Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu

Giới thiệu khái niệm biện pháp phòng vệ thương mại

Các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần chính

sách thương mại của các nước phát triển và đang phát

triển. Các biện pháp này được sử dụng nhằm bảo vệ các

ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh

nước ngoài, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vệ. Trong khi các biện pháp chống

bán phá giá và chống trợ cấp được sử dụng để giảm bớt

hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh, thì các biện

pháp tự vệ lại được sử dụng nhằm giúp các ngành công

nghiệp nội địa thêm thời gian để điều chỉnh tăng cường

tự do hóa thương mại.

Ngoài việc bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa khỏi

cạnh tranh từ các nước bên ngoài, các biện pháp phòng

vệ thương mại còn được sử dụng như hàng rào ngăn cản

gia nhập thị trường. Các vòng đàm phán liên tục về tự

do hóa thương mại theo các quy định của Hiệp ước

chung về thuế quan và thương mại (GATT), đỉnh điểm

là tại vòng đàm phán Uruguay, đã hạ thấp mức thuế

trên toàn thế giới. Do vậy, các ngành công nghiệp nội

địa vốn vẫn được chính sách sưu thuế cao che chở lâu

nay, giờ bị đặt vào tình thế nguy hiểm khi phải cạnh

tranh với các đối thủ nước ngoài. Điều đó dẫn đến việc

các ngành công nghiệp hoạt động không hiệu quả giờ

đây không đủ khả năng cạnh tranh với các hàng nhập

khẩu và có thể sẽ phải hứng chịu thiệt hại, ví dụ như

giảm doanh số hoặc giảm lợi nhuận. Nếu như những

thiệt hại này có thể quy trách nhiệm cho hàng nhập

khẩu, thì tùy vào từng trường hợp, người ta có thể áp

dụng biện pháp phòng vệ dưới dạng chống bán phá giá,

chống trợ cấp, hoặc tự vệ.

pdf 310 trang Bích Ngọc 03/01/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu

Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
Hệ thống kinh doanh và thương mại đa phương 
Hướng dẫn về các biện pháp 
đảm bảo cạnh tranh thương mại 
bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu 
Pháp luật, thực tiễn và thủ tục 
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ 
 (Bản dịch) 
Geneva, 2006 
Lời cảm ơn 
Jean-Francois Bellis và Philippe De Baere, các đối tác của văn phòng 
Brussels của Van Bael & Bellis, đã viết ấn phẩm này. Họ hoàn toàn chịu 
trách nhiệm về những ý kiến được trình bày trong tài liệu này. Họ muốn 
gửi lời cảm ơn tới Charlie Juien và Oscar Corvalan về những đóng góp 
quan trọng cho việc biên soạn công trình này. 
Peter Naray, nguyên Tư vấn viên cấp cao về Hệ thống thương mại đa 
phương, phối hợp chuẩn bị cho ấn phẩm này. 
R.Badrinath, giám đốc bộ phận Dịch vụ hỗ trợ thương mại, đã hỗ trợ liên 
tục cho dự án. 
Alison Southby đã biên tập cuốn sách. Bản mẫu in và bản sao cuối cùng 
được thực hiện bởi Isabel Droste. 
Lời tựa 
Theo các hiệp định của WTO, các nước thành viên có quyền áp dụng các 
biện phòng vệ thương mại dưới các hình thức chống bán phá giá, chống trợ 
cấp, hoặc các biện pháp tự vệ, tùy thuộc vào các nguyên tắc cụ thể. Tầm 
quan trọng của những quy định này đã được nêu bật trong Hội nghị Bộ 
trưởng của WTO tổ chức tại Doha. Tại đây, các nước thành viên đã thống 
nhất đàm phán nhằm mục đích phân loại và cải thiện các hình thức xử lý 
theo các hiệp định thi hành Điều VI của GATT 1994 và các hiệp định về 
trợ cấp và các biện pháp đối kháng’ (khổ 28 trong bản tuyên bố của Bộ 
trưởng) 
Từ năm 1995 cho đến năm 2004, hơn 2.400 cuộc điều tra về chống bán 
phá giá đã được khởi xướng. Mục tiêu chính của gần ba phần tư các cuộc 
điều tra trên là các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển và các 
nước chuyển đổi. Theo như những kinh nghiệm của Trung tâm thương mại 
quốc tế được thu thập bởi chương trình World Tr@de Net, việc kinh doanh 
ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tập trung vào 
sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng “nhạy cảm”, điều đó khiến cho 
người ta nghĩ rằng các cuộc điều tra chống bán phá giá, hoặc các mối đe 
dọa của nó là rào cản gia nhập thị trường đáng kể khi tham gia một loạt 
các thị trường lớn. 
Các bên có dính líu đến chống bán phá giá và các vụ kiện liên quan đến 
các biện pháp phòng vệ thương mại khác có thể là các nhà nhập khẩu và 
các nhà sản xuất nội địa của sản phẩm được điều tra, thường thì những đối 
tượng này biết rất ít về thủ tục và những gì họ bị đòi hỏi. Họ không biết 
các luật cơ bản liên quan đến các Hiệp định của WTO và/hoặc liên quan 
đến thực hiện pháp luật quốc gia. Do đó, họ rất hạn chế về những kiến thức 
về quyền lợi của mình, dẫn đến không được chuẩn bị tốt để bảo vệ lợi ích 
cho chính doanh nghiệp mình. Mong muốn của nhiều đối tác ITC về việc 
công khai giải thích cho doanh nhân về các luật áp dụng cơ bản, cùng cách 
áp dụng vào các vụ kiện ngày càng tăng. 
Để đáp lại mong muốn này, ITC đã xuất bản loạt sách Hướng dẫn doanh 
nghiệp về Các biện pháp phòng vệ thương mại. Những ấn phẩm trong loạt 
sách này liên quan đến những quy tắc và áp dụng biện pháp phòng thương 
mại của Cộng đồng Châu Âu, Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Canada, Nam Phi 
và Liên minh thuế quan miền nam Châu Phi (SACU), và Brazin. Ba cái 
tên đầu tiên được nêu trên là những nơi có truyền thống sử dụng và sử 
dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, một vài 
năm vừa qua, ngày càng có nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế 
chuyển đổi bắt đầu áp dụng các động thái phòng vệ thương mại một cách 
mau lẹ. 
Cuốn sách này tập trung vào Cộng đồng Châu Âu – thị trường lớn nhất 
của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, đồng thời 
cũng là nơi thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 
Cuốn sách này được xuất bản với mục tiêu chính là làm rõ các khía cạnh 
của các luật tại Cộng đồng Châu Âu và cách áp dụng, cùng với những quy 
định thích hợp liên quan đến các hiệp định của WTO. Chính vì vậy mà 
cuốn sách này mang lại lợi ích thực tế cho các nhà quản lý doanh nghiệp, 
các nhà xuất khẩu và nhập khẩu tại các nước đang phát triển và các nền 
kinh tế chuyển đổi. Cuốn sách hướng dẫn này không dành cho các chuyên 
gia; vì vậy, điều được nhấn mạnh đặc biệt ở đây là đưa ra các khái niệm, 
các vấn đề, và các khuyến cáo mang tính thực tế. 
J. Denis Bélisle 
Giám đốc điều hành 
Trung tâm thương mại quốc tế 
Chú ý 
Trừ những trường hợp được ghi rõ, tất cả những vấn đề liên quan tới đô-la 
($) đều là đô-la Mỹ, và tất cả những vấn đề liên quan đến tấn đều là mét 
tấn. 
Sau đây là một số thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong tài liệu: 
ADA: Hiệp ước chống bán phá giá 
ASCM: Hiệp ước về trợ cấp và các biên pháp đối kháng 
ATC: Hiệp ước về dệt may 
CFI: Tòa sơ thẩm 
CIF: Giá thành, bào hiểm, cước phí 
DG: Tông giám đốc 
EC: Cộng đồng Châu Âu 
ECJ: Tòa án tư pháp Châu Âu 
ECSC: Cộng đồng than thép Châu Âu 
EEC: Cộng đồng kinh tế Châu Âu 
EU: Liên minh Châu Âu 
GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại 
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân 
ITC: Trung tâm thương mại quốc tế 
MFA: Hiệp định về các loại sợi 
OEM: Nhà sản xuất thiết bị gốc 
OJ: Thời báo Official Journal 
PCN: Số mã sản phẩm 
R& D: Nghiên cứu và phát triển 
SCM: Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 
GSA: Chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí hành chính 
 (chi phí GSA) 
UNCTAD: Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển 
WTO: Tổ chức thương mại thế giới 
 Mục lục 
Chương 1: Cách sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ...........................................1 
Giới thiệu khái niệm biện pháp phòng vệ thương mại ....................................... 1 
Biện pháp phòng vệ thương mại tại EC ............................................................ 2 
Hoạt động chống bán phá giá tại EC .................................................................. 4 
Hoạt động chống trợ cấp tại EC ......................................................................... 5 
Hoạt động tự vệ tại EC .................................................................................... 6 
Vai trò của các cơ quan tại EC đối với các biện pháp phòng vệ thương mại ......... 7 
Các quy định của WTO điều chỉnh các điều luật về biện pháp phòng vệ thương 
mại ............................................................................................................... 8 
Tổng quan ................................................................................................... 9 
Các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. ......... 10 
Chương 2: Điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp – Khía cạnh thủ tục .. 1 
Những vấn đề sơ bộ ........................................................................................ 1 
Các biện pháp phòng ngừa .............................................................................. 1 
Tầm quan trọng của việc hợp tác ....................................................................... 2 
Thuê tư vấn pháp lý ....................................................................................... 3 
Những hạn chế về mặt thời gian ........................................................................ 5 
Khởi xướng điều tra ....................................................................................... 5 
Vai trò của Uỷ ban Châu Âu ............................................................................ 5 
Gửi đơn khiếu nại .......................................................................................... 6 
Ngành sản xuất Cộng đồng.............................................................................. 7 
Bằng chứng đưa ra trong đơn kiện ..................................................................... 8 
Những vụ kiện ............................................................................................. 10 
Thời gian biểu của một vụ điều tra ................................................................... 10 
Bảng câu hỏi điều tra .................................................................................... 11 
Báo cáo thiệt hại .......................................................................................... 12 
Tiếp cận với thông tin và tài liệu cần bảo mật ...................................................... 13 
Điều tra thực địa.......................................................................................... 13 
Chọn mẫu ................................................................................................. 15 
Phiên điều trần ........................................................................................... 16 
Vận động hành lang các nước thành viên .......................................................... 16 
Phán quyết sơ bộ ......................................................................................... 17 
Công bố thông tin ........................................................................................ 17 
Rà soát và hoàn thuế.................................................................................... 18 
Các yếu tố đặc biệt liên quan tới những nước có nền kinh tế phi thị trường ................. 24 
Rà soát pháp lý ........................................................................................... 27 
Chương 3: Các yếu tố chính ........................................................................................................................1 
Biện pháp chống bán phá giá ........................................................................ 1 
Quy định pháp lý hiện hành ............................................................................ 1 
Khái niệm phá giá ................................................................................... 2 
Xác định giá thông thường............................................................................... 3 
Xác định giá xuất khẩu ................................................................................. 13 
So sánh giá thông thường và giá xuất khẩu ....................................................... 17 
Biên độ phá giá ........................................................................................... 22 
Xác định bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường ........................................ 25 
Chống trợ cấp và biện pháp đối kháng .......................................................... 30 
Các quy định hiện hành ................................................................................ 30 
Khái niệm trợ cấp .................................................................................. 30 
Trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp chung .................................................................. 32 
Trợ cấp bù trừ ............................................................................................. 36 
Xác định tiền trợ cấp ..................................................................................... 39 
Điều khoản về vốn cổ phần ................................................................... 45 
Lợi ích của công ty nhận trợ cấp ....................................................................... 47 
Các điều khoản chung trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của 
EC .............................................................................................................. 50 
Thiệt hại đối với ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Cộng đồng Châu Âu ............ 50 
Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp .................................... 53 
Giá của hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp ......................................... 54 
Ảnh hưởng đến nền sản xuất Cộng đồng ........................................................... 55 
Khái niệm về lợi ích của Cộng đồng .................................................................. 59 
 Yếu tố bổ sung ....................................................................................... 60 
Chương 4: Tự vệ ..................................................................................................................................................1 
Giới thiệu ...................................................................................................... 1 
Khía cạnh thủ tục .......................................................................................... 2 
Các vấn đề sơ bộ ............................................................................................ 2 
Khởi kiện..................................................................................................... 2 
Các yếu tố quan trọng .................................................................................... 8 
Luật pháp hiện hành ..................................................................................... 8 
Những định nghĩa cơ bản .............................................................................. 11 
Xác định thiệt hại......................................................................................... 11 
Mối quan hệ nhân quả .................................................................................. 17 
Lợi ích của Cộng đồng ................................................................................... 18 
Thay thế.................................................................................................... 19 
Các biện pháp tự vệ ...................................................................................... 21 
Biện pháp giám sát ...................................................................................... 24 
Hàng nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường ................................ 26 
Bài học kinh nghiệm: Các vụ kiện tự vệ của EC liên quan tới việc nhập khẩu các sản phẩm 
thép cụ thể ................................................................................................. 30 
May mặc và dệt may .................................................................................... 35 
Cơ chế hiệp ước ........................................................................................... 35 
Các biện pháp tự vệ ...................................................................................... 38 
Các biện pháp giám sát ................................................................................ 39 
Cơ chế đơn phương ...................................................................................... 40 
Các biện pháp giám sát và tự vệ ...................................................................... 42 
Phụ lục I: Tổng quát các cuộc điều tra được khởi xướng giai đoạn 1996-2004 ..........1 
Phụ lục II: Các cuộc điều tra được khởi xướng theo loại vụ kiện và quốc gia xuất 
khẩu .........................................................................................................................................................................1 
Phụ lục III: Các cuộc điều tra mới khởi xướng, phân loại theo  ...  câu hỏi liên quan tới ‘tất cả Cộng đồng’ hoặc ‘Cộng đồng Châu 
Âu’ hoặc cách gọi tương tự sẽ bao gồm tất cả 15 nước thành viên. 
6. Thông tin và chứng cứ bổ sung được đưa ra dựa trên cơ sở đáng tin 
cậy. Thông tin bảo mật (có nghĩa là bí mật kinh doanh) sẽ không 
được tiết lộ cho bất kỳ bên tham gia trả lời khác. Một bản tóm tắt 
các thông tin phi bảo mật công ty đã trả lời phải được cung cấp trong 
khoảng thời gian giới hạn. Nếu không cung cấp bản tóm tắt thông 
tin phi bảo mật và nếu thông tin trong đó đáng ngờ thì các thông tin 
này sẽ không được chấp nhận. Bản trả lời phi bí mật đệ trình lên các 
ban ngành của Uỷ ban tuỳ ý các bên có liên quan sử dụng, bao gồm 
cả công ty của bạn, để xác minh với cán bộ điều tra. 
7. Các sở, ban, ngành của Uỷ ban có thể thực hiện cuộc khảo sát tại chỗ 
để kiểm tra thông tin trong bảng câu hỏi. Tất cả giấy tờ ghi chép 
cũng như tài liệu công việc được sử dụng để trả lời bảng câu hỏi điều 
tra, đặc biệt là những giấy tờ liên quan tới việc cung cấp số liệu kế 
toán, lưu trữ hoạt động quản lý nên được giữ lại để làm cơ sở xác 
minh vì trong quá trình xác minh công ty phải chuẩn bị để chứng 
minh tính xác thực của tất cả thông tin đã gửi lên. 
 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 109 
8. Nếu công ty có ý định nhờ một bên thứ ba là người đại diện cho 
mình (ví dụ như công ty luật, công ty kế toán hoặc công ty tư vấn) thì 
hãy đảm bảo rằng Uỷ ban sẽ chấp nhận quyền hạn của người được uỷ 
quyền. 
9. Tất cả các tài liệu và tư liệu gốc được dùng để trả lời câu hỏi cần có cả 
bản tiếng Anh. 
110 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 
PHẦN B – DANH SÁCH 21 ‘SẢN PHẨM BỊ ĐIỀU TRA’ 
STT Nhóm sản phẩm Mã CN 
1 
Ống xoắn cuộn cán 
nóng phi hợp kim 
7208.10.00, 7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.00, 7208.36.00, 
7208.37.10, 7208.37.90, 7208.38.10, 7208.38.90, 7208.39.10, 
7208.39.90 
2 Thép tấm cán nóng phi hợp kim 
7208.40.10, 7208.40.90, 7208.52.99, 7208.53.90, 7208.54.10, 
7208.54.90 
3 Băng hẹp cán nóng phi hợp kim 
7211.14.10, 7211.14.90, 7211.19.20, 7211.19.90, 7212.60.11, 
7212.60.19, 7212.60.91 
4 Sản phẩm tấm cán nóng phi hợp kim 
7225.19.10, 7225.30.00, 7225.40.80, 7226.19.10, 7226.91.10, 
7226.91.90, 7226.99.20 
5 
Thép tấm cán nguội 7209.15.00, 7209.16.90, 7209.17.90, 7209.18.91, 7209.25.00, 
7209.26.90, 7209.27.90, 7209.28.90, 7209.90.10, 7209.90.90, 
7225.20.90, 7225.50.00, 7211.23.10, 7211.23.99, 7211.29.20, 
7211.29.50, 7211.29.90, 7211.90.11, 7211.90.19, 7211.90.90, 
7212.60.93, 7212.60.99, 7226.92.10, 7226.92.90 
6 Tôn kỹ thuật điện (không phải GOES) 
7209.16.10, 7209.17.10, 7209.18.10, 7209.26.10, 7209.27.10, 
7209.28.10, 7211.23.91, 7225.19.90, 7226.19.30, 7226.19.90 
7 
Tấm bọc kim loại 7210.20.10, 7210.20.90, 7210.30.10, 7210.30.90, 7210.41.10, 
7210.41.90, 7210.49.10, 7210.49.90, 7210.61.10, 7210.61.90, 
7210.69.10, 7210.69.90, 7210.90.38, 7210.90.90, 7212.20.11, 
7212.20.19, 7212.20.90, 7212.30.11, 7212.30.19, 7212.30.90, 
7212.50.31, 7212.50.51, 7212.50.58, 7212.50.75, 7212.50.91, 
7212.50.93, 7212.50.97, 7212.50.99, 7225.91.10, 7225.91.90, 
7225.92.10, 7225.92.90, 7225.99.90, 7226.93.20, 7225.93.80, 
7226.94.20, 7226.94.80, 7226.99.80 
8 Tấm bọc hữu cơ 7210.70.39, 7210.70.90, 7212.40.91, 7212.40.93, 7212.40.98 
9 
Sản phẩm thiếc 
nghiền 
7209.18.99, 7210.11.10, 7210.11.90, 7210.12.11, 7210.12.19, 
7210.12.90, 7210.50.10, 7210.50.90, 7210.70.31, 7210.90.33, 
7211.23.51, 7212.10.10, 7212.10.91, 7212.10.93, 7212.10.99, 
7212.40.10, 7212.40.95 
10 
Lá thép khổ bốn 7208.51.30, 7208.51.50, 7208.51.91, 7208.51.99, 7208.52.91, 
7208.90.10, 7208.90.90, 7210.90.31, 7225.40.20, 7225.40.50, 
7225.99.10 
11 Tôn rộng 7208.51.10, 7208.52.10, 7208.53.10, 7211.13.00 
12 
Thanh phi hợp kim 
nặng và thép định 
hình nhẹ 
7214.30.00, 7214.91.10, 7214.91.90, 7214.99.31, 7214.99.39, 
7214.99.50, 7214.99.61, 7214.99.69, 7214.99.80, 7214.99.90, 
7215.90.10, 7228.80.90, 7216.10.00, 7216.21.00, 7216.22.00, 
7216.40.10, 7216.40.90, 7216.50.10, 7216.50.91, 7216.50.99, 
7216.99.10 
13 
Thanh hợp kim 
nặng và thép định 
hình nhẹ 
7228.20.11, 7228.20.19, 7228.20.30, 7228.30.41, 7228.30.49, 
7228.30.61, 7228.30.69, 7228.30.70, 7228.30.89, 7228.60.10, 
7228.70.10, 7228.70.31, 7228.80.10 
14 Thanh cốt thép 7214.20.00, 7214.99.10 
15 
Thanh thép không gỉ 
và khuôn nhẹ 
7222.11.11, 7222.11.19, 7222.11.21, 7222.11.29, 7222.11.91, 
7222.11.99, 7222.19.10, 7222.19.90, 7222.20.11, 7222.20.19, 
7222.20.21, 7222.20.29, 7222.20.31, 7222.20.39, 7222.20.81, 
7222.20.89, 7222.30.10, 7222.30.51, 7222.30.91, 7222.30.98, 
7222.40.10, 7222.40.30, 7222.40.91, 7222.40.93, 7222.40.99 
16 Théo cuộn xây dựng không gỉ 
7221.00.10, 7221.00.90 
 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 111 
17 Sợi thép không gỉ 7223.00.11, 7223.00.91, 7223.00.19, 7223.00.99 
18 Ống nối (<609.6mm) 7307.93.11, 7307.93.19 
19 Kiểu nối (ngoài thép không gỉ) 
7307.91.00 
20 Đường ống dẫn ga 7306.30.51, 7306.30.59, 7306.30.71, 7306.30.78 
21 Tiết diện rỗng 7306.60.31, 7306.60.39 
112 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 
PHẦN C – THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 
C-1 Thông tin về công ty 
Tên công ty : 
Loại hình pháp lý : 
Địa chỉ : 
Số điện thoại : 
Fax : 
Email của người liên hệ : 
Và nêu rõ tên người liên hệ và nhiệm vụ của người đại diện. 
C-2 Người sở hữu hoặc cổ đông chính của công ty 
Tổng vốn cổ phần: 
Lên danh sách những cổ đông lớn của công ty (bao gồm số lượng cổ phiếu 
nắm giữ). 
Cần chỉ rõ nếu những cổ đông này tham gia vào quá trình sản xuất 
và/hoặc bán sản phẩm bị điều tra. 
C-3 Cấu trúc công ty 
Phác thảo cấu trúc doanh nghiệp và các chi nhánh của công ty. 
C-4 Tổ chức công ty 
Cung cấp sơ đồ về cơ cấu tổ chức của công ty cũng như các pháp nhân liên 
quan. 
C-6 Dòng sản phẩm 
Lên danh sách tất cả các sản phẩm do công ty sản xuất trong năm 2001 
vào bảng sau. Cần phân biệt giữa những ‘sản phẩm thuộc diện điều tra’ 
khác nhau được chỉ ra trong phần B. 
Sản phâm Sản lượng % trong tổng sản xuất 
Sản phẩm bị điều tra số 
Sản phẩm bị điều tra số 
. 
Các sản phẩm khác 
Tổng sản phẩm 
Gửi kèm mô tả kỹ thuật (nếu có) cùng với tài liệu bán hàng và quy cách kỹ 
thuật của từng ‘sản phẩm bị điều tra’ được công ty xuất khẩu sang thị 
trường Châu Âu. 
 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 113 
C-7 So sánh 
Ghi rõ ý kiến về những so sánh giữa sản phẩm bị điều tra xuất khẩu sang 
Cộng đồng Châu Âu với những sản phẩm cùng loại do các đối thủ cạnh 
tranh sản xuất và bán trong Cộng đồng. Chỉ ra những khác biệt về đặc 
tính kỹ thuật và vật lý và/hoặc việc sử dụng cuối cùng của sản phẩm được 
xuất khẩu. Đồng thời đề nghị chỉ rõ nếu những khác biệt trong quá trình 
sản xuất gây ra sự khác nhau về chất lượng, sử dụng hoặc ứng dụng. 
C-8 Tài khoản được kiểm toán 
Gửi kèm tài khoản đã được kiểm toán (bảng cân đối kế toán và bảng kết 
toán lãi lỗ) trong 3 năm tài chính gần nhất của công ty. 
C-9 Tổng sản lượng bán hàng 
Hoàn thành bảng sau: 
 1997 1998 1999 2000 2001 
Tổng sản lượng bán hàng của công ty 
Thị trường nội địa 
Cộng đồng Châu Âu 
Hoa Kỳ 
Các nước thứ ba khác 
Tổng sản lượng của tất cả các sản phẩm 
bị điều tra 
Thị trường nội địa 
Cộng đồng Châu Âu 
Hoa Kỳ 
Các nước thứ ba khác 
C-10 Tổng giá trị bán hàng (ròng, không thuế, sau khi chiết khấu) 
Hoàn thành bảng sau: 
 1997 1998 1999 2000 2001 
Tổng gía trị bán hàng của công ty 
Thị trường nội địa 
Cộng đồng Châu Âu 
Hoa Kỳ 
Các nước thứ ba khác 
Giá trị bán hàng của tất cả các sản 
phẩm bị điều tra 
Thị trường nội địa 
Cộng đồng Châu Âu 
Hoa Kỳ 
Các nước thứ ba khác 
114 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 
C-11 Khả năng sinh lời của công ty (%) 
 1997 1998 1999 2000 2001 
Các hoạt động 
Thị trường nội địa 
Cộng đồng Châu Âu 
Hoa Kỳ 
Các thị trường khác 
PHẦN D – THÔNG TIN VỀ TỪNG SẢN PHẨM 
D-1 Lưu ý khi giới thiệu 
Hết sức lưu ý rằng phần này phải được thực hiện cho từng sản phẩm thuộc 
diện điều tra đã liệt kê trong phần B ở trên. 
D-2 Sản lượng và năng lực sản xuất 
 1997 1998 1999 2000 2001 Q1 2002 
Sản lượng (tấn) 
Năng lực sản xuất (tấn) 
Mức sử dụng năng lực sản xuất (%) 
Sản lượng bao gồm cả sản phẩm mà công ty bán ra và sản phẩm sử dụng 
cho quá trình sản xuất chuyên sâu (sử dụng lệ thuộc) 
Nói đến năng lực sản xuất là nói đến sản lượng lớn nhất có thể. Mô tả hệ 
thống chuyển dịch do công ty điều hành và phương pháp dùng để tính 
năng lực sản xuất. 
Trong trường hợp công ty sản xuất cả những sản phẩm không thuộc diện 
điều tra trên cùng trang thiết bị và máy móc dùng cho quá trình sản xuất 
sản phẩm bị điều tra đề nghị liệt kê các sản phẩm này và giải thích cơ sở 
phân bổ tổng năng lực sản xuất của công ty. 
D-3 Tổng sản lượng bán hàng, sử dụng lệ thuộc, thay đổi hàng trữ 
kho (bằng tấn) 
 1997 1998 1999 2000 2001 Q1 2002 
Tổng sản lượng bán hàng 
Năng lực sản xuất (tấn) 
Mức sử dụng năng lực sản xuất (%) 
D-4 Đích bán 
Báo cáo tổng sản lượng bán hàng, giá trị bán hàng và giá bán trung bình 
của sản phẩm bị điều tra vào bảng sau: 
Sản lượng bán hàng nên được tính bằng tấn. 
 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 115 
Giá trị bán hàng và giá bán hàng trung bình nên được báo cáo bằng lượng 
ròng, tại nơi sản xuất, không thuế, sau khi chiết khấu/giảm giá. 
 1997 1998 1999 2000 2001 Q1 2002 
Bán hàng trên thị trường 
nội địa 
Sản lượng 
Giá trị 
Giá đơn vị 
Bán hàng trên thị trường 
EC 
Sản lượng 
Giá trị 
Giá đơn vị 
Bán hàng trên thị trường 
Hoa Kỳ 
Sản lượng 
Giá trị 
Giá đơn vị 
Bán hàng sang các thị 
trường thứ ba (ghi rõ) 
Sản lượng 
Giá trị 
Giá đơn vị 
D-5 Lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa 
Ước tính sự phát triển của lượng tiêu thụ ‘sản phẩm bị điều tra’ trên thị 
trường nội địa. Củng cố thông tin được cung cấp (đó là kiến thức thực hoặc 
‘ước tính tốt nhất’ tùy thuộc vào kinh nghiệm) trên các thị trường khác 
nhau bằng cách cung cấp những tài liệu làm bằng chứng thích hợp. 
 1997 1998 1999 2000 2001 Q1 2002 
Lượng tiêu thụ 
D-6 Năng lực sản xuất và sản lượng toàn cầu 
Cho biết ý kiến về tình hình hiện tại và sự phát triển tương lai trong 3 
năm tới về năng lực sản xuất và sản lượng của sản phẩm bị điều tra được 
lắp đặt trên thị trường nội địa, trong EU 15 và trên toàn cầu. Củng cố 
thông tin được cung cấp (đó là kiến thức thực hoặc ‘ước tính tốt nhất’ tùy 
thuộc vào kinh nghiệm) trên các thị trường khác nhau bằng cách cung cấp 
những tài liệu làm bằng chứng thích hợp. 
116 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 
D-7 Kế hoạch về sản lượng và năng lực sản xuất trong tương lai 
Cho biết ý định về kế hoạch trong tương lai (năm 2002, 2003, 2004) đối với 
sản lượng và năng lực sản xuất sản phẩm bị điều tra theo Biện pháp bảo hộ 
của Hoa Kỳ, trong điều kiện: 
(a) Biện pháp bảo hộ cuối cùng do EC áp dụng. 
(b) Biện pháp bảo hộ cuối cùng mà EC không áp dụng 
D-8 Kế hoạch bán hàng trong tương lai 
Ghi rõ ý kiến về dự định tương lai (2002, 2003, 2004) về việc bán hàng các 
sản phẩm bị điều tra theo Biện pháp bảo hộ của Hoa Kỳ trong điều kiện: 
(a) Biện pháp bảo hộ cuối cùng do EC áp dụng. 
(b) Biện pháp bảo hộ cuối cùng mà EC không áp dụng 
Bạn có kỳ vọng xảy ra thay đổi lớn trên thị trường nội địa cũng như thị 
trường các nước thứ ba khác theo Biện pháp bảo hộ của Hoa Kỳ? 
D-9 Các nhân tố khác 
Cuộc điều tra sẽ xác minh các nhân tố ngoài xu hướng về hàng nhập khẩu, 
nhân tố đang gây ra hoặc đã gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với các nhà 
sản xuất bị điều tra tại Cộng đồng Châu Âu (xem Điều 10 trong Quy chế 
Hội đồng (EC) số 3285/94 và Điều 8 trong Quy chế Hội đồng (EC) số 
519/94). 
Cho ý kiến về các nhân tố tiềm năng (nếu có) và khả năng phát triển của 
các nhân tố đó. Giải thích ảnh hưởng của nó tới tình hình thị trường dành 
cho mỗi sản phẩm. 
Bản phân tích này có thể bao gồm cả quan điểm của bạn về ảnh hưởng của 
những nhân tố khác này về: 
 Suy thoái chung của nền kinh tế thế giới năm 2001; 
 Tình hình chung của thị trường thế giới về ‘sản phẩm bị điều tra’ và 
viễn cảnh xuất khẩu sang các nước thứ 3; 
 Tình hình thị trường EU cùng với sự phát triển có thể dự đoán về tiêu 
dùng ‘sản phẩm bị điều tra’; 
 Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong EU cũng như các đối 
thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới. 
Danh sách này chưa phải là tất cả. Vui lòng bổ sung thông tin nếu cần. 
 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 117 
PHẦN F – CHỨNG NHẬN 
Tôi, ký tên dưới đây, xác nhận tất cả những thông tin đã cung cấp để trả 
lời bảng câu hỏi điều tra là đầy đủ và chính xác và hiểu rằng Uỷ ban Châu 
Âu có thể tiến hành kiểm tra, xác minh những thông tin trên. 
Tôi sẵn sàng/ không sẵn sàng cho phép các ban, ngành của Ủy ban đến 
hiện trường kiểm chứng những thông tin mà tôi đã đưa ra. 
Ngày Chữ ký của người có thẩm quyền 
 Tên và chức danh của người có thẩm 
quyền 
118 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi điều tra mẫu 
Phụ lục I – Hướng dẫn để hoàn thành bảng câu hỏi phi bí 
mật 
Khi hoàn thành bản câu hỏi phi bí mật bạn nên lưu ý rằng tất cả các nhà 
xuất khẩu, nhập khẩu, và các nhà sản xuất khác trong Cộng đồng Châu 
Âu có quyền tiếp cận với những câu trả lời này. Bản trả lời câu hỏi phi bí 
mật nên đủ chi tiết để có thể tin vào tính xác thực của thông tin bí mật 
được đệ trình lên. 
Để hỗ trợ công ty trong quá trình hoàn thành bảng câu hỏi phi bí mật 
chúng tôi khuyên công ty nên làm theo chỉ dẫn sau: 
1. Sử dụng câu trả lời cho bảng câu hỏi bí mật đã được hoàn thành làm 
cơ sở. Chỉ ra các thông tin trong câu trả lời bí mật mà bạn coi là 
không phải là thông tin bí mật và sao chép nó sang tài liệu phi bí 
mật. 
2. Sau đó, kiểm tra lần nữa xem thông tin bạn không sao chép sang 
câu trả lời phi bí mật có thực sự bí mật hay không. Nếu bạn vẫn cho 
rằng thông tin đó là bí mật thì bạn phải đưa ra lý do cụ thể và tóm 
tắt thông tin bí mật trong mẫu phi bí mật. Trong trường hợp ngoại 
lệ, nếu việc tóm tắt thông tin đáng tin là không thể được thì hãy đưa 
ra lý do tại sao. 
Ví dụ về cách tóm tắt thông tin bí mật 
 Khi thông tin liên quan đến số liệu trong nhiều năm bạn có thể sử dụng 
chỉ số so sánh. 
Ví dụ về thông tin mật: 
1994 1995 1996 
20,000 ECU 30,000 ECU 40,000 ECU 
Tóm tắt thông tin phi bí mật có thể làm như sau: 
1994 1995 1996 
 100 150 200 
 Khi thông tin liên quan tới một số liệu đơn giản thì bạn có thể áp 
dụng % thay đổi với nó. 
Ví dụ về con số bí mật: 
‘Chi phí sản xuất của tôi là £300/tấn.’ 
Tóm tắt thông tin phi bí mật có thể làm như sau: 
‘Chi phí sản xuất của tôi là £330/tấn (+ chú thích cuối trang viết: ‘con số 
thực đã được sửa bằng cách lấy biên độ lớn nhất + 10% để bảo vệ bí mật). 
 Khi thông tin bảo mật trình bày dưới dạng văn bản thì bạn có thể vừa 
tóm tắt vừa bỏ qua tên của các bên bằng cách chỉ ra chức năng của nó. 
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn THƯƠNG MẠI nói với tôi rằng giá 
hàng nhập khẩu thấp hơn 20%. 
Tóm tắt thông tin phi bảo mật: [một trong những khách hàng của tôi] 
nói với tôi rằng giá hàng nhập khẩu thấp hơn 20%. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_ve_cac_bien_phap_dam_bao_canh_tranh_thuong_mai_bin.pdf