chia sẻ với nhau, 
làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho công ty. 
 Cung cấp các nguồn thông tin về ứng 
dụng mô hình hành vi BMAT và tổ chức các 
hoạt động đào tạo về mô hình BMAT: Để thấy 
được sự hữu ích cũng như có cái nhìn cụ thể 
hơn về mô hình, phải xem xét đánh giá những 
ứng dụng của BMAT trên một số lĩnh vực, vai 
trò của đội ngũ chuyên gia trong doanh nghiệp 
là khai thác, tìm hiểu những ứng dụng của mô 
hình hành vi BMAT và cung cấp thông tin cho 
doanh nghiệp. Ngoài ra, còn thường xuyên tổ 
chức các hoạt động đào tạo về BMAT, đưa ra 
các tình huống thử nghiệm, các câu hỏi, phiếu 
nhận xét giúp nhân viên làm quen dần 
với mô hình trước khi ứng dụng vào thực tế. 
Ngoài ra doanh nghiệp cần tổ chức cho nhân 
viên tham gia các khoá đào tạo kĩ năng có liên 
quan tới mô hình BMAT, như khoá đào tạo kĩ 
năng trực tuyến 66 ngày của Công ty Cổ phần 
Phát triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet) trong 
nước, hoặc trại hè Persuation Boot Camps ở 
Standford (Hoa Kỳ) tổ chức thường niên hàng 
năm. 
 Đội ngũ chuyên gia thường xuyên cập 
nhật kiến thức liên quan tới mô hình hành 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
102 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
vi BMAT: Như đã đề cập, mô hình BMAT 
còn đang nằm trong thời gian nghiên cứu 
nên những kiến thức về mô hình sẽ liên tục 
được bổ sung và phát triển, vì thế đội ngũ 
chuyên gia trong công ty phải thường xuyên 
cập nhật thông tin về mô hình hành vi. Hiện 
nay, trên trang web chính thức của tiến sĩ 
Fogg  ông 
có cung cấp mục Newsletter mà người quan 
tâm có thể đăng kí địa chỉ email của mình, 
3 lần một năm Fogg sẽ gửi một bản tin ngắn 
gọn cập nhật những hiểu biết mới về mô 
hình và những ứng dụng mới của mô hình 
trong các dự án thực tế. 
 Ứng dụng kiến thức về mô hình hành vi 
BMAT vào chương trình đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Sau khi đã trang bị kiến thức đầy đủ về mô 
hình hành vi BMAT thì các doanh nghiệp đã 
trở thành “Những doanh nghiệp đã biết đến 
mô hình hành vi BMAT”, vì thế doanh nghiệp 
phải ứng dụng những kiến thức ấy vào công 
tác đào tạo nguồn nhân lực một cách khoa học, 
có định hướng cụ thể phù hợp với từng môi 
trường, không gian, điều kiện, thời giancủa 
doanh nghiệp mình. 
4.2. Đối với những doanh nghiệp đã biết 
đến mô hình hành vi BMAT
4.2.1. Định hướng tiến hành đào tạo theo 
mô hình hành vi BMAT
Để tiến hành áp dụng mô hình hành vi 
vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, doanh 
nghiệp cần phải có những công tác chuẩn bị 
và thực hiện như sau:
• Phát triển bộ phận nhân sự và đội ngũ 
chuyên gia về mô hình hành vi BMAT
Đầu tư cho bộ phận nhân sự tiếp nhận, 
nghiên cứu: Bộ phận nhân sự là bộ phận nòng 
cốt của doanh nghiệp, quyết định mọi vấn đề 
liên quan tới nhân lực trong công ty; là bộ 
phận nắm rõ nhất mọi hoạt động, văn hoá, tổ 
chức, dữ liệu của các thành viên trong công 
ty. Do đó, đầu tư cho bộ phận nhân sự chính 
là một chiến lược phát triển của doanh nghiệp, 
để bộ phận có thể tiếp nhận, nghiên cứu hình 
thức áp dụng phù hợp với từng đối tượng cụ 
thể. Mặt khác để cắt giảm chi phí đầu tư cho 
việc mời các chuyên gia bên ngoài hạn chế 
thông tin về tình hình doanh nghiệp về đào tạo 
thì trực tiếp đầu tư cho bộ phận nhân sự sẽ có 
những hình thức thích hợp, dễ dàng điều chỉnh 
với môi trường doanh nghiệp thường xuyên 
biến động. Việc đầu tư có thể tiến hành bằng 
cách gửi những chuyên viên đi đào tạo tại 
nước ngoài, học tập tại các lớp kĩ năng ngoại 
tuyến và trực tuyến, hình thành nhóm nghiên 
cứu thường xuyên đánh giá tình hình doanh 
nghiệp và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. 
Bộ phận nhân sự trực tiếp đào tạo nội bộ 
cho nhân viên: Sau khi tiếp nhận, nghiên cứu 
kiến thức đầy đủ, nắm rõ tình hình doanh 
nghiệp và mọi cá nhân trong doanh nghiệp 
thì bộ phận nhân sự sẽ trực tiếp tham gia vào 
đào tạo nội bộ cho nhân viên. Nhân viên được 
chính những người trong công ty đào tạo sẽ 
dễ dàng tiếp cận và học hỏi hơn, người đứng 
ra chỉ dạy thuộc bộ phận nhân sự có lợi thế 
hiểu rõ chuyên môn, tính cách, hoàn cảnh
của các đối tượng tham gia đào tạo để xây 
dựng chương trình phù hợp và có thể thường 
xuyên cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc 
cho nhân viên. 
• Thiết kế chương trình đào tạo
Tuỳ thuộc vào điều kiện, môi trường và 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
103Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
chiến lược phát triển mà mỗi doanh nghiệp 
cần xây dựng một chương trình đào tạo riêng. 
Tuy nhiên, với chương trình đào tạo nguồn 
nhân lực có ứng dụng mô hình BMAT thì bộ 
phận nhân sự cần áp dụng quy trình phân tích 
định hướng hành vi cho mỗi cá nhân mà mô 
hình nêu ra. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra trình 
tự thiết kế tham khảo như sau:
Bước 1: Tạo động lực
Phân tích các cặp nhân tố cơ bản có tác 
động trong quá trình tạo động lực cho nhân 
viên, để chuyển hóa các yếu tố đó sao cho phù 
hợp với công việc hay chuyển đổi công việc 
để làm giảm thiểu các yếu tố tiêu cực. Để làm 
gia tăng các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu 
tố tiêu cực trong bước tạo động lực cho nhân 
viên thì doanh nghiệp cần vận dụng các hình 
thức động viên, khuyến khích, khen thưởng 
kịp thời, tìm hiểu xem người đó đang gặp 
vấn đề gì rắc rối và thông qua công việc này 
nếu đạt kết quả cao công ty sẽ giúp giải quyết 
những rắc rối đó. Phải cho nhân viên đó thấy 
được sự hi vọng trong công việc, nên thuyết 
phục những người xung quanh động viên, cổ 
vũ nhân viên đó hoàn thành tốt công việc của 
mình được giao tạo môi trường làm việc được 
sự ủng hộ, đồng tình của mọi người sẽ làm gia 
tăng hiệu quả công việc. 
Bước 2: Đánh giá khả năng
Việc nâng cao khả năng con người không 
nằm trong giới hạn nghiên cứu của mô hình 
hành vi BMAT. Mô hình chỉ giúp điều chỉnh 
cho công việc cần thực hiện trở nên dễ dàng 
hơn (simplicity) phù hợp với năng lực của 
mỗi cá nhân, sự điều chỉnh diễn ra trên 6 yếu 
tố cơ bản: Thời gian, tiền bạc, sức lực, chất 
xám, khác biệt xã hội, không thường làm. Vì 
vậy, các bước cần thiết đánh giá khả năng 
nhân viên phải được diễn ra như sau: 
 Hoạch định thời gian phù hợp cho công 
việc 
 Xem xét khả năng tài chính của nhân 
viên 
 Đánh giá mức độ tiêu hao sức lực cần 
thiết khi thực hiện công việc
 Đánh giá năng lực trí não của nhân viên 
trong việc suy nghĩ, động não khi thực hiện 
công việc 
 Sự khác biệt xã hội của công việc tác 
động tới tâm lí nhân viên
 Xem xét mức độ phổ biến của công việc 
tới nhân viên có thường làm hay không 
Bước 3: Lựa chọn yếu tố kích hoạt
Sau khi xem xét động lực và khả năng. 
Bước tiếp theo là lựa chọn yếu tố kích hoạt 
(tạo tín hiệu hành động) cho nhân viên. Tùy 
tính chất mỗi công việc mà có các dạng kích 
hoạt khác nhau: Tia sáng, hỗ trợ và tín hiệu. 
Ta có bảng thống kê 3 dạng kích hoạt:
Bảng 1: Ba dạng kích hoạt trong mô hình 
hành vi BMAT
Loại 1 - 
Tia sáng
Loại 2 - 
Hỗ trợ
Loại 3 - 
Tín hiệu
Thích hợp 
cho những 
người thiếu 
động lực
Thích hợp cho 
những người có 
động lực cao 
nhưng khả năng 
hạn chế
Thích hợp 
cho những 
người có đủ 
động lực và 
khả năng
Nguồn: Fogg, 2009
Tuy chia thành các dạng yếu tố kích hoạt 
nhưng cả 3 dạng này đều có nguyên lí hoạt 
động chung, theo 3 bước:
Hình 2: Các bước thực hiện yếu tố kích hoạt
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
104 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
Người thực hiện 
chú ý tới kích 
hoạt 
Liên kết kích hoạt 
đó với hành vi 
mục tiêu 
Kích hoạt xảy ra, 
giúp cá nhân thực 
hiện hành vi 
Nguồn: Fogg, 2009
Sau khi xác định được cá nhân đó ứng 
với loại kích hoạt nào thì tiến hành vận dụng 
những đặc điểm cuả dạng đó để kích hoạt 
hành vi xảy ra. 
Trên đây là toàn bộ một quy trình cụ thể áp 
dụng mô hình hành vi BMAT vào công tác đào 
tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt 
Nam. Người thực hiện công tác quản lí phải 
nắm rõ quy trình này khi áp dụng để tránh mơ 
hồ, không có định hướng cụ thể như đối với 
một số doanh nghiệp đã áp dụng. 
Lời kết
Giải pháp “Ứng dụng mô hình hành vi 
BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các 
doanh nghiệp Việt Nam” mà nhóm đưa ra 
nhằm cung cấp các gợi ý trong đào tạo bằng 
cách nghiên cứu, phân tích và điều chỉnh hành 
vi của mỗi cá nhân, để nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp Việt Nam 
sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong 
môi trường cạnh tranh quốc tế ở thời kì hội 
nhập phát triển. Hy vọng rằng bài nghiên cứu 
sẽ trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích của 
các doanh nghiệp.q
Tài liệu tham khảo
1. Foog, B.J., 2009, A behavior model for persuasive design, In: 4th International 
Conference on Persuasive Technology, ACM, California.
2. Fogg, B.J., 2009, The behavior Grid: 35 ways behavior can change, 
fbg.html truy cập 10/11/2014
3. Fogg, B.J., 2012, Fogg behavior grid,  truy cập 10/11/2014
4. Stanford Persuasive Tech Lap,  
truy cập 30/10/2014

File đính kèm:

  • pdfung_dung_mo_hinh_hanh_vi_bmat_vao_dao_tao_nguon_nhan_luc_cho.pdf