Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại tỉnh viêng chăn, cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những cơ chế tài chính chủ yếu cung cấp nguồn lực cho y tế. Đa số các quốc gia đều chọn BHYT là giải pháp tài chính quan trọng để thực hiện chăm sóc sức khỏe một cách công bằng và hiệu quả và tiến tới BHYT toàn dân [111], [113], [118]. BHYT tại các quốc gia phát triển đã được hình thành và thực hiện rất tốt nhưng tại các nước đang phát triển BHYT mới được hình thành từ thập niên 70-80 của thế kỷ XX và đang trên đường hoàn thiện về chính sách cũng như thực thi trên thực tế. Tại các quốc gia châu Phi và châu Á, kiến thức và thực hành của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, như kiến thức về sử dụng thẻ đúng mục đích và quy định của cơ quan BHYT trong khám chữa bệnh (KCB) còn rất thấp; tỷ lệ người có thẻ BHYT hiểu biết về khám chữa bệnh đúng nơi đã đăng ký ban đầu dao động trong khoảng từ 40-60%; hiểu biết về bảo quản thẻ BHYT dao động trong khoảng từ 70-85% [59], [77], [80]. Tương tự, thực hành sử dụng thẻ BHYT đúng theo qui định của cơ quan BHYT dao động từ 35-50%; bảo quản và không sử dụng thẻ BHYT lấy thuốc cho người khác dao động trong khoảng 10-30% [59], [77], [80]. Tại Việt Nam, nghiên cứu trong giai đoạn 2013- 2016 cho thấy chỉ có khoảng hơn một nửa số người có thẻ BHYT biết về các chính sách BHYT (51-59%) [39], [40]. Đồng thời một số nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cũng cho thấy những yếu tố như khoảng cách và thời gian từ nhà đến cơ sở y tế (CSYT), thời gian tham gia BHYT, thông tin cung cấp cho người có thẻ, trình độ học vấn là những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và bảo quản thẻ BHYT [46], [57], [82].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại tỉnh viêng chăn, cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHOUVANG SUYAVONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG TẠI TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số chuyên ngành đào tạo: 62.72.03.01 HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHOUVANG SUYAVONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG TẠI TỈNH VIÊNG CHĂN, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số chuyên ngành đào tạo: 62.72.03.01 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN PGS.TS. MAYTRY SENCHANTHISAY HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phouvang Suyavong, nghiên cứu sinh khóa 9 của Trường Đại học Y tế Công cộng với chuyên ngành Y tế Công cộng xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Văn Toàn và PGS.TS. Maytry Senchanthisay. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan, đã được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận và chấp thuận cho nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người viết cam đoan Phouvang Suyavong LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, giảng viên, cán bộ các phòng, khoa của Trường Đại học Y tế Công cộng đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Văn Toàn và PGS.TS. Maytry Senchanthisay, những người thầy giúp tôi lựa chọn, định hướng, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Đại học Khoa học Sức khoẻ, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Sở Y tế tỉnh Viêng Chăn, Trung tâm Y tế huyện PhoneHong và huyện KeoOudom, các Trạm Y tế xã, các cán bộ tham gia thu thập số liệu và đặc biệt là những người dân có thẻ bảo hiểm y tế đã tích cực ủng hộ và phối hợp với chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu thực địa. Cuối cùng tôi xin gửi tấm lòng ân tình đến gia đình cha mẹ, vợ, các con và anh chị em trong gia đình đã luôn là nguồn động viên giúp tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Phouvang Suyavong DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm Y tế BHYT BB Bảo hiểm Y tế bắt buộc BHYT TN Bảo hiểm Y tế tự nguyện BHYT NN Bảo hiểm Y tế người nghèo BHYT QG Bảo hiểm Y tế Quốc gia BHYT BMTE Bảo hiểm Y tế bà mẹ trẻ em CHDCNDL Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CSBHYT Chính sách Bảo hiểm Y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Cơ sở Y tế DVYT Dịch vụ y tế GDP Gross domestic product KCB Khám chữa bệnh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NVYT Nhân viên Y tế MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin chung về mỗi huyện can thiệp 39 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 52 Bảng 3.2. Loại thẻ và thời gian tham gia BHYT 54 Bảng 3.3. Khoảng cách và thời gian tiếp cận đến cơ sở y tế đã đăng ký ban đầu 55 Bảng 3.4. Thời gian, khoảng cách trung bình tham gia BHYT và tiếp cận đến cơ sở y tế đăng ký KCB ban đầu 56 Bảng 3.5. Kiến thức của người có thẻ BHYT về đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí 57 Bảng 3.6. Kiến thức của người có thẻ BHYT về quyền lợi khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 58 Bảng 3.7. Kiến thức người có thẻ BHYT về trách nhiệm khi sử dụng thẻ BHYT 60 Bảng 3.8. Kiến thức của người có thẻ BHYT về quyền chi trả của thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ KCB 61 Bảng 3.9. Thực hành sử dụng thẻ BHYT trong KCB 12 tháng qua 63 Bảng 3.10. Thực hành bảo quản thẻ BHYT 63 Bảng 3.11. Thực hành sử dụng thẻ BHYT trong KCB lần gần đây nhất 64 Bảng 3.12. Tỷ lệ người có thẻ BHYT có chi trả thêm cho sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoài BHYT 66 Bảng 3.13. Tỷ lệ chuyển tuyến và lý do chuyển tuyến của người có thẻ BHYT trong KCB gần đây nhất 66 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố và hiểu biết về quyền được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở y tế đã đăng ký ban đầu 67 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố và hiểu biết về quyền được cung cấp thông tin về BHYT 69 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố và hiểu biết về không cho người khác mượn thẻ BHYT 71 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa một số yếu tố và hiểu biết về quyền được khiếu nại khi vi phạm chế độ BHYT 73 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực hành khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trong 12 tháng qua 75 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số yếu tố và cho mượn thẻ bảo hiểm y tế trong 12 tháng qua 77 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa một số yếu tố và lấy thuốc cho người khác 79 Bảng 3.21. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức về đối tượng được cấp thẻ BHYT 81 Bảng 3.22. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức về quyền lợi của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 82 Bảng 3.23. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức về chi trả của thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 83 Bảng 3.24. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức về trách nhiệm của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh 84 Bảng 3.25. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao một số kiến thức khác của người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh 87 Bảng 3.26. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao thực hành sử dụng thẻ 88 Bảng 3.27. Tỷ lệ người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh trong lần gần đây nhất sau can thiệp 89 Bảng 3.28. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao thực hành sử dụng thẻ của người có thẻ BHYT trong lần gần đây nhất 90 Bảng 3.29. Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao thực hành chi trả thêm khi khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT cho lần gần đây nhất 92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % người có thẻ BHYT tiếp cận và sử dụng DVYT 56 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % người dân biết trách nhiệm giữ gìn thẻ BHYT không làm rách và tẩy xoá 59 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ % người có thẻ BHYT biết sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích 59 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người có thẻ BHYT nhận được thông tin về thẻ BHYT trong khám chữa bệnh 62 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT trong lần khám chữa bệnh 12 tháng qua 62 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT trong lần khám chữa bệnh gần đây nhất 64 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Phỏng theo khung lý thuyết nghiên cứu thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và kết quả can thiệp truyền thông nâng cao việc sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh. 36 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng 43 Hình 2.3. Mô hình phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức/thực hành sử dụng thẻ BHYT 50 Hình 4.1. Thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc và thẻ BHYT cộng đồng 111 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại hai huyện PhoneHong và KeoOudom tại tỉnh Viêng Chăn, cách thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào 80 km về phía bắc. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công và đánh giá mô hình can thiệp truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của người dân. Để thực hiện được các mục tiêu trên, nghiên cứu được thiết kế là nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2017 đến tháng 12/2018. Tổng số có 928 người tham gia vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 44,5% người dân biết được KCB miễn phí tại nơi đăng ký ban đầu. Tỷ lệ người có thẻ BHYT biết sử dụng đúng mục đích thấp (chiếm 44,8%). Các yếu tố hạn chế kiến thức, thực hành của người có thẻ BHYT có ý nghĩa thống kê ao gồm gồm: sống xa thị trấn, tham gia BHYT ngắt quãng, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế xa và thời gian từ nhà đến cơ sở y tế dài, kinh tế hộ gia đình nghèovà không biết nơi khám chữa bệnh ban đầu. Can thiệp truyền thông tại cộng đồng và tư vấn tại cơ sở y tế đã tỏ ra rất có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức và thực hành của người có thẻ BHYT sau 1 năm can thiệp. Về kiến thức, sau can thiệp tỷ lệ người có thẻ BHYT biết được lựa chọn cơ sở KCB đã đăng ký ban đầu tăng từ 45,3% lên 75,5%; biết được quyền khiếu nại tăng từ 22,4% lên 35,8%; biết sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích tăng từ 45,8% lên 69,2%, biết chấp hành đúng qui định của cơ quan BHYT từ 59,1% lên 75,4%; biết không được đánh mất thẻ tăng từ 60,1% lên 85,2%. Về thực hành, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người có thẻ BHYT thực hành khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB ban đầu từ 64,1% lên 87,3%; sử dụng thẻ để lấy thuốc cho người khác giảm từ 18,7% xuống 9,3%; không cho người khác mượn thẻ giảm từ 8,9% xuống 2,1%. Kết quả trên cho thấy để tiến tới BHYT toàn dân, chính phủ Lào cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT. Hoạt động thông tin, tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong mọi quần chúng nhân dân với nhiều hình thức phong phú. Đồng thời tăng cường nhân lực, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi người có BHYT. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những cơ chế tài chính chủ yếu cung cấp nguồn lực cho y tế. Đa số các quốc gia đều chọn BHYT là giải pháp tài chính quan trọng để thực hiện chăm sóc sức khỏe một cách công bằng và hiệu quả và tiến tới BHYT toàn dân [111], [113], [118]. BHYT tại các quốc gia phát triển đã được hình thành và thực hiện rất tốt nhưng tại các nước đang phát triển BHYT mới được hình thành từ thập niên 70-80 của thế kỷ XX và đang trên đường hoàn thiện về chính sách cũng như thực thi trên thực tế. Tại các quốc gia châu Phi và châu Á, kiến thức và thực hành của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, như kiến thức về sử dụng thẻ đúng mục đích và quy định của cơ quan BHYT trong khám chữa bệnh (KCB) còn rất thấp; tỷ lệ người có thẻ BHYT hiểu biết về khám chữa bệnh đúng nơi đã đăng ký ban đầu dao động trong khoảng từ 40-60%; hiểu biết về bảo quản thẻ BHYT dao động trong khoảng từ 70-85% [59], [77], [80]. Tương tự, thực hành sử dụng thẻ BHYT đúng theo qui định của cơ quan BHYT dao động từ 35-50%; bảo quản và không sử dụng thẻ BHYT lấy thuốc cho người khác dao động trong khoảng 10-30% [59], [77], [80]. Tại Việt Nam, nghiên cứu trong giai đoạn 2013- 2016 cho thấy chỉ có khoảng hơn một nửa số người có thẻ BHYT biết về các chính sách BHYT (51-59%) [39], [40]. Đồng thời một số nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cũng cho thấy những yếu tố như khoảng cách và thời gian từ nhà đến cơ sở y tế (CSYT), thời gian tham gia BHYT, thông tin cung cấp cho người có thẻ, trình độ học vấn là những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và bảo quản thẻ BHYT [46], [57], [82]. Một số nghiên cứu cho thấy can thiệp truyền thông làm tăng khả năng hiểu biết và thực hành sử dụng dịch vụ y tế, bảo quản BHYT tại các CSYT tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu tại Ghana cho thấy chương trình can thiệp về BHYT có hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích sau can thiệp (79%) cao hơn so với trước can thiệp (70%) [60] và tại Philippines cho thấy nhóm can thiệp có tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích là 14,9% cao hơn so với nhóm đối tượng không được can thiệp (9,9%) [70]. BHYT tại nước Lào mới bắt đầu được triển khai từ năm 2002, bao gồm BHYT không bắt buộc (BHYT cộng đồng) và BHYT bắt buộc (BHYT cán bộ nhà nước, BHYT cho người làm công ăn lương và BHYT người nghèo). Từ khi ban hành chính sách BHYT, công tác KCB đã có nhiều bước tiến mới. Tính đến tháng 6/2017, tỷ lệ bao phủ của BHYT cho người dân Lào chiếm 66,86% [2]. Trong đó, tỷ lệ BHYT bắt buộc đạt 17,88% và BHYT cộng đồng chiếm 2,57%, trong đó BHYT cho bà mẹ và trẻ em chiếm 39,91% và BHYT người nghèo chiếm 6,50% [3]. Cho tới nay, tại nước Lào vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành sử dụng thẻ BHYT cũng như can thiệp truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ y tế. Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại huyện PhoneHong và KeoOudom, tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào năm 2017. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại huyện PhoneHong và huyện KeoOudom, tỉnh Viêng Chăn, Lào năm 2017. Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại hai huyện PhoneHong và KeoOudom, tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2017-2018. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đại cương về bảo hiểm y tế Một số thuật ngữ liên quan Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT. Thẻ bảo hiểm y tế: được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của Luật BHYT. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT. Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh. Cơ sở khám, chữa bệnh: là cơ sở y tế cố định hoặc lưu động đã được cấp phép hoạt động và cung cấp dịch vụ KCB (bao gồm bệnh viện, phòng khám, trạm y tế xã). Sử dụng dịch vụ y tế: là những người khi có tình trạng sức khoẻ bất thường hoặc khi có nhu cầu đến KCB, mua thuốc hay sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ KCB tại các cơ sở y tế. Sử dụng thẻ BHYT trong KCB: khi người tham gia đi KCB có xuất trình thẻ BHYT , giấy tờ tùy thân chứng minh hợp lệ tại cơ sở KCB ban đầu hoặc cơ sở KCB BHYT khác có giấy chuyển viện được thanh toán trong các trường hợp Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận c ... câu hỏi nhiều lựa chọn) Không niềm nở, vui vẻ Không giải thích tận tình những thắc mắc của bệnh nhân Không hướng dẫn chế độ ăn Không hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Không hướng dẫn nội qui, quyền lợi người bệnh Phiền hà, sách nhiễu Gợi ý đưa tiền, quà biếu Khác (ghi rõ) Không biết/không trả lời E3 Những điều gì làm anh/chị hài lòng với tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế bệnh viện? (ĐTV không đọc phương án trả lời, câu hỏi nhiều lựa chọn) Niềm nở, vui vẻ Giải thích tận tình những thắc mắc của bệnh nhân Hướng dẫn chế độ ăn kỹ lưỡng Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân kỹ lưỡng Hướng dẫn nội qui, quyền lợi người bệnh kỹ lưỡng Khác (ghi rõ) . Không biết/không trả lời E4 Trong thời gian khám bệnh/nằm viện anh/chị nhận thấy trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ ở đây như thế nào? (ĐTV không đọc phương án trả lời, câu hỏi nhiều lựa chọn) Rất giỏi à Chuyển E5 Giỏi à Chuyển E5 Bình thường à Chuyển E5 Không giỏi lắm à Chuyển E6 Kém à Chuyển E6 Không biết/không trả lời à Chuyển E7 E5 Những điều gì làm anh/chị đánh giá trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ cao như vậy? (ĐTV không đọc phương án trả lời, câu hỏi nhiều lựa chọn) Thao tác nhanh, thành thạo Bệnh tiến triển tốt Các bệnh nhân khác đều nói như vậy Cảm nhận như vậy Khác (ghi rõ) Không biết/không trả lời E6 Những điều gì làm anh/chị đánh giá trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ không cao như vậy? (ĐTV không đọc phương án trả lời, câu hỏi nhiều lựa chọn) Thao tác không thành thạo, lóng ngóng Bệnh tiến triển chậm Các bệnh nhân khác đều nói như vậy Cảm nhận như vậy Khác (ghi rõ) Không biết/không trả lời Sự sẵn có các dịch vụ để chẩn đoán và điều trị E7 Theo anh/chị, bệnh viện có cung cấp các đầy đủ các dịch vụ KCB không (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất đầy đủ Đầy đủ Bình thường Không đầy đủ Rất không đầy đủ Không biết/không trả lời Cơ sở vật chất, trang thiết bị E8 Theo anh/chị tình trạng nhà cửa của bệnh viện này như thế nào? (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Khang trang, rộng rãi Đủ rộng, vừa phải Bình thường Xuống cấp Chật chội Không biết/không trả lời E9 Anh/chị có nhận xét như thế nào về điều kiện vệ sinh của bệnh viện? (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất sạch Sạch Không sạch lắm Bẩn Rất bẩn Không biết/không trả lời E10 Anh/chị nhận xét thế nào về sự sẵn có trang thiết bị cho khám chữa bệnh của bệnh viện? (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất đầy đủ Đầy đủ Bình thường Không đầy đủ Rất không đầy đủ Không biết/không trả lời E11 Anh/chị nhận xét thế nào về chất lượng trang thiết bị cho khám chữa bệnh của bệnh viện? (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt Không biết/không trả lời E12 Anh/chị cho biết mức độ hài lòng của mình về thuốc điều trị trong quá trình nằm viện (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng à Chuyển E13 Rất không hài lòng à Chuyển E13 Không trả lời à Chuyển E14 E13 Những điều chưa hài lòng về thuốc điều trị của anh/chị là gì? (ĐTV không đọc phương án trả lời, câu hỏi nhiều lựa chọn) Thiếu thuốc phải mua ngoài Chất lượng thuốc không tốt CBYT không hướng dẫn sử dụng thuốc Phát thuốc chậm BV không công khai thuốc hàng ngày Khác (ghi rõ):....................... Không biết/không trả lời Thời gian khám/điều trị bệnh lần gần đây nhất E14 Ông/Bà cho biết số phút phải chờ đến lượt Ông/Bà ở lần khám/điều trị gần nhất? Chờ đợi để được khám bệnh: .. Trung bình thời gian chờ đợi làm xét nghiệm: .. Trung bình thời gian chờ đợi để làm các chẩn đoán hình ảnh: Thời gian chờ đợi để được nhập viện (đối với bệnh nhân nội trú): Thời gian chờ đợi để làm thủ tục thanh toán: Thời gian chờ đợi để được cấp thuốc BHYT (khi ra viện): E15 Anh/chị cảm thấy thời gian chờ đợi để được khám bệnh/điều trị như thế nào? (nhanh hay chậm) (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất nhanh Nhanh Chấp nhận được Hơi lâu Rất lâu Không biết/không trả lời E16 Anh/chị cho biết mức độ hài lòng của mình về thời gian chờ đợi để được khám bệnh/điều trị? (ĐTV đọc phương án trả lời, câu hỏi một lựa chọn) Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Cảm ơn Quý Ông/Bà! Phụ lục 2 BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU TT Biến số Định nghĩa biến/chỉ số Phân loại biến PP thu thập Thông tin chung A1 Tuổi Lấy 2018 trừ đi năm sinh Rời rạc Bộ câu hỏi A2 Giới tính Nam hoặc nữ Nhị phân Bộ câu hỏi A3 Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà đối tượng đạt được Thứ bậc Bộ câu hỏi A4 Nghề nghiệp Nghề nghiệp chính tạo nên phần lớn thu nhập của đối tượng Danh mục Bộ câu hỏi A5 Dân tộc Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm dân tộc nào. Danh mục Bộ câu hỏi A6 Tôn giáo Tôn giáo mà đối tượng nghiên cứu tham gia Danh mục Bộ câu hỏi A7 Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu Danh mục Bộ câu hỏi A8 Khu vực sinh sống Thành thị hoặc Nông thôn Nhị phân Bộ câu hỏi A9 Điều kiện kinh tế Nghèo/Cận nghèo/Không nghèo/Không biết Danh mục Bộ câu hỏi A10 Thu nhập Tổng bình quân thu nhập bình quân người /năm của gia đình đối tượng Rời rạc Bộ câu hỏi A11 Vay tiền Trong 12 tháng qua, gia đình đối tượng có/không phải vay tiền để sử dụng cho mục đích cá nhân Nhị phân Bộ câu hỏi A12 Mục đích vay tiền Mục đích vay tiền của đối tượng nghiên cứu trong 12 tháng qua Danh mục Bộ câu hỏi B. Thẻ Bảo hiểm Y tế B1. Loại thẻ BHYT Loại thẻ BHYT mà đối tượng nghiên cứu đã mua Danh mục Bộ câu hỏi B2 Người mua thẻ BHYT Người chi trả thẻ BHYT cho đối tượng nghiên cứu Nhị phân Bộ câu hỏi B3 Thời gian tham gia BHYT Thời gian đối tượng nghiên cứu tham gia BHYT liên tục hay ngắt quãng Nhị phân Bộ câu hỏi B4 Số năm tham gia Số năm liên tục đối tượng tham gia BHYT Rời rạc Bộ câu hỏi B5 Tổng số năm tham gia Số năm liên tục và ngắt quãng tham gia BHYT của đối tượng Rời rạc Bộ câu hỏi B6 Lý do mua/được cấp thẻ BHYT Lý do đối tượng mua hay được cấp thẻ BHYT Danh mục Bộ câu hỏi Kiến thức về tiếp cận DVKCB bằng thẻ BHYT tại cơ sở y tế C1 Số km từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất được tính bằng số km Rời rạc Bộ câu hỏi C2 Quyền lợi BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về quyền của người tham gia BHYT Danh mục Bộ câu hỏi C2 Mục chi trả Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về những mục được BHYT chi trả KCB Danh mục Bộ câu hỏi C3 Mức hưởng của người có thẻ BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về mức hưởng hiện nay đối với trường hợp người có thẻ BHYT đi KCB đúng tuyến Danh mục Bộ câu hỏi C4 Mức hưởng của người không có thẻ BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về mức hưởng hiện nay đối với trường hợp người không có thẻ BHYT đi KCB đúng tuyến Danh mục Bộ câu hỏi C5 Trách nhiệm khi tham gia BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về trách nghiệm của người dân khi tham gia BHYT Danh mục Bộ câu hỏi C6 Thủ tục khi khám, chữa bệnh BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các thủ tục giấy tờ để được khám thẻ BHYT tại cơ sở Y tế Danh mục Bộ câu hỏi C7 Trường hợp thẻ BHYT bị mất giá trị Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các trường hợp thẻ BHYT bị mất giá trị/không hợp lệ khi xuất thẻ BHYT để thanh toán dịch vụ Y tế Danh mục Bộ câu hỏi C8 Đối tượng miễn phí thẻ BHYT Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí Danh mục Bộ câu hỏi C9 Kinh phí mua thẻ BHYT hộ gia đình Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về kinh phí mua thẻ BHYT theo số lượng người trong một hộ gia đình Danh mục Bộ câu hỏi C10 Nghe/thấy về tin tức BHYT trong 12 tháng qua Trong 12 tháng qua đối tượng có/không nghe/thấy phương tiện truyền thông đại chúng (Tivi, loa, đài, báo) tuyên truyền thông tin về lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia BHYT Nhị phân Bộ câu hỏi C11 Truyền thông BHYT của BVYT trong 12 tháng qua Trong 12 tháng qua đối tượng có/không nghe/thấy phương tiện truyền thông đại chúng (Tivi, loa, đài, báo) tuyên truyền thông tin về lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia BHYT từ nhân viên Y tế Nhị phân Bộ câu hỏi Thực hành sử dụng thẻ BHYT trong KCB tại CSYT Trong 12 tháng vừa qua D1 Nơi đăng ký thẻ BHYT Cơ sở Y tế đăng ký thẻ BHYT hiện tại của đối tượng nghiên cứu Danh mục Bộ câu hỏi D2 Lý do lựa chọn cơ sở Y tế Lý do lựa chọn cơ sở Y tế trên để đăng ký mua thẻ BHYT Danh mục Bộ câu hỏi D3 Mượn thẻ BHYT Trong 12 tháng vừa qua, đối tượng nghiên cứu có/không cho người khác mượn thẻ BHYT Nhị phân Bộ câu hỏi D4 Mất thẻ BHYT Trong 12 tháng vừa qua, đối tượng nghiên cứu có/không mất thẻ BHYT Nhị phân Bộ câu hỏi D5 Số lần cấp lại thẻ BHYT Trong 12 tháng vừa qua, số lần đối tượng nghiên cứu được cấp lại thẻ BHYT Rời rạc Bộ câu hỏi D6 Trường hợp sử dụng thẻ BHYT Đối tượng nghiên cứu đã sử dụng thẻ BHYT trong những trường hợp như thế nào trong 12 tháng qua Danh mục Bộ câu hỏi D7 Đã sử dụng thẻ BHYT Đối tượng nghiên cứu đã sử dụng thẻ BHYT từ khi bắt đầu có thẻ cho đến nay Nhị phân Bộ câu hỏi D8 Đã sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua Đối tượng nghiên cứu đã sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua Nhị phân Bộ câu hỏi D9 Số lần sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua Số lần đối tượng nghiên cứu sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua Rời rạc Bộ câu hỏi D10 Lý do không sử dụng thẻ BHYT Lý do đối tượng nghiên cứu chưa bao giờ sử dụng thẻ BHYT mặc dù có thẻ BHYT Danh mục Bộ câu hỏi Trong lần KCB gần đây nhất D11 Mục đích sử dụng thẻ BHYT lần gần đây nhất Lần gần đây nhất đối tượng nghiên cứu sử dụng thẻ BHYT khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú Nhị phân Bộ câu hỏi D12 Cơ sở Y tế KCB lần đầu gần nhất Cơ sở Y tế mà lần gần đây nhất đối tượng nghiên cứu sử dụng thẻ BHYT Danh mục Bộ câu hỏi D13 CSYT là nơi đăng ký thẻ BHYT CSYT lần gần nhất KCB có/không là cơ sở đăng ký thẻ BHYT để KCB ban đầu Nhị phân Bộ câu hỏi D14 Lý do lựa chọn CSYT đó để KCB Lý do đối tượng nghiên cứu lựa chọn CSYT cho lần KCB gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi D15 Mục đích chi tiết sử dụng thẻ BHYT lần gần đây nhất Lần gần đây nhất đối tượng nghiên cứu sử dụng thẻ BHYT khám bệnh hay kiểm tra sức khoẻ định kỳ Danh mục Bộ câu hỏi D16 Chẩn đoán của lần KCB gần nhất Chẩn đoán của bệnh viện trong lần khám/nằm viện gần nhất của đối tượng nghiên cứu Danh mục Bộ câu hỏi D17 Chuyển tuyến trong lần KCB gần nhất Trong lần KCB gần đây nhất đối tượng có/không phải chuyển đến CSYT chuyên khoa hoặc CSYT tuyến cao hơn Nhị phân Bộ câu hỏi D18 Nơi chuyển đến sau lần khám gần đây nhất Cơ sở Y tế chuyển đến trong lần KCB gần nhất của đối tượng nghiên cứu Danh mục Bộ câu hỏi D19 Lý do chuyển tuyến Lý do đối tượng nghiên cứu phải chuyển đến cơ sở Y tế cao hơn Danh mục Bộ câu hỏi D20 Chi trả thêm Ở lần khám gần nhất, đối tượng nghiên cứu có/không chi trả thêm ngoài khoản BHYT đã chi trả Nhị phân Bộ câu hỏi D21 Lý do chi trả thêm Ở lần khám gần nhất, lý do khiến đối tượng nghiên cứu phải chi trả thêm ngoài khoản BHYT đã chi trả Danh mục Bộ câu hỏi D22 Kết quả khám/điều trị Kết quả khám/điều trị bệnh lần gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi Mức độ hài lòng về CSYT KCB gần đây nhất Sự hài lòng về thái độ và năng lực của NVYT E1 Tinh thần, thái độ của cán bộ Y tế Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế bệnh viện Thứ bậc Bộ câu hỏi E2 Lý do chưa hài lòng Lý do đối tượng nghiên cứu chưa hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế bệnh viện Danh mục Bộ câu hỏi E3 Lý do hài lòng Lý do đối tượng nghiên cứu hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế bệnh viện Danh mục Bộ câu hỏi E4 Đánh giá về trình độ chuyên môn Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về trình độ chuyên môn của y, bác sỹ ở cơ sở KCB gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E5 Lý do hài lòng về trình độ chuyên môn Lý do hài lòng của đối tượng nghiên cứu về trình độ chuyên môn của y, bác sỹ ở cơ sở KCB gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi E6 Lý do không hài lòng về trình độ chuyên môn Lý do không hài lòng của đối tượng nghiên cứu về trình độ chuyên môn của y, bác sỹ ở cơ sở KCB gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi Sự sẵn có các dịch vụ để chẩn đoán và điều trị E7 Sự sẵn có các dịch vụ để chẩn đoán và điều trị Đánh giá sự sẵn có các dịch vụ để chẩn đoán và điều trị của CSYT mà đối tượng nghiên cứu đã KCB gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi Cơ sở vật chất, trang thiết bị E8 Tình trạng nhà cửa của bệnh viện Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tình trạng nhà cửa của bệnh viện KCB ở lần gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E9 Điều kiện vệ sinh Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về điều kiện vệ sinh của bệnh viện KCB gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E10 Trang thiết bị Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về sự sẵn có trang thiết bị cho khám chữa bệnh của bệnh viện KCB ở lần gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E11 Chất lượng trang thiết bị Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về chất lượng trang thiết bị cho khám chữa bệnh của bệnh viện KCB ở lần gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E12 Thuốc điều trị Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về chất lượng thuốc điều trị trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện KCB ở lần gần nhất Thứ bậc Bộ câu hỏi E13 Lý do chưa hài lòng về thuốc Lý do chưa hài lòng của đối tượng nghiên cứu về chất lượng thuốc điều trị trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện KCB ở lần gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi Thời gian khám/điều trị bệnh lần gần đây nhất E14 Thời gian chờ Số phút đối tượng nghiên cứu phải chờ ở lần khám chữa bệnh gần nhất (tính theo phút) Rời rạc Bộ câu hỏi E15 Đánh giá về thời gian chờ Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thời gian chờ đợi để được khám bệnh/điều trị tại bệnh viện KCB ở lần gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi E16 Mức độ hài lòng về thời gian chờ Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu về thời gian chờ đợi để được khám bệnh/điều trị tại bệnh viện KCB ở lần gần nhất Danh mục Bộ câu hỏi Phụ lục 3 SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công tại tỉnh Viêng Chăn, Lào”. STT Nội dung nghiên cứu Số lượng ĐTNC Ghi chú Thông tin chung về ĐTNC 928 Mục tiêu 1 Kiến thức của người có thẻ BHYT 928 Mục tiêu 1 Sử dụng và bảo quản thẻ trong 12 tháng qua 928 Mục tiêu 1 Thực hành của người có thẻ BHYT bị ốm trong 12 tháng qua 634 Mục tiêu 1 Thực hành sử dụng thẻ của người ốm trong lần KCB gần đây nhất 461 Mục tiêu 1 Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về sử dụng thẻ BHYT 928 Mục tiêu 1 Kết quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và kỹ năng của người có thẻ BHYT Can thiệp: 464 Đối chứng: 464 Mục tiêu 2 Phụ lục 4 Hình poster và tờ rơi truyền thông về BHYT tại cộng đồng Phụ lục 5 Hình ảnh truyền thông truyền tư vấn BHYT tại trạm y tế xã và tại cộng đồng
File đính kèm:
- danh_gia_ket_qua_can_thiep_truyen_thong_nang_cao_kien_thuc_t.docx
- luanan_toanvan.docx