Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm tại phòng khám tim mạch bệnh viện quân y 175
Dữ liệu thống kê y học chứng cứ cho thấy việc áp dụng hợp lý, khoa học, chặt
chẽ các khuyến cáo hiện hành về điều trị suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm
của các hiệp hội tim mạch uy tín trên thế giới (European Society of Cardiology - ESC
Hiệp hội tim mạch châu Âu, American Heart Association/American Cardiology College
- AHA/ACC Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ/ Trường môn tim mạch Hoa Kỳ) góp phần cải
thiện triệu chứng, giảm tử vong do suy tim, giảm tỉ lệ tái nhập viện do suy tim.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn tính có
phân suất tống máu giảm trong 3 tháng theo các khuyến cáo hiện hành của ESC, AHA/
ACC, Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA).
Kết quả: So sánh thời điểm ban đầu và thời điểm sau 3 tháng bệnh nhân suy tim
mạn tính có phân suất tống máu giảm được áp dụng kế hoạch điều trị theo chiến lược
kiểm soát, theo dõi toàn diện, áp dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc, không dùng
thuốc và điều trị xâm lấn theo các khuyến cáo hiện hành, kết hợp giáo dục tích cực,
kết quả cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng (54 so với 94%, p<0,001), độ="" suy="" tim="">0,001),>
NYHA (New York Heart Association) cải thiện (giảm tỉ lệ suy tim NYHA III 62 so với
12%, p <0,001), phân="" suất="" tống="" máu="" thất="" trái="" tăng="" 62="" so="" với="" 12%,="" p="">0,001),><0,001(32,62>0,001(32,62>
với 37,49%, p<0,001), tỉ="" lệ="" tái="" nhập="" viện="" do="" suy="" tim="" giảm="" (70%="" so="" với="" 22%,="">0,001),><>
có ý nghĩa thống kê
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm tại phòng khám tim mạch bệnh viện quân y 175
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - Số 13 - 3/2018 MỤC LỤC 1 Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm tại phòng khám tim mạch Bệnh viện Quân y 175 Trương Đình Cẩm, Phạm Toàn Trung Lê Minh, Trần Thao Lược, Lâm Thị Mỹ Hằng 5 2 Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng năng lượng laser tại Bệnh viện Quân y 175 Nguyễn Việt Cường, Vũ Đại Nam 15 3 Đặc điểm nồng độ immunoglobulin huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nguyễn Hải Công, Hà Thọ Minh Huyền, Đinh Thị Ngân Hà 23 4 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy Lâm Việt Trung, Nguyễn Văn Thanh, Lã Văn Tuấn, Hà Thọ Minh Huyền 29 5 Kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng năng lượng holmium laser tại Bệnh viện Quân y 87 Phan Đức Thanh, Vũ Đình Phương, Nguyễn Việt Cường 39 6 Kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép trước phúc mạc tại Bệnh viện nhân dân 115 Nguyễn Quang Huy, Mai Đức Hùng 50 7 Nghiên cứu sự biến đổi lipid máu ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp kết hợp xạ trị bằng 131I Bạch Thị Hồng, Đào Tiến Mạnh, Nguyễn Thành Công 62 8 Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT kỹ thuật cố định mảnh ghép bằng nút treo hai đầu sử dụng gân hamstring tại Bệnh viện quân y 175 Đỗ Hữu Lương, Lê Phước Cường Trần Đức Tài, Thái Ngọc Bình, Nguyễn Xuân Tuấn 72 9 Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số doppler mô cơ tim ở bệnh nhân ung thư điều trị anthracyclin Trương Minh Thương, Nguyễn Hải Khoa, Nguyễn Đức Tỉnh Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Đăng Huy, Tạ Thị Bích 82 10 Khảo sát tỉ lệ cơ cấu bệnh da liễu tại phòng khám Bệnh viện quân y 175 Trần Văn Tính, Nguyễn Thùy Phương Oanh, Dương Minh Chiến 91 11 Nhân một trường hợp vỏ bọc phúc mạc không triệu chứng được chẩn đoán tại Bệnh viện quân y 175 Nguyễn Văn Mạnh, Phan Quang Thịnh Phạm Thị Ngọc Hằng, Nguyễn Văn Tân 103 12 Nhân một trường hợp insulinoma được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện quân y 175 Trịnh Văn Thảo, Nguyễn Văn Mạnh Nguyễn Phú Thông, Hồ Việt Anh 108 13 Ý nghĩa tập ngồi sớm phục hồi bệnh nhân đột quỵ Nguyễn Tiến Tính, Trương Đình Cẩm Hoàng Lê Dung, Phan Đình Văn 113 14 Điều trị rách sụn chêm bằng tế bào gốc Vũ Kha Thanh Thanh 118 JOURNAL OF 175 PRACTICAL MEDICINE AND PHARMACY SỐ 13 - 3/2018 CONTENTS 1 Evaluation of short-term treatment therapy for chronic heart failure reduced ejected fraction patients at military hospital 175 cardiac clinic Truong Dinh Cam, Pham Toan Trung Le Minh, Tran Thao Luoc, Lam Thi My Hang 5 2 Result of endoscopic laser lithotripsy on proximal ureteral calculi of military hospital 175 Nguyen Viet Cuong,Vu Dai Nam 15 3 Serum immunoglobulin levels and relationship with clinical, subclinical characteristics in patient with chronic obstructive pulmonary disease Nguyen Hai Cong, Ha Tho Minh Huyen, Dinh Thi Ngan Ha 23 4 Research of some clinical and pre-clinical features and results of surgical removal of the entire gastric for gastric cancer treatment at cho ray hospital Lam Viet Trung, Nguyen Van Thanh, La Van Tuan, Ha Tho Minh Huyen 29 5 The result 0f ureteroscopic lithotripsy treatment by using a 9.5F semirigid ureteroscopy with holmium: YAG laser at military hospital 175 Phan Duc Thanh, Vu Dinh Phuong, Nguyen Viet Cuong 39 6 The short-term results of laparoscopic totally extraperitoneal inguinal hernia repair with mesh at people hospital115 Nguyen Quang Huy, Mai Duc Hung 50 7 Investigation lipid abnormalities of patients with thyroid cancer who have surgical total thyroidectomy combined radiotherapy 131I Bach Thi Hong, Dao Tien Manh, Nguyen Thanh Cong 62 8 Outcomes initial of arthroscopy surgery of anterior cruciate ligament reconstruction by hamstring tendon using all inside technique at 175 hospital Do Huu Luong, Le Phuoc Cuong Tran Duc Tai, Thai Ngoc Binh, Nguyen Xuan Tuan 72 9 Stady of changes of myocardial tissue doppler indexs in cancer patients with anthracyclin treatment Truong Minh Thuong, Nguyen Hai Khoa, Nguyen Duc Tinh Nguyen Hong Vu, Nguyen Dang Huy, Ta Thi Bich 82 10 Survey prevalence structure of skin disease at clinic of 175 military hospital Tran Van Tinh, Nguyen Thuy Phuong Oanh, Duong Minh Chien 91 11 An asymptomatic case of peritoneal encapsulation diagnosed at 175 military hospital Nguyen Van Manh, Phan Quang Thinh Pham Thi Ngoc Hang, Nguyen Van Tan 103 12 A case of insulinoma diagnosed and treated at 175 military hospital Trinh Van Thao, Nguyen Van Manh, Nguyen Phu Thong, Ho Viet Anh 108 13 Advantages Of Early Sitting In Poststroke Rehabilitation Nguyen Tien Tinh, Truong Dinh Cam Hoang Le Dung, Phan Dinh Van 113 14 Revolutionary Stem Cell Therapy for Knees, Also Known as Living 'bandage' Vu Kha Thanh Thanh 118 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI PHÒNG KHÁM TIM MẠCH BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 Trương Đình Cẩm1, Phạm Toàn Trung 1 Lê Minh1, Trần Thao Lược1, Lâm Thị Mỹ Hằng1 Tóm tắt Dữ liệu thống kê y học chứng cứ cho thấy việc áp dụng hợp lý, khoa học, chặt chẽ các khuyến cáo hiện hành về điều trị suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm của các hiệp hội tim mạch uy tín trên thế giới (European Society of Cardiology - ESC Hiệp hội tim mạch châu Âu, American Heart Association/American Cardiology College - AHA/ACC Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ/ Trường môn tim mạch Hoa Kỳ) góp phần cải thiện triệu chứng, giảm tử vong do suy tim, giảm tỉ lệ tái nhập viện do suy tim. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm trong 3 tháng theo các khuyến cáo hiện hành của ESC, AHA/ ACC, Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA). Kết quả: So sánh thời điểm ban đầu và thời điểm sau 3 tháng bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm được áp dụng kế hoạch điều trị theo chiến lược kiểm soát, theo dõi toàn diện, áp dụng các biện pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc và điều trị xâm lấn theo các khuyến cáo hiện hành, kết hợp giáo dục tích cực, kết quả cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng (54 so với 94%, p<0,001), độ suy tim theo NYHA (New York Heart Association) cải thiện (giảm tỉ lệ suy tim NYHA III 62 so với 12%, p <0,001), phân suất tống máu thất trái tăng 62 so với 12%, p <0,001(32,62 so với 37,49%, p<0,001), tỉ lệ tái nhập viện do suy tim giảm (70% so với 22%, p<0,001) có ý nghĩa thống kê. EVALUATION OF SHORT-TERM TREATMENT THERAPY FOR CHRONIC HEART FAILURE REDUCED EJECTED FRACTION PATIENTS AT MILITARY HOSPITAL 175 CARDIAC CLINIC 1 Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (truongcam1967@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/03/2018, ngày phản biện: 25/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 6 Summary Background: Evidence-based medical statistics show that reasonable, scientific and close application of current guidelines of well-established cardiac societies in the world (European Society of Cardiology - ESC, American Heart Association/ American Cardiology College - AHA/ACC) for the management of chronic heart failure reduced ejected fraction patients contributes to symptom improvement, mortality and hospitalization rates due to advanced heart failure. Objective: Evaluation of short-term treatment therapy for heart failure reduced ejected fraction patients within 3 months based on current guidelines of ESC, AHA/ ACC, VNHA (Vietnamese National Heart Association) Results and conclusion: Compared with baseline and 3-month profiles of chronic heart failure reduced ejected fraction patients planned treatment strategy of complete control and monitoring, pharmacological, non-pharmacological interventions and device interventions based on current guidelines, results show an increase in adherence to heart failure therapy rate (54 vs 94%, p<0,001), NYHA (New York Heart Association) class change improvement with fewer patients in NYHA III (62 vs 12%, p <0,001), elevated left ventricular ejected fraction (62 vs 12%, p <0,001), a reduction in hospitalization due to advanced heart failure rate (70% vs 22%, p<0,001) respectively. Keywords: heart failure, reduced ejected fraction 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim đang trở thành một gánh nặng sức khỏe, chi phí y tế toàn cầu do tần suất mắc bệnh ngày càng gia tăng, tỉ lệ tử vong do suy tim và bệnh đồng mắc vẫn cao mặc dù đã có nhiều tiến bộ về điều trị, chăm sóc và quản lý suy tim suốt 3 thập kỷ qua. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm được chẩn đoán. Theo số liệu thống kê cập nhật 2017 của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đến năm 2030 sẽ có khoảng 8 triệu người Mỹ mắc suy tim, tiêu tốn khoảng 70 tỷ đô la. Tại Đông Nam Á, Singapore là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình quản lý suy tim quốc gia toàn diện trên cơ sở kết hợp kiểm soát đa yếu tố, trong đó phòng phám suy tim đóng vai trò là một hạt nhân quan trọng. Hiệu quả của chương trình đã đạt được nhiều thành tựu như tăng tỉ lệ tuân trị, giảm tỉ lệ tái nhập viện, tăng tỉ lệ bệnh nhân được áp dụng các biện pháp điều trị xâm lấn hiện đại Tại Việt Nam, Hội tim mạch học quốc gia (VNHA) đã ban hành khuyến cáo điều trị suy tim từ 2015, được các bác sĩ áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng cùng với các khuyến cáo của Hội tim mạch châu Âu (ESC), Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC), Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA). Các khuyến cáo đều nhấn mạnh tính hiệu quả trong quản lý điều trị, chăm sóc chuyên khoa bệnh nhân suy tim trên cơ sở kiểm soát đa yếu tố. Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7 hiệu quả ngắn hạn cũng như trung hạn và dài hạn khi áp dụng theo các khuyến cáo trên ở đối tượng bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm.Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm theo các khuyến cáo hiện hành của ESC, AHA/ACC. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng 50 bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảmđiều trị ngoại trú tại phòng khám tim mạch, bệnh viện Quân y 175 từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2017. * Tiêu chuẩn lựa chọn: Tuổi ≥18 và ≤ 80, được chẩn đoán xác định suy tim mạn tính có phânsuất tống máu giảm (EF ≤ 40%) theo tiêu chuẩn của Hiệp hội tim mạch châu Âu (ESC), phân độ suy tim NYHA II - III theo Hiệp hội tim mạch New York (1966), đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ:Tuổi < 18 hoặc > 80, nghiện rượu hoặc các chất kích thích, rối loạn tâm thần, suy tim do các nguyên nhân có thể đảo ngược (cường giáp, thiếu máu nặng), bệnh đồng mắc nặng (ung thư giai đoạn cuối, bệnh gan hoặc bệnh phổi nặng) 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu theo dõi dọc 3 tháng, mô tả cắt ngang. * Nội dung nghiên cứu: - Khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng - Xét nghiệm cận lâm sàng: sinh hóa máu (NTproBNP, hs-Troponin T, glucose, HbA1c, ure, creatinin, bilan lipid máu, bilan điện giải đồ, SGOT, SGPT), sinh hóa nước tiểu, công thức máu, ECG 12 đạo trình, XQ tim-phổi, siêu âm tim -Kết luận chẩn đoán, lập hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú - Lập kế hoạch điều trị, giáo dục bệnh nhân chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, sử dụng thuốc (tư vấn cặn kẽ tác dụng điều trị của thuốc, một số tác dụng không mong muốn thường gặp, cách nhận biết và hướng xử trí ban đầu cho bệnh nhân) - Hẹn tái khám định kì 1 tháng/ 1 lần - Đánh giá lại lâm sàng, xét nghiệm sau 3 tháng, điều chỉnh phác đồ điều trị * Xử lý số liệu: phương pháp thống kê y học, bằng chương trình phần mềm Epi-Info 7.0, Excel 2007. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU& BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 8 Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Thông số n X ± SD, % Thông số n X ± SD, % Tuổi (năm) 63,89 ± 10,75 Bệnh động mạch ngoại vi 4 8,0 Giới nam 34 68,0 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn 13 26,0 BMI (kg/m2) 21,83 ± 2,93 Bệnh thận mạn (eGFR < 60) 15 30,0 Cân nặng (kg) 55,42 ± 7,8 Thiếu máu mạn (Hb < 12 g/dl) 22 44,0 Tần số tim (lần/phút) 78,19 ± 10,94 Rung nhĩ 4 8,0 Huyết áp tâm thu (mmHg) 122,16 ± 18,02 Rối loạn nhịp thất 8 16,0 Huyết áp tâm trương (mmHg) 69,73 ± 7,78 NYHA II 19 31,0 EF thất trái (%) 32,62 ± 5,10 NYHA III 31 62,0 eGFR (ml/phút/1,73m2) 55,76 ± 18,36 Chẹn beta giao cảm 16 32,0 Hemoglobin (g/dl) 12,15 ± 1,57 ỨCMC/ƯC thụ thể AT1 50 100,0 NTproBNP (pg/ml) 7132 Lợi tiểu quai 50 100,0 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 34 68,0 Lợi tiểu kháng aldosteron 43 86,0 Nhồi máu cơ tim cũ 17 34,0 ƯC kênh If 28 56,0 Đái tháo đường 15 30,0 Tái thông mạch vành 19 38,0 Tăng huyết áp 43 86,0 Cấy ICD/CRT 7 14,0 Rối loạn lipid máu 38 76,0 3.1.1 Đặc điểm tuổi, giới: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 63,89 ± 10,75, nam giới chiếm tỉ lệ 68%. Đặc điểm tuổi, giới trên tương đồng kết quả nghiên cứu của Hoong CW (2015), nghiên cứu SHIFT (2010) trên 244 và 6505 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm với tuổi trung bình lần lượt là 66 và 60,4, tỉ lệ nam giới tương ứng là 65,2% và 76,5%. Dữ liệu thống kê dịch tễ cho thấy trong số đối tượng trên 65 tuổi phải đến cơ sở y tế vì khó thở khi gắng sức, 1/6 các đối tượng này không được chẩn đoán suy tim, nguy cơ mắc suy tim tại độ tuổi 55 là 33% đối với nam, 28% đối với nữ. Cùng với việc tăng tỉ lệ mắc các yếu tố nguy cơ suy tim, cải thiện tỉ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim thì dân số tuổi cao cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng tần suất mắc suy tim. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân suy tim * Đái tháo đường: 30% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi mắc đái tháo đường, tỉ lệ này tương đương trong nghiên cứu SHIFT (2010) là 30,5%, thấp hơn so với dữ liệu tác giả Leong KTG (2007) là 50,3%, Hoong CW (2015) là 50,2%. Tăng đường huyết và đái tháo đường rất thường gặp ở bệnh nhân suy tim, làm nặng thêm toàn trạng và tiên CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9 lượng cho bệnh nhân. * Tăng huyết áp: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp là 86%, cao hơn dữ liệu nghiên cứu SHIFT (2010) là 66,5% và nghiên cứu Leong KTG (2007) là 67,6%, Hoong CW (2015) là 68,4%. Tăng huyết áp liên quan tăng nguy cơ mắc suy tim, điều trị hạ huyết áp giúp giảm tần suất mắc suy tim. * Rối loạn lipid máu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, 76% bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao hơn số liệu nghiên cứu của Hoong CW (2015) là 63,5%. Có thể tỉ lệ đối tượng suy tim có rối loạn lipid máu trong 2 nghiên cứu cao như vậy là do tỉ lệ bệnh nhân đồng mắc đái tháo đường khá cao (30% và 50,2%), trong đó rối loạn li ... gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của hội Thần kinh học Việt Nam Trong ba năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% - 2,5% %[1, 2]. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi %[1]. Phục hồi chức năng bệnh nhân đột quỵ não đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng ngành y tế mà còn 1 Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tiến Tính (tientinh175@gmail.com) Ngày nhận bài: 05/3/2017, ngày phản biện: 10/3/2017 Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 114 là sự quan tâm của toàn xã hội. Mục tiêu của phục hồi chức năng là nhằm cải thiện chức năng để người qua cơn đột quỵ có thể trở nên càng tự lập càng tốt. Từ khi các nhà khoa học phát hiện ra cơ chế tái tổ chức não sau tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, giá trị của của phục hồi chức năng đã được khẳng định. Chính việc cho bệnh nhân ngồi và vận động sớm cùng với phương pháp tập theo tác vụ (vận động theo chức năng, kỹ năng) trong môi trường kích thích vận động sẽ giúp tối ưu hóa sự tái tổ chức não. Cho nên tập ngồi sớm là chìa khóa trong chiến lược phục hồi bệnh nhân đột quỵ. 2. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ cơ chế của sự tái tổ chức não thông qua vận động. Não bị tổn thương do đột quỵ hoặc chấn thương sẽ có hai cơ chế để phục hồi. Một là phụ thuộc vào sự tiêu phù mô quanh ổ nhồi máu, hấp thu mô hoại tử và phát triển tuần hoàn bàng hệ đến vùng hoại tử và vùng mô kế cận. Hai là phục hồi phụ thuộc vào cơ chế tái tổ chức não. Những tế bào thần kinh đã bị chết thì không thể sống lại nhưng não có một cơ chế bù trừ thay thế rất hiệu quả gọi là sự tái tổ chức não (brain reorganiza- tion) hay còn gọi là sự mềm dẻo thần kinh (plasticity). Tái tổ chức não sau đột quỵ là sự sắp xếp lại của hệ thần kinh để nó hoạt động ở mức độ tối ưu nhất sau khi có một bộ phận thần kinh ở não bị hủy hoại do đột quỵ. Đó chính là sự thay đổi thích hợp nhất về các cơ chế sinh hóa và thần kinh học khi não bị mất nhiều tế bào thần kinh. Các thay đổi đó là: những thay đổi của synape thần kinh có lợi cho sự dẫn truyền, vỏ não đối bên thay thế chức năng, lộ ra những kết nối ẩn giữa các tế bào thần kinh trước đây và khả năng phát triển những kết nối mới %[4, 5]. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một loại thuốc nào kích thích sự tái tổ chức này. Do đó quan niệm chỉ sử dụng thuốc “tăng tuần hoàn não” nhưng lại lơ là chỉ định tập luyện để điều trị bệnh nhân đột quỵ hoặc chấn thương sọ não có lẽ là một sai lầm của không ít bác sĩ lâm sàng. Về mặt khoa học, chỉ có hai yếu tố giúp sự tái tổ chức não tối ưu nhất: 1. Tập chủ động trợ giúp hoặc chủ động cho bệnh nhân ngồi sớm (tập vật lý trị liệu theo tác vụ và hoạt động trị liệu) 2. Môi trường tập luyện phải có tính cạnh tranh: do đó nếu có điều kiện nên cho bệnh nhân tập tại phòng tập PHCN thay vì tập một mình tại nhà. Luyện tập theo chức năng phụ thuộc vào hai yếu tố là thời lượng tập trong ngày phải đủ và sự lặp đi lặp lại nhiều lần cũng như sự phức tạp của các bài tập kỹ năng. Đây cũng là điều lý giải tại sao nên phát triển các bài tập theo tác vụ và hoạt động trị liệu tại các phòng tập PHCN. Tập trong môi trường có tính cạnh tranh và tương tác lẫn nhau sẽ tốt hơn môi trường không có đặc tính này. Điều này rút ra từ thí nghiệm chuột bị gây tổn thương một bên não sẽ có sự tái tổ chức não tốt hơn nếu được nuôi trong môi trường phong phú so với môi trường bình thường. Môi trường bình thường là lồng chuột không có dụng cụ leo trèo trong khi môi trường phong phú là môi trường lồng chuột có TỔNG QUAN TÀI LIỆU 115 nhiều dụng cụ nhằm tạo sự hoạt động chức năng tối đa và có sự tương tác hoặc cạnh tranh lẫn nhau giữa các con chuột trong lồng. Do đó giai đoạn bệnh nhân từ nhà quay trở lại phòng tập của bệnh viện tập (Day care) là rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho những thách thức, tương tác và cạnh tranh giữa các bệnh nhân với nhau hơn là tập một mình tại nhà. Ngoài ra cũng phải sắp xếp dần dần thoát khỏi cách tập một kỹ thuật viên kèm một bệnh nhân nhằm tạo sự phát triển tối đa tái tổ chức trong bộ não bị tổn thương của bệnh nhân. Sự tăng số lượng Receptor trên thân tế bào thần kinh nhờ tập vận động Sợi trục của tế bào thần kinh kế bên tế bào thần kinh đã chết mọc nhánh để dẫn truyền xung động đến các tế bào phía sau nhờ tập vận động Cũng vì tư thế ngồi là một trong những tư thế thoải mái, tự nhiên, vững vàng và được dùng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Ngồi là tư thế chức năng chính của nhiều hoạt động, và là tư thế trung gian giữa nằm và đứng. Ngồi giải phóng hai tay, thân ở tư thế thẳng, đồng thời giúp người bệnh dễ dàng học cách chuyển trọng lượng và kiểm soát đường giữa của thân và chậu giúp phát triển thăng bằng, sức mạnh, và kiểm soát thần kinh cơ cần cho dáng đi. Nhiều kết hợp vận động thân và chi có thể được thực hiện ở tư thế ngồi, cho phép phát triển vận động và làm vững ở nhiều vùng của cơ thể. Các phản ứng thăng bằng cũng có thể được tạo thuận ở tư thế này. Thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi là các vận động cần thiết cho các chức năng di chuyển thường nhật thông thường mà người bệnh cần tự thực hiện hay thực hiện có trợ giúp bằng dụng cụ hay bằng trợ giúp của người điều trị. Tập ngồi sớm còn khắc phục được hội chứng không dùng (Disuse Syndrome). Từ lâu các nhà nghiên cứu đã thấy hậu quả không tốt khi bệnh nhân nằm quá lâu trên giường (Prolonged bed rest) ở hầu hết các loại bệnh lý. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với bệnh nhân đột quỵ não. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này. Các biến chứng nằm nghỉ với thời gian quá lâu là viêm phổi, teo cơ, co rút cơ, trầm cảm, loét cùng cụt, rối TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 116 loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng bàng quang, rối loạn chức năng ruột, hạ huyết áp tư thế, tắc tĩnh mạch sâu, v.v.v. Vì thế trừ trường hợp chống chỉ định, nên cho bệnh nhân ngồi sớm, vật lý trị liệu sớm, hoạt động trị liệu sớm và tập đi càng sớm càng tốt. 3. Vấn đề kỹ thuật: Phương pháp tạo thuận tập ngồi đúng: - Nguyên tắc đầu tiên và xuyên suốt là phải được sự đồng ý của bác sĩ lâm sàng nếu bệnh nhân đang được điều trị tại các khoa lâm sàng, cần có sự hội chẩn giữa bác sĩ lâm sàng và bác sĩ PHCN và quyền quyết định phụ thuộc vào bác sĩ lâm sàng. - Khi có chỉ định tập ngồi, kỹ thuật viên PHCN hoặc điều dưỡng tiến hành: kiểm tra mạch và huyết áp, lưu máy để kiểm tra huyết áp. - Quay đầu giường bệnh nhân lên chậm đến khoảng 450, dừng lại 5 phút, kiểm tra mạch – huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu không hạ quá 20cmHg, tiếp tục quay giường lên cao đến tư thế ngồi và vẫn để chân bệnh nhân trên giường bệnh. Sau 5 phút, nếu huyết áp và toàn trạng (đặc biệt là tri giác) bệnh nhân ổn cho bệnh nhân ngồi với hai chân thòng xuống ngoài cạnh giường (có bục kê chân). Nếu mạch bệnh nhân > 100 lần/phút, báo bác sĩ. - Sau 5 phút, nếu huyết áp và tri giác bệnh nhân vẫn ổn định, cho bệnh nhân ngồi đến khoảng 20 phút và theo dõi tri giác của bệnh nhân. Sau đó cho bệnh nhân đưa chân lên giường và hạ đầu bệnh nhân xuống từ từ. + Chống chỉ định tập ngồi sớm: + Người bệnh bị xuất huyết dưới nhện. + Người bệnh đang còn những rối loạn cần phải điều chỉnh về huyết động. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 117 + Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, kích thích, không hiểu lệnh và hoàn toàn không điều khiển được các cử động của cơ thể. + Người bệnh có gãy xẹp thân đốt sống, gãy xương chậu mới can xương chưa chắc (độ 1, độ 2). Tập ngồi sớm trong vòng 48 - 72 giờ sau đột quỵ với thời gian tối thiểu 20 phút là một khuyến cáo cần thiết trong điều trị và phục hồi bệnh nhân đột quỵ. Thực tế đa số bệnh nhân đột quỵ hoặc chấn thương sọ não được cho ngồi muộn hơn so với khuyến cáo, thậm chí có bệnh nhân không nhận được chỉ định cho ngồi dù thời gian nằm viện kéo dài có khi đến trên 3 tuần, như vậy các biến chứng do nằm lâu sẽ rất cao và không kích thích được sự tái tổ chức não sau đột quỵ. Tóm lại: Tập ngồi sớm cho bệnh nhân đột quỵ não có tác dụng cải thiện chức năng và giảm thiểu biến chứng tốt, nên được khuyến cáo thực hiện sớm cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Trọng Lưu (2008), “ Nghiên cứu một số đặc điểm điều trị PHCN bệnh nhân sau đột quỵ não”, Y học thực hành, số 622, tr 79-84. 2. Bộ Y Tế (1997) , PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN _ Tài liệu hướng dẫn cho nhân viên y tế PHCN, tr 25-31 và 55-60. 3. Nguyễn Đăng Khoa (2013) , “Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não _ Bệnh viện Chợ Rẫy” , tr 5-6-7-8. 4. Cumming TB, Thrift AG, et al. (2011), “Very early mobilization after stroke fast-tracks return to walking: further results from the phase II AVERT random- ized controlled trial”, Stroke 42(1):153-8. 5. Diserens K, Michel P, et al (2006), “Early mobilization after stroke:Review of the literature”, Cebro- vasc Dis 22:183-90. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018 118 ĐIỀU TRỊ RÁCH SỤN CHÊM BẰNG TẾ BÀO GỐC* Vũ Kha Thanh Thanh1 Hằng năm, bác sĩ Leon Reyfman đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị rách sụn chêm (meniscal tears) – một tổn thương khớp gối phổ biến ở những người chơi thể thao. Một trong những vấn đề phức tạp của việc rách sụn chêm là sẽ tạo ra những khu vực không được cung cấp máu tốt, dẫn đến vết thương rất khó lành. Một số vận động viên chuyên nghiệp thậm chí lựa chọn phẫu thuật cắt toàn bộ sụn chêm vì nếu không sẽ có rủi ro dễ mắc bệnh viêm xương khớp (Osteoarthritis) mạn tính sau đó. Ngày nay, một dạng “băng gạc” sống (living bandage) mới sử dụng liệu pháp tế bào gốc đã được thử nghiệm trên người, công nghệ này được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol và Liverpool ở Anh. Dạng khởi đầu của “băng gạc” đã được kiểm tra trên năm bệnh nhân và kết quả đầy hứa hẹn. Trong quy trình điều trị khớp gối bằng liệu pháp tế bào gốc, các tế bào gốc trung mô (MSCs) chưa biệt hóa thu nhận từ tủy xương của bệnh nhân được nuôi cấy tăng sinh khoảng 14 ngày, sau đó chúng được chuyển lên trên giá đỡ (scaffold) collagen. Tiến hành phẫu thuật đặt giá đỡ này vào chỗ sụn chêm bị rách đồng thời khâu lại xung quanh vết rách để giữ cố định. Sau 12 tháng, sụn chêm ở tất cả năm bệnh nhân đều nguyên vẹn, trong đó có ba bệnh nhân sau 2 năm cấy ghép, khớp gối đã cử động bình thường. Hai bệnh nhân còn lại phải phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm vì triệu chứng tái phát hoặc phát triển một vết rách mới. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ người hiến tặng với mục đích giảm chi phí điều trị. Hy vọng rằng phương pháp này có thể hữu ích đối với các bệnh nhân trẻ tuổi và các vận động viên thể thao. Bác sĩ Reyfman chia sẻ: “Đây là một hướng đi thú vị trong việc sử dụng MSCs để điều trị các cơn đau khớp và lưng, vì vậy việc tìm hiểu về các nghiên này rất hấp dẫn. Chúng tôi đã biết liệu pháp tế bào gốc có ảnh hưởng như thế nào khi điều trị tổn thương khớp gối bằng chính tế bào gốc của bệnh nhân. Khi được tiêm trực tiếp vào trong khớp gối, chúng kích thích tăng trưởng các tế bào mới và chống lại sự viêm gây ra đau. Tiêm tế bào gốc là phương pháp tương đối không xâm lấn, trong khi phương pháp trong nghiên cứu này cần phải tiến hành phẫu thuật, dù vậy nó vẫn mang lại hữu ích cho các bệnh nhân trẻ tuổi và cho những bệnh nhân bị rách sụn chêm nghiêm trọng.” 1Phòng Nghiên cứu phát triển, Ngân hàng tế bào gốc MekoStem THÔNG TIN Y HỌC NƯỚC NGOÀI 119 ĐIỀU TRỊ TÁI TẠO SỤN BẰNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TRONG GIAI ĐOẠN THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG** Sử dụng các tế bào gốc trung mô (MSCs) thu nhận từ hoạt dịch (synovium), nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật đã tạo ra một loại mô tổng hợp ứng dụng trong điều trị sụn bị tổn thương – một căn bệnh nan y trước đây chưa có liệu pháp điều trị hiệu quả. Theo dõi cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Đại học Osaka, ca phẫu thuật cho bệnh nhân đầu tiên trong nghiên cứu lâm sàng giai đoạn III đã cho thấy được hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp điều trị này. Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về liệu pháp điều trị tái tạo ở Nhật sử dụng tế bào gốc đồng loài (allogeneic stem cells) và việc sử dụng có tính thương mại của Ngân hàng tế bào gốc tại Trung tâm nghiên cứu chuyển giao y dược (Medical Center for Translational Research – viết tắt là MTR) thuộc Đại học Osaka. Sự thật là sụn khớp không được cung cấp máu do đó khả năng tự lành vết thương bị hạn chế và cũng chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Liệu pháp điều trị sử dụng tế bào gốc và kỹ nghệ mô đã được phát triển ở khắp nơi trên toàn thế giới, tuy nhiên khó để đạt được chất lượng phục hồi tái tạo tốt và sự hòa nhập mô tốt vào nơi tổn thương. Bằng việc kết hợp nuôi cấy tế bào đơn lớp và nuôi cấy huyền phù, ba nhà khoa học gồm Norimasa Nakamura, Hideki Yoshikawa và Yoshiki Sawa ở Đại học Osaka đã sử dụng MSCs như vật liệu khởi đầu để tổng hợp 3D (three-dimensional) tạo nên một loại mô có khả năng biệt hóa và đặc tính bám dính cao. Những đặc tính riêng biệt này cho phép mô dễ dàng được cấy ghép bằng các phương pháp ít xâm lấn nhất như nội soi khớp (arthroscopy). Kỹ thuật dùng công nghệ mô này đã được cấp bằng sáng chế ở Nhật, trên phương diện quốc tế đây là công nghệ duy nhất có thể tăng cường sửa chữa tái tạo sụn mà không cần phải sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ động vật hay các chất tổng hợp hóa học. Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về sửa chữa tái tạo mô với sự tham gia của các siêu công ty dược: Công ty Twocells Co., Ltd. đã tham gia vào thử nghiệm lâm sàng này cùng với sự hỗ trợ từ phía Chugai Pharmaceutical Co., Ltd. Trong thử nghiệm lâm sàng này, nuôi cấy đồng loài (allogeneic) được thực hiện trong môi trường nuôi cấy không huyết thanh (môi trường nhân tạo). Do đó, chỉ yêu cầu một lần phẫu thuật, khác với trường hợp cấy ghép tự thân (autologous) thường quy đòi hỏi phải 2 lần phẫu thuật để hoàn thành điều trị. Đây là ưu điểm của phương pháp này, vừa giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân vừa hiệu quả về chi phí. Phương pháp này mang lại lợi ích không chỉ cho những bệnh nhân bị chấn thương do thể thao mà còn cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp giai đoạn đầu. Ước đoán có khoảng 30 triệu bệnh nhân mắc viêm xương khớp mạn tính (osteoarthritis – viết tắt là OA). Vì vậy hy vọng rằng phương pháp này có thể ngăn chặn số lượng bệnh nhân mắc OA ngày càng tăng ở lứa tuổi trung niên. (*Nguồn: Stem Cell Therapy **Nguồn: Osaka University)
File đính kèm:
- danh_gia_ket_qua_ngan_han_dieu_tri_benh_nhan_suy_tim_man_co.pdf