Xây dựng văn hóa trong ngành vận tải biển Việt Nam

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, các ngành công nghiệp nói chung và ngành vận tải biển

nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Ngoài những nỗ lực trong

quản lý kinh doanh khai thác tầu thì việc xây dựng những giá trị văn hóa, một hình ảnh

thân thiện, một tác phong làm việc chuyên nghiệp gần gũi với công chúng sẽ không chỉ

phục hồi mà còn phát triển một cách bền vững ngành vận tải biển Việt Nam trong tương

lai

pdf 5 trang dienloan 9680
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng văn hóa trong ngành vận tải biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng văn hóa trong ngành vận tải biển Việt Nam

Xây dựng văn hóa trong ngành vận tải biển Việt Nam
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/1956 - 01/04/2014 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 38 – 04/2014 
94 
2.Kết luận 
Qua một số nội dung chứng từ lập trong quá trình giao nhận hàng hóa tại cảng và những 
phát sinh dễ gây hiểu lầm và xảy ra tranh chấp từ các chi tiết trong chứng từ, người giao nhận cần 
phải kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi lập. Xin lưu ý rằng, người giao nhận là người thực hiện 
theo ủy thác của người gửi/ người nhận hoặc người vận chuyển nên để giữ uy tín, tránh hiểu lầm 
phát sinh tranh chấp không đáng có, người giao nhận cần trung thực để hoàn thành nhiệm vụ 
được ủy thác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Các tài liệu về khai thác tàu biển, giao nhận hàng hóa tại cảng – Đại học Hàng hải Việt Nam 
[2] Các mẫu chứng từ của các cảng 
Người phản biện: TS. Nguyễn Hữu Hùng 
XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 
BUILDING CULTURE IN THE SHIPPING INDUSTRY OF VIETNAM 
TS. DƯƠNG VĂN BẠO 
Khoa Kinh tế, Trường ĐHHH Việt Nam 
Tóm tắt 
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, các ngành công nghiệp nói chung và ngành vận tải biển 
nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Ngoài những nỗ lực trong 
quản lý kinh doanh khai thác tầu thì việc xây dựng những giá trị văn hóa, một hình ảnh 
thân thiện, một tác phong làm việc chuyên nghiệp gần gũi với công chúng sẽ không chỉ 
phục hồi mà còn phát triển một cách bền vững ngành vận tải biển Việt Nam trong tương 
lai. 
Abtract 
In the context of economic recession, in general, the industry and maritime transport 
sector, specially is facing many difficulties in shipping business. In addition to the efforts 
in shipping business and management, the building cultural values, a friendly image, a 
professional working style will not only recover, but also to develop shipping industry of 
Vietnam sustainably in the future. 
1. Mở đầu 
Một trong những ưu điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là tạo ra sự cạnh tranh lành 
mạnh, qua đó nâng cao được chất lượng sản phẩm phục vụ tối đa lợi ích người tiêu dùng với giá 
cả hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm đó, nền kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật. Vì lợi 
nhuận mà một số doanh nghiệp đã bất chấp những chuẩn mực đạo đức, coi rẻ quyền lợi của 
khách hàng, xã hội, môi trường gây nên những phản ứng dữ dội trong dư luận trong khi các quy 
định của pháp luật chưa đủ mạnh để điều chỉnh những vấn đề này. 
Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng 
kinh tế thế giới gây ra, ngoài nỗ lực duy trì sản xuất tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và xã hội, 
ngành vận tải biển Việt Nam cần phải xây dựng được một hình ảnh thân thiện, một phong cách 
phục vụ có trách nhiệm. Đó chính là giá trị riêng không chỉ đối với một doanh nghiệp mà còn cả đổi 
với ngành vận tải biển Việt Nam; Đó chính là yếu tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
2. Nội dung 
2.1 Văn hóa là gì? 
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá 
khứ và hiện tại hình thành nên hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu qua đó xác định đặc tính 
riêng của mỗi dân tộc. Văn hóa trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, và doanh 
nghiệp vận tải biển nói riêng, nó cũng là sự sáng tạo của người lao động ngành vận tải biển tạo ra 
trên cơ sở phát huy những giá trị trong quá khứ và hiện tại, trải qua quá trình chọn lọc trong thực 
tiễn sản xuất mà hình thành những giá trị, cốt cách riêng của ngành vận tải biển. 
Văn hóa nói chung và văn hóa trong ngành vận tải biển nói riêng có một số đặc điểm sau; 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/1956 - 01/04/2014 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 38 – 04/2014 
95 
- Văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức, nó được thể hiện qua nhận thức của các 
thành viên trong ngành vận tải biển, ở các vị trí công việc cũng như trình độ nhận thức của mỗi 
người tại mỗi vị trí công việc trên từng con tầu hoạt động trên các tuyến vận chuyển. 
- Văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng. Qua đặc điểm này nó mô tả hệ thống các giá trị 
văn hóa không chỉ của một quốc gia mà còn cả với công ty vận tải biển, tạo ra nét đặc trưng riêng 
cho mỗi công ty vận tải biển. 
Trong xu thế sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực tạo ra 
lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệp vừa là bản sắc của mỗi doanh nghiệp vừa là 
nguồn lực có tính hữu hình tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Khi hình ảnh của một 
doanh nghiệp, một sản phẩm in đậm vào tâm trí người tiêu dùng, khi đó những giá trị đó là nguồn 
lực chất lượng cao tạo ra sự phát triển bền vững đối với doanh nghiệp. 
2.2 Biểu hiện của văn hóa 
Mặc dù văn hóa doanh nghiệp mang tính vô hình, song nó cũng được biểu hiện ra ngoài 
dưới hình thức trực quan và phi trực quan. 
Những biểu hiện trực quan về văn hóa của doanh nghiệp vận tải biển thể hiện qua các kiểu 
kiến trúc đặc trưng, nội thất, ngoại thất [7]. 
Hình. Các biểu hiện của văn hóa 
Những biểu hiện ngoại thất, nội thất được biểu hiện ra ngoài như trụ sở của công ty, trang 
phục của nhân viên. Điều này sẽ tạo ra niềm tin, tính tin cậy với khách hàng. Các sự kiện được 
chuẩn bị một cách chu đáo, công phu cũng tạo nên những giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Một 
trong những hình ảnh tạo ra ấn tượng sâu sắc với khách hàng, hiện nay các doanh nghiệp đang 
xây dựng và vun đắp đó là biểu tượng thương hiệu của doanh nghiệp. Biểu tượng là hình ảnh giúp 
khách hàng nhận biết được doanh nghiệp một cách dễ dàng, nó dễ để lại ấn tượng sâu sắc đối với 
khách hàng. 
Một dạng biểu hiện khác của văn hóa đó chính là cách cư xử và thái độ của nhân viên đối 
với khách hàng. Thái độ ân cần, chia xẻ của nhân viên đối với khách hàng là biểu hiện cấp độ cao 
và nhất quán về văn hóa của doanh nghiệp. Sự thẳng thắn, cởi mở của nhân viên đối với khách 
hàng sẽ làm cho những mặc cảm, khoảng cách giữa nhà cung cấp với khách hàng giảm đi. Sự 
thân thiện và chia xẻ này củng cố mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và người cung cấp dịch 
vụ. 
3. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp 
Có nhiều mô hình văn hóa khác nhau có thể vận dụng vào các doanh nghiệp nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy vậy, hai mô hình văn hóa, Mô hình văn 
hoá của Quinn/McGrath và mô hình văn hóa của Harrison/Handy là phù hợp với đặc điểm của 
hoạt động sản xuất vận tải biển hơn cả [6]. 
3.1 Mô mình văn hóa của Quinn/McGrath 
Theo mô hình này có 4 dạng văn hóa 
• Văn hoá thị trường là mô hình văn hóa mà triết lý của nó theo đuổi mục tiêu năng suất và 
hiệu quả. Ở dạng mô hình văn hóa này, hiệu quả của công việc được đặt lên hàng đầu, lấy kết quả 
và hiệu quả của công việc làm thước đo giá trị văn hóa của mỗi cá nhân trong tổ chức. Dạng văn 
hóa này có tính thực dụng cao, thích hợp với những công việc có tính độc lập, phân công nhiệm 
vụ và gắn nghĩa vụ đối với từng cá nhân phải cụ thể và rõ ràng. Để đạt được tính hiệu quả theo 
dạng văn hóa này, mỗi cá nhân trong tổ chức phải xác định được mục tiêu và tính tự giác trong 
công việc dưới sự điều khiển thống nhất của người đứng đầu của tổ chức đó [6]. 
• Văn hoá triết lý là dạng văn hóa mà nó dựa trên cơ sở uy tín và sự hợp tác giữa các thành 
viên trong nhóm, đồng thời nó phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo của mỗi thành viên trong 
nhóm. Đây là phong cách làm việc hiện đại trên tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên 
trong nhóm. Để duy trì được dạng văn hóa làm việc này, người lãnh đạo nhóm phải có uy tín và là 
người chịu trách nhiệm cao nhất, duy trì mọi hoạt động của các thành viên trong nhóm [6]. 
Ngoại thất Hành vi giao tiếp, thực hiện công việc 
Nội thất Tạo ấn tượng, thói quen, thiện chí 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/1956 - 01/04/2014 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 38 – 04/2014 
96 
• Văn hoá đồng thuận đề cao tinh thần tập thể, mục tiêu là tình thân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn 
nhau trong quá trình làm việc nhằm đạt được mục tiêu chung là hoàn thành công việc đúng quy 
định. Sự động thuận của các thành viên trong tổ chức được đặt lên hàng đầu, đặc biệt đối với 
doanh nghiệp có sứ mạng, mục tiêu chiến lược rõ ràng đòi hỏi sự nhất quán từ lãnh đạo tới nhân 
viên. Dạng văn hóa này không chỉ thích ứng với các thành viên trong các doanh nghiệp vận tải 
biển mà còn phù hợp với các dạng doanh nghiệp khác [6]. 
• Văn hoá thứ bậc là dạng văn hóa mà trong đó quyền hạn được giao phó cho người có 
trách nhiệm trên cơ sở quyền lực được phân công và tuân thủ nguyên tắc “có trên có dưới”. Cấp 
dưới phải tôn trọng cấp trên, người ít tuổi phải tôn trọng người cao tuổi. Mọi quyết định của người 
đứng đầu đưa ra phải được cấp dưới, những người thực hiện, phải chấp hành trên cơ sở tin 
tưởng tuyệt đối và tuân thủ với tính tổ chức và kỷ luật cao [6]. 
3.2 Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Harrison/Handy. 
Mô hình này có 4 dạng văn hóa cơ bản, đó là: 
• Văn hóa quyền lực nghĩa là chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất. Từ đây mọi mệnh 
lệnh được phát ra, nó chi phối và ảnh hưởng tới mọi cá nhân trong tổ chức. Dạng văn hóa này 
thích hợp với những công việc đòi hỏi sự nhất quán và dứt khoát, đặc biệt trong những tình huống 
cấp bách [6]. 
• Văn hoá vai trò được phản ánh qua cơ chế hành chính. Theo dạng văn hóa này, mỗi đơn 
vị được hình thành theo một tổ chức riêng theo một cơ chế nhất định. Mỗi cá nhân trong bộ máy 
đảm nhận một vai trò nhất định và thông qua các cá nhân đó bộc lộ được bản chất của doanh 
nghiệp. 
• Văn hoá công việc được sử dụng khi mọi thành viên tập trung vào hoàn thành công việc, 
lấy công việc làm thức đo giá trị của mỗi thành viên trong tổ chức [6]. 
• Văn hoá cá nhân xuất hiện khi nhóm người quyết định tự tổ chức thành một tập thể, cá 
nhân đóng vai trò là người chủ xướng, người lãnh đạo. Các tổ chức, đơn vị này thường chịu ảnh 
hưởng về đạo đức, văn hóa của người lãnh đạo, người đứng đầu của tổ chức đó [6]. 
Các mô hình văn hóa trên được vận dụng vào thực tế, đặc biệt đối với các nước châu Á 
được phán ánh qua bốn kiểu văn hóa, đó là: 
- Văn hóa gia đình nghĩa là các thành viên trong tổ chức có mỗi quan hệ và cư xử như trong 
một gia đình. Vai trò quyết định và dẫn dắt tổ chức đó là người “cha”, người đứng đầu của tổ chức; 
- Văn hóa phân tầng nghĩa là trong tổ chức, các thành viên được phân tầng như viên kim 
cương, đỉnh viên kim cương là người đứng đầu tổ chức, các thành viên được sắp xếp theo từng 
bộ phận, công việc dưới sự chỉ đạo thống nhất của người đứng đầu; 
- Văn hóa làm việc nhóm nghĩa là trong tổ chức, mục tiêu chiến lược của đơn vị được xác 
định rõ ràng và quán triệt tới từng thành viên. Mỗi thành viên có thể phối hợp với nhau để thực 
hiện mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất; 
- Đề cao và coi trọng vai trò cá nhân, coi chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố then chốt. 
Để đạt được mục tiêu này, con người trong tổ chức luôn được đào tạo và hoàn thiện nhằm giải 
phóng tư duy và sự sáng tạo của mỗi cá nhân để hoàn thành mục tiêu công việc. 
Các dạng văn hóa trên thể hiện mối liên hệ giữa con người với con người và giữa con người 
với doanh nghiệp và công việc. Thực tế, các dạn văn hóa trên thường đan xen lẫn nhau, hoặc bao 
hàm lẫn nhau với từng mô hình văn hóa thống trị. Sự phân chia trên rất hữu dụng để tìm hiểu và 
đánh giá về nhận thức, sự thay đổi, giải quyết mâu thuẫn, thưởng công, khích lệ người lao động 
đối với mỗi doanh nghiệp. 
4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 
Cùng với các nguồn lực khác như tiền vốn, nhân lực, giá trị đạo đức văn hóa của doanh 
nghiệp còn đóng vai trò quan trọng và tham gia tích cực vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. 
Khác với các nguồn lực hữu hình, đạo đức, văn hóa là nguồn lực vô hình tham gia vào quá trình 
sản xuất tạo nên sự phát triển bền vững đối với doanh nghiệp. 
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng các doanh nghiệp ngày 
càng chú trọng nhiều đến yếu tố đạo đức, văn hoá trong kinh doanh vì: 
- Lý do khách quan: Do hội nhập quốc tế, một số nền văn hoá và bản sắc dân tộc bị mất 
hoặc bị đồng hoá. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của các nền văn hóa cũng như các 
giá tri bản sắc riệng của mỗi dân tộc. Các quốc gia, đặc biệt là những nước giầu truyền thống văn 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/1956 - 01/04/2014 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 38 – 04/2014 
97 
hóa như Việt Nam, đang đề cao những giá trị văn hóa riêng của dân tộc nhằm tạo thế cân bằng 
đối với xã hội [3]; 
- Lý do chủ quan: Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chạy theo 
lợi nhuận mà bất chấp và có những hành xử phi văn hoá, không có đạo đức bị người tiêu dùng tẩy 
chay dẫn đến thất bại và không có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước [4]. 
Trong thế giới phẳng hiện nay, yếu tố kỹ thuật, công nghệ không còn là rào cản cho sự tồn 
tại và phát triển của các doanh nghiệp nữa. Chính yếu tố đạo đức văn hóa đã và đang đóng góp 
tích cực, tạo ra uy tín và thương hiệu mạnh đối với mỗi doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng cho 
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 
5. Vận tải biển và đặc thù của vận tải biển 
Vận tải biển là ngành sản xuất độc lập và đặc biệt. Tính đặc biệt của vận tải biển thể hiện ở 
chỗ: 
- Ngành vận tải biển hoạt động có tính độc lập trên biển, xa đất liền, xa môi trường sống của 
cộng đồng. Trên các phương tiện vận tải biển, khi hoạt động xa đất liền, đội ngũ sĩ quan, thuyền 
viên đề chung sống trên một con tầu, cùng thực hiện một nhiệm vụ chung đó là đưa con tầu tới 
cảng đích một cách nhanh chóng và an toàn nhất [2]. 
- Hoạt động của thủy thủ, thuyền viên mang tính tự giác, tính trách nhiệm cao, được phân 
công cụ thể, rõ ràng tới từng chức danh trên mỗi con tầu. Do điều kiện làm việc khắc nghiệt, nguy 
hiểm nên yêu cầu về tính kỷ luật, tính chính xác và tính trung thực đối với thủy thủ thuyền viên rất 
cao trong quá trình hoạt động của con tầu. 
- Trong ngành vận tải biển, các cán bộ, nhân viên, thủy thủ thuyền viên thường tiếp xúc với 
nhiều nền văn hóa khác nhau nên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, của cộng 
đồng là vô cùng quan trọng. Đây là nhân tố làm khác biệt hóa giữa lao động Việt Nam với các 
nước, đó là tính cần cù, thông minh, sáng tạo của dân tộc Việt. 
6. Xây dựng văn hóa, tạo dựng hình ảnh văn hóa trong ngành vận tải biển Việt Nam 
Nguyên tắc trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là, trước hết, lãnh đạo, người đứng 
đầu các đơn vị phải là tấm gương về văn hóa và cũng là người chịu trách quan trọng trong việc 
xây dựng hệ thống giá trị văn hóa cho đơn vị, doanh nghiệp mình. Tuy lãnh đạo có vai trò quyết 
định trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp phải do 
mọi thành viên tạo tạo dựng nên. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù 
hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp [5]. 
 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên 
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng 
tiêu cực của sản phẩm lai căng, độc hại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 
quốc tế; góp phần hình thành hệ giá trị chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam, nói chung và 
ngành vận tải biển nói riêng [1], [4]. 
Trải qua hơn 20 năm mở của và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều 
thành tựu mới đáng khích lệ. Song song với những thành tựu kinh tế, nền văn hóa Việt Nam cũng 
tiếp thu được nhiều giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại phục vụ đắc lực cho cuộc sống. Ngành 
vận tải biển đã tiếp cận được với quốc tế trên cả hai bình diện; kỹ năng làm việc và văn hóa ứng 
xử trong công việc. Nhiều hợp đồng, quan hệ kinh tế cũng như tinh thần thái độ làm việc chuyên 
nghiệp của thuyền viên Việt Nam được đánh giá cao. Tuy vậy, xét dưới khía cạnh văn hóa, ngành 
vận tải biển Việt Nam còn nhiều hạn chế [8]. 
- Ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành luật pháp còn hạn chế, thậm chí có thuyền viên không 
chỉ vi phạm quy chế làm việc trên tầu mà còn vi phạm cả luật pháp của nước sở tại và đã dẫn tới 
những hậu quá đáng tiếc. Nhiều hợp đồng vận chuyển, giao nhận còn bị chậm, bị vi phạm nhưng 
không được giải thích, chia xẻ một cách thỏa đáng; 
- Ý chí và nghị lực vươn lên, đặc biệt trong những lúc khó khăn, gian khổ còn chưa cao. 
Nhiều cán bộ quản lý, thuyền trưởng có trình độ, thâm niên trong công tác đã không duy trì được 
công việc, thậm chí bỏ nghề ngay cả khi trình độ và kinh nghiệm đang ở đỉnh cao; 
- Tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm với tập thể, cộng đồng còn chưa cao. Một số trường 
hợp còn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia nên dẫn tới trường hợp tham 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/1956 - 01/04/2014 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 38 – 04/2014 
98 
nhũng, làm thất thoát và gây thiệt hại đối tài sản của nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín 
của ngành và quốc gia đối với đối tác quốc tế. 
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do tư duy của nền kinh tế bao cấp vẫn còn 
ảnh hưởng nặng nề đối với một bộ phận không nhỏ cán bộ thuyền viên trong ngành. Công tác đào 
tạo, giáo dục về văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng một cách thỏa 
đáng. Mặc khác, quá trình mở cửa và hội nhập diễn ra rất nhanh và ngày càng sâu, rộng nên 
những mặt trái của nền kinh tế thị trường có cơ hội lây lan, nẩy nở khi mà ý thức và trình độ của 
cán bộ, thuyền viên trong ngành chưa được trang bị đầy đủ. 
Nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của ngành hàng hải Việt 
Nam trong những năm qua cũng như tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại để xây 
dựng nên những giá trị văn hóa đối với ngành vận tải biển Việt Nam trong những năm tới, ngành 
hàng hải cần triển khai đồng bộ đối với cả doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo làm tốt các biện 
pháp sau: 
- Tuyên truyền sâu, rộng tới mọi đối tượng và làm nổi bật được những giá trị truyền thống 
của ngành hàng hải. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù đất nước còn nghèo, các trang 
thiết bị hiện đại chưa có nhưng các chiến sĩ trên những con tầu không số vẫn vượt hàng ngàn hải 
lý, ngay trước mũi kẻ thù để vận chuyển hàng trăm ngàn tấn vũ khí, khí tài phục vụ cho chiến 
trường miền Nam đánh Mỹ. Có thể nói, đây là một sự sáng tạo có một không hai trên thế giới mà 
ngay chính kẻ thù cũng phải khâm phục. 
- Trong xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, ngành vận tải biển hầu như đi lên từ con số 
không. Bằng sự sự thông minh, sáng tạo trong quản lý kinh tế, đội ngũ các nhà quản lý, sĩ quan 
thuyền viên Việt Nam, đã xây dựng được một đội tầu vận chuyển hàng hóa hùng mạnh lên tới 
hàng triệu tấn trọng tải bằng các biện pháp vay, thuê của đối tác. Điều này không phải quốc gia 
nào cũng có thể làm được. 
- Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, có ý thức chấp hành nội quy, quy chế làm việc, 
tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp không chỉ đối với nước ta mà còn đối với cả các 
nước sở tại, nơi cán bộ, thuyền viên đang làm việc hoặc có quan hệ đối tác. 
- Xây dựng tinh thần đoàn kết hữu nghị không chỉ đối với cán bộ, thuyền viên Việt Nam với 
nhau mà còn cả đối với đối tác nước ngoài, những người cùng cộng tác trong công việc nhằm tạo 
dựng nên hình ảnh con người Việt Nam gần gũi, thân thiện; 
- Luôn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của Việt Nam, một dân tộc anh hùng trong 
đấu tranh bảo vệ tổ quốc, cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động đồng thời tiếp thu những 
giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại như ý thức trách nhiệm đối với công việc, sự giúp đỡ và chia 
xẻ những khó khăn trong lao động và đặc biệt là tinh thần tự giác và thái độ cầu thị trên tinh thần 
hợp tác, hai bên cùng có lợi. 
Để làm được những điều trên, doanh nghiệp cùng với nhà trường cần thường xuyên giáo 
dục, đào tạo không chỉ đối với nhân viên, thuyền viên mà còn đối với cả các cán bộ quản lý, các 
nhà quản trị cấp cao. Hơn ai hết, các nhà quản trị, người lãnh đạo phải là tâm gương để dẫn dắt, 
định hơngs cho toàn thể cán bộ, thuyền viên noi theo. 
7. Kết luận 
Văn hóa là những giá trị cốt lõi, là hình ảnh của một doanh nghiệp in đậm trong tâm trí 
người tiêu dùng. Văn hóa còn được xem là nguồn lực tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và là 
nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị 
trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ngành vận tải biển Việt Nam đã hội nhập từ khá 
sớm mang theo không những đặc trưng của văn hóa Việt Nam mà còn phải xây dựng một hình 
ảnh, một giá trị văn hóa riêng, biến những giá trị văn hóa đó thành sản phẩm có tính đặc thù của 
Việt Nam. Để xây dựng thành công những giá trị văn hóa ngành vận tải biển và trở thành nét đặc 
thù riêng của Việt Nam cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, trên 
cơ sở phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, của ngành vận tải biển đồng thời tiếp thu 
những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới được người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp quan 
tâm xây đắp, chắc chắn ngành vận tải biển Việt Nam sẽ vượt qua được sóng gió và có chỗ đứng 
vững chắc trên thị trường quốc tế. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_van_hoa_trong_nganh_van_tai_bien_viet_nam.pdf