Giải pháp quy hoạch lại băng tần Gsm 900mhz cho mạng 5G tại Việt Nam

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ chuyển đổi số và cách mạng công

nghiệp 4.0 với các xu hướng công nghệ như IoT, Big Data, AI, thì nhu cầu truyền thông băng

rộng với tốc độ dữ liệu hàng Gbps là rất quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì ngành công

nghiệp viễn thông thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải phát triển công nghệ di động 5G

là điều tất yếu. Tuy nhiên, tài nguyên tần số đang dần cạn kiệt nên quy hoạch lại tần số là giải pháp

hiệu quả về mặt chi phí để các nhà mạng di động đa dạng hóa các dịch vụ được triển khai trên nền

tảng 5G mà không cần phải đấu giá phổ tần số mới.

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu lý thuyết và tiến hành đo kiểm thực nghiệm để đề xuất giải

pháp quy hoạch lại băng tần GSM-900MHz để dành tài nguyên tần số cho việc triển khai mạng 5G

phục vụ ứng dụng IoT diện rộng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy sau khi quy hoạch lại băng tần GSM

900MHz thì chất lượng vùng phủ 2G vẫn đảm bảo cho việc sử dụng dịch vụ thoại trên mạng 2G và

tài nguyên cắt giảm sẽ được dùng để triển khai 5G phục vụ ứng dụng IoT diện rộng.

pdf 8 trang dienloan 10800
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp quy hoạch lại băng tần Gsm 900mhz cho mạng 5G tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp quy hoạch lại băng tần Gsm 900mhz cho mạng 5G tại Việt Nam

Giải pháp quy hoạch lại băng tần Gsm 900mhz cho mạng 5G tại Việt Nam
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 57 
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH LẠI BĂNG TẦN GSM 900MHZ CHO MẠNG 5G 
TẠI VIỆT NAM 
Phạm Quốc Cường1*, Tăng Tấn Chiến2 
1Trung tâm TMC MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, 
2Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng 
TÓM TẮT 
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ chuyển đổi số và cách mạng công 
nghiệp 4.0 với các xu hướng công nghệ như IoT, Big Data, AI,  thì nhu cầu truyền thông băng 
rộng với tốc độ dữ liệu hàng Gbps là rất quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì ngành công 
nghiệp viễn thông thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải phát triển công nghệ di động 5G 
là điều tất yếu. Tuy nhiên, tài nguyên tần số đang dần cạn kiệt nên quy hoạch lại tần số là giải pháp 
hiệu quả về mặt chi phí để các nhà mạng di động đa dạng hóa các dịch vụ được triển khai trên nền 
tảng 5G mà không cần phải đấu giá phổ tần số mới. 
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu lý thuyết và tiến hành đo kiểm thực nghiệm để đề xuất giải 
pháp quy hoạch lại băng tần GSM-900MHz để dành tài nguyên tần số cho việc triển khai mạng 5G 
phục vụ ứng dụng IoT diện rộng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy sau khi quy hoạch lại băng tần GSM 
900MHz thì chất lượng vùng phủ 2G vẫn đảm bảo cho việc sử dụng dịch vụ thoại trên mạng 2G và 
tài nguyên cắt giảm sẽ được dùng để triển khai 5G phục vụ ứng dụng IoT diện rộng. 
Từ khóa: Truyền thông băng rộng; Mạng di động thế hệ thứ 5; Tài nguyên tần số; Quy hoạch lại; 
Băng tần số GSM-900MHz. 
Ngày nhận bài: 03/9/2019; Ngày hoàn thiện: 19/9/2019; Ngày đăng: 07/10/2019 
SOLUTIONS TO REFARM GSM-900 MHZ BAND FOR 5G NETWORK 
IN VIETNAM 
Pham Quoc Cuong
1*
, Tang Tan Chien
2 
1MobiFone TMC Center – MobiFone Corporation 
2Danang University of Science and Technology 
ABSTRACT 
Nowadays, the broadband communication needs with multi-Gbps data rate play an important role 
in the development of science and technology in the period of digital transformation and industrial 
revolution 4.0 with technology trends such as IoT, Big Data, AI,  In order to meet these trends, 
the telecomunication industry in the world in general and of Vietnam in particular must develop 
5th mobile technology, which is inevitable. Because frequency resources are gradually depleted, 
spectrum refarming is a cost-effective solution for mobile network operators to diversify their 
services deployed on the 5G platform without auctioning a new spectrum. 
In this paper, we study theories and conduct empirical tests to propose solutions to refarm the 
GSM-900MHz band to reserve frequency resources for rolling out 5G network in the Massive IoT 
field in Vietnam. The results show that the quality of 2G coverage still ensures for using of voice 
services based on 2G network and resources cut can be used to deploy 5G serving Massive IoT 
applications after refarming the GSM 900MHz band. 
Keywords: Broadband communication; 5th generation mobile network; Frequency resources; 
Refarming; GSM-900MHz frequency band. 
Received: 03/9/2019; Revised: 19/9/2019; Published: 07/10/2019 
* Corresponding author. Email: cuong.phamquoc@mobifone.vn 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 58 
1. Giới thiệu 
Hiện nay, mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) 
được xem là “xương sống” của quá trình 
chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, 
sự ra đời của mạng 5G cùng với sự tăng 
trưởng chưa từng có về số lượng thiết bị IoT 
được đánh giá là cuộc cách mạng số hóa của 
thời đại mới. Theo thống kê của hãng công 
nghệ Qualcomm, trên thế giới đã có hơn 18 
nhà mạng triển khai thử nghiệm và thương 
mại hóa mạng 5G với hơn 20 nhà cung cấp 
thiết bị viễn thông khác nhau [1]. 
Mạng 5G được dự báo phát triển bùng nổ vào 
năm 2020 và tạo ra cuộc cách mạng về tốc độ 
truyền tải dữ liệu, xóa bỏ khoảng cách giữa 
dịch vụ băng rộng vô tuyến so với băng rộng 
cố định cũng như kích hoạt làn sóng công 
nghệ, ứng dụng mới trong các lĩnh vực kinh 
tế-xã hội, giải quyết thách thức kết nối 
Internet vạn vật, đáp ứng nhu cầu kết nối mọi 
lúc mọi nơi [1], [2]. 
Ngày 25/04/2019, Tập đoàn Công nghiệp 
Viễn thông Quân đội (Viettel) đã hoàn thành 
tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà 
Nội và phát sóng thử nghiệm thành công trên 
băng tần được Bộ Thông tin và truyền thông 
cấp phép. Tốc độ kết nối trong các bài đo thử 
nghiệm dao động từ 600 – 700Mbps - tương 
đương với tốc độ công bố của mạng 5G 
Verizon (Hoa Kỳ) [3]. 
Theo Sách trắng Công nghệ thông tin và 
truyền thông Việt Nam 2017 – Bộ Thông tin 
và truyền thông thì tổng số thuê bao di động 
2G có xu hướng giảm trong khi đó tổng số 
thuê bao di động băng rộng lại tăng [4], điều 
đó cho thấy dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền 
tảng 2G vẫn còn duy trì nhưng tốc độ tăng 
trưởng thuê bao sử dụng dịch vụ dữ liệu cao 
hơn rất nhiều. Do đó, việc giảm bớt tài 
nguyên tần số và hướng đến ngừng cấp dịch 
vụ 2G là điều tất yếu trong tương lai. 
Bài báo thực hiện nghiên cứu và đề xuất giải 
pháp quy hoạch lại băng tần số GSM 
900MHz để dành dải tần số cho việc triển 
khai mạng 5G phục vụ ứng dụng IoT diện 
rộng tại Việt Nam. 
2. Xu hướng phát triển dịch vụ băng rộng 
trên thế giới 
Theo dự báo tại thời điểm 2019 của hãng 
công nghệ Cisco thì lưu lượng dữ liệu di động 
toàn cầu trong giai đoạn 2017-2022 sẽ chạm 
các cột mốc sau [5]: 
- Lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu hàng 
tháng đạt 77 exabyte trước năm 2022 và lưu 
lượng hàng năm ước tính một zettabyte. 
- Lưu lượng thông tin di động sẽ chiếm 20% 
tổng lưu lượng IP trước năm 2022. 
- Lưu lượng dữ liệu 5G sẽ chiếm 10-12% 
tổng lưu lượng di động. 
- Khoảng 79% lưu lượng dữ liệu di động là 
video vào năm 2022. 
- Trung bình sẽ có 1,5 thiết bị/người tương 
đương 12,3 tỉ thiết bị được kết nối trong đó 
kết nối 5G chiếm 3,4% tổng số lượng kết nối 
và chiếm khoảng 11,8% tổng lưu lượng. 
Hình 1. Dự báo tăng trưởng lưu lượng dữ liệu di 
động toàn cầu giai đoạn 2017-2022 [5] 
Tốc độ kết nối mạng di động trung bình năm 
2017 là 8,7 Mbps, tốc độ trung bình này sẽ 
tăng lên 28,5 Mbps vào năm 2022 với tỉ lệ 
tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) là 
26,7% [5]. 
Trước năm 2022, tốc độ 4G sẽ tăng gấp đôi 
tốc độ trung bình kết nối mạng di động còn 
tốc độ 5G sẽ tăng từ 76 Mbps (2019) lên tới 
170Mbps (2022). 
Hình 2. Tốc độ kết nối di động theo công nghệ mạng [5] 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 59 
Từ hình 1 và 2 có thể thấy rằng, trong những 
năm tới mạng 5G sẽ đóng vai trò chủ đạo 
trong việc cung cấp truyền thông tốc độ cao 
để kết nối các thiết bị di động thông minh, 
PC, M2M, thiết bị IoT, . 
3. Thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) 
Trong hơn 3 thập kỷ qua, thông tin di động đã 
có những bước tiến vượt bậc trong việc cung 
cấp thông tin truyền thông từ thế hệ 1G đến 
4G/LTE-A. Trung bình khoảng 10 năm thì 
một thế hệ thông tin di động mới được ra đời 
cung cấp kết nối với tốc độ cao hơn, dịch vụ 
đa dạng hơn [2]. Bây giờ, chúng ta đang ở 
thời kỳ bình minh của công nghệ mạng di 
động 5G – cầu nối xuyên suốt cho rất nhiều 
lĩnh vực công nghiệp và hứa hẹn mang lại 
những lợi ích rất lớn về kinh tế-xã hội ở mọi 
quốc gia. 
Các thế hệ di động trước đó liên tục cung cấp 
và cải tiến chất lượng dịch vụ thoại, dữ 
liệu, nhưng 5G làm được nhiều hơn thế. 5G 
là nền tảng hình thành kết nối ảo mọi thứ từ 
robot đến con người, từ công nghiệp kết nối 
tới nông nghiệp [2], ... Hình 3 mình họa về 
ứng dụng của mạng 5G ở hiện tại và trong 
tương lai. 
Hình 3. Ứng dụng của thông tin di động 5G [2] 
Hình 4. Các kỹ thuật chính trong mạng 5G [7] 
Mạng 5G có thể hoạt động và triển khai trên 
nhiều băng tần số khác nhau tùy vào mục đích 
của nhà mạng muốn cung cấp loại hình dịch 
vụ nào [6], [8]: 
- Băng tần số cao trên 24 GHz (mmWave): 
mạng 5G hoạt động trên băng tần này có băng 
thông cực rộng do đó sẽ cung cấp dịch vụ 
băng rộng di động tăng cường (eMBB) với 
các đặc trưng như tốc độ truyền tải dữ liệu 
cực cao, độ trễ cực thấp, đảm bảo tính toàn 
vẹn kết nối. 
- Băng tần số trung bình từ 1-6 GHz: mạng 
5G hoạt động trên băng tần này có băng thông 
rộng hướng đến cung cấp các dịch vụ điều 
khiển nhiệm vụ quan trọng như ô tô tự lái, 
thiết bị bay không người lái (drones, UAV), 
robot, tự động hóa,  với các đặc trưng dịch 
vụ như độ tin cây, độ khả dụng cực cao, bảo 
mật truyền thông toàn trình tốt, độ trễ thấp. 
- Băng tần số thấp dưới 1GHz: mạng 5G hoạt 
động trên băng tần cung cấp kết nối dịch vụ 
cho các ứng dụng IoT diện rộng với các đặc 
trưng như tốc độ truyền tải dữ liệu linh hoạt 
từ vài kbps lên đến Gbps cho phép tương 
thích nhiều loại thiết bị, mở rộng vùng phủ do 
tần số thấp thì suy hao đường truyền nhỏ nên 
bán kính vùng 5G phủ lớn và công suất thấp 
thích hợp cho các thiết bị đầu cuối, các mạng 
cảm biến hoạt động liên tục trong khoảng thời 
gian dài đối với các ứng dụng dựa trên nền 
tảng mạng diện rộng công suất thấp 
(LPWAN) như thành phố thông minh,  
Hình 5. Phổ tần số hoạt động của mạng 5G 
Đến thời điểm hiện tại có hơn 18 nhà mạng di 
động tại hơn 10 quốc gia trên thế giới bao 
gồm các nước đi đầu về lĩnh vực viễn thông 
như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, 
Anh, Pháp, Canada, Nga, Singapore, Phần 
Lan, đã triển khai mạng 5G. Hình 6 minh 
họa quy hoạch dải tần số hoạt động của mạng 
5G tại một số quốc gia. 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 60 
Hình 6. Quy hoạch tần số tại một số quốc gia [7] 
Từ hình 6 có thể thấy ít nhất 7 quốc gia quy 
hoạch sử dụng băng tần số thấp (<1 GHz) để 
triển khai mạng 5G cung cấp dịch vụ Massive 
IoT. Tần số vô tuyến điện là tài nguyên đặc 
biệt quan trọng của mỗi quốc gia và đang dần 
cạn kiệt nên một số nhà mạng trên thế giới 
đang tính đến việc quy hoạch lại băng tần 
nhằm giảm tài nguyên cấp phát cho mạng 2G 
cũng như tiến tới ngưng cung cấp dịch vụ 2G 
để dành băng tần cho việc triển khai mạng 5G. 
Bảng 1. Lộ trình tắt sóng 2G tại một số quốc gia 
Bắc Mỹ [9] 
Thời gian Nhà mạng Quốc gia Công 
nghệ 
01.12.2016 Manitoba 
Telecom 
Canada CDMA 
01.01.2017 Bell Canada CDMA 
2019 AT&T Mexico GSM 
2020 Movistar Mexico GSM 
31.12.2016 AT&T USA GSM 
31.12.2019 Verizon 
Wireless 
USA CDMA 
Để hội nhập cùng với xu thế phát triển của 
ngành viễn thông trên thế giới thì việc giảm 
tài nguyên tần số 2G để triển khai 5G tại Việt 
Nam là điều tất yếu. 
4. Giải pháp quy hoạch lại băng tần GSM 
900MHz cho mạng 5G tại Việt Nam 
4.1. Băng tần thông tin di động tại Việt Nam 
Theo Sách trắng Công nghệ thông tin và 
truyền thông Việt Nam 2017 – Bộ Thông tin 
và truyền thông thì ba nhà mạng cung cấp 
dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam là Viettel, 
MobiFone, VinaPhone triển khai thương mại 
hóa mạng 2G, 3G và 4G [4]. 
Quy hoạch băng tần số cho các mạng di động 
mặt đất (PLMN) hiện tại như sau: 
Bảng 2. Băng tần thông tin di động tại Việt Nam 
Thông tin di 
động 
Công nghệ Băng tần 
2G GSM 
900 MHz 
1800 MHz 
3G WCDMA 
900 MHz 
2100 MHz 
4G LTE/LTE-A 1800 MHz 
Cả ba nhà mạng đã tái quy hoạch thành công 
băng tần GSM 1800MHz để triển khai mạng 
4G chuẩn LTE và chuẩn LTE-A. 
4.2. Giải pháp quy hoạch băng tần GSM 900 
MHz cho mạng 5G 
Phân bổ tần số 2G GSM 900 MHz cho ba nhà 
mạng hiện tại như hình 7: 
Hình 7. Phân bổ tần số ARFCN 2G 900MHz cho 
ba nhà mạng 
Mỗi kênh tần số 2G có độ rộng 200f kHz , 
tần số hướng downlink và hướng uplink tính 
theo ARFCN dựa trên các công thức [10]: 
890
5
uplink
ARFCN
f [MHz] (1) 
45downlink uplinkf f [MHz] (2) 
Từ hình 7 và công thức (1), (2) có thể suy ra 
tần số hướng downlink/uplink của các nhà 
mạng tại Bảng 3. 
Bảng 3. Dải tần số 2G hướng downlink và uplink 
Nhà 
mạng 
ARFCN 
Dải tần 
downlink 
(MHz) 
Dải tần 
uplink 
(MHz) 
Operator 
1 
1-41 935,2-943,2 890,2-898,2 
Operator 
2 
43-83 943,4-951,6 898,4-906,6 
Operator 
3 
84-124 951,8-959,8 906,8-914,8 
Theo đặc tả kỹ thuật của Liên minh viễn 
thông quốc tế ITU thì băng tần GSM 900MHz 
có thể triển khai mạng 5G có tên là n8 và hoạt 
động chế độ song công phân chia theo tần số 
FDD [11]. 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 61 
Hình 8. Quy hoạch phổ tần số kiểu đan xen công 
nghệ GSM với 5G Massive IoT 
Một số nhà mạng trên thế giới triển khai 
thành công độ rộng phổ tần dành cho IoT là 
2x3 (MHz) trên băng tần số thấp 700 MHz 
[12] nên bài báo đề xuất quy hoạch độ rộng 
phổ tần tương tự trên băng tần 900 MHz 
(<1GHz) và thực hiện khảo sát đánh giá. Kiểu 
quy hoạch tần số là phổ công nghệ 5G IoT 
chen giữa phổ công nghệ 2G GSM (sandwich 
allocation) với mục đích tối thiểu hóa nhiễu 
đồng kênh và cận kênh BCCH nên sẽ cắt 
giảm ARFCN nằm ở dải tần số trung tâm với 
số lượng kênh là 15 ứng với độ rộng phổ tần 
là 15 200 3f kHz MHz tương ứng với 
hướng downlink và uplink. 
Bài báo đưa ra giải pháp quy hoạch lại băng 
tần GSM 900 MHz qua việc cắt giảm bớt tài 
nguyên kênh tần số 2G của các nhà mạng để 
dành tài nguyên cho mạng 5G cung cấp dịch 
vụ Massive IoT trong bối cảnh tài nguyên tần 
số đang cạn kiệt. Nhóm giải pháp quy hoạch 
lại băng tần GSM 900MHz của ba nhà mạng 
được đề xuất như sau: 
Bảng 4. Giải pháp cắt giảm tần số 2G ba mạng 
Nhà 
mạng 
ARFCN 
cắt 
giảm 
Dải tần 
cắt 
giảm 
hướng 
DL 
(MHz) 
Dải tần 
cắt 
giảm 
hướng 
UL 
(MHz) 
Loại 
kênh 
Operator 
1 
14-28 937,8-
940,6 
892,8-
895,6 BCCH, 
SDCC
H, 
TCH 
Operator 
2 
55-69 946,0-
948,8 
901,0-
903,8 
Operator 
3 
97-111 954,4-
957,2 
909,4-
912,2 
Tùy vào chiến lược phát triển mạng lưới của 
các nhà mạng mà số lượng kênh cắt giảm cho 
5G có thể tăng lên nhưng phải đảm bảo cân 
bằng với số thuê bao 2G. 
4.3. Kết quả thử nghiệm cắt giảm tần số 2G 
Tiến hành thực nghiệm bằng cách đo kiểm 
quét vùng phủ 2G GSM dải tần 900MHz và 
1800MHz toàn tỉnh Khánh Hòa vào tháng 
3/2019 sau đó áp dụng các giải pháp quy 
hoạch tần số đã đề xuất để đánh giá chất lượng 
vùng phủ trước 2G trước và sau quy hoạch. 
4.3.1. Chuẩn bị dữ liệu đo kiểm 
Sử dụng máy scanner chuyên dụng quét tần 
số Nemo FSR1 của hãng Keysight 
Technologies [13] cấu hình trên phần mềm 
Nemo Outdoor quét dải tần 2G GSM 
900MHz và 1800MHz trên tuyến đường bộ 
của tỉnh Khánh Hòa. 
Hình 9. Máy scanner chuyên dụng Nemo FSR1 
4.3.2. Phân tích và đánh giá kết quả 
Các kết quả đo là những logfile sau đó nhập 
vào phần mềm phân tích TEMS Discovery 
[14] để phân tích vùng phủ 2G có được các 
kết quả sau: 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 1 
Hình 11. Vùng phủ 2G nhà mạng 1 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 2 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 62 
Hình 12. Vùng phủ 2G nhà mạng 2 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 3 
Hình 13. Vùng phủ 2G nhà mạng 3 
Thống kê dạng biểu đồ histogram phân bố mẫu 
mức thu RxLev của ba nhà mạng ở hình 14 
Hình 14. Histogram mức thu 2G RxLev của ba 
nhà mạng 
Từ biểu đồ có thể thấy chất lượng vùng phủ 
để có thể truy cập sử dụng dịch vụ 2G của ba 
nhà mạng gần như tương đương nhau. 
Thực hiện cấu hình cắt giảm tần số GSM 
900MHz ba nhà mạng trên phần mềm TEMS 
Discovery [14] như hình 15. 
Hình 15. Cấu hình các biên tần số 2G sau khi quy hoạch 
Cuối cùng xuất vùng phủ 2G của ba mạng sau 
khi thực hiện giải pháp quy hoạch lại tần số 
GSM 900MHz: 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 1 
Hình 16. Vùng phủ 2G nhà mạng 1 sau khi cắt tần số 
Hình 17. Histogram mức thu RxLev của nhà mạng 
1 trước và sau khi cắt giảm tần số GSM 900MHz 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 2 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 63 
Hình 18. Vùng phủ 2G nhà mạng 2 sau khi cắt tần số 
Hình 19. Histogram mức thu RxLev của nhà mạng 
2 trước và sau khi cắt giảm tần số GSM 900MHz 
- Bản đồ vùng phủ 2G nhà mạng 3 
Hình 20. Vùng phủ 2G nhà mạng 3 
Từ số liệu thống kê phân bố mẫu mức thu từ 
các biểu đồ Hình 17, 19 và 21 cho thấy: 
- Chất lượng vùng phủ 2G của nhà mạng 1 
sau khi quy hoạch tần số là tương đương với 
vùng phủ trước đó. 
- Chất lượng vùng phủ 2G của nhà mạng 2 và 
3 sau khi quy hoạch tần số có tỉ trọng số mẫu 
trong khoảng [-75dBm, -65dBm] cao hơn. 
Tuy nhiên, vùng phủ của 2 mạng này sau quy 
hoạch vẫn ở mức tốt – trên 96% tổng số mẫu 
RxLev 95 dBm, trong khi mức thu để thiết 
bị di động có thể giải mã thành công bản tin 
vô tuyến hiện nay tối thiểu là -105dBm. 
Hình 21. Histogram mức thu RxLev của nhà mạng 
3 trước và sau khi cắt giảm tần số GSM 900MHz 
- Sau khi quy hoạch lại tần số 2G, cắt giảm tài 
nguyên thì chất lượng vùng phủ thể hiện qua 
tham số RxLev của ba nhà mạng đều đảm bảo 
xấp xỉ 100% số mẫu đo kiểm có giá trị 
95 dBm đây là mức hoàn toàn đảm bảo 
cho việc sử dụng dịch vụ thoại trên nền công 
nghệ 2G [15]. 
5. Kết luận 
Bài báo đã trình bày hướng phát triển về 
thông tin di động 5G cũng như xu hướng phát 
triển dịch vụ băng rộng thế giới. Ngành viễn 
thông của Việt Nam cũng đang hội nhập 
chung cùng với ngành viễn thông của các 
nước phát triển trong quá trình thực hiện 
chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 
trong mọi lĩnh vực. 
Tiếp đó nghiên cứu quy hoạch tần số tại các 
nước đã triển khai thử nghiệm, thương mại 
hóa thông tin di động 5G và đưa ra giải pháp 
kỹ thuật đề xuất quy hoạch lại băng tần 2G 
GSM 900MHz cho mạng 5G hoạt động tại 
băng tần số thấp tại Việt Nam trong tương lai 
để triển khai các ứng dụng IoT diện rộng. 
Các kết quả khảo sát thực nghiệm trên thực tế 
được tiến hành tại tỉnh Khánh Hòa để đánh 
giá hiệu quả của giải pháp từ đó làm nguồn 
Phạm Quốc Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 57 - 64 
 Email: jst@tnu.edu.vn 64 
tham khảo cho các nhà mạng di động triển 
khai mạng 5G trong bối cảnh tần số vô tuyến 
ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. George Tsirtsis, “5G From Vision to Reality”, 
Qualcomm Technologies Inc., 2018. 
[2]. Technical team, “Making 5G NR a reality – 
Leading the technology inventions for a unified, 
more capable 5G air interface”, Qualcomm 
Technologies Inc., December - 2016. 
[3]. Phóng viên tạp chí ICT News, “Hôm qua, 
Viettel đã phát sóng trạm 5G đầu tiên của Việt 
Nam, tốc độ tương đương mạng 5G Verizon của 
Mỹ”, 26/4/2019, 
https://www.ictnews.vn/cntt/chuyen-doi-so/hom-
qua-viettel-da-phat-song-tram-5g-dau-tien-cua-
viet-nam-toc-do-tuong-duong-mang-5g-verizon-
cua-my-181782.ict, truy cập ngày 15/5/2019. 
[4]. Bộ Thông tin và truyền thông, “Sách trắng 
Công nghệ thông tin và truyền thông 2017”, Nhà 
xuất bản Thông tin và truyền thông, 2017. 
[5]. Cisco Public, “Cisco Visual Networking 
Index: Global Mobile Data Traffic Forecast 
Update – 2017-2022”, Cisco Systems Inc., 2019. 
[6]. George Tsirtsis, “The path to 5G New Radio”, 
Qualcomm Technologies Inc., 2017. 
[7]. George Tsirtsis, “4G and 5G technology 
seminar”, Qualcomm Technologies Inc., August - 
2018. 
[8]. Technical team, “Spectrum for 4G and 5G”, 
Qualcomm Technologies Inc., December - 2017. 
[9]. Masa Kovaleva, “Global 2G and 3G Phase 
out/Sunst: What do we know so far”, 14/5/2019, 
https://www.emnify.com/blog/global-2g-phase-
out, truy cập ngày 30/5/2019. 
[10]. Group of authors, “GSM frequency band”, 
22/5/2012,  
truy cập ngày 30/5/2019. 
[11]. Yulia Klebanova, “5G – technology, 
spectrum, early use cases”, 6/6/2018, 
https://www.itu.int/dms_pub/itu-
r/oth/0a/0E/R0A0E0000D80001PDFE.pdf, truy 
cập ngày 1/6/2019. 
[12]. Janette Stewart , “Successful deployment of 
NB-IoT will depend on spectrum choices”, 
30/1/2017, 
https://www.analysysmason.com/About- 
Us/News/Newsletter/succ essful-deployment-of-
nb-iot-jan17/, truy cập ngày 1/6/2019. 
[13]. Technical team, “Nemo Invex Product 
Description”, Anite - Finland, 2014. 
[14]. Technical team, “TEMS Discovery User 
Guide”, InfoVista Sweden AB, 2016. 
Anacom, “Assessement of Voice and Video-
telephony Services, and Network Coverage”, 10-
11/2008, 
[15].https://www.anacom.pt/streaming/methodolo
gy.pdf?contentId=873802&field=ATTACHED_FI
LE, truy cập ngày 10/6/2019. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_quy_hoach_lai_bang_tan_gsm_900mhz_cho_mang_5g_tai.pdf