Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại bệnh viện quân y 175
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu (RLLPM) ở bệnh nhân (BN)
bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) điều trị tại bệnh viện quân y 175.
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng: 141 bệnh nhân BTTMCB được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Quân
Y 175 từ tháng 12/2015 đến 6/2017.
Kết quả: Tỷ lệ BN có RLLPM là 83,7%. Tần suất các rối loạn thành phần lipid là: có
66,7% bệnh nhân tăng triglyceride, 37,6% bệnh nhân giảm HDL-C, 32,6% bệnh nhân
tăng cholesterol và 31,2% bệnh nhân tăng LDL-C. Trong kiểu RLLPM 1 thành phần thì
tăng triglycerid đơn thuần gặp nhiều hơn (20,34%). Trong kiểu RLLPM 2 thành phần
thì giảm HDL-C và tăng triglycerid gặp đa số (14,9%). Tương tự kiểu RLLPM 3 thành
phần thường gặp là tăng triglyceride, tăng cholesterol và tăng LDL-C (12,8%). Nhóm
tuổi ≥70 có tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu thấp hơn nhóm tuổi <60>60><>
Kết luận: Tỉ lệ RLLPM ở BN mắc BTTMCB cao (83,7%), trong đó hay gặp đó là:
tăng triglyceride đơn thuần, giảm HDL-C kết hợp tăng triglyceride và tăng kết hợp
triglyceride, cholesterol với LDL-C. Có sự khác biệt có ý nghĩa về thành phần lipid bị
rối loạn giữa nhóm tuổi dưới 60 và nhóm trên 70 tuổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại bệnh viện quân y 175
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - Số 12 - 12/2017 MỤC LỤC 1 Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 Trương Đình Cẩm, Nguyễn Quốc Thái 5 2 Khảo sát tình trạng hạ huyết áp tư thế ở người cao tuổi có tăng huyết áp tại phòng khám khoa cán bộ cao cấp Bệnh viện Quân y 175 Thân Hồng Anh, Lâm Mỹ Hằng, Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Thị Phương Lan, Đoàn Thanh Hải Đặng Văn Thanh, Nguyễn Đặng Phương Kiều, Nguyễn Thị Thu Ngân 11 3 Nghiên cứu nồng độ NT-PROBNP huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 Đào Quốc Tuấn, Trương Đình Cẩm 18 4 Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất Trần Tuấn Khanh, Đoàn Văn Đệ 24 5 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang phổi chuẩn, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân lao phổi mới AFB đờm dương tính và lao phổi tái phát Trần Anh Huy, Nguyễn Huy Lực, Đặng Văn Tuấn 31 6 Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên bổ xương khớp trên bệnh nhân giảm mật độ xương Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Đoàn Chí Cường 40 7 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thành dưới tại Bệnh viện thống Nhất Châu Văn Vinh, Hồ Thượng Dũng, Đoàn Văn Đệ 47 8 Đánh giá hiệu quả của misoprostol trong xử trí thai ngừng tiến triển trong tử cung nhỏ hơn hoặc bằng 12 tuần tại khoa phụ sản Bệnh viện quân y 175 Nguyễn Thị Huyền Trang, Trịnh Hồng HạnhHuỳnh Thị Thanh Giang, Nguyễn Văn Hữu Nguyễn Thị Dung, Đặng Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Sơn Hải 55 9 Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu dưới hai xương cẳng chân do chấn thương bằng kỹ thuật mipo tại Bệnh viện quân y 7A Nguyễn Ngọc Hiếu 65 10 Kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với đường mổ bên ngoài trực tiếp tại Bệnh viện Quân y 103 Trần Hoài Nam, Vũ Nhất Định 76 11 Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ HS-CRP huyết tương với tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp được điều trị tại Bệnh viện quân y 175 Phạm Văn Đoan, Trương Đình Cẩm 83 12 Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh Tạ Thị Phước Hòa, Phạm Hữu Văn 89 13 Nhân một trường hợp u tuyến cận giáp cường tiết parahormone biến chứng viêm tuỵ thể nặng được chẩn đoán và điều trị thành công tại Bệnh viện quân y 175 Trần Văn Hiều, Trần Hà Hiếu, Nguyễn Hoàng Khải Nguyễn Chí Tùng, Trương Đình Cẩm 98 14 Nhân một trường hợp thiếu máu huyết tán miễn dịch mức độ nặng có tổn thương đa cơ quan Bùi Vinh Quang, Nguyễn Hưng, Hoàng Thị Như Mai Trương Đình Cẩm, Tạ Anh Hoàng 104 15 Mối liên quan giữa nồng độ homocystein máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 Phạm Toàn Trung, Hoàng Trung Vinh, Trương Đình Cẩm 109 JOURNAL OF 175 PRACTICAL MEDICINE AND PHARMACY SỐ 12 - 12/2017 CONTENTS 1 Survey rate and characteristics of dyslipidemia in patients with ischemic heart disease treated at Military Hospital 175 Truong Dinh Cam, Nguyen Quoc Thai 5 2 Examination of postural hypertension in hypertensive elderly (THT) patients who are receiving treatment at the clinic, Military Hospital 175 Than Hong Anh, Lam My Hang, Nguyen Hong Vu, Nguyen Dinh Tuan, Nguyen Manh Hung, Tran Thi Phuong Lan, Doan Thanh Hai Dang Van Thanh, Nguyen Dang Phuong Kieu, Nguyen Thi Thu Ngan 11 3 Investigate the correlation of NT-proBNP concentrations with biochemical cardiomyopathy Dao Quoc Tuan, Truong Dinh Cam 18 4 A survey on serum uric acid levels of oncologic patients treated with chemotherapy at the Military hospital 175 Doan Van De, Tran Tuan Khanh 24 5 Linical characteristics, standard lung X-ray imaging, high-resolution CT scanning in new TB patients with AFB sputum positive and recurrent TB Tran Anh Huy, Nguyen Huy Luc, Dang Van Tuan 31 6 Evaluate the clinical effects of tonify bone arthritis on patient suffering from osteopenia Nguyen Thi Ngoc Diep, Doan Chi Cuong 40 7 Clinical and laboratory characteristics and coronary artery lesions in the patients with acute inferior ST-segment elevation myocardial infarction at Thong Nhat Hospital Chau Van Vinh, Ho Thuong Dung, Doan Van De 47 8 Efectiveness of misoprostol to manage the improgressive under 12 week pregnancy at the department of obstetrics and gynecology at Miltary hospital 175 Nguyen Thi Huyen Trang, Trinh Hong HanhHuynh Thi Thanh Giang, Nguyen Van Huu Nguyen Thi Dung, Dang Thi Ngoc Hanh, Nguyen Son Hai 55 9 Evaluation of the results of the treatment of the distal tibial and fibula by osteosynthesis internal fixation with minimally invasive plate osteosynthesis Nguyen Ngoc Hieu 65 10 Outcomes of total hip arthroplasty surgery with direct lateral approach Tran Hoai Nam, Vu Nhat Dinh 76 11 Study the association of plasma hs-CRP levels with coronary artery damage in patients with acute coronary syndrome at Military hospital 175 Pham Van Doan, Truong Dinh Cam 83 12 Evaluation some risk factors for cardiovascular disease in the patients at traditional medicine institute of Hochiminh city Ta Thi Phuoc Hoa, Pham Huu Van 89 13 A case of servere pancreatitis due to primary hyperparathyroidism which diagnosed and treated well in Military hospital 175 Tran Van Hieu, Tran Ha Hieu, Nguyen Hoang Khai Nguyen Chi Tung, Truong Dinh Cam 98 14 Report a case: accasion of severe autoimmune hemolytic anemia with multiorgan failure bui Vinh Quang, Nguyen Hung, Hoang Thi Nhu Mai Truong Dinh Cam, Ta Anh Hoang 104 15 The relationship between the alteration of homocysteine concentrations with some cardiac risk factors of typae 2 diabetes mellitus patients Pham Toan Trung, Hoang Trung Vinh, Truong Dinh Cam 109 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu (RLLPM) ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) điều trị tại bệnh viện quân y 175. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng: 141 bệnh nhân BTTMCB được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 12/2015 đến 6/2017. Kết quả: Tỷ lệ BN có RLLPM là 83,7%. Tần suất các rối loạn thành phần lipid là: có 66,7% bệnh nhân tăng triglyceride, 37,6% bệnh nhân giảm HDL-C, 32,6% bệnh nhân tăng cholesterol và 31,2% bệnh nhân tăng LDL-C. Trong kiểu RLLPM 1 thành phần thì tăng triglycerid đơn thuần gặp nhiều hơn (20,34%). Trong kiểu RLLPM 2 thành phần thì giảm HDL-C và tăng triglycerid gặp đa số (14,9%). Tương tự kiểu RLLPM 3 thành phần thường gặp là tăng triglyceride, tăng cholesterol và tăng LDL-C (12,8%). Nhóm tuổi ≥70 có tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu thấp hơn nhóm tuổi <60 (p<0,01). Kết luận: Tỉ lệ RLLPM ở BN mắc BTTMCB cao (83,7%), trong đó hay gặp đó là: tăng triglyceride đơn thuần, giảm HDL-C kết hợp tăng triglyceride và tăng kết hợp triglyceride, cholesterol với LDL-C. Có sự khác biệt có ý nghĩa về thành phần lipid bị rối loạn giữa nhóm tuổi dưới 60 và nhóm trên 70 tuổi. Từ khóa: Rối loạn lipid máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ. SURVEY RATE AND CHARACTERISTICS OF DYSLIPIDEMIA IN PATIENTS WITH ISCHEMIC HEART DISEASE TREATED AT MILITARY HOSPITAL 175 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 Trương Đình Cẩm1, Nguyễn Quốc Thái2 (1)Bệnh viện Quân 175 (2) Ban Quân y Bộ CHQS Kiên Giang Quân khu 9 Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (truongcam1967@gmail.com) Ngày nhận bài: 12/9/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/9/2017. Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017 6 SUMMARY Objectives: Survey rate and characteristics of dyslipidemia in patients with ischemic heart disease treated at 175 military hospital. Methods: Prospective, cross sectional descriptive study. Subjects: 141 patients with ischemic heart disease were hospitalized and treated at cardiology department, Military Hospital 175 from December 2015 to June 2017. Results: The rate of patients with dyslipidemia is 83.7%. The prevalence of lipid disorders was 66.7% for hypertriglyceridemia, 37.6% for decreased HDL-C, 32.6% for hypercholesterolemia, and 31.2% for patients with decreased LDL-C. In one-component of dyslipidemia type, hypertriglyceridemia was more common (20.34%). In two-component of dyslipidemia type, decreased HDL-C and increased hypertriglyceridemia is common (14.9%). Similarly, the three-component of dyslipidemia type, hypertriglyceridemia, increased cholesterol, and increased LDL-cholesterol is common (12.8%). Group with age ≥70 has a lower rate of dyslipidemia than the group with age <60 (p<0.01). Conclusions: The prevalence of dyslipidemia in patients with ischemic heart disease was high (83.7%). Hypertriglyceridemia, decreased HDL-C, increased triglyceride, increased triglyceride and LDL-cholesterol. There was a significant difference in lipid profile between the age group 60 and the age group 70 years. Key word: dyslipidemia, ischemic heart disease. ĐẶT VẤN ĐỀ BTTMCB là bệnh lý tim mạch thường gặp, tần suất mắc bệnh và hậu quả do bệnh gây nên ngày càng gia tăng. Trong năm 2001, thế giới có 7,2 triệu trường hợp tử vong do BTTMCB và 59 triệu BN bị tàn phế. Mỗi năm có khoảng 5,8 triệu trường hợp mắc mới. Tại Viện tim mạch Việt Nam từ năm 2003-2007 tỷ lệ BTTMCB gia tăng đáng kể theo thời gian, năm 2003: 11,2%, năm 2004: 13,5%, năm 2005: 18,8%, năm 2006: 20,8 thì năm 2007: 24% []. Liên quan giữa RLLPM và BTTMCB đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết luận chung đó là tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do BTTMCB gắn liền với tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu []. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại Viện Quân Y 175” nhằm khảo sát tỷ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ điều trị tại bệnh viện quân y 175. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 141 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ vào điều trị tại Bệnh viện quân y 175. Thời gian từ tháng 12/2015 đến 6/2017. * Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: BN có hẹp ≥50% đường kính nhánh chính ĐMV trên kết quả chụp động mạch CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7 vành chọn lọc và được xét nghiệm đánh giá các chỉ số lipid máu tại thời điểm nhập viện điều trị. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Các bệnh làm ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hóa lipid như: hội chứng thận hư, bệnh hệ thống, suy tuyến giáp nguyên phát, đang điều trị rối loạn lipid máu kéo dài... - Những bệnh có chống chỉ định làm thủ thuật chụp và can thiệp ĐMV như: nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, suy tim mất bù chưa được kiểm soát, dị ứng thuốc cản quang - Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. 3. Thu thập và xử lí số liệu: BN vào viện được xử lí theo tình trạng bệnh. Số liệu được lấy theo mẫu nghiên cứu. Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm tuổi, giới Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới Nhóm tuổi Tổng p < 60 60 - 69 ≥ 70 Nam (n) (%) 20 18,9 26 24,5 60 56,6 106 100 p<0,01 Nữ (n) (%) 9 25,7 17 48,6 9 25,7 35 100 Tổng (%) 29 20,6 43 30,5 69 48,9 141 100 Nhận xét: Tỉ lệ nam giới mắc BTTMCB mạn tính cao hơn nữ giới, Nam/ Nữ=106/35; nhóm tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước [1], [2], [8]. 2. Tần suất RLLPM Bảng 2. Tần suất rối loạn lipid máu BTTMCB Có RLLPM Không có RLLPM Tổng n 118 23 141 (%) 83,7 16,3 100 Nhận xét: Tỉ lệ RLLP trong nhóm bệnh cao 83,7%. Tương tự như kết quả nghiên cứu trong nước [1], [3]. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017 8 3. Tần suất rối loạn các thành phần lipid máu. Bảng 3. Tần suất rối loạn các thành phần lipid máu Tần suất n Tỉ lệ (%) Tăng LDL-C Có 44 31,2 Không có 97 68,8 Giảm HDL-C Có 53 37,6 Không có 88 62,4 Tăng Cholesterol Có 46 32,6 Không có 95 67,4 Tăng Triglyceride Có 94 66,7 Không có 47 33,3 Nhận xét: Tần suất rối loạn thành phần lipid máu theo thứ tự giảm dần tăng TG à giảm HDL-c à tăng Cholesterol à tăng LDL-c. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lâm Kim Phượng [1], Trương Quang Bình [3]. 4. Các kiểu RLLPM theo phân loại De Gennes. Bảng 4. Các kiểu RLLPM Rối loạn 1 thành phần đơn thuần Tăng Cholesterol đơn thuần Tăng Triglyceride đơn thuần RLLP máu hỗn hợp n 2 24 92 % 1,70 20,34 77,96 Rối loạn 2 thành phần HDLc LDLc HDLc TG HDLc CT LDLc TG LDLc CT TG CT n 1 21 0 7 4 7 (%) 0,7% 14,9% 0% 5,0% 2,8% 5% Rối loạn 3 thành phần HDL, LDL, CT HDL, CT, TG HDL, LDL, TG CT, TG, LDL n 1 5 2 18 (%) 0,7% 3,5% 1,4% 12,8% Nhận xét: Trong rối loạn lipid máu 1 thành phần thì tăng triglyceride đơn thuần chiếm tỷ lệ chủ yếu với 20,34%, kiểu rối loạn cholesterol đơn thuần rất ít gặp (1,7%), đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Lâm Kim Phượng (2009) [1]. Trong rối loạn lipid máu 2 thành phần thì giảm HDL-C và tăng triglyceride chiếm chủ yếu với 14,9%, tỉ lệ rối loạn 2 thành phần khác chiếm tỉ lệ thấp hơn (0,7-5%). Chúng tôi không gặp kiểu giảm HDL-C kết hợp tăng cholesterol. Sự chiếm ưu thế trong kiểu rối loạn giảm HDL-C và tăng triglycerid phù hợp với đặc điểm rối loạn lipid trong nghiên cứu của Lâm Kim Phượng [1]. Đặc điểm này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước như CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9 Brinton EA và cs (2004) [7]. Tăng nồng độ triglycerid huyết tương là một YTNC tim mạch và bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành xảy ra ngay cả khi nồng độ cholesterol và LDL-C ở mức bình thường nhưng nếu tăng triglycerid và giảm HDLc huyết tương thì nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim tăng cao gấp 2 lần [7]. Điều trị rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ tử vong ở các bệnh lý tim mạch, tần suất các biến cố liên quan đến động mạch vành giảm 24% khi nồng độ triglycerid huyết tương giảm 31% kết hợp với tăng HDL-C 6% với mức LDL-C ổn định [4]. Trong rối loạn lipid máu 3 thành phần thì tăng cholesterol, tăng triglyceride và tăng LDL-C chiếm chủ yếu với 12,8%. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Lâm Kim Phượng là 21,5% [1]. Một đặc điểm trùng hợp nữa là trong nghiên cứu về rối loạn 3 thành phần thì kiểu rối loạn tăng cholesterol, tăng triglycerid và LDL-C và tăng cholesterol – tăng LDL-C - giảm HDL-C chiếm ưu thế trong đó tăng cholesterol – tăng LDL-C – tăng triglycerid chi ... ng song với giảm tHCy ở BN ĐTĐ týp 2. * Liên quan nồng độ homocystein máu với microalbumin niệu và bệnh thận mạn: Thận đóng vai trò chính trong chuyển hóa HCy, cùng với gan là hai cơ quan có đầy đủ các enzym xúc tác cho chu trình sulfur (chuyển nhóm sulfur) và con đường tái methyl hóa thứ yếu. Con đường chuyển methyl hóa cung cấp nhóm methyl để tổng hợp tiền chất của creatinin là creatin. Chỉ HCy tự do mới qua được cầu thận, 99% được tái hấp thu, phần lớn chuyển hóa ngay tại thận và khoảng 1% bài tiết qua nước tiểu [13]. Các ng- hiên cứu lớn trên thế giới chỉ tương quan nghịch mức độ mạnh giữa tHCy với GFR hoặc eGFR, độ thanh thải creatinin; tương quan thuận với nồng độ creatinin máu như trong dữ liệu nghiên cứu nghiên cứu NHANES [6]. Ở BN ĐTĐ, MAU được coi là dấu ấn chỉ điểm cho sự xuất hiện biến chứng mạch máu nói chung và mạch máu nhỏ nói riêng, đặc biệt là bệnh thận ĐTĐ khi MAU vừa là chỉ dấu sớm tổn thương thận, vừa phản ánh tiến triển suy giảm chức năng thận. Khi chức năng thận kém dần theo các giai đoạn MAU (-) đến MAU (+), protein niệu sẽ làm tHCy tăng dần [7]. Qua kết quả, chúng tôi thấy nhóm bệnh MAU (+) có tHCy cao hơn nhóm ĐTĐ MAU (-) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả tương tự được ghi nhận khi so sánh nhóm bệnh có suy thận và không TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017 116 suy thận. tHCy tăng dần có ý nghĩa theo giai đoạn suy thận. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa tHCy với nồng độ ure, creatinin máu, tương quan nghịch mức độ ít giữa tHCy với eGFR. Mức tương quan càng mạnh hơn giữa tHCy với nồng độ creatinin máu, eGFR sau hiệu chỉnh, không còn tương quan giữa nồng độ ure máu với nồng độ HCy sau hiệu chỉnh. Ở BN ĐTĐ có MAU (+) hoặc STM đã làm gia tăng tỷ lệ tăng tHCy tương ứng lên 4,80 và 4,14 lần khi chưa hiệu chỉnh; 4,14 và 3,87 lần sau khi hiệu chỉnh. Shargorodsky M (2009) nghiên cứu 86 BN ĐTĐ týp 2 thấy có tương quan nghịch mức độ vừa giữa tHCy với nồng độ creatinin máu (r = -0,344, p < 0,001), không có tương quan giữa tHCy và nồng độ ure máu (r = 0,205, p = 0,117) [12]. Duncan GE (2005) phân tích 133 BN ĐTĐ týp 2 từ dữ liệu The NHANES 1999 - 2002 nhận thấy tHCy tương quan thuận chặt chẽ với nồng độ creatinin máu (r = 0,55, p < 0,0001) và tương quan nghịch mức độ vừa với eGFR (r = -0,46, p < 0,0001) [6]. Theo chúng tôi, nồng độ ure máu chỉ phản ánh gián tiếp chức năng thận, dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, sử dụng thuốc nên sự tương quan có ý nghĩa với tHCy không còn sau khi hiệu chỉnh theo tuổi, giới, nồng độ creatinin máu. Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Russo GT (2004) trên 312 BN ĐTĐ týp 2 thấy tHCy tăng dần có ý nghĩa thống kê theo các khoảng phân vị nồng độ creatinin máu và giảm dần theo các khoảng phân vị hệ số thanh thải creatinin. tHCy tương quan thuận với nồng độ creatinin máu (r = 0,417, p < 0,0001), tương quan nghịch với hệ số thanh thải creatinin nội sinh (p < 0,001) [11]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả trong nước. Dương Thị Tuyết (2008) so sánh tHCy ở 20 BN ĐTĐ týp 2 có MAU (+) thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 37 BN ĐTĐ có MAU (-) (13,59 so với 11,43 µmol/l, p < 0,05) [2], Phạm Quang Thanh (2008) nghiên cứu 56 BN ĐTĐ týp 2 thấy nhóm MAU (+) có tHCy cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MAU (-) (13,09 ± 3,88 so với 9,28 ± 2,98 µmol/l, p < 0,05); có tương quan thuận chặt chẽ giữa tHCy và MAU (r = 0,597, p < 0,05) [1]. Emoto M (2001) nghiên cứu 75 BN ĐTĐ týp 2 đối chứng 54 người bình thường, thấy tHCy tăng dần theo mức độ bệnh thận từ MAU (-) đến MAU (+), albumin niệu đại thể và suy thận; nhóm bệnh suy thận có tHCy cao hơn rõ rệt nhóm bệnh chưa suy thận (p < 0,001) và nhóm chứng (p < 0,001) [7]. Nhận xét tương tự cũng được ghi nhận bởi Chico A (1998), đồng thời có tương quan thuận chặt chẽ giữa tHCy và MAU (r = 0,66, p < 0,001) [3]. Davies L (2001) nghiên cứu 260 BN ĐTĐ týp 2 cũng phát hiện nhóm MAU (+) có tHCy cao hơn nhóm MAU (-) (13,2 ± 7,8 so với 11,3 ± 4,6 µmol/l, p < 0,01) [5]. Looker HC (2003) so sánh 93 ca ĐTĐ týp 2 MAU (+) với 289 ca ĐTĐ týp 2 có MAU (-) thấy tHCy cao hơn có ý nghĩa thống kê (10,88 so với 8,99 µmol/l, p < 0,0001) [9]. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu trên BN ĐTĐ týp 2 đều chỉ ra tăng tHCy là hậu quả chủ yếu của biến chứng tổn thương thận do TRAO ĐỔI HỌC TẬP 117 ĐTĐ, liên quan với chỉ số MAU, MLCT, hệ số thanh thải creatinin và mức độ bệnh thận ĐTĐ [6], [7]. HCy tự do được lọc qua cầu thận, tái hấp thu 99% tại thận và chỉ đào thải một lượng rất nhỏ qua thận < 1%. Suy giảm chức năng thận làm độ thanh thải HCy, rối loạn chuyển hóa HCy tại thận và ngoài thận (suy giảm con đường chuyển nhóm methyl và tái methyl hóa do khiếm khuyết chuyển hóa amino acid chứa nhóm sulfur và/hoặc khiếm khuyết tái methyl hóa HCy thành methionin) gây tích lũy và tăng tHCy [13]. Tuy vậy, tHCy ở người ĐTĐ týp 2 có thể giảm so với người bình thường đã được ghi nhận ở giai đoạn “chớm” tổn thương thận có tăng MLCT [13], [14]. Do đó, một số tác giả xem HCy là 1 marker phản ánh suy giảm chức năng thận ở người ĐTĐ [14]. Cũng có một số tác giả cho rằng tăng tHCy liên quan tăng nguy cơ MAU (+) ở ĐTĐ týp 2, vì thế có thể tHCy có vai trò nguyên nhân trong bệnh sinh bệnh thận ĐTĐ [3], [4], [9]. Kiểm soát tHCy hợp lý ở người ĐTĐ có thể tạo điều kiện ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Chico A (1998) cho rằng có mối liên quan giữa tăng tHCy với tăng AER ở BN ĐTĐ, đặc biệt người ĐTĐ týp 2 và đề ra giả thiết liên kết giữa tăng tHCy và sự xuất hiện MAU, bệnh thận ĐTĐ [3]. Looker HC (2003) phân tích tHCy của 396 BN ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu dọc 1982 - 2000 thấy trong 229 ca không có bệnh thận ĐTĐ, 152 ca MAU (-) tại thời điểm ban đầu có 101 ca tiến triển bệnh thận ĐTĐ (ACR ≥ 300 mg/g) sau 8,6 năm, 48 ca xuất hiện MAU (+) sau 9,8 năm. Tác giả kết luận tăng tHCy liên quan tăng tần suất bệnh thận ĐTĐ với IRR = 1,42 (95%CI = 1,09 - 1,84, p = 0,01) và IRR = 1,39 (95%CI = 1,04 - 1,86, p = 0,03); tăng tần suất xuất hiện MAU (+) với IRR = 1,6 (95%CI = 1,01 - 2,54, p < 0,05) và IRR = 1,96 (95%CI = 1,17 - 3,3, p < 0,05) sau hiệu chỉnh tuổi, giới và thời gian mắc ĐTĐ [9]. Cho EH (2008) theo dõi dọc 887 BN ĐTĐ týp 2 có MAU (-) tại thời điểm ban đầu thấy 76 ca xuất hiện MAU (+) sau 36 ± 11,7 tháng, so sánh với 152 ca không có MAU (+) tương đồng về tuổi và giới thấy nhóm xuất hiện MAU (+) có tHCy cao hơn có ý nghĩa thống kê nhóm không có MAU (+) trong thời gian nghiên cứu (11,8 ± 3,7 so với 10,3 ± 3,1 µmol/l, p = 0,003). Tác giả cho rằng tăng tHCy liên quan tăng nguy cơ MAU (+) ở BN ĐTĐ týp 2 với OR = 5,167 (95% CI, 1,898 - 14,067, p = 0,001), tHCy cao có thể đóng vai trò là một nguyên nhân bệnh sinh gây tổn thương thận sớm ở người ĐTĐ [4]. Trong nghiên cứu, nhóm ĐTĐ có MAU (+) hoặc suy thận đều có chỉ số chức năng thận kém hơn (eGFR giảm, nồng độ creatinin máu cao) có ý nghĩa (p < 0,05) so với nhóm ĐTĐ MAU (-), nhóm ĐTĐ không suy thận. Điều này giải thích kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Do thiết kế nghiên cứu cắt ngang, chúng tôi cũng không thể xác định mối quan hệ nguyên nhân - kết quả của tăng tHCy và tình trạng tổn thương thận. Chúng tôi cho rằng giữ tHCy ở mức hợp lý cũng có thể góp phần nào dự phòng và làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017 118 KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu mối liên quan biến đổi tHCy với một số YTNC tim mạch ở 61 BN ĐTĐ týp 2, chúng tôi nhận thấy: - tHCy liên quan không có ý nghĩa thống kê với BMI, THA, rối loạn lipid máu. - Nhóm bệnh kiểm soát HA > 130/80 mmHg, MAU (+), BTM có tHCy cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh kiểm soát HA ≤ 130/80 mmHg, MAU (-), không BTM. - tHCy tăng dần có ý nghĩa thống kê theo theo mức độ nặng của BTM. Tỷ lệ tăng homocystein máu gia tăng 3,45 lần khi kèm theo THA. Sự xuất hiện của MAU (+), BTM làm gia tăng nguy cơ tăng homocystein máu lên 4,14 lần và 3,87 lần. tHCy tương quan thuận mức độ vừa có ý nghĩa thống kê với nồng độ ure máu; tương quan thuận chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với nồng độ creatinin máu; tương quan nghịch mức độ vừa có ý nghĩa thống kê với mức lọc cầu thận ước tính, tương quan thuận chặt chẽ với nồng độ LDL-C máu. Nói tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy ở BN ĐTĐ týp 2 kèm theo một số yếu tố nguy cơ tim mạch (kiểm soát huyết áp chưa đạt mục tiêu, microalbumin niệu (+), giảm MLCT do bệnh thận mạn) sẽ góp phần làm tăng nguy cơ tăng nồng độ homocystein máu - một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập đã được chứng minh làm tăng nguy cơ biễn cố tim mạch và tử vong trong dân số nói chung và BN ĐTĐ nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Quang Thanh (2008), “Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ homocysteine máu với microalbumin niệu và độ dày lớp trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học y Hà Nội, 75 trang. 2. Dương Thị Tuyết, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thiện Ngọc (2008), “Nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Tập 53, Số 1 2008, trang 71-76. 3. Chico A., Pørez A., Córdoba A. et al (1998), “ Plasma homocysteine is related to albumin excretion rate in patients with diabetes mellitus: a new link between diabetic nephropathy and cardiovascular disease ?”, Diabetologia. 1998 Jun; 41(6): pp.684-93. 4. Cho E.H., Kim E.H., Kim W.G. et al (2010), “Homocysteine as a Risk Factor for Development of Microalbuminuria in Type 2 Diabetes”, Korean Diabetes J. 2010 Jun; 34(3): pp.200-6. 5. Davies L., Wilmshurst E.G., Mcelduff A. et al (2001), “The Relationship Among Homocysteine, Creatinine Clearance, and Albuminuria in Patients With Type 2 Diabetes”, Diabetes Care. 2001 Oct; 24(10): pp.1805-9. 6. Duncan G.E., Li S.M. and Zhou X.H. (2005), “Age and kidney function are the primary correlates of fasting plasma total homocysteine levels in non-diabetic and diabetic adults. Results from the 1999–2002 National Health and Nutrition Examination Survey”, Nutr Metab (Lond). 2005 May 26;2:13. TRAO ĐỔI HỌC TẬP 119 7. Emoto M., Kanda H., Shuji T. et al (2001), “Impact of Insulin Resistance and Nephropathy on Homocysteine in Type 2 Diabetes”, Diabetes Care. 2001 Mar; 24(3): pp.533-8 8. Hoogeveen E.K., Kostense P.J., Beks P.J. et al (1998), “Hyperhomocysteinemia is associated with an increased risk of cardiovascular disease, especially in non insulin-dependent diabetes mellitus: a population-based study”, Arterioscler Thromb Vasc Biol. 1998 Jan; 18(1): 133- 8. 9. Looker H.C., Fagot-Campagna A., Gunter E.W. et al (2003), “Homocysteine as a risk factor for nephropathy and retinopathy in Type 2 diabetes”, Diabetologia. 2003 Jun; 46(6): pp.766-72. 10. Passaro A., Calzoni F., Volpato S. et al (2003), “Effect of metabolic control on homocysteine levels in type 2 diabetic patients: a 3-year follow-up”, J Intern Med. 2003 Sep; 254(3): pp.264-71. 11. Russo G.T., Di Benedetto A., Giorda C. et al (2004), “Correlates of total homocysteine plasma concentration in type 2 diabetes”, Eur J Clin Invest. 2004 Mar; 34(3): pp.197-204 12. Shargorodsky M., Boaz M., Pasternak S. et al (2009), “Serum homocysteine, folate, vitamin B12 levels and arterial stiffness in diabetic patients: which of them is really important in atherogenesis?”, Diabetes Metab Res Rev. 2009 Jan; 25(1): pp.70-5. 13. Wijekoon E.P., Brosnan M.E. and Brosnan J.T. (2007), “Homocysteine metabolism in diabetes”, Biochem Soc Trans. 2007 Nov; 35(Pt 5): pp.1175-9 14. Wollesen F., Brattstrom L., Refsun H. et al (1999), “Plasma total homocysteine and cysteine in relation to glomerular filtration rate in diabetes mellitus”, Kidney Int. 1999 Mar; 55(3): TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017 120 Tạp chí Y dược thực hành 175 xuất bản 4 số thường kỳ/năm và các chuyên đề, đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan về Y-Dược học trong nước và Quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo. I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học: 1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào. 2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 3. Bài gửi đăng bắt buộc phải đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm. Một bài không dài quá 7 trang khổ A4, font Time New Roman cỡ 13. Các danh từ tiếng Việt Nam nếu dịch từ tiếng nước ngoài phải viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt. 4. Trình tự các mục trong bài viết: a. Đầu đề (tiếng Việt và tiếng Anh). b. Họ và tên tác giả: không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú nơi công tác của tác giả. c. Nội dung: - Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 200 từ). - Đặt vấn đề, bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. - Kết quả. - Bàn luận. - Kết luận. Chỉ sử dụng những bảng biểu, ảnh cần thiết và phải ghi chú thích rõ yêu cầu in vào đoạn nào trong bài, mỗi bài không quá 5 hình. d. Tài liệu tham khảo (không qua 10 tài liệu): Tài liệu tiếng Việt ghi trước, sau đó tài liệu tiếng nước ngoài. Tài liệu tham khảo ghi theo thứ tự: họ tên tác giả, năm xuất bản, tên cuốn sách, bài báo, tạp chí, số trang và trang tham khảo. 5. Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong một số. Bài gửi đăng không trả lại bản thảo. Tác giả ghi số điện thoại và địa chỉ email vào cuối bài. II. Đối với các bài tổng quan, trao đổi học tập, thông tin, bài dịch, kiến thức thường thức: Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan hoặc Hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối trang đầu tiên của bài viết. Bài tổng quan được đánh bằng tiếng Việt, dài không quá 7 trang khổ A4 (kể cả bảng biểu và tài liệu tham khảo). Các thông tin, bài dịch, kiến thức thường thức cần ghi rõ xuất xứ của nguồn tài liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bản bài báo tiếng nước ngoài gửi kèm bài dịch. *Bài viết xin gửi về: Tòa soạn Tạp chí Y Dược thực hành 175, Bệnh viện Quân y 175 – Số 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 069.641192 hoặc gửi qua email: tap- chiyduocthuchanh175@gmail.com THỂ LỆ BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175
File đính kèm:
- khao_sat_dac_diem_roi_loan_lipid_mau_o_benh_nhan_benh_tim_th.pdf