Vốn xã hội và lợi nhuận của hộ nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích vốn xã hội và các

nhân tố tác động đến lợi nhuận của 172 hộ nuôi tôm trên địa bàn của 3 huyện ven biển: Bình Đại,

Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy mạng lưới xã hội chính thức:

Hội khuyến ngư, Tổ chức Hội - Đoàn; mạng lưới xã hội phi chính thức: Ban quản lý khu nuôi, Đại

lý các cấp, Thương lái các cấp, Đồng nghiệp – Bạn bè, Lòng tin và vốn tích lũy, kinh nghiệm lao

động thuê, con giống, giá thức ăn đều có tác động đến lợi nhuận. Dựa vào kết quả, nghiên cứu

đưa ra một số giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội nhằm góp phần giúp hộ nuôi tôm tăng thêm lợi

nhuận của vụ nuôi.

Từ khóa: vốn xã hội, lợi nhuận, hộ nuôi tôm.

pdf 11 trang Bích Ngọc 05/01/2024 3600
Bạn đang xem tài liệu "Vốn xã hội và lợi nhuận của hộ nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vốn xã hội và lợi nhuận của hộ nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Bến Tre

Vốn xã hội và lợi nhuận của hộ nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Bến Tre
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
57 
VỐN XÃ HỘI VÀ LỢI NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM VÙNG VEN BIỂN 
TỈNH BẾN TRE 
SOCIAL CAPITAL AND PROFIT OF HOUSEHOLDS SHRIMP COASTAL AREAS IN 
BEN TRE PROVINCE 
Ngày nhận bài: 19/11/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 27/11/2018 
Dương Thế Duy 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích vốn xã hội và các 
nhân tố tác động đến lợi nhuận của 172 hộ nuôi tôm trên địa bàn của 3 huyện ven biển: Bình Đại, 
Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy mạng lưới xã hội chính thức: 
Hội khuyến ngư, Tổ chức Hội - Đoàn; mạng lưới xã hội phi chính thức: Ban quản lý khu nuôi, Đại 
lý các cấp, Thương lái các cấp, Đồng nghiệp – Bạn bè, Lòng tin và vốn tích lũy, kinh nghiệm lao 
động thuê, con giống, giá thức ăn đều có tác động đến lợi nhuận. Dựa vào kết quả, nghiên cứu 
đưa ra một số giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội nhằm góp phần giúp hộ nuôi tôm tăng thêm lợi 
nhuận của vụ nuôi.. 
Từ khóa: vốn xã hội, lợi nhuận, hộ nuôi tôm. 
ABSTRACT 
The study used the Cobb-Douglas production function model to analyze the social capital and the 
factors affecting the profitability of 172 shrimp households in the three coastal districts: Binh Dai, 
Ba Tri and Thanh Phu in Ben Tre province. Research results show that the official social network: 
Fishery Extension Association, Association-guild; informal social network: farming area 
management, Agents at all levels, Traders of all levels, family - friends – colleagues, Trust and 
accumulated capital, experience labor hired, breeding animals, food prices have an impact on 
profit. Based on results, the study offers some solutions to expand the social capital to help shrimp 
households increase their profits. 
Keywords: social captial, profit, shrimp household. 
1. Giới thiệu 
Trong nhiều năm trở lại đây, đã có rất 
nhiều nghiên cứu mối liên hệ giữa vốn xã hội 
và hiệu quả kinh tế (năng suất, thu nhập, 
doanh thu, lợi nhuận,) của hộ gia đình 
nông dân. Cụ thể: (1) đối với các công trình 
nghiên cứu ở nước ngoài như: Axel Wolz & 
cs (2006), Tác động của cấu trúc vốn xã hội 
đối với thu nhập nông nghiệp ở Cộng hòa 
Séc; S.A. Yusuf (2008), Vốn xã hội và phúc 
lợi của hộ gia đình được thực hiện tại Kwara 
State, Nigeria; Agboola & cs (2016), tác 
động của vốn xã hội và tiếp cận tín dụng vi 
mô đến năng suất của nông dân; Geling 
Wang & cs (2016), Ảnh hưởng của vốn xã 
hội đến khoảng cách thu nhập hộ gia đình 
nông dân;các nghiên cứu này đã chứng 
minh rằng vốn xã hội đã góp phần không nhỏ 
đến thu nhập của hộ gia đình nông dân. (2) 
đối với các công trình nghiên cứu trong 
nước: Khai & cs (2014) đã phân tích tác 
động của các yếu tố đến đa dạng hóa thu 
nhập hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam; Thái 
(2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 
của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên 
đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long; Tuấn & cs (2015) 
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của 
nông hộ ở ĐBSCL; Sơn (2018), nghiên cứu 
về thu hồi đất và vai trò của vốn con người 
đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở 
thành phố Cần Thơ;các nghiên cứu này 
cho cũng đã đề cập đến nguồn vốn xã hội, 
mối quan hệ xã hội của hộ ít nhiều cũng đã 
tác động đến thu nhập của hộ nông dân. 
Dương Thế Duy, Trường Đại học Tôn Đức Thắng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
58 
Nhận thấy vùng ven biển tại ĐBSCL nói 
chung và tỉnh Bến Tre nói riêng từ lâu các 
quan hệ xã hội của cộng đồng giữa hộ gia 
đình nuôi tôm với các tổ chức Hội – Đoàn, 
bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp,đã đóng 
góp không nhỏ vào hoạt động sản xuất 
thường ngày cũng như góp phần tăng thu 
nhập, cải thiện đời sống của người dân nơi 
đây [Lan 2011)]. Do đó, câu hỏi đặt ra: (1) 
Vốn xã hội của hộ nuôi tôm được nhận diện 
và đo lường như thế nào? (2) Tác động động 
của vốn xã hội đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm 
như thế nào? Vì vậy, người viết chọn đề tài 
Vốn xã hội và lợi nhuận của hộ gia đình nuôi 
tôm vùng ven biển tỉnh Bến Tre làm đề tài 
nghiên cứu. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Lý thuyết vốn xã hội 
Vốn xã hội được xem là một loại vốn, bên 
cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn 
văn hóa, vốn con người. Cụm từ này cũng 
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu 
về xã hội học, nhân học, khoa học chính trị 
và kinh tế học. Kể từ khi nhà giáo dục học 
người Mỹ Lya Judson Hanifan đưa ra đầu 
tiên vào năm 1916, mãi cho đến năm 1986 
trở về sau đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa 
ra các định nghĩa cũng như các cách tiếp cận 
khác nhau về vốn xã hội dưới nhiều lĩnh vực 
như giáo dục, xã hội học, kinh tế,trong đó, 
tiêu biểu là: Bourdieu (1986); Coleman 
(1988); Putnam (1993); Fukuyama (1995); 
Nahapiet & cs (1998); Woolcock (1998); 
Cohen & cs (1998); Lin (1999); Đến năm 
2000, Putnam mới đưa ra được khái niệm và 
cách tiếp cận nghiên cứu tương đối hoàn 
chỉnh về vốn xã hội dựa vào hai tiêu chí (1) 
cấu trúc mạng lưới: chỉ ra hệ thống phân tầng 
mạng lưới, tần suất kết nối giữa các chủ thể 
trong mạng lưới; (2) chất lượng quan hệ 
trong mạng lưới: sự tin tưởng, kỳ vọng, hỗ 
trợ và chia sẻ lẫn nhau giữa các chủ thể trong 
mạng lưới. Và Ông cho rằng niềm tin là 
thành phần thiết yếu của vốn xã hội. Niềm tin 
tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương trợ và 
mức độ tin tưởng trong cộng đồng càng lớn, 
khả năng hợp tác càng lớn (Putnam & cộng 
sự, 1993). 
Tiếp theo đó trong các nghiên cứu của 
mình Stone (2001), Baum & cs (2003), 
Harper (2002),chia mạng lưới xã hội thành 
hai loại: (1) Mạng lưới chính thức: các cá 
nhân tham gia vào tổ chức hợp pháp như 
đảng phái chính trị, nhóm tôn giáo, và các 
hiệp hội; và (2) mạng lưới phi chính thức: 
các mối quan hệ của cá nhân với hàng xóm, 
bạn bè, đồng nghiệp hoặc thậm chí là những 
người xa lạ. Dựa vào hai đặc trưng này mà 
các nhà nghiên cứu về sau Axel Wolz & cs 
(2006), Agboola & cs (2016), Geling Wang 
& cs (2016), Điền (2012)đã kế thừa và ít 
nhiều chứng minh được rằng nguồn vốn này 
đã đóng góp không nhỏ vào thu nhập của cá 
nhân, gia đình hay tổ chức,Như vậy, vốn 
xã hội của một cá nhân là: các mối quan hệ 
xã hội mà người đó có được khi tham gia vào 
mạng lưới xã hội nhằm đem lại lợi ích mà 
người đó mong muốn: điều kiện thuận lợi để 
tiếp cận, huy động và sử dụng hiệu quả các 
nguồn lực khác như: vốn vật thể, vốn tài 
chính, công nghệ, vốn con người,góp phần 
tăng phúc lợi, thu nhập,của cá nhân”. Các 
đặc trưng của mạng lưới xã hội được thể hiện 
thông qua 2 khía cạnh: cấu trúc mạng lưới xã 
hội và chất lượng mạng lưới xã hội. Trong 
đó, niềm tin được xem là yếu tố quan trọng 
của nguồn vốn này. 
2.2. Mối liên hệ giữa vốn xã hôi và thu nhập 
Theo Ellis (2000) cho rằng vốn xã hội 
cùng với vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn vật 
chất, vốn con người là năm loại nguồn lực 
quan trọng đối với hoạt động sinh kế của hộ 
gia đình. Trong thời gian qua cũng đã có rất 
nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm mối liên hệ 
giữa vốn xã hội với hiệu quả kinh tế của hộ 
gia đình hay công ty, doanh nghiệp, tổ 
chức, Nhìn chung, các tác giả đều thể hiện 
dưới dạng phương trình sau: 
Q = F(FC, NC, HC, MC, SC) (1) 
Trong đó: FC là vốn tài chính, NC là vốn 
tự nhiên, HC là vốn con người, MC là vốn 
vật chất, SC là vốn xã hội. Và Q là kết quả 
đầu ra: có thể là thu nhập, doanh thu, lợi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
59 
nhuận,Fafchamps& cs (1998) đã mở rộng 
phương trình (1) bao gồm hiệu ứng có thể có 
của C (chi phí giao dịch) đối với đầu ra: 
Q = F(FC, NC, HC, MC, SC; C) (2) 
Fafchamps& cs (1998) cho rằng: đối với 
thị trường hoàn hảo thì C sẽ không ảnh 
hưởng đến Q, điều này có nghĩa là SC không 
ảnh hưởng đến Q. Ngược lại, đối với thị 
trường không hoàn hảo, Ông đã chứng minh 
được rằng SC đã ảnh hưởng đến Q chỉ vì nó 
làm giảm C, điều này tạo thành bằng chứng 
cho thấy vốn xã hội thu được nhiều lợi nhuận 
hơn từ nguồn vốn tài chính, nguồn vốn lao 
động, vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực. 
Nghĩa là SC phải là có ý nghĩa trong phương 
trình (2). 
Xuất phát từ phương trình (2), các nhà 
nghiên cứu: Geling Wang& cs (2016), 
Masato& cs (2017),đã biến đổi theo các 
phương pháp khác nhau: phương pháp log - 
log, phương pháp bình phương nhỏ nhất. 
Nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb-
Douglas và được ước tính ở dạng log-log. 
Trong đó: g(SC), h(SC), i(SC), j(SC) lần 
lượt là các hàm chức năng thể hiện tính hiệu 
quả của vốn xã hội đối với vốn tài chính, vốn 
tự nhiên, vốn vật chất, vốn con người. Và 
f(SC) là hàm chức năng thể hiện hiệu quả 
tổng thể của vốn xã hội đối với vốn tài chính, 
vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn con người. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Mô tả các biến nghiên cứu 
Để ước tính lợi nhuận của hộ nuôi tôm, 
nghiên cứu ước lượng hàm sản xuất biên 
ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas, có dạng như 
sau: 
lnY = β0 + β1lnHN1 + β2lnHĐ2 + β3BN3 + 
β4CB4 + β5TL5 + β6ĐL6 + β7ĐN7 + β8TR8 + 
β9VT9 + β10VV10 + β11DT11 + β12KN12 + 
β13TĐ13 + + β14CG14 + β15GT15 + ei 
với ei là sai số hỗn hợp của mô hình (ei = vi - 
ui), trong đó vi là sai số ngẫu nhiên theo phân 
phối chuẩn và ui (ui > 0), là sai số do phi hiệu 
quả. 
Trong đó: Biến phụ thuộc là Y: lợi nhuận 
của vụ nuôi (triệu đồng/1.000m2); Và biến 
độc lập: Ngoài nhóm biến thuộc nguồn vốn 
xã hội thì nghiên cứu cũng đã kế thừa và lựa 
chọn các biến thuộc các nguồn vốn tài chính, 
nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn lao động và 
nguồn vốn vật chất trong hoạt động nông 
nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói 
riêng. 
Bảng 1: Các biến độc lập trong mô hình 
Ghi chú: *ABS là Cơ quan thống kê của Úc 
(Australian Bureau of Statistics); **OECD là Tổ chức 
Hợp tác và Phát triển kinh tế (Groupe de Sienne). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
60 
2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương 
pháp chọn mẫu thuận tiện có điều kiện, 
nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các 
hộ nuôi tôm tại các xã ven biển của 3 huyện 
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú thông qua bảng 
câu hỏi đã được soạn trước. Điều tra được 
tiến hành vào tháng 5, 6 năm 2017. Đối 
tượng lấy mẫu: Đại diện hộ gia đình nuôi 
tôm (người trực tiếp nuôi). Phương pháp lấy 
mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên không lặp lại. 
Bảng 2: Mẫu nghiên cứu theo địa bàn khảo sát 
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2017 
Theo Tabachinick & cs (1991), khi sử 
dụng các phương pháp hồi qui, kích thước 
mẫu cần thiết được tính theo công thức: n ≥ 
50 + 8p. Trong đó: n là kích thước mẫu tối 
thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập 
trong mô hình. Do đó, 15 biến độc lập trong 
mô hình nghiên cứu được đề xuất thì cỡ mẫu 
cần điều tra là n ≥ 50+8*15= 162 quan sát. 
Vậy với cỡ mẫu 172 quan sát, dữ liệu đã đảm 
bảo thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Đặc điểm vốn xã hội của hộ nuôi tôm 
vùng ven biển tỉnh Bến Tre 
Dựa vào kết quả khảo sát Bảng 3 cho 
thấy, số lần tham gia vào các lớp tập huấn 
của Hội khuyến ngư tương đối cao, bình 
quân 2,41/vụ nuôi. Còn đối với số Tổ chức 
Hội - Đoàn mà hộ tham gia tương đối thấp, 
cao nhất là 5 tổ chức và thấp nhất 0 tổ chức, 
với số lần tham gia trung bình của hộ là 2,18 
tổ chức. Trong số các chủ thể thuộc mạng 
lưới phi chính thức thì mạng lưới Đồng 
nghiệp – Bạn bè và Ban quản lý khu nuôi có 
trung bình số người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ 
khi hộ cần cao nhất, lần lượt là 12,76 và 7,04 
người/ vụ nuôi. Thấp nhất là mạng lưới cán 
bộ tín dụng 2,43 người/vụ nuôi. 
Bảng 3. Một số đặc điểm của hộ điều tra 
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả,2017 
Qua khảo sát 172 hộ được phỏng vấn thì 
có đến 124 hộ tin tưởng vào cộng động mà 
mình tiếp xúc hoặc những lần nhận được sự 
giúp đỡ, chiếm 72,09% tổng số hộ điều tra. 
Nhìn chung sự tin tưởng vào cộng đồng của 
hộ nuôi tôm tại vùng điều tra là tương đối 
cao. 
3.2. Phân tích tác động của vốn xã hội đến 
lợi nhuận của hộ nuôi tôm 
Từ kết quả điều tra của 172 hộ nuôi tôm 
tại tỉnh, kết quả vốn xã hội và các yếu tố tác 
động đến thu nhập được trình bày ở Bảng 4. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
61 
Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy 
Nguồn: số liệu tính toán của tác giả 
Kết quả mô hình lựa chọn là: 
lnY = 2,24 + 1,057lnHN1 + 2,216lnHĐ2 + 
0,849lnBN3 + 3,14lnCB4 + 1,29lnTL5 + 
2,014lnĐL6 + 3,72lnĐN7 + 0,548TR8 + 
1,135lnVT9 - 0,291lnVV10 + 0,45lnDT11 + 
0,871lnKN12 – 0,811lnTĐ13 + 1,124CG14 – 
0,487lnGT15 + ei 
Y = e2,24 HN1,057 HĐ2,216 BN0,849 CB3,14 TL1,29 
ĐL2,014 ĐN3,72 0,548TR VT1,135 VV-0,291 
DT0,45 KN0,871 TĐ-0,811 1,124CG GT-0,487 
Đối với kết quả kiểm định mô hình hồi 
quy LnY, có thể thấy rằng, mô hình đưa ra là 
hoàn toàn phù hợp với thực tế tại mức ý 
nghĩa thống kê 95%, 99%. Có đến 77,2% 
thay đổi lợi nhuận của hộ nuôi tôm được giải 
thích bởi các biến độc lập. Theo kết quả trình 
bày ở Bảng 4, lọai bỏ biến CB, VV, DT, TĐ, 
GT và chấp nhận 10 biến độc lập còn lại HN. 
HĐ, BN, TL, ĐL, ĐN, TR, VT, KN, CG. 
Năm biến CB, VV, DT, TĐ và GT không có 
ý nghĩa thống kê có thể được giải thích do 
kết quả và hiệu quả sản xuất không có sự 
chênh lệch đáng kể. 
Ý nghĩa của các tham số: 
- Hệ số β1= 1,057
 là hệ số co giãn của 
lợi nhuận/1.000m2 đối với biến Hội khuyến 
ngư, β1 cho biết, trong trường hợp các yếu 
tố khác trong mô hình không đổi khi số lần 
tham gia Hội khuyến ngư tăng lên 1%, thì lợi 
nhuận/1.000m2 của hộ tăng trung bình 
1,057%. Điều này cho thấy rằng, khi hộ tham 
gia vào hội sẽ tiếp cận được những kiến thức 
nuôi mới, thông tin về nguồn nước, môi 
trường, lịch thả giống phù hợp với thời 
tiết,sẽ hạn chế được dịch bệnh, chi phí 
thuốc – hóa chất góp phần tăng lợi nhuận vụ 
nuôi. Điều này hoàn toàn hợp lý với thực tế, 
bởi vì thông qua các lần tập huấn hộ sẽ 
thường xuyên nhận được thông tin về kỹ 
thuật nuôi cũng như các thông tin về con 
giống, thuốc – hoá chất một cách hiệu quả và 
chính xác hơn. 
- Hệ số β2= 2,216 là hệ số co giãn của 
lợi nhuận/1.000m2 đối với Tổ chức Hội - 
Đoàn, β2 cho biết, trong trường hợp các 
yếu tố khác trong mô hình không đổi khi 
số thành viên trong gia đình tham gia các Tổ 
chức Hội - Đoàn tăng thêm 1%, thì lợi 
nhuận/1.000m2 của hộ tăng trung bình 
2,216%. Điều này cho thấy rằng, khi các 
thành viên của gia đình tham gia vào các hội 
tại địa phương (Hội nông dân, Hội người cao 
tuổi, Hội cựu giáo chức, Đoàn thanh niên, 
Hội phụ nữ,) sẽ nhận được thông tin về 
vay vốn, cũng như các thủ tục vay từ các tổ 
chức tín dụng, nắm bắt chính xác thông tin 
của thị trường đầu vào, đầu ra góp phần giảm 
chi phí giao dịch. 
- Hệ số β3= 0,849
 là hệ số co giãn của 
lợi nhuận/1.000m2 đối với Ban quản lý khu 
nuôi, β3 cho biết, trong trường hợp các yếu 
tố khác trong mô hình không đổi khi số 
người số người trong Ban quản lý khu nuôi 
sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tăng lên 1%, thì lợi 
nhuận/1.000m2 của hộ tăng trung bình 
0,849%. Điều này cho thấy rằng, hộ tham gia 
vào Ban quản lý khu nuôi sẽ tiếp  ... INH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
63 
 Đối với mạng lưới chính thức: 
Hội khuyến ngư: 
Mở nhiều hơn các lớp khuyến ngư tại các 
địa phương mà đặc biệt là theo đặt hàng của 
các vùng nuôi. Nội dung tập huấn đi sâu vào 
các chuyên đề thiết thực và cần chú trọng 
đến: (1) Hỗ trợ kỹ thuật nuôi; (2) thảo luận, 
đối thoại trực tiếp với hộ; (3) tính toán giảm 
chi phí sản xuất; (4) tuyên truyền, phổ biến 
thông tin thị trường đầu vào, đầu ra đến hộ. 
Từ đó giúp hộ tăng cường trao đổi kinh 
nghiệm, góp phần tăng khả năng tiếp cận thị 
trường, khả năng “tự vệ” trước những rủi ro 
thị trường luôn tiềm ẩn. 
Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức 
các chuyến tham quan những mô hình trình 
diễn, sản xuất có hiệu quả. Giúp người nuôi hoc̣ 
hỏi và bổ sung kinh nghiệm trong thực tế. 
Các Tổ chức Hội – Đoàn 
Các tổ chức Hội – Đoàn mà cụ thể là các 
Hội thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến 
binh, Hội người cao tuổi,: (1) luôn cập 
nhật kịp thời các thông tin cần thiết liên quan 
đến chính sách vay vốn hoặc thông tin đầu 
vào cần thiết khác như: nguồn nước, thời tiết, 
các nguồn con giống, thức ăn và hoá chất có 
chất lượng,... để kịp thời phổ biến đến hộ 
trong các buổi sinh hoạt; (2) phát huy vai trò 
tuyên truyền, tập hợp của các tổ chức đoàn 
thể trong vùng để lồng ghép nội dung phát 
triển vụ nuôi vào các phong trào hoạt động 
và trong sinh hoạt của các tổ chức Hội nhằm 
làm cho nội dung sinh hoạt phong phú và đa 
dạng hơn; (3) Giới thiệu rộng rãi hộ có được 
lợi nhuận trong các vụ nuôi trước đó để làm 
mô hình mẫu cho các hộ trong vùng học tập 
làm theo; (4) Cung cấp thông tin, cập nhật 
kịp thời cho hộ nuôi các đại lý cung cấp con 
giống, thuốc – hóa chất và thức ăn có uy tín 
đã được các cơ quan chức năng cấp phép 
hoạt động. Đặc biệt là chú trọng giới thiệu 
thương lái lớn có uy tín đến hộ nuôi nhằm 
hạn chế trình trạng bị ép giá. 
Tại một số vùng thuộc các xã có diện tích 
nuôi tôm phát triển cần: (1) khôi phục và 
triển khai cách thức sinh hoạt tại một số hội 
như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu 
chiến binh....(2) Thành lập thêm các hội, có 
thể là Hội người nuôi trồng thủy sản để có 
những hoạt động gắn kết với những tổ chức 
như các công ty con giống, thức ăn,hay các 
viện, trường. Trong đó, cần chú trọng đến 
các lợi ích thực tế để thu hút sự quan tâm và 
tham gia của hộ nuôi tôm nói riêng và hộ 
nuôi trồng thuỷ sản nói chung. 
 Đối với mạng lưới phi chính thức: 
Ban quản lý khu nuôi: 
Hiện nay hoạt động của Ban này là do 
những hộ có cùng chung một vùng nuôi 
thành lập. Vì thế việc thành lập Ban nên chọn 
người quản lý phải theo cơ cấu như sau: 
Trưởng ban phải là người nằm trong chính 
quyền địa phương của xã đó, hoặc Phòng 
nông nghiệp của huyện, có tham gia vào hoạt 
động nuôi tôm để họ hiểu và có thể phổ biến 
lại chính sách cho hộ nuôi. 
Các thành viên trong ban luôn chủ động 
liên hệ với chính quyền địa phương, hội 
khuyến ngư, tổ chức hội – đoàn, các bộ tín 
dụng các ngân hàng, các đại lý, thương lái 
nhằm nắm bắt kịp thời thông tin và phổ biến 
đầy đủ thông tin đến thành viên một cách 
hiệu quả. 
Tăng cường tần suất họp của Ban này đều 
đặng hơn để nhằm đảm bảo thông tin cho 
nhau về thị trường nhanh và đầy đủ nhất. 
Ngoài việc cung cấp các thông tin như thông 
tin mùa vụ, thời gian thả, hệ thống nước dẫn 
cho vùng, Ban này còn phải có nhiệm vụ làm 
lực lượng an ninh, đoàn kết chống lại những 
phần tử xấu đến cướp ao nuôi. 
Cán bộ tín dụng: 
Mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng 
tại những vùng nuôi trồng thuỷ sản mà đặc 
biệt là nuôi tôm: (1) tăng cường mở các địa 
điểm giao dịch tại các xã trọng điểm của 
huyện; (2) Thường xuyên tổ chức các buổi 
hội thảo giới thiệu về các chính sách vay vốn 
mà đặc biệt đối tượng là các hộ nuôi tôm; (2) 
Các ngân hàng cũng có thể cử cán bộ đến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
64 
triển khai chính sách trong các buổi họp của 
Ban quản lý khu nuôi, Tổ chức Hội - Đoàn 
nhằm giới thiệu các chính sách vay. 
Đại lý các cấp: 
Phối hợp với chính quyền địa phương tổ 
chức các buổi hội thảo, trình diễn, tập huấn 
chuyên đề nhằm: (1) giới thiệu mặt hàng con 
giống mới, thuốc và thức ăn cũng như các kỹ 
thuật nuôi mới đến các hộ nuôi tôm; (2) tăng 
cường mối liên hệ với các tổ chức hội đoàn, 
ban quản lý khu nuôi, hội khuyến ngư cũng 
như chính quyền các cấp để cung cấp kịp 
thời thông tin đến hộ gia đình nuôi tôm. 
Thương lái các cấp: 
Chính quyền địa phương nên khuyến 
khích các thương lái có kinh nghiệm, vốn, uy 
tín, kỹ thuật hợp tác để chia sẻ thị trường, rủi 
ro và tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, 
điều này sẽ hạn chế hoặc đào thải những 
thương lái có hành vi ép giá, hạ giá, kinh 
doanh và cạnh tranh không lành mạnh ra 
khỏi thị trường. 
Thương lái địa phương cần tăng cường 
liên kết ngang và liên kết dọc để đảm bảo 
đầu vào ổn định về số lượng và chất lượng, 
giảm rủi ro thị trường tiêu thụ và biến động 
về giá cả. Thực hiện đúng cam kết với nông 
hộ về việc thu mua tôm, dù có sự biến động 
trên thị trường. Tránh tình trạng phá vỡ hợp 
đồng như hiện nay để cải thiện hình ảnh 
thương lái với góc độ tích cực hơn. 
Đồng nghiệp – bạn bè: 
Thành lập câu lạc bộ hoặc tổ cộng đồng 
nuôi tôm (bao gồm các nông hộ có cùng sở 
thích, nguyện vọng, tâm huyết với nghề) 
nhằm mục đích hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kinh 
nghiệm, kiến thức và ứng dụng khoa học 
công nghệ, Mặt khác, đây là một trong 
những hình thức biểu hiện mức độ hợp tác 
theo chiều ngang giữa những người cùng 
nuôi trên tinh thần tự nguyện, hợp tác về mọi 
mặt, tiến tới thành lập các hợp tác xã dịch vụ 
nuôi tôm để giải quyết tốt lợi ích, góp phần 
làm tăng hiệu quả cho hộ nuôi tôm. 
Đối với hộ nuôi tôm: 
Để có thể mở rộng nguồn vốn xã hội, các 
hộ nuôi tôm cần: (1) tăng cường tham gia 
định kỳ vào các buổi họp Tổ dân phố, Tổ 
chức hội đoàn thể, Ban quản lý khu nuôi và 
Hội khuyến ngư,... Sự hưởng ứng tham gia 
nhiệt tình của hộ sẽ giúp các tổ chức/ban/hội 
vững mạnh, từ đó vai trò của các tổ 
chức/ban/hội trong việc hỗ trợ các hộ sẽ càng 
nhiều hơn, việc cung cấp thông tin hữu ít về 
thị trường đầu vào và đầu ra cũng như các 
chính sách mới sẽ càng thuận lợi hơn. (2) 
Tăng cường giao lưu học hỏi với các đồng 
nghiệp trong các buổi hội thảo của Hội 
khuyến ngư tổ chức, vì đây là cơ hội để làm 
quen và có thể mở rộng mạng lưới xã hội của 
mình. Qua đó cũng có thể học hỏi thêm 
những kinh nghiệm thực tế từ hộ có kinh 
nghiệm và thâm niên hơn; (3) thường xuyên 
liên hệ với các hộ cùng nghề, thương lái các 
cấp, đại lý các cấp để kịp thời nắm bắt được 
thông tin thị trường đầu vào và đầu ra. 
Thực hiện liên kết sản xuất theo: (1) liên 
kết chiều ngang giữa các nhóm hộ cùng nghề 
theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã sẽ góp 
phần nhận được chia sẻ kinh nghiệm, kỹ 
thuật sản xuất, nguồn vốn; (2) liên kết dọc sẽ 
giúp nông hộ nhận được sự cam kết thương 
mại trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 
và đảm bảo đầu ra ổn định. 
Các hộ trong cùng một vùng nên liên kết lại 
với nhau để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng đồng 
bộ, hình thành những trang trại lớn có tính qui 
mô thông qua các hình thức hợp tác xã, tổ hợp 
tácMỗi vùng sản xuất nuôi tôm tập trung 
được chia thành nhiểu tổ cộng đồng dân cư tự 
quản. Mỗi tổ gồm từ 20-30 hộ (có ao nuôi liền 
kề), có các mối quan hệ ràng buộc về mặt sử 
dụng hệ thống (nguồn nước, hệ thống điện và 
đường giao thônggắn sản xuất với yêu cầu 
thị trường và các mối quan hệ xã hội. Các tổ 
chức được thành lập trên cơ sở tình nguyện 
tham gia quản lý của các hộ nông dân vì lợi ích 
chung. Mỗi tổ bầu tổ trưởng và tổ phó là những 
người có uy tín, có năng lực dẫn dắt các hộ 
triển khai các hoạt động. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Agboola, W.L1, S.A. Yusuf and M.T. Oloniniyi (2016), Effect of Social Capital and Access 
to Microcredit on Productivity of Arable Crop Farmers in Kwara State, Nigeria, IOSR 
Journal of Agriculture and Veterinary Science (IOSR-JAVS), e-ISSN: 2319-2380, p-
ISSN: 2319-2372. Volume 9, Issue 2 Ver. I (Feb. 2016), PP 09-16 
ABS (2004), Measuring Social Capital:AnAustralian Framework and Indicators 
usstats.abs.gov.au/Ausstats/free.nsf/Lookup/13C0688F6B98DD45CA256E360077D5 
26/$File/13780_2004.pdf (truy cập ngày 10/5/2009). 
Axel Wolz, Jana Fritzsch and Jitka Pencáková (2006), The impact of structural social capital 
on farm income in the Czech Republic, Agric. Econ. – Czech, 52, 2006 (6): 281–288. 
Baum, F., and Ziersch, A., 2003. “Social capital glossary”. Journal of Epidemiology and 
Community Health , 57(5): 320-323. 
Bourdieu P. (1986), The Form of Capital, in Richardson, J.E.(ed.) Handbook of Theory of 
Research for the Sociology of Education, 241-258, New York: Greenwood. 
Cohen S.S. and Fields G. (1998), “Social capital and capital gains in Silicon 
Valley”, California Management Review, 41(2), pp.108-130. 
Coleman J. (1988), Social capital in the creation of human capital, American Journal of 
sociology, 94: pp95-120. 
Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015) Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của 
nông hộ tỉnh Thanh Hóa: nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung, Tạp 
chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6: 1051-1060. 
Dương Thế Duy (2017), Yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập hộ nuôi tôm 
vùng ven biển tỉnh Bến Tre, Kinh tế và dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 12/51-54. 
Dương Thế Duy (2017), Đóng góp của vốn xã hội đối với hoạt động đầu ra hộ nuôi tôm 
thâm canh vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Tạp chí Công thương – Bộ Công 
thương, Số 9, Tr.338 -341. 
Frank Ellis (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. Oxford 
University Press. 
Fukuyama F. (1995), Trust: The Social Virtues and the Creation of Prosperity, London: 
Penguin Books. 
Geling Wang & Qian Lu (2016), Influence of social capital on farmer household income 
gap: Total effect and structural effect, Chinese Journal of Population Resources and 
Environment, ISSN: 1004-2857 (Print) 2325-4262 (Online) Journal homepage: 
Huỳnh Thanh Điền (2012), Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của 
doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế 
TpHCM. 
Harper, R and Kelly, M, 2003. Office for the National Statistics, Measuring Social Capital 
in the United Kingdom. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
66 
Lê Khương Ninh, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Đặng Thanh Sơn, Phạm Văn Dương, 
Huỳnh Minh Truyền, Bùi Tuấn Anh (2011), Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận 
vốn tín dụng cho sản xuất nông hộ ở ĐBSCl, Mã số: B2012-16-20, 12/2013. 
Lê Thanh Sơn (2018), Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia 
đình nông thôn ở thành phố Cần Thơ, Luận án tiến sỹ trường ĐH Kinh tế TPHCM. 
Lê Xuân Thái (2014), Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản 
xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 
35(2014), 79-86. 
Lin Nan (1999), Building a network theory of Social capital, Dept. of Sociology, DuKe 
University – Connections 22(1): 28-51@1999 INSNA. 
Marcel Fafchamps & Bart Minten (1998), Returns to social capital among traders, mssd 
discussion paper No.23 International Food Policy Research Institute 2033 K St. N.W. 
Washington, D.C. 20006 U.S.A. 
Nahapiet J. and Ghoshal S. (1998), “Social Capital, Intellectual Capital, and Organizational 
Advantage”, The Academy of Management Review,23 (2): 242-266. 
Nguyễn Trọng Hoài, Trần Quang Bảo (2014), Ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp cận tín 
dụng của hộ gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 279 (01/2014), 
pp.41-57. 
Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền (2010), Xây dựng khung phân tích vốn xã hội 
trong doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu 
thực nghiệm, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 6, tháng 08/2010, tr.22-28. 
Ngô Thị Phương Lan (2011), Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của 
nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng 
lúa sang nuôi tôm, Luận án tiến sỹ lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân 
văn (ĐHQGTPHCM). 
Nguyễn Lan Duyên (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang, 
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 – 69. 
Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh, Huỳnh Minh Truyền (2010), Nhân tố ảnh hưởng đến 
năng suất và lợi nhuận nuôi tôm sú của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh (2008 -2009), tạp chí 
khoa học công nghệ chuyên trang Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kỳ 2, tháng 
11/2010. 
Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh. 2011. Các nhân tố ảnh hưởng 
đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyên Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp 
chí Khoa học kinh tế số 5 (23), trang 30-36, 2011. 
Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh. 2011. Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc 
thiểu số ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 18a, trang 240-250. 
Putnam R.D. (1993), “The Prosperous Community. Social Capital and Public Life”, The 
American Prospect Vol. 13, pp. 35-42. 
Putnam R.D., Leonardi R. and Nonetti, R.Y. (1993), Making Democracy Work: Civic 
Tranditions in Modern Italy, Princeton: Princeton University Press. 
Putnam R.D. (2000), Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community. 
New York. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 
67 
Stone, W. (2001), “Measuring Social Capital: Towards a Theoretically Informed 
Measurement Framework for Researching Social Capital in Family and 
Community Life”, Research Paper No. 24, Australian Institute of Family Studies. 
Tabachnick B.G. & Fidell L.S. (1991), Using multivariate statistics (3rd ed.). New York: 
HarperCollins. 
Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2014), Những yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập 
và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chí phát triển 
kinh tế Trường Đại học kinh tế TpHCM, 284(06/2014), tr 22-43. 
Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng (2015), Các yếu tố ảnh hưởng kế quả sinh kế của nông hộ ở 
Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 38(2015), 
120-129. 
Vella V. and Narajan D. (2006), “Building indices of social capital”, Journal of Socialogy, 
No.1, pp.1-23. 
Woolcock M. (1998), “Social Capital and Economic Development: Toward a Theoretical 
Synthesis and Policy Framework”, Theory and Society, vol.27, No.2, pp.151-208. 
Woolcock M. & Narayan. D. (2000), “Social Capital: Implications for Development Theory, 
Research and Policy”. Final version submitted to the World Bank Research Observer . 
To be published in Vol.15(2), pp.225-249. 
Yusuf S.A. (2008), Social Capital and Household welfare in Kwara State, Nigeria, J.Hum. 
Ecol., 23(3): 219-229. 
Yodo Masato, Yano Makoto (2017) Household Income and the OECD’s Four Types of 
Social Capital, RIETI Discussion Paper Series 17-E-119 , November 2017. 

File đính kèm:

  • pdfvon_xa_hoi_va_loi_nhuan_cua_ho_nuoi_tom_vung_ven_bien_tinh_b.pdf