Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tiếp theo)

Ban tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp Vietnam

Start-up Wheel 2018 vừa tổ chức buổi họp báo phát

động cuộc thi tại khu vực miền Bắc. Năm 2018, cuộc

thi đổi tên thành Vietnam Start-up Wheel để vươn ra

một vị thế mới, trở thành cuộc thi cấp quốc gia được

bảo trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây không

chỉ là nơi khẳng định bản thân và khởi nghiệp mà còn

là sự lựa chọn hàng đầu để tiếp cận các nguồn lực

quan trọng, hỗ trợ cho sự phát triển.

Khác với những năm trước, Start-up Wheel tập

trung vào 2 đối tượng chính là doanh nghiệp khởi

nghiệp và cá nhân, nhóm khởi nghiệp, thì năm 2018

Vietnam Start-up Wheel tạo thêm sân chơi cho 2 đối

tượng mới là nhà nghiên cứu khoa học và du học

sinh, cựu du học sinh. Cụ thể, đó là các mô hình khởi

nghiệp đã đăng ký kinh doanh và hoạt động dưới 5

năm, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã tồn tại

và có người tiêu thụ (có ít nhất 1 người sáng lập tuổi

đời dưới 35). Cá nhân, nhóm khởi nghiệp có thành

viên tuổi đời dưới 35 tuổi có ý tưởng, sản phẩm, dịch

vụ, mô hình khởi nghiệp cụ thể và đang ở bất kỳ giai

đoạn nào

pdf 22 trang dienloan 7860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tiếp theo)

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tiếp theo)
Số 11.2018
KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 10.2018 1
KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
01 Start-up Wheel 2018 mở rộng đối tượng tham gia
TIN TỨC SỰ KIỆN
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
02
03
05
06
07
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (024) 38262718
Quỹ ESP Capital muốn tăng 
vốn đầu tư cho start-up Việt
Trào lưu ‘sống cùng’ Start-up 
Việt chưa bắt nhịp
Umbala: Sức mạnh Việt Nam 
giữa thung lũng Silicon Mỹ
Mafia Paypal - Đằng sau thành 
công của những người sáng 
lập 
Năm trụ cột của khởi nghiệp 
công nghệ (Phần cuối)
04 Start-up Edtech Việt nhận đầu tư từ quỹ Singapore
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 2
Ban tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp Vietnam 
Start-up Wheel 2018 vừa tổ chức buổi họp báo phát 
động cuộc thi tại khu vực miền Bắc. Năm 2018, cuộc 
thi đổi tên thành Vietnam Start-up Wheel để vươn ra 
một vị thế mới, trở thành cuộc thi cấp quốc gia được 
bảo trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây không 
chỉ là nơi khẳng định bản thân và khởi nghiệp mà còn 
là sự lựa chọn hàng đầu để tiếp cận các nguồn lực 
quan trọng, hỗ trợ cho sự phát triển. 
Khác với những năm trước, Start-up Wheel tập 
trung vào 2 đối tượng chính là doanh nghiệp khởi 
nghiệp và cá nhân, nhóm khởi nghiệp, thì năm 2018 
Vietnam Start-up Wheel tạo thêm sân chơi cho 2 đối 
tượng mới là nhà nghiên cứu khoa học và du học 
sinh, cựu du học sinh. Cụ thể, đó là các mô hình khởi 
nghiệp đã đăng ký kinh doanh và hoạt động dưới 5 
năm, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã tồn tại 
và có người tiêu thụ (có ít nhất 1 người sáng lập tuổi 
đời dưới 35). Cá nhân, nhóm khởi nghiệp có thành 
viên tuổi đời dưới 35 tuổi có ý tưởng, sản phẩm, dịch 
vụ, mô hình khởi nghiệp cụ thể và đang ở bất kỳ giai 
đoạn nào. 
Vietnam Start-up Wheel 2018 cũng tập trung vào 
những sáng chế của những nhà nghiên cứu trong 
các tỉnh, các trường có thể hướng tới khả năng 
thương mại hóa trong thời gian sắp tới. Với những 
sáng chế của các nhà khoa học nếu có thể thương 
mại hóa sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất tốt. Ban tổ 
 TIN TỨC SỰ KIỆN
Vietnam Start-up Wheel 2018 tạo thêm sân chơi cho 2 đối tượng mới là nhà nghiên cứu 
khoa học và du học sinh, cựu du học sinh.
START-UP WHEEL 2018 MỞ RỘNG 
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 3
chức mong muốn tìm kiếm những mô hình khởi 
nghiệp có tinh thần “ngựa chạy đường dài”, qua đó 
khẳng định khởi nghiệp là một cuộc đua đòi hỏi sự 
bền bỉ và nỗ lực không ngừng. Với thời gian dài, thể 
lệ khó, thí sinh sẽ phải cân nhắc nhiều hơn, chuẩn bị 
kỹ hơn, nhưng những giá tri “vô hình” lẫn “hữu hình” 
dành cho tất cả thí sinh là hết sức đáng giá. 
Vietnam Start-up Wheel 2018 kéo dài từ tháng 
3-8/2018 với hàng chục sự kiện quy mô khác nhau 
được tổ chức trên cả nước chia thành 4 khu vực: khu 
vực miền Nam (trọng điểm là TP. HCM); Khu vực 
miền Bắc (trọng điểm là TP. Hà Nội); Khu vực miền 
Trung (trọng điểm là Đà Nẵng) và khu vực miền Tây 
(trọng điểm là Cần Thơ, An Giang, Bến Tre). 
Vietnam Start-up Wheel là tên gọi mới của phiên 
bản Start-up Wheel mùa 2018. Start-up Wheel là 
cuộc thi thường niên với quy mô toàn quốc do Trung 
tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) khởi 
xướng, đồng tổ chức bởi Sở Khoa học Công nghệ 
TP. HCM, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. 
HCM, Hội Sinh viên Việt Nam TP. HCM và Hội Doanh 
nhân trẻ TP.HCM (YBA). 
Start-up Wheel được tổ chức lần đầu tiên vào 
năm 2013 và là một trong số những cuộc thi đầu tiên 
dành riêng cho cộng đồng Start-up, thu hút được sự 
chú ý của đông đảo người trẻ và các nhà đầu tư. 
Cuộc thi không chỉ là cuộc thi, VietNam Start-up 
Wheel đã trở thành một bệ phóng đưa Start-up Việt 
vươn mình ra biển lớn! 
Đăng ký tham gia tại: 
dang-ky 
Thời hạn đăng ký: 15/05/2018; 
Năm 2018, Vietnam Start-up Wheel sẽ mang đến 
một diện mạo mới, một thử thách mới dành cho cộng 
đồng start-up trên cả nước./. 
LỊCH SỰ KIỆN 
• 11/04/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
• 13/04/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội
• 14/04/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL dành cho Doanh nghiệp tại Hà 
Nội tại Tòa nhà Times Tower - 35 Lê Văn Lương, 
Hà Nội
• 18/04/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Khoa học Tự nhiên 
TPHCM.
• 03/5/2018: Họp báo phát động cuộc thi 
VIETNAM Start-up WHEEL tại TP.HCM
• 05/05/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Cần Thơ
• 07/05/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Mở Tp. HCM
• 10/05/2018: Phát động cuộc thi VIETNAM 
Start-up WHEEL tại ĐH Tôn Đức Thắng
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 4
Đẩy mạnh rót vốn cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu ở Việt Nam là mục tiêu của 
Quỹ đầu tư mạo hiểm ESP Capital trong thời gian tới. 
ESP Capital hy vọng có thể góp phần tìm kiếm và 
phát triển công ty khởi nghiệp "kỳ lân" (Start-up đạt 
giá trị từ một tỷ USD) đầu tiên trong tương lai bằng 
cách đẩy mạnh đầu tư vào các start-up vòng hạt 
giống ở Việt Nam, Lê Hoàng Uyên Vy - Đối tác điều 
hành mới của đơn vị cho biết trên Dealstreetasia. 
"Việt Nam hiện chưa có start-up kỳ lân nào trong 
khi nhiều nước Đông Nam Á như Singapore, 
Indonesia, Philippines đã cho ra mắt nhiều công ty 
khởi nghiệp trị giá hơn một tỷ USD. Nước ta còn 
thiếu nền tảng đầu tư chuyên dành cho các start-up 
giai đoạn đầu nên quỹ muốn tập trung vào phân khúc 
này dù xác định sẽ gặp nhiều rủi ro", Vy cho biết. 
Tính từ khi mới ra mắt quỹ vào tháng 3/2017, 
ESP Capital rót tổng cộng 1,4 triệu USD vào 9 start-
up. ESP Capital có trụ sở chính tại Singapore, chi 
nhánh ở TP. HCM. Quỹ xác nhận 100% vốn đến từ 
các cổ đông Việt Nam. Với quy mô 20 triệu USD, Quỹ 
tập trung đầu tư vào các start-up công nghệ trong 
giai đoạn đầu, với số tiền rót vốn từ 50.000 USD đến 
300.000 USD. 
Theo Topica Founder Institute (TFI), ESP Capital 
là một trong bốn nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam xét 
theo tiêu chí số lượng hợp đồng rót vốn (5 lần) năm
 TIN TỨC SỰ KIỆN
QUỸ ESP CAPITAL MUỐN TĂNG VỐN 
ĐẦU TƯ CHO START-UP VIỆT
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 5
2017. Đây cũng là năm đầu tiên ghi nhận số vụ đầu 
tư của các quỹ và nhà đầu tư nội vượt quỹ ngoại 
nhưng vẫn thua về tổng giá trị các phi vụ. 
Vy cho biết sắp tới ngoài Việt Nam, Quỹ sẽ mở 
rộng đầu tư ra khu vực Đông Nam Á và phân bổ 
nguồn vốn cho cả những start-up lĩnh vực sức khỏe, 
phong cách sống, nhà ở và du lịch. Ngoài việc đầu tư 
tài chính, Quỹ còn có hỗ trợ chiến lược các nhà sáng 
lập start-up trong việc vận hành doanh nghiệp và huy 
động vốn cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. 
"Việt Nam có tên trong danh sách top 5 quốc gia 
Đông Nam Á có tầng lớp khách hàng trung lưu phát 
triển nhanh nhất. Trong khi đó, số lượng các gia đình 
trẻ đang gia tăng nhanh chóng sẽ là phân khúc khách 
hàng mà Quỹ muốn tập trung vào. Đơn vị sẽ sớm 
công bố danh mục đầu tư vào các start-up nhắm đến 
đối tượng này", Vy bổ sung./.
ESP Capital là quỹ có số hợp đồng đầu tư nhiều thứ hai tại thị trường Việt Nam năm 2017 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 6
Không chỉ co-working (làm việc chung), giờ đây, các nhà sáng lập start-up còn có thể sống 
cùng (co-living) khi khởi nghiệp. Xu hướng này đã lan đến Đông Nam Á với điểm khởi đầu 
là Singapore. Tuy nhiên, co-living lại được cộng đồng start-up Việt đón nhận.
Singapore được mệnh danh là trung tâm khởi 
nghiệp của Đông Nam Á, một trong những thành phố 
khởi nghiệp giàu tiềm năng nhất thế giới. Vì thế, 
không bất ngờ khi các trào lưu khởi nghiệp mới ở 
Đông Nam Á thường bắt nguồn từ quốc đảo này. 
Co-living/sống cùng là một trong số đó. Bắt nhịp với 
xu hướng co-living đang bùng nổ ở châu Á, các nhà 
sáng lập start-up Hmlet đã tạo nên không gian sống 
chung thích ứng với nhu cầu linh hoạt cũng như 
những ưu tiên liên quan đến phong cách sống của 
thế hệ 8X, 9X. 
VẬY CO-LIVING LÀ GÌ? 
Giống với co-working space (không gian làm việc 
chung) đang dần phổ biến ở Việt Nam cũng như trên 
toàn cầu, một số nhà phát triển bất động sản đang 
tạo ra co-living. Đây được coi là mô hình sống hiện 
đại với những không gian chung được chia sẻ bởi 
nhóm người trẻ tuổi có cùng sở thích hay công việc 
giống nhau. Khi sống chung, họ sẽ cùng nhau chia sẻ 
một số không gian chung như bếp, phòng sinh hoạt 
và dĩ nhiên là cả tiền thuê nhà. Dù vậy, bên cạnh 
những cái chung, vẫn có cái riêng. Nghĩa là họ có thể
 TIN TỨC SỰ KIỆN
TRÀO LƯU ‘SỐNG CÙNG’ START-UP VIỆT 
CHƯA BẮT NHỊP
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 7
nấu và ăn cùng nhau, chơi và giải trí cùng nhau, 
nhưng không gian nghỉ ngơi vẫn hoàn toàn riêng biệt. 
Khởi nguồn tại các thành phố lớn của các quốc 
gia châu Âu như Đức, Pháp, co-living đã nhanh 
chóng nở rộ ở châu Á. Đặc biệt, thế hệ 8X và 9X (còn 
gọi là thế hệ Millennials) ở châu Á tỏ ra hào hứng với 
xu hướng này. 
Lý giải về hiện tượng trên, giới phân tích cho 
rằng: Millennials là thế hệ lớn lên cùng sự bùng nổ 
công nghệ và truyền thông xã hội. Họ có khả năng 
thích nghi cao và không ngại ngần chia sẻ các tiện 
nghi với nhau. Vì thế, sở hữu căn hộ riêng không còn 
là tiêu chí của thế hệ 8X, 9X. Điều đó đã tạo nền tảng 
cho xu hướng co-living xuất hiện và bùng nổ ở châu 
Á. 
VÌ SAO CO-LIVING BÙNG NỔ Ở CHÂU Á 
Không chỉ thỏa mãn sở thích sống, co-living còn 
góp phần giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong 
cuộc sống đô thị ở nhiều quốc gia châu Á. Thị trường 
bất động sản châu Á bùng nổ, nhất là tại Trung Quốc, 
Hong Kong Giá mua và thuê nhà gia tăng với tốc 
độ chóng mặt. Thực trạng này khiến giới trẻ khó tìm 
được chỗ ở trong hành trình lập nghiệp để khẳng 
định bản thân. Thêm nữa, việc thay đổi công việc 
khiến chỗ làm của họ không cố định. Vì thế, không 
phải cá nhân nào cũng muốn mua hoặc thuê nhà dài 
hạn ở địa điểm cố định. Tuy nhiên, việc cùng thuê 
nhà giữa những người trẻ tuổi cũng nảy sinh nhiều 
bất cập. Vì thế, sự chuyên nghiệp trong quản lý của 
co-living lại đáp ứng được yêu cầu này. 
Đơn cử: hầu hết start-up khai thác mô hình 
co-living đều chú trọng vào những yếu tố mang tính 
cộng đồng như mở lớp học yoga, tổ chức các buổi 
chiếu phim, bữa tiệc với thức uống miễn phí và 
những buổi hội thảo có chủ đề thú vị cho cư dân. 
Như vậy, co-living không đơn thuần mang đến người 
thuê giải pháp về nơi ở, mà còn là trải nghiệm hướng 
đến kết nối và chia sẻ với thế giới xung quanh trong 
không gian đầy màu sắc, thân thiện và tiện nghi. Điều 
đó giúp cho những người trẻ tuổi dễ dàng hòa nhập 
cộng đồng thay vì quanh năm chỉ đối diện với 4 bức 
tường. 
Sau khi “gõ cửa” Trung Quốc năm 2012 với 
thương hiệu YOU+ International Youth Community 
cùng một vài nhà điều hành khác, mô hình co-living 
đã bùng nổ tại quốc gia này với gần 90 thương hiệu 
(tính đến cuối năm 2016). Giờ đây, xu hướng 
co-living đã đến Đông Nam Á với Start-up Helmet. 
Yoan Kamalski - đồng sáng lập và CEO của 
Hmlet - cho biết: Chúng tôi không chỉ cung cấp chỗ ở 
mà còn tạo ra một cộng đồng thực sự khi biến các 
tòa nhà thành môi trường sống năng động, tiếp thêm 
sức sống cho cộng đồng khởi nghiệp. Hmlet có mọi 
thứ từ BBQ, tiệc rượu đến lớp học khiêu vũ, Tất cả 
những gì có thể mang đến người thuê nhà đời sống 
xã hội sinh động. Hiện tại, thách thức lớn nhất mà 
Hmlet phải đối mặt là chuyển đổi từ công ty quản lý 
bất động sản thông thường sang công ty “công nghệ 
bất động sản”. Để làm được điều này, kể từ tháng 
4/2018, Hmlet App sẽ tạo cơ hội cho cộng đồng khởi 
nghiệp giao tiếp và kết nối những mối quan tâm 
chung về khởi nghiệp và sở thích cá nhân. 
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 35% dân số thuộc 
thế hệ Millennials. Điều đó cũng có nghĩa tiềm năng 
để khởi nghiệp trong lĩnh vực này không nhỏ. Tuy 
nhiên, co-living lại chưa phổ biến ở Việt Nam, cho dù 
đã manh nha hình thành. Bằng chứng là chưa có 
Start-up hay chủ đầu tư nào có ý định phát triển mô 
hình co-living tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế 
giới trẻ Việt đang có xu hướng độc lập hơn trong lối 
sống cũng như quan tâm nhiều hơn đến môi trường 
sống thay vì chỉ cần chui vào các căn hộ khép kín 
cộng thêm giá nhà đất leo thang chóng mặt, Start-up 
Việt khó có thể đứng ngoài xu hướng đang bùng nổ 
ở châu Á này./. 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 8
 TIN TỨC SỰ KIỆN
START-UP EDTECH VIỆT NHẬN ĐẦU TƯ 
TỪ QUỸ SINGAPORE
Nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ khoá học 
trực tuyến Edu2Review mới đây nhận được khoản 
rót vốn từ quỹ Nest Tech, Singapore. 
Do thoả thuận bảo mật giữa hai bên, số tiền đầu 
tư không được tiết lộ. Tuy nhiên, Austin Carter – Nhà 
đồng sáng lập kiêm Giám đốc Tài chính của Start-up 
này cho biết khoản đầu tư này đã nâng định giá 
Edu2Review lên con số vài triệu đô, tăng giá trị gấp 5 
lần so với cùng kỳ năm ngoái. 
"Đây là dự án tiềm năng đã chứng minh được 
tính khả thi. Bên cạnh đó, chúng tôi tin tưởng vào đội 
ngũ sáng lập và vận hành của doanh nghiệp - một 
tập thể đoàn kết, khát vọng. Đặc biệt, nhiều nhân sự 
chủ chốt là người nước ngoài đang hành động vì sứ 
mệnh nâng tầm nền giáo dục Việt Nam", ông Soe 
Moe Kyaw Oo, nhà sáng lập quỹ đầu tư nói. 
Thành lập từ giữa năm 2015 bởi Hồ Hoàn (du 
học sinh Phần Lan, Pháp) và Austin Carter (Canada), 
Start-up công nghệ giáo dục hướng đến mục tiêu kết 
nối hàng triệu người học với các đơn vị đào 
tạo, mang đến một chuẩn mực mới trong việc đo 
lường chất lượng đào tạo thông qua việc sử dụng 
sức mạnh cộng đồng để đánh giá chất lượng dạy và 
học. 
Giá trị cốt lõi công ty khởi nghiệp này mang đến 
cho học viên là nguồn thông tin đánh giá được xác 
thực và nhiều ưu đãi khi đặt chỗ khoá học trực tuyến, 
còn với đơn vị đào tạo là cơ hội quảng bá thương 
hiệu và thu hút tuyển sinh. 
Tính đến nay, Start-up có hơn 3.500 đơn vị đào 
tạo trong cơ sở dữ liệu và 30.000 đánh giá xác thực 
từ học viên. Trong năm 2017, nền tảng phục vụ gần 
4,2 triệu lượt người dùng và xử lý hơn 25.000 lượt 
đặt chỗ khoá học trên toàn hệ thống. 
"Hiện tại, 60% số trung tâm ngoại ngữ tại TP 
HCM và 25% đơn vị tương tự tại Hà Nội đã đăng ký 
trên hệ thống. Trong năm 2018, chúng tôi hướng tới 
việc kết nối toàn bộ đơn vị đào tạo ngoại ngữ trên 
toàn quốc để giúp người học có thêm nhiều lựa chọn 
chất lượng", ông Hồ Hoàn, Giám đốc điều hành công 
ty EBIV, đơn vị vận hành Start-up cho biết. 
Mục tiêu của Start-up trong năm 2018 là phục vụ 
7,5 triệu lượt người dùng, thu hút 120.000 lượt đặt 
chỗ khoá học, xử lý dữ liệu của 20.000 đơn vị đào 
tạo tại Việt Nam và sau đó mở rộng mô hình kinh 
doanh ra thị trường Đông Nam Á. 
Để phục vụ cho kế hoạch trên, công ty lên kế 
hoạch huy động số vốn bổ sung 3,5 triệu USD từ các 
nhà đầu tư. Nguồn vốn sẽ được sử dùng để tuyển 
thêm 50 nhân viên làm nghiên cứu và phát triển, 
đồng thời giúp đẩy mạnh hoạ ... David Sacks và Mark Woolway cùng nhau mở 
Yammer 
• Chad Hurley và Steve Chen cùng nhau thành 
lập kênh YouTube 
• Peter Thiel và một số cựu nhân viên PayPal 
thành lập Palantir 
• Reid Hoffman và một số cựu nhân viên của 
PayPal thành lập LinkedIn Theo Sacks, nếu nhìn vào 
các công ty, các start-up thời kỳ “hậu Mafia”, sẽ có rất 
nhiều ý tưởng rất khác nhau. Yelp, YouTube, Yammer, 
LinkedIn, danh sách còn tiếp tục – đều là những sản 
phẩm khác nhau.Vì vậy, mỗi một nhà sáng lập đều có 
một ý tưởng sản phẩm rất khác nhau, nhưng một số 
kỹ thuật mà họ học được và “cẩm nang”- làm thế nào 
có một start-up tăng quy mô - chính là những thứ họ 
học được tại PayPal và đủ sự tự tin để làm vì PayPal. 
PayPal là một trong số rất ít start-up ưu tú có thể 
sống sót sau sự đổ vỡ của bong bóng dotcom. Thành 
công của nhóm đã giúp họ vững bước và tiếp tục 
thành lập một số công ty khởi nghiệp quan trọng nhất 
cho đến nay đồng thời giúp nhiều thành viên của 
PayPal mafia trở thành các nhà đầu tư thành công. 
Có thể điểm qua một số người nổi tiếng sau: 
• Peter Thiel, với Founders Fund và Clarium 
Capital 
• Reid Hoffman, với Greylock Partners 
• Keith Rabois, với Khosla Ventures 
• Roelof Botha, với Sequoia Capital 
• Dave McClure, nhà đầu tư thiên thần và cựu chủ 
tịch của 500 công ty khởi nghiệp 
• Luke Nosek, với Founders Fund 
• Ken Howery, với Founders Fund 
Thành công của nhóm là nhờ việc họ đã không bỏ 
qua công nghệ tiêu dùng và không bỏ cuộc tại Silicon 
Valley. Thiel cho biết trong những năm 2002 đến 
2004, các cuộc đối thoại ở Silicon Valley chủ yếu tập 
trung xoay quanh ý tưởng rằng công nghệ đã chết 
còn các nhà đầu tư và doanh nhân nên tập trung nỗ
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 17
lực của họ vào những lĩnh vực khác. Điều này đã 
khiến các nhà đầu tư bắt đầu quay lại với những 
thành phần chủ chốt của nền kinh tế cũ như ngân 
hàng và nhà ở. Rabois lưu ý, các doanh nhân thời 
điểm đó không có nhiều lựa chọn. "Một trong những 
điểm mấu chốt là vào năm 2003, khi tất cả chúng tôi 
trở thành nhân viên không lương sau vụ thu mua, về 
cơ bản không có ai ở Silicon Valley tin rằng công 
nghệ tiêu dùng sẽ có tương lai. Bong bóng dotcom 
vừa mới xì hơi và mọi người đều hoài nghi về công 
nghệ trong tương lai, đặc biệt xung quanh ý tưởng về 
các mô hình tiêu dùng mới. Vì vậy, chẳng có ai sẵn 
lòng tài trợ. Về cơ bản, chỉ có Reid Hoffman, Peter 
Thiel và vài người trong chúng tôi, cũng như Sequoia 
sẵn sàng đầu tư ở một mức độ nào đó. Nhưng không 
có một quỹ mạo hiểm nào khác sẵn lòng chi cho các 
start-up theo hướng người tiêu dùng, ngoại trừ 
những trường hợp hiếm hoi nhất". 
Thành công không chỉ nhờ những khoản tiền mà 
các thành viên của PayPal Mafia đổ vào các start-up 
mới, mà đó còn là lời khuyên, sự tư vấn, kinh nghiệm 
của họ đã giúp hình thành nên các thế hệ start-up 
tiếp theo. Đó là lý do tại sao rất nhiều start-up ở 
Silicon Valley bây giờ có phong cách giống như 
PayPal nhiều năm trước đây. 
NHỮNG BÀI HỌC 
Từ thành công của mafia Paypal, có rất nhiều bài 
học bổ ích được rút ra. 
Theo Thiel, câu hỏi động lực luôn là vấn đề quan 
trọng. Với các công ty lớn luôn luôn có một sứ mệnh 
đó là nếu bạn không làm điều đó, thì không ai có thể 
làm được. Nếu bạn không làm việc này, việc đó sẽ 
không thành hiện thực. Điều này đúng với tầm nhìn 
ban đầu của PayPal. 
Thiel cũng cho biết trong hầu hết các công ty, 
thường có xu hướng học những kinh nghiệm sai lầm. 
Ví dụ, nếu bạn đang ở một start-up thất bại vào 
những năm thập niên 1990, bài học là “bất khả thi” và 
bạn cần giảm tham vọng mình xuống một lĩnh vực 
nhỏ và dễ thực hiện hơn. Ngược lại nếu ở một công 
ty nơi mọi thứ hoạt động hoàn hảo như Google hoặc 
Microsoft, thì mọi thứ lại trở nên quá dễ dàng. Các 
doanh nhân đến từ những dạng công ty này thường 
đánh giá thấp mức độ khó khi xây dựng công ty. 
Thiel cho rằng, tại thời điểm này Silicon Valley đã 
trở thành thỏi nam châm thu hút các tài năng từ khắp 
nước Mỹ và trên toàn thế giới. New York từng giữ vị 
trí này trong một phần tư thế kỷ, từ 1982 đến 2007 
hay 2008. Rõ ràng, Silicon Valley đang thay thế New 
York bằng cách trở thành nơi mọi người tới và cố 
sáng tạo ra những thứ vĩ đại. Đó là một sự biến 
chuyển tuyệt diệu. Sau sự sụp đổ của bong bóng 
dotcom, người ta khó lòng tin vào một tương lai tươi 
sáng của công nghệ. Tuy vậy, giờ đây với Silicon 
Valley, bây giờ hơn bao giờ hết, nỗ lực chính đó là 
quay trở lại tương lai, trở lại với công nghệ. Đó cũng 
là lý do tại sao câu chuyện về Mafia PayPal lại trở 
nên nổi tiếng hơn cả danh tiếng của công ty vào năm 
2007. 
Phương Anh 
https://www.techrepublic.com/article/how-the-
paypal-mafia-redefined-success-in-silicon-valley/
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 18
TRỤ CỘT 5: PHƯƠNG PHÁP KHỞI NGHIỆP 
Các học giả cho rằng các doanh nhân khởi 
nghiệp công nghệ chuyên nghiệp (và các doanh nhân 
khởi nghiệp chuyên nghiệp nói chung) có kỹ năng về 
cái mà họ gọi là phương pháp khởi nghiệp. Khái niệm 
này là sự hiểu biết cơ bản mới về khởi nghiệp và dựa 
trên khái niệm về phương pháp khoa học được các 
chuyên gia khoa học sử dụng. Mọi người không thể 
trở thành các chuyên gia khoa học mà không học 
cách áp dụng các phương pháp khoa học trong quá 
trình nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá. Tương tự 
như vậy, các doanh nhân không thể trở thành các 
nhà khởi nghiệp công nghệ thành thạo nếu không 
biết cách thực hiện phương pháp khởi nghiệp trong 
quá trình khám phá và kiểm chứng khách hàng. Có 
bốn nguyên tắc đã được xác định là một phần của 
phương pháp khởi nghiệp, bao gồm: 
Những "trụ cột của khởi nghiệp công nghệ" là những công cụ và kỹ thuật cơ bản mà các 
start-up công nghệ nên sử dụng để tăng khả năng thành công. Mỗi trong số các trụ cột này sẽ 
cung cấp cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc về cách tạo nên thành công của một dự án 
khởi nghiệp công nghệ.
 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
NĂM TRỤ CỘT CỦA KHỞI NGHIỆP 
CÔNG NGHỆ (PHẦN CUỐI) 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 19
Nguyên tắc 1. Tạo giá trị là mục đích chính của 
doanh nghiệp 
Các doanh nhân khởi nghiệp công nghệ chuyên 
nghiệp không ảo tưởng về mục đích kinh doanh. Họ 
không có thời gian để lo lắng về việc mục đích kinh 
doanh là để tối đa hóa sự giàu có của cổ đông, 
chứng minh "tính bền vững", hay giải quyết được các 
vấn đề xã hội. Các doanh nhân khởi nghiệp biết rằng 
họ phải tạo ra giá trị cho người khác để đem lại 
doanh thu và lợi nhuận. Và do start-up, không giống 
như các doanh nghiệp lớn, phải tạo ra giá trị từ các 
nguồn lực rất hạn chế, các doanh nhân khởi nghiệp 
công nghệ tham gia sâu hơn vào quá trình tạo ra giá 
trị thực tế so với hầu hết các nhà quản lý và lãnh đạo 
của các doanh nghiệp lớn. Khái niệm "khởi nghiệp 
tinh gọn" phù hợp với nguyên tắc này. Khởi nghiệp 
tinh gọn giúp start-up tránh quá tập trung vào phát 
triển kế hoạch kinh doanh để tập trung vào việc đưa 
sản phẩm khả dụng tối thiểu ra thị trường càng 
nhanh càng tốt. Theo quan điểm này, quá trình tạo ra 
giá trị là quá trình lặp đi lặp lại và thử nghiệm, dựa 
vào phản hồi của khách hàng để khám phá những gì 
start-up nên cố gắng bán ra thị trường. 
Nguyên tắc số 2: Ứng phó một cách chuyên 
nghiệp với thất bại 
Đã có rất nhiều nghiên cứu về cách các doanh 
nhân khởi nghiệp ứng phó với thất bại. Các doanh 
nhân khởi nghiệp dày dặn kinh nghiệm có khả năng 
thích ứng, nhưng khả năng thích ứng này là kết quả 
của một niềm tin sâu sắc rằng thất bại là có thể chấp 
nhận được và không phản ánh giá trị hay năng lực 
của cá nhân trong việc thành lập hay vận hành các 
doanh nghiệp trong tương lại. Doanh nhân khởi 
nghiệp chuyên nghiệp có tính cạnh tranh cao và sẵn 
sàng cạnh tranh trong các thị trường nơi người chiến 
thắng và kẻ thua cuộc rất rõ ràng. Họ hoàn toàn có 
khả năng và háo hức tham gia vào những đổi mới 
đột phá nhằm dọn đường cho các ngành công 
nghiệp mới và các dự án đầu tư mạo hiểm mới. Và 
họ tin rằng, chỉ cần một cái gì đó là hữu ích, việc ứng 
phó một cách chuyên nghiệp với thất bại là một kỹ 
năng cần thiết. 
Nguyên tắc 3. Tôn trọng tài sản cá nhân và 
thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng 
Các doanh nhân khởi nghiệp công nghệ chuyên 
nghiệp tôn trọng tài sản cá nhân và các nghĩa vụ ghi 
trong hợp đồng. Đối với họ, tài sản cá nhân bao gồm 
các nguồn lực cơ bản mà họ có thể tận dụng để tạo 
ra giá trị cho một thị trường. Các doanh nhân khởi 
nghiệp công nghệ hiểu rằng họ có thể làm những gì 
họ muốn với tài sản cá nhân mà họ đặt ra yêu cầu 
hợp lệ trong phạm vi của luật pháp và các quy định 
chung liên quan đến ngành của họ. Các chuyên gia 
khởi nghiệp cũng nhận ra rằng cần phải soạn thảo 
các hợp đồng mà họ có khả năng hoàn thành. Các 
doanh nhân khởi nghiệp chuyên nghiệp hành động 
bằng trực giác dựa trên giả thiết rằng tài sản cá nhân 
cần được tôn trọng và các hợp đồng phải được tôn 
trọng. Họ coi nó là đạo đức để hành xử đối với tài 
sản cá nhân và hợp đồng và không phù hợp để có 
các hành xử khác. 
Nguyên tắc 4. Tôn trọng sự đánh giá của thị 
trường 
Nghiên cứu về phương pháp khởi nghiệp một 
phần được dựa trên các cuộc phỏng vấn các doanh 
nhân khởi nghiệp công nghệ chuyên nghiệp. Một 
trong những điều được trích dẫn rộng rãi từ nghiên 
cứu này là "Tôi không tin vào nghiên cứu thị trường. 
Tôi chỉ cần đi ra ngoài và bán những thứ đó". Tất 
nhiên, một nghiên cứu không đủ để rút ra những kết 
luận chung, nhưng điểm này phù hợp với nghiên cứu 
có tính thuyết phục hơn về việc tạo ra thị trường khởi 
nghiệp. Các học giả đã nghiên cứu chi tiết về nhận 
diện cơ hội khởi nghiệp. Nhận diện cơ hội là một 
phần liên quan đến việc xác định nhu cầu thị trường. 
Khái niệm về nhận diện cơ hội dựa trên giả định rằng 
một thị trường có từ trước bằng cách nào đó "ở 
ngoài đó" trong môi trường của doanh nhân khởi 
nghiệp đang chờ để phân tích "các khoảng cách" 
trong các dịch vụ hiện tại. Tuy nhiên, rõ ràng là từ các
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 20
nghiên cứu về cách các doanh nhân khởi nghiệp 
công nghệ chuyên nghiệp đưa sản phẩm ra thị 
trường, thường thì các doanh nhân này phải hành 
động thường xuyên để tạo ra thị trường để khai thác 
nó. Hành động tạo ra thị trường bao gồm các kỹ 
năng, kỹ thuật và số liệu khác biệt rõ rệt so với 
những gì cần thiết cho việc phân tích thị trường 
truyền thống và ra mắt sản phẩm mới. Việc tạo thị 
trường đòi hỏi doanh nhân phải có kỹ năng lắng 
nghe, thử nghiệm, thu thập phản hồi và tạo mẫu 
nhanh. Các chuyên gia khởi nghiệp coi đây là một 
đức tính sẵn sàng từ bỏ niềm tin sâu sắc về những 
gì khách hàng muốn và lắng nghe và điều chỉnh theo 
phản hồi của họ để tinh chỉnh và cải tiến các dịch vụ. 
Các doanh nhân chuyên nghiệp sẵn sàng thực hiện 
nhiều thử nghiệm với các sản phẩm và dịch vụ của 
họ và "điều chính", nếu cần, dựa trên phản hồi của 
thị trường. 
THỰC HÀNH CÓ CHỦ ĐÍCH 
Để trở thành một chuyên gia khởi nghiệp công 
nghệ đòi hỏi doanh nhân phải thực hành. Việc có các 
"doanh nhân từ trong trứng" hoàn toàn là điều không 
thể. Trên thực tế, chúng tôi ủng hộ bất cứ ai có thể 
trở thành một doanh nhân khởi nghiệp được tạo cơ 
hội để thực hành các kỹ năng mà chúng tôi trình bày 
ở đây. Một số người dường như trở thành doanh 
nhân khởi nghiệp ở độ tuổi trẻ hơn những người 
khác - và nhiều doanh nhân dường như khởi nghiệp 
mà không áp dụng các nghệ thuật kinh doanh một 
cách chính thức. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ càng hơn 
cho thấy họ đã tiếp cận với các nguyên tắc cơ bản 
của tinh thần khởi nghiệp từ rất lâu trước khi họ 
được công nhận là một doanh nhân. 
Trở thành một chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực gì 
đòi hỏi phải thực hành, nghiên cứu, điều chỉnh và cố 
gắng liên tục. Các tài liệu học thuật về những gì cần 
thiết để trở thành một chuyên gia đã xác định được 
một kỹ thuật được gọi là "thực hành có chủ đích". 
Những cá nhân thực hiện thực hành có chủ đích đòi 
hỏi phải có các khung kiến thức vượt trội và sau đó 
triển khai với hiệu suất cao. Tri thức chuyên môn 
vượt trội có ba đặc điểm: (1) nó đem lại hiệu suất cao 
hơn hẳn so với những tri thức tương đương; (2) nó 
cho kết quả cụ thể; và (3) nó có thể được nhân rộng 
và đo lường. Các nguyên tắc thực hành có chủ đích 
mà bạn có thể sử dụng để phát triển chuyên môn 
khởi nghiệp của bạn bao gồm: 
■ Động lực: Cá nhân cần được khuyến khích 
thực hiện các biện pháp có chủ đích và phát triển 
chuyên môn. Các doanh nhân khởi nghiệp công
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 11.2018 21
nghệ nên tập trung vào bất cứ động lực nào mạnh 
mẽ nhất đối với họ, cho dù đó là mua lại của cải, giải 
quyết một vấn đề xã hội lớn, hay sự hưởng thụ tuyệt 
đối của các công ty khởi nghiệp. 
■ Hiểu được: Thay vì học những câu chuyện 
của các doanh nhân thành công, hầu hết là duy nhất 
và không lặp lại, nỗ lực của bạn để phát triển chuyên 
môn về phương pháp kinh doanh. Nguyên tắc thực 
hành có chủ đích có nghĩa là bạn chỉ có thể thực 
hành những gì bạn hiểu. Phương pháp kinh doanh 
đã chia nhỏ các nguyên lý của khởi nghiệp chuyên 
nghiệp thành những nguyên tắc có ý nghĩa và dễ 
hiểu. Điều này có nghĩa, là một doanh nhân đầy tham 
vọng, bạn có thể học cách tuân thủ các nguyên tắc 
được áp dụng trên các lĩnh vực kinh doanh và trong 
từng cơ hội bạn sẽ gặp phải trong cuộc đời của bạn. 
■ Phản hồi: Để việc thực hành có chủ đích có 
tác động đến việc học hỏi, phản hồi tức thì về hiệu 
suất là rất quan trọng. Quá trình thử nghiệm và phản 
hồi của quá trình học hỏi là rất quan trọng khi bạn 
thử nghiệm những hành vi mới và điều chỉnh chúng 
theo phản hồi và được các chuyên gia sử dụng khi 
họ liên tục nâng cấp kỹ năng của họ. Hãy tìm kiếm 
cơ hội để thực hành những hành vi và hiểu biết mới, 
và thu thập phản hồi ngay lập tức về những lần trình 
diễn đó. 
■ Lặp đi lặp lại: Thực hành có chủ đích liên quan 
đến việc thực hiện lặp lại cùng một nhiệm vụ hoặc 
các nhiệm vụ tương tự. Động lực cần thiết để thực 
hành liên tục là một trong những điểm khác biệt 
chính giữa các chuyên gia và những người chỉ có 
kinh nghiệm. 
■ Phù hợp: Cấu phần này của thực hành có chủ 
đích khẳng định rằng các nhiệm vụ đang được thực 
hiện phải phù hợp với từng cá nhân và bối cảnh. Ví 
dụ, một người mong muốn trở thành một nhà thiết kế 
trò chơi máy tính không chỉ cần có trang thiết bị phù 
hợp mà còn phải có được tài năng phù hợp. Nếu 
thiếu một trong hai yếu tố này, sẽ không có sự phù 
hợp giữa thực hành và các mục tiêu. Các doanh 
nhân khởi nghiệp công nghệ đòi hỏi phải biết rằng 
thành công là một chức năng của tài năng, chuyên 
môn, môi trường và các yếu tố khác. Các doanh 
nhân khởi nghiệp công nghệ thành thạo đã hoặc có ý 
thức ứng phó một cách hiệu quả với câu hỏi cơ bản: 
"Cho dù bạn là ai, bạn biết gì và ai biết bạn, đâu là 
những loại hình kinh tế và/hoặc các tạo tác xã hội 
bạn có, bạn muốn và bạn nên tạo ra?" 
N.L.H. (Technology Entrepreneurship, 2014)

File đính kèm:

  • pdfkhoi_nghiep_doi_moi_sang_tao_tiep_theo.pdf