Kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn

Bê tông đầm lăn có khả năng chống thấm kém hơn bê tông truyền thống vì lượng dùng

xi măng và lượng nước trộn thấp hơn nhiều. Để nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm

lăn cần có biện pháp thích hợp trong việc thiết kế cấp phối, lựa chọn loại phụ gia khoáng, phụ gia

hóa học và sử dụng biện pháp thi công phù hợp. Bài báo giới thiệu những kết quả đạt được trong

quá trình nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho đập bê tông đầm lăn phù hợp với điều

kiện của Việt Nam.

pdf 7 trang dienloan 14120
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn

Kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn
 96 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM CHO BÊ TÔNG ĐẦM LĂN 
ThS. Nguyễn Thành Lệ 
Bộ NN và PTNT 
PGS.TS. Hoàng Phó Uyên 
Viện Thủy công 
Tóm tắt: Bê tông đầm lăn có khả năng chống thấm kém hơn bê tông truyền thống vì lượng dùng 
xi măng và lượng nước trộn thấp hơn nhiều. Để nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm 
lăn cần có biện pháp thích hợp trong việc thiết kế cấp phối, lựa chọn loại phụ gia khoáng, phụ gia 
hóa học và sử dụng biện pháp thi công phù hợp. Bài báo giới thiệu những kết quả đạt được trong 
quá trình nghiên cứu nâng cao khả năng chống thấm cho đập bê tông đầm lăn phù hợp với điều 
kiện của Việt Nam. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bê tông đầm lăn (BTĐL) được xem là bước 
phát triển đột phá trong công nghệ đập bê tông. 
Ưu điểm nổi bật của BTĐL là sử dụng ít xi 
măng, chỉ bằng khoảng 25-30% so với bê tông 
thường, tốc độ thi công nhanh, nên giảm giá 
thành, đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, trong 
gần 40 năm qua, công nghệ BTĐL được phổ 
biến ngày càng rộng rãi trên thế giới. 
Nhược điểm của BTĐL là chống thấm kém. 
Vì vậy, các đập bê tông đầm lăn kiểu cũ chỉ sử 
dụng BTĐL làm lõi đập, bao bọc xung quanh là 
lớp vỏ bê tông thường chống thấm dày 2÷3 m. 
Kết cấu đập kiểu này thường gọi là “vàng bọc 
bạc”. Nó được sử dụng phổ biến ở hầu hết các 
nước cho đến cuối thế kỷ XX. Trong quá trình 
nghiên cứu phát triển công nghệ BTĐL, Trung 
Quốc đã nghiên cứu và áp dụng thành công loại 
BTĐL có tính chống thấm cao thay cho bê tông 
thường. Năm 1989, Trung Quốc là nước đầu 
tiên trên thế giới xây dựng thành công đập trọng 
lực Thiên Sinh Kiều cao 61 m, hoàn toàn bằng 
bê tông đầm lăn. Tính đến 2004, Trung Quốc có 
hơn 10 đập bê tông mới kiểu này. Việc sử dụng 
BTĐL chống thấm thay cho bê tông thường 
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ đơn giản hoá 
quá trình thi công. Những năm gần đây, Việt 
Nam bắt đầu nghiên cứu áp dụng BTĐL chống 
thấm cao thay cho bê tông thường để xây dựng 
đập bê tông trọng lực. Kết quả thử nghiệm ở các 
công trình cho thấy, trong điều kiện hạn chế 
lượng xi măng, nâng cao tính chống thấm của 
BTĐL khó hơn nhiều so với đảm bảo yêu cầu 
về cường độ. Do nhu cầu phát triển thuỷ lợi 
thuỷ điện ở Việt Nam, nhiều đập bê tông được 
thiết kế theo công nghệ BTĐL, trong đó có một 
số đập thuỷ lợi thuỷ điện đã dùng BTĐL chống 
thấm thay cho bê tông thường. Vì vậy, nghiên 
cứu biện pháp nâng cao tính chống thấm của 
BTĐL trong điều kiện Việt Nam của Phòng 
nghiên cứu Vật liệu - Viện Thủy công vừa có ý 
nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn cao. 
I. MỤC TIÊU VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA 
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu của chương trình là đề xuất được cơ 
sở khoa học của một số biện pháp nâng cao tính 
chống thấm cho BTĐL công trình thủy lợi, đạt 
từ W6 trở lên. 
Cách tiếp cận của chương trình là khảo sát 
đánh giá tính chất BTĐL chống thấm một số 
công trình đã và đang xây dựng ở Việt Nam, kế 
thừa các thành tựu Khoa học công nghệ về 
BTĐL trong và ngoài nước, từ đó lựa chọn các 
biện pháp khả thi để nghiên cứu áp dụng vào 
điều kiện nước ta. 
Khi nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm nước 
ngoài, ưu tiên chọn các giải pháp đã được khẳng 
 97
định và đưa vào tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc thử 
nghiệm thành công trên công trình thực tế. 
Các biện pháp nâng cao chống thấm cho 
BTĐL sẽ được kiểm chứng bằng thực nghiệm 
trong phòng thí nghiệm, theo các tiêu chuẩn 
hiện hành. Kết quả thí nghiệm được so sánh với 
mẫu đã có của Việt Nam và của nước ngoài. 
Mẫu BTĐL phải đạt mác chống thấm W6 trở 
lên, với lượng dùng xi măng càng ít càng tốt, 
phụ gia khoáng hợp lý, tính khả thi cao trong 
điều kiện Việt Nam. 
II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NÂNG 
CAO TÍNH CHỐNG THẤM CỦA BTĐL 
2.1 Cơ sở khoa học 
Vấn đề cần quan tâm là BTĐL sử dụng xi 
măng chỉ bằng 25-30% so với bê tông thường 
thì có thể chống thấm như bê tông thường cùng 
mác được không? Để trả lời câu hỏi này cần làm 
rõ cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao chống 
thấm của BTĐL. 
Về nguyên tắc, muốn nâng cao chống thấm 
cho BTĐL phải tăng độ đặc chắc, giảm độ rỗng. 
Vì BTĐL và bê tông thường có những điểm 
giống và khác nhau, nên biện pháp tăng đặc 
chắc cho BTĐL và tăng chống thấm có những 
điểm giống và khác nhau. 
Sự giống nhau của BTĐL và bê tông thường 
thể hiện ở các điểm sau: 
- BTĐL và bê tông thường có cùng bản chất 
vật liệu. Cả hai đều sử dụng các vật liệu thành 
phần tương tự như: Xi măng, cát, đá, phụ gia 
hoá học, phụ gia khoáng. Các yêu cầu kỹ thuật 
đối với vật liệu để làm BTĐL giống như đối 
với bê tông thường, trừ một số trường hợp 
BTĐL dùng làm công trình tạm, được phép 
dùng vật liệu phẩm chất kém hơn. 
- Kết quả kiểm tra công trình thực tế cho thấy 
[1], các tính chất của BTĐL đóng rắn tương tự 
với tính chất của bê tông khối lớn. 
- Cả hai loại bê tông có quy luật cường độ 
tương tự nhau: 
+ Công thức Bolomay - Skramtaev áp dụng 
cho bê tông thường M400 trở xuống 
Rb = A.Rx 
 5,0
N
X
 (2.1) 
Trong đó: 
Rb: Cường độ bê tông thường ở tuổi 28 ngày 
Rx: Cường độ xi măng ở tuổi 28 ngày 
A: Hệ số phẩm chất cốt liệu, thay đổi từ 
0,55 - 0,65 
X: Lượng xi măng trong 1m3 
N: Lượng nước trong 1m3 
+ Công thức cường độ BTĐL do Trung Quốc 
đúc kết và đưa vào quy trình thí nghiệm [9] có 
dạng tương tự với công thức (2.1) trên đây: 
Rđl = A.Rckd 
 B
N
CKD
 (2.2) 
Trong đó: 
Rđl: Cường độ BTĐL tuổi 90 ngày 
A: Hệ số phẩm chất cốt liệu, bằng 0,811 đối 
với dăm, bằng 0,733 đối với sỏi 
Rckd: Cường độ chất kết dính (gồm xi măng 
và phụ gia khoáng), tuổi 28 ngày 
CKD: Lượng chất kết dính trong 1m3 BTĐL 
N: Lượng nước trong 1m3 
B: Hệ số hồi quy, xác định bằng thực nghiệm. 
B = 0,581: đối với dăm, B = 0,789: đối với sỏi. 
- Quan hệ cường độ BTĐL liên quan đến tỷ 
lệ N/CKD và mức độ đầm tương tự của BT 
thường. 
Xuất phát từ những điểm giống nhau trên đây 
của hai loại bê tông, chúng ta có thể kế thừa một 
số biện pháp nâng cao chống thấm cho BTĐL 
đã được kiểm chứng và khẳng định trên bê tông 
thường. 
Bên cạnh đó, BTĐL và bê tông thường có 
điểm khác biệt sau đây, chủ yếu liên quan đến 
phương pháp thi công: 
- BTĐL được rải trên diện rộng, thành từng 
lớp 30 đến 60 cm và đầm chặt bằng phương 
pháp lu rung, chịu ảnh hưởng của sự phân lớp. 
Trong khi đó bê tông thường đổ từng khối, kích 
thước nhỏ nhất là 1m và đầm chặt bằng phương 
pháp rung bên trong, rung bề mặt nên dễ đạt độ 
đồng nhất cao. 
 98 
- BTĐL khác với bê tông thường về yêu cầu 
cường độ. Bê tông thường có dải cường độ phổ 
biến từ 10 đến 40 MPa, tuổi 28 ngày. BTĐL là 
bê tông khối lớn nên dải cường độ BTĐL yêu 
cầu không cao, phổ biến từ 15 đến 20 MPa, tuổi 
90 ngày trở lên. 
- Hàm lượng khí trong hỗn hợp BTĐL nhỏ 
hơn so với bê tông thường. Đây có thể coi là 
một lợi thế của BTĐL, vì giảm tổng lỗ rỗng và 
giảm nguy cơ thấm nước. 
 Sự khác biệt về phương pháp thi công nói 
trên đòi hỏi có những biện pháp khác biệt so với 
bê tông thường để đảm bảo liên kết tốt giữa các 
lớp đổ, nâng cao độ đồng nhất và chống thấm 
cho BTĐL. 
2.2 Cơ sở thực tiễn nâng cao chống thấm 
của BTĐL 
Trung Quốc đã xây dựng thành công hàng 
chục công trình đập BTĐL cao từ 57 đến 132 m, 
sử dụng BTĐL chống thấm cấp phối 2 thay bê 
tông thường, cường độ phổ biến 20 MPa, chống 
thấm đến W12 (bảng 1). 
Bảng 1. Chiều dày lớp chống thấm BTĐL cấp phối 2 ở một số đập của Trung Quốc [8] 
TT Tên công trình Loại đập 
Chiều cao 
đập ( m) 
Mác bê 
tông 
Chiểu dày lớp 
chống thấm 
lớn nhất (m) 
Tỷ lệ với cột 
nước 
1 Giang Á Trọng lực 131 R90 20W12 8 1/15 
2 Miên Hoa Than nt 113 R90 20W8 7 1/15 
3 Đại Triều Sơn nt 111 R90 20W8 7 1/15 
4 Bách Sắc nt 130 R90 20W8 8 1/20 
5 Hồ chứa số 2 sông 
Phân Hà 
nt 88 R90 20W8 4 1/20 
6 Thông Kê nt 86,5 R90 20W6 5 1/15 
7 Sơn Tử nt 64,6 R90 10W6 4 1/15 
8 Song Kê nt 60 R180 20W6 3 1/15 
9 Cao Châu nt 57 R90 20W6 4 1/12 
10 Vinh Địa nt 57 R90 10W6 4 1/12 
11 Phổ Đinh Vòm kép 75 R90 20W6 6,5 1/10,6 
12 Sa Bài Vòm đơn 132 R90 20W8 11 1/10,5 
13 Long Thư Vòm kép 80 R90 20W8 6,5 1/12 
14 Lậm Hà Khẩu Vòm kép 100 R90 20W8 6 1/15 
Kết quả thí nghiệm trong phòng của Công ty 
kiểm định vật liệu thuộc Hiệp hội Xi măng 
Canada [6] tổng hợp ở bảng 2 cho thấy có thể 
chế tạo BTĐL chất lượng cao (high 
performance roller compacted concrete) để làm 
đường, cường độ trên 40MPa, hệ số thấm rất 
nhỏ, khoảng 10-13 m/s. 
Bảng 2. Kết quả đánh giá BTĐL và bê tông thường để làm đường [6] 
Chỉ tiêu Đơn vị BTĐL BT thường 
1 2 3 4 
1. Thành phần cấp phối 
- Xi măng 
- Nước 
- Cát 
kg/m3 
l/m3 
kg/m3 
300 
104 
849 
360 
155 
815 
 99
Chỉ tiêu Đơn vị BTĐL BT thường 
1 2 3 4 
- Đá 5-14mm 
- Phụ gia giảm nước CATEXOL1000N 
- Phụ gia cuốn khí DAREX-EH 
- Phụ gia giảm nước WRDA-20 
- Phụ gia siêu dẻo ADVA 140 
kg/m3 
l/m3 
l/m3 
l/m3 
l/m3 
1222 
0,6 
- 
- 
- 
1010 
- 
0,047 
0,576 
0,418 
2. Tính chất hỗn hợp bê tông 
- Chỉ số Vebe sau 10 phút 
- Chỉ số Vebe sau 30 phút 
- Dung trọng 
- Hàm lượng khí 
- Độ sụt 
sec 
sec 
kg/m3 
% 
mm 
60 
90 
2476 
- 
- 
- 
- 
2327 
7,0 
20 
3. Tính chất bê tông đóng rắn 
- Cường độ nén 3 ngày 
- Cường độ nén 7 ngày 
- Cường độ nén 28 ngày 
- Cường độ uốn 3 ngày 
- Cường độ uốn 7 ngày 
- Cường độ uốn 28 ngày 
- Độ hút nước 
- Độ rỗng 
- Hệ số thấm 
MPa 
MPa 
MPa 
MPa 
MPa 
MPa 
% 
% 
m/s 
44,9 
57,0 
66 
5,6 
7 
8,3 
2,4 
6,0 
5,0 x10-13 
đến 14,0 x 10-13 
30,4 
34,9 
44,8 
5,0 
4,9 
5,5 
5,1 
11,2 
0,1 x 10-13 
đến 9,0 x 10-13 
Ở Việt Nam tuy chưa có công trình thực tế 
xây dựng xong bằng BTĐL chống thấm, nhưng 
việc áp dụng vật liệu này đang được tích cực 
triển khai. Với sự trợ giúp của chuyên gia quốc 
tế, Công ty Tư vấn Thiết kế Điện lực 1 đang 
thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị thi công đập BTĐL 
thuỷ điện Sơn La sử dụng BTĐL chống thấm 
toàn mặt cắt R365-20-W10. Cùng với đập Sơn 
La đang có nhiều đập thuỷ điện khác sử dụng 
BTĐL chống thấm thay cho bê tông thường như 
Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và A Vương. 
Công trình Thuỷ lợi Định Bình lần đầu tiên 
thi công thử nghiệm BTĐL chống thấm R90-
20-W4 và R90-20-W2. Tuy đây chưa phải là 
BTĐL chống thấm thay cho bê tông thường, vì 
ở phía thượng lưu vẫn có tường BT thường 
R90-20-W6. Nhưng qua thử nghiệm BTĐL 
chống thấm ở công trình Định Bình cũng rút ra 
được một số kinh nghiệm quý trong thiết kế cấp 
phối BTĐL chống thấm. 
Các công trình xây dựng thành công trong 
thực tế là bằng chứng chắc chắn nhất khẳng 
định cơ sở nâng cao chống thấm BTĐL. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các biện 
pháp nâng cao chống thấm cho bê tông đầm lăn 
bao gồm: 
(1) Lựa chọn vật liệu và thiết kế cấp phối 
BTĐL hợp lý là biện pháp hàng đầu, để giảm 
lượng xi măng và nâng cao chống thấm cho 
BTĐL. Cốt liệu phải có thành phần hạt liên tục, 
đặc biệt chú ý thành phần cốt liệu nhỏ, đảm bảo 
lượng hạt mịn qua sàng 75m từ 6-18%. 
(2) Cát tự nhiên thường thiếu hạt mịn nên 
phải bổ xung thêm mạt đá. Tỉ lệ phối hợp xác 
định bằng thực nghiệm sao cho thành phần hạt 
của cát nằm trong vùng thành phần hạt khuyến 
cáo của EM 1110-2-2006. Chỉ tăng lượng phụ 
gia khoáng mịn với mục đích bổ sung hạt mịn 
cho cốt liệu nhỏ khi có hiệu quả kinh tế và đảm 
bảo kỹ thuật. 
 100
(3) Bắt buộc sử dụng phụ gia giảm nước kéo 
dài đông kết. Nó không chỉ có tác dụng nâng 
cao độ chống thấm của bản thân BTĐL khi giữ 
nguyên lượng xi măng nhờ giảm nước, mà còn 
tăng chống thấm của kết cấu toàn khối nhờ tăng 
liên kết giữa các lớp đổ. Chỉ sử dụng phụ gia 
siêu dẻo kéo dài ninh kết và phụ gia cuốn khí 
trong trường hợp có hiệu quả kinh tế và đảm 
bảo kỹ thuật cao hơn so với phụ gia hóa dẻo kéo 
dài ninh kết. 
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm các cấp phối BTĐL chống thấm đạt W6 
Mẫu 
XM, 
kg/m3 
Tro 
bay, 
kg/m3 
Puzơlan, 
kg/m3 
Mạt 
đá, 
kg/m3 
PG 
hóa 
dẻo 
(*) 
PG 
siêu 
dẻo 
(**) 
PG 
kết 
tinh 
(***) 
N/CKD 
VC, 
sec 
R90, 
daN/cm2 
W, 
atm 
Ghi 
chú 
M-2 85 147 - - - 2,32 - 0,46 11 396 8 
L-2 90 - 156 - - 2.32 - 0,45 15 273 6 
IDS-1-T 85 147 - - 1,4 - 0,2 0,53 14 317 6 
IDS-1-P 90 - 156 - 1,4 - 0,2 0,53 12 234 6 
Tr-2 85 125 - 35 1,4 - - 0,54 10 238 6 nên 
dùng 
P-3 95 - 130 40 1,5 - - 0,54 12 238 6 nên 
dùng 
*phụ gia hoá dẻo kéo dài ninh kết Plastiment 96 
 ** phụ gia siêu dẻo kéo dài ninh kết Viscocrete 3000 
*** phụ gia kết tinh Indoseal 
(4) Biện pháp cải thiện khả năng chống thấm 
bề mặt bê tông (phần thượng lưu) bằng phụ gia 
quét bề mặt có khả năng thẩm thấu vào trong bê 
tông tạo ra khoáng canxisilicat bền, tăng khả 
năng chống thấm nên coi là biện pháp phụ trợ. 
Hiện chưa có số liệu về độ ổn định của sản 
phẩm kết tinh trong công trình lộ thiên. Tuy nó 
có khả năng tăng chống thấm bề mặt bê tông 
nhưng chỉ nên áp dụng khi bản thân bê tông đã 
đạt được độ chống thấm thiết kế nhằm tăng 
thêm an toàn cho công trình, không coi đó là 
biện pháp sửa chữa các khu vực bê tông chống 
thấm không đạt mác yêu cầu. 
(5) Biện pháp nâng cao độ mịn puzơlan từ 
3000 lên 6000cm2/g không hiệu quả đối với 
BTĐL khi dùng với tỉ lệ 40% puzơlan mịn cao 
thay puzơlan mịn thường. 
Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế, có thể 
chọn một hoặc phối hợp vài biện pháp nêu trên. 
Cấp phối khuyến cáo đã nghiên cứu đạt chỉ tiêu 
tương đương mẫu BTĐL R90-20-W6 của Trung 
Quốc đã dùng tại công trình Phổ Định năm 
1993. So với BTĐL mác R90-W4 của công 
trình Định Bình thì cấp phối khuyến cáo đạt 
mác R90-20-W6 nhưng lượng dùng xi măng 
giảm 41kg và lượng tro bay giảm 21kg. 
IV. KẾT LUẬN 
Các biện pháp nâng cao chống thấm cho đập 
BTĐL phần lớn kế thừa cơ sở khoa học của 
công nghệ bê tông truyền thống (giảm tỉ lệ 
N/CKD, giảm độ rỗng của cốt liệu, tăng độ ẩm 
và thời gian bảo dưỡng, đủ tỉ lệ hồ xi măng, 
tính linh động của hỗn hợp phù hợp năng lực 
đầm). Mặt khác phát triển những biện pháp mới 
để phù hợp với phương pháp thi công đầm lăn 
(các biện pháp tăng liên kết bề mặt lớp đổ, các 
kết cấu đặc biệt chống thấm thượng lưu và thoát 
nước hạ lưu). 
Các biện pháp cụ thể nâng cao chống thấm 
đập BTĐL rất đa dạng, phải đồng bộ từ thiết kế 
đến thi công. 
Nghiên cứu đã kiểm chứng trong phòng thí 
nghiệm các biện pháp nâng cao chống thấm để 
 101
BTĐL đạt mác R90-20-W6: Lựa chọn phương 
pháp thiết kế BTĐL chống thấm phù hợp; sử 
dụng phụ gia hóa hoc; dùng puzơlan mịn cao 
thay thế một phần puzơlan mịn thường; quét bề 
mặt BTĐL bằng phụ gia kết tinh; sử dụng phụ 
gia hóa học và tối ưu hóa cốt liệu nhỏ. Các kết 
quả nghiên cứu của đề tài này góp phần chứng 
tỏ tính khả thi chế tạo BTĐL chống thấm từ các 
vật liệu sẵn có ở Việt Nam. 
Để thiết kế cấp phối BTĐL chống thấm có 
thể dùng các phương pháp khác nhau . Trong 
điều kiện Việt Nam nên dùng phương pháp thể 
tích tuyệt đối của Trung Quốc kết hợp với kiểm 
tra kết quả trung gian và đối chiếu với một số 
điều kiện biên để giảm bớt khối lượng tính toán 
thí nghiệm. 
Khi tăng độ mịn của puzơlan lên gấp đôi 
bình thường (khoảng 6000cm2/g), BTĐL có R28 
tăng so với sử dụng puzơlan mịn thường ở tuổi 
28 ngày, nhưng R90 và độ chống thấm tuổi 90 
ngày tương đương nhau. Phần trăm puzơlan mịn 
cao thay thế puzơlan mịn thường là tương 
đương nhau; vì thế biện pháp thay thế 40% 
puzơlan thường bằng puzơlan mịn cao coi như 
không tăng chống thấm cho BTĐL. 
Khi giữ nguyên lượng dùng xi măng PC40 
xấp xỉ 90 kg/m3, sử dụng phụ gia hoá dẻo 
PLASTIMENT 96 có thể tăng độ chống thấm 
BTĐL mác 20 lên một cấp (2atm), sử dụng phụ 
gia siêu dẻo thế hệ mới VISCOCRETE 3000 có 
thể tăng độ chống thấm lên hai cấp (4atm) so 
với mẫu đối chứng không phụ gia. Hiệu quả 
tăng chống thấm chủ yếu do giảm tỷ lệ N/CKD. 
Phụ gia kết tinh INDOSEAL khi quét bề mặt 
có khả năng thẩm thấu sâu khoảng 8mm. Phản 
ứng giữa phụ gia và Ca(OH)2 trong đá xi măng 
tạo khoáng silicatcanxi mới, làm tăng độ đặc 
chắc vùng bề mặt và tăng khả năng chống thấm 
của mẫu BTĐLlên một cấp (2atm) 
Cát tự nhiên thường ít hạt mịn. Vì thế, phải 
bổ xung lượng hạt lọt sàng 75µm để đạt tỷ lệ từ 
6 đến 18%. Dùng mạt đá có thể giảm lượng phụ 
gia khoáng trong BTĐL khoảng 10-15%, tăng 
tính chống thấm của BTĐL, hạ giá thành vật 
liệu cho BTĐL. 
Nghiên cứu khuyến cáo sử dụng các biện pháp 
kết hợp sau để chế tạo BTĐL đạt W6: 
+ Lựa chọn vật liệu và thiết kế cấp phối 
BTĐL hợp lý, áp dụng sơ đồ thiết kế cấp phối 
BTĐL dựa theo phương pháp của Trung Quốc 
kết hợp với kiểm tra kết quả tính toán trung gian 
theo phương pháp của USACE (Mỹ). 
+ Bắt buộc sử dụng phụ gia giảm nước kéo 
dài đông kết, nhằm nâng cao độ chống thấm của 
bản thân BTĐL khi giữ nguyên lượng xi măng 
nhờ giảm nước, tăng chống thấm của kết cấu 
toàn khối nhờ tăng liên kết giữa các lớp đổ. Chỉ 
sử dụng phụ gia siêu dẻo kéo dài ninh kết và 
phụ gia cuốn khí trong trường hợp có luận 
chứng kinh tế kỹ thuật. 
+ Biện pháp cải thiện khả năng chống thấm 
bề mặt bê tông thượng lưu bằng phụ gia quét bề 
mặt có khả năng thẩm thấu vào trong bê tông 
tạo ra khoáng canxisilicat, tăng khả năng chống 
thấm nên coi là biện pháp phụ trợ, nhằm tăng 
thêm an toàn cho công trình. 
+ Để đạt độ chống thấm W6 và cao hơn, cần 
ưu tiên biện pháp sử dụng phụ gia hoá dẻo kéo 
dài ninh kết và tối ưu hoá thành phần hạt cốt 
liệu nhỏ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ACI 207.5R.99. American Concrete Institute Manual of Concrete Practice, Part 1- 2002, 
Roller Compacted Concrete. 
2. ACI 211.3R. Standard Practice for Selecting Proportions for Normal, Heavyweight and 
Mass concrete. 
3. CRD-C48-92. Test Method for Water Permeability of Concrete 
4. Dustan M.R.H. List of RCC Dams in the World up to 2003- Malcolm Dunstan & 
Associates, United Kingdom, 2003. 
 102
5. Dustan M.M. State of the Art of RCC Dams throughout the world reference to the Son La 
project in Vietnam. (Trong tuyển tập báo cáo Hội nghị Công nghệ bê tông đầm lăn trong thi 
công đập thuỷ điện của Việt Nam, EVN, Hà Nội, tháng 4 năm 2004). 
6. Evaluation of Water Permeability in a Roller Campacted Concrete and Conventional 
Concrete- Service d’ Expertise en Mate’riaux Inc.- Report to Associattion Canadienne du 
Ciment, August 2005. 
7. Guidelines for Designing and Constructing Roller Compacted Concrete Dams, US Beaureau 
Reclamation, 1987. 
8. Isao Nagayama, Shigeharu Jikan- 30 years’ History of Roller- Compacted Concrete Dams in 
Japan 
9. Roller Compacted Concrete- Technical Engineering and Design Guides, USACE, 1994 
10. Xypex Concrete Durability Enhancing Technology- Construction of the Cofferdam of the 
Yangtze River, Three Gorges Project,China. 
Abstract: 
THE RESULTS OF SOME STUDY ABOUT IMPROVING 
THE IMPERMEABILITY OF ROLLER COMPACTED CONCRETE 
Nguyen Thanh Le 
Hoang Pho Uyen 
The disadvantage of roller compacted concrete (RCC) is its high permeability compared to 
conventional concrete, because the amount of cement and water required of RCC is lower. In order 
to improve the impermeability of RCC, it is necessary to have a suitable mix-design, appropriate 
mineral admixtures and chemical admixtures, and proper construction technologies. This paper 
discribes the results of some study about improving the impermeability of RCC to meet the climatic 
conditions of Vietnam. 
Keywords: Roller compacted concrete (RCC); impermeability; compresive strength. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_nang_cao_kha_nang_chong_tham_cho_be_tong.pdf