Đất đỏ basalt - Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung

Trên thế giới, nghiên cứu ứng dụng, sử dụng

các loại đất sét để sản xuất vật liệu xây dựng không

nung đã được chú ý đến từ lâu và được nhiều tác

giả quan tâm nghiên cứu [1, 2, 6, 8, 10].

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, sản

xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguyên liệu

địa phương đã được nhân dân ta tiến hành từ lâu

đời dưới các hình thức như trình tường (Bắc Ninh,

Bắc Giang), hay xây nhà từ đá ong (Phúc Yên, Phú

Thọ), gạch cay của các lò vôi ( Hà Nam) hoặc xây

nhà từ đá silic (Thủy Nguyên - Hải Phòng ) và gần

đây tại Đông Triều, Uông Bí nhân dân đã tận dụng

tro bay của nhà máy nhiệt điện để làm đường xá và

xây dựng nhà cửa; thời gian đã minh chứng cho

tính bền vững của các loại nguyên liệu này.

Từ những năm 1980, trường Đại học Xây dựng

Hà Nội, trường Đại học Bách khoa, Viện Khoa học

Kỹ thuật Xây dựng đã đi đầu trong việc tuyên

truyền phổ biến kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng

không nung [3], đã sản xuất hoặc nhập khẩu nhiều

loại máy công nghệ chuyên dụng như Xinvaram,

Dynaterre, nhưng do chưa có những công trình

nghiên cứu đánh giá tiềm năng về các nguồn

nguyên liệu ở tại những khu vực đặc thù, nên việc

sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ các

nguồn nguyên liệu địa phương đã sớm bị gián đoạn

hoặc chỉ phát triển một cách tự phát xuất phát từ

kinh nghiệm và nhu cầu của người dân dựa vào

nguồn nguyên liệu đã biết nhưng chưa đầy đủ của

địa phương.

pdf 7 trang dienloan 8480
Bạn đang xem tài liệu "Đất đỏ basalt - Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đất đỏ basalt - Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung

Đất đỏ basalt - Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung
214 
36(3), 214-220 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014 
ĐẤT ĐỎ BASALT - NGUỒN NGUYÊN LIỆU 
CHO SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG 
NGUYỄN ÁNH DƢƠNG, KIỀU QUÝ NAM, TRẦN TUẤN ANH 
Email: anhduongvdc@yahoo.com 
Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Ngày nhận bài: 5 - 4 - 2013 
1. Mở đầu 
Trên thế giới, nghiên cứu ứng dụng, sử dụng 
các loại đất sét để sản xuất vật liệu xây dựng không 
nung đã đƣợc chú ý đến từ lâu và đƣợc nhiều tác 
giả quan tâm nghiên cứu [1, 2, 6, 8, 10]. 
Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, sản 
xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguyên liệu 
địa phƣơng đã đƣợc nhân dân ta tiến hành từ lâu 
đời dƣới các hình thức nhƣ trình tƣờng (Bắc Ninh, 
Bắc Giang), hay xây nhà từ đá ong (Phúc Yên, Phú 
Thọ), gạch cay của các lò vôi ( Hà Nam) hoặc xây 
nhà từ đá silic (Thủy Nguyên - Hải Phòng ) và gần 
đây tại Đông Triều, Uông Bí nhân dân đã tận dụng 
tro bay của nhà máy nhiệt điện để làm đƣờng xá và 
xây dựng nhà cửa; thời gian đã minh chứng cho 
tính bền vững của các loại nguyên liệu này. 
Từ những năm 1980, trƣờng Đại học Xây dựng 
Hà Nội, trƣờng Đại học Bách khoa, Viện Khoa học 
Kỹ thuật Xây dựng đã đi đầu trong việc tuyên 
truyền phổ biến kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng 
không nung [3], đã sản xuất hoặc nhập khẩu nhiều 
loại máy công nghệ chuyên dụng nhƣ Xinvaram, 
Dynaterre, nhƣng do chƣa có những công trình 
nghiên cứu đánh giá tiềm năng về các nguồn 
nguyên liệu ở tại những khu vực đặc thù, nên việc 
sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ các 
nguồn nguyên liệu địa phƣơng đã sớm bị gián đoạn 
hoặc chỉ phát triển một cách tự phát xuất phát từ 
kinh nghiệm và nhu cầu của ngƣời dân dựa vào 
nguồn nguyên liệu đã biết nhƣng chƣa đầy đủ của 
địa phƣơng. 
Từ cuối những năm 1990 đến nay, lĩnh vực 
nghiên cứu này đƣợc các nhà khoa học Viện Địa 
chất đề cập một cách toàn diện hơn về nguồn 
nguyên liệu puzơlan, cũng nhƣ đề xuất các quy 
trình công nghệ sản xuất gạch không nung từ 
nguồn nguyên liệu puzơlan đó [9, 13]. 
Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng đất đỏ 
basalt (sản phẩm phong hóa triệt để của đá basalt 
thuộc đới laterit) trong sản xuất vật liệu xây dựng ở 
Việt Nam còn rất hạn chế, trong khi đó đất đỏ 
basalt ở Việt Nam phân bố khá rộng rãi ở khu vực 
miền Trung, Tây Nguyên và một số khu vực khác 
nhƣ Lạng Sơn, Bình Phƣớc, phủ trên diện tích 
vài chục nghìn km2 với bề dày dao động từ vài mét 
đến 10-20m (hình 1, 2). 
Hình 1. Khảo sát đất đỏ basalt khu vực Pleiku 
215 
Hình 2. Sơ đồ mặt cắt vỏ phong hóa trên đá basalt 
Đất đỏ basalt là kết quả của sự phong hoá phá 
vỡ khoáng vật silicat, alumosilicat của đá basalt tạo 
thành đất bở mềm với thành phần chủ yếu là 
khoáng vật sét nhƣ kaolinit, gipxit, gơtit. 
Ngƣợc lại, có thể dựa vào động lực các phản 
ứng hoá học để biến các thành tạo tự nhiên nhƣ đất 
đỏ basalt thành “đá”, nói cách khác làm đảo ngƣợc 
tiến trình đã tạo ra đá trong tự nhiên bằng cách tạo 
nên môi trƣờng kiềm để thực hiện quá trình hydrat 
hoá hoặc polymer hoá các nguyên liệu khoáng 
dạng bở rời ở nhiệt độ, áp suất thấp tạo ra một 
nhóm những sản phẩm có những đặc điểm cơ lý 
của đá, tức là không nhạy cảm với nƣớc, chống 
chịu nhiệt, cứng rắn,... Một trong những sản phẩm 
đó là gạch không nung thân thiện môi trƣờng sản 
xuất từ đất đỏ basalt gắn kết bằng vôi hoặc gạch 
geopolymer nhiệt độ thấp. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Nguyên liệu 
 Mẫu đất đỏ đƣợc thu thập là sản phẩm phong 
hóa triệt để của các thành tạo basalt tại: xã Hoàng 
Đồng - Lạng Sơn (LS), dốc Lụi - huyện Nghĩa Đàn 
- tỉnh Nghệ An (NA), Pleiku - tỉnh Gia Lai (PK) và 
Tân Rai - Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng (TR). 
2.2. Thành phần vật chất và đặc tính kỹ thuật của 
đất đỏ basalt 
Kết quả phân tích nhiễu xạ rơnghen (XRD) cho 
thấy đất đỏ basalt có thành phần khoáng vật chủ 
yếu là gipxit (45-50%), gơtit (13-20%), kaolinit 
(15-17%), ít hydromica, hematit, (hình 3). 
Hình 3. Giản đồ phân tích XRD mẫu đất đỏ basalt Tân Rai - Lâm Đồng 
- Kết quả phân tích XRF của đất đỏ basalt có 
các ôxit chiếm ƣu thế là ôxit nhôm, sắt và sillic 
(bảng 1). 
Bằng phƣơng pháp hóa phân tích xác 
định đƣợc: 
- Hàm lƣợng keo của đất đỏ basalt khá cao (35-
74%). 
- Độ hút vôi của đất đỏ basalt dao động trong 
khoảng 95-145mgCaO/g.pg, thuộc loại có hoạt tính 
trung bình mạnh đến rất mạnh. 
216 
Bảng 1. Thành phần hóa học và đặc tính kỹ thuật của đất đỏ basalt 
Ký hiệu mẫu 
Thành phần hóa học (%) Hàm 
lượng 
keo (%) 
Độ hút vôi trung 
bình (mgCaO/g.pg) SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO Na2O K2O MKN 
TR 17,60 31,16 28,28 0,89 0,14 0,02 18,6 42-72 115 
NĐ 25,66 24,69 25,80 0,16 0,03 0,50 17,94 48-65 102 
PK 27,60 17,50 20,40 3,50 0,40 0,06 18,5 35-47 95 
LS 47,84 18,31 17,28 0,02 <0,01 0,02 15,56 49-74 154 
Ghi chú: Vị trí lấy mẫu:TR- Tân Rai- Lâm Đồng; NĐ- Nghĩa Đàn- Nghệ An; PK- Pleiku- Gia Lai; LS- Lạng Sơn. 
2.3. Gạch không nung kiểu: đất đỏ + vôi 
Đất đỏ basalt thƣờng có hàm lƣợng ôxit nhôm 
khá cao, nên nó khá khó để sản xuất gạch bằng quy 
trình truyền thống nung ở nhiệt độ cao xung quanh 
900-1100°C. 
Mặt khác, đất đỏ basalt có độ hút vôi đạt từ 95 
đến 145mgCaO g.pg do các thành tạo này có hàm 
lƣợng khá cao các ôxít nhôm và sillic ở dạng vô 
định hình, các keo tự do này kết hợp với vôi hydrat 
hóa tạo phản ứng silicocalcareous ở nhiệt độ phòng 
để tạo thành chất kết dính dạng hydro-sillicat canxi 
(CSH), hydro-aluminat-canxi (CAH) hoặc hydro-
aluminat-silicat-canxi (CASH) theo phƣơng trình 
(1)-(3) [3, 4, 13]: 
nSiO2+ CaO + H2O nCaO.SiO2.xH2O (CSH) (1) 
nAl2O3+CaO+H2O nCaO.Al2O3.xH2O (CAH) (2) 
nCaO.Al2O3.xH2O+SiO2 nCaO.Al2O3.SiO2.xH2O 
(CASH) (3) 
Xuất phát từ cơ sở trên, tỷ lệ phối trộn giữa đất 
đỏ và vôi đƣợc lựa chọn: 95:5; 93:7; 90:10 theo 
phần trăm trọng lƣợng. 
- Lực nén tạo hình 50Kg cm2. 
- Độ ẩm tạo hình 12%. 
- Mẫu thử nghiệm đƣợc tạo hình theo kiểu hình 
trụ tròn kích thƣớc (5 × 5cm) và hình chữ nhật (20 
× 10 × 5cm) (hình 4). 
Hình 4. Mẫu thử nghiệm gạch không nung từ đất đỏ basalt 
Kết quả xác định các tính chất cơ lý của những 
mẫu thử nghiệm đều đạt yêu kỹ thuật đối với gạch 
xây dựng, cƣờng độ kháng nén đạt 75-292kG/cm2 . 
Mặt khác kết quả ở bảng 2 cho thấy khi ta tăng 
tỷ lệ vôi lên thì cƣờng độ của sản phẩm tăng lên, 
đặc biệt là sản phẩm làm từ đất đỏ Hoàng Đồng với 
độ hút vôi cao cƣờng độ thay đổi khá rõ rệt khi ta 
tăng tỷ lệ vôi phối trộn. 
Bảng 2. Cường độ kháng nén và các đặc trưng 
kỹ thuật của gạch không nung với các tỷ lệ 
phối trộn đất đỏ + vôi khác nhau 
STT 
Tỷ lệ 
phối trộn % 
Cường độ 
kháng nén 
(kG/cm
2
) 
Độ hút 
nước 
(%) 
Khối lượng 
 thể tích 
(g/cm
3
) Đất đỏ Vôi 
LS-1 95 5 75 15.3 1.60 
LS-2 93 7 135 12.7 1.58 
NĐ-1 93 7 111.32 15.8 1.63 
PL 90 7 115 14.6 1.60 
TR 90 7 125 15.4 1.62 
LS-3 90 10 292 10.5 1.71 
NĐ-2 90 10 143 9.5 2.10 
TCVN 2118-1994 
( gạch xây không nung) 
75-200 6-18 <1.65 
ND-2 
217 
2.4. Gạch geopolymer 
Kết quả phân tích về đặc điểm thành phần vật 
chất của đất đỏ ở mục 2.2 đã cho thấy rằng đất đỏ 
có hàm lƣợng đáng kể khoáng vật sét kaolin và 
hàm lƣợng khá cao các ô xit nhôm và silic. Do đó 
khi phối trộn đất đỏ với chất xúc tác theo những 
phản ứng ở hình 5, 6, khoáng sét kaolinit hoặc 
gipxit và các ôxít tự do trong đất có khả năng phản 
ứng giữa chúng, làm thành mắt lƣới, đông cứng lại. 
Nó hoạt động giống nhƣ một quy trình có thể so 
sánh với những gì xảy ra trong lúc ceramic nung ở 
900-1100°C, nhƣng chỉ khác là cố kết kiểu 
polymer hóa của đất đỏ với chất xúc tác là dung 
dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) cùng với sự giúp đỡ 
của chất tiền geopolymer oligosialat có thể đóng 
rắn đã bắt đầu ở nhiệt độ phòng với tạo thành 
polysialat, poly (sialat-siloxo), hợp chất ổn định 
trong nƣớc, chống chịu cơ học khỏe [1]. 
Hình 5. Phản ứng geopolymer hóa của kaolinit với sự trợ giúp của chất tiền geopolymer 
(theo Claude Boutterin và Joseph Davidovits, 1988) 
Hình 6. Phản ứng geopolymer hóa [11] 
Xuất phát từ nguyên tắc trên và kế thừa những 
nghiên cứu đã đƣợc công bố [1, 2, 6, 11] cũng nhƣ 
kết quả đạt đƣợc của các tác giả năm 2010 [13], 
phƣơng thức thử nghiệm đƣợc tiến hành nhƣ sau: 
Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng: 
- Đất đỏ basalt khu vực Pleiku đƣợc nghiền mịn 
qua rây 0,1mm: 85% 
- Dung dịch NaOH (10M): 3% 
- Dung dịch natri silicat (chất tiền geopolymer): 
2% 
- Nƣớc: 10-12% 
- Hỗn hợp đƣợc phối trộn khoảng 5 phút, sau 
đó đƣợc đổ khuôn tạo hình. 
- Kết quả sản phẩm thử nghiệm (hình 7) sau 28 
ngày ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (25°C) đạt các 
đặc trƣng cơ lý nhƣ sau: 
+ Cƣờng độ kháng nén: 95 kG cm3 
+ Độ hút nƣớc: 14% 
+ Khối lƣợng thể tích: 1,33g/cm3. 
Hình 7. Gạch geopolymer từ đất đỏ basalt 
218 
3. Thảo luận 
- Đất đỏ basalt có hàm lƣợng nổi trội của các 
oxit: Al2O3 (17,50-31,16%), SiO2 (17,60- 47,84%) 
và hàm lƣợng keo khá cao (35 đến 74%). Kết quả 
phân tích này thể hiện một phần các ôxit nhôm và 
silic tồn tại ở dạng keo tự do [18]. Theo Kiều Quý 
Nam (2002, 2006) [15, 18], chính các keo tự do 
này tạo nên độ hoạt tính cho đất đỏ basalt. 
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN: 3735-1982) 
về phân loại puzơlan, đất đỏ basalt với độ hút vôi 
đạt từ 95 đến 145mgCaO g.pg đƣợc xếp vào loại 
nguyên liệu puzơlan có hoạt tính trung bình mạnh 
đến mạnh. Nhƣng do đất đỏ basalt có thành phần 
khoáng vật chủ yếu là các khoáng sét gipxit, 
kaolinit, gơtit, nên mặc dù có độ hoạt tính cao, 
nhƣng đất đỏ không đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng 
làm phụ gia cho xi măng. Mặt khác đất đỏ có thể 
sử dụng sản xuất gạch xây dựng không nung thân 
thiện với môi trƣờng. 
Với hai phƣơng thức tạo kết dính gắn kết khác 
nhau, những thử nghiệm sản xuất gạch không nung 
từ đất đỏ basalt có đặc tính cơ lý đáp ứng đƣợc yêu 
cầu kỹ thuật đối với gạch xây dựng không nung 
theo tiêu chuẩn TCVN: 2118-1994. 
- Với phƣơng thức sản xuất gạch không nung 
theo kiểu đất đỏ + vôi, khi lƣợng phụ gia sử dụng 
thấp (5% trọng lƣợng), sản phẩm thu đƣợc là gạch 
không tan rữa trong nƣớc, nhƣng những đặc tính 
cơ lý nhƣ cƣờng độ thấp (75kG cm2), độ hút nƣớc 
tƣơng đối cao (15,3g/cm3). Khi tăng hàm lƣợng 
chất kết dính bằng cách tăng lƣợng vôi lên 10%, 
cƣờng độ kháng nén của sản phẩm tăng lên, độ hút 
nƣớc giảm, nhƣng khối lƣợng thể tích tăng lên. Do 
vậy, tỷ lệ phối trộn tối ƣu là: đất đỏ (93%) + vôi 
(7%), cƣờng độ sản phẩm đạt (>100kG.cm2), độ 
hút nƣớc và khối lƣợng thể tích đều đạt yêu cầu đối 
với gạch xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN: 2118-
1994. 
- Khác với phƣơng thức tạo gắn kết kiểu đất đỏ 
+ vôi, nơi vật liệu đất đƣợc cố kết bởi phản ứng 
của các ôxít tự do với vôi tạo thành chất kết dính 
dạng CSH, CAH hoặc CASH,... Với phƣơng pháp 
polymer nhiệt độ thấp (LTGS) sự cố kết đối với vật 
liệu đất dựa vào nguyên tắc khác hoàn toàn. Đó là 
phối trộn vào đất đỏ chất kiềm (NaOH hoặc KOH) 
và dung dịch silicat tiền geopolymer tạo cho các 
ôxít nhôm, ôxit silic dạng keo và khoáng gipxit, 
kaolinit trong đất có khả năng phản ứng giữa chúng 
với nhau tạo thành chuỗi polysialat, poly (sialat-
siloxo) ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, có khả năng 
đông cứng lại, ổn định, không tan rữa trong nƣớc 
và có khả năng chống chịu cơ học khỏe. 
So sánh với sản phẩm gạch không nung kiểu 
đât đỏ + vôi có cƣờng độ tƣơng đƣơng (95kG/cm2) 
thì gạch geopolymer có ƣu điểm khối lƣợng thể 
tích thấp hơn (1,33g/cm3), so với gạch kiểu đất đỏ 
+ vôi là 1,58g/cm
3. Đặc tính này có đƣợc do vật 
liệu gạch geopolymer tạo thành bởi các polysialat, 
poly(sialat-siloxo) có cấu trúc khoáng vật tƣơng 
đồng nhƣ zeolit [6, 8], cấu trúc ba chiều giống nhƣ 
quả cầu mây gắn sít với nhau nên có độ xốp rỗng 
nhất định (hình 8) và đặc trƣng này cũng tạo cho 
gạch geopolymer có đặc tính khí hậu sinh học tuyệt 
vời, đó là có khả năng hấp phụ hơi ẩm nhanh và 
giải hấp phụ từ từ giúp điều hòa không khí rất tốt 
cho những ngôi nhà sử dụng vật liệu này [7]. 
Hình 8. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) 
mẫu gạch geopolymer từ đất đỏ basalt 
- Về giá thành của sản phẩm: trong các đề tài, 
dự án sản xuất thử nghiệm gạch không nung từ 
nguồn nguyên liệu là đá basalt bán phong hóa tại 
khu vực Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị 
mà chúng tôi đã thực hiện [16, 17] cho thấy giá 
thành của sản phẩm (500-600đ viên) chỉ bằng 50-
65% giá thành gạch xi măng + cát hoặc gạch tuy 
nen (1000-1200đ viên). Ngoài ra, so với gạch tuy 
nen thì gạch không nung từ đất đỏ basalt còn nâng 
cao giá trị kinh tế hơn nữa nếu chúng ta tính đến 
giá trị giảm thải việc phát sinh ô nhiêm môi trƣờng. 
4. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên có thể đi đến 
các kết luận sau: 
219 
Đất đỏ basalt có thể sử dụng làm nguyên liệu 
để sản xuất gạch xây dựng không nung và với diện 
phân bố rộng rãi ở nƣớc ta đây là một nguồn 
nguyên liệu có tiềm năng lớn đáp ứng cho nhu cầu 
phát triển vật liệu xây dựng không nung thân thiện 
với môi trƣờng. 
Bằng hai phƣơng thức gắn kết theo kiều khác 
nhau: (1) Đất đỏ + vôi và (2) Đất đỏ polymer hóa 
bằng dung dịch kiềm ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 
các sản phẩm gạch không nung làm từ đất đỏ basalt 
đạt đƣợc những đặc tính cơ lý đảm bảo các yêu cầu 
kỹ thuật đối với gạch xây dựng theo tiêu chuẩn 
TCVN: 2118-1994. 
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Claude Boutterin and Joseph Davidovits: 
1988: Réticulation Géopolymèrique (LTGS) et 
matériaux de construction, Geopolymer ' 88, Vol.1, 
pp. 79-88. (Modified and adapted with 
theautorisation of CORDI-Géopolymère S.A. in 
July 2003). 
[2] Gordon Browne, 2009: Stabilised 
interlocking rammed earth blocks:alternatives to 
cement stabilisation. Proceedings of the 11th 
International Conference on Non-conventional 
Materials and Technologies (NOCMAT 2009) 6-9 
September 2009, Bath, UK. 
[3] Bùi Văn Chén, Đào Tiến Đạt: 1985: Kỹ 
thuật sản xuất gạch không nung, NXB Xây dựng, 
Hà Nội. 
[4] Ljubica Ćojbašić1, Gordana Stefanović1, 
Živko Sekulić2, Snežana Heckmann, 2005: 
Influence of the fly ash chemical composition on 
the portland cement and fly ash mixturehydration 
mechanism, Series: Mechanical Engineering Vol. 
3, No 1, pp. 117 - 125 
[5] J. Davisovit: 1991: Geopolymers: inorganic 
polymeric new materials J. Thermal Analysis, Vol. 
37, pp.1633-1656. 
[6] D. Hardjito and B. V. Rangan, 2005: 
Development and properties of low-calcium fly 
ash-basedgeopolymer concrete. Curtin University 
of TechnologyPerth, Australia 
[7] Joseph Davidovits, 2002: 30 Years of 
Successes and Failures in Geopolymer 
Applications. Market Trends and Potential 
Breakthroughs. Geopolymer 2002 Conference, 
Melbourne, Australia. 
[8] Pre De Silva1 And Kwesi Sagoe-Crenstil, 
2009: The Role of Al2O3, SiO2 and Na2O on the 
Amorphous → Crystalline Phase Transformation 
in Geopolymer Systems. Journal of the Australian 
Ceramic Society Volume 45, 1, pp 63-71. 
[9] Nguyễn Ánh Dương, 2011: Nguyên liệu 
khoáng hoạt tính từ một số thành tạo đá phun trào 
axít và trung tính ở việt nam và ý nghĩa thực tiễn 
của chúng. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 
3ĐB, tr.559-605. 
[10] Qhatani Mohsen, Nasser Yosef Mostafa, 
2010: Investigating the possibility of utilizing low 
kaolinitic clays in production of geopolymer 
bricks. Ceramics - Silikáty 54 (2), pp 160-168. 
[11] A.M. Mustafa Al Bakri, H. Kamarudin, M. 
Bnhussain, I. Khairul Nizar, A.R. Rafiza & A.M. 
Izzat., 2011: Chemical Reactions in the 
Geopolymerisation Process Using Fly Ash–Based 
Geopolymer: A Review, Australian Journal of 
Basic and Applied Sciences, 5(7), pp.1199-1203. 
[12] Patrick N. Lemougna, Uphie F. Chinje 
Melo, Elie Kamseu and Arlin B. Tchamba, 2011: 
Laterite Based Stabilized Products for Sustainable 
Building Applications in Tropical Countries: 
Review and Prospects for the Case of Cameroon. 
Sustainability, Vol.3(1), pp. 293-305. 
[13] Kiều Quý Nam, Nguyễn Ánh Dương, 2010: 
Nguyên liệu và công nghệ sản xuất vật liệu xây 
dựng không nung - một vài kết quả thử nghiệm. 
Tạp chí Địa chất, loạt A số 322 12 2010, tr.54-65. 
[14] Kiều Quý Nam, 2001: Puzơlan Việt Nam - 
Tiềm năng và khả năng sử dụng. Tạp chí Địa chất, 
Loạt A (267 11-12), tr.106-110. 
[15] Kiều Quý Nam, 2002: Mối tƣơng quan giữa 
thành phần hoá học, cấu trúc đá với hoạt tính 
puzơlan trong basalt Kainozoi tại Lâm Đồng. Tạp 
chí Các Khoa học về Trái Đất, T.24, 4, tr.341-347. 
[16] Kiều Quý Nam (chủ biên), 2004: Báo cáo 
tổng kết dự án: Ứng dụng công nghệ sản xuất vật 
liệu không nung. Lƣu trữ tại Viện Địa chất. 
220 
 [17] Kiều Quý Nam (chủ biên), 2005: Báo cáo tổng 
kết đề tài: Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm, tiềm năng 
nguyên liệu và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất 
gạch lát tự chèn không nung từ puzơlan khu vực
Pleiku, Buôn Ma Thuột. Lƣu trữ tại Viện Địa chất. 
[18] Kiều Quý Nam, 2006: Nghiên cứu sử dụng 
puzơlan trong sản xuất vật liệu xây dựng không 
nung. Tạp chí Địa chất, Loạt A (293/3-4), tr.16-24. 
SUMMARY 
Red basaltic soils-the raw material source for production of non-calcined brick 
Red basaltic soils that widely distribute in Tay Nguyen, Central region and elsewhere in Vietnam consist mainly of 
gibbsite (45-50%), goethite (12-20%), kaolinite (15-17%) minerals, In red soil, the total amount of (SiO2 + Al2O3 + Fe2O3) 
and colloidal content varies from 65.50 to 83.43%, and from 35 to 74% respectively, leading to high reactivity index (95-
154mgCaO/g.pg). 
By two different binding methods: 1/Red basaltic soils with hydrated lime; 2/ Red basaltic soils with alkali solution 
(NaOH) and added sodium sillicate, non-calcined products made from basaltic soils have compressive strength in the 
range of 75-292kG/cm
2 
for first method
and 95kG/cm
2
 for second one, with other physico-mechanic properties to meet 
the technical requirements of construction brick according to Vietnamese standards TCVN 2118-1994. Expimental 
results prove the feasibility of using the red basaltic soils as suitable raw materials for manufacturing non-calcined 
building materials. 

File đính kèm:

  • pdfdat_do_basalt_nguon_nguyen_lieu_cho_san_xuat_gach_khong_nung.pdf