Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một đô thị trọng điể m và là trung

tâm phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Duyên hải

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phấ n đấ u đầ u tư xây

dự ng phá t triể n đế n năm 2020 trở thà nh đô thị trự c

thuộ c Trung ương. Qua đó góp phần tích cực để

thúc đẩy cho sự phát triển chung của các tỉnh trong

khu vực và cả nước. Với nguồn thu ngân sách bì nh

quân hàng năm trên 10.000 tỷ đồng; trong đó nguồ n

vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công

trình xây dự ng là rất lớn (chiế m 25 - 30% tổ ng đầ u tư

phá t triể n toà n xã hộ i) [4]. Hiện nay, trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp

có tham gia vào lĩnh vực hoạt động xây dựng, do

đó công tá c quả n lý đầ u tư xây dựng, quả n lý chất

lượng trong lĩnh vực xây dựng cầ n phả i đượ c quan

tâm giá m sá t chặ t chẽ liên tục và thường xuyên. Vì

vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối

với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là

vấn đề quan trọ ng và cốt lõi để đầ u tư xây dự ng

công trình đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu ngày

càng tố t hơn cho xã hội

pdf 6 trang dienloan 18400
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
COMPLETION OF QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION USING 
OF STATE BUDGET IN KHANH HOA PROVINCE
Cao Thanh Vũ1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 15/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 06/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẲT
Nghiên cứu phân tích công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh 
Khánh Hòa. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các cơ quan quản lý Nhà nước và điều tra khảo sát chuyên gia để xác định các 
nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Qua đó, đề xuất một 
số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà 
nước tại Khánh Hòa: (i) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật; (ii) Cải thiện các yếu tố liên 
quan đến kết quả khảo sát; (iii) Hoàn thiện quá trình quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; (iv) Hoàn thiện quá trình quản 
lý của chủ đầu tư; (v) Hoàn thiện quá trình quản lý của các nhà thầu; (vi) Hoàn thiện quá trình giám sát, phản biện xã hội.
Từ khóa: quản lý chất lượng, công trình xây dựng, Khánh Hòa
ABSTRACT
The study analyzes quality management of construction which is using of state budget in Khanh Hoa province. This 
study based on the data of the state management agencies and expert surveys to determine the underlying cause for the 
exist problems in quality management of construction. Thereby, it proposes solutions to improve the quality management 
of construction which is using of state budget in Khanh Hoa: (i) Revise, amend, supplement legal guidance documents; 
(ii) Improving the factors which related to the results of the survey; (iii) Improving the management process of state 
management agencies; (iv) Improving the management process of the investor; (v) Improving the management process of 
the contractor; (vi) Improving the monitoring process, social debate.
Keywords: quality management, construction, Khanh Hoa
1 Cao Thanh Vũ: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa là một đô thị trọ ng điể m và là trung 
tâm phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Duyên hải 
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phấ n đấ u đầ u tư xây 
dự ng phá t triể n đế n năm 2020 trở thà nh đô thị trự c 
thuộ c Trung ương. Qua đó góp phần tích cực để 
thúc đẩy cho sự phát triển chung của các tỉnh trong 
khu vực và cả nước. Với nguồn thu ngân sách bì nh 
quân hàng năm trên 10.000 tỷ đồng; trong đó nguồ n 
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công 
trình xây dự ng là rất lớn (chiế m 25 - 30% tổ ng đầ u tư 
phá t triể n toà n xã hộ i) [4]. Hiện nay, trên địa bàn 
tỉnh Khánh Hòa có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp 
có tham gia vào lĩnh vực hoạt động xây dựng, do 
đó công tá c quả n lý đầ u tư xây dựng, quả n lý chất 
lượng trong lĩnh vực xây dựng cầ n phả i đượ c quan 
tâm giá m sá t chặ t chẽ liên tục và thường xuyên. Vì 
vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối 
với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là 
vấn đề quan trọ ng và cốt lõi để đầ u tư xây dự ng 
công trình đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu ngày 
càng tố t hơn cho xã hội. Do đó, việc nghiên cứu 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189
“Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công 
trình xây dự ng sử dụng nguồ n vốn ngân sách Nhà 
nướ c tại tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đố i tượ ng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là công tác quản 
lý chất lượng các công trình xây dự ng sử dụng 
nguồ n vốn ngân sách Nhà nướ c tại tỉnh Khánh Hòa. 
1.2. Phạ m vi nghiên cứu
Phạ m vi nghiên cứ u là công tác quản lý chất 
lượng các công trình xây dự ng sử dụng nguồ n vốn 
ngân sách Nhà nướ c tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạ n 
2009 - 2013. 
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng đồng thời số liệu thứ 
cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông 
qua báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh 
Khánh Hòa, Sở Xây dựng Khánh Hòa, các thông 
tin qua mạng Internet. Dữ liệu sơ cấp được thu thập 
trực tiếp bởi tác giả thông qua bảng câu hỏi điều tra 
chuyên gia.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được áp dụng trong nghiên 
cứu này là: thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích, so 
sánh. Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia được 
thực hiện nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm của 
công tác quản lý chất lượng. Các chuyên gia được 
mời phỏng vấn bao gồm cá c Sở : Kế hoạ ch và Đầ u 
tư, Xây dự ng, Y tế , Giao thông vậ n tả i; Ban Quản 
lý dự á n Cả i thiệ n vệ sinh môi trườ ng thà nh phố 
Nha Trang, Ban Quản lý dự á n cá c công trì nh Trọ ng 
Điể m, Ban Quản lý dự á n cá c công trì nh Giao thông 
và Thủy lợ i, Ban Quản lý dự á n cá c công trì nh Xây 
dự ng dân dụ ng.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà 
nước công tác quản lý chất lượng công trình 
xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại 
Khánh Hòa
Ngoài các chức năng quản lý Nhà nước về chất 
lượng công trình xây dựng được quy định trước đây, 
thì nay theo quy định mới cá c cơ quan quả n lý công 
trì nh xây dự ng chuyên ngà nh còn đượ c bổ sung 
thêm các chức năng như: kiểm tra thường xuyên, 
định kỳ theo kế hoạch hàng năm các tổ chức, cá 
nhân, công trình xây dựng trên địa bàn, thẩm tra 
hồ sơ thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành 
(kể cả nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước); kiểm 
tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình 
vào sử dụng.
Theo quy định hiệ n nay, Sở Xây dựng thực hiện 
thẩm tra thiết kế công trình: nhà máy xi măng cấp 
II và cấp III; nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở 
riêng lẻ từ 07 tầng trở lên; công trình công cộng từ 
cấp III trở lên; công trình hạ tầng kỹ thuật từ cấp III 
trở lên (sử dụ ng nguồ n vốn ngân sách nhà nướ c), 
cấp II trở lên (cá c nguồ n vốn khác) và công trình xử 
lý chất thải rắn độc hại.
Trong cơ cấu tổ chức bộ má y của Sở Xây dựng, 
Phòng Kỹ thuật Chất lượng (đơn vị trực thuộc và 
chịu trách nhiệm chính trong thực thi nhiệm vụ quản 
lý chất lượng công trình xây dựng) hiện nay chỉ có 
04 biên chế. Do vậy, với các chức năng, nhiệm vụ 
được tăng thêm như đã nêu trên, thì khả năng đảm 
nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao là vô cùng 
khó khăn. 
Nhờ công tác quản lý Nhà nước về chất lượng 
công trình xây dựng, trong nhữ ng năm gầ n đây 
ngà nh xây dự ng Khá nh Hòa có nhiề u tiế n bộ , đã có 
nhiề u công trì nh đạ t giả i thưở ng kiế n trú c. Tuy nhiên, 
trong quá trì nh triể n khai tạ i tỉ nh Khá nh Hòa cũ ng 
gặ p rấ t nhiề u hạ n chế , yế u ké m gây ả nh hưở ng đế n 
công tá c quả n lý chấ t lượ ng công trì nh. Mộ t số sự 
cố liên quan đến xây dựng công trì nh như: Sự cố sạ t 
lở Khu nộ i trú củ a Trườ ng THPT Lạ c Long Quân - 
huyệ n Khá nh Vĩ nh (năm 2010); Hư hỏ ng đườ ng Nha 
Trang đi Đà Lạ t (đoạ n Diên Khá nh: Khá nh Vĩ nh - 
năm 2012); Sự cố dầ m sà n tầ ng 3 - công trì nh Trung 
tâm y tế dự phò ng - thị xã Ninh Hòa không đạ t má c 
bê tông theo thiế t kế - năm 2012) [3]. 
2. Kết quả khảo sát công tác quản lý chất lượng 
sử dụng nguồ n vốn ngân sách tại tỉnh Khánh Hòa
Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc 
(2008) [2], Trịnh Ngọc Chuân (2002) [1]và ý kiến 
của các chuyên gia, tác giả xây dựng bảng khảo sát 
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử 
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Khánh 
Hòa. Thông qua ý kiến của các chuyên gia đang 
hoạt động trong lĩ nh vự c đầ u tư xây dựng và cá c 
chủ thể quả n lý , khai thá c, sử dụ ng công trì nh xây 
dự ng, để đánh giá công tác quản lý chất lượng các 
công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách 
Nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa, kết quả sơ bộ về sự 
đánh giá của người tham gia xây dựng đối với công 
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng 
vốn ngân sách Nhà nước tại Khánh Hòa.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 1. Thống kê mô tả giá trị trung bình (mean) kết quả khảo sát công tác quản lý chất lượng
sử dụng nguồ n vốn ngân sách tại tỉnh Khánh Hòa
 Biến 
quan sát Nội dung
Công trình 
dân dụng
Công trình 
công nghiệp
Công trình 
giao thông 
Công trình 
thủy lợi
Công trình 
khác 
Cá c yế u tố liên quan đế n năng lực quản lý
NLQL1
Năng lự c quả n lý củ a Sở Xây dựng (Sở quản 
lý công trình xây dựng chuyên ngành) trong 
quản lý chấ t lượ ng củ a công trình.
1,88 2,88 3,00 2,88 3,00
NLQL2
Năng lự c quản lý củ a đơn vị tư vấn giám sát 
các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân 
sách được chọn. 
1,75 2,88 2,75 2,75 2,88
NLQL3
Năng lự c quản lý củ a đơn vị tư vấn quản lý 
dự án sử dụng vốn ngân sách của Khánh 
Hòa được chọn. 
1,75 3,00 2,75 2,88 3,00
NLQL4
Năng lự c quản lý củ a đơn vị chủ đầu tư xây 
dựng có sử dụng vốn ngân sách được tỉnh 
chọn. 
1,88 2,88 3,00 2,63 3,00
Cá c yế u tố liên quan đế n công nghệ – kỹ thuật
CN1
Mứ c độ ứ ng dụ ng công nghệ mớ i của đơn vị 
thi công trong xây dựng công trình vốn ngân 
sách của tỉnh. 
2,50 2,75 2,75 1,63 2,38
CN2
Chất lượng công tác giám sát của tư vấn đối 
với công trình sử dụng vốn ngân sách của 
tỉnh đã thực hiện tốt theo qui định.
2,88 2,88 2,50 1,75 3,00
CN3
Công tác kiểm tra về chất lượng công trình 
của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng 
công trình của tỉnh đã làm hết chức trách và 
nghiêm túc 
3,00 2,75 2,63 1,75 3,13
CN4
Khả năng thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự 
toán của Sở Xây dựng (Sở quản lý công trình 
xây dựng chuyên ngành) đạt yêu cầu về tiến 
độ và hiệu quả
2,63 3,00 2,88 1,88 3,00
CN5 Công tác tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư đúng luật và hiệu quả 2,88 2,88 2,75 2,88 2,88
CN6
Chất lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuậ t – dự 
toá n các công trình xây dựng sử dụng vốn 
ngân sách nhà nước đạt yêu cầu
2,88 2,75 2,75 2,00 2,88
CN7
Năng lực chuyên môn của các đơn vị tư vấn 
thiết kế các công trình sử dụng vốn ngân 
sách của tỉnh Khánh Hòa đạt yêu cầu
2,75 2,88 2,50 1,88 2,88
Cá c yế u tố liên quan đế n nguồn nhân lực
NL1
Chất lượng nguồn nhân lực của các Nhà thầu 
xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách 
đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình
2,63 2,88 1,50 2,88 2,75
NL2
Chất lượng nguồn nhân lực của Sở Xây dựng 
(Sở quản lý công trình xây dựng chuyên 
ngành) đáp ứng yêu cầu công tác quản lý 
chất lượng công trình
3,00 2,88 1,63 3,13 3,00
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191
NL3
Chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị tư 
vấn xây dựng công trình vốn ngân sách đáp 
ứng yêu cầu 
2,88 2,88 1,50 2,88 3,13
NL4 Chất lượng nguồn nhân lực quản lý xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu 2,75 2,88 1,75 3,00 2,88
Cá c yế u tố liên quan đế n sự trao đổi thông tin
TT1
Sự phố i hợ p chặ t chẽ , thườ ng xuyên trao đổi 
thông tin của ban chỉ huy công trườ ng và chủ 
đầu tư cùng cơ quan quản lý Nhà nước về 
chất lượng công trình kịp thời
2,75 3,00 2,88 2,75 3,13
TT2 Các thông tin về công trình xây dựng được công khai đầy đủ tại địa điểm thi công 2,88 2,88 2,75 3,00 2,75
TT3
Sự giám sát của các tổ chức xã hội và người 
dân đối với các công trình phục vụ dân sinh 
sử dụng vốn ngân sách được phát huy tối đa
2,88 3,00 2,75 2,88 2,88
Cá c yế u tố liên quan đế n tài chính
TC1
Năng lự c tài chính của đơn vị thi công các 
công trình sử dụng vốn ngân sách được đảm 
bảo
3,00 1,88 2,63 3,00 3,13
TC2 Tiến độ cấp vốn cho các công trình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh đúng tiến độ 2,88 2,00 2,63 2,88 3,00
TC3
Thủ tục thanh toán, cấp phát vốn các công 
trình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh nhanh 
gọn, kịp thời.
3,00 2,00 2,50 2,88 2,75
Cá c yế u tố liên quan đế n vật tư, thiết bị
VT1
Kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị của đơn vị 
thi công các công trình xây dựng sử dụng vốn 
ngân sách được đảo bảo
3,00 3,00 2,50 3,00 1,88
VT2
Chủng loại vật tư, thiết bị được chỉ định sử 
dụng cho công trình sử dụng vốn ngân sách 
Nhà nước là hiệu quả
2,75 2,75 2,50 2,88 1,63
VT3
Công tác phê duyệt điều chỉnh các phát sinh 
do sự biến động giá của vật tư, nhân công, 
thiết bị của các cơ quan quản lý Nhà nước 
kịp thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi 
công
2,13 3,00 2,88 2,75 1,38
Cá c yế u tố liên quan đế n địa điểm xây dựng công trình
CT1
Điều kiện địa chất, thuỷ văn ở địa điểm xây 
dựng của các công trình sử dụng vốn ngân 
sách nhà nước được lựa chọn hợp lý, hiệu 
quả
3,00 3,25 3,13 3,00 3,25
CT2
Địa điểm của các công trình xây dựng sử 
dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh 
Hòa phù hợp với qui hoạch chung, việc giải 
phóng mặt bằng tiết kiệm, hiệu quả.
2,75 3,00 3,00 3,00 2,75
CT3
Điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuậ t ở địa điểm 
xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách 
được triển khai kịp thời đảm bảo tốt cho việc 
thi công công trình
3,00 2,63 2,88 2,63 2,s75
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Qua bảng thống kê mô tả, với các chỉ tiêu được 
đo bởi thang Likert (5 điểm), kết quả cho thấy đánh 
giá của các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực xây 
dựng về công tác quản lý chất lượng các công trình 
xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 
tại Khánh Hòa như sau: Đối với công tác quản lý 
chất lượng công trình dân dụng, điểm trung bình 
thấp nhất là cá c yế u tố liên quan đế n năng lực quản 
lý; Đối với công tác quản lý chất lượng công trình 
công nghiệp, điểm trung bình thấp nhất là cá c yế u 
tố liên quan đế n tài chính; Đối với công tác quản lý 
chất lượng công trình giao thông, điểm trung bình 
thấp nhất là cá c yế u tố liên quan đế n nguồn nhân 
lực; Đối với công tác quản lý chất lượng công trình 
thủy lợi, điểm trung bình thấp nhất là cá c yế u tố liên 
quan đế n công nghệ - kỹ thuật; Đối với công tác 
quản lý chất lượng công trình khác, điểm trung bình 
thấp nhất là cá c yế u tố liên quan đế n vật tư, thiết bị.
3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất 
lượng các công trình xây dự ng sử dụng vốn 
ngân sách Nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa 
3.1. Những thành tựu đạt được
Những năm gần đây, do tăng cường công tác 
quản lý nên chất lượng các công trình xây dựng trên 
địa bàn tỉnh Khá nh Hòa được nâng lên rõ rệt. Từ 
năm 2007 đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có rấ t 
nhiề u công trình được Bộ Xây dựng và Công đoàn 
ngành xây dựng Việt Nam công nhận là công trình 
đạt Huy chương Vàng - chất lượng cao và bằng 
công trình chất lượng cao. 
Có được kết quả đó là nhờ đị a phương đã tậ p 
trung các nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết 
cấu hạ tầng được tăng cao. Các công trình xây dựng 
đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu 
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Để tăng cường công tá c quản lý dự án, quản lý 
chất lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản 
lý Nhà nước về xây dựng tại tỉnh Khánh Hòa đã triể n 
khai thự c hiệ n mộ t số nộ i dung công việ c sau:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc 
áp dụng văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, 
Thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng nhằm 
tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện 
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Đề ra các chủ trương, chính sách khuyến 
khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu 
mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học 
trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công nhân nhằm 
nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu 
tư xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công 
trình xây dựng nói riêng.
- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các 
tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các hội đồng 
nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, 
phòng giám định.
- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức 
thực hiện theo tiêu chuẩn quố c tế (ISO) 9001:2000, 
tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình 
huy chương vàng chất lượng cao của ngành, công 
trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành.
Phải thấy rằng các văn bản hướng dẫn cụ thể 
việc áp dụng văn bản pháp quy về cơ bản đã đủ điều 
kiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chỉ 
cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên Chủ đầu tư, 
Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các Nhà thầu (khảo 
sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám 
sát, thi công xây lắp) thực hiện đầy đủ chức năng 
của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình 
tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy 
phạm nghiệm thu công trình xây dựng.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây 
dựng chưa đủ năng lực kiểm tra kiểm soát từ khâu 
thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình, 
thẩm định dự án, đến công tác lập quy hoạch, lập hồ 
sơ thiết kế, công tác kiểm tra nghiệm thu công trình 
hoàn thành đưa vào sử dụng. 
- Nhận thức về công tác quản lý chất lượng của 
một số Chủ đầu tư còn hạn chế. 
- Nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ các điều kiện 
về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật 
của dự án. Nhiều tổ chức tư vấn xây dựng, doanh 
nghiệp xây lắp năng lực chuyên môn còn yếu.
- Cơ quan thanh tra, kiểm tra chưa phát huy hết 
tác dụng. Việc thực hiện chế tài về xử phạt vi phạm 
hành chính trong hoạt động xây dựng đôi khi chưa 
thật kiên quyết. 
- Công tác giám sát cộng đồng, phản biện xã 
hội: các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, 
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên 
quan theo quy định của pháp luật chưa được quan 
tâm đúng mức, chưa có điều kiện tiến hành các hoạt 
động hợp pháp trong công tác giám sát các dự án 
đầu tư.
Về nguyên nhân có thể phân thành 2 loại: Về 
nguyên nhân khách quan: hệ thống văn bản, luật 
qui định của Trung ương còn nhiều bất cập, thiếu 
nhất quán Về nguyên nhân chủ quan: Hệ thống 
quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng 
vốn ngân sách Nhà nước tại Khánh Hòa còn tồn tại 
nhiều yếu kém, còn mang tính chủ quan.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong công tác quản lý chất lượng các công 
trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 
tại tỉnh Khánh Hòa, đã ban hành các văn bản hướng 
dẫn cụ thể việc áp dụng văn bản pháp quy như Luật, 
Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây 
dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ 
chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây 
dựng. Có chính sách khuyến khích các đơn vị, 
tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn quố c tế , tuyên 
dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy 
chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình 
chất lượng tiêu biểu của liên ngành.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát công tác quản lý 
chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân 
sách Nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa cho thấy từ các 
nguyên nhân của kết quả khảo sát, nghiên cứu đề 
xuất một loạt các kiến nghị giải pháp góp phần hoàn 
thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây 
dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại 
tỉnh Khánh Hòa.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu 
tiếp theo: Việc bố trí lấy mẫu thuận tiện chưa đảm 
bảo phân phối mẫu đều khắp. Do vậy, ý kiến cảm 
nhận của cá c chuyên gia đượ c trao đổ i, phỏ ng vấ n 
đối với công tác quản lý chất lượng công trình xây 
dựng có thể chưa thậ t đầy đủ. Các nghiên cứu tiếp 
theo sẽ hoàn thiện các hạn chế này.
2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết và 
các vấn đề trọng điểm mà Khánh Hòa cần phải thực 
hiện để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về 
chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân 
sách Nhà nước: 
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng 
dẫn quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công 
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại 
Khánh Hòa.
- Cải thiện các yếu tố liên quan đến kết quả 
khảo sát về công tác quản lý chất lượng công trình 
xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh 
Khánh Hòa.
- Hoàn thiện quá trình quản lý của cơ quan 
quản lý Nhà nước về xây dựng tại tỉnh Khánh Hòa.
- Hoàn thiện quá trình quản lý của chủ đầu tư 
về công tác quản lý chất lượng các công trình xây 
dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh 
Khánh Hòa.
- Hoàn thiện quá trình quản lý của các nhà thầu 
về công tác quản lý chất lượng các công trình xây 
dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh 
Khánh Hòa.
- Hoàn thiện quá trình giám sát, phản biện xã 
hội về công tác quản lý chất lượng các công trình 
xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh 
Khánh Hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Ngọc Chuân (2002), Một số vấn đề về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở xí nghiệp xây dựng số 2 thuộc 
công ty xây dựng 4, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty Tây Hồ, Trường 
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2013), Kết quả thanh tra về hoạt động quản lý trật tự xây dựng giai đoạn 2010 - 2013, 
Khá nh Hòa. 
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2013), Đề á n xây dự ng tỉ nh Khá nh Hoà trở thà nh đô thị trự c thuộ c trung ương và o năm 
2020, Khá nh Hòa.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_chat_luong_cac_cong_trinh_xay_du.pdf