Khảo sát ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép thông qua biểu đồ mô men - Độ cong tính theo TCVN 5574 : 2018
Bài báo trình bày một cách thiết lập biểu
đồ quan hệ giữa mô men uốn và độ cong của dầm
bê tông cốt thép dựa trên quan hệ phi tuyến giữa ứng
suất và biến dạng của bê tông và cốt thép được quy
định trong tiêu chuẩn thiết kế TVCN 5574 : 2018. Ví
dụ tính toán được thực hiện cho các trường hợp phá
hoại dẻo, phá hoại giòn, cốt thép chịu nén đã chảy
dẻo hoặc chưa chảy dẻo ở trạng thái giới hạn, tình
huống cốt thép bị kéo đứt khi bê tông chưa đạt biến
dạng giới hạn. Biểu đồ mô men - độ cong cung cấp
thông tin hữu ích về ảnh hưởng của hàm lượng cốt
thép đến ứng xử uốn của dầm khi chịu tải trọng tăng
dần cho đến khi dầm bị phá hoại. Ngoài ra, khả năng
chịu uốn của dầm xác định từ mô hình biến dạng phi
tuyến được so sánh với phương pháp tính đơn giản
theo nội lực giới hạn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép thông qua biểu đồ mô men - Độ cong tính theo TCVN 5574 : 2018
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 62 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 KHẢO SÁT ỨNG XỬ UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP THÔNG QUA BIỂU ĐỒ MÔ MEN - ĐỘ CONG TÍNH THEO TCVN 5574 : 2018 TS. NGUYỄN HỮU ANH TUẤN Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài báo trình bày một cách thiết lập biểu đồ quan hệ giữa mô men uốn và độ cong của dầm bê tông cốt thép dựa trên quan hệ phi tuyến giữa ứng suất và biến dạng của bê tông và cốt thép được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TVCN 5574 : 2018. Ví dụ tính toán được thực hiện cho các trường hợp phá hoại dẻo, phá hoại giòn, cốt thép chịu nén đã chảy dẻo hoặc chưa chảy dẻo ở trạng thái giới hạn, tình huống cốt thép bị kéo đứt khi bê tông chưa đạt biến dạng giới hạn. Biểu đồ mô men - độ cong cung cấp thông tin hữu ích về ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép đến ứng xử uốn của dầm khi chịu tải trọng tăng dần cho đến khi dầm bị phá hoại. Ngoài ra, khả năng chịu uốn của dầm xác định từ mô hình biến dạng phi tuyến được so sánh với phương pháp tính đơn giản theo nội lực giới hạn. Từ khoá: dầm bê tông cốt thép, ứng xử uốn, mô hình biến dạng phi tuyến, độ cong, mô men uốn giới hạn Abstract: In this paper, a simple method was proposed to develop a moment - curvature relationship for reinforced concrete beams using nonlinear constitutive models for concrete and reinforcement as per the updated design standard TCVN 5574:2018. Several design scenarios were numerically investigated, including ductile failure mode, brittle failure mode, yielding of compressive reinforcement, rupture of reinforcing bars prior to crushing of concrete. Valuable information on the effect of steel ratio on the flexural behavior of the beam can be obtained by observing the moment - curvature curve. In addition, the bending capacity obtained from the nonlinear deformation model was compared with that calculated using the simplified ultimate internal force approach. Keywords: reinforced concrete beam, flexural behavior, nonlinear deformation model, curvature, ultimate moment 1. Mở đầu Một bổ sung quan trọng trong tiêu chuẩn hiện hành về Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (BTCT) TCVN 5574:2018, so với các phiên bản trước đó, là đưa vào các mô hình ứng xử của vật liệu bê tông và cốt thép, làm cơ sở cho tính toán cấu kiện BTCT theo mô hình biến dạng phi tuyến [1, 2]. Các điểm mới khác trong tiêu chuẩn về tính toán nứt và biến dạng, tương tác giữa uốn-xoắn và cắt-xoắn, mô hình tính toán chọc thủng có kể ảnh hưởng của mô men, cũng thu hút sự quan tâm của người làm công tác thiết kế kết cấu BTCT vốn quen thuộc với các quan niệm tính toán theo các phiên bản cũ của tiêu chuẩn [2]. Gần đây đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng các quy định mới của tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 như nghiên cứu phân tích về các giới hạn hàm lượng cốt thép trong cấu kiện BTCT chịu uốn [3], hay khảo sát thực nghiệm về khả năng chịu uốn của dầm BTCT và so sánh với kết quả tính toán theo tiêu chuẩn [4]. Đối với dầm BTCT, biểu đồ quan hệ giữa tải trọng và độ võng hay giữa mô men uốn và độ cong, được thiết lập từ tính toán hoặc thực nghiệm, là một công cụ hiệu quả và trực quan để khảo sát sự làm việc của dầm từ khi tải trọng còn nhỏ cho đến khi tải trọng đủ lớn để làm dầm bị phá hoại. Việc khảo sát này giúp người thiết kế có phương án điều chỉnh thông số thiết kế như kích thước tiết diện, hàm lượng cốt thép, cường độ vật liệu để dầm đạt được yêu cầu về độ bền và độ dẻo mong muốn. So với phân tích quan hệ giữa lực và độ võng thì phân tích quan hệ giữa mô men và độ cong sẽ đơn giản hơn vì chỉ khảo sát tại một tiết diện của dầm, thay vì phải xem xét ảnh hưởng của điều kiện biên, sự phân bố tải trọng và phân bố độ cứng trên chiều dài dầm. Phân tích này cũng cho cái nhìn tổng thể về ứng xử chịu uốn của tiết diện dầm từ trạng thái ứng suất - biến dạng trong cốt thép và bê tông của tiết diện. Trong trường hợp tổng quát, khi tiết diện cấu kiện có hình dạng phức tạp hoặc phương trình mô tả quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của vật liệu có dạng phức tạp, việc phân tích ứng xử của tiết diện có thể được thực hiện theo phương pháp chia thớ (fiber) trong đó tiết diện được chia thành các miền rời rạc KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 63 với diện tích, hình dạng của mỗi miền có thể khác nhau. Lúc đó, để xác định nội lực của cả tiết diện từ ứng suất của các miền thường phải dùng phép tính tích phân [5]. Nhiều mô hình toán học đã được phát triển để mô tả ứng xử của bê tông với biểu đồ quan hệ ứng suất - biến dạng có dạng đường cong, có cả nhánh đi lên và nhánh đi xuống (mềm hóa) hoặc có xét ảnh hưởng của ép ngang (confined) [6, 7]. Tuy nhiên, với quan hệ ứng suất - biến dạng được lý tưởng hóa thành dạng hai đoạn thẳng cho cả bê tông và cốt thép được TCVN 5574:2018 cho phép sử dụng với bê tông nặng và cốt thép có thềm chảy rõ ràng thì việc phân tích tiết diện trở nên đơn giản hơn. Bài báo này trình bày một cách xây dựng biểu đồ quan hệ giữa mô men uốn và độ cong của dầm BTCT tiết diện chữ nhật dựa vào mô hình ứng xử phi tuyến của vật liệu đã được đơn giản hóa theo TVCN 5574:2018. Ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép chịu kéo và cốt thép chịu nén đến ứng xử uốn của dầm sẽ được thảo luận thông qua ví dụ tính toán số. Mặt khác, độ bền uốn của dầm khi tính theo mô hình biến dạng phi tuyến cũng sẽ được so sánh với kết quả tính theo nội lực giới hạn, là phương pháp đã có từ những phiên bản trước của tiêu chuẩn và rất quen thuộc với kỹ sư thiết kế. 2. Thiết lập quan hệ mô men - độ cong 2.1 Mô hình vật liệu Theo TCVN 5574:2018, biểu đồ biến dạng thể hiện quan hệ giữa ứng suất và biến dạng tương đối trong bê tông có thể là biểu đồ đường cong, biểu đồ hai đoạn thẳng hoặc ba đoạn thẳng, có thể hiện các giá trị giới hạn của ứng suất và biến dạng. Do tính đơn giản, biểu đồ biến dạng hai đoạn thẳng của bê tông (hình 1) có thể được sử dụng cho phần lớn các nội dung tính toán, trong đó có tính toán độ bền cấu kiện BTCT theo mô hình biến dạng phi tuyến. Với bê tông nặng, khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng, biến dạng tương đối giới hạn của bê tông khi nén b2 lấy bằng 0,0035 với cấp độ bền chịu nén từ B60 trở xuống, giá trị b0 lấy bằng 0,0020 và giá trị b1 lấy bằng 0,0015. Khi biến dạng b chưa vượt quá giá trị b1 thì ứng suất b tỷ lệ thuận với biến dạng b thông qua mô đun biến dạng quy đổi của bê tông Eb,red. Khi b nằm trong khoảng từ b1 đến b2 thì ứng suất b được lấy bằng cường độ chịu nén tính toán Rb của bê tông. Tiêu chuẩn thiết kế cũng cho phép dùng các biểu đồ quan hệ ứng suất - biến dạng khi bê tông chịu kéo có dạng tương tự như trường hợp chịu nén, trong đó thay Rb bằng cường độ chịu kéo tính toán của bê tông Rbt và lấy các giá trị biến dạng tương ứng theo quy định của tiêu chuẩn. Hình 1. Biểu đồ biến dạng hai đoạn thẳng của bê tông khi nén theo TCVN 5574 : 2018 Hình 2. Biểu đồ biến dạng hai đoạn thẳng của cốt thép khi kéo theo TCVN 5574 : 2018 Các biểu đồ biến dạng của cốt thép khi kéo và khi nén được lấy như nhau, có kể đến cường độ chịu kéo tính toán Rs và chịu nén tính toán Rsc của cốt thép đã quy định. Biểu đồ hai đoạn thẳng theo mô hình đàn hồi - dẻo lý tưởng (hình 2) được khuyến cáo sử dụng cho cốt thép có giới hạn chảy thực tế như loại CB240-T, CB300-V, CB400-V và CB500-V. Giá trị biến dạng s0 = Rs/Es ứng với khi cốt thép đạt cường độ Rs, với mô đun đàn hồi Es lấy bằng 2 105 MPa. Giá trị giới hạn của biến dạng tương đối của cốt thép s2 lấy bằng 0,025. Các tính toán trong bài báo này dựa vào biểu đồ ứng suất - biến dạng hai đoạn thẳng của bê tông và cốt thép. 2.2 Phân tích tiết diện dầm BTCT Xét một dầm BTCT có tiết diện chữ nhật với chiều rộng b và chiều cao h. Khi chưa nứt, dầm có thể được phân tích theo tiết diện quy đổi bao gồm toàn bộ tiết diện bê tông (có kể vùng nén lẫn vùng kéo) cùng với diện tích cốt thép trong vùng nén A’s và cốt thép trong vùng kéo As được quy đổi thành diện tích bê tông tương đương theo tỷ số = Es/Eb với Es và Eb lần KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 64 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 lượt là mô đun đàn hồi của cốt thép và bê tông. Các công thức cơ bản của sức bền vật liệu được sử dụng để tìm các đặc trưng hình học của tiết diện quy đổi như mô men quán tính uốn đối với trọng tâm tiết diện Ired và mô men kháng uốn Wred = Ired/yt với yt là khoảng cách từ thớ bê tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện quy đổi của cấu kiện. Độ cong của dầm không nứt khi chịu mô men uốn M tác dụng ngắn hạn được lấy bằng M/(0,85EbIred). Mô men kháng nứt của dầm, ứng với thời điểm xuất hiện vết nứt thẳng góc, Mcrc = Rbt,serWpl với Rbt,ser là cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê tông và Wpl = 1,3Wred là mô men kháng uốn đàn dẻo của tiết diện đối với thớ bê tông chịu kéo ngoài cùng [1]. Khi dầm đã nứt (M > Mcrc), sự làm việc của bê tông vùng kéo được bỏ qua và sơ đồ tính toán chịu uốn của dầm được thể hiện trên hình 3. Khoảng cách từ As và A’s đến biên chịu kéo và chịu nén lần lượt là a và a’. Chiều cao vùng nén c là khoảng cách từ trục trung hòa đến biên chịu nén. Biểu đồ biến dạng trên tiết diện thể hiện các giá trị biến dạng tương đối b,max, ’s và s lần lượt ứng với bê tông ở biên chịu nén, cốt thép A’s và cốt thép As. Hình 3. Sơ đồ tính toán tiết diện thẳng góc Với giả thiết tiết diện vẫn phẳng sau biến dạng, có thể tính được ’s và s từ b,max và c theo biểu thức (1) và (2). Các cốt thép A’s và As có thể đã chảy dẻo hoặc chưa chảy dẻo, tùy theo tương quan giữa ’s và s với s0 theo hình 2. 𝜀𝑠 ′ = (1 − 𝑎′ 𝑐⁄ )𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥 (1) 𝜀𝑠 = (ℎ0 𝑐⁄ − 1)𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥 (2) Ứng suất trong cốt thép As là s = sEs ≤ Rs và trong cốt thép A’s là ’s = ’sEs ≤ Rsc. Lực chịu bởi cốt thép As là T = s As và cốt thép A’s là Cs =’s A’s. Hợp lực trong bê tông vùng nén Cb được xác định theo công thức (3) khi b,max ≤ b1 và theo công thức (4) khi b,max > b1. Biểu thức (5) thể hiện phương trình cân bằng các lực kéo và nén lên phương của trục dầm. Mô men uốn M được lấy đối với trục đi qua hợp lực của cốt thép chịu kéo và vuông góc với mặt phẳng uốn, tính theo biểu thức (6) với za = h0 a’. Chiều dài cánh tay đòn giữa hợp lực trong bê tông vùng nén và hợp lực trong cốt thép chịu kéo là zb = h0 c/3 khi b,max ≤ b1 và zb = h0 y với y được xác định từ hình học theo công thức (7) khi b,max > b1. Giá trị (b1 /b,max) trong các công thức (4) và (7) chính là tỷ số c1/c với c1 là chiều cao phần vùng nén ứng với biến dạng đàn hồi quy ước của bê tông. Độ cong của dầm do biến dạng uốn được lấy bằng với độ dốc của biểu đồ biến dạng theo biểu thức (8). 𝐶𝑏 = 0,5𝜎𝑏,𝑚𝑎𝑥𝑏𝑐 = 0,5(𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥 𝜀𝑏1⁄ )𝑅𝑏𝑏𝑐 (3) 𝐶𝑏 = 𝑅𝑏𝑏𝑐[1 − 0,5(𝜀𝑏1 𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥⁄ )] (4) T = Cb + Cs (5) M = Cb zb + Cs za (6) 𝑦 = 3𝑐2−3𝑐𝑐1+𝑐1 2 6𝑐−3𝑐1 = [ 1−(𝜀𝑏1 𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥⁄ )+(𝜀𝑏1 𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥⁄ ) 2 3⁄ 2−(𝜀𝑏1 𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥⁄ ) ] 𝑐 (7) 𝜅 = 𝜀𝑏,𝑚𝑎𝑥 𝑐 = 𝜀𝑠 ℎ0 − 𝑐 (8) Để vẽ biểu đồ quan hệ mô men - độ cong, ta cho biến dạng tương đối của bê tông ở biên chịu nén b,max tăng dần. Với mỗi giá trị b,max chiều cao vùng nén c được tìm để thỏa phương trình cân bằng (5). Từ đó, có thể tính được giá trị tương ứng của mô men M và độ cong theo (6) và (8). Quá trình tìm các cặp giá trị (M, ) sẽ tiếp diễn đến khi b,max = b2 hoặc s = s2 , lúc đó tiết diện dầm được xem như đạt trạng thái giới hạn với giá trị mô men tương ứng là mô men giới hạn Mu. Có thể sử dụng các chương trình bảng tính đơn giản để thực hiện các tính toán trên. 3. Ví dụ tính toán số 3.1 Mô tả bài toán Khảo sát dầm BTCT có tiết diện chữ nhật với b = 250 mm, h = 500 mm. Bê tông có cấp cường độ chịu KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 65 nén B20 với Rb = 11,5 MPa và Eb = 27500 MPa, cốt thép nhóm CB300-V có Rs = Rsc = 260 MPa và Es = 2 105 MPa. Bảng 1 trình bày các trường hợp dầm đặt cốt đơn sẽ được khảo sát, với cốt thép chịu kéo As tăng dần từ 214 đến 822, tương ứng với hàm lượng = As/(bh0) thay đổi từ 0,27% đến 2,76%. Bảng 2 trình bày các trường hợp dầm đặt cốt kép sẽ được khảo sát, với cùng lượng cốt thép chịu kéo là 422 và lượng cốt thép chịu nén thay đổi với tỷ lệ A’s/As từ 0,20 đến 1,00. Lấy a = a’ = 36 mm, trừ trường hợp dầm D5 và D6 có cốt thép As được đặt thành 2 lớp thì a được lấy lần lượt bằng 52 mm và 60 mm. Bảng 1. Các trường hợp dầm đặt cốt đơn Dầm D1 D2 D3 D4 D5 D6 As 214 222 322 422 622 822 0,27% 0,66% 0,98% 1,31% 2,04% 2,76% Bảng 2. Các trường hợp dầm đặt cốt kép Dầm D7 D8 D9 D10 D11 A’s 214 218 222 322 422 As 422 422 422 422 422 n = A's /As 0,20 0,33 0,50 0,75 1,00 3.2 Phân tích biểu đồ mô men - độ cong Quy trình phân tích tiết diện dầm trình bày trong mục 2.2 được áp dụng để vẽ biểu độ quan hệ giữa mô men uốn và độ cong cho dầm với 11 trường hợp bố trí cốt thép đang xét. Biểu đồ (M,) của các dầm cốt đơn từ D1 đến D6 được biểu diễn trên hình 4. Với các dầm từ D1 đến D4 ( = 0,27% 1,31%), biểu đồ (M,) có một phần gần như nằm ngang, cho thấy sau khi cốt thép chảy dẻo thì độ cong của dầm tiếp tục tăng đáng kể trong khi mô men thay đổi không nhiều cho đến khi dầm đạt trạng thái giới hạn. Độ dài của đoạn biểu đồ nằm ngang, có thể xem như là “thềm chảy”, thể hiện độ dẻo của dầm. Khi hàm lượng cốt thép chịu kéo tăng đến 2,04% (dầm D5) thì thềm chảy vẫn xuất hiện, nhưng ngắn hơn nhiều so với các dầm từ D1 đến D4. Với dầm D6 có = 2,76% thì thềm chảy không còn xuất hiện, đặc trưng cho trường hợp phá hoại giòn xảy ra khi cốt thép chưa chảy dẻo mà bê tông đã bị ép vỡ. Rõ ràng mô men uốn giới hạn thì tỷ lệ thuận, nhưng độ dẻo thì tỷ lệ nghịch với hàm lượng cốt thép chịu kéo. Hình 5 so sánh biểu đồ (M,) của dầm cốt đơn D4 với các dầm cốt kép từ D7 đến D11 có cùng lượng cốt thép chịu kéo, cho thấy ảnh hưởng của việc điều chỉnh cốt thép chịu nén đến cường độ và độ dẻo của dầm. Khi tỷ lệ A’s/As tăng dần từ 0,00 (dầm cốt đơn D4) đến 1,00 (dầm cốt kép D11) thì thềm chảy của dầm càng dài, tức là độ dẻo của dầm càng tăng. Như vậy khi có yêu cầu tái phân phối nội lực khi khớp dẻo hình thành trong kết cấu siêu tĩnh thì việc bổ sung cốt thép vào vùng nén có thể cho hiệu quả tốt. Tăng cốt thép chịu nén cũng làm tăng phần nào khả năng chịu uốn, nhưng có giới hạn. Rõ ràng biểu đồ (M,) của hai dầm D10 và D11 gần như trùng nhau và hai dầm này có thể xem như có mô men giới hạn bằng nhau mặc dù dầm D11 có lượng cốt thép chịu nén nhiều hơn 1,33 lần. Hình 4. Quan hệ mô men - độ cong của dầm đặt cốt đơn KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 66 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 Hình 5. Biểu đồ (M, ): ảnh hưởng của cốt thép dọc chịu nén 3.3 Khả năng chịu uốn tính theo mô hình biến dạng phi tuyến Độ bền tiết diện thẳng góc của dầm được xác định ở thời điểm biến dạng nén tương đối lớn nhất trong bê tông b,max đạt giá trị giới hạn b2 hoặc biến dạng kéo tương đối lớn nhất trong cốt thép s đạt giá trị giới hạn s2. Bảng 3 và 4 trình bày các giá trị tính được về chiều cao tương đối của vùng bê tông nén, biến dạng tương đối trong cốt thép so với biến dạng chảy và biến dạng cực hạn, biến dạng tương đối lớn nhất trong bê tông ở biên chịu nén so với biến dạng cực hạn, ứng với điểm cuối cùng (xem như là trạng thái giới hạn) trên biểu đồ quan hệ mômen - độ cong của các dầm khảo sát. Bảng 3. Dầm đặt cốt đơn khi đạt trạng thái giới hạn Dầm D1 D2 D3 D4 D5 D6 0,27% 0,66% 0,98% 1,31% 2,04% 2,76% c / h0 0,087 0,189 0,283 0,377 0,586 0,743 s /s0 19,231 11,589 6,828 4,448 1,904 0,934 s /s2 1 0,603 0,355 0,231 0,099 0,049 Trạng thái của As Kéo đứt Chảy dẻo Chảy dẻo Chảy dẻo Chảy dẻo Chưa chảy dẻo b,max /b2 0,684 1 1 1 1 1 Mu (kNm) 35,96 84,73 121,87 155,54 202,94 227,65 Bảng 4. Dầm đặt cốt kép khi đạt trạng thái giới hạn Dầm D7 D8 D9 D10 D11 1,31% 1,31% 1,31% 1,31% 1,31% n = A's /As 0,20 0,33 0,50 0,75 1,00 c / h0 0,301 0,251 0,189 0,119 0,111 's /s0 1,998 1,860 1,584 0,915 0,716 s /s0 6,263 8,033 11,589 19,231 19,231 s /es2 0,326 0,418 0,603 1 1 Trạng thái của A’s Chảy dẻo Chảy dẻo Chảy dẻo Chưa chảy dẻo Chưa chảy dẻo Trạng thái của As Chảy dẻo Chảy dẻo Chảy dẻo Kéo đứt Kéo đứt Cho b,max /b2 1 1 1 0,969 0,889 Mu (kNm) 162,79 166,28 169,30 170,86 170,92 Một số nhận xét về ứng xử của dầm ngay trước khi bị phá hoại: - Dầm cốt đơn D1 với hàm lượng cốt thép nhỏ: trạng thái giới hạn rơi vào trường hợp cốt thép As bị kéo đứt (s = s2) trong khi bê tông chưa đạt biến dạng cực hạn (b,max < b2). Hàm lượng cốt thép của dầm D1 là nhỏ nhất trong các dầm khảo sát nhưng cũng gấp 2,7 lần giá trị tối thiểu theo quy định của TCVN 5574:2018, tuy vậy As vẫn bị kéo đứt; - Dầm cốt đơn D6 với hàm lượng cốt thép quá lớn: bê tông đạt biến dạng cực hạn (b,max = b2) khi cốt thép As vẫn chưa chảy dẻo. Đây là trường hợp phá hoại giòn; KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 67 - Dầm cốt kép D10 và D11: cốt thép chịu nén khá nhiều (A’s/As = 0,75 1) làm giảm đáng kể chiều cao vùng nén, dẫn đến tăng đáng kể biến dạng trong cốt thép As trong khi cốt thép A’s vẫn chưa chảy dẻo, dầm bị phá hoại do cốt thép As bị kéo đứt (s = s2) trong khi bê tông chưa đạt biến dạng cực hạn (b,max < b2); - Các dầm còn lại thuộc trường hợp phá hoại dẻo thông thường với cốt thép As đã chảy dẻo nhưng chưa bị kéo đứt khi bê tông đạt biến dạng cực hạn. Cốt thép chịu nén A’s (nếu có) cũng đã chảy dẻo; - Ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép chịu nén đến Mu: so sánh các dầm cốt kép D7 và D11 ta thấy khi lượng cốt thép chịu nén tăng 5 lần thì mô men giới hạn chỉ tăng 5%, có thể xem như không đáng kể. Tác dụng dễ thấy của cốt thép chịu nén ở đây là giảm chiều cao yêu cầu của vùng bê tông chịu nén, tăng độ cong và độ dẻo của dầm trước khi bê tông đạt biến dạng giới hạn; - Ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép chịu kéo đến Mu: so sánh các dầm cốt đơn D1 và D5 ta thấy khi lượng cốt thép chịu kéo tăng 7,4 lần thì mô men giới hạn tăng đáng kể đến 5,6 lần. 3.4 Khả năng chịu uốn tính đơn giản theo nội lực giới hạn TCVN 5574:2018 vẫn cho phép tính độ bền tiết diện thẳng góc theo nội lực giới hạn (NLGH), tương tự như các phiên bản cũ của tiêu chuẩn, cho tiết diện chữ nhật, chữ T và chữ I có cốt thép nằm ở biên vuông góc với mặt phẳng uốn của cấu kiện. Với dầm tiết diện chữ nhật, chiều cao x của vùng bê tông chịu nén khi được quy đổi về khối ứng suất chữ nhật tương đương được xác định sơ bộ theo biểu thức (9). Nếu 2a’ ≤ x ≤ R h0 với R được xác định theo (10) cho bê tông có cấp độ bền đến B60, mô men giới hạn Mu được tính theo (11). Khi x > R h0 có thể tính gần đúng Mu bằng cách thay x = R h0 vào công thức (11). Khi x < 2a’ thì ứng suất trong cốt thép A’s chưa đạt đến Rsc và Mu có thể được tính gần đúng theo công thức (12). 𝜉𝑅 = 𝑥 ℎ0 = 0,8 1 + 𝜀𝑠0 𝜀𝑏2 (10) 𝑀𝑢 = 𝑅𝑏𝑏𝑥(ℎ0 − 0.5𝑥) + 𝑅𝑠𝑐𝐴𝑠 ′ (ℎ0 − 𝑎 ′) (11) 𝑀𝑢 = 𝑅𝑠𝐴𝑠(ℎ0 − 𝑎 ′) (12) Kết quả tính mô men giới hạn theo các công thức đơn giản (11) và (12) cho các dầm BTCT đang khảo sát được trình bày trong bảng 5. Có thể thấy các dầm D9, D10, D11 mặc dù có cốt thép chịu nén khác nhau nhưng đều rơi vào trường hợp x < 2a’, dẫn đến có cùng một giá trị Mu được tính gần đúng theo (12) không phụ thuộc vào A’s. Ngoài ra, hàng cuối cùng của bảng 5 cho thấy kết quả tính Mu theo nội lực giới hạn có sự chênh lệch không đáng kể so với giá trị Mu xác định từ các biểu đồ quan hệ mô men - độ cong (bảng 3 và 4), cho toàn bộ 11 dầm đã khảo sát. Bảng 5. So sánh kết quả tính mô men giới hạn từ các phương pháp Dầm D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 Mu (kNm) theo NLGH 36,04 84,90 122,25 156,21 204,46 229,98 163,22 166,58 169,15 169,15 169,15 Mu (kNm) theo (M,) 35,96 84,73 121,87 155,54 202,94 227,65 162,79 166,28 169,30 170,86 170,92 Chênh lệch 0,21% 0,20% 0,31% 0,43% 0,75% 1,03% 0,26% 0,18% 0,09% 1,01% 1,04% 3.5 Ảnh hưởng của mô đun đàn hồi và cường độ bê tông Hình 6 biểu diễn biểu đồ mô men - độ cong của dầm cốt đơn D3 ( = 0,98%) khi cấp cường độ chịu nén của bê tông thay đổi từ B20 đến B50, với các giá trị mô men kháng nứt Mcrc và mô men giới hạn Mu của dầm được cho trong bảng 6. Khi dầm chưa nứt, quan hệ giữa mô men và độ cong là tuyến tính với đoạn biểu đồ (M,) tương ứng có độ dốc lớn, gần như là thẳng đứng trên hình 6. Như đã trình bày trong mục 2.2, độ cứng chống uốn của tiết diện quy đổi khi dầm chưa nứt là 0,85EbIred và do đó sẽ tăng theo mô đun đàn hồi Eb của bê tông. Sau khi dầm xuất hiện vết nứt thẳng góc (M > Mcrc), độ cứng của dầm suy giảm dẫn đến độ dốc của biểu đồ (M,) giảm. Trong giai đoạn cốt thép chảy dẻo thì biểu đồ (M,) gần như là nằm ngang với tăng nhanh trong khi M tăng không đáng kể cho đến khi dầm đạt trạng thái giới hạn. Độ dẻo của dầm cũng tăng theo cấp độ bền của bê tông, thể hiện ở chiều dài của đoạn nằm ngang 𝑥 = 𝑅𝑠𝐴𝑠 − 𝑅𝑠𝑐𝐴 ′ 𝑠 𝑅𝑏𝑏 (9) KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 68 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 trên biểu đồ. Ta thấy mô đun đàn hồi và cường độ của bê tông có ảnh hưởng nhiều đến mô men kháng nứt hơn là mô men giới hạn của dầm. Khi cấp cường độ B tăng 2,5 lần từ B20 lên B50 thì Mu chỉ tăng 1,07 lần trong khi Mcrc tăng đến 1,68 lần và tỷ số Mcrc/Mu tăng 1,53 lần. Bảng 6. Mô men nứt và mô men giới hạn của dầm D3 Cấp cường độ B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 Eb (MPa) 27500 30000 32500 34500 36000 37000 38000 Mcrc (kNm) 22,59 25,94 28,03 31,38 33,57 35,82 38,06 Mu (kNm) 121,87 125,11 126,94 128,30 129,34 130,33 130,98 Mcrc / Mu 0,19 0,21 0,22 0,24 0,26 0,27 0,29 Hình 6. Biểu đồ (M, ) khi = 0,98% theo các cấp cường độ bê tông 3.6 Ảnh hưởng của cường độ cốt thép Hình 7 biểu diễn biểu đồ mô men - độ cong của dầm cốt đơn D2 ( = 0,66%) và D3 ( = 0,98%) dùng bê tông có cấp cường độ B20, với ba loại cốt thép là CB300-V (Rs = 260 MPa), CB400-V (Rs = 350 MPa) và CB500-V (Rs = 435 MPa) có cùng mô đun đàn hồi Es = 2 105 MPa. Bảng 7 thể hiện giá trị mô men kháng nứt Mcr và mô men giới hạn Mu tính được của các dầm này. Với mỗi hàm lượng cốt thép , việc tăng cường độ cốt thép Rs không ảnh hưởng đến độ cứng của tiết diện chưa nứt và mô men kháng nứt Mcr nhưng cải thiện đáng kể mô men giới hạn Mu khi dầm được thiết kế theo trường hợp phá hoại dẻo. Cụ thể, khi chuyển loại cốt thép từ CB300-V lên CB500-V thì Mu tăng 1,58 lần với = 0,66% và tăng 1,53 lần với = 0,98%. Tăng cường độ cốt thép có hiệu quả tương tự như tăng hàm lượng cốt thép chịu kéo trong việc nâng cao mô men giới hạn của dầm, tuy độ dẻo của dầm có giảm như thể hiện ở đoạn nằm ngang trên biểu đồ (M,). Ví dụ, giá trị Mu của trường hợp ( = 0,66%, thép CB500-V) lớn gấp 1,1 lần giá trị Mu của trường hợp ( = 0,98%, thép CB300-V); hoặc giá trị Mu của trường hợp ( = 0,98%, thép CB400-V) tương đương với giá trị Mu của trường hợp ( = 1,31%, thép CB300-V) đã tính ở trước. Bảng 7. Khả năng chịu uốn của dầm D2 và D3 với một số loại cốt thép 0,66% 0,98% Loại thép CB300-V CB400-V CB500-V CB300-V CB400-V CB500-V Mcrc (kNm) 21,16 21,16 21,16 22,59 22,59 22,59 Mu (kNm) 84,73 110,81 133,92 121,87 156,76 186,27 KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2020 69 Hình 7. Biểu đồ (M, ) theo các cấp cường độ cốt thép 4. Kết luận Bài báo trình bày một cách đơn giản để thiết lập quan hệ giữa mô men uốn và độ cong của dầm BTCT tiết diện chữ nhật, sử dụng quan hệ ứng suất - biến dạng hai đoạn thẳng (đàn hồi - dẻo lý tưởng) cho vật liệu bê tông và cốt thép. Quy trình vẽ biểu đồ mô men - độ cong đã trình bày khá đơn giản, có thể thực hiện trên các chương trình bảng tính quen thuộc, không cần tích phân số để tìm giá trị và điểm đặt hợp lực của từng thớ trong tiết diện cũng như nội lực của cả tiết diện. Phân tích biểu đồ mô men - độ cong cho cái nhìn sâu sắc về ứng xử của dầm, cung cấp thông tin đầy đủ về trạng thái ứng suất biến dạng cùng dạng phá hoại trên tiết diện thẳng góc, với ảnh hưởng của hàm lượng cốt thép chịu kéo và chịu nén được thể hiện rõ trong các ví dụ tính toán. Nhiều tình huống thiết kế đã được khảo sát như: cốt thép chịu kéo đã chảy dẻo nhưng chưa đứt khi dầm đạt trạng thái giới hạn, cốt thép bị kéo đứt khi bê tông chưa đạt biến dạng giới hạn, hoặc bê tông đã đạt biến dạng giới hạn nhưng cốt thép chưa chảy dẻo. Khi dầm được thiết kế theo trường hợp phá hoại dẻo, giải pháp tăng cường độ cốt thép sẽ có tác dụng tương tự như tăng hàm lượng cốt thép chịu kéo trong việc cải thiện mô men giới hạn. Trong khi đó, giải pháp tăng mô đun đàn hồi và cường độ của bê tông sẽ cải thiện độ cứng của tiết diện chưa nứt và mô men kháng nứt của dầm. Bài báo cũng so sánh độ bền chịu uốn của dầm xác định theo nội lực giới hạn kết hợp với các giả thiết đơn giản hóa với kết quả từ phân tích phi tuyến tiết diện dầm cho nhiều trường hợp hàm lượng cốt thép chịu kéo và chịu nén. Sự khác biệt không đáng kể (1,0%) về mô men giới hạn tìm được từ hai phương pháp chứng tỏ sự hữu dụng và độ chính xác của cách tiếp cận quen thuộc theo nội lực giới hạn trong thực hành tính toán dầm BTCT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TCVN 5574:2018, Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. 2. Lê Minh Long (2017), “Một số điểm mới trong dự thảo TCVN 5574:2017”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 2, tr.55-61. 3. Nguyễn Ngọc Bá (2019), “Giới hạn hàm lượng cốt thép trong kết cấu BTCT chịu uốn theo TCVN 5574:2018”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 1, tr.22-28. 4. Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Văn Quang, Phan Quang Minh (2020), “Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xác định mô men uốn giới hạn của cấu kiện dầm BTCT theo mô hình biến dạng phi tuyến của bê tông”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, số 1, tr.36-41. 5. Đào Đình Nhân (2017), Phân tích phi tuyến kết cấu thanh, NXB Xây dựng, Hà Nội. 6. Popovics, A. (1973), “A numerical approach to the complete stress-strain curve for concrete”, Cement and Concrete Research, Vol. 3, No. 5, pp. 583-599. 7. Mander, J. B., Priestley, M. J. N, and Park, R. (1988), “Theoretical stress-strain model for confined concrete”, Journal of Structural Engineering, ASCE, Vol. 114, Issue 8, pp.1804–1826. Ngày nhận bài: 21/4/2020. Ngày nhận bài sửa lần cuối: 27/5/2020.
File đính kèm:
- khao_sat_ung_xu_uon_cua_dam_be_tong_cot_thep_thong_qua_bieu.pdf