Bài giảng môn Vật liệu xây dựng

Vữa xây dựng là một hỗn hợp gồm cốt liệu, chất kết dính và nước được chọn theo một tỉ lệ nhất định theo định mức rồi trộn với nhau thật đều.

Cốt liệu để chế tạo vữa thông thường là cát đen, cát vàng

Chất kết dính để chế tạo vữa là xi măng, thạch cao, vôi

 Vữa dùng để xây, trát, láng, lát, ốp và hoàn thiện trang trí cho công trình xây dựng.

 Khi cần làm tăng thêm một đặc tính nào đó của vữa cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, người ta cho thêm vào các chất phụ gia, như phụ gia đông cứng nhanh, phụ gia chống thấm, phụ gia chống axit

 

doc 72 trang dienloan 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vật liệu xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Vật liệu xây dựng

Bài giảng môn Vật liệu xây dựng
BÀI 1
VỮA XÂY DỰNG
GIỚI THIỆU VỮA XÂY DỰNG
Khái niệm và phân loại
Khái niệm
Vữa xây dựng là một hỗn hợp gồm cốt liệu, chất kết dính và nước được chọn theo một tỉ lệ nhất định theo định mức rồi trộn với nhau thật đều.
Cốt liệu để chế tạo vữa thông thường là cát đen, cát vàng
Chất kết dính để chế tạo vữa là xi măng, thạch cao, vôi
Vữa dùng để xây, trát, láng, lát, ốp và hoàn thiện trang trí cho công trình xây dựng.
Khi cần làm tăng thêm một đặc tính nào đó của vữa cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, người ta cho thêm vào các chất phụ gia, như phụ gia đông cứng nhanh, phụ gia chống thấm, phụ gia chống axit
Phân loại vữa
Có nhiều cách phân loại vữa, theo chức năng sử dụng vữa được chia thành năm loại sau :
Vữa thông thường : 
Là loại vữa được dùng để xây, trát, láng, lát, ốp, hoàn thiện. Vữa thông thường theo thành phần có ba loại
Vữa vôi : thành phần gồm cát (đen, vàng), vôi và nước.
Vữa tam hợp : thành phần gồm có cát (đen, vàng), vôi, ximăng và nước.
Vữa xi măng : thành phần gồm có cát (đen, vàng), ximăng và nước.
Vữa hoàn thiện : loại vữa để trang trí cho mặt ngoài công trình.
Vữa chịu axít : loại vữa dùng để trát, láng, lát, ốp, bảo vệ các bộ phận công trình làm việc trong môi trường chịu tác dụng của axít hoặc hơi axít. Vữa chịu axít dùng chất kết dính là thuỷ tinh lỏng.
Vữa chịu nhiệt : loại vữa dùng để xây trát các bộ phận công trình chịu nhiệt như : xây thành lò nung, xây bếp, xây ống khóiVữa chịu nhiệt thường dùng là vữa ximăng–samốt.
Vữa chống thấm : loại vữa dùng để trát láng, bao bọc các công trình chịu nước. Vữa chống thấm thường dùng là vữa ximăng mác cao 75100 hoặc vữa ximăng có phụ gia chống thấm.
Vật liệu chế tạo vữa thông thường 
Ximăng
Ximăng là một loại chất kết dính trong thành phần vữa. Khi trộn vữa, ximăng hợp với nước tạo thành keo bao bọc các hạt cốt liệu và lấp đầy khe rỗng giữa các hạt cốt liệu. Keo ximăng khi đông cứng sẽ gắn chặt các hạt cốt liệu với nhau thành một khối rắn chắc. Ximăng dùng để chế tạo vữa thông thường gồm có hai loại :
Ximăng portland
Ximăng portland hỗn hợp
Vôi : Vôi dùng trong xây dựng là vôi đông cứng trong không khí, ở môi trường ẩm ướt vôi không đông cứng. 
Chế tạo
Từ nguyên liệu là đá vôi có hàm lượng CacbonatCanxi nung trong lò ở nhiệt độ 9001100C.
Phản ứng : CaCO3 ® CaO + CO2
Ta được sản phẩm là vôi cục (thành phần hoá học là CaO).
Cát xây dựng: là những hạt nhỏ do đá thiên nhiên bị phong hoá vỡ vụn mà thành.
Phân loại :
Theo sự hình thành cát được chia thành ba loại 
Cát núi: hạt to sắc cạnh và lẫn nhiều tạp chất nên ít dùng.
Cát sông: hạt nhỏ, ít sắc cạnh và sạch, được sử dụng thông dụng để chế tạo vữa xây, trát, láng, lát, ốp và vữa bêtông.
Cát biển: nhỏ hạt và sạch, nhưng lại nhiễm mặn nên ít được sử dụng.
Theo màu sắc cát được chia làm ba loại 
Cát vàng: màu hơi vàng, đường kính hạt to, có nhiều ở các vùng núi, được dùng để sản xuất vữa bêtông và vữa chống ẩm.
Cát đen: màu xám, cỡ hạt nhỏ hơn cát vàng, có nhiều ở sông và đồng bằng, được dùng để sản xuất vữa xây, trát, lát, ốp.
Cát trắng : màu trắng, sạch, được dùng để xây trát và làm nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh, kính.
Theo đường kính cỡ hạt, cát được chia làm bốn loại 
Cát to, có đường kính cỡ hạt 0.55mm.
Cát vừa, có đường kính cỡ hạt 0.350.5mm.
Cát nhỏ, có đường kính cỡ hạt 0.150.35mm.
Cát bụi, có đường kính cỡ hạt 0.15mm.
Trong xây dựng thường chỉ dùng hai loại là cát vừa và nhỏ.
Nước 
Nước dùng để sản xuất vữa phải là nước sạch.
Không được dùng nước lẫn chất dầu mỡ, nhiều phù sa vì nó làm giảm độ dính kết và cường độ chịu lực của vữa. Không được dùng nước nhiễm mặn, axit để chế tạo vữa trát các cấu kiện bêtông cốt thép.
CÁC TÍNH CHẤT CỦA VỮA XÂY DỰNG 
Tính lưu động 
Tính lưu động của vữa (còn gọi là tính dẻo) thể hiện trạng thái khô, dẻo hoặc nhão của vữa. Tính lưu động của vữa được thông qua độ sụt của vữa.
Độ sụt của vữa được xác định bằng thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam
Vữa ở trạng thái nhão có độ sụt lớn, ở trạng thái khô có độ sụt nhỏ. Độ sụt thích hợp cho vữa xây, trát thường từ 513cm.
Tính lưu động của vữa phụ thuộc vào loại vữa, chất lượng và tỉ lệ pha trộn của vật liệu thành phần, đồng thời còn phụ thuộc vào thời gian pha trộn vữa.
Tính lưu động của vữa có ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng của công việc, cho nên khi xây, trát Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, tính chất và đặc điểm của công việc, điều kiện thời tiết mà chọn vữa có độ sụt cho thích hợp.
Tính giữ nước 
Tính giữ nước là khả năng giữ được nước của vữa từ khi trộn xong đến khi sử dụng vữa.
Do vữa để lâu xảy ra hiện tượng tách nước, cát lắng xuống làm cho vữa không đều, đó là hiện tượng vữa bị phân tầng, hiện tượng này thường xảy ra đối với vữa ximăng, làm cho vữa không đều và kém chất lượng.
Tính giữ nước của vữa biểu thị bằng độ phân tầng (kí hiệu P).
Độ phân tầng, theo tiêu chuẩn Việt Nam được xác định bằng hiệu số độâ sụt của vữa lúc mới trộn xong và độ sụt của vữa sau khi trộn 30 phút.
Nếu P = 0 vữa có tính giữ nước tốt.
P 2 vữa có tính giữ nước bình thường.
P > 2 vữa có tính giữ nước kém.
Tính giữ nước của vữa phụ thuộc vào chất lượng, quy cách của vật liệu thành phần, loại vữa và phương pháp trộn vữa.
Vữa ximăng giữ nước kém hơn vữa vôi và vữa tam hợp.
Vữa cát vàng giữ nước kém hơn vữa cát đen.
Vữa trộn bằng phương pháp thủ công giữ nước kém hơn vữa trộn bằng máy.
Trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý đảo lại vữa để đảm bảo độ đồng đều và độ dẻo, nhất là đối với vữa ximăng.
Tính bám dính 
Tính bám dính của vữa là khả năng liên kết của vữa với các viên xây hoặc mặt trát, láng, lát, ốp. Vữa bám dính kém sẽ ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm và làm giảm năng suất lao động.
Tính bám dính của vữa phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng của chất kết dính có trong thành phần vữa và độ dẻo của vữa. Do đó khi trộn vữa nhất thiết phải cân đong đủ các vật liệu thành phần, phẩm chất, quy cách vật liệu phải được đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định, đồng thời vữa phải đảm bảo trộn thật đều và dẻo.
Ngoài ra, tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của các viên xây, mặt trát, láng, lát, ốp,Vì vậy khi tiến hành công việc phải làm vệ sinh bề mặt, phải tạo độ nhám, độ ẩm cần thiết 
Tính chịu lực
Tính chịu lực của vữa là khả năng chịu được tác dụng của lực vào vữa. Tính chịu lực được biểu thị bằng độ chịu lực (còn gọi là cường độ–đơn vị tính là daN/cmhoặc kN/cm).
Cường độ chịu nén của mẫu vữa có kích thước tiêu chuẩn (R = P/F) được gọi là số hiệu 
Đối với vữa vôi : mác 2, 4, 8.
Đối với vữa tam hợp : mác 10, 20, 50..
Đối với vữa ximăng : mác 50, 75, 100..
Giải thích ý nghĩa 
Vữa mác 50 có nghĩa là cường độ chịu nén của vữa là 50daN/cm
Khi dùng vữa ta phải sử dụng đúng loại và đúng mác theo chỉ định của thiết kế.
Tính co nở
Quá trình khô và đông cứng của vữa, vữa bị co ngót. Độ co ngót của vữa khá lớn, khi vữa co ngót thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, bong dộp làm giảm chất lượng và mĩ quan của sản phẩm. Do vậy sau khi khi hoàn thành sản phẩm ta chú ý bảo dưỡng sản phẩm để vữa đông cứng từ từ, tránh co ngót đột ngột.
Khi vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể thích, nhưng độ nở không đáng kể, không ảnh hưởng gì đến sản phẩm.
PHẠM VI SỬ DỤNG VỮA
Vữa vôi
Vữa vôi có cường độ chịu lực rất thấp, tính chống ẩm rất kém, độ co ngót của vữa lại lớn, tuổi thọ thấp nên chủ yếu chỉ dùng được xây, trát cho công trình tạm, xây trát những bộ phận không quan trọng ở nơi khô ráo, ít bị va chạm, ít tiếp xúc với mưa nắng: trát tường ngăn, xây công trình tạm
Vữa tam hợp
Vữa tam hợp có cường độ và độ bền tương đối tốt; có tính dẻo và tính bám dính; nhanh khô hơn vữa vôi nên được sử dụng khá thông dụng trong xây, trát, láng, lát ; xây tường, trát tường mặt trong và ngoài nhà, trát trần, dầm, cột
Vữa Ximăng
Vữa ximăng có cường độ và độ bền cao, tính chống thấm tốt, nhanh khô nên được dùng để xây, trát các bộ phận công trình dưới mặt đất, những bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của mưa nắng. Vữa ximăng được dùng để láng nền, láng chống thấm, dùng để lát, ốp 
TÍNH LIỀU LƯỢNG PHA TRỘN VỮA
Định mức dự toán cấp phối vật liệu được tính cho vữa xây, vữa trát có các mác 50, 75, 100, 125, 150. Mác vữa được xác định bằng cường độ nén ở thời gian 28 ngày đêm trên các mẫu lập phương kích thước 70.7x70.7x70.7mm, hoặc trên các nửa mẫu 40x40x40mm theo (TCVN-3121 :1979).
Định mức cấp phối cho 1m3 vữa ximăng cát (Ximăng Holcim)
Loại vữa
Mác
ximăng
Mác vữa
Vật liệu dùng cho 1
Ximăng (kg)
Cát (m3)
Vữa ximăng cát
PCB40
100
320
1.06
75
247
1.09
50
176
1.11
Định mức cấp phối cho 1m3 vữa ximăng cát (Ximăng Hà Tiên 1)
Loại vữa
Mác
ximăng
Mác vữa
Vật liệu dùng cho 1
Ximăng (kg)
Cát (m3)
Nước (lít)
Vữa ximăng cát
PCB30
75
320
1.06
210
50
230
1.09
210
BÀI 2
XÂY GẠCH
YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHỐI XÂY GẠCH VÀ CẤU TẠO KHỐI XÂY
Yêu cầu đối với khối xây
Yêu cầu về vật liệu
Gạch xây phải có cường độ, kích thước, phẩm chất theo quy định của thiết kế.
Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết.
Vữa xây đảm bảo phải đúng loại và đúng mác theo yêu cầu, được trộn đều theo quy cách của thiết kế; khi xây tường; trụ gạch; độ dẻo từ 913cm, khi xây lanh tô, vỉa nghiêng từ 56cm.
Yêu cầu về chất lượng của khối xây
Khối xây tường phải đúng vị trí, đúng hình dáng và kích thước, có đủ các lỗ chừa sẵn (cửa sổ, cửa đi, thông gió) theo quy định của thiết kế và phương án thi công.
Khối xây tường phải đặc chắc, nghĩa là tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài phải được miết gọn. Những chỗ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch, tưới ẩm.
Từng lớp xây phải ngang bằng.
Khối xây phải thẳng đứng, phẳng mặt.
Góc của khối xây phải đúng theo thiết kế.
Mạch đứng của khối xây không được trùng nhau, phải lệch nhau ít nhất 5cm. Đây là yêu cầu quan trọng góp phần tạo nên khối xây có chất lượng cao.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây
Chất lượng của khối xây được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau :
Chỉ tiêu về vị trí tim, trục của khối xây.
Chỉ tiêu về độ ngang bằng, chiều cao của khối xây.
Chỉ tiêu về độ thẳng đứng, góc vuông của khối xây.
Chỉ tiêu về độ phẳng mặt của khối xây.
Chỉ tiêu về độ đặc chắc, so le mạch vữa xây.
Trị số sai lệch cho phép của khối xây
Tên những sai lệch cho phép
Trị số sai lệch cho phép (mm)
Xây bằng gạch
Tường
Cột
Sai lệch so với kích thước thiết kế
Bề dày
Xê dịch trục kết cấu
Cao độ khối xây
Sai lệch độ thẳng đứng
Một tầng
Chiều cao toàn nhà
Độ ngang bằng trong phạm vi 10m
Độ gồ ghề trên bề mặt thẳng đứng khối xây có trát vữa
+15; -10
10
15
10
30
20
5
15
10
15
10
30
-
5
Cấu tạo các lớp trong khối xây tường gạch
Nguyên tắc chung
Mỗi loại khối xây đều có cách sắp xếp các viên gạch khác nhau. Nhưng chúng có một quy luật chung ở những chỗ giao nhau giữa các bức tường phải xếp lớp câu, lớp ngắt. Bên câu bên ngắt để đảm bảo khối xây vững chắc, không bị trùng mạch.
 Cấu tạo cụ thể
Tường góc 220
Tường góc 330
Tường chữ đinh 220
Tường chữ đinh 330
Tường chữ thập 220
THAO TÁC XÂY CƠ BẢN
Dụng cụ để xây gạch
Dụng cụ xây gạch thông thường gồm: bay xây, thước hồ, thước vuông, thước đo chiều dài, nivô, quả dọi, dây xây
Thao tác xây cơ bản
Để xây một viên gạch cần thực hiện một số thao tác sau đây
Cầm bay và cầm gạch 
Khi cầm bay ngón tay cái đặt lên cổ bay, bốn ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt chuôi bay.
Khi cầm gạch: bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch
Xúc vữa: đưa lưỡi bay chéo xuống máng vữa lấy một lượng vữa đủ để xây một viên gạch.
Chú ý 
Trong quá trình thực hiện động tác cầm gạch và xúc vữa thường kết hợp với nhau. Không nên xúc vữa trước rồi mới cầm gạch.
Đổ, dàn vữa 
Vữa được đổ theo chiều dài viên gạch định xây, tuỳ theo viên gạch xây ngang hay dọc. Dùng mũi bay dàn đều vữa và sửa gọn mạch ở hai bên.
Đặt gạch 
Tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi lệch để đùn vữa lên mạch đứng. Đồng thời tay hơi day nhẹ theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch ăn phẳng với dây cữ. Khi cần mới dùng bay để điều chỉnh.
Gạt miết mạch 
Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí, dùng bay gạt vữa thừa ở mặt ngoài.
Trên đây là những thao tác cơ bản để xây một viên gạch trên tường 220. Nhưng thực tế còn có tường với chiều dày nhỏ hơn: tường 110, 60 hoặc tường xây bằng gạch rỗng (gạch 4 lỗ, 6 lỗ). Khi thao tác các loại tường này cần chú ý
Đối với tường 60mm là tường có chiều dày bằng chiều dày viên gạch, khi xây phải dùng bay phết vữa lên đầu viên gạch định xây, rải vữa lên tường đã xây, đặt gạch lên tường theo phương thẳng đứng, không day đi day lại, dùng bay điều chỉnh nhẹ theo phương thẳng đứng cho ngang bằng dây cữ, tuyệt đối không được gõ điều chỉnh theo phương ngang. Xây viên nào chèn đầy mạch vữa cho viên đó.
Đối với tường 110mm là tường có chiều dày bằng chiều rộng của viên gạch thao tác khi xây tương tự như tường 220mm.
Tóm lại 
Khi thao tác xây tường 60 và 110mm cần phải đảm bảo độ chính xác cao để tránh phải điều chỉnh nhiều, đặc biệt theo phương ngoài mặt phẳng của khối xây.
Đối với tường xây bằng gạch rỗng cần chú ý 
Khi đặt gạch không chúi đầu viên gạch xuống để tạo mặt đứng. Hạn chế việc điều chỉnh bằng bay vì dễ làm gạch bị vơ.õ
XÂY GẠCH
Xây tường
Dựa vào tính chất chịu lực tường được chia làm hai loại 
Tường tự mang lực: tường chỉ chịu tải trọng bản thân nó.
Tường chịu lực: tường ngoài tải trọng bản thân còn chịu tải trọng do các bộ phận kết cấu khác truyền đến hoặc chịu tải trọng gió, bão.
Xây tường giữa hai mỏ 
Khi xây đoạn tường giữa hai mỏ phải căng dây rối mới xây, dùng dây để làm cữ và kiểm tra độ ngang bằng của mặt tường, đối với tường 110 trở xuống dây được căng ở phía mặt tường cần lấy phẳng.
Xây lớp nào căng lớp đó. Dây phải bám vào mặt trên của những lớp gạch tương ứng của hai mỏ, dây phải căng, không bị vướng vào gạch, vữa.
Khi xây những viên gạch giữa hai mỏ phải điều chỉnh cho mặt trên viên gạch ngang bằng với dây cạnh bên ăn thẳng với lớp gạch đã xây bên dưới.
Tường giữa hai mỏ có thể là tường chịu lực, tường chèn khung chịu lực, tường ngăn.
Gạch xây tường là gạch loại A có cường độ 75kg/cm2, vữa ximăng mác 50, 75 
Tường chịu lực thường xây theo phương pháp xếp gạch một dọc, một ngang hay ba dọc một ngang.
Xây tường chèn khung chịu lực cũng như xây tường chịu lực. Thép chờ sẵn ở khung cột có tác dụng liên kết tường và khung cho nên trong quá trình xây cần chú ý: tại vị trí có thép chờ phải xây bằng vữa ximăng.
Lớp trên cùng sát với đáy dầm hoặc giằng phải xây vỉa nghiêng, chèn vữa kín đầu trên viên gạch rồi mới xây.
Xây tường thu hồi
Tường thu hồi là tường chịu lực và tạo cho mái có độ dốc theo thiết kế, mái ngói có độ dốc từ 7080%, mái tôn có độ dốc từ 1520%. Có tường thu hồi đối xứng và không đối xứng.
Dựng cột và căng dây lèo
Kiểm tra cố định chân của phần tường định xây thu hồi hay còn gọi là mặt tường khẩu.
Vạch điểm nóc thu hồi trên mặt tường khẩu
Điểm nóc thu hồi trên mặt tường khẩu khi thu hồi đối xứng là điểm giữa các bức tường thu hồi. Nếu thu hồi không đối xứng điểm nóc được xác định dựa vào độ dốc của mái (i) và độ cao của phần tường thu hồi tính từ mặt tường khẩu lên đỉnh thu hồi. Cụ thể được tính như sau :
 hoặc 
Dựng ... , đẹp.
Nước vôi phải pha sao cho không đặc quá hoặc loãng quá.
Phương pháp quét vôi
Khi đã làm xong các công việc về xây lắp, sau đó mới tiến hành quét vôi. Trước khi quét vôi phải cạo sạch bề mặt cần quét. Không được quét vôi lên bề mặt trát còn ướt.
Quét vôi bằng chổi đót.
Quét vôi phải được tiến hành thành nhiều lớp.
Lớp lót : bằng vữa vôi pha loãng, có thể quét một hoặc hai lượt. Quét lớp trước chờ khô rồi quét lớp tiếp theo, phải quét liên tục thành lớp mỏng.
Chú ý 
Quét tường thì đưa chổi theo chiều ngang và quét từ trên xuống; còn quét trần thì theo hướng song song với cửa.
Lớp mặt: khi lớp vữa lót đã khô quét lớp mặt. Ở lớp mặt phải được quét hai đến ba lượt. Lớp mặt phải được quét vuông góc với lớp lót.
Nếu quét vôi màu thì lớp lót bằng vôi trắng và lớp mặt bằng vôi màu.
Quét sơn 
Tác dụng
Sơn được quét lên bề mặt các bộ phận công trình để có tác dụng chống lại tác hại của thời tiết tăng độ bền cơ học của kết cấu và làm tăng vẻ đẹp của công trình.
Phân loại theo tác dụng 
Sơn dùng cho gỗ 
Để chống tác hại của thời tiết hoặc để trang trí cho các bộ phận công trình.
Sơn dùng cho thép 
 Để chống gỉ, chống sự ăn mòn của nước mặn hoặc axit.
Yêu cầu 
Không dộp, không bong, không nhăn đồng thời phải bóng bền và không phai màu.
Phương pháp quét vôi
Sau khi làm xong công tác chuẩn bị bề mặt sơn thì mới tiến hành quét sơn. Công tác chuẩn bị ấy là trước khi quét sơn, ta phải dọn sạch khu vực lân cận để bụi bẩn không bám vào lớp sơn còn ướt về sau.
Sơn phải quét làm thành nhiều lớp : lớp lót, lớp mặt, mỗi lớp được sơn 23 lượt
Sơn được pha với độ loãng thích hợp, trước khi quét phải khuấy sơn cho đều.
Nếu khối lượng sơn nhiều thì ta dùng máy phun để cho năng suất và chất lượng sơn sẽ được tăng lên rất nhiều.
Không nên sơn vào thời tiết lạnh quá hoặc nóng quá.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH
Giới thiệu chung
Khu vệ sinh là khu vực lắp đặt các thiết bị dùng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết của con người.
Các loại thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh hay còn gọi là các thiết bị thu nước bẩn sinh hoạt bao gồm :chậu rửa; chậu tắm; âu tiểu; bệ xí.
	Bệ xí xổm	Bệ xí xổm	 Bệ xí bệt
Ngày nay do nhu cầu phục vụ của con người ngày càng phát triển cùng với những tiến bộ của ngành gốm sứ nên các thiết bị vệ sinh cũng có nhiều loại, nhiều mẫu mã hình dáng, kiểu cách khác nhau...
Âu tiểu nam	 Chậu rửa mặt	 Bồn tắm
Nguyên lí cấu tạo
Thiết bị vệ sinh làm nhiệm vụ thu nước sinh hoạt do vậy tất cả các thiết bị (trừ âu xí) phải có lưới chắn và bảo vệ đề phòng rác chui vào làm tắc ống. Để đề phòng mùi hôi thối và hơi độc từ trong mạng lưới thoát hơi bay vào phòng các thiết bị phải có xi phông đặt ở dưới hoặc ngay trong thiết bị
Yêu cầu kĩ thuật 
Mặt trong các thiết bị phải trơn, nhẵn ít gãy góc để đảm bảo dễ dàng cho việc tẩy rửa cọ sạch.
Vật liệu chế tạo phải bền, không thấm nước, không bị ảnh hưởng của hoá chất. Vật liệu tốt nhất vẫn là sành sứ và các loại chất dẻo ngoài ra có thể là tôn phủ men sứ.
Tuổi thọ của các chi tiết trong cùng một thiết bị phải tương đương nhau, các chi tiết dễ hỏng phải ở vị trí thay đổi dễ dàng và nhanh chóng.
Thiết bị lắp đặt phải chắc chắn, tiện lợi cho việc sử dụng và đảm bảo thẩm mĩ .
Xi phông
Xi phông hay còn gọi là khoá thủy lực có tác dụng ngăn ngừa mùi hôi thối và các hơi khí độc từ mạng lưới thoát nước thoát ra vào phòng.
Nguyên tắc cấu tạo
Xi phông là loại ống dẫn nước thải, trong quá trình vận chuyển nước thải lượng nước luôn luôn giữ lại làm nút kín chia không khí trong ống làm hai phần
Hơi độc ở phần ống (2) bị nút nước ngăn không thoát ra phần (1) để vào phòng. Theo hình vẽ cho ta biết nước chảy từ A đến B để có được nút nước so với độ cao H ta phải nâng độ cao D so với E một khoảng bằng H. bề dày của nút nước được tính bằng độ cao hữu ích (H) của cột nước có trong xi phông.
H = 5575mm
H < 55mm áp lực khí trong ống dễ dàng phá hỏng nút. 
H >75mm ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển nước qua nút.
Các dạng xi phông thường gặp.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xi phông
Theo vật liệu
Xi phông bằng gang, sành sứ, kim loại, cao su...
Theo hình dáng 
Xi phông uốn khúc.
Xi phông có dạng ống cong một đầu miệng bát, một đầu trơn. Thường dùng để lắp cho các bệ xí và đường ống dẫn nước thải.
Xi phông kiểm tra
Tương tự như xi phông uốn khúc loại xi phông này được gắn thêm nắp kiểm tra C có thể tháo ra dễ dàng nhờ các bu lông. Khi có sự cố chỉ việc tháo bu lông mở nắp C để kiểm tra nguyên nhân gây tắc.
Xi phông kiểm tra thường dùng để lắp trên ống dẫn nước thải
Xi phông hình chai
nhìn bề ngoài xi phông có dạng hình chai (A gắn với B bằng ren) gắn với ống đứng C (bằng ren). khi xi phông có sự cố chỉ cần tháo bỏ B để tẩy rửa. Nước thải được vận chuyển từ ống I sang II qua III theo chiều mũi tên.
Xi phông hình chai thuờng dùng để lắp các chậu rửa, chậu giặt và âu tiểu.
Xi phông thu nước trên sàn.
Xi phông được đặt trên sàn thuận tiện cho việc kiểm tra và tẩy rửa. Nước qua luới chắn (1) vào xi phông (2) nối với đuờng ống thoát. Nếu xi phông có sự cố ta chỉ việc mở nút (4) để tẩy rửa.
Phễu thu nước 
Phễu thu nước là dạng xi phông thu nước trên sàn được gắn vào trong sàn dùng để thu nước sản xuất.
Phễu được làm bằng gang bên ngoài được quét bằng một lớp nhựa mỏng.
Xí
Hiện nay thường sử dụng hai loại: xí bệt và xí xổm.
Xí xổm
Cấu tạo
Cấu tạo chung: xí gồm có bệ xí, xi phông, cút 1300, ống dẫn phân, bể chứa (mặt bằng và mặt cắt xem hình vẽ).
Hệ thống bệ, xi phông có thể bị lộ ra ở mặt dưới của sàn nếu yêu cầu mĩ quan ở tầng dưới phải làm thêm trần để che đậy.
Bệ xí
Có hai loại: loại có xi phông và loại không có xi phông. Bệ được làm bằng gang sành, sứ, granitô bên trên có gờ nổi để chân và gờ bao xung quanh. 
Bệ xí có xi phông gắn liền thường được sử dụng ở sàn tầng trệt hoặc lắp trực tiếp trên bể chứa khi đó không cần xây thêm trụ để đỡ xi phông.
Xi phông
Xi phông dùng cho bệ xí với bệ không có xi phông. Tuỳ theo vị trí và khoảng cách từ bệ đến ống đứng mà ta chọn xi phông kiểu cho phù hợp với những bệ gần lỗ xả hoặc đặt trực tiếp vào ống đứng chọn kiểu khác nhau.
Cút : là đoạn ống cong nối liền xi phông vào ống thoát nhằm thay đổi hướng của ống thoát. Vật liệu chế tạo cút : sành, sứ, chất dẻo
Lắp đặt 
Lắp đặt cút : luồn cút từ trên xuống qua lỗ chừa sẵn trên sàn. Điều chỉnh cho miệng dưới của cút quay theo hướng của ống dẫn ngang sau đó chèn cố định cút bằng vữa xi măng.
Chú ý : trước khi đặt cút phải kiểm tra lại vị trí của lỗ chừa sẵn trên sàn xem có phù hợp với xi phông hay chưa 
Lắp xi phông
Miệng dưới của xi phông (đầu trơn) đặt lồng vào đều trên của miệng cút. Đổ nước vào xi phông. Điều chỉnh gối kê A, nhìn vào xi phông thấy mặt thoáng nuớc có tiết diện tròn là được. Chèn kín mối nối giữa các xi phông và cút bằng vữa xi măng, chèn chặt xi phông bằng bê tông gạch vỡ. Che đậy mặt xi phông bằng giấy hoặc bao tải để tránh đất đá rơi vào xi phông. Với những xi phông có lỗ thông tắc 2 ta phải nối thêm ống nhựa 3 có đường kính 2535mm sau đó mới đổ tiếp phần bê tông gạch vỡ tạo vát theo đáy bệ xí phần bê tông gạch vỡ đổ thấp hơn mặt khoảng 30mm.
Lắp bệ 
Phết vữa vào xung quanh miệng trên của xi phông. Chú ý khi phết vữa không được để vữa rơi vào xi phông. Sau đó đặt lỗ xả của bệ lồng vào miệng trên của xi phông. Cạnh ngoài bệ tì lên tường chắn hoặc trực tiếp lên đan sàn (trường hợp lắp đặt bệ chìm). Điều chỉnh mặt bệ đúng vị trí, chèn vữa xi măng xung quanh bệ để giữ bệ ổn định. Che đậy mặt tránh vật liệu rơi xuống trong quá trình thi công tiếp theo.
Chú ý : với loại bệ có xi phông liền nên sử dụng lắp ở tầng một hoặc trực tiếp trên bể tự hoại khi đó ta chỉ việc đặt bệ vào vị trí đã chừa sẵn ở sàn. Đổ nước vào kiểm tra lại xi phông nếu thấy chưa đạt phải điều chỉnh mặt trên bệ cho xi phông đạt yêu cầu sau đó mới chèn bệ bằng vữa xi măng mác 100.
Xí bệt 
Thường làm bằng sứ, bên trong bố trí cả xi phông. Đa phần các bệ xí hiện nay đều có két nước đi kèm.
Cấu tạo 
Xem hình vẽ cấu tạo bệ xí, trong đó bệ xí là âu cốc (1) xung quanh miệng âu cốc có rãnh phân phối nước (2). Nước ở trong két được phân phối qua lỗ cấp (4) vào rãnh (2) phân phối rửa âu cốc. Nước được tập trung lại ở xi phông (3) và xả vào đường ống thoát qua lỗ xả (5) có đường kính Æ85 được bố trí ở đế xí, để tiện nối vào ống nhánh thoát nuớc. Thường chế tạo âu xí có lỗ xả tạo góc thẳng đứng hoặc góc 300 để tiện cho người tiêu dùng. Kích thước của âu xí thường là 350x450mm chiều cao từ mặt nền đến mặt xí bệt là 390420cm. Trên mặt âu có vành nhựa để ngồi (7) trên là nắp đậy (8) hai chi tiết này được gắn với nhau bằng bản lề (9) được cố định vào âu cốc qua lỗ (10).
Vận hành 
Khi sử dụng chỉ việc lật nắp đậy (8).
Cũng có thể lật vành nhựa (7) và sử dụng âu cốc như một âu tiểu.
Lắp đặt
Lắp cút 1350 (lắp đặt như xí xổm).
Lắp bệ theo chế tạo tại bản đế thường chừa sẵn 24 lỗ (rãnh) để liên kết âu cốc với mặt bằng sàn bằng 24 bu lông.
Kiểm tra điều chỉnh miệng cút vào miệng lỗ xả (5). Đặt gioăng hoặc gắn vữa liên kết vào miệng cút. Rải một lớp vữa xi măng mác 100 dày 1520. Trong phạm vi (phần đế tiếp xúc với sàn) đặt bệ lên trên vặn bu lông liên kết (bu lông được chôn sau hoặc cùng lúc với khi đổ bê tông sàn. Hiện nay người ta thường dùng vít nở để thay thế).
Cũng có thể đổ bê tông sàn tại vị trí đặt bệ chôn trước vào bê tông miếng gỗ hình nêm. Các bước tiến hành tương tự như trên. Với phương pháp này không cần chôn trước bu lông. Dựa vào gỗ có thể dễ dàng liên kết bệ xí với sàn bằng đinh vít.
Két nước 
Xí bệt và xí xổm đều dùng két nước sạch để rửa, két có nhiều kiểu khác nhau. Két có thể đặt thấp hoặc cao.
Sử dụng nhiều hình thức : kéo, ấn, vặn, tự động xả nước
Cấu tạo chung
Két nước có nhiều loại, mỗi loại có hình dáng, cấu tạo, cách vận hành khác nhau. Nhưng chúng có đặc điểm chung : vỏ thùng là bình chứa nước vật liệu là sành, sứ, sắt tráng men, thép không gỉ, gang, đồng, nhôm, chất dẻo trên vỏ có lỗ xả ở đáy thùng đường kính 5565mm. lỗ bu lông liên kết 1216 (ở đáy, 2 bên hoặc phía sau). Lỗ lắp đường ống cấp đường kính 1525 ở đáy hoặc trên thành.
Theo vận hành có thể phân két nước thành những loại sau 
Két (thùng) rửa đẩy tay.
Cấu tạo : ấn nhẹ vào đòn bẩy (1) chuyển động được chuyền qua dây treo (2) tới nâng van (3) lên và nước trong két luồn qua vào âu xí phao (4) hạ xuống nước cấp chảy vào két. Khi nước trong két dâng đến một giới hạn nhất định phao nổi tự động đóng van cấp.
Lắp đặt 
Như ta đã biết két nước có nhều loại mỗi loại có hình dáng, cấu tạo và cách vận hành khác nhau. Thông thường các nhàsản xuất có hướng dẫn cách lắp ráp các chi tiết trong két căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất ta chỉ việc lắp ghép theo thứ tự đạt yêu cầu kĩ thuật
Vòi rửa
Vòi rửa có thể đặt hở hoặc dấu trong tường, nút điều khiển thường đặt cách sàn 0,8m để thuận tiện cho người sử dụng. Vòi rửa đòi hỏi áp lực tự do 10m và đường kính ống dẫn >35mm. Nếu bệ xí không có đường phân phối nước thì tại điểm nút phun ra phải làm giảm tiết diện để nước phun mạnh và đều.
BỂ TỰ HOẠI
Nguyên tắc
Bể tự hoại dùng để lắng, lọc và tiêu huỷ phần cặn bã của nước thải sinh hoạt
Cấu tạo 
Bể được đặt dưới sàn khu vệ sinh, hoặc đặt ngầm ở ngoài nhà.
Có hai loại bể tự hoại thông dụng
Bể tự hoại kiểu lắng (gọi là bể bán tự hoại).
Bể tự hoại kiểu lọc (gọi là bể tự hoại).
Bể phải có độ cao thích hợp để nước trong bể chảy ra hệ thống thoát nước chung.
Kết cấu của bể phải vững chắc, lớp trát phải kín và có khả năng chống lại axít nhẹ và không cho nước bẩn ngấm ra ngoài làm ô nhiễm môi trường và suy yếu nền móng làm giảm tuổi thọ của công trình.
Bể tự hoại kiểu lắng
Cấu tạo
Bể tự hoại kiểu lắng được chia làm hai hoặc ba ngăn. Nếu chia làm hai ngăn thì ngăn I có dung tích bằng ¾ dung tích bể.
Nếu bể chia làm ba ngăn
Ngăn I bằng ½ thể tích bể. Mỗi ngăn còn lại có dung tích bằng ¼ dung tích bể
Ngăn I là ngăn chứa, các ngăn còn lại là ngăn lắng có ống dẫn nước vào bể; ống thoát hơi dẫn lên cao và lỗ thông hơi với ngăn lắng.
Ngăn lắng có lỗ thông hơi với ngăn chứa và có ống dẫn nước ra ngoài.
Vận hành
Nước phải đi vào ngăn chứa được lắng đọng một phần lớn, phần cặn nhỏ, nhẹ còn lại sẽ tiếp tục lắng đọng ở các ngăn lắng.
Quá trình lắng đọng diễn ra song song với quá trình lên men ở lớp cặn bã ở dưới đáy bể.
Nhờ hoạt động của vi sinh vật yếm khí tạo ra các khí CH4, H2O, CO2 cùng với một lượng cặn bã có thể tích giảm đáng kể so với lượng cặn bã ban đầu.
Quá trình lên men còn tiêu diệt phần lớn các loại vi trùng của nước thải do tác dụng của các chất khí có tính axit.
Do các quá trình lắng đọng, phân huỷ, duyệt khẩn nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ trong sạch hơn nhiều so với nước thải ban đầu.
Để cho bể làm việc tốt khi thấy nước thải từ bể ra đã kém trong sạch hoặc theo định kỳ ba tháng hút hít cặn bã cùng với nước bẩn trong bể.
Nguyên tắc tính toán
Dung tích của bể tự hoại kiểu lắng theo công thức sau : 
W : dung tích toàn phần của bể tích theo m3.
N : số người sử dụng nước thải vào bể.
: hệ số phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước sạch.
Tiêu chuẩn dùng nước (lit/1ngày)
75
100
125
150
200
250
Hệ số 
0.135
0.16
0.185
0.21
0.26
0.31
Bảng hệ số 
Ưu điểm : kết cấu đơn giản, dễ thi công và giá thành thấp
Nhược điểm: không có khả năng giữ lại các cặn bẩn lơ lửng trong nước, những cặn bã này sẽ theo nước thải thoát ra ngoài.
Bể tự hoại kiểu lọc
Cấu tạo
Bể tự hoại kiểu lọc
Bể tự hoại được chia làm ba ngăn : một ngăn để chứa, một ngăn để lắng, một ngăn để lọc.
Ngăn chứa và ngăn lắng có cấu tạo như bể tự hoại kiểu lắng.
Trong ngăn lọc, phía trên là máng phân phối nước tiếp đến các lớp vật liệu lọc dưới là tấm đan có lỗ thoát nước, dưới cùng là phần đáy bể để tập trung nước có ống thoát nước ra ngoài.
Vật liệu lọc thường có bốn lớp, mỗi lớp dày 1525mm các lớp kề liền trên xuống là: than củi, xỉ than, gạch vỡ 3x4cm, gạch vỡ 5x6cm.
Vận hành 
Nước thải đưa vào ngăn chứa qua ngăn lắng sẽ xảy ra quá trình lắng đọng, lên men, phản ứng sau khi nước tương đối trong khi chạy vào máng của ngăn lọc.
Khi sang ngăn lọc nước thải tự phân phối đều trên bề mặt vật liệu lọc. Phần lớn các chất bẩn còn lại sẽ được giữ lại trong vật liệu lọc, nước thải ra ngoài sẽ trong sạch hơn so với nước thải kiểu ở trong bể kiểu lắng. Để làm việc tốt, khi thấy nước thải kém trong sạch phải hút hết cặn lắng cùng với nước thải trong bể.
Vật liệu lọc phải thay mới hay lấy ra rửa sạch.
Nguyên tắc tính toán
Ngăn chứa và ngăn lắng tính như bể tự hoại kiểu lắng.
Ngăn lọc thường lấy 0.11m3 cho một người sử dụng bể.
Chiều cao của ngăn lọc phải đảm bảo bốn lớp vật liệu lọc mỗi lớp dày 0.150.25m.
Ưu điểm : là nước thải ra từ bể trong sạch hơn từ bể kiểu lắng.
Nhược điểm : kết cấu phức tạp, thể tích lớn, giá thành cao, bảo quản và làm sạch khó khăn hơn loại bể lắng.
Chú ýù khi sử dụng bể tự hoại.
Ống thông hơi từ bể tự hoại phải dẫn lên cao để mùi hôi được khuếch tán nhanh vào khu vực không có người ở.
Không cho chảy vào bể các loại nước thải có chứa chất tiêu duyệt vi sinh vật yếm khí.
Các chất cặn bã có thể cho vào bể tự hoại phải là chất hữu cơ có khả năng phân rã trong nước.

File đính kèm:

  • docbai_giang_mon_vat_lieu_xay_dung.doc