Đề cương chi tiết học phần Khóa luận chính trị

6. Mục tiêu học phần:

Nắm vững những quan điểm khoa học về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Có năng lực vận dụng sáng tạo thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn, vào việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Có niềm tin và lý tưởng cách mạng trên lập trường của giai cấp công nhân.

7. Mô tả vắn tắt học phần:

Học phần bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến, về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy; chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội.

 

doc 240 trang Bích Ngọc 03/01/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết học phần Khóa luận chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết học phần Khóa luận chính trị

Đề cương chi tiết học phần Khóa luận chính trị
-ΩΩ*ΩΩ-
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN – KHÓA LUẬN CHÍNH TRỊ
MỤC LỤC
UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1 (THE BASIC PRINCIPLES OF MAXISM 1); Mã số: MAX101
2. Số tín chỉ: 2, ngành học: Các ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng
3. Thông tin giảng viên
- Tên giảng viên: Ths. ĐINH LÊ NGUYÊN
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
 - Điện thoại: 0919.129.449; E-mail: dlnguyen@agu.edu.vn. 
- Tên người cùng giảng dạy: 
+ Ths. Trần Đình Phụng 	DĐ: 0988.912.354;	E-mail: tdphung@agu.edu.vn
+ Cn. Đỗ Công Hồng Ân 	DĐ: 0914.311.599;	E-mail: dchan@agu.edu.vn 
+ Cn. Tôn Việt Thảo 	DĐ: 0919.244.919;	E-mail: tvthao@agu.edu.vn
+ Cn. Đỗ Thị Kim Phương 	DĐ: 01687.003.993;
E-mail: dtkimphuong@agu.edu.vn 
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
+ TS. Võ Văn Thắng 	DĐ: 0913.730.108; E-mail: vvthang@agu.edu.vn
- Đơn vị: Ban Giám hiệu trường Đại học An Giang
4. Phân bổ thời gian: 
- Lý thuyết: 22 tiết
- Thảo luận: 16 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: không
6. Mục tiêu học phần: 
Nắm vững những quan điểm khoa học về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Có năng lực vận dụng sáng tạo thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn, vào việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Có niềm tin và lý tưởng cách mạng trên lập trường của giai cấp công nhân. 
7. Mô tả vắn tắt học phần: 
Học phần bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến, về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy; chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội.
8. Nhiệm vụ của sinh viên: 
- Tích cực thực hiện việc tự nghiên cứu và dự lớp. 
- Hoàn thành và nộp đúng hạn các bài tập; tham gia thuyết trình và thảo luận trong các buổi thảo luận.
9. Đánh giá học phần: 
- Bài tập 10%
- Thảo luận: 20 %
- Kiểm tra: 20 % 
	- Thi kết thúc học phần: 50 %
10. Thang điểm: 
10 (sau quy đổi thành thang điểm 4)
11. Nội dung chi tiết học phần: 
Chương mở đầu. NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 	(2 tiết)
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin 
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học 
Phần thứ nhất. THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 
Chương 1. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 	 (6 tiết)
(Lý thuyết: 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết)
1.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng 
1.2. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 
Thảo luận: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quan điểm này.	
Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 	(10 tiết) 
(Lý thuyết: 8 tiết; Thảo luận: 4 tiết)
2.1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
2.2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
2.3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
2.4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Thảo luận: Nội dung cơ bản của quy luật “Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại”. Ý nghĩa của vấn đề này trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.	 
2.5. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Chương 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 	(12 tiết) 
(Lý thuyết: 8 tiết; Thảo luận: 8 tiết)
3.1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 
3.2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 
3.3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 
3.4. Hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
 Thảo luận: Nội dung quy luật “Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Những chủ trương lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X nhằm đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất. 	
3.5. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp 
Kiểm tra	(1 tiết)
3.6. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân 
Thảo luận: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người và ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này đối với việc giáo dục con người toàn diện. 
12. Tài liệu học tập: 
12.1. Tài liệu chính: 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
12.2. Tài liệu tham khảo: 
1. Hội đồng biên soạn Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2000. Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2003. Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
3. Bộ môn Triết học. 2004. Đề cương bài giảng Triết học Mác – Lênin. Lưu hành nội bộ.
4. Bộ môn Triết học. 2006. Tài liệu hướng dẫn học tập Triết học. Lưu hành nội bộ.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
6. Ban Tuyên Giáo Trung ương. 2009. Tài liệu hỏi – đáp về Nghị quyết và các văn bản, kết luận của Hội nghị Trung ương 9, Khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
13. Ngày phê duyệt: 
14. Cấp phê duyệt: 
UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2 (THE BASIC PRINCIPLES OF MAXISM 2); Mã số: MAX101
2. Số tín chỉ: 3, ngành học: Các ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng
3. Thông tin giảng viên
- Tên giảng viên: Ths. TRẦN VĂN HÙNG
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
DĐ: 0918.755.053;	E-mail: tvhung@agu.edu.vn
 - Tên người cùng giảng dạy: 
+ Ths. Phạm Thị Thu Hồng	DĐ: 0918.195.049;	E-mail: ptthong@agu.edu.vn
+ Ths. Nguyễn Thị Vân 	DĐ: 0918.117.709;	E-mail: ntvan@agu.edu.vn 
+ Cn. Chau Sóc Khăng	DĐ: 0917.815.835;	E-mail: (cskhang@agu.edu.vn 
+ Cn. Võ Tuế Lam	DĐ: 01266.857.037;E-mail: vtlam@agu.edu.vn
+ Cn. Võ Văn Dót 	DĐ: 0984.499.876;	E-mail: vvdot@agu.edu.vn
+ Cn. Trần Thanh Duy 	DĐ: 0977.338.462;	E-mail: ttduy@agu.edu.vn 
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
+ Ths. Bùi Thu Hằng 	DĐ: 0906.743.277;	E-mail: bthang@agu.edu.vn
- Đơn vị: Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Lý luận chính trị
+ Ths. Nguyễn Ngọc Phương DĐ: 0913.175.326; E-mail: nnphuong@agu.edu.vn
- Đơn vị: Phòng Tổ chức Chính trị, trường Đại học An Giang
4. Phân bổ thời gian: 
- Lý thuyết: 32 tiết 
- Bài tập, thảo luận: 26 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: 
Học xong học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”, phần thứ nhất.
6. Mục tiêu học phần: 
	 Giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về những quy luật vận động và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời và phát triển tất yếu của phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa.
	Vận dụng những kiến thức đã học vào việc luận giải các hiện tượng kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
	Trên cơ sở đó giúp người học tin tưởng và thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
7. Mô tả vắn tắt học phần: 
Trên cơ sở thế giới và phương pháp luận triết học, kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
	Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa – bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa công sản.
8. Nhiệm vụ của sinh viên: 
- Dự lớp: Tham khảo sách, giáo trình và chuẩn bị bài thuyết trình (nếu có) trước khi đến lớp, thảo luận và tham gia đóng góp xây dựng bài.
- Hoàn thành các bài tập đúng thời hạn quy định.
- Tích cực tham gia thảo luận. 
9. Đánh giá học phần: 
- Bài tập: 10%.
- Thảo luận : 20%.
- Kiểm tra: 20%.
	- Thi kết thúc học phần: 50 %
10. Thang điểm: 
10 (sau quy đổi thành thang điểm 4)
11. Nội dung chi tiết học phần: 
Phần thứ hai. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 
Chương 4. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 	(7 tiết) 
(Lý thuyết: 5 tiết; Thảo luận: 4 tiết)
4.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 
4.2. Hàng hóa 
4.3. Tiền tệ
4.4. Quy luật giá trị 
Thảo luận: 
1. Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính đó? 
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế hàng hóa?
	 3. Phân tích nguồn gốc và các chức năng của tiền tệ. 
4. Phân tích yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế nước ta. 
Chương 5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 	 (12 tiết) 
(Lý thuyết: 8 tiết; Thảo luận: 8 tiết)
5.1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.
5.2. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản.
5.3. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản-tích lũy tư bản. 
5.4. Quá trình lưu thông của tư bản và khủng hoảng kinh tế.
5.5. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
Thảo luận: 
1. Giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào? Các bộ phận khác nhau của tư bản có vai trò như thế nào trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư?
2. Vì sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản? Chứng minh ngày nay bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. 
3. Phân tích thực chất, động cơ của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô của nó. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam? 
4. Tập trung tư bản có vai trò như thế nào trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa của nó đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? 
5. Sự giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu với trái phiếu; giữa người mua cổ phiếu với người mua trái phiếu. 
Chương 6. HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 	 (6 tiết)
(Lý thuyết: 5 tiết; Thảo luận: 2 tiết)
6.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền. 
6.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
6.3. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
6.4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
Thảo luận: 
 1. Phân tích những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
 2. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Phần thứ ba. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC– LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương 7. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 	 (11 tiết)
 (Lý thuyết: 6 tiết; Thảo luận: 5 tiết)
7.1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
7.2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
7.3. Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Thảo luận: 
1. Những thay đổi về chất lượng của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản hiện nay có làm thay đổi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không? Hãy phê phán những quan điểm tư sản đang tìm cách phủ định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2. Phân tích đặc điểm, thực chất và nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ ngĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 8. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 	(8 tiết)
(Lý thuyết: 6 tiết; Thảo luận: 4 tiết)
8.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
8.2. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
8.3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo.
Thảo luận: 
1. Bằng lý luận và thực tiễn, anh (chị) hãy phân tích câu nói của V.I. Lê nin “Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Phân tích tính tất yếu, nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Anh (chị) hiểu thế nào về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
Chương 9. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG 	(3 tiết)
(Lý thuyết: 2 tiết; Thảo luận: 2 tiết)
9.1.Chủ nghĩa xã hội hiện thực.
9.2. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết và nguyên nhân của nó.
9.3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội.
Kiểm tra	(1 tiết)
12. Tài liệu học tập: 
	12.1. Tài liệu chính: 
	 Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Nxb Chính trị quốc gia.
	12.2. Tài liệu tham khảo: 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2006. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2006. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1993. Toàn tập, tập 23. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia 
- C.Mác. Tư bản. Quyển I, tập thứ nhất, (chương I, chương IV, chương V, chương X, chương XXII)
- C.Mác. Tư bản. Quyển III, tập thứ ba, chương X. 
4. C.Mác và Ph.Ăngghen. 1993. Toàn tập, tập 25, trang 47-114, trang 215-304, trang 406 – 675. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
5. V.I Lênin.1980. Toàn tập, tập 27, trang 396 – 541. Matxcơva: Nxb Tiến bộ.
 6. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
 7. Ban Tuyên Giáo Trung ương. 2009. Tài liệu hỏi – đáp về Nghị quyết và các văn bản, kết luận của Hội nghị Trung ương 9, Khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
 13. Ngày phê duyệt: 
14. Cấp phê duyệt: 
 UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
 1. Tên học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (HOCHIMINH'S IDEOLOGY); 
Mã số: HCM101
 2. Số tín chỉ: 2, ngành học: Các ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng 
 3. Thông tin giảng viên 
 - Tên giảng viên: Ths. BÙI THU HẰNG 
 - Đơn vị: Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Lý luận chính trị 
 - ... ội trong trường học
 	4.3. Cải tiến công tác tổ chức và quản lý Đoàn- Hội- Đội trong trường học
 	4.4. Mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn- Hội- Đội và các tổ chức đoàn thể khác trong trường học
 	Thảo luận: Tổ chức đoàn và công tác đoàn trong trường học
Chương 5. CÁC TỔ CHỨC KHÁC TRONG TRƯỜNG HỌC 	 (5 tiết) 
 	5.1. Câu lạc bộ
 	5.2. Hội, đội, nhóm chức năng
 	5.3. Công tác tổ chức và quản lý câu lạc bộ và hội, đội, nhóm theo chức năng
 	Kiểm tra 	 (2 tiết)
12. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính: 
1. Công đoàn giáo dục Việt Nam. 2006. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công đoàn ngành giáo dục. Hà Nội: Nxb Lao Động. 
2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2008. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính tri quốc gia. 
5. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 2003. Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn. Hà Nội: Nxb Thanh niên. 
6. Luật Giáo dục.
Tài liệu tham khảo: 
1. Ban Tổ chức Trung ương Đảng - Tạp chí xây dựng Đảng.
2. Trần Kiểm. 2006. Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. TP.Hồ Chí Minh: Nxb Giáo dục.
3. Trường Đại học An Giang. Sổ tay công tác sinh viên (hiện hành). 
4. Trần Minh Vỹ. 2002. Một số qui định pháp luật về quản lý tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể xã hội. Hà Nội: Nxb Lao Động. 
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt: 
 UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (VIETNAM COMMUNIST PARTY THROUGH CONGRESSES); Mã số: POL913
2. Số tín chỉ: 2, Ngành học: Đại học sư phạm Giáo dục chính trị 
3. Thông tin giảng viên: 
- Tên giảng viên: Ths. NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG
- Đơn vị: Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lý luận chính trị.
- Điện thoại: 0919.173.180; E-mail: ntdlieng@agu.edu.vn 
- Tên người cùng dạy: Ths. Đỗ Thị Hiện
- Đơn vị: Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lý luận chính trị.
- Điện thoại: 0917.223.839; E-mail: dthien@agu.edu.vn
4. Phân bổ thời gian: 
- Lý thuyết: 20 tiết
- Thảo luận, bài thu hoạch: 20 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Không
6. Mục tiêu học phần: 
Qua chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ I đến Đại hội Đảng lần thứ X, học phần giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.
Sinh viên có khả năng so sánh, đối chiếu, kiểm nghiệm chủ trương, đường lối của Đảng với thực tiễn cách mạng Việt Nam - thành tựu, hạn chế, ý nghĩa, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm qua từng thời kỳ lịch sử.
Củng cố ở người học lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; khơi gợi ở người học lòng tự hào và ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
7. Mô tả vắn tắt học phần:
Trang bị cho sinh viên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhận định tình hình, về chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng, quan hệ đối ngoại, xây dựng Đảng, qua các kỳ Đại hội, từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: tham khảo sách, giáo trình và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Thảo luận và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Hoàn thành đề cương thảo luận, bài thu hoạch,...đúng thời gian qui định. 
9. Đánh giá học phần: 
- Thảo luận: 20%
- Bài thu hoạch: 30% 
- Thi kết thúc học phần: 50%
10. Thang điểm: 
10 (sau quy đổi thành thang điểm 4)
11. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC TIẾN HÀNH CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (13 tiết)
(Lý thuyết: 10 tiết; Thảo luận: 6 tiết)
1.1. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I - tháng 3 năm 1935)
1.2. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ tiến hành các cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Thảo luận: Qua nội dung Đại hội đại biểu Đảng lần thứ I, lần thứ II và lần thứ III, hãy chứng minh: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta được hình thành, bổ sung và hoàn chỉnh 
Chương 2. ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC TIẾN HÀNH CUỘC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (17 tiết)
(Lý thuyết: 10 tiết; Thảo luận: 8 tiết; Bài tập: 6 tiết)
2.1. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 10 năm đầu cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thảo luận: Các bước đột phá và cơ sở hình thành đường lối đổi mới 
2.2. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ cả nước đi lên theo đường lối đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bài thu hoạch 
12. Tài liệu học tập:
- Tài liệu chính: 
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng tập 1, tập 2. 
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1977. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ IV. Hà Nội: Nxb Sự Thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1982. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ V. Hà Nội: Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1986. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VI. Hà Nội: Nxb Sự Thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1991. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VII. Hà Nội: Nxb Sự Thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ IX. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam.2006. Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt: 
 UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (ESSAY ON THE BASIC PRINCIPLES OF MAXISM); Mã số: POL914
2. Số tín chỉ: 1, ngành học: Đại học sư phạm Giáo dục chính trị
3. Thông tin giảng viên
- Tên giảng viên: Ths. PHẠM THỊ THU HỒNG
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
- Điện thoại: 0918.195.049; E-mail: ptthong@agu.edu.vn.
- Tên người cùng giảng dạy: 
+ Ths. Trần Văn Hùng DĐ: 0918.755053; E-mail: tvhung@agu.edu.vn.
+ Ths. Đinh Lê Nguyên DĐ 0919.129.449; E-mail: dlnguyen@agu.edu.vn.
- Đơn vị: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa Lý luận chính trị
4. Phân bổ thời gian: 
- Lý thuyết: 5 tiết
- Thực hành: 20 tiết 
5. Điều kiện tiên quyết: 
Học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
6. Mục tiêu học phần: 
Giúp sinh viên sử dụng các kiến thức tổng hợp để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Có kỹ năng thu thập tài liệu, xử lý thông tin và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Phát huy khả năng độc lập phân tích, vận dụng kiến thức Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc giải quyết những vấn đề của lý luận và thực tiễn đang đặt ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học. Nhạy bén trước những vấn đề của lý luận và thực tiển đặt ra.
Sinh viên có thái độ trung thực, cần mẫn và tinh thấn sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra.
7. Mô tả vắn tắt học phần: 
Sinh viên thực hiện một đề tài khoa học dưới sự hướng dẫn của giảng viên
8. Nhiệm vụ của sinh viên: 
- Tích cực tự học và dự lớp .
- Soạn đề cương, viết và nộp đề tài khoa học đúng hạn.
9. Đánh giá học phần: Hoàn thành một đề tài khoa học điểm 100%
10. Thang điểm: 
10 (sau quy đổi thành thang điểm 4)
11. Nội dung chi tiết học phần:
Lý thuyết (5 tiết)
Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1.1. Tính cấp thiết.
 1.2. Đối tượng
 1.3. Phạm vi nghiên cứu
 1.4. Nhiệm vụ của đề tài
Chương 2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
 2.2. Giải quyết vấn đề thực tiễn của đề tài đặt ra.
 2.3. Kết luận và kiến nghị.
Nghiên cứu và làm tiểu luận (20 tiết) 
12. Tài liệu học tập: 
12.1. Tài liệu chính
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Chuyên đề Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tập 1, 2, 3. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
3. Phạm Viết Vượng. 2001. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
12.2. Tài liệu tham khảo
1. Hội đồng biên soạn Trung ương. Giáo trình Triết học Mác-Lênin. 1999. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Hội đồng biên soạn Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2000. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
3. Hội đồng biên soạn Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2000. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
4. Nguyễn Hữu Vui. 1998. Lịch sử triết học. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
5. Vũ Cao Đàm. 1997. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nxb Kinh tế.
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt:
 UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (ESSAY ON HOCHIMINH'S IDEOLOGY); Mã số: POL915
 2. Số tín chỉ: 1, ngành học: Đại học sư phạm Giáo dục chính trị
3. Thông tin giảng viên:
 - Tên giảng viên: Ths. BÙI THU HẰNG 
 - Đơn vị: Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Lý luận chính trị. 
 - Điện thoại: 076 3842771; E-mail: bthang@agu.edu.vn. 
 - Tên người cùng giảng dạy: Ths. Lê Thị Tần 
 - Điện thoại: 0763847258, 0123663699; E-mail: lttan@agu.edu.vn 
 4. Phân bổ thời gian: 
- Lý thuyết: 5 tiết
- Thực hành: 20 tiết
 5. Điều kiện tiên quyết: 
Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Mục tiêu của học phần: 
 Trang bị khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, tự chủ phân tích và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh vào lý giải các vấn đề thực tiễn.
7. Mô tả vắn tắt học phần: 
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tiếp cận, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, sinh viên thực hiện một đề tài khoa học dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
 8. Nhiệm vụ của sinh viên: 
 - Dự lớp: nghe giảng, tham khảo sách, giáo trình và thực hiện các yêu cầu học tập.
 - Nghiên cứu, xử lý tài liệu và hoàn thành tiểu luận theo quy định. 
9. Đánh giá học phần: 
 - Nghiên cứu, soạn đề cương : 50%
 - Bài tập tiểu luận: 50%	 
10. Thang điểm:
10 (sau đó quy đổi thành thang điểm 4). 
11. Nội dung chi tiết học phần: 
(Lý thuyết: 5 tiết; Thực hành: 20 tiết)
Phần 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 
1.2. Đối tượng và phạm vi, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, kết cấu 
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Vận dụng lý luận vào thực tiễn
Phần 3. KẾT LUẬN 
12. Tài liệu học tập: 
 	12.1. Tài liệu chính: 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
2. Đại học quốc gia Hà Nội- Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (Đinh Xuân Lý, Phạm Ngọc Anh đồng chủ biên). 2008. Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nxb Lý luận chính trị.
3. Hồ Chí Minh toàn tập. 2002. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
 12.2. Tài liệu tham khảo:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1998. Đề tài khoa học tiềm lực, hỏi và đáp về chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội. 
2. Nguyễn Bá Linh. 2005. Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cống hiến về lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế kỷ XX. Nxb Công an nhân dân. 
3. Song Thành. 2005. Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc. Hà Nội: Nxb Lý luận chính trị. 
4. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ lần I đến lần thứ X
 13. Ngày phê duyệt: 
 14. Cấp phê duyệt:
 UBND TỈNH AN GIANG	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (ESSAY ON VIETNAMESE REVOLUTION POLICY); Mã số: POL916
2. Số tín chỉ: 1, ngành học: Đại học sư phạm Giáo dục chính trị
3. Thông tin giảng viên: 
- Tên giảng viên: Ths. ĐỖ THỊ HIỆN
- Đơn vị: Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lý luận chính trị.
- Điện thoại: 0917.223.839; E-mail: dthien@agu.edu.vn
- Tên người cùng dạy: Ths. Nguyễn Văn Trang
- Đơn vị: Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lý luận chính trị.
- Điện thoại: 0918.676.080; E-mail: nvtrang@agu.edu.vn
4. Phân bổ thời gian: 
 - Lý thuyết: 5 tiết.
- Bài tập thực hành: 20 tiết. 
5. Điều kiện tiên quyết: 
Học phần tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Mục tiêu học phần: 
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm hai phần: phần lý luận và phần thực hành. Theo đó, sinh viên được hướng dẫn cách thức nghiên cứu các vấn đề về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đời sống thực tiễn.
7. Mô tả vắn tắt học phần:
Trang bị cho sinh viên khả năng độc lập phân tích, vận dụng kiến thức các học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên đề Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào lý giải các vấn đề thực tiễn.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: tham khảo sách giáo trình và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tích cực thảo luận và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Hoàn thành tiểu luận đúng thời gian quy định
9. Đánh giá học phần: 
- Báo cáo đề cương: 50%
- Tiểu luận: 50%
10. Thang điểm: 
10 (sau quy đổi thành thang điểm 4)
11. Nội dung chi tiết học phần:
Phần 1. PHẦN LÝ LUẬN 	 (5 tiết)
1.1. Tính cấp thiết của một số vấn đề nghiên cứu về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1.3. Mục đích và nhiệm vụ
 1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 1.5. Kết cấu
 Phần 2. PHẦN THỰC HÀNH	(20 tiết)
Sinh viên vận dụng lý luận đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra (Đề tài do nhóm sinh viên tự chọn và thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên)
12. Tài liệu học tập:
Tài liệu chính: 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Lê Duẩn.1975. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới. Hà Nội: Nxb Sự Thật. 
3. Đào Duy Tùng. 1975. Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2006. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt:

File đính kèm:

  • docde_cuong_chi_tiet_hoc_phan_khoa_luan_chinh_tri.doc