Đánh giá kết quả bước đầu cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa qua 69 trường hợp
69 bệnh nhân ung thư tuyến giáp được cắt toàn bộ tuổi trung bình mắc ung thư tuyến giáp là 41,51 ± 12,96 trẻ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 73, lứa tuổi hay mắc là 31-40 tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm 11,5%, nữ là 88,5%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là u tuyến giáp (84,1%), u tuyến giáp kết hợp với hạch cổ chiếm 4,3%, hạch cổ đơn thuần chiếm 8,6%, các triệu chứng cơ năng khác như nuốt nghẹn chiếm 20,1%, khàn tiếng chiếm 2,9. Giai đoạn I chiếm 65,22%, giai đoạn II, III chiếm 28,98%, giai đoạn IV có 04 bệnh nhân chiếm 5,79%. Kết quả tốt (không còn thấy tổ chức tuyến giáp trên xạ hình đồ) chiếm 23,1%, đạt yêu cầu (rải rác các nhu mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật): 71,1%, không đạt yêu cầu: 5,8%. Cắt toàn bộ tuyến giáp suy cận giáp tạm thời chiếm 3,8%, liệt thần kinh tạm thời chiếm 7,6%. Cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với vét hạch, tổn thương cận giáp tạm thời chiếm 17,6%, liệt dây thần kinh thanh quản tạm thời chiếm 11,7%. Từ khóa: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả bước đầu cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa qua 69 trường hợp
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - Số 11 - 9/2017 MỤC LỤC 1 Đánh giá kết quả bước đầu cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa qua 69 trường hợp Nguyễn Đức Công, Phan Quang Quân, Lê Anh Tiến 5 2 Kết quả FDG-PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ Ngô Văn Đàn, Nguyễn Kim Lưu 13 3 Đánh giá kết quả trung hạn điều trị ung thư đầu – cổ bằng xạ trị điều biến liều tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bùi Quang Biểu, Hoàng Đào Chinh Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hà 19 4 Nghiên cứu đặc điểm tổn thương tai giữa trên các bệnh nhân ung thư đầu,cổ sau xạ trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp Nguyễn Phi Long 28 5 Kết quả bước đầu xạ trị trong tiền phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 và IIA1 Phan Thế Nhật, Lê Hồng Minh, Lại Thị Tình, Nguyễn Văn Hà, Hoàng Thủy Anh, Nguyễn Thị Bích Chiền Nguyễn Thế Ngọc, Hồ Ngọc Toàn 36 6 Kết quả bước đầu hóa - xạ tiền phẫu kết hợp phẫu thuật điều trị bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn tiến triển tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Triệu Triều Dương, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Quang Biểu Nguyễn Xuân Kiên, Nguyễn Đình Châu, Nguyễn Thị Hà 43 7 Đánh giá kết quả ban đầu sử dụng xạ trị điều biến liều trong hóa xạ trị triệt căn ung thư thực quản 1/3 trên Dương Thùy Linh, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Kim Lưu, Bùi Quang Biểu, Nguyễn Đình Châu, Nguyễn Xuân Kiên 51 8 Kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn YTTRIUM- 90 Đào Đức Tiến, Mai Hồng Bàng, Nguyễn Tiến Thịnh 62 9 Kết quả điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp hóa chất toàn thân Nguyễn Việt Long, Mai Hồng Bàng, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Quang Tập, Nguyễn Thanh Ngọc, Trương Thị Thảo Hiền 73 10 Khảo sát quan điểm và khả năng hợp tác cung cấp thông tin của bệnh nhân và thân nhân trong quản lí và điều trị bệnh nhân ung thư ở bệnh viện quân y 175 Nguyễn Thế Ngọc, Phan Thế Nhật, Hoàng Thủy Anh, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Bích Chiền 80 11 Ca lâm sàng và cập nhật điều trị hóa chất tân bổ trợ ung thư biểu mô tuyến tụy nhóm “cận biên” phẫu thuật được Nguyễn Trọng Hòa, Nguyễn Thị Minh Phương, La Vân Trường, Nguyễn Việt Long, Trương Hữu Hoàng, Nguyễn Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quỳnh Tú 90 12 Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đột biến Gene Kras từ khối mô và DNA lưu hành tự do bằng kỹ thuật Realtime-PCR kẹp Peptide Ngô Tất Trung, Trần Thị Thanh Huyền, Phan Quốc Hoàn, Lê Hữu Song 97 13 Chế tạo máy chia liều tự động dược chất phóng xạ Iốt-131 Vũ Thanh Quang, Hà Ngọc Khoán 109 14 Miễn dịch liệu pháp liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư Nguyễn Duy Sinh 115 JOURNAL OF 175 PRACTICAL MEDICINE AND PHARMACY SỐ 11 - 9/2017 CONTENTS 1 Evaluating the inital results of total thyroidectomy treating differentiated thyroid cancer in 69 case Nguyen Duc Cong, Phan Quang Quan, Le Anh Tien 5 2 FDG/PET-CT results in diagnosing nono-small cell lung cancer Ngo Van Dan, Nguyen Kim Luu 13 3 Mid-term treatment results of Intensity Modulated Radiation Therapy in head and neck cancers at 108 Central Military Hospital Bui Quang Bieu, Hoang Dao Chinh Nguyen Anh Tuan, Nguyen Thi Ha 19 4 Study clinical and paraclinical secondary middle ear damages of head and neck cancers patients post- radiation and evaluate result of treament Nguyen Phi Long 28 5 Intial results in cervical cancer stage IB1 and IIA1 pre-operation brachytherapy Phan The Nhat, Le Hong Minh, Lai Thi Tinh, Nguyen Van Ha, Hoang Thuy Anh, Nguyen The Ngoc, Ho Ngoc Toan 36 6 Initial treatment results of neoadjuvant concurrent chemoradiation plus surgery in locally advanced esophageal cancer at 108 Central Military Hospital Trieu Trieu Duong, Nguyen Thi Minh Phuong, Bui Quang Bieu Nguyen Xuan Kien, Nguyen Dinh Chau, Nguyen Thi Ha 43 7 Initial results of concurrent chemoradiation therapy with intensity modulated radiation therapy technique in upper third esophageal cancer patients Duong Thuy Linh, Nguyen Van Ba, Nguyen Kim Luu, Bui Quang Bieu, Nguyen Dinh Chau, Nguyen Xuan Kien 51 8 Results of paitients with hepatocellular carcinoma treated by transarterial radioembolization with Yttrium-90 Dao Duc Tien, Mai Hong Bang, Nguyen Tien Thinh 62 9 Colerectal cancer patients by radio frquency ablation combined with systemic chemotherapy for liver metasis Nguyen Viet Long, Mai Hong Bang, Nguyen Thi Minh Phuong, Pham Quang Tap, Nguyen Thanh Ngoc, Truong Thi Thao Hien 73 10 The attitudes of cancer patients and their families toward the disclosure of cancers Nguyen The Ngoc, Phan The Nhat, Hoang Thuy Anh, Nguyen Thi Duyen, Nguyen Thi Thao, Nguyen Thi Bich Chien 80 11 The clinical case and updated treatment for borderline resectation pancreatic adenocarcinema (BRPAC) cancer by neoadjuvant FOLFIRINOX Nguyen Trong Hoa, Nguyen Thi Minh Phuong, La Van Truong, Nguyen Viet Long, Truong Huu Hoang, Nguyen Thanh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Quynh Tu 90 12 Peptide clamped PCR assay for identifying tissue and serum circulating mutant Kras DNA from colorectal patients Ngo Tat Trung, Tran Thi Thanh Huyen, Phan Quoc Hoan, Le Huu Song 97 13 Manufacturing Automatic Dispensing System for Iodine -131 Radiopharmaceutical Vu Thanh Quang, Ha Ngoc Khoan 109 14 Immunotherapy - new treatment for cancer patients Nguyen Duy Sinh 115 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5 Tóm tắt: 69 bệnh nhân ung thư tuyến giáp được cắt toàn bộ tuổi trung bình mắc ung thư tuyến giáp là 41,51 ± 12,96 trẻ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 73, lứa tuổi hay mắc là 31-40 tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm 11,5%, nữ là 88,5%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là u tuyến giáp (84,1%), u tuyến giáp kết hợp với hạch cổ chiếm 4,3%, hạch cổ đơn thuần chiếm 8,6%, các triệu chứng cơ năng khác như nuốt nghẹn chiếm 20,1%, khàn tiếng chiếm 2,9. Giai đoạn I chiếm 65,22%, giai đoạn II, III chiếm 28,98%, giai đoạn IV có 04 bệnh nhân chiếm 5,79%. Kết quả tốt (không còn thấy tổ chức tuyến giáp trên xạ hình đồ) chiếm 23,1%, đạt yêu cầu (rải rác các nhu mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật): 71,1%, không đạt yêu cầu: 5,8%. Cắt toàn bộ tuyến giáp suy cận giáp tạm thời chiếm 3,8%, liệt thần kinh tạm thời chiếm 7,6%. Cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với vét hạch, tổn thương cận giáp tạm thời chiếm 17,6%, liệt dây thần kinh thanh quản tạm thời chiếm 11,7%. Từ khóa: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. EVALUATING THE INITAL RESULTS OF TOTAL THYROIDECTOMY TREATING DIFFERENTIATED THYROID CANCER IN 69 CASE Summary: 69 patients of differentiated thyroid cancer were treated at hospital- Military institute of Medical Radiology and Oncology from Jan 2010 to jan 2015. The patients were divided in two groups including 44 retrospective and 25 pnespcetive patients. The average age was (41.51 ± 12.96 ) years old, the youngest is 20 the highest of 73. The results demonstrate that the patients at the (31-40) years of age were the most. The ratio of women to men is 7/1. Most of patients were diagnosed at stages I (65,22%). Stages II and III (28,98%), stages IV (5,79%). Total thyroidectomy (75,36%), and total Nguyễn Đức Công1, Phan Quang Quân1, Lê Anh Tiến1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA QUA 69 TRƯỜNG HỢP (1)Viện Y Học Phóng Xạ Và U Bướu Quân Đội Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đức Công (cong822868@gmail.com) Ngày nhận bài: 12/7/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/7/2017. Ngày bài báo được đăng: 15/9/2017 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 6 thyroidectomy plus removal of involved lymph nodes (24,64%). Thyroid scintigraphy is ablated following surgery were quite good of about of 23,1%, and mean of 71,1%. Post-surgical complication were recurrent nerve injury and hypoparathyroidism in total thyroidectomy were (3,8%; 7,6%). Post-surgical complication were recurrent nerve injury and hypoparathyroidism in total thyroidectomy plus removal of involved lymph nodes were (17,6%; 11,7%). Keywords: differentiated thyroid cancer treated. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1,1% của tất cả ung thư. Tỉ lệ ung thư tuyến giáp (UTTG) nguyên phát ở nữ là 1,7% so với 0,5% ở nam giới. Vì vậy, ung thư tuyến giáp ở nữ gấp 3 lần thường gặp hơn nam giới. Điều trị UTTG là điều trị đa mô thức. Tiên lượng bệnh theo nhiều yếu tố: tuổi, giai đoạn, loại giải phẫu bệnh. Các tiến bộ về sinh học ung thư cũng giúp hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của UTTG và các liệu pháp mới cho nhiều hứa hẹn. Điều trị UTTG bằng phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên, theo khuyến cáo của hiệp hội ung thư quốc tế thì hầu hết UTTG ở giai đoạn đầu phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và điều trị tiếp bằng I-131 hay nội tiết tuyến giáp theo dõi sự tái phát, di căn bằng xét nghiệm Tg, antiTg, xạ hình toàn thân và xạ hình tuyến giáp [1]. Trong thời gian gần đây, Viện Y Học Phóng xạ và U bướu Quân Đội đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp để điều trị UTTG nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị UTTG thể biệt hóa tại Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 69 bệnh nhân (BN) UTTG thể biệt hóa từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2015. Trong đó 25 BN được nghiên cứu tiến cứu và 44 BN được nghiên cứu hồi cứu. - Tiêu chuẩn lựa chọn: + BN đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật là UTTG thể biệt hoá. + Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ, BN tình nguyện tham gia nghiên cứu. + BN không bị các bệnh mạn tính nặng, nguy kịch hoặc mắc bệnh ung thư khác. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Các BN UTTG không thuộc thể biệt hoá (thể tủy, thể không biệt hóa ...). + BN không có hồ sơ lưu trữ đầy đủ, không có chẩn đoán mô bệnh học, BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Ung thư thứ phát di căn từ nơi khác đến. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: ng- hiên cứu mô tả kết hợp giữa hồi cứu và tiến cứu. - Đối với nhóm tiến cứu: + Tất cả các BN đều được khám xét thực thể theo trình tự của mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. + Đánh giá kết quả phẫu thuật thông qua lượng mô giáp còn sót trên xạ hình theo tiêu chuẩn của Perez sau mổ 04 tuần. - Đối với nhóm hồi cứu: + Nghiên cứu đầy đủ hồ sơ bệnh án lưu trữ tại Viện Y Học Phóng Xạ Và U CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7 Bướu Quân Đội. + Kết quả phẫu thuật dựa vào kết quả xạ hình và các xét nghiệm khác tại lần tái khám đầu tiên sau mổ 04 tuần. + Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện. - Qui trình phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật dựa theo phác đồ của Nguyễn Bá Đức (1999, NCCN (2000) và tham khảo Hướng dẫn của hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2006. Chúng tôi lựa chọn phương pháp phẫu thuật đối với các BN UTTG thể biệt hóa như sau: + Cắt toàn bộ tuyến giáp đơn thuần cho các BN UTTG thể biệt hoá có kích thước khối u T1,T2, T3 không có yếu tố nguy cơ cao. +Cắt toàn bộ tuyến giáp + vét hạch nhóm VI cùng bên khi BN có một trong các yếu tố nguy cơ cao. + Cắt toàn bộ tuyến giáp + vét hạch nhóm VI cùng bên và các nhóm II - V cũng như các nhóm khác khi phát hiện có hạch trên lâm sàng hoặc trong quá trình phẫu thuật cho những BN có một trong các yếu tố nguy cơ. + Cắt toàn bộ tuyến giáp, cắt bỏ rộng rãi tổ chức di căn tại chỗ, vét hạch cổ nhóm VI cùng bên và các nhóm khác khi BN có kích thước khối u T4. - Phương pháp phẫu thuật: + Tư thế BN: nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, cổ duỗi tối đa bằng cách lót gối vào dưới 2 vai và phần dưới của cổ. + Các thì phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp: Thì 1: rạch da, tuỳ theo chỉ định cắt tuyến giáp toàn bộ đơn thuần hay có kèm theo vét hạch cổ. Thì 2 : bộc lộ u và tuyến giáp như sau: mở dọc lớp cơ dưới móng theo đường trắng giữa, bóc tách bộc lộ toàn bộ tuyến giáp, để có thể đánh giá tổn thương bằng tay. Thì 3: cắt u và toàn bộ tuyến giáp. Thì 4 : Kiểm tra, cầm máu ổ mổ, đặt ống dẫn lưu ổ mổ bằng dây truyền dịch có cắt những lỗ bên (sau đó được hút âm tính bằng bơm tiêm 20 hoặc 50 ml ), khâu cân cổ nông bằng chỉ vicrine 3/0 và đóng vết mổ bằng cách khâu luồn dưới da bằng sợi chỉ đóng cân. - Đánh giá tình trạng mô giáp còn lại sau phẫu thuật: Chụp xạ hình I-131 toàn thân trước khi điều trị với liều 0,5 mCi I-131 nhằm xác định phần tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật và chẩn đoán phát hiện những ổ di căn xa. Đánh giá mô giáp còn laị sau phẫu thuật bằng kết quả xạ hình I-131 tại vùng giường tuyến giáp theo tiêu chuẩn của Perez tại thời điểm sau mổ 04 tuần chúng tôi phân chia như sau: - Tốt: mô giáp còn lại rất ít, bắt xạ mờ nhạt trên xạ hình. - Đạt yêu cầu: còn sót lại rải rác các nhu mô tuyến giáp sau phẫu thuật theo đánh giá của Pérez. - Không đạt yêu cầu: còn nhiều nhu mô tuyến giáp. - Xử lý số liệu: số liệu nghiên cứu được xử lý theo chương trình phần mềm EpiInfoTM 7 và Ecel. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 8 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính của mẫu nghiên cứu: Biểu đồ 1. Tuổi, giới. Biểu đồ 1 cho thấy tuổi trung bình mắc UTTG là 41,51±12,96, trẻ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 73, lứa tuổi hay mắc là 31-40, tỉ lệ BN nam chiếm 11,5% , nữ là 88,5% thấp hơn nghiên cứu của Vũ Trung Chính nam 19%, nữ chiếm 81% [1], Đỗ Quang Trường nam 17,5% và nữ 82,5% [2], trong các nghiên cứu của Bilimoria K Y và cộng sự thì tỉ lệ BN nam là 24,4% và nữ là 75,6% [3]. 3.2. Đặc điểm hạch: Bảng 1. Đặc điểm hạch. Hạch phát hiện trên lâm sàng (n = 69) Số BN Tỉ lệ % Không có hạch 44 63 Hạch cổ P 13 18 Hạch cổ T 06 8 Hạch 2 bên 06 8 Mật độ hạch (n = 25) Mềm 17 68 Cứng 08 32 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9 3.3. Xếp loại T, N, M và giai đoạn bệnh theo (UICC-2010): Bảng 2. Xếp loại T, N, M. *T Số BN Tỉ lệ % T1a 02 2,89 T1b 06 8,70 T2 37 53,60 T3 20 29,00 T4a 04 5,80 T4b 0 0 *N N0 52 75,36 N1a 10 14,49 N1b 7 10,14 *M Mo 67 97,10 M1 02 2,90 3.4. Đặc điểm giai đoạn bệnh: Bảng 3. Giai đoạn bệnh. Giai đoạn bệnh Số BN Tỉ lệ % Giai đoạn I 45 65,22 Giai đoạn II 12 17,39 Giai đoạn III 08 11,59 Giai đoạn IVa 04 5,79 Bảng 4. Các yếu tố tiên lượng xấu. Yếu tố tiên lượng xấu Số BN Tỉ lệ % Có 1 yếu tố 26 37,8 Có 2 yếu tố 19 27,5 Có 3 yếu tố 17 24,6 Có 4 yếu tố 07 10,1 Tổng cộng 69 100 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 10 3.5. Phương pháp phẫu thuật: Bảng 5. Phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật Số BN Tỉ lệ % Cắt hoàn toàn tuyến giáp 52 75,36 Cắt hoàn toàn tuyến giáp + vét hạch cổ 1 bên 12 17,39 Cắt hoàn toàn tuyến giáp + vét hạch cổ 2 bên 05 7,25 3.6. Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật: Bảng 6. Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật. Tai biến Số BN Tỉ lệ % Chảy máu phải mổ lại 01 1,45% Tổn thương khí quản 0 100% Tổn thương th ... báo: 04/9/2017. Ngày bài báo được đăng: 15/9/2017 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 116 1. Vai trò của hệ miễn dịch trong ung thư (The Immune System’s Role in Cancer) và Đa mô thức trong ung thư (Cancer Multidisciplinary Treatment) 1.1. Mối liên hệ chặt chẽ giữa Ung thư và hệ miễn dịch (Cancer and the Immune System: A Dynamic Relationship) Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người qua những cơ chế chống lại các tác nhân ngoại lai như virus hoặc vi sinh vật. Hệ miễn dịch được xem như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, đặc biệt trong bệnh lý ung thư.1 Tuy nhiên, một điều trớ trêu là hầu hết các loại tế bào ung thư đều có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, do đó các tế bào bướu ngày càng phát triển và có thể di căn đến bất kì cơ quan nào trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy khi hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân yếu đi thì khả năng mắc bệnh ung thư ngày càng cao.2 Do đó, việc tận dụng và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể là một chìa khóa quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ung thư, ngăn chặn quá trình phát triển bệnh và tăng khả năng sống còn của bệnh nhân. Việc điều trị bằng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể (hay Immunotherapy) được xem như một liệu pháp trị liệu ung thư thứ tư sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Điều trị miễn dịch là một phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân có thể chống lại tế bào ung thư bằng nhiều cách khác nhau mà không dùng các phương pháp can thiệp khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.3 Phương pháp điều trị miễn dịch (Immunotherapy) đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong suốt hơn nửa thế kỉ qua với rất nhiều thành tựu đạt được. Tuy nhiên, hiểu biết về hê miễn dịch của cơ thể con người vẫn còn là một trở ngại lớn trong việc nghiên cứu thuốc và phát triển các liệu pháp có thể ứng dụng trong lâm sàng. 1.2. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên và các đặc điểm của một hệ miễn dịch hiệu quả (Native Immune Response and Characteristics of an Effective Immune Response) Tế bào trình diện kháng nguyên (antigen presenting cells-APC) là những tế bào đặc biệt có thể nhận diện các kháng nguyên ngoại lai và trình diện các kháng nguyên này với lympho bào T. Kháng nguyên là những phân tử được tạo ra từ những vi sinh vật ngoại lai tấn công cơ thể, các kháng nguyên này được bám chặt vào tế bào T và các kháng thể. Sự lien kết giữa các tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào T giúp hoạt hóa tế bào T. Sau đó những tế bào T được hoạt hóa sẽ phân chia nhanh và bắt đầu tấn công các tác nhân ngoại lai chứa kháng nguyên.4 Có nhiều đặc điểm quan trọng của một hệ miễn dịch hiệu quả để có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại. Những đặc điểm quan trọng đó bao gồm tính đặc hiệu, tính lưu động trong máu, khả năng thích ứng và tính bền (khả năng nhớ các tác nhân gây hại).5 Trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là tính đặc hiệu để chắc chắn rằng đáp ứng miễn dịch sẽ nhắm trúng vào mục tiêu là kháng nguyên của tế bào ung thư. Một ví dụ đơn giản cho tính đặc hiệu trúng đích của hệ miễn dịch là ở bệnh tiểu đường loại 1 (một loại bệnh tự miễn dịch). Khi bệnh nhân mắc bệnh, các tế bào T sẽ nhận diện và phá hủy các tế bào beta có nhiệm vụ sản xuất insulin ngay tại tiểu thùy Langerhans của tuyến tụy, trong khi hiện tượng này khó quan sát đươc ở các thùy khác. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 117 1.3. Vai trò của Miễn dịch trị liệu trong liệu pháp điều trị đa mô thức trong ung thư (Immunotherapy in Cancer Multidisciplinary Treatment) Liệu pháp điều trị đa mô thức hay Liệu pháp toàn diện lần đầu được nhắc đến bởi nhà ung thư học Pierre Denoix như là một liệu pháp trị liệu phối hợp các phương thức trị liệu chuyên khoa như là phẫu trị, hóa trị, xạ trị được sử dụng trong suốt quá trình diễn tiến bệnh.6 Việc điều trị đa mô thức được xem là phương thức điều trị toàn diện cho khối bướu có tính sinh học đa dạng và diễn tiến khác nhau để đạt được hiệu quả kiểm soát bướu tối đa và hạn chế được các biến chứng. Tuy nhiên đối với ung thu giai đoạn tiến xa thì việc phối hợp các mô thức truyền thống này cũng không đạt được hiệu quả làm tăng thời gian sống còn. Đến gần đây, với sự xuất hiện của liệu pháp trị liệu thứ 4 là miễn dịch trị liệu mang lại nhiều điểm tích cực. Dường như, miễn dịch trị liệu đã khắc phục được hầu hết các khuyết điểm của các phương pháp trị liệu truyền thống như không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, không gây tác dụng phụ, không gây biến chứng, giảm nguy cơ tái phát. Trong tương lai, liệu pháp miễn dịch hoàn toàn có thể thay thế cho các liệu pháp truyền thống trong điều trị ung thư với các ưu điểm và tính an toàn.7 2. Các liệu pháp miễn dịch trong ung thư: 2.1 Liệu pháp kháng thể đơn dòng (Liệu pháp miễn dịch thụ động)8 Là những loại thuốc được thiết kế có thể bám vào một mục tiêu đặc hiệu trong cơ thể. Những kháng thể đơn dòng này sẽ kích thích hệ miễn dịch sản xuất những tế bào có thể phá hủy tế bào ung thư. Một dạng khác của kháng thể đơn dòng có thể đánh dấu các tế bào ung thư, giúp cho hệ miễn dịch dễ dàng định vị và phá hủy tế bào ung thư. Những loại kháng thể đơn dòng này có thể được xem như là một liệu pháp trúng đích. Có nhiều loại kháng thể đơn dòng và mỗi loại kháng thể có các chức năng khác nhau thông qua nhiều cơ chế là nguyên nhân dẫn đến sự chết của tế bào. Một số cơ chế bao gồm khóa các con đường tín hiệu cần thiết cho tế bào tăng trưởng, điều khiển hệ miễn dịch đáp ứng với độc tố, ngăn chặn khối u phát triển Các kháng thể đơn dòng đã được sự dụng trong điều trị ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư đầu và cổ. Các thử nghiệm lâm sàng này vẫn đang được triển khai ờ pha III và hứa hẹn đem lại nhiều kết quả mong đợi cho bệnh nhân trong tương lai. 2.2. Thuốc ức chế chất kiểm soát miễn dịch (Checkpoint Inhibitors9) Khi tế bào ở trạng thái bình thường, hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta phụ thuộc vào các “điểm nhận biết” hoặc “điểm dừng miễn dich” để tránh sự hoạt hóa quá mức hệ miễn dịch. Các tế bào bướu thường tận dụng các điểm nhận biết này để tránh sự phát hiện của hệ miễn dịch của cơ thể. CTLA-4 và PD-1 là những điểm nhận biết đã được nghiên cứu và được đưa vào sử dụng trong lâm sàng như một liệu pháp chống ung thư. CTLA-4 thường có trên bề mặt tế bào T và thường tăng điều hòa bất thường trong một vài loại ung thư chính. PD-1 cũng được nhận thấy làm tăng điều hòa trong một số loại ung thư, PD-1 làm ức chế chức năng của tế bào T và đồng thời gián tiếp làm cho bướu có thể trốn thoát được sự kiểm soát của hệ miễn dịch. Ức chế các “điểm nhận biết” hay “giải phóng các hàng rào ngăn cản” là một liệu pháp hiệu quả có thể nâng cao khả năng đáp ứng của tế bào T và giúp cho các các tế bào hệ miễn dịch tấn công các TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 118 tế bào bướu hiệu quả hơn. Liệu pháp miễn dịch đang được nghiên cứu chuyên sâu ở pha III với các loại thuốc đặc hiệu, các kết quả đem lại cho thấy những hứa hẹn trong tương lai. 2.3. Protein điều hòa miễn dịch (Cytokines)10 Cytokine là những protein được sản xuất từ chính các tế bào của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch nguyên phát của cơ thể và cũng có khả năng gây đáp ứng miễn dịch với các tế bào ung thư. Có hai loại cytokine được dùng trong điều trị ung thư được gọi là Interferons và Interleukins. Hai loại cytokine thường gặp nhất là interleukin 2 (IL-2) và interferon α (IFN-α), có tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch. Ví dụ, IL-2 có nhiều ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch và hoạt động như là yếu tố tăng trưởng thông thường của tế bào T. Khi đó, IL-2 sẽ bám vào thụ thể trên bề mặt của tế bào T. Liên kết bám này sẽ điều hòa sự sinh trưởng cua tế bào T, tiếp tục sản xuất các cytokine và hoạt hóa nhiều loại tế bào miễn dịch khác. Kết quả điều trị với liều cao IL-2 cho thấy IL-2 có thể gây đáp ứng miễn dịch hoàn toàn ở 4% - 6% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư máu. Điều này cho thấy rằng với nhóm này bệnh nhân này, liệu pháp IL-2 có hiệu quả trong đáp ứng miễn dịch kháng bướu nội sinh. 2.4. Vắc-xin điều trị ung thư11 Vaccine trước đây thường được hiểu là một liệu pháp phòng bệnh nhiễm thông qua cơ chế miễn dịch kháng nguyên kháng thể. Trong ung thư, Vaccine có vai trò điều trị, làm tăng đáp ứng của hệ miễn dịch với các tế bào ung thư. Các vaccine được thiết kế sao cho điều hòa và làm tăng đáp ứng hệ miễn dịch của bệnh nhân chống lại các kháng nguyên của bướu. Bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch, điều trị ung thư bằng vaccine có thể hoạt hóa một phản ứng kháng bướu, sau đó làm tấn công tế bào bướu và có thể cải thiện thời gian sống còn của bệnh nhân. Mục đích chính của vắc-xin trong trị liệu ung thư không phải để ngăn chặn bệnh nhưng để tạo ra một phản ứng miễn dịch chủ động chống lại mầm ung thư đã có. Vắc-xin trị liệu ung thư sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch. 3. Chỉ định điều trị và hiệu quả đáp ứng của liệu pháp miễn dịch trong ung thư 3.1 Các chiến lược điều trị Hiện nay, liệu pháp miễn dịch chưa được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng như các liệu pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tuy nhiên, gần đây nhiều loại thuốc miễn dịch đã được chứng nhận cho phép sử dụng trong nhiều loại bệnh ung thư khác nhau như ung thư máu, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt. Hiện có nhiều liệu pháp miễn dịch khác vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ở pha II và pha III và một số thuốc đã được cấp phép bán trên thị trường dược phẩm, cho thấy có cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng. Các loại thuốc miễn dịch có thể được đưa vào cơ thể ở nhiều dạng như tiêm qua tĩnh mạch (thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch), qua đường uống (dạng thuốc viên hay viên nang), dạng kem bôi (dạng kem được thoa lên da được dung để điều trị ung thư da giai đoạn sớm) hoặc bơm trực tiếp vào bàng quan. Quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch phụ thuộc vào một vài yếu tố sau: Loại ung thư bệnh nhân mắc phải và giai đoạn của bệnh. Loại thuốc miễn dịch được sử dụng CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 119 trong điều trị. Phản ứng của cơ thể với thuốc miễn dịch. Phác đồ điều trị phải được theo dõi nghiêm ngặt hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Một số loại liệu pháp miễn dịch được chỉ định sử dụng theo chu kì của phác đồ, bên cạnh đó giữa các lần điều trị bệnh nhân cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể có thời gian đáp ứng với thuốc, phục hồi và tái tạo tế bào trở lại. Sau đó, để thẩm định hiệu quả mang lại khi sử dụng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, diễn tiến bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, nghiêm ngặt qua các kiểm tra vê sinh lý bệnh, khả năng chống chịu của cơ thể (thể hiện qua cảm nhận và khả năng chống chịu của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị). Bệnh nhân sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu xét nghiệm máu, mô và một số các chẩn đoán hình ảnh như CTscan, MRI, hóa mô miễn dich 3.2 Liệu pháp miễn dịch trong liệu pháp điều trị đa mô thức Hiện nay các liệu pháp miễn dịch trong ung thư chủ yếu giành cho bệnh ở giai đoạn tiến xa, do đó thường được sử dụng như điều trị duy nhất. Tuy nhiên, để ứng phó với tính đa dạng sinh học của bướu, có thể môth hay nhiều phương pháp điều trị miễn dịch có thể được sử dụng để tăng cường đáp ứng bướu. Ngoài ra, gần đây có các thử nghiệm lâm sàng kết hợp giữa hoá trị và điều trị miễn dịch để tăng cường đáp ứng bướu và tăng sống còn. Hơn nữa, điều trị miễn dịch sau các phương pháp can thiệp lấy đi khối bướu cũng cho thấy làm giảm thời gian bướu tái phát, điều này trước đây rõ ràng là vai trò của xạ trị hỗ trợ. Một số thử nghiệm lâm sàng hiện cũng đang hướng tới việc phối hợp xạ trị và điều trị miễn dịch để tăng cường đáp ứng bướu giành cho ung thư đầu cổ giai đoạn tiến xa hay ung thư tái phát. 3.3 Một số lưu ý trong điều trị bằng liệu pháp miễn dịch ung thư Ưu điểm của liệu pháp miễn dịch là tính đặc hiệu và có tác dụng toàn thân, ít gây tác dụng phụ và thường an toàn; tuy nhiên, các liệu pháp miễn dịch trên vẫn còn gặp một số trở ngại như: (1) Thường lệ thuộc đáng kể giữa tổng khối tế bào bướu và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể; (2) Sự biểu hiện của các gen gây ung thư trong các tế bào của một khối bướu là không giống nhau; (3) Một số tế bào bướu có khả năng tạo các yếu tố làm suy giảm hoặc ức chế đáp ứng miễn dịch. Ngoài ra, các tác dụng phụ có thể xảy ra là một điều khó tránh khỏi ở các liệu pháp điều trị ung thư. Tác dụng phụ phụ thuộc vào từng loại liệu pháp miễn dịch sử dụng và phản ứng của cơ thể với từng loại liệu pháp đó.Tác dụng phụ phổ biến nhất là phản ứng của vùng da tại vị trí tiêm như là đau đớn, nổi phồng, nổi mẩn đỏ, gây ngứa hoặc phát ban. Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng cảm cúm như sốt, cảm lạnh, chóng mặt, nôn mửa hoặc đau đầu, nhức mỏi, khó thở, nhịp tim và huyết áp thất thường Bên cạnh đó còn có thể xảy ra ở một số trường hợp như chứng phù nước, tăng cân do trữ nước, nhịp tim cao, viêm dị ứng, tắc nghẽn xoang, tiêu chảy và nguy cơ mắc phải những bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng phụ khi sử dụng liệu pháp miễn dịch là không đáng kể và an toàn với cơ thể bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbas AK, Lichtman AH. Basic TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 11 - 9/2017 120 Immunology: Fuctions and Disorders of the Immune System. 3rd ed. Philadelphia, PA: Saunders Elsivier; 2011. 2. DeVita V, Hellman S, Rosenberg S. Cancer. 1st ed. Philadelphia [etc.]: Wolters Kluwer / Lippincott Williams & Wilkins; p.20;2011. 3. Pardoll DM. Nat Rev Cancer. 2012; 12(4):252-264 4. Drake CG. Nat Rev Immunol.2010; 10(8):580-593 5. Inderberg-Suso EM, Trachsel S, Lislerud K, Rasmussen AM, Gaudernack G. Oncoimmunology. 2012;1(5):670-686 6. National Cancer Institute. NCI dictionary of cancer terms: immunotherapy. gov/dictionary?print=1&cdrid=45729. Accessed March 14, 2013. 7. Kirkwood JM, Butterfield LH, Tarhini AA, et al.CA Cancer J Clin. 2012;62(5):309-335. 8. DeVita V, Hellman S, Rosenberg S. Cancer. 1st ed. Philadelphia [etc.]: Wolters Kluwer / Lippincott Williams & Wilkins; p.162-163;2011. 9. DeVita V, Hellman S, Rosenberg S. Cancer. 1st ed. Philadelphia [etc.]: Wolters Kluwer / Lippincott Williams & Wilkins; p.163-165;2011. 10. DeVita V, Hellman S, Rosenberg S. Cancer. 1st ed. Philadelphia [etc.]: Wolters Kluwer / Lippincott Williams & Wilkins; p.166-168;2011. 11. Gulley JL. Hum Vaccin Immunother. 2013;9(1):219-221.
File đính kèm:
- danh_gia_ket_qua_buoc_dau_cat_toan_bo_tuyen_giap_dieu_tri_un.pdf