Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phân tử và khí độc hại [6], [24], [38]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [100]. Tại Mỹ, theo kết quả điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba có 23,6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đó có 2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ [63]. Tại Vương quốc Anh (2000), có khoảng 3,4 triệu người được chẩn đoán là mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6,4% dân số của Anh và xứ Wales) [58], [64]. Ở Việt Nam, theo thống kê của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quốc gia (2013) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư trên toàn quốc từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Phân chia bệnh theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6% [3]. Theo Đinh Ngọc Sỹ năm 2009 trong cộng đồng dân cư có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ mắc ở nam: 3,5%; nữ: 1,1%. Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi, liên quan đến hút thuốc lá và sử dụng nhiên liệu đốt hữu cơ [30], còn Phan Thu Phương nghiên cứu ở Lạng Giang, Bắc Giang năm 2009 cho thấy tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 3,85% và các yếu tố hút thuốc lá, tuổi cao, bệnh hen liên quan đến bệnh [28].

Ngày nay, với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là điều kiện thuận lợi làm cho tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng gia tăng [2], [5], [23]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới [54],[55], [57], [58]. Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở cộng đồng, chúng ta cần tăng cường xây dựng và thực hiện tốt các chính sách liên quan như tăng thuế thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh môi trường Giải pháp tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết [7], [10], [82].

Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đất chật người đông. Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển nóng gây ô nhiễm môi trường nhất là không khí. Người dân Bắc Ninh có thói quen lâu đời là hút thuốc lào thuốc lá và đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong đây là những nguyên nhân làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng II có khoảng 200 giường bệnh. Từ trước đến nay đã và đang điều trị một số bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên kết quả còn khiêm tốn. Để có cơ sở khoa học trong công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bắc Ninh, việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết, kết quả nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề này. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Và giải pháp nào phù hợp để dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay? Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh” với ba mục tiêu sau:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu.

3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

 

doc 190 trang dienloan 9940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh

Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	BỘ Y TẾ
 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN HOÀI BẮC
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
TẠI HAI HUYỆN TỈNH BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	BỘ Y TẾ
 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN HOÀI BẮC
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
TẠI HAI HUYỆN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
 Mã số: 62 72 01 64
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Trịnh Xuân Tráng
2. PGS.TS. Hạc Văn Vinh
Thái Nguyên - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trịnh Xuân Tráng và PGS. TS. Hạc Văn Vinh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trong các Tạp chí Khoa học y học, phần còn lại chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn, tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2020
TÁC GIẢ
Nguyễn Hoài Bắc
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Xuân Tráng, PGS. TS. Hạc Văn Vinh, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức mới và tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành được khóa học này.
Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo, cán bộ Bộ phận đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt quản lý trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và các khoa/phòng/trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, người thân lòng biết ơn sâu sắc. Những người luôn ở bên, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2020
TÁC GIẢ
Nguyễn Hoài Bắc
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN	i
LỜI CẢM ƠN	ii
MỤC LỤC	iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT	vi
DANH MỤC BẢNG	viii
DANH MỤC HỘP	x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ	xi
DANH MỤC HÌNH	xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
CAT
CBYT
: Bệnh viện
: COPD Assessment Test 
 (Test đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính )
 : Cán bộ y tế
CB
CLB
CNHH
CNTK
: Cán bộ
: Câu lạc bộ
: Chức năng hô hấp
: Chức năng thông khí
COPD
CSHQ
CS 
CSSK
: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
 (Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
: Chỉ số hiệu quả
: Cộng sự
: Chăm sóc sức khỏe
GOLD
GĐ
GDSK
FEV1 
FVC
: Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)
: Giai đoạn
: Giáo dục sức khỏe
: Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên 
 (Forced expiratory volume in the first second)
: Forced vital capacity - Dung tích sống gắng sức 
HPQ
HQCT
KAP
KAS
MRC
NB
NVYTTB
: Hen phế quản 
: Hiệu quả can thiệp
: Kiến thức Thái độ Thực hành
: Kiến thức Thái độ Kỹ năng
: Thanh điểm đánh giá mức độ khó thở 
 (British Medical Research Council)
: Người bệnh
: Nhân viên y tế thôn bản
PHCN
PHCNHH
: Phục hồi chức năng
: Phục hồi chức năng hô hấp
TYT
TT GDSK
VPQMT
WHO
: Trạm y tế
: Truyền thông giáo dục sức khỏe
: Viêm phế quản mạn tính
: Tổ chức Y tế thế giới
 (World Health Organization)
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 3.1. 	Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu	65
Bảng 3.2. 	Đặc điểm của đối tượng theo nghề nghiệp và huyện 	65
Bảng 3.3. 	Tiền sử mắc bệnh mạn tính của các đối tượng nghiên cứu	66
Bảng 3.4. 	Thói quen sinh hoạt và làm việc của các đối tượng nghiên cứu 	66
Bảng 3.5. 	Tình hình luyện tập hàng ngày của các đối tượng nghiên cứu	67
Bảng 3.6. 	Nguồn truyền thông tác động dự phòng bệnh của các đối tượng nghiên cứu	67
Bảng 3.7. 	Mối liên quan giữa các yếu tố bản thân với COPD	73
Bảng 3.8. 	Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với COPD	73
Bảng 3.9. 	Mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt với COPD	74
Bảng 3.10. 	Mối liên quan giữa việc rèn luyện hằng ngày với COPD	75
Bảng 3.11. 	Mối liên quan giữa yếu tố truyền thông với COPD	76
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố CBYT khám và tư vấn dự phòng với COPD	76
Bảng 3.13. 	Phân tích hồi quy logistic một số yếu tố liên quan với COPD	77
Bảng 3.14. 	Tỷ lệ người bệnh biết được các triệu chứng của COPD 	78
Bảng 3.15. 	Tỷ lệ người bệnh biết các yếu tố nguy cơ của COPD	79
Bảng 3.16. 	Thái độ của người bệnh về COPD	82
Bảng 3.17. 	Tỷ lệ BN thực hành tốt các biện pháp dự phòng COPD	83
Bảng 3.18. 	Tỷ lệ người bệnh hàng năm đi khám, tư vấn về COPD 	84
Bảng 3.19.	 Đánh giá thực hành chung của người bệnh về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp đúng cách.	84
Bảng 3.20. 	Mức độ khó thở của người bệnh	85
Bảng 3.21. 	Đặc điểm rối loạn thông khí	85
Bảng 3.22. 	Phân bố mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD	86
Bảng 3.23. 	Số đợt cấp trong năm	87
Bảng 3.24. 	Mối liên quan giữa tuổi và giới với số đợt cấp trong năm 	87
Bảng 3.25 	Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp khói bếp với số đợt cấp trong năm	88
Bảng 3.26. 	Mối liên quan giữa bệnh đồng mắc với số đợt cấp trong năm	88
Bảng 3.27. 	Kết quả nâng cao năng lực cho CBYT xã phòng chống COPD tại công đồng trước và sau tập huấn	97
Bảng 3.28. 	Kết quả nâng cao năng lực truyền thông phòng chống COPD cho lãnh đạo cộng đồng trước và sau tập huấn	98
Bảng 3.29. Kết quả nâng cao năng lực cho cán bộ Đơn vị quản lí BN COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ trước và sau tập huấn	99
Bảng 3.30. 	Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các biểu hiện của COPD	100
Bảng 3.31. 	Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các yếu tố nguy cơ mắc COPD	100
Bảng 3.32. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về xử lý đúng khi bị đợt cấp COPD	101
Bảng 3.33. 	Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về dự phòng COPD	101
Bảng 3.34. 	Thay đổi kiến thức tốt nói chung của người bệnh về phòng chống COPD	102
Bảng 3.35. 	Hiệu quả cải thiện thái độ chung về phòng chống COPD	102
Bảng 3.36. 	Hiệu quả cải thiện tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống COPD	103
Bảng 3.37. 	Hiệu quả thay đổi tỷ lệ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu	103
Bảng 3.38. 	Hiệu quả cải thiện các biểu hiện của COPD	104
Bảng 3.39. 	Hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp của người bệnh	105
Bảng 3.40. 	Số đợt cấp trong năm	105
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. 	Thực trạng COPD ở các xã của hai huyện điều tra	71
Hộp 3.2. 	Ý kiến CB và người bệnh ở bệnh viện về tình hình COPD	72
Hộp 3.3. 	Một số yếu tố liên quan đến COPD	90
Hộp 3.4. 	Ý kiến của CBYT và bệnh nhân tại bệnh viện về một số yếu tố liên quan đến bệnh COPD	91
Hộp 3.5. 	Ý kiến của CBYT, lãnh đạo cộng đồng, người bệnh COPD về giải pháp dự phòng COPD	92
Hộp 3.6. 	Ý kiến của CBYT về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD	106
Hộp 3.7. 	Ý kiến người bệnh về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD	107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Tình hình khám, tư vấn dự phòng COPD của các đối tượng nghiên cứu 	68
Biểu đồ 3.2. 	Tỷ lệ mắc COPD	69
Biểu đồ 3.3. 	Phân bố bệnh COPD theo tuổi, giới và nghề nghiệp	69
Biểu đồ 3.4. 	Phân bố tỷ lệ mắc COPD theo huyện	70
Biểu đồ 3.5. 	Tỷ lệ COPD phân theo mức độ tắc nghẽn đường thở	70
Biểu đồ 3.6. 	Tỷ lệ BN biết các triệu chứng khi bị đợt cấp COPD 	80
Biểu đồ 3.7. 	Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về dự phòng COPD 	81
Biểu đồ 3.8. 	Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về COPD nói chung 	81
Biểu đồ 3.9. 	Tỷ lệ BN thực hành xử lý đúng COPD đợt cấp 	83
Biểu đồ 3.10. 	Tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc	86
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Tỷ lệ mắc COPD ở người trưởng thành Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2009	4
Hình 1.2. 	Mười nguyên nhân gây tử vong năm 2015	7
Hình 1.3. 	Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động tại nhà và nơi công cộng	16
Hình 2.1. 	Bản đồ huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh	42
Hình 2.2. 	Bản đồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh	43
Hình 2.3. 	Sơ đồ các bước nghiên cứu	48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phân tử và khí độc hại [6], [24], [38]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [100]. Tại Mỹ, theo kết quả điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba có 23,6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đó có 2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ [63]. Tại Vương quốc Anh (2000), có khoảng 3,4 triệu người được chẩn đoán là mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6,4% dân số của Anh và xứ Wales) [58], [64]. Ở Việt Nam, theo thống kê của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quốc gia (2013) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư trên toàn quốc từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Phân chia bệnh theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6% [3]. Theo Đinh Ngọc Sỹ năm 2009 trong cộng đồng dân cư có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ mắc ở nam: 3,5%; nữ: 1,1%. Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi, liên quan đến hút thuốc lá và sử dụng nhiên liệu đốt hữu cơ [30], còn Phan Thu Phương nghiên cứu ở Lạng Giang, Bắc Giang năm 2009 cho thấy tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 3,85% và các yếu tố hút thuốc lá, tuổi cao, bệnh hen liên quan đến bệnh [28]. 
Ngày nay, với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là điều kiện thuận lợi làm cho tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng gia tăng [2], [5], [23]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới [54],[55], [57], [58]. Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở cộng đồng, chúng ta cần tăng cường xây dựng và thực hiện tốt các chính sách liên quan như tăng thuế thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh môi trườngGiải pháp tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết [7], [10], [82].
Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đất chật người đông. Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển nóng gây ô nhiễm môi trường nhất là không khí. Người dân Bắc Ninh có thói quen lâu đời là hút thuốc lào thuốc lá và đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong đây là những nguyên nhân làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng II có khoảng 200 giường bệnh. Từ trước đến nay đã và đang điều trị một số bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên kết quả còn khiêm tốn. Để có cơ sở khoa học trong công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bắc Ninh, việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết, kết quả nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề này. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Và giải pháp nào phù hợp để dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay? Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh” với ba mục tiêu sau:
1. 	Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015. 
2. 	Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. 
3. 	Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. 
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Một vài khái niệm
- Hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS – 1995): bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) là tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn và/hoặc khí phế thũng có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc hồi phục một phần [96]. Chỉ những trường hợp hen phế quản nặng, có co thắt phế quản không hồi phục mới được xếp vào COPD.
- Hội hô hấp Châu Âu (ERS – 1995): COPD là tình trạng bệnh lý có đặc điểm chung là giảm lưu lượng khí thở ra tối đa và sự tháo rỗng khí trong phổi xảy ra chậm. Bệnh tiến triển chậm và không hồi phục mà nguyên nhân thường do sự phối hợp giữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản mạn với khí phế thũng [52].
- Định nghĩa theo GOLD 2017 (Chiến lược toàn cầu về COPD - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease): COPD là bệnh phổ biến có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại[58]. Bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. COPD bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục. Chẩn đoán COPD căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Chẩn đoán bệnh được xác định bằng phế dung kế sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1< 80% so với trị số dự đoán phối hợp với FEV1/FVC < 70% [90].
1.1.2. Dịch tễ học COPD trên thế giới
1.1.2.1. Tỷ lệ mắc
Theo Chapman K.R (2006), tỷ lệ mắc chung cho tất cả các lứa tuổi khoảng 1,0% [49]. Colin R Simpson, Julia Hippisley-Cox và Aziz Sheikh tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2005 cho thấy số lượng người bệnh COPD tăng từ 40.545 năm 2001 lên 51.804 người bệnh năm 2005. Tỷ lệ mắc COPD năm 2001 tăng từ 13,5/1000 lên tới 16.8/1000 năm 2005, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001[50]. Ở các nước châu Á Thái Bình Dương tần suất mắc COPD ước tính từ 6 - 8% dân số [89].
Hình 1.1. Tỷ lệ mắc COPD ở người trưởng thành Hoa Kỳ 
từ năm 2007 đến năm 2009 [83]
Tỷ lệ mắc COPD ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2009 tăng cao ở nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên, cao nhất ở nhóm tuổi 75 đến 84 tuổi [83]. Tương tự như vậy, theo các nghiên cứu được tiến hành vào những năm 2013-2014 cũng cho thấy tỷ lệ bị COPD tăng dần từ nhóm 35 đến 85 tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc COPD cũng tăng theo [77], [81], [101].
	Một nghiên cứu về COPD tại 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương, với mục đích ước tính tỷ lệ COPD ở những đối tượng từ 30 tuổi trở lên dựa v ... ận động 	1. Đúng 	2. Sai
5. Giới 	1. Đúng 	2. Sai
6. Đun củi, rơm, rạ, than 	1. Đúng 	2. Sai
7. Viêm phế quản nhiều lần 	1. Đúng 	2. Sai
8. Có bệnh phổi mạn tính khác 	1. Đúng 	2. Sai 
B4. Theo Anh/Chị mắc các bệnh mạn tính nào sau đây dễ bị COPD?
 1. Hen phế quản 	1. Đúng 	2. Sai
 2. Viêm phế quản nhiều lần. 	1. Đúng 	2. Sai
 3. Lao 	1. Đúng 	2. Sai
 4. Dị dạng lồng ngực 	1. Đúng 	2. Sai 
 5. Nhiễm trùng đường hô ghấp 	1. Đúng 	2. Sai
B5. Anh/Chị có biết COPD có nguy cơ mắc các bệnh nào sau
Tim mạch 	1. Đúng 2. Sai
Loãng xương 	1. Đúng 2. Sai
Nhiễm trùng hô hấp 	1. Đúng 2. Sai
Lo lắng, trầm cảm 	1. Đúng 2. Sai
Đái tháo đường 	1. Đúng 2. Sai
Ung thư phổi 	1. Đúng 2. Sai
B6. Khi bị đợt cấp COPD của Anh/Chị cao thì cần xử lý như thế nào?
 1. Nghỉ ngơi 2. Đến khám tại các cơ sở y tế 3. Đến thầy thuốc tư
 4. Đến của hàng dược để mua thuốc 5. Đến nhân viên y tế thôn bản
 6. Không cần xử lý gì 
 7. Xử lý khác (Ghi cụ thể..............................................)
 8. Không biết
B7. Anh/Chị sẽ xử lý như thế nào khi bị đợt cấp COPD?
 1. Nằm nghỉ ngơi 	1. Đúng 2. Sai 
 2. Tự dùng thuốc giản phế quản 	1. Đúng 2. Sai
 3. Đến khám tại các cơ sở y tế 	1. Đúng 2. Sai 
 4. Đến thầy thuốc tư 	1. Đúng 2. Sai
 5. Đến của hàng dược để mua thuốc 	1. Đúng 2. Sai 
 6. Đến nhân viên y tế thôn bản 	1. Đúng 2. Sai
 7. Không cần xử lý gì 	1. Đúng 2. Sai
B8. Theo Anh/Chị dự phòng COPD như thế nào? 
1. Không đun củi, rơm, rạ than
2. Không hút thuốc lá
3. Không khí, môi trường thoáng mát, sạch sẽ
4. Sinh hoạt điều độ
5. Tăng cường vận động thể dục thể thao
6. Chữa trị tích cực các bệnh mạn tính như tiểu cúm, viêm phế quản...
 7. Khác (Ghi cụ thể..............................................)
 8. Không biết
B9. Theo Anh/Chị, phòng COPD có phải như sau không?
1. Không đun củi, rơm, rạ than 	1. Đúng 	2. Sai
2. Không hút thuốc lá 	1. Đúng 	2. Sai 
3. Không khí, môi trường thoáng mát, sạch sẽ 1. Đúng 	2. Sai
4. Sinh hoạt điều độ 	1. Đúng 	2. Sai
5. Tăng cường vận động thể dục thể thao 	1. Đúng 	2. Sai
6. Chữa trị tích cực các bệnh mạn tính có liên quan như cúm, viêm phế quản, lao 	1. Đúng 	2. Sai
7. Tiêm phòng cúm: 	1. Đúng. 	2. Sai
2. Thái độ
B10. Ông/Bà tin tưởng như thế nào là các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến COPD đều có thể dự phòng được? 
1. Tin tưởng 2. Rất tin tưởng 3. Lưỡng lự 4. Không tin tưởng 5. Phản đối
B11. Ông/Bà đồng ý COPD là bệnh rất nguy hiểm vì dễ chết người như thế nào?
 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5. Phản đối
B11. Ông/Bà tin tưởng như thế nào khi có đợt cấp COPD, chúng ta vẫn xử trí được?
1. Tin tưởng 2. Rất tin tưởng 3. Lưỡng lự 4. Không tin tưởng 5. Phản đối
B12. Ông/Bà đồng ý COPD là khi có suy hô hấp nặng thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để xử lý
1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5.Phản đối
B13. Ông/Bà tin tưởng như thế nào người COPD có đợt cấp mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà? 
1. Tin tưởng 2. Rất tin 3. Lưỡng lự 4. Không tin tưởng 5. Phản đối
B14. Ông/Bà tin tưởng như thế nào là có thể phòng được COPD?
1. Tin tưởng 2. Rất tin 3. Lưỡng lự 4. Không tin tưởng 5. Phản đối
B15. Ông/Bà đồng ý như thế nào là không hút thuốc lá, sinh hoạt khoa học là phương pháp dự phòng COPD rất tốt?
 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5.Phản đối
3. Thực hành
B16. Anh/Chị đã nhập viện bao nhiêu lần/năm do COPD ? 
 1. (ghi cụ thể.........................................)
B17. Thói quen sinh hoạt của Anh/Chị: 
1. Nghiện thuốc lá, thuốc lào 
2. Đun củi, rơm, rạ than
3. Sống ở nơi ô nhiễm không khí 
4. Làm việc ở nơi môi trường độc hại, không khí ô nhiễm 
5. Ít vận động 
6. Thói quen khác (ghi cụ thể.....................................................................) 
B18. Anh/Chị có tập luyện hàng ngày không: (có thể khoanh nhiều mã số)
1. Không, tại sao....................................................................................
2. Tập dưỡng sinh 3. Tập tự do 4. Chạy 5. Đi bộ 
6. Chơi thể thao 7. Tập khác Ghi rõ)........................................................
B19. Tần suất có hút thuốc lá, thuốc lào của Anh/Chị? 
1. Thỉnh thoảng 2. Hàng ngày 3. Hiếm khi 4. Không hút
B20.Hiện tại gia đình Anh/Chị đun rơm, rạ, củi, than... như thế nào? 
 1. Thỉnh thoảng 2. Hàng ngày 3. Hiếm khi 4. Đun bếp ga 
B21. Anh/Chị được truyền thông về dự phòng COPD từ đâu?
 1. Đài, TV 2. Tờ rơi, áp phích 3. Sách, báo chí	 4. NVYTTB 
 5. Cán bộ trạm y tế 6. Bệnh viện đa khoa huyện, Tỉnh
 7. Gia đình 8. Hàng xóm, bạn bè 
 9. Nguồn khác (ghi cụ thể............)
B21. Anh/chị ủng hộ như thế nào về các hoạt động phòng chống COPD? 
1. Ủng hộ 2. Không ý kiến 3. Phản đối
B22. Thời gian qua Anh/chị có tham gia các hoạt động phòng chống COPD không? 1. Có 2. Không
B23. Theo Anh/Chị có nên kiểm tra về tình trạng COPD của bạn định kỳ hay không? 1. Có 	 2. Không
III. KHÁM XÉT
1. Triệu chứng lâm sàng:
1. Khó thở:	1.Có 	2. Không
2. Mức độ khó thở: 1.Độ 0 2. Độ1 3. Độ2 4. Độ 3 5. Độ 4.
2. Đo chức năng thông khí:
FEV1:...VC:FVC:Chỉ số Gaensler:Chỉ số Tiffeneau:..
 TLC (Dung tích toàn phổi): .. Biểu hiện khác:............................
Rối loạn thông khí: 1.Tắc nghẽn 2.Hạn chế 3.Hỗn hợp
3. Chẩn đoán giai đoạn COPD: 1. GĐ1 2. GĐ2 3.GĐ3 4. GĐ4
Người thực hiện
BẢN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM PL3
(Lãnh đạo cộng đồng, CBYT xã về COPD)
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên người hướng dẫn:...................................................
2. Họ và tên người thư ký:.........................................................
3. Địa điểm............................................Thời gian.....................
4. Thành viên
TT
Họ và tên
Địa chỉ
1
2
15
II. NỘI DUNG
1) Thực trạng COPD hiện nay ở địa phương như thế nào?
- Mức độ mắc 
- Phân bố đối tượng mắc như tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn....
2) Những yếu tố, thói quen nào ảnh hưởng đến COPD ở địa phương?
Thói quen về sinh hoạt (Lao động, thể dục, thể thao...)
Thói quen hút thuốc lá thuốc lào, đun rơm rạ, than, củi...
Hành vi về khám chữa bệnh 
Quan tâm của CBYT, lãnh đạo địa phương ra sao?
3) Giải pháp nào để dự phòng COPD ở địa phương như truyền thông, nâng cao trách nhiệm của CBYT, địa phương ra sao....?
 (Thư ký có thể tốc ký hoặc ghi âm, và chụp một số ảnh làm tư liệu)
 Ngày tháng năm 
BẢN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM PL4
(CB bệnh viện quản lý và điều trị COPD)
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên người hướng dẫn:...................................................
2. Họ và tên người thư ký:.........................................................
3. Địa điểm............................................Thời gian.....................
4. Thành viên
TT
Họ và tên
Địa chỉ
1
2
15
II. NỘI DUNG
1) Thực trạng COPD hiện nay ở bệnh viện như thế nào?
- Lưu lượng bệnh nhân 
- Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn....
2) Những yếu tố, thói quen nào ảnh hưởng đến dự phòng COPD?
Thói quen về sinh hoạt (Ăn uống, ngủ nghỉ...)
Thói quen hút thuốc lá thuốc lào, đun rơm rạ, than tổ ong, củi...
Hành vi tuân thủ điều trị luyện tập 
3) Giải pháp nào để dự phòng COPD tốt nhất cho người bệnh ở bệnh viện...?
4) Hiệu quả thực hiện các giải pháp đã áp dụng ở bệnh viện để dự phòng COPD ra sao....? Về sức khỏe về kinh tế và khả năng áp dụng...?
 (Thư ký có thể tốc ký hoặc ghi âm, và chụp một số ảnh làm tư liệu)
 Ngày tháng năm 
BẢN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM PL5
(Nhóm bệnh nhân quản lý và điều trị COPD)
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên người hướng dẫn:...................................................
2. Họ và tên người thư ký:.........................................................
3. Địa điểm............................................Thời gian.....................
4. Thành viên
TT
Họ và tên
Địa chỉ
1
2
15
II. NỘI DUNG
1) Thực trạng COPD hiện nay ở bệnh viện ra sao?
- Lưu lượng bệnh nhân 
- Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn....
2) Những yếu tố, thói quen nào ảnh hưởng đến kết quả điều trị COPD?
Thói quen về sinh hoạt (Ăn uống, ngủ nghỉ...)
Thói quen hút thuốc lá thuốc lào, đun rơm rạ, than tổ ong, củi...
Hành vi tuân thủ điều trị luyện tập 
3) Kết quả thực hiện các giải pháp đã áp dụng ở bệnh viện để dự phòng COPD ra sao....? Mức độ hài lòng, cải thiện sức khỏe về kinh tế và khả năng áp dụng...?
 (Thư ký có thể tốc ký hoặc ghi âm, và chụp một số ảnh làm tư liệu)
 Ngày tháng năm 
BẢNG ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ PHÒNG CHỐNG COPD
Họ và tên:.
Đơn vị: ..
I. Kiến thức	
1. Bệnh COPD có biểu hiện như thế nào? (nhiều lựa chọn)
 A. Khó thở 
 B. Ho. 
C. Khạc đờm 
D. Mệt mỏi
C. Dấu hiệu khác (ghi cụ thể............................................................)
2. Những biểu hiện sau do bệnh COPD có đúng không?
A. Khó thở 	1. Đúng 	2. Sai 
B. Ho nhiều 	1. Đúng 	2. Sai
C. Khạc đờm 	1. Đúng 2. Sai 
D. Mệt mỏi 	1. Đúng 2. Sai 
3. Theo Anh/Chị nguyên nhân yếu tố nào sau làm cho dễ bị bệnh COPD? 
 A. Hút thuốc lá, thuốc lào 	1. Đúng 	2. Sai
B. Tuổi cao 	1. Đúng 	2. Sai
C. Sống, làm việc ở nơi có nhiều khói, bụi 1. Đúng 	2. Sai
D. Ít vận động 	1. Đúng 	2. Sai
E. Giới 	1. Đúng 	2. Sai
F. Đun củi, rơm, rạ, than 	1. Đúng 	2. Sai
G. Viêm phế quản nhiều lần 	1. Đúng 	2. Sai
H. Có bệnh phổi mạn tính khác 	1. Đúng 	2. Sai 
4. Theo Anh/Chị mắc các bệnh mạn tính nào sau đây dễ bị COPD?
 A. Hen phế quản 	1. Đúng 	2. Sai
 B. Viêm phế quản nhiều lần. 	1. Đúng 	2. Sai
 C. Lao 	1. Đúng 	2. Sai
 D. Dị dạng lồng ngực 	1. Đúng 	2. Sai 
 C. Nhiễm trùng đường hô hấp 	1. Đúng 	2. Sai
5. Anh/Chị có biết COPD có nguy cơ mắc các bệnh nào sau
A. Tim mạch 	1. Đúng 	2. Sai
B. Loãng xương 	1. Đúng 	2. Sai
C. Nhiễm tring hô hấp 	1. Đúng 	2. Sai
D. Lo lắng, trầm cảm 	1. Đúng 	2. Sai
E. Đái tháo đường 	1. Đúng 	2. Sai
 F.Ung thư phổi 	1. Đúng 	2. Sai
6. Khi bị đợt cấp COPD của Anh/Chị cao thì cần xử lý như thế nào?
(nhiều lựa chọn)
 A. Nghỉ ngơi 
B. Đến khám tại các cơ sở y tế 
C. Đến thầy thuốc tư
 D. Đến của hàng dược để mua thuốc 5. Đến nhân viên y tế thôn bản
 E. Không cần xử lý gì 
 F. Xử lý khác (Ghi cụ thể..............................................)
 G. Không biết
7. Anh/Chị sẽ xử lý như thế nào khi bị đợt cấp COPD?
 A. Nằm nghỉ ngơi 	1. Đúng 	2. Sai 
 B. Tự dùng thuốc giản phế quản 	1. Đúng 	2. Sai
 C. Đến khám tại các cơ sở y tế 	1. Đúng 	2. Sai 
 D. Đến thầy thuốc tư 	1. Đúng 	2. Sai
 E. Đến của hàng dược để mua thuốc 	1. Đúng 	2. Sai 
 F. Đến nhân viên y tế thôn bản 	1. Đúng 	2. Sai
 G. Không cần xử lý gì 	1. Đúng 	2. Sai
8. Theo Anh/Chị dự phòng COPD như thế nào? (nhiều lựa chọn)
A. Không đun củi, rơm, rạ than
B. Không hút thuốc lá
C. Không khí, môi trường thoáng mát, sạch sẽ
E. Sinh hoạt điều độ
F. Tăng cường vận động thể dục thể thao
 G. Chữa trị tích cực các bệnh mạn tính như tiểu cúm, viêm phế quản...
 H. Khác (Ghi cụ thể..............................................)
9. Theo Anh/Chị, phòng COPD có phải như sau không?
A. Không đun củi, rơm, rạ than 	1. Đúng 	2. Sai
B. Không hút thuốc lá 	1. Đúng 2. Sai 
C. Không khí, môi trường thoáng mát, sạch sẽ	1. Đúng 	2. Sai
D. Sinh hoạt điều độ 	1. Đúng 2. Sai
E. Tăng cường vận động thể dục thể thao 	1. Đúng 2. Sai
F. Chữa trị tích cực các bệnh mạn tính có liên quan như cúm , viêm phế quản, lao 	1. Đúng 2. Sai
G. Tiêm phòng cúm: 	1. Đúng. 2. Sai
II. Thái độ
1. Các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến COPD đều có thể dự phòng được. 
 1. Tin tưởng 2. Rất tin tưởng 3. Lưỡng lự 2. Không tin tưởng 3. Phản đối
2. Bệnh COPD là bệnh rất nguy hiểm vì dễ chết người
 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4.Không đồng ý 5.Phản đối
3. Khi có đợt cấp COPD, chúng ta vẫn có cách xử trí được.
 1. Tin tưởng 2. Rất tin tưởng 3. Lưỡng lự 2. Không tin tưởng 3. Phản đối
4. Khi có suy hô hấp nặng thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để xử lý
 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4.Không đồng ý 5.Phản đối
5. Người có đợt cấpCOPD mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà 
 1. Tin tưởng 2. Rất tin 3. Lưỡng lự 2. Không tin tưởng 3. Phản đối
6. Anh/Chị có tin rằng có thể phòng được bệnh COPD không?
 1. Tin tưởng 2. Rất tin tưởng 3. Lưỡng lự 2. Không tin tưởng 3. Phản đối
7. Không hút thuốc lá, sinh hoạt khoa học là phương pháp dự phòng COPD rất tốt. 
1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4.Không đồng ý 5.Phản đối
 Ngày tháng năm
 Người đánh giá
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN PHÒNG CHỐNG COPD
Họ và tên:.
Đơn vị: ..
 Nội dung:
TT
Các bước tiến hành 
Đạt
Chưa đạt
1
Tác phong, thái độ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nở
2
Giới thiệu mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện GDSK
3
Cung cấp thông tin đầy đủ, khoa học, chính xác, sát mục tiêu đề ra
4
Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng 
5
Minh hoạ bằng các ví dụ thực tế
6
Sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp với nội dung giáo dục 
7
Khuyến khích đối tượng đặt các câu hỏi
8
Kiểm tra xem đối tượng hiểu, tin và sẽ thực hiện hành vi mới như thế nào
9
Tham gia thảo luận, hỗ trợ đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới.
 Ngày tháng năm
 Người đánh giá
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
THẢO LUẬN NHÓM GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ COPD
Họ và tên:.
Đơn vị: ..
TT
Các bước tiến hành
Đạt
Chưa đạt
1
Tác phong, thái độ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nở
2
Sắp sắp chỗ ngồi của các thành viên tham gia thảo luận hợp lý
3
Giới thiệu để mọi người trong nhóm làm quen với nhau
4
Giới thiệu mục tiêu, nội dung, cách tiến hành thảo luận, thời gian tiến hành thảo luận (trong bao lâu)
5
Tiến hành cuộc thảo luận theo từng mục tiêu đề ra
6
Đặt câu hỏi thảo luận rõ ràng
7
Khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 
8
Giải đáp rõ ràng, mạch lạc những câu hỏi của đối tượng
9
Có thư ký quan sát, ghi chép các ý kiến thảo luận
10
Sử dụng các phương tiện TT – GDSK 
11
Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu 
12
Nhận xét tóm tắt kết quả cuộc thảo luận trước khi kết thúc
13
Cảm ơn đối tượng và hẹn gặp lại 
 Ngày tháng năm
 Người đánh giá
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG TƯ VẤN DỰ PHÒNG COPD
Họ và tên:.
Đơn vị: ..
TT
Nội dung
Có
Không
1
Tiếp đón đối tượng niềm nở ngay từ đầu:
- Chào hỏi, mời ngồi
- Giới thiệu về mình
2.
Hỏi thăm, giải đáp các vấn đề liên quan đến sự lo lắng của đối tượng 
3
Ân cần hướng dẫn các biện pháp để giải quyết vấn đề cần được tư vấn.
4
Nhẫn nại giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất đối với vấn đề cần được tư vấn. 
5
Khuyên đối tượng an tâm thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề cần tư vấn đã thống nhất.
6
Giải thích cho đối tượng biết khi nào phải trở lại 
 Ngày tháng năm
 Người đánh giá
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Hình PL1.1. Phỏng vấn điều tra COPD tại cộng đồng
Hình PL 1.2. Hoạt động đo chức năng hô hấp của đối tượng nghiên cứu
Hình PL1.3. Đo chức năng hô hấp (khám dịch tễ phát hiện COPD)
Hình PL 1.4. Đánh giá kiến thức, thái độ phòng chống COPD
Hình PL 1.5. Hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức cho CBYT tuyến cơ sở
Hình PL 1.6. Tập huấn can thiệp COPD cho đối tượng nghiên cứu

File đính kèm:

  • docdac_diem_dich_te_va_hieu_qua_can_thiep_benh_phoi_tac_nghen_m.doc
  • pdf1. Luận án_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • doc2. Bìa Tóm tắt luận án_TV_Nguyễn Hoài Bắc.doc
  • pdf2. Bìa Tóm tắt luận án_TV_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • docx2. Tóm tắt luận án_TV_Nguyễn Hoài Bắc.docx
  • pdf2. Tóm tắt luận án_TV_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • doc3. Bìa Tóm tắt luận án_TA_Nguyễn Hoài Bắc.doc
  • pdf3. Bìa Tóm tắt luận án_TA_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • docx3. Tóm tắt luận án_TA_Nguyễn Hoài Bắc.docx
  • pdf3. Tóm tắt luận án_TA_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • docx4. Trang thông tin luận án_Nguyễn Hoài Bắc.docx
  • pdf4. Trang thông tin luận án_Nguyễn Hoài Bắc.pdf
  • doc6. Ban trich yeu luan an_Nguyễn Hoài Bắc.doc
  • pdf6. Ban trich yeu luan an_Nguyễn Hoài Bắc.pdf