Xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

TÓM TẮT

Liên kết theo chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi trồng thủy sản như

giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi ích, có được đơn hàng lớn, ký hợp đồng đầu vào và ra

cho cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

tỉnh Thanh Hóa hiện nay hiện trạng liên kết này còn lỏng lẻo, rời rạc, và chưa phát triển,

phát triển liên kết chuỗi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần tăng cường xây dựng mối liên

kết theo chuỗi để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Từ khóa: Liên kết chuỗi giá trị, phát triển nuôi trồng thủy sản

pdf 8 trang Bích Ngọc 05/01/2024 3680
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 159 
XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ 
ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN 
TỈNH THANH HÓA 
Phạm Thị Ngọc1 
TÓM TẮT 
Liên kết theo chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi trồng thủy sản như 
giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi ích, có được đơn hàng lớn, ký hợp đồng đầu vào và ra 
cho cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển 
tỉnh Thanh Hóa hiện nay hiện trạng liên kết này còn lỏng lẻo, rời rạc, và chưa phát triển, 
phát triển liên kết chuỗi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần tăng cường xây dựng mối liên 
kết theo chuỗi để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. 
Từ khóa: Liên kết chuỗi giá trị, phát triển nuôi trồng thủy sản 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vùng ven biển tỉnh Thanh hóa có tiềm năng trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), 
trong những năm qua, diện tích NTTS ngày càng tăng và giá trị trong NTTS cũng đƣợc nâng 
lên đáng kể. Tuy nhiên, mức độ tăng không bền vững cho thấy, ngành này còn chứa đựng 
nhiều rủi ro trong đó có rủi ro trong sản xuất, rủi ro về giá đầu vào và đầu ra. Vì vậy, để phát 
triển bền vững ngành NTTS, giảm bớt các rủi ro trong NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thì 
cần thực hiện tăng cƣờng liên kết theo chuỗi. Bài viết đã phân tích thực trạng về phát triển 
NTTS đặc biệt là liên kết chuỗi NTTS vùng ven biển. Từ đó, nhằm đề xuất giải pháp tăng 
cƣờng xây dựng mối liên kết theo chuỗi để phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. 
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
2.1. Liên kết theo chuỗi giá trị - lý luận 
2.1.1. Chuỗi giá trị 
Thuật ngữ chuỗi giá trị đƣợc Porter đƣa ra lần đầu tiên vào năm 1985 (Porter, 1985). 
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các 
chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu đƣợc một số giá trị nào đó. Chuỗi các 
hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất 
cả các hoạt động cộng lại. 
Chuỗi giá trị NTTS tiêu biểu 
Một chuỗi GT NTTS điển hình bao gồm: nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, phân 
phối, tiếp thị và tiêu dùng cuối cùng (hình 1). 
Hình 1. Chuỗi giá trị NTTS thủy sản tiêu biểu 
 Cung cấp 
đầu vào 
NTTS 
Sơ 
chế 
Bán 
buôn 
Bán 
 lẻ 
Ngƣời 
tiêu dùng 
Chế 
biến 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 160 
2.1.2. Vài nét về mối liên kết theo chuỗi giá trị NTTS 
Liên kết trong chuỗi NTTS là sự hợp tác các đối tác trong chuỗi giá trị của ngành NNTS 
để đƣa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ để tìm kiếm lợi ích kinh tế từ sự liên kết này. 
Hiện nay có 2 hình thức liên kết kinh tế trong NTTS là liên kết ngang và liên kết dọc. 
Liên kết ngang trong NTTS chủ yếu là liên kết giữa các đơn vị NTTS với nhau nhằm 
tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn để thực hiện các đơn hàng lớn. Liên kết với 
nhau nhằm mong đợi có thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đầu 
vào, đầu ra và trong các dịch vụ hỗ trợ NTTS. 
Liên kết dọc là liên kết giữa các đơn vị NTTS với các đối tác trên chuỗi giá trị 
NTTS. Sự tham gia liên kết các đối tác trong chuỗi để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát 
triển NTTS. 
Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành NTTS 
R &D
LABS 
độc lập
Cơ quan chứng nhận chất lượng
Công ty bảo 
hiểm
Ngân hàng
Liên kết chính
Hợp đồng dịch vụ
Nhà sản xuất thuốc thủy 
sản
Nhà chế biến xuất 
khẩuNgười nuôi trồng
Con 
giống
Nhà sản xuất thức ăn
Người tiêu 
dùng
Nhà nhập 
khẩu
Hợp đồng liên kết, hỗ trợ
Hình 2. Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành NTTS 
(Nguồn: Phan Nguyễn Trung Hưng (2013), Báo cáo ngành thủy sản, www.fpts.com.vn) 
 Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lƣợng ngày càng cao, hoạt động của ngành 
thủy sản nói chung và ngành NTTS nói riêng cần có sự tham gia của một số tổ chức tài 
chính và các cơ quan kiểm định chất lƣợng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các 
chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn. 
2.2. Thực trạng về phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển tỉnh 
Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014. 
2.2.1. Khái quát phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Tỉnh Thanh Hóa khá phát triển về ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng, đây 
là tỉnh có diện tích nuôi trồng tƣơng đối lớn so với khu vực Bắc Trung bộ và duyên Hải 
miền Trung chiếm 18,12% và đứng thứ 2 sau Nghệ An trong khu vực. Phát triển NTTS chủ 
yếu tập trung nhiều ở vùng ven biển (gồm 6 huyện, thị: Nga Sơn, Quảng Xƣơng, Hậu Lộc, 
Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn) chiếm đến 50% diện tích NTTS cả tỉnh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 161 
Với điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS diện tích NTTS vùng ven biển liên tục 
tăng trong những năm qua, năm 2010 cả vùng đạt 6.602ha đến năm 2014 tăng lên 7.493ha. 
sự phát triển đó đang đi đúng với tƣ tƣởng chỉ đạo lấy “nuôi bù đánh” đƣợc thể hiện thông 
qua những quy định của luật thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích NTTS đƣợc phân bổ 
không đều giữa các huyện trong vùng và tốc độ phát triển cũng khác nhau. Phát triển mạnh 
NTTS phải kể đến huyện Hoằng Hóa với 2.033ha, sau đến Hậu Lộc là 1.636ha. Phát triển 
NTTS ở Sầm Sơn giảm đáng kể, Tĩnh Gia cũng không tăng nhiều là do đất NTTS bị 
chuyển sang đất công nghiệp (Bảng 1). 
Bảng 1. Diện tích NTTS tỉnh Thanh Hóa và vùng ven biển tỉnh 
giai đoạn 2010 - 2014 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 
I. DT cả tỉnh (ha) 13.861 14.090 14.497 14.975 15.332 
DT vùng ven biển 6.602 6.822 7.105 7.440 7.493 
Sầm Sơn 153 154 151 150 55 
Quảng Xƣơng 1.453 1.461 1.333 1.382 1.392 
Nga Sơn 1.029 1.133 1.187 1.252 1.383 
Hoằng Hóa 1.972 1.972 1.863 1.949 2.033 
Hậu Lộc 1.009 1.242 1.609 1.721 1.636 
Tĩnh Gia 986 860 962 986 994 
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014 
Cùng với sự phát triển về diện tích giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha mặt nƣớc 
NTTS cũng tăng dần và cao hơn nhiều so với trồng trọt khác nhất là huyện Hậu Lộc tỷ lệ là 
229,65 triệu đồng/90,07 triệu đồng gấp 2,54 lần năm 2014. Giá trị trên 1ha NTTS của vùng 
ven biển cao gấp 1,48 lần so với mặt bằng chung của cả tỉnh. 
0
50
100
150
200
250
2010 2011 2012 2013 2014
Năm
G
TS
P
(tr
.đ
/h
a)
*Gía trị sản phẩm thu được
Vùng ven biển (tr/ha)
Sầm sơn
Quảng xương
Nga Sơn
Hoằng Hóa
Hậu Lộc 
Tĩnh Gia
Hình 3. Biến động giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha NTTS vùng ven biển 
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 162 
Vì vậy cần phát triển hơn nữa NTTS; Tuy nhiên, ngành NTTS của vùng ven biển 
trong những năm qua phát triển chƣa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chƣa thích nghi 
đƣợc với cơ chế thị trƣờng đặc biệt trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Minh chứng là giá trị 
thu đƣợc trên 1ha NTTS của huyện Nga Sơn giảm xuống năm 2014 do năm này giá ngao 
trên thị trƣờng tụt mạnh và không tìm đƣợc thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân 
sâu xa là do trong quá trình phát triển NTTS vấn đề đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, không 
ổn định dẫn tới tình trạng “đƣợc mùa rớt giá”, mô hình “chuỗi giá trị” nhằm liên kết các tác 
nhân tham gia chuỗi còn chƣa phát triển, các mối liên kết trong đó còn lỏng lẻo, đứt đoạn. 
Đây cũng là khó khăn cho ngành NTTS hƣớng tới bền vững trong tƣơng lai. 
2.2.2. Thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa - 
hạn chế và nguyên nhân 
2.2.2.1. Liên kết ngang trong chuỗi NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Có thể nói, trong những năm qua việc phát triển liên kết kinh tế giƣ̃a các chủ thể 
trong ngành nuôi tr ồng thủy sản qua các mô hình liên kết ngang dƣới các hình thƣ́c tổ , 
đội, hợp tác là phù hợp với các quy luật khách quan , phù hợp với đặc điểm của ngành 
nuôi trồng thủy sản nhƣ mô hình liên kết hộ NTTS xã Hoằng Châu - huyện Hoằng Hóa 
với 137 hội viên thành lập Hiệp hội nuôi trồng thủy sản đã và đang hoạt động có hiệu quả, 
luôn hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi và “đầu ra” sản phẩm, góp phần tháo gỡ 
khó khăn, khai thác tiềm năng, thế mạnh, xây dựng các mô hình nuôi hiệu quả, bền vững. 
Một số mô hình nuôi tôm cộng đồng ở xã Quảng Thạch - Quảng Xƣơng cũng đƣợc 
thành lập với tổ hợp tác 10 hộ; Tổ hợp tác với qui mô 15 hộ xã Minh Lộc - Hậu Lộc nhằm 
sử dụng cùng nhau thả giống theo đợt, liên kết tiêu thụ, xử lý môi trƣờng NTTS và thƣờng 
xuyên họp để trao đổi thông tin và kinh nghiệm. 
Các mô hình dạng trên còn rất ít, điều tra 240 hộ phân bổ các huyện phát triển mạnh 
NTTS ở vùng ven biển gồm Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa cho thấy chỉ có 
khoảng 20,83% có tham gia liên kết ngang, chủ yếu hộ tự liên kết tự do và hoạt động 
không theo tổ chức, hoạt động liên kết dƣới các nội dung nhƣ: đổi công trong lúc thời vụ 
căng thẳng, cùng nhau mua nguyên liệu đầu vào để giảm chi phí vận chuyển, hoặc cùng 
thống nhất gom sản phẩm nuôi trồng thủy sản để bán cho một đơn vị đầu ra nhằm tránh ép 
giá. Họ cũng đã biết liên kết để chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong nuôi trồng (nhất là kinh 
nghiệm thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay) cũng nhƣ trong tiêu thụ. Trong các hình 
thức đó chủ yếu là liên kết đổi công chiếm 64,2% trong hộ NTTS. 
10.7%
64.2%
15.5%
9.6%
1.Mua nguyên liệu đầu vào
2.Trao đổi nhân công trong NTTS
3. Trong kỹ thuật sản xuất
4. Trong tiêu thụ sản phẩm
Hình 4. Hình thức liên kết ngang hộ NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
(Nguồn: Điều tra và thảo luận nhóm tháng 4/2015 và tổng hợp của tác giả) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 163 
2.2.2.2. Liên kết dọc trong chuỗi NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Điều kiện đủ của bài toán chuỗi giá trị NTTS là phải tạo đƣợc “động lực kéo” mà 
hoạt động cơ bản nhất là xây dựng đƣợc liên kết dọc giữa ngƣời NTTS với doanh nghiệp 
(cả doanh nghiệp cung ứng vật tƣ đầu vào và chế biến, tiêu thụ đầu ra). Việc xây dựng 
mối liên kết dọc về thực chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới ngắn hơn, tiếp cận nhanh 
giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa ngƣời sản xuất 
và doanh nghiệp. 
Đối với NTTS cấp hộ, NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa hiện nay liên kết dọc 
trong chuỗi NTTS chiếm khoảng 25%, còn phổ biến ở liên kết từng khâu trong chuỗi. 
Với hợp đồng liên kết đầu vào, hộ NTTS chỉ có liên kết về cung cấp giống còn các hoạt 
động liên kết khác hầu nhƣ không có. Với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chỉ phát triển ở 
các huyện ven biển có sự phát triển du lịch nhƣ Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa nơi có sự 
phát triển du lịch mạnh bởi có các bãi biển nổi tiếng Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, vì vậy 
hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ bắt đầu đƣợc ký vào tháng du lich từ tháng 5 
đến tháng 9 trong năm. Đối tƣợng hợp đồng là các nhà hàng, khách sạn trong vùng hoặc 
một số cửa hàng thủy sản để bán cho khách du lịch. Giá cả cũng đƣợc ổn định hơn, hộ 
NTTS đỡ vất vả hơn trong vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm. Số hộ NTTS liên kết với các 
công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản dƣờng nhƣ vắng bóng. Tuy vậy, sự liên kết này hình 
thức vẫn là “hợp đồng miệng” và đôi khi đơn vị mua hoặc đơn vị nuôi trồng mà tìm đƣợc 
nơi có lợi tốt hơn là có thể hủy hợp đồng với bên đối tác. 
Đối với các HTX, DN, trang trại thì hoạt động liên kết đƣợc thực hiện tốt hơn cả về 
cách thức liên kết, liên kết chắc chắn hơn bằng hình thƣc ký hợp đồng viết tay mà chƣa có 
tính pháp lý. Đối tƣợng này thực hiện liên kết cả về đầu vào và đầu ra cho NTTS nhƣ mô 
hình HTX nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Phong - huyện Hoằng Hóa, mô hình đã liên kết 
với những trung tâm sản xuất giống có uy tín trong và ngoài tỉnh cung ứng nguồn giống đã 
đƣợc kiểm soát dịch bệnh cho xã viên. Liên kết một số công ty thức ăn nhằm ổn định về 
nguồn và độ tin cậy trong nguồn cung cấp. Đối với đầu ra hình thức này thƣờng liên kết 
với một số công ty chế biến, xuất khẩu trong tỉnh. Nhƣ vậy vẫn còn thiếu bóng của liên kết 
với nhà sản xuất thuốc dịch bệnh NTTS. 
Hình 5: Mô hình liên kết dọc sản phẩm tôm thƣơng phẩm 
của HTX NTTS Hoằng Phong 
Hợp đồng 
TTSX 
giống
Hợp đồng bao 
tiêu sản 
phẩm
HTX
Công ty INTIMEX chi 
nhánh Thanh Hóa 
Hộ nuôi tôm trong HTX
Hoằng Phong
Hợp đồng 
cung cấp 
thức ăn
Trại tôm giống 
Hoằng phụ
HTX
Đại lý CT TNHH 
Cargill Việt Nam
 (Nguồn: Điều tra tại HTX NTTS Hoằng Phong - Hoằng Hóa, tháng 4/2015 
và tổng hợp của tác giả) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 164 
Tuy nhiên, bên cạnh nhƣ̃ng kết quả tích cƣ̣c trên thì sƣ̣ liên kết của các chủ thể vẫn 
còn những hạn chế nhất định cần đƣợc giải quyết. 
Thứ nhất , sự liên kết kinh tế của các chủ thể ở trình độ thấp chủ yếu dƣới mô hình 
liên kết ngang là chủ yếu hợp đồng miệng. Sƣ̣ liên kết dọc giƣ̃a doanh nghiệp chế biến 
(DNCB) với trƣ̣c tiếp các hộ NTTS rất ít và chỉ dƣ̀ng lại ở mƣ́c ký kết hợp đồng , việc bao 
tiêu sản phẩm còn mang tính thời vụ , chƣa trở thành một chiến lƣợc lâu dài , vƣ̃ng chắc và 
chƣa thật tin tƣởng lẫn nhau . Chƣa có cơ chế ràng buộc giƣ̃a các DNCB với cá c hộ nông 
dân khi ký kết hợp đồng . Mức độ liên kết còn lỏng lẻo, không thƣờng xuyên và chiếm tỷ 
trọng còn nhỏ, qui mô liên kết nhỏ chỉ khoảng 3 đến 4 hộ liên kết. 
Thứ hai, các chủ thể kinh tế cạnh tranh gay gắt và thiếu sự liên kết thống nhất g iữa 
các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Việc ký kết hợp đồng của các chủ thể còn nhiều bấp 
bênh về giá cả, số lƣợng. Nếu thấy DNCB hoặc trung gian nào có giá mua cao hơn thì bán. 
Thứ ba, các hình thức giao dịch chƣa thật sự tạo nên sự liên kết chặt chẽ giƣ̃a các chủ 
thể kinh tế. Các loại hợp đồng mua bán chủ yếu là bằng miệng hoặc viết tay còn hợp đồng 
bằng pháp lý chiếm tỷ lệ rất thấp. 
Nguyên nhân của nhƣ̃ng hạn chế nêu trên có nhiều nhƣng bao trùm là sƣ̣ nhận thƣ́c 
của các c hủ thể kinh tế chƣa cao , môi trƣờng thể chế chƣa hoàn thiện nên chƣa làm cho 
liên kết kinh tế thƣ̣c sƣ̣ trở thành động lƣ̣c. Cụ thể: 
Liên kết chỉ tập trung trên giá là chủ yếu không giải quyết đƣợc sự phát triển tự phát 
của thị trƣờng nên dù có ký kết hợp đồng mua bán nhƣng khi giá cả biến động mối liên kết 
ngay lập tức bị phá vỡ. 
Ngƣời NTTS chƣa thực sự thấy đƣợc sự cần thiết của liên kết trong NTTS. 
Ngƣời NTTS chƣa thực sự tin tƣởng vào liên kết bởi đã có những mối liên kết bị “bỏ 
ngỏ” khi ký kết hợp đồng và đã không thực hiện hợp đồng. Vì vậy chƣa chủ động tham gia 
vào liên kết. 
Nhà nƣớc chƣa phát huy vai trò điều tiết, chƣa tạo ra một môi trƣờng pháp lý để gắn 
kết các chủ thể trên thị trƣờng. 
2.3. Giải pháp thúc đẩy mối liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị NTTS 
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
2.3.1. Giải pháp thúc đẩy liên kết ngang theo chuỗi giá trị NTTS vùng ven biển tỉnh 
Thanh Hóa 
Việc nghiên cứu đánh giá để lựa chọn cần chú trọng làm tốt khâu tuyên truyền vận 
động ngƣời NTTS tự nguyện liên kết với nhau trên cơ sở chung động lực lợi ích (đƣợc vay 
vốn ƣu đãi, đƣợc tập huấn kỹ thuật, chia sẻ với nhau để nâng cao trình độ sản xuất, chia sẻ 
lợi nhuận và rủi ro trong NTTS). Cần tổ chức cho ngƣời NTTS thăm quan học hỏi kinh 
nghiệm từ các mô hình tập thể, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về thị trƣờng cho 
ngƣời NTTS để họ nhận thức đƣợc lợi ích khi tham gia nhóm. 
Trong liên kết ngang cần phải cho làm cho ngƣời NTTS “mắt thấy, tai nghe” và phải 
đặt mục tiêu lợi nhuận của ngƣời NTTS lên hàng đầu. Điều này có nghĩa, lợi ích hành động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 165 
tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định. 
Liên kết giữa ngƣời NTTS với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tốt hơn, thực hiện đƣợc 
thông qua mối liên kết ngang giữa các hộ sản xuất trong mô hình HTX, diện tổ hợp tác 
hoặc tạo ra câu lạc bộ NTTS. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế tập thể này phải là ngƣời 
“đứng mũi chịu sào” đại diện cho thành viên hợp tác xã ký các hợp đồng sản xuất bao tiêu 
với doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát quy trình kỹ thuật theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp 
để nâng cao chất lƣợng NTTS, tổ chức mua đầu vào chung để chi phí thấp hơn; tổ chức ký 
tiêu thụ đầu ra cho giá cao và ổn định. 
Bên cạnh đó, để hỗ trợ liên kết ngang phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, các huyện 
ven biển cần tổ chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp tác trong NTTS theo Nghị định 
151/2007/NĐ-CP Chính phủ. 
2.3.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết dọc theo chuỗi giá trị NTTS vùng ven biển tỉnh 
Thanh Hóa 
Với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cần lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, 
chất lƣợng. Trong việc lựa chọn này hiệu quả giám sát, quản lý của địa phƣơng rất cần sự 
thƣờng xuyên, liên tục, minh bạch, công khai và công tâm để tạo ra sự lành mạnh trong 
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng đầu vào. 
Tỉnh Thanh Hóa cũng cần thực hiện kịp thời, có hiệu quả thiết thực Quyết định của 
Chính phủ số 644/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển 
các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” ngày 05/5/2014. 
Cần tạo cơ hội để các tác nhân trong chuỗi NTTS có thể gặp, trao đổi và ký kết hợp 
đồng nhƣ nhân rộng các hình thức gặp gỡ điển hình, chẳng hạn mô hình “nhịp cầu nhà 
nông” mà huyện Quảng Xƣơng đã làm hoặc xây dựng Website giao dịch ở các vùng về 
lĩnh vực NTTS để tìm kiếm ngƣời mua và bán tiềm năng, nhất là với những vùng NTTS 
gần các khu du lịch nhƣ Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Sầm Sơn. 
Cần gắn kết trách nhiệm của các chủ thể liên kết về mặt pháp lý bằng cách khi thực 
hiện hợp đồng cần có sự chứng thực của chính quyền địa phƣơng mới có giá trị pháp lý. 
Trƣớc mắt, tỉnh và các huyện cần chỉ đạo thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg và Chỉ 
thị 25/2008/CT-TTg về tăng cƣờng chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm nông sản qua hợp đồng. 
3. KẾT LUẬN 
NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua phát triển mạnh trong 
toàn tỉnh. Giá trị NTTS/1ha diện tích mặt nƣớc ngày càng tăng và cao hơn so với trồng 
trọt. Tuy nhiên, phát triển NTTS chƣa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà một trong những 
nguyên nhân là do mối liên kết chuỗi trong NTTS chƣa phát triển. Cần có các giải pháp 
thúc đẩy tăng cƣờng liên kết chuỗi cụ thể đối với liên kết ngang và dọc trong chuỗi, có nhƣ 
vậy ngành NTTS vùng ven biển ngày càng phát triển bền vững thích ứng đƣợc với quá 
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng hiện nay, góp phần tăng thu nhập cho hộ 
NTTS của vùng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 166 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Porter, M.E. (1985). Competive advantage: Creating and sustaining superior 
performance, New York Free Press. 
[2] Phan Nguyễn Trung Hƣng (2013), Báo cáo ngành thủy sản, www.fpts.com.vn. 
[3] UBND huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Sầm Sơn 
(2015), Báo cáo tổng kết công tác thủy sản năm 2014; Mục tiêu, nhiệm vụ công tác 
năm 2015. 
[4] Quyết định của Chính phủ số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp 
nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông 
nghiệp nông thôn” ngày 05/5/2014. 
BUILDING THE VALUE CHAIN LINK TO DEVELOP 
AQUACULTURE INDUSTRY IN COASTAL AREAS 
OF THANH HOA PROVINCE 
Pham Thi Ngoc 
ABSTRACT 
Value chain link brings many benefits for aquaculture such as reducing production 
costs, increasing benefits, getting large orders, signing input and output contracts for the 
aquaculture Nowaday,the aquaculture in coastal areas of Thanh Hoa province, this link is 
loose, disjointed, and undeveloped, developing it has many difficulties. Therefore, we need 
to build it in order to develop aquaculture sustainably. 
Keywords: Value chain link, development aquaculture 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_moi_lien_ket_theo_chuoi_gia_tri_de_phat_trien_nuoi.pdf