Kết quả nghiên cứu kết cấu tấm bê tông gia cố mái đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công

Lựa chọn phương án dẫn dòng, xả lũ thi công

là một vấn đề quan trọng trong xây dựng công

trình thủy lợi, thủy điện. Phương án hợp lí

không chỉ tiết kiệm kinh phí dẫn dòng mà còn

rút ngắn thời gian thi công. Dưới điều kiện có

bảo vệ, đập đá đổ bản mặt có thể cho nước

tràn qua, từ đó giảm quy mô công trình dẫn

dòng. Đây là một trong những biện pháp để

giảm kinh phí xây dựng, cũng là yêu cầu cần

thiết trong thi công. Đối với thi công đập đá đổ

bản mặt đặc biệt là khi quy mô công trình lớn

hoặc lưu lượng dẫn dòng lớn, nếu không tận

dụng đối đa ưu điểm này thì phải tăng thêm

quy mô công trình dẫn dòng khiến kinh phí thi

công tăng thêm rất lớn, đồng thời cường độ thi

công cũng khó thỏa mãn nên khó đáp ứng yêu

cầu an toàn cho công trình

pdf 8 trang dienloan 16700
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu kết cấu tấm bê tông gia cố mái đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu kết cấu tấm bê tông gia cố mái đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công

Kết quả nghiên cứu kết cấu tấm bê tông gia cố mái đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT CẤU TẤM BÊ TÔNG GIA CỐ 
MÁI ĐẬP ĐÁ ĐỔ ĐẮP DỞ KHI XẢ LŨ THI CÔNG 
PGS.TS. Trần Quốc Thưởng 
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển 
Tóm tắt: Xả lũ thi công qua đoạn đập đá đổ đắp dở, vận tốc dòng chảy gây xói lở mái hạ lưu 
đập và lòng sông sau đập, do đó nghiên cứu kết cấu gia cố bảo vệ an toàn đập đá đổ đắp dở khi 
xả lũ thi công rất quan trọng. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu dạng kết cấu tấm bê tông gia cố 
mái hạ lưu đập đá đổ đắp dở. 
Từ khóa: Đá đổ, tấm bê tông, thép neo. 
Summary: In flood discharge period while flow pass-through section of in-constructing rock fill 
weir the flow velocity may cause downstream slope slide and river bed scouring. Thus research 
of structure of slope protection in order to provide rock fill weir safety under high flood flow 
discharge will play important role. The paper presents the results of research of structure of 
concrete slab for protection of downstream slope of in-constructive rock fill weir. 
Keywords: Rock fill, concrete slab, steel anchor bar 
I. MỞ ĐẦU * 
Lựa chọn phương án dẫn dòng, xả lũ thi công 
là một vấn đề quan trọng trong xây dựng công 
trình thủy lợi, thủy điện. Phương án hợp lí 
không chỉ tiết kiệm kinh phí dẫn dòng mà còn 
rút ngắn thời gian thi công. Dưới điều kiện có 
bảo vệ, đập đá đổ bản mặt có thể cho nước 
tràn qua, từ đó giảm quy mô công trình dẫn 
dòng. Đây là một trong những biện pháp để 
giảm kinh phí xây dựng, cũng là yêu cầu cần 
thiết trong thi công. Đối với thi công đập đá đổ 
bản mặt đặc biệt là khi quy mô công trình lớn 
hoặc lưu lượng dẫn dòng lớn, nếu không tận 
dụng đối đa ưu điểm này thì phải tăng thêm 
quy mô công trình dẫn dòng khiến kinh phí thi 
công tăng thêm rất lớn, đồng thời cường độ thi 
công cũng khó thỏa mãn nên khó đáp ứng yêu 
cầu an toàn cho công trình. 
Khi đập đá đổ đắp dở cho nước tràn qua phải 
tiến hành bảo vệ thân đập đặc biệt là mái đập 
Người phản biện: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng 
Ngày nhận bài: 24/7/2015 
Ngày thông qua phản biện: 15/8/2015 
Ngày duyệt đăng: 28/9/2015 
hạ lưu để tránh bị xói lở phá hoại. Có nhiều 
biện pháp bảo vệ mái hạ lưu: Đá hộc, thảm rọ 
đá, khung thép bỏ đá dạng bậc nước, tấm bê 
tông... Dưới đây nêu kết quả nghiên cứu về 
tấm bê tông. 
(2 )
(3 )
(1)
(5 )
(7 ) Z
V
V
 H
D (mH O)3 2
3 A (m/s)
 B (m/s)3
C (m )3
 =
 =
 =
 = P
V
V
 H
D (mH O)1 2
1 A (m/s)
 B (m/s)1
C (m )1
 =
 =
 =
 = P
(4)
V
V
 H
D (mH O)2 2
2 A (m/s)
 B ( m/s)2
C (m )2
 =
 =
 =
 = P
Hình 1. Cắt dọc công trình dẫn dòng 
L
t Êm bª t «n g
(3 )
(4)
(6)
Hình1a. Sơ họa tấm bê tông cốt thép 
Ghi chú : 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 2
1-Mái thượng lưu; 
2- Thân đập đắp dở 
3- Tấm bê tông; 
4- Lớp đệm 
5- Thép neo; 
6- Lỗ thoát nước; 
7- Chân đập. 
(1)(4)(2)
(3)
Hình 2: Sơ họa thép neo 
Ghi chú: 
1.Tấm bê tông cốt thép. 
2. Thép neo 18 dài 8.0 m (cả uốn) 
3. Cục bê tông chôn trong thân đập kích thước 
50x50x50cm. 
4. Lỗ thoát nước 
Nhiệm vụ nghiên cứu là xem xét kết cấu ban 
đầu (nêu ở hình 1;2) có đảm bảo an toàn khi xả 
lũ với các cấp lưu lượng khác nhau (hình 3), 
đặc biệt xác định đường kính thép neo, sự ổn 
định mái hạ lưu đập khi xả lũ thi công qua. 
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
Q
 (
m
3/
s)
T (giờ)
Q =6500m3/s
Hình 3: Quá trình lũ thi công 
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Căn cứ vào đường quá trình xả lũ thi công ở 
trên, chú ý tới 2 cấp lưu lượng là cấp chân lũ 
có thời gian xả lũ dài nhất (Q=2000 m3/s) và 
cấp lưu lượng lũ lớn nhất (đỉnh lũ Q=6500 
m3/s), vận tốc lớn nhất ở vùng chân đập (mực 
nước hạ lưu dao động) 
2.1. Xác định các thông số thủy lực 
Tính toán kiểm tra sự làm việc kết cấu tấm bê 
tông nêu trên cho 2 cấp lưu lượng nguy hiểm 
nhất là cấp chân lũ có thời gian xả lũ dài nhất 
q1=9,50 m
3/s.m, (Q=2000m3/s) và cấp đỉnh lũ 
lớn nhất có vận tốc dòng chảy lớn nhất 
q2=31,00 m
3/s.m (Q=6500m3/s). Vận tốc lớn 
nhất ở vùng chân mái dốc (mực nước hạ lưu 
dao động). 
2.1.1. Ứng với cấp q=9,50 m3/s.m (Q=2000 m3/s) 
Vận tốc dòng chảy V=12,27 m/s ; mạch động 
vận tốc V’=0,42 m/s 
Độ sâu dòng chảy : H=0,90m ; áp suất mạch 
động P’=0,40 mH2O (mét cột nước) 
2.1.2. Ứng với cấp q=31,00 m3/s.m (Q=6500 m3/s) 
Vận tốc dòng chảy v=16,50 m/s ; mạch động 
vận tốc V’=0,50 m/s 
Độ sâu dòng chảy : H=2,32 m ; áp suất mạch 
động P’=0,74 mH2O (mét cột nước) 
2.2. Cơ sở lý thuyết. 
Phần mềm ANSYS có khả năng phân tích 
nhiệt ổn định và nhiệt không ổn định trong hệ 
kết cấu. Do trường nhiệt và trường thấm có 
tính chất tương đồng vì vậy có thể sử dụng 
công năng phân tích nhiệt ANSYS để tính toán 
kiểm tra thấm qua khối đá đổ đắp dở. 
Để mô hình trường nhiệt độ và mô hình trường 
thấm tương đồng, cần thỏa mãn các điều kiện 
dưới đây: 
2.2.1. Tương tự hình học 
Biên ngoài của mô hình trường nhiệt độ và 
biên ngoài của phạm vi nghiên cứu thấm tương 
đồng hình học. Khi phạm vi thấm là lớp đá 
đồng đều, mô hình cũng cần đồng đều; khi 
phạm vi thấm là lớp đá không đồng đều, yêu 
cầu trong mô hình nên có đường phân chia dẫn 
nhiệt không giống nhau bảo đảm tương đồng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 3
đường phân chia lớp đá không giống nhau. 
2.2.2. Điều kiện biên tương đương. 
Tức là biên đoạn nhiệt của mô hình mô phỏng 
nhiệt độ và biên ngăn nước phạm vi thấm là 
tương đương. Biên dẫn nhiệt và biên thấm 
nước là tương đương, nhiệt độ trên biên dẫn 
nhiệt và cột nước trên biên thấm nước là tương 
đương. 
2.2.3.Trường hợp tính toán 
Để kiểm tra sự làm việc của tấm bê tông trên 
mái, tính toán kiểm tra với 2 cấp lưu lượng Q 
= 2000m3/s và 6500m3/s. Ứng với mỗi cấp lưu 
lượng đo được đường mặt nước, vận tốc... tại 
các mặt cắt điển hình (đầu, giữa, cuối và chân 
đập). Sơ đồ và các thông số dùng trong tính 
toán được thể hiện ở hình 4-5. Chú ý mặt cắt 
chân đập vùng mực nước hạ lưu dao động. 
(2)
(3)
(1)
(4)
V
H
 P' 0.4 (mH O)2
 12. 27 (m/s) ,
 0.9 (m)
 =
 =
 =
V' 0. 42 (m/ s) =
Hình 4: Sơ đồ tính toán với cấp lưu lượng Q = 2000m3/s 
(2)
(3 )
(1)
(4)
V
H
 P' 0.74 (mH O)
 16. 5 (m/s ),
 2. 32 (m)
2
 =
 =
 =
V' 0.50 (m/ s) =
Hình 5: Sơ đồ tính toán với cấp lưu lượng Q = 6500m3/s 
Ghi chú: 
(1). Bê tông chống thấm mái thượng lưu. 
(2). Đá đắp thân đập, n=23% 
(3). Tấm bê tông (rộng×dài×cao)=(9×6×1)m 
(4). Neo thép cắm sâu vào (2), đặt cách nhau 
tối đa 2,5m 
2.2.4. Mô hình tính toán 
Tính toán kiểm tra kết cấu tấm bê tông bằng 
phần mềm ANSYS. 
Khối đá đổ và tấm bê tông sử dụng phần tử ứng 
suất phẳng 4 điểm nút PLANE42, mỗi nút có hai 
bậc tự do chuyển vị theo phương X và Y. 
Thanh thép neo sử dụng phần tử BEAM3. Đây 
là phần tử thanh 2 chiều chịu kéo nén dọc trục 
và chịu uốn. Đặc trưng hình học của phần tử là 
kích thước mặt cắt ngang của phần tử. 
Do các tấm bê tông được xếp trên lớp đệm, khả 
năng bám dính theo phương vuông góc rất nhỏ, 
các tấm bê tông được được giữ trên khối đá thông 
qua thanh thép neo nên trong mô hình tính toán 
đã sử dụng phần tử tiếp xúc mô phỏng tiếp xúc 
mặt giữa các tấm bê tông và bê tông với lớp đệm. 
Sử dụng phần tử tiếp xúc TARGE169-CONTA172 
với đặc trưng vật liệu là hệ số ma sát. 
Hình 6: Mô phỏng tấm bê tông và thanh neo 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 4
Do bê tông là vật liệu không thấm nên chủ yếu 
là dòng mặt trên mái bê tông. Vì vậy trong mô 
hình tính toán, gán áp lực thủy tĩnh tác dụng 
lên phía trong tấm và áp lực thủy động tác 
dụng lên phía ngoài mái bê tông. 
Mô hình phần tử hữu hạn mô phỏng kết cấu 
khối đá đổ bảo vệ mái hạ lưu bằng tấm bê tông 
nêu ở hình 6 đến hình 14. 
Hình 7: Chi tiết mạng lưới phần tử hữu 
hạn tại vị trí đỉnh 
Hình 8: Chi tiết mạng lưới phần tử hữu 
hạn tại vị trí chân 
Hình 9: Phổ chuyển vị tổng tại mái hạ lưu, 
Q = 2000m3/s 
Hình 10: Lực dọc trong các thanh neo, 
Q = 2000m3/s 
Hình 11: Ứng suất kéo lớn nhất trong tấm 
bê tông, Q = 2000m3/s 
Hình 12: Phổ chuyển vị tổng tại mái hạ 
lưu, Q = 6500m3/s 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 5
Hình 13: Lực dọc trong các thanh neo, 
Q = 6500m3/s 
Hình 14: Ứng suất kéo lớn nhất trong tấm 
bê tông, Q = 6500m3/s 
2.3. Kết quả tính toán kết cấu 
2.3.1. Tính toán lực kéo 
2.3.1.1. Ứng với cấp lưu lượng Q=9,50 m3/s.m (Q=2000 m3/s) 
Lực dọc lớn nhất trong thanh neo N k = 127,847kN 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của thanh neo ứng với đường kính thanh neo 25: 
 2 2k k212784, 7 m 1651 daN/ cm R 2100 1750 daN/cm3,1416 2,5 k 1,2 
k=651(daN/cm2) < [Rk] =1750 (daN/cm2) 
Thanh neo 25 đủ khả năng chịu kéo. 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của thanh neo ứng với đường kính thanh neo 18. 
 2 2k k212784,7 m 11256 daN / cm R 2100 1750 daN / cm3,1416 1,8 k 1, 2 
k=1256(daN/cm2) < [Rk] =1750 (daN/cm2) 
Trong đó: - 2100 (daN/cm2) là ứng suất kéo 
cho phép của thép neo 
- 1,2 là hệ số hiệu chỉnh 
Như vậy đường kính thanh neo 18 đủ khả 
năng chịu kéo. 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của tấm bê tông 
Ứng suất kéo lớn nhất trong tấm bê tông tại điểm 
tiếp xúc giữa bê tông và thanh neo S1 = 1651 kN/m2 
Ứng suất kéo trung bình tại vị trí tiếp xúc S1 = 
0,8 1651 = 1321 kN/m2 
Với bê tông M250 có Rk = 1400 kN/m2 
Rk =1321 kN/m
2 < [ Rk] = 1400 kN/m
2 
Trong đó: - 1400 (kN/m2) là ứng suất kéo cho 
phép của bê tông 
- 0,8 là hệ số hiệu chỉnh 
Bê tông đảm bảo khả năng chịu kéo. 
2.3.1.2. Ứng với cấp lưu lượng Q = 6500m3/s 
Lực dọc lớn nhất trong thanh neo N k = 
103,987 KN 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của thanh neo 
ứng với đường kính thanh neo 25: 
 2k22k daN/cm175021001,21RkmdaN/cm5292,53,141610398,7σ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 6
k=529(daN/cm2) < [Rk] =1750 (daN/cm2) 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của thanh neo ứng với đường kính thanh neo 18: 
 2k22k daN/cm175021001,21RkmdaN/cm1021,61,83,141610398,7σ 
k=1021,6(daN/cm2) < [Rk] =1750 (daN/cm2) 
Thanh neo có đường kính 18 vẫn đủ khả 
năng chịu kéo. 
- Kiểm tra khả năng chịu kéo của tấm bê tông 
Ứng suất kéo lớn nhất trong tấm bê tông tại 
điểm tiếp xúc giữa bê tông và thanh neo 
S1=1267 kN/m2 
Ứng suất kéo tủng bình tại vị trí tiếp xúc S1= 
0,8×1267 =1014 kN/m2 
Với bê tông M250 có Rk=1400 kN/m2 
Rk=1014 kN/m2 < [Rk]=1400 kN/m2 
Bê tông đảm bảo khả năng chịu kéo 
2.3.1.3. Kiểm tra lực cắt với thanh neo 18 
Kết quả tính toán ở hình 15 
Hình 15: Lực cắt trong các thanh neo 
ứng với cấp lưu lượng Q = 6500m3/s 
Kiểm tra khả năng chịu cắt của thanh neo ứng 
với đường kính thanh neo 18: 
 2 2c c213, 9 m 11,37 daN/ cm R 1300 1083 daN /cm3,1416 1,8 k 1, 2 
c=1,37 (daN/cm2) <[c] =1083 (daN/cm2) 
Thanh neo đảm bảo khả năng chịu cắt ứng với 
các cấp lưu lượng. 
Thanh neo có đường kính 18 đảm bảo khả 
năng chịu lực kéo và lực cắt. 
2.3.2. Kiểm tra ổn định mái hạ lưu 
Kết cấu bảo vệ mái hạ lưu cần đảm bảo điều 
kiện mái ổn định tổng thể ứng với các cấp lưu 
lượng xả khác nhau. 
2.3.2.1. Số liệu tính toán 
Tính toán trong trường hợp chiều cao khối đá 
khi tràn nước là 16,0m. Mặt thượng lưu khối 
đá đổ được bảo vệ bằng lớp bê tông không 
thấm với hệ số mái m=1,4. Mặt hạ lưu khối đá 
đổ được bảo vệ bằng tấm bê tông cốt thép đặt 
trên mái với hệ số mái m = 6. Chiều dài mặt 
đập tại cao trình tràn nước L = 239m. Chỉ tiêu 
cơ lý của các loại vật liệu dùng trong tính toán 
như sau: 
Bảng 1: Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu dùng 
trong tính toán 
TT Vật liệu bh (T/m3) 
E 
(kN/m2)  
1 Bê tông 2,50 2,4 107 0,20 
2 Khối đá đổ 2,10 2,6 106 0,25 
3 Rọ đá 2,00 2,1 106 0,25 
4 Thép neo 7,85 2,1 108 0,30 
Hệ số bảo đảm [Kođ]- được xét theo quy mô, 
nhiệm vụ của công trình, đối với công trình có 
mái dốc nhân tạo bằng đá đắp có thể lấy theo 
bảng sau: 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 7
Hệ số ổn định [Kođ] 
Đặc biệt Cấp I Cấp II, III, IV 
1,25 1,20 1,15 
2.3.2.2. Kết quả tính toán 
Kiểm tra ổn định mái hạ lưu đập đá đổ bằng 
phần mềm Geo-Slope 
Kết quả tính toán nêu ở hình 16;17 
Hình 16: Hệ số ổn định mái ứng với cấp lưu lượng q=9,50m3/s.m, Q=2000m3/s (K=3,751) 
K=3,751>[K]=1,20 
Hình 17: Hệ số ổn định mái ứng với cấp lưu lượng q=31,00m3/s.m, Q=6500m3/s (K=3,094) 
K=3,094>[K]=1,20 
Như vậy: Mái dốc hạ lưu ổn định với mọi cấp 
lưu lượng lũ. 
III. KẾT LUẬN 
Qua thí nghiệm mô hình và tính toán kiểm tra kết 
cấu, ổn định gia cố mái hạ lưu đập đá đổ bằng 
tấm bê tông có thể rút ra một số nhận xét sau: 
- Tấm bê tông có kích thước 9×6×1 m (dài× 
rộng × dày) có đục lỗ thoát nước, được neo 
vào thân đập bằng các thép neo 18 dài 8m (cả 
uốn), các thanh neo đặt cách nhau tối đa 
2,50m. Với kết cấu tấm bê tông như trên đảm 
bảo ổn định, an toàn cho công trình khi xả lũ 
thi công qua đoạn đập đá đổ đắp dở. 
- Theo các công trình đã thi công ở thế giới 
và trong nước, khi thi công tấm bê tông cốt 
thép bảo vệ mái đập đá đổ đắp dở cần chú ý 
biện pháp thi công: đặt sẵn thanh neo trong 
thân đập, một đầu gắn vào cục bê tông có kích 
thước 50x50x50cm (chôn sẵn trong thân đập) 
một đầu thanh neo hàn (hay buộc) vào khung 
thép, sau đó đổ tấm bê tông cốt thép tại chỗ. 
- Các kết cấu trên phù hợp với các công 
trình: Chiều cao đập đá đổ đắp dở H 16m, mái 
dốc m≥6 và lưu lượng đơn vị lũ thi công 
q 31,00 m3/s.m. 
Tuy nhiên để củng cố thêm cơ sở khoa học cho 
việc ứng dụng giải pháp trên vào thực tế, cần 
tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: 
Nghiên cứu chế độ thủy lực dòng chảy qua 
công trình dẫn dòng; nghiên cứu bảo vệ chân 
mái hạ lưu đập; nghiên cứu kết cấu gia cố bảo 
vệ 2 vai đập, 2 vai hạ lưu đập, 2 mái bờ sông 
hạ lưu đập; nghiên cứu xói lở hạ lưu trên mô 
hình lòng mềm; nghiên cứu gia cố mái hạ lưu 
đập đá đổ đắp dở bằng khung thép bỏ đá dạng 
bậc nước... 
Những nội dung nghiên cứu trên chúng tôi sẽ 
trình bày vào dịp khác. 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 28 - 2015 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] QCVN 04-05-2012, Công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế. 
[2] TCVN 9147-2012, Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực đập tràn 
[3] TCVN 9151-2012, Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu. 
[4] TCVN 9610-2012, Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế dẫn dòng trong xây dựng. 
[5] X.V.ZBAS, thủy lực chặn lòng sông , Võ Phán, Trương Nhật Thanh dịch, NXB KHKT, 
năm 1974. 
[6] Sổ tay tính toán thủy lực, Lưu Công Đào, Nguyễn Tài dịch từ tiếng Nga, NXB nông 
nghiệp năm 1974 
[7] Sổ tay thủy công, Matxcơva năm 1988. 
[8] Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi, thủy điện, Trường đại học thủy lợi năm 2009. 
[9] Tháo lũ qua đập đá đổ đang xây dựng dở, Studenichnikov B.I, tạp chí KHKT trường đại 
học xây dựng Matxcơva, năm 1961. 
[10] Sự tiến triển về dẫn dòng thi công và vượt lũ của đập đá đổ bê tông bản mặt ở Trung Quốc, 
Triệu Tăng Khải, Tổng công ty thiết kế quy hoạch thủy lợi, thủy điện, năm 2005. 
[11] Phan Đình Đại (1992): Thi công đập thủy điện Hòa Bình- NXB xây dựng, Hà Nội 
[12] Nghiên cứu thí nghiệm tràn qua mặt đập bản mặt, Hồ Khứ Liệt- Dự Ba, Phòng nghiên cứu 
Thủy công Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi Nam Kinh, năm 1997 
[13] Viện Năng Lượng (2002), Báo cáo kết quả thí nghiệm mô hình công trình thủy điện 
Tuyên Quang. 
[14] Viện Khoa học Thuỷ lợi (2006), Báo cáo kết quả nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực 
xả lũ thi công qua đập đá đổ đắp dở, công trình Cửa Đạt, Thanh Hóa. 
[15] Trần Quốc Thưởng, (2005): Thí nghiệm mô hình thủy lực - NXB xây dựng, Hà Nội. 
[16] Trần Quốc Thưởng (2008): Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước mã số 6-201J 
[17] Báo cáo thí nghiệm mô hình thủy lực dẫn dòng thi công các công trình: Sông Bung 4, Sôn g 
Tranh 2, Hạ Sê San 2, Bản Chát,... Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
[18] Báo cáo thí nghiệm mô hình thủy lực các công trình: Đồng Nai 3 và 4, Đaktit, Serepok 3, 
Sesan 3...Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_ket_cau_tam_be_tong_gia_co_mai_dap_da_do.pdf