Điện, Điện tử - Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều (tt)
Bài 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY
PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU( tt)
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:
III.THÁO LẮP MPĐ
1. Trình tự tháo:
a. Tháo ra khỏi động cơ:
- Cúp mass acquy.
- Tháo dây đến máy phát (chú ý vị trí lắp).
- Nới đai ốc giữ puly.
- Giảm lực căng dây đai, tháo dây đai ra khỏi puly.
- Tháo máy phát ra khỏi động cơ
Bạn đang xem tài liệu "Điện, Điện tử - Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều (tt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điện, Điện tử - Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều (tt)
Bài 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU( tt) I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG: III.THÁO LẮP MPĐ 1. Trình tự tháo: a. Tháo ra khỏi động cơ: - Cúp mass acquy. - Tháo dây đến máy phát (chú ý vị trí lắp). - Nới đai ốc giữ puly. - Giảm lực căng dây đai, tháo dây đai ra khỏi puly. - Tháo máy phát ra khỏi động cơ. b. Tháo ra chi tiết: Vệ sinh sau khi tháo: - Vệ sinh bên ngoài. - Tháo đai ốc giữ puly. - Dùng vam tháo puly ra ngoài. - Tháo then bán nguyệt. - Tháo cánh quạt gió. - Làm dấu nắp trước, nắp sau với thân. - Tháo 4 vít giữ nắp trước, nắp sau với thân. - Tháo nắp trước (phía có puly). - Tách rời rotor với stator. - Tháo rời giàn diode với nắp sau. - Tuỳ theo kết cấu của từng loại máy phát mà ta tháo chổi than trước hoặc sau cùng. 2. Trình tự lắp: Được tiến hành sau khi sửa chữa, thực hiện ngược lại với quy trình tháo nhưng cần chú ý: - Cho một ít mỡ bò vào ổ bi. - Lắp nắp trước, nắp sau và stator phải đúng dấu. - Sau khi lắp lên động cơ phải căng dây đai và kiểm tra sự phát điện. - Đối với loại tháo chổi than sau cùng khi lắp phải dùng que chêm chổi than. 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng - Kiểm tra bảo dưỡng vành góp: + Quan sát nếu vành góp cháy sém nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh bóng. Nếu cháy rỗ phải đưa lên máy tiện láng lại xong mới dùng giấy ráp đánh bóng. + Dùng thước cặp kiểm tra kích thước vành góp: Đường kính tiêu chuẩn: 14,2 ÷ 14,4 mm. Đường kính tối thiểu: 12,8 mm. 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng - Kiểm tra bảo dưỡng chổi than: + Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than: Với máy phát Γ250: kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước nhỏ nhất cho phép là 8mm. Với máy phát G5A; G50A (Nhật bản): độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ nhất cho phép là 4,5 mm. + Chổi than phải di trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ của nó. + Chổi than phải tiếp xúc tốt (đạt từ 75% trở lên). Nếu cháy xém nhẹ dùng giấy ráp mịn đặt ngửa lên cổ góp để đánh sạch chổi than. 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng - Kiểm tra cuộn dây Rô to: + Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω. Đặt hai que đo vào hai cổ góp điện và đọc trị số điện trở: Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω. Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω. + Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào cổ góp điện và một que đo vào vấu cực (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ,với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ. 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng - Kiểm tra cuộn dây Rô to: + Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω. Đặt hai que đo vào hai cổ góp điện và đọc trị số điện trở: Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω. Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω. + Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào cổ góp điện và một que đo vào vấu cực (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ,với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ. 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng - Kiểm tra cuộn dây Stato: + Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω. Đặt một que đo vào dây trung tính, que đo còn lại đặt lần lượt vaò các đầu ra của 3 pha và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải rất nhỏ xấp sỉ bằng 0 (phải có sự thông mạch). 3. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng + Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1KΩ. Đặt một que đo vào đầu dây bất kỳ của Stato và một que đo vào thân Stato (mát) và quan sát : Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ, với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ. + Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy. Các điện cực của máy phát xoay chiều: Máy phát xoay chiều với bộ chỉnh lưu và bộ tiết chế điện tử bên trong, ở ngõ ra thường có 5 điện cực thường được ghi ký hiệu là: BATT, P, L, I (hoặc F) và S. Lưu ý rằng các ký hiệu có thể khác và không phải các điện cực trên luôn luôn được sử dụng. - Cực BATT (hoặc DC output) được nối đến cực dương của acquy. - Cực P (phase) nối với cuộn dây stator bên trong máy phát. Ở điện cực này có thể nhận biết được xung điện áp sinh ra trong máy phát do từ trường quay. Tần số của xung này là số đo tốc độ của máy phát và một cách gián tiếp là tốc độ động cơ. Vì vậy, cực P có thể nối với tốc độ kế hoặc thiết bị khác cần tín hiệu tốc độ. - Cực S (sense) được nối với dương acquy để kiểm tra điện áp của bình acquy. - Cực I (Ignition) hay F (Field) nối trực tiếp hay thông qua điện trở đến công tắc máy. Đây là nguồn điện đưa đến dầu dây dương của cuộn kích từ khi công tắc máy ở vị trí ON, ECU kiểm tra điện áp ở điện cực này. - Cực L nối với đèn báo nạp trên bảng táp lô. Cả hai cực L và I mở bộ tiết chế và cho phép dòng điện kích thích lưu thông khi công tắc máy ở vị trí ON. Một số bộ tiết chế không dùng cực L. Một số máy phát và bộ tiết có thêm một điện cực nối mass. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có điện cực âm nối với vỏ nên khi lắp máy phát và bộ tiết chế lên xe là đã hoàn chỉnh mạch nối mass. KIỂM TRA 15P Máy phát xoay chiều với bộ chỉnh lưu và bộ tiết chế điện tử bên trong, ở ngõ ra thường có những cực gì? - Nêu cách đấu dây các điện cực trên vào động cơ
File đính kèm:
- dien_dien_tu_bai_1_sua_chua_va_bao_duong_may_phat_dien_xoay.pdf