Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng
Phương pháp giảng dạy chính yếu của môn học là giảng dạy lý
thuyết kết hợp với làm bài tập, thảo luận các tình huống thực tế trong
lớp học.
- Do đó, trước khi đến lớp, SV nên đọc các bài đọc bắt buộc đã được
GV ghi chú trong “Tài liệu hướng dẫn học tập môn học”.
- SV phải tham dự lớp đều đặn để nghe giảng và tự học, làm bài tập
thêm ở nhà, cũng như tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp
thì sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung môn học. Các bài giảng của GV được
thực hiện chủ yếu trên máy chiếu (Projector).
- Công cụ hỗ trợ: Máy tính & Projector, phấn và bảng viết
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM ------------------------------------------- GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Biên soạn: ThS. Nguyễn Thanh Phong Bộ môn Kinh tế xây dựng & Quản lý dự án Khoa Kỹ thuật & Công nghệ TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2008 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM ------------------------------------------- GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG I. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ GIÁO TRÌNH 1. Họ và tên: NGUYỄN THANH PHONG 2. Sinh năm: 17/11/1982 3. Ảnh: 4. Chức danh: Giảng viên - Học vị: Thạc sĩ (Quản lý dự án Xây dựng) 5. Địa chỉ liên lạc: Bộ môn Kinh tế Xây dựng & Quản lý dự án, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Phòng 312 (Lầu 3), Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Điện thoại: (08) 9300948- Di động: 090.5957580 7. Email: dhmotphcm@yahoo.com 8. Lịch tiếp sinh viên hàng tuần: Giảng viên tiếp và giải đáp thắc mắc cho sinh viên tại Văn Phòng Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Phòng 312 (Lầu 3), Trường Đại học Mở Tp.HCM, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh theo lịch như sau: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 2 Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thời gian 14:00- 17:00 14:00- 17:00 14:00- 17:00 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 3 II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC 1. Tên môn học: TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 2. Mã số Môn Học: TH2209 3. Số đơn vị học trình và giờ học: - Môn Tin học trong quản lý Xây dựng bao gồm 2 đơn vị học trình (tương ứng với 30 tiết giảng dạy lý thuyết). - Phân bổ thời gian: 30:00:15 (30 tiết giảng dạy trên lớp và 15 tiết sinh viên tự làm bài tập ở nhà). - Giờ học: Sáng thứ 5 (từ 7:00 đến 11:00) hoặc chiều thứ 5 (13:00 đến 17:00) 4. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng cơ bản về các ứng dụng của phương pháp định lượng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong các vấn đề quản lý nói chúng và quản lý dự án & tổ chức thi công xây dựng nói riêng. - Về kỹ năng: Sau khi kết thúc khóa học này, sinh viên sẽ có các khả năng như sau: + Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong khoa học quản lý để ứng dụng trong lĩnh vực quản lý dự án và thi công xây dựng; + Sử dụng thành thạo các công cụ tin học ứng dụng để phân tích định lượng trong quản lý xây dựng như: Excel, Excel Solver Premium, Excel QM, QM for Windows, ABQM, QSB, Win QSB, IORTutorial, Lindo, Lingo, Insight, Whatbest, Treeplan, Crystall Ball, @Risk, Expert Choice 5. Yêu cầu môn học: - Môn học tiên quyết: Không - Môn học trước: Toán cao cấp, Quản trị học, Thống kê ứng dụng trong quản lý, Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 4 Tin học đại cương. 6. Hình thức giảng dạy-học tập: - Phương pháp giảng dạy chính yếu của môn học là giảng dạy lý thuyết kết hợp với làm bài tập, thảo luận các tình huống thực tế trong lớp học. - Do đó, trước khi đến lớp, SV nên đọc các bài đọc bắt buộc đã được GV ghi chú trong “Tài liệu hướng dẫn học tập môn học”. - SV phải tham dự lớp đều đặn để nghe giảng và tự học, làm bài tập thêm ở nhà, cũng như tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp thì sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung môn học. Các bài giảng của GV được thực hiện chủ yếu trên máy chiếu (Projector). - Công cụ hỗ trợ: Máy tính & Projector, phấn và bảng viết. 7. Mạng hỗ trợ học tập trực tuyến dành cho sinh viên: SV truy cập vào diễn đàn elearning của trường Đại học Mở TPHCM theo địa chỉ sau: KTCN/Bộ môn Kinh tế Xây dựng và Quản lý dự án 8. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: - Sinh viên ngành Xây dựng: + Chuyên ngành Xây dựng dân dụng & Công nghiệp; + Chuyên ngành Cầu đường; + Chuyên ngành Thủy lợi- thủy điện-Cấp thoát nước; + Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng; + Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng ... - Ngoài ra, giáo trình này còn có thể dùng tham khảo cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật và quản trị kinh doanh của tất cả các trường đại học trong các môn học có liên quan như: + Phân tích định lượng trong quản lý; + Phương pháp định lượng trong quản lý; Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 5 + Vận trù học; + Khoa học trong quản lý; + Hệ hỗ trợ ra quyết định; + Tối ưu hóa; + Toán kinh tế/Toán tối ưu; + Toán ứng dụng; + Quy hoạch tuyến tính. - Giáo trình này chưa xuất bản, hiện đang lưu hành nội bộ trong trường đại học Mở Tp.HCM. 9. Từ khóa của môn học (10 từ khóa chính): - Tiếng Anh: Management Science, Quantitative Analysis, Quantitative Methods, Operations Research, Decision Science, Decision Making, Decision Analysis, Linear Programming, Simulation, Modelling. - Tiếng Việt: Khoa học quản lý, Phân tích định lượng, Phương pháp định lượng, Vận trù học, Khoa học ra quyết định, Ra quyết định, Phân tích ra quyết định, Quy hoạch tuyến tính, Mô phỏng, Mô hình hóa. 10. Tài liệu tham khảo: A- Tài liệu tham khảo chính: (sinh viên chọn một trong 3 quyển sách sau đây) [1] Bernard W. Taylor III, Virginia Polytechnic Institute and State University, 2007. Introduction to Management Science, 9th Edition, Prentice Hall International, Inc. [2] Anderson, Sweeney, Williams, University of Cincinnati, 1997. An introduction to management science: Quantitative approaches to decision making, 8th Edition, West Publishing Company. [3] Barry Render, Ralph M.Stair Jr., Michael E. Hanna, Florida State University, 2008. Quantitative Analysis for Management, 10th Edition, Prentice Hall International. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 6 (Ghi chú: Các quyển sách ở trên đều có tại thư viện trường đại học Mở Tp.HCM) B- Tài liệu tham khảo thêm: (theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới) [1] Nguyễn Thống, Cao Hào Thi, Trường đại học Bách Khoa TP.HCM, 1998. Phương pháp định lượng trong quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê. [2] Lê Văn Kiểm, Phạm Hồng Luân, 2005. Những bài toán tối ưu trong quản lý kinh doanh xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Đỗ Thị Xuân Lan, 2005. Phương pháp Định lượng và công cụ tin học ứng dụng trong quản lý xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [4] TS. Huỳnh Trung Lương, ThS. Trương Tôn Hiền Đức, 2003. Phương pháp Định lượng trong quản lý và vận hành, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. [5] Phạm Công Hà, 2007. Toán quy hoạch ứng dụng trong giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. [6] Bùi Trọng Cầu, Masahiko Kunishima, 2007. Đánh giá giải pháp thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [7] Hamdy A.Taha, University of Arkansas, Fayetteville, 2007. Operations research: An introduction, 8th Edition, Pearson Prentice Hall. [8] Hillier, Lieberman, Stanford University, 2001. Introduction to Operations Research, 8th Edition, McGraw-Hill Companies. [9] Ernest Forman, Professor of Management Science, George Washington University. Decision By Objectives: How to convince others that you are right. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 7 III. NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN GIẢNG DẠY CỦA MÔN HỌC 1. Nội dung chính của môn học Chương Nội dung Số tiết TS LT BT 1 Giới thiệu phân tích định lượng trong quản lý xây dựng 5 5 0 2 Phân tích ra quyết định 5 3 2 3 Ra quyết định đa tiêu chuẩn 5 3 2 4 Quy hoạch tuyến tính 5 3 2 5 Quy hoạch mạng 5 3 2 6 Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật 5 3 2 Tổng cộng 30 20 10 2. Hướng dẫn học tập và nội dung chi tiết: Sinh viên xem nội dung chi tiết trong từng chương của giáo trình điện tử này. IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Phương pháp đánh giá môn học Trọng số 1. Tiểu luận/Bài tập (lấy điểm kiểm tra giữa học kỳ) 30% = 3 điểm 2. Thi cuối học kỳ (Hình thức: Đề thi mở) 70% = 7 điểm Tổng cộng 100% = 10 điểm V. CÁN BỘ THAM GIA GIẢNG DẠY A - Giảng viên cơ hữu trường Đại học Mở Tp.HCM: 1. ThS. Nguyễn Thanh Phong, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại Học Mở Tp.HCM. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 8 2. ThS. Trần Trung Dũng, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại học Mở Tp.HCM. 3. Nguyễn Văn Khanh, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại Học Mở Tp.HCM. 4. Lâm Ngọc Trà My, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại học Mở Tp.HCM. B- Giảng viên thỉnh giảng: 1. PGS. Lê Văn Kiểm, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. 2. PGS. TS. Nguyễn Thống, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. 3. TS. Phạm Hồng Luân, Phó trưởng Ban quản lý dự án, Đại học quốc gia Tp.HCM. 4. ThS. Đỗ Thị Xuân Lan, Bộ môn Thi công, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2008 Trưởng Khoa duyệt Người biên soạn giáo trình điện tử TS. Hoàng Mạnh Dũng ThS. Nguyễn Thanh Phong Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 1 MU ̣C LỤC Trang Giới thiệu 1-8 Chương 1: Giới thiệu phân tích định lượng trong quản lý xây dựng 1-46 Chương 2: Phân tích ra quyết định 47-166 Chương 3: Ra quyết định đa tiêu chuẩn 167-238 Chương 4: Quy hoạch tuyến tính 239-402 Chương 5: Quy hoạch mạng 403-467 Chương 6: Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong quản lý kỹ thuật 468-544 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 7 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG (INTRODUCTION QUANTITATIVE ANALYSIS FOR CONSTRUCTION MANAGEMENT) MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn tất học tập chương 1, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Mô tả các thủ tục trong phân tích định lượng. 2. Nhận biết các ứng dụng của phân tích định lượng trong thực tế. 3. Nhận dạng các phần mềm tin học dùng để lập trình và ứng dụng giải các bài toán trong phân tích định lượng trong khoa học quản lý. 4. Phân tích bài toán điểm hòa vốn. 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Phân tích định lượng là gì? Phân tích định lượng trong quản lý là một phương pháp khoa học dựa trên các phép tính toán để nghiên cứu việc tạo ra các quyết định trong quản lý. Các thuật ngữ chuyên môn thường được dùng để chỉ các phương pháp định lượng để hỗ trợ ra quyết định bao gồm: Phân tích định lượng (Quantitative Analysis); Phương pháp định lượng (Quantitative Methods, Quantitative Approaches); Nghiên cứu tác vụ/Vận trù học (Operations Research); Khoa học quản lý (Management Science); hay Khoa học ra quyết định (Decision Science). Phương pháp định lượng bắt đầu từ dữ liệu và vai trò chính của phương pháp này là xử lý dữ liệu để đưa ra kết quả là thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình ra quyết định. Máy vi tính và các phần mềm Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 8 chuyên dụng là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích định lượng. Hình 1.1. Vai trò phương pháp định lượng trong quản lý Tuy phương pháp định lượng có vai trò quan trọng nhưng trong mọi trường hợp ra quyết định các nhà quản lý đều phải xét đến cả hai cách tiếp cận phân tích định lượng và phân tích định tính (quantitative and qualitative analysis). Chúng ta có thể dùng phân tích định lượng để xem xét các phương án như đầu tư vào ngân hàng, vào thị trường bất động sản hay vào thị trường chứng khoán bằng cách tính toán mức đầu tư phù hợp hoặc sử dụng các công cụ phân tích các chỉ số tài chính của các công ty chứng khoán hay dự báo khả năng phát triển của các công ty này. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố định tính khó lượng hóa (không thể cân, đo, đong, đếm được) như luật lệ, truyền thống văn hóa, thời tiết, thay đổi về chính sách hay những đột phá của công nghệVì vậy, ta cần phải sử dụng cách tiếp cận phân tích định tính. Trong nhiều trường hợp, phân tích định tính tỏ ra rất quan trọng hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình đưa ra các quyết định trong quản lý. 2. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ Tuy phân tích định lượng đã tồn tại từ đầu thế kỷ, nhưng phải đến đầu thập niên 1900, Frederick Winslow Taylor mới là người đi tiên phong trong việc đặt ra được những nguyên lý nền tảng cho việc áp dụng nó trong quản lý. Trong Thế chiến thứ II, rất nhiều kỹ thuật định lượng đã được nghiên cứu triển khai để hỗ trợ cho quân đội, và sau thế chiến, các kỹ thuật này đã được nhiều công ty áp dụng trong việc lập Xử lý DỮ LIỆU THÔ (RAW DATA) THÔNG TIN (INFORMATION) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 9 kế hoạch cũng như ra các quyết định về quản lý. Ngày nay, rất nhiều công ty thường xuyên duy trì một đội ngũ nghiên cứu tác vụ và khoa học về quản lý hoặc thuê các nhà tư vấn nhằm áp dụng những nguyên lý của khoa học quản lý để giải quyết các vấn đề gặp phải hoặc nghiên cứu các cơ hội đầu tư. Trong Thế chiến thứ II (World War II - 1938), tại Anh, phương pháp định lượng đã được áp dụng vào các bài toán hậu cần trong quân đội. Các nhà khoa học Anh đã dùng phương pháp định lượng để giải quyết vấn đề làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng lực lượng không quân hạn chế của họ để chống lại không lực mạnh mẽ của quân Đức. Một trong những ứng dụng phương pháp định lượng của các nhà khoa học là nghiên cứu cách sử dụng radar để triển khai và sử dụng máy bay chiến đấu. Còn tại Mỹ, các mô hình toán học của phư ... được ghi nhận trong bảng sau. Bảng 2.1. Nhu cầu tiêu thụ mũi khoan bê tông hàng ngày của cửa hàng vật liệu xây dựng Phương Nam Số lượng mũi khoan tiêu thụ (cái/ngày) Tần số (ngày) 0 15 1 30 2 60 3 120 4 45 5 30 - Số ngày để nhận được 50 đơn đặt hàng đã gửi đi trong quá khứ được cho như trong bảng sau. Bảng 2.2. Thời gian chờ (Leadtime) Lead time (ngày) Tần số (ngày) 1 10 2 25 3 15 - Tồn kho đầu kỳ vào ngày 1 (Dự trữ ban đầu) là 10 mũi khoan bê tông. - Giả sử rằng cửa hàng ông Nam mở cửa kinh doanh 200 ngày trong 1 năm. Ông Nam ước lượng các chi phí như sau: - Chi phí mỗi lần đặt hàng = 10 (USD/lần) - Chi phí tồn kho cho 1 mũi khoan bê tông = 6 USD/ năm = 6/200 = 0,03 USD/ngày - Thất thu (nếu không có mũi khoan để bán) = 8 USD/ngày Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 532 Câu hỏi đặt ra là tổng chi phí tồn kho mỗi ngày ứng với chính sách đặt hàng do ông Nam đưa ra (Q=10, ROP = 5) cho cửa hàng là bao nhiêu? 3. Cảng Vĩnh Long - Các sà lan chở đầy hàng hóa và cát san lấp xây dựng đến cảng Vĩnh Long vào ban đêm sau một chuyến đi dài dọc theo dòng sông Tiền và sông Hậu từ các thành phố ở miền Tây Nam Bộ. Một nghiên cứu của ông Long, giám đốc cảng Vĩnh Long, cho thấy rằng số lượng sà lan tháo dỡ hàng hóa hàng ngày có khuynh hướng thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của loại hàng hóa mà nó chuyên chở. Số lượng sà lan đến cảng vào mỗi đêm từ 0 đến 5 chiếc với xác suất tương ứng cho 0, 1, 2, 3, 4 và 5 chiếc đến được cho như trong bảng 1. Bảng 3.1. Số lượng các sà lan đến trong ngày Số lượng sà lan đến Xác suất 0 0,13 1 0,17 2 0,15 3 0,25 4 0,20 5 0,10 - Ông Long cũng cho biết thông tin để về tốc độ tháo dỡ hàng hóa hàng ngày (xem bảng 2). Bảng 3.2. Tốc độ tháo dỡ hàng hóa hàng ngày và khoảng các số ngẫu nhiên Tốc độ tháo dỡ (chiếc/ngày) Xác suất 1 0,05 2 0,15 3 0,50 4 0,20 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 533 5 0,10 - Theo luật tại bến cảng, ông Long còn cho biết thêm các sà lan tháo dỡ hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc FIFO (First-In, First-Out). - Bạn hãy dùng mô phỏng để nghiên cứu số lượng sà lan đến, số lượng tàu được tháo dỡ và sự trễ (do chờ đợi để tháo dỡ hàng) giúp ông Long trong chu kỳ 15 ngày. 4. Công ty cung cấp năng lượng điện Bình Minh - Công ty Bình Minh chuyên cung cấp điện tới các vùng ở nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua gần 200 máy phát điện. Các nhà quản lý của công ty thừa nhận rằng nếu công tác bảo trì các máy phát điện được tốt thì sẽ giảm thiểu các sự cố hỏng hóc của máy. Nhu cầu điện năng trong 3 năm vừa qua luôn có mức cao nên công ty rất quan tâm đến thời gian chết (thời gian ngừng hoạt động) của các máy phát điện. Bởi vì khi máy ngừng hoạt động sẽ làm công ty tốn kém rất nhiều chi phí. - Ông Minh, giám đốc công ty Bình Minh, cho biết trung bình cứ 1 máy phát điện ngừng hoạt động trong một giờ sẽ làm công ty thất thu một khoản tiền tương ứng là 75 USD. Khoản thất thu này được ước tính dựa trên việc công ty Bình Minh phải “mua lại” năng lượng điện từ các công ty cung cấp điện năng khác để bán cho khách hàng. Để giảm thiểu tình trạng này, công ty đã tuyển dụng một nhóm 4 nhân viên sửa chữa bảo trì có kỹ năng giỏi và trả lương rất hậu (khoảng 30 USD/1 giờ) làm liên tục 8 giờ/ ca, 24 giờ một ngày, và 7 ngày trong một tuần. - Cô Bình, trưởng nhóm sửa chữa bảo trì, được giao trách nhiệm chính trong việc phân tích bài toán bảo trì hỏng hóc của các máy phát điện. Cho biết thời gian giữa những xảy ra sự cố máy phát điện hỏng (ngừng hoạt động) theo thống kê thay đổi từ 0,5 giờ đến 3 giờ như trong bảng 4.1 sau đây. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 534 Bảng 4.1. Thời gian giữa những lần máy phát điện hỏng của công ty Bình Minh Thời gian giữa những lần máy hỏng (giờ) Số lần 0,5 5 1 6 1,5 16 2 33 2,5 21 3 19 - Thời gian sửa chữa máy phát điện bị hỏng của nhóm bào trì tùy theo sự cố thông thường dao động từ 1 đến 3 giờ được cho trong bảng sau đây Bảng 4.2. Thời gian phục vụ sửa chữa máy phát điện của nhóm bảo trì Thời gian yêu cầu sửa chữa máy hỏng (giờ) Số lần 1 28 2 52 3 20 Tổng 100 - Bạn hãy giúp cô Bình tiến hành mô phỏng với chu kỳ 15 lần máy hỏng. Từ đó tính toán: 1. Chi phí công tác phục vụ bảo trì máy 2. Chi phí do máy phát điện hỏng (ngừng hoạt động) 3. Tổng chi phí bảo trì của hệ thống máy phát điện 5. Ông Hoàng, chủ cửa hàng Huy Hoàng chuyên bán các loại máy nước nóng, muốn có một số lượng lớn máy nước nóng để luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng ông ta cũng nhận ra rằng điều này rất tốn kém. Ông Hoàng thu thập doanh số sản phẩm máy nước nóng tại cửa hàng mình trong hơn 50 tuần qua và ghi nhận như sau: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 535 Số lượng máy nước nóng bán được mỗi tuần Số tuần 4 6 5 5 6 9 7 12 8 8 9 7 10 3 Câu hỏi: a. Nếu ông Hoàng quyết định giữ số lượng cung cấp là 8 máy nước nóng mỗi tuần thì có bao nhiêu lần cửa hàng ông ta sẽ bị thất thu trong mô phỏng 20 tuần? (Quy ước phát số ngẫu nhiên ở cột 7 của bảng các số ngẫu nhiên bắt đầu từ số 10). b. Doanh số trung bình mỗi tuần (kể cả khi không có hàng để bán) của sản phẩm máy nước nóng trong chu kỳ mô phỏng 20 tuần là bao nhiêu? c. Nếu không dùng phương pháp mô phỏng, hãy tính giá trị kỳ vọng doanh số mỗi tuần và so sánh với kết quả ở câu b? 6. Ông Nam, giám đốc ngân hàng Phương Nam, đang muốn xác định cần có bao nhiêu nhân viên giao dịch ngân hàng (thu ngân) trong thời gian những giờ cao điểm. Chính sách của ông đưa ra tại ngân hàng là thời gian chờ đợi trung bình tối đa của khách hàng khi đến thực hiện giao dịch tại ngân hàng là không vượt quá 2 phút. Theo tình hình hiện tại, ông thu thập và thống kê được một số dữ liệu như sau: Thời gian phục vụ khách hàng được cho trong bảng sau: Thời gian phục vụ khách hàng (phút) Xác suất Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 536 0 0,00 1 0,25 2 0,20 3 0,40 4 0,15 Thời gian khách hàng đến được cho trong bảng sau: Thời gian giữa các lần khách hàng đến (phút) Xác suất 0 0,10 1 0,35 2 0,25 3 0,15 4 0,10 5 0,05 Câu hỏi: Với mô phỏng 15 khách hàng, các nhân viên giao dịch ngân hàng có đáp ứng được chính sách do ông Nam đề ra hay không? Cho biết các số ngẫu nhiên được lấy ở cột 3 và cột 1 của bảng các số ngẫu nhiên. 7. Người ta nhận xét thấy mỗi giờ có 1, hoặc 2, 3, 4, và 5 khách hàng đến một cửa hàng vật liệu xây dựng, theo luật phân phối xác suất sau: Số khách/giờ Tần số xảy ra Xác suất 1 10 0,10 2 40 0,40 3 30 0,30 4 15 0,15 5 5 0,05 100 1,00 Yêu cầu: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 537 a. Mô phỏng số khách đến tới 40 người, và tính số khách trung bình đến cửa hàng mỗi giờ; so sánh trị này với trị kỳ vọng số khách đến theo phân phối xác suất. b. Tính tổng số trung bình khách đến cửa hàng sau 20 giờ. Đáp số: a. 2,8 khách, trị kỳ vọng = 2,65 khách b. 56 khách Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 538 8. Đội phòng cháy chữa cháy thành phố nhận được điện thoại cấp cứu cách nhau hoặc 1 giờ, hoặc 2, 3, 4, 5 và 6 giờ theo phân phối xác suất như sau: Khoảng cách thời gian giữa các lần cấp cứu (giờ) Xác suất 1 0,05 2 0,10 3 0,30 4 0,30 5 0,20 6 0,05 Tổng 1,00 Đội thường trực suốt 24 giờ mỗi ngày. Yêu cầu a. Mô phỏng số lần gọi cấp cứu trong 3 ngày. b. So sánh thời gian trung bình cách quãng giữa các lần gọi cấp cứu này với thời gian kỳ vọng giữa các lần gọi theo phân phối xác suất ở bảng trên. Tại sao kết quả khác nhau? c. Tính xem có bao nhiêu lần gọi cấp cứu trong thời gian 3 ngày đó? Bạn có thể chấp nhận rằng đó là con số trung bình các lần gọi cấp cứu của 3 ngày được không? Nếu không thì bạn mô phỏng như thế nào để xác định con số trung bình này? Đáp số: a. 3,5 giờ b. Trị kỳ vọng = 3,65. Kết quả khác nhau vì số lượng mô phỏng quá ít. c. Có 21 lần gọi cấp cứu trong thời gian 3 ngày, đây chưa phải là con số trung bình, cần phải mô phỏng nhiều hơn. 9. Cho biết thời gian giữa các lần đến một bến bốc dỡ của các sà lan chở cát theo phân phối xác suất như sau: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 539 Thời gian giữa các lần đến (ngày) Xác suất 1 0,05 2 0,10 3 0,20 4 0,30 5 0,20 6 0,10 7 0,05 Tổng 1,00 Thời gian để bốc cát khỏi sà lan theo phương pháp xác suất như sau: Thời gian bốc dỡ cát (ngày) Xác suất 3 0,10 4 0,20 5 0,40 6 0,30 Tổng 1,00 Yêu cầu tính a. Thời gian chờ đợi trung bình của 20 lần đến đầu tiên. b. Số sà lan chờ đợi trung bình trong hàng. c. Tổng thời gian chờ đợi trong hệ. Đáp số: a. Thời gian chờ đợi trung bình = 12,85 ngày b. Số sà lan chờ đợi trung bình trong hàng = 2,1 chiếc c. Tổng thời gian chờ đợi trong hệ = 17,85 ngày Nhận xét: Các kết quả không ổn định. 10. Trong một ngày phụ đạo đồ án tốt nghiệp, các sinh viên ngành xây dựng xếp hàng trước văn phòng khoa KTCN để đợi vào sửa bài. 12 sinh viên đến rải rác theo phân phối xác suất như sau: Thời gian giữa các lần đến (phút) Xác suất Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 540 14 0,20 16 0,30 18 0,40 20 0,10 Tổng 1,00 Thời gian sửa bài theo phân phối xác suất như sau: Thời gian sửa bài (phút) Xác suất 15 0,30 20 0,50 25 0,20 Tổng 1,00 Yêu cầu tính a. Thời gian chờ đợi trung bình trong hàng. b. Số người trung bình trong hàng. c. Tổng thời gian trung bình trong hệ. Đáp số: a. Thời gian chờ đợi trung bình trong hàng = 20 phút b. Chiều dài trung bình của hàng = 0,5 sinh viên c. Tổng thời gian trung bình trong hệ = 40 phút 11. Nhu cầu về một mặt hàng vật liệu xây dựng thay đổi hàng tuần, theo phân phối xác suất như sau: Nhu cầu (chiếc) Xác suất 0 0,10 1 0,15 2 0,30 3 0,25 4 0,20 Tổng 1,00 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 541 Thời gian đợi hàng về sau khi đặt hàng (tính bằng tuần) cũng thay đổi theo phân phối xác suất như sau: Thời gian đợi hàng (tuần) Xác suất 1 0,35 2 0,45 3 0,20 Tổng 1,00 Phí đặt hàng = 20 USD/lần Phí bảo quản = 2 USD/chiếc/tuần Phí thiếu hàng = 10 USD/chiếc/tuần - Lượng tồn trữ ban đầu = 4 chiếc - Lượng hàng đặt mỗi lần là Q = 5 ¸ 10 chiếc - Mức đặt hàng là R = 3 ¸ 6 chiếc Mô phỏng chi phí tồn trữ hàng tuần trong khoảng thời gian 20 tuần. Yêu cầu tính - Chi phí tồn trữ cả năm nhỏ nhất - Lượng hàng đặt nhỏ nhất - Mức đặt hàng thấp nhất Đáp số: - Chi phí tồn trữ cả năm nhỏ nhất = 550 USD - Lượng hàng đặt nhỏ nhất = 9 chiếc - Mức đặt hàng thấp nhất = 3 chiếc 12. Nhu cầu hàng ngày về một mặt hàng vật liệu xây dựng thay đổi theo phân phối xác suất như sau: Nhu cầu hàng ngày (chiếc) Xác suất 17 0,05 18 0,10 19 0,20 20 0,30 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 542 21 0,20 22 0,10 23 0,05 Tổng 1,00 Thời gian đợi hàng về sau khi đặt hàng (tính bằng ngày) cũng biến động theo phân phối xác suất như sau: Thời gian đợi hàng (ngày) Xác suất 1 0,10 2 0,20 3 0,40 4 0,20 5 0,10 Tổng 1,00 Phí đặt hàng = 100 USD/ lần Phí bảo quản = 10 USD/chiếc/năm Phí thiếu hàng = 100 USD/chiếc/năm - Lượng tồn trữ ban đầu = 80 chiếc - Lượng hàng đặt mỗi lần cố định là Q = 200 chiếc - Mức đặt hàng là R = 30 ¸ 70 chiếc Mô phỏng chi phí tồn trữ hàng tuần trong khoảng thời gian 30 ngày. Yêu cầu tính - Chi phí tồn trữ cả năm nhỏ nhất - Lượng hàng đặt nhỏ nhất - Mức đặt hàng thấp nhất Đáp số: - Chi phí tồn trữ cả năm nhỏ nhất = 270.600 USD - Lượng hàng đặt nhỏ nhất = 200 chiếc - Mức đặt hàng thấp nhất = 56 chiếc Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 543 16. SÁCH VÀ WEBSITE THAM KHẢO 16.1. Sách tham khảo [1] Nguyễn Thống, Cao Hào Thi, Trường đại học Bách Khoa TP. HCM, 1998. Phương pháp định lượng trong quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê. [2] Lê Văn Kiểm, Phạm Hồng Luân, 2005. Những bài toán tối ưu trong quản lý kinh doanh xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Huỳnh Trung Lương, Trương Tôn Hiền Đức, 2003. Phương pháp Định lượng trong quản lý và vận hành, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. [4] Bernard W. Taylor III, Virginia Polytechnic Institute and State University, 2007. Introduction to Management Science, 9th Edition, Prentice Hall International, Inc. [5] Anderson, Sweeney, Williams, University of Cincinnati, 1997. An introduction to management science: Quantitative approaches to decision making, 8th Edition, West Publishing Company. [6] Barry Render, Ralph M.Stair Jr., Michael E. Hanna, Florida State University, 2008. Quantitative Analysis for Management, 10th Edition, Prentice Hall International. [7] Hamdy A.Taha, University of Arkansas, Fayetteville, 2007. Operations research: An introduction, 8th Edition, Pearson Prentice Hall. [8] Hillier, Lieberman, Stanford University, 2001. Introduction to Operations Research, 8th Edition, McGraw-Hill Companies. 16.2. Website tham khảo Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 6. Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ thuật GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 544 hill.com/sites/0073129038/information_center_view0/ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.
File đính kèm:
- giao_trinh_tin_hoc_trong_quan_ly_xay_dung.pdf