Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tt)

Đến dự có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn

Tùng, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, cùng hơn 600

đại biểu đại diện các cơ quan quản lý, trường đại

học, cao đẳng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi

nghiệp.

Tại Diễn đàn, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc, Sở

KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tầm quan trọng

của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Huế

và công bố kế hoạch và thể lệ cuộc thi “Khởi nghiệp

Đổi mới sáng tạo năm 2018”. Xác định khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã

và đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp

nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát

triển doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh đã ban

hành Kế hoạch Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025,

xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và xúc tiến

thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo của tỉnh. Trên cơ sở định hướng

của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn

tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động khuyến

khích sinh viên khởi nghiệp .

pdf 22 trang dienloan 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tt)

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (tt)
Số 12.2018
KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 1
KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
01 Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”
TIN TỨC SỰ KIỆN
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
02
03
05
06
07
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (024) 38262718
Nguồn tài chính cho các 
doanh nghiệp khởi nghiệp ở 
Việt Nam
FAN4: Hỗ trợ các dự án khởi 
nghiệp phát triển bền vững
Fresh Deli: Hành trình 
bữa ăn trưa sạch
Start-up thế giới: Nhìn lại 2017 
và một số nhận định cho 2018
Thực hiện không thành công 
chương trình thúc đẩy 
khởi nghiệp của chính phủ: 
Nguyên nhân và bài học 
kinh nghiệm (P1)
04 VIISA đầu tư vào 4 start-up
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 2
Đến dự có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn 
Tùng, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, cùng hơn 600 
đại biểu đại diện các cơ quan quản lý, trường đại 
học, cao đẳng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi 
nghiệp. 
Tại Diễn đàn, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc, Sở 
KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tầm quan trọng 
của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Huế 
và công bố kế hoạch và thể lệ cuộc thi “Khởi nghiệp 
Đổi mới sáng tạo năm 2018”. Xác định khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự 
phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã 
và đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp 
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát 
triển doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh đã ban 
hành Kế hoạch Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, 
xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và xúc tiến 
thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo của tỉnh. Trên cơ sở định hướng 
của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn 
tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động khuyến 
khích sinh viên khởi nghiệp ... Từ đó, đã hình thành 
được các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh
 TIN TỨC SỰ KIỆN
Ngày 21/4/2018, tại TP Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã 
phối hợp tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động cuộc thi Khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo năm 2018.
DIỄN ĐÀN “KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO”
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 3
nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo. 
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, diễn 
đàn lần này là cơ hội để các cấp, ngành, các nhà 
trường chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong 
việc hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt hiệu quả 
nhất, nhằm đưa các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo vào đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển 
kinh tế -xã hội. 
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
Trần Văn Tùng, Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu 
tiên tổ chức diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” 
và phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” 
năm 2018 tại khu vực miền Trung trong năm 2018. 
Sự kiện này cũng là bước chuẩn bị để Bộ Khoa học 
và Công nghệ tổ chức “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo vùng Duyên hải miền Trung” vào tháng 
10/2018. 
Các chủ đề được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn 
bao gồm: Báo cáo "Tỉnh Thừa Thiên Huế với mục 
tiêu xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo"; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
những vấn đề đang đặt ra; Các chia sẻ lợi ích của 
các start-up đạt được sau cuộc thi khởi nghiệp đổi 
mới sáng tạo năm 2018 
Diễn đàn là dịp để các đại biểu cùng nhau trao 
đổi, thảo luận trên báo cáo của các cơ quan quản lý 
trong việc xây dựng, vận hành hệ sinh thái khởi 
nghiệp, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng 
tạo; hành trình khởi nghiệp và kết nối nguồn lực thúc 
đẩy khởi nghiệp; các khó khăn và giải pháp nâng cao 
chất lượng các dự án khởi nghiệp... 
Nhân dịp này, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế 
đã phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2018”. Đối tượng dự thi 
gồm: Các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân có ý 
tưởng, dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng 
nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, 
mô hình kinh doanh mới dự kiến triển khai và phát 
triển trên địa bàn (ưu tiên các ý tưởng, dự án khởi 
nghiệp đã có sản phẩm cụ thể). Đối với doanh nghiệp 
khởi nghiệp có thời gian đăng ký hoạt động không 
quá 5 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận 
đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Mỗi tổ chức, nhóm cá 
nhân, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể 
tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo./.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 4
(Tạp chí Tài chính) - Bài viết làm rõ khía cạnh lý thuyết và thực tiễn các nguồn tài trợ cho 
các doanh nghiệp khởi nghiệp; Phân tích thực trạng các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp 
khởi nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ hữu ích cho sự đánh giá và gợi ý về hướng 
phát triển hệ thống tài chính tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI 
NGHIỆP 
Thông thường, các nguồn vốn có thể huy động 
được của start-up được chia thành hai nhóm: Nguồn 
vốn bên trong (vốn tự có, vốn từ gia đình bạn bè); 
nguồn vốn bên ngoài thông qua đầu tư của nhà đầu 
tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, các khoản vay từ 
ngân hàng hay những nguồn vốn hỗ trợ khác. 
Các nhà quản trị thường sử dụng nguồn vốn bên 
trong nếu có thể. Chỉ khi nguồn vốn bên trong không 
đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp (DN), 
nhà quản trị công ty mới sử dụng đến vốn bên ngoài, 
trong đó, vốn vay sẽ được ưu tiên trước vốn đầu tư 
do vay nợ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề thông tin bất 
cân xứng hơn. 
Các DN nhỏ và mới phải dựa nhiều vào nguồn tài 
trợ bên trong, vốn tín dụng thương mại và vốn đầu tư 
“thiên thần”. 
Khi DN lớn lên, tài trợ vốn sẽ trở nên dễ tiếp cận 
hơn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các ngân
 TIN TỨC SỰ KIỆN
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC 
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 5
hàng và các tổ chức tài chính khác. Thậm chí nếu DN 
tiếp tục phát triển, họ có thể huy động vốn từ công 
chúng thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công 
chúng (IPO). 
Tuy vậy, khi các nguồn tài chính như vốn đầu tư 
thiên thần hay mạo hiểm không sẵn có hoặc chỉ đáp 
ứng một lượng nhỏ, start-up sẽ phải tìm cách để huy 
động từ các nguồn vốn thay thế khác. 
THỰC TẾ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA 
START-UP VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
Vốn bên trong: Vốn tự có được đầu tư vào DN 
bởi một hoặc những người sáng lập start-up. Đây là 
nguồn vốn lớn nhất trong giai đoạn đầu của start-up. 
Số liệu điều tra của Tổ chức Khởi nghiệp toàn cầu - 
GEM chỉ ra hơn 60% vốn cho các start-up mới thành 
lập là vốn tự có (GEM, 2004). Tương tự, Berge và 
Udel (1998) chỉ ra rằng vốn chủ DN chiếm khoảng 
50% vốn huy động của các start-up. Campbell và De 
Nardi (2009), Bates và Robb (2013) đều chỉ ra rằng, 
vốn từ gia đình và bạn bè đứng thứ 2 tới thứ 3 về 
tầm quan trọng trong các nguồn vốn của start-up sau 
vốn tự có. Tuy nhiên, tổng lượng giá trị nguồn vốn 
này khá hạn chế. 
Vốn bên ngoài: Hỗ trợ tài chính của Chính phủ 
thường dưới dạng đầu tư công rót vào các Start-up. 
Tuy nhiên, nhìn chung phần hỗ trợ này thường khá 
nhỏ. Berger và Udell (1998) Robb và Robinson 
(2010) tính toán rằng, chỉ có dưới 1% tổng vốn của 
các start-up là từ hỗ trợ của Chính phủ. 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngân hàng 
thương mại là nguồn tài chính bên ngoài quan trọng 
của các start-up. Theo Berger và Udell (1998), các 
khoản vay thương mại chiếm khoảng 30% tổng vốn 
bên ngoài của các DN mới thành lập tại Mỹ. Robb và 
Robinson (2010) chỉ ra rằng, có khoảng 40% các 
start-up Mỹ được tài trợ bởi các khoản vay thương 
mại. 
Các nhà đầu tư “thiên thần” có thể được xem là 
nguồn tài chính quan trọng đối với các start-up trong 
những giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Đây là 
các cá nhân có nguồn vốn lớn, hoạt động độc lập 
hoặc trong một nhóm, đầu tư vốn của mình trực tiếp 
vào một DN chưa niêm yết và sau khi đầu tư, thông 
thường sẽ gắn bó với DN, chẳng hạn, với vai trò 
người tư vấn hoặc thành viên hội đồng điều hành 
(Mason và Harrison, 2008). Giá trị đầu tư mỗi thương 
vụ thường nhỏ nhưng số lượng các start-up nhận 
được vốn đầu tư thiên thần thường lớn (Soderblom 
và Samuelsson, 2014). 
 Vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu đầu tư vào các 
công ty mà công nghệ và sáng tạo đã được phát 
triển. Chỉ một số ít DN có những điều kiện và tiềm 
năng tốt đủ để thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm. 
Robb và Robinson (2010) gợi ý rằng, 4% start-up tại 
Mỹ nhận được vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. 
Theo GEM (2003), có 0,5% các start-up nhận được 
vốn đầu tư mạo hiểm. Ngoài các nguồn vốn truyền 
thống trên, start-up cũng có thể huy động vốn từ một 
số nguồn khác như tài trợ đám đông và vốn hóa 
thông qua IPO, hoặc thông qua những hình thức huy 
động vốn mới từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. 
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP 
KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 
Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam 
Khởi nghiệp trở thành làn sóng phát triển mạnh 
mẽ tại Việt Nam trong những năm qua. Theo số liệu 
thống kê không chính thức, hiện nay, Việt Nam có 
khoảng 15.000 start-up đang hoạt động tập trung chủ 
yếu ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 
(Văn phòng Đề án 844). 
Tổ chức khởi nghiệp toàn cầu (GEM) chia các 
quốc gia thành ba nhóm tương ứng với ba giai đoạn 
phát triển: Các nước phát triển dựa trên nguồn lực 
(giai đoạn 1); các nước dựa trên hiệu quả (giai đoạn 
2); các nước dựa trên đổi mới (giai đoạn 3). Các 
nước sẽ tiến từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 và 3. 
Việt Nam được xếp vào nhóm nước phát triển dựa 
trên nguồn lực, tức là giai đoạn phát triển ban đầu. 
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cùng nhóm 
với Philippines, trong khi đó Malaysia, Thái Lan, 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 6
Indonesia được xếp vào trình độ phát triển giai đoạn 
2. Việc đánh giá mức độ khởi nghiệp của một quốc 
gia cần so sánh với các quốc gia cùng trình độ phát 
triển (GEM, 2016). 
Hình 2 cho thấy, tỷ lệ có ý định khởi sự kinh 
doanh tại Việt Nam trong những người trưởng thành, 
tỷ lệ hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự và tỷ 
lệ sáng tạo của start-up Việt Nam mặc dù ở mức kém 
hơn so với các nước cùng trình độ phát triển, tuy vậy, 
các tỷ lệ này đều có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 
2015 tới năm 2017. Năm 2017, tỷ lệ người có ý định 
khởi sự kinh doanh ở Việt Nam là 25%, tỷ lệ khởi sự 
kinh doanh tại giai đoạn đầu của Việt Nam là 23,7% 
và mức độ sáng tạo của các start-up là 21%. 
Các nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp 
tại Việt Nam 
Đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam 
của GEM qua các năm cho thấy, trong 12 chỉ số, chỉ 
số tài chính cho kinh doanh là chỉ số đạt điểm số khá 
thấp. Năm 2017, chỉ số này của Việt Nam đạt 2,27/5 - 
chỉ số thấp thứ 4. Tuy nhiên, chỉ số này đã được cải 
thiện nhiều so với năm 2015. Năm 2015, chỉ số tài 
chính cho kinh doanh của Việt Nam đạt 2,12/5 điểm, 
là chỉ số thấp thứ hai, chỉ cao hơn chỉ số về giáo dục 
kinh doanh ở bậc phổ thông. Cụ thể hơn, về đầu tư 
mạo hiểm, theo thống kê từ Cục Phát triển thị trường, 
DN khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công 
nghệ) hiện có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã và 
đang hoạt động tại Việt Nam, tăng khoảng 30% so 
với năm 2016 (Văn phòng Đề án 844). Các quỹ ngoại 
điển hình là IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, 
Mekong Capital, DFJ Vina Capital, ESP Capital, 
Innovatube. Bên cạnh đó, trong hai năm 2016, 2017, 
nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa cũng được thành 
lập và tham gia vào thị trường đầu tư mạo hiểm như 
SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund, 
VPBank Startup, VIISA, ESP, VSV, 500 Startups 
Vietnam, 
Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần khá hạn chế 
trong những năm trước do nhà đầu tư cá nhân tại 
Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đầu tư cho start-up là 
một mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận. Tuy 
nhiên, trong năm 2017, lần đầu tiên, hệ sinh thái khởi 
nghiệp Việt Nam ghi nhận số lượng đáng kể nhà đầu 
tư thiên thần nội. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên 
thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống, chuyên 
nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một 
số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp. Một 
số điển hình có thể kể đến như VIC Impact, Hatch! 
Angel Network, iAngel Vietnam hay Angel4us. 
Chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ 
cũng chốt được 22 vụ đầu tư vào các start-up giai 
đoạn đầu với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. 
Thống kê của Topica Founder Institute cho thấy, số 
lượng thương vụ khởi nghiệp được đầu tư tăng lên 
đáng kể qua các năm. Năm 2017, có 92 thương vụ 
nhận được đầu tư với tổng vốn 291 triệu USD 
(khoảng 6.500 tỷ đồng). Trong đó, các nhà đầu tư 
thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa đóng 
góp 49 thương vụ, tương đương với 46 triệu USD. 
Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được 
chứng minh tính khả thi và mức độ hiệu quả tại Việt 
Nam. Theo thống kê sơ bộ và tổng hợp từ nhiều 
nguồn của Cục Phát triển thị trường và DN khoa học 
và công nghệ, năm 2017, Việt Nam có khoảng 10 tổ 
chức thúc đẩy kinh doanh và 30 cơ sở ươm tạo, tăng 
thêm 6 vườn ươm so với năm 2016. Các tổ chức 
thúc đẩy kinh doanh như Vietnam Silcon Valley 
Accelerator, Viettel Accelerator, Microsoft Class 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 7
Expara, VIISA, và mới đây là Lotte Accelerator, 
Hebronstar đang tích cực hoạt động mặc dù mới chỉ 
ở giai đoạn ban đầu. 
Trong số 30 vườn ươm hiện nay có 10 vườn 
ươm trực thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị 
sự nghiệp; 7 vườn ươm thuộc các trường đại học và 
13 vườn ươm còn lại do các tổ chức tư nhân hoặc 
nước ngoài thành lập, một số tên tuổi tiêu biểu như: 
Vườn ươm DN công nghệ cao Hoà Lạc; Vườn ươm 
DN công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà 
Nẵng; Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 
Các vườn ươm DN cũng đang trong quá trình nghiên 
cứu để chuyển dịch mô hình sang thành tổ chức 
Thúc đẩy DN (Văn phòng Đề án 844). 
THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
Đa phần các start-up Việt Nam đang ở giai đoạn 
đầu của quá trình khởi nghiệp, khám phá khách hàng 
và kiểm chứng mô hình kinh doanh. Lý thuyết và 
thực tiễn tại các nước cho thấy, ở giai đoạn này, vốn 
tự có, vốn từ gia đình bạn bè, vốn từ các nhà đầu tư 
thiên thần và một phần vốn đầu tư mạo hiểm là quan 
trọng nhất. 
Thị trường vốn đầu tư “thiên thần” và vốn đầu tư 
mạo hiểm đã phát triển không ngừng trong những 
năm qua. Chính phủ Việt Nam cũng đã liên tục có 
những hỗ trợ về pháp lý, thể chế bao gồm sự ra đời 
của Luật các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 
12/6/2017 cùng các nghị định hướng dẫn đang được 
soạn thảo (Quyết định số 1357/QĐ-TTg ngày 
13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Các chương 
trình, đề án như Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi 
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 theo 
Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016, Đề án ỗ 
trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” t ... ộ tuổi trung bình là 36 và 38% số người tốt nghiệp 
đại học đối với các nhà sáng lập trong lĩnh vực 
Adtech, Lập trình trò chơi và Truyền thông kỹ thuật 
số. 
CÁC TRUNG TÂM XUẤT SẮC MỚI 
Trong kỷ nguyên công nghệ mới này, một chiến 
lược cho các hệ sinh thái nhỏ hơn để tăng dấu ấn 
của mình đó là tập trung vào các lĩnh vực nhánh cụ 
thể theo ngành dọc hoặc ở các lĩnh vực công nghệ 
sâu nơi họ có thế mạnh hiện tại. Chỉ có một vài hệ 
sinh thái có thể là nhà hoạt động hàng đầu trên thế 
trên khắp các lĩnh vực, nhưng nhiều hệ sinh thái nhỏ 
hơn cũng có tiềm năng trở thành một cụm hàng đầu 
cho các lĩnh vực hẹp cụ thể. Ví dụ, thành phố 
Frankfurt của Đức đang tận dụng những thế mạnh 
kinh tế của mình trong kỷ nguyên công nghệ mới này 
và đã chủ động đưa chiến lược này vào hoạt động.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 15
Frankfurt là trung tâm tài chính với trụ sở của Ngân 
hàng Trung ương châu Âu và có hơn 70.000 người 
làm việc trong các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, thành 
phố là nơi đặt trụ sở của năm công ty nằm trong danh 
sách Forbes 2000 trong ngành công nghiệp tài chính, 
với tổng thị trường kết hợp đạt 66,3 tỷ USD. Dựa trên 
những tài sản đó, hệ sinh thái này đang tập trung xây 
dựng một cụm Fintech qua các chương trình được 
hướng tới gồm một vườn ươm gia tốc, các sáng kiến 
gắn bó với tập đoàn và không gian cùng làm việc. 
Trọng tâm dành cho Fintech của hệ sinh thái này 
được thể hiện rất rõ ràng. Frankfurt có mật độ cao 
nhất các start-up (được gắn với một hệ sinh thái 
khác) trong một lĩnh vực hẹp trên phạm vi toàn cầu 
trong số 100 hệ sinh thái được báo cáo Start-up 
Genome điều tra. Ngoài ra, hơn 50% đầu tư vốn mạo 
hiểm địa phương được dành cho các start-up Fintech 
của khu vực này từ năm 2012 đến năm 2017. 
ĐÔNG VỚI TÂY: SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG 
QUỐC VÀ SUY GIẢM VAI TRÒ CỦA MỸ 
Bản đồ của tinh thần khởi nghiệp được thể hiện 
qua các trung tâm xuất sắc đang được vẽ lại trên 
phạm vi toàn cầu với sự gia tăng hoạt động ở châu Á 
và vai trò thống trị của Mỹ suy giảm. Mỹ và Thung 
lũng Silicon vẫn là những nhà sáng tạo giá trị hàng 
đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, nhưng 
sự thống trị của họ không còn sắc bén như trước đây. 
Trong sáu năm qua, thị phần cấp vốn dành cho 
các nước châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh, 
trong khi thị phần của Mỹ lại giảm đi. Năm 2017, tài 
trợ vốn mạo hiểm cho các start-up ở Mỹ so với khu 
vực Châu Á - Thái Bình Dương là ngang nhau, với 
mỗi bên chiếm 42% giá trị đầu tư. Nếu nhìn vào các 
năm 2016 và 2017 cộng lại, thì Mỹ vẫn vượt lên một 
chút. 
Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính của sự 
thay đổi này. Trong năm 2014, chỉ có 13,9% những 
công ty kỳ lân hiện tại là đến từ Trung Quốc. Nhưng 
từ năm 2017 và 2018 cho đến nay, con số này đã 
tăng lên 35%. Trong khi đó Mỹ lại giảm từ 61,1% 
xuống còn 41,3%. Mỹ vẫn thống trị số lượng các 
công ty kỳ lân, một phần vì các công ty kỳ lân xuất 
hiện và phát triển ở nước này đầu tiên. Nếu xét tổng 
số công ty kỳ lân trên toàn thế giới trong giai đoạn 
2016-2017, có tới 65% công ty kỳ lân là đến từ Mỹ. 
Trong số 10 quốc gia có mức tăng trưởng sản 
lượng bằng sáng chế lớn nhất trong 20 năm qua, 8 
nước là ở châu Á. Sự gia tăng lớn trong sản lượng tri 
thức, trong đó bằng sáng chế là một chỉ số đo lường, 
đặc biệt thể hiện rõ trong hai phân ngành hẹp: AI và 
Blockchain. 
Trong khi Mỹ có nhiều hoạt động khởi nghiệp 
trong hai phân ngành hẹp nêu trên được thể hiện 
bằng đầu tư mạo hiểm, thì Trung Quốc lại vượt qua 
Mỹ nếu đo bằng số lượng đơn cấp bằng sáng chế, 
nhiều hơn Mỹ gấp bốn lần ở số lượng bằng sáng chế 
về AI và gấp ba lần bằng sáng chế về Blockchain và 
Crypto năm 2017. 
5 quốc gia hàng đầu về bằng sáng chế liên quan 
đến AI và Blockchain năm 2017 gồm: 
1. Trung Quốc 
2. Mỹ 
3. Vương quốc Anh 
4. Australia 
5. Nga 
XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI DOANH NHÂN CỦA 
TƯƠNG LAI 
Bài học lớn từ kỷ nguyên mới của công nghệ này 
đó là các nhà kiến tạo hệ sinh thái không những chỉ 
cần xem xét công nghệ với vai trò một tổng thể, mà 
còn cần chú ý và đầu tư vào từng lĩnh vực nhánh cụ 
thể của Start-up. Điều này đặc biệt đúng đối với hệ 
sinh thái nhỏ: Các hệ sinh thái mới nổi không thể 
cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực công nghệ, nhưng 
một hệ sinh thái nhỏ sẽ có khả năng trở thành một 
trung tâm xuất sắc cho một hoặc nhiều lĩnh vực 
nhánh của Start-up. 
Phương Anh (Start-up Genome, Global Start-up 
Ecosystem Report 2018)
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 18
KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN QUYỀN LỢI 
Ngoài việc cung cấp những thông tin rõ ràng về 
các thị trường tiềm năng, các quỹ đầu tư mạo hiểm 
phù hợp còn có một lợi thế khác. Nếu một phần đáng 
kể của các quỹ này được huy động từ chính các nhà 
quản lý quỹ, họ có thể tập trung vào việc đảm bảo 
rằng các khoản đầu tư sẽ hoạt động tốt. Tuy nhiên, 
trong nhiều trường hợp, những người giám sát các 
sáng kiến thúc đẩy khởi nghiệp công đã không yêu 
cầu các điều khoản như vậy và kết quả thường là các 
chương trình thất bại thảm hại. Đặc biệt, những 
người nhận tài trợ có thể có tâm lý "trước sau thì tôi 
cũng thắng", dẫn đến những kết quả không được 
như mong muốn.
 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
THỰC HIỆN KHÔNG THÀNH CÔNG CHƯƠNG 
TRÌNH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ: 
NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (P1)
Ngay cả khi một chương trình thúc đẩy khởi nghiệp của chính phủ được thiết kế hoàn hảo thì 
chương trình đó vẫn có thể không thành công ngay từ khi triển khai. Ba sai lầm cơ bản nhất 
dẫn đến việc thực hiện không thành công các chương trình này bao gồm: Bỏ qua sự cần thiết 
phải có những quyền lợi được định hướng đúng đắn, không đánh giá các hoạt động đang diễn 
ra trong khuôn khổ chương trình và không cho phép quốc tế hoá.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 19
Các nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư cho các 
start-up đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của các 
doanh nhân khởi nghiệp. Ví dụ, các doanh nhân khởi 
nghiệp thường buộc phải chấp nhận mức lương thấp 
- thấp hơn mức họ có thể kiếm được nếu làm cho 
các doanh nghiệp lớn. Họ không được phép bán vốn 
cổ phần của mình cho đến khi các nhà đầu tư thanh 
khoản cổ phiếu. Việc tuyển dụng các vị trí làm việc 
cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. 
Người ta có thể xem những hạn chế này như một 
dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư thiên thần và các 
nhà đầu tư mạo hiểm giàu có chỉ đơn giản là đang 
khai thác các doanh nhân khởi nghiệp. Nhưng mục 
đích của họ không có gì là xấu cả. Mối quan tâm 
chính của các nhà đầu tư là đảm bảo rằng các doanh 
nhân “làm điều đúng đắn”: Đó là, các nhà cung cấp 
vốn muốn đảm bảo rằng các nhà quản lý thực hiện 
các bước để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, chứ 
không chỉ là lợi ích của chính họ. Bởi vì ngay cả các 
nhà đầu tư siêng năng nhất cũng rất khó có thể giám 
sát tất cả các hoạt động của start-up, do đó, các 
quyền lợi của người quản lý vốn phải được căn chỉnh 
một cách chính xác. Và một trong những cách quan 
trọng để gắn kết lợi ích của doanh nhân khởi nghiệp 
với doanh nghiệp đó là hạn chế khả năng rút tiền của 
doanh nhân trước bất cứ người nào khác. 
Mối quan ngại về quyền lợi cũng được thấy trong 
trường hợp tài trợ cho các công ty đầu tư mạo hiểm. 
Các nhà đầu tư sành sỏi trong các quỹ đầu tư mạo 
hiểm, chẳng hạn như các quỹ tài trợ cho trường đại 
học, đảm bảo rằng những người quản lý quỹ sẽ 
không nhận được các quyền lợi vô lý. Ví dụ, nếu nhà 
đầu tư mạo hiểm đóng góp một phần đáng kể vào số 
vốn mà quỹ đang huy động và được nhận một phần 
lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể sẽ thoải mái tham 
gia vào quỹ này. Ngược lại, nếu những người quản lý 
quỹ làm giàu từ phí quản lý cho dù các khoản đầu tư 
thành công hay thất bại, các nhà đầu tư sẽ ít nhiệt 
tình hơn nhiều. 
Thật không may, các chính phủ không luôn suy 
nghĩ cẩn trọng về quyền lợi của những người quản lý 
quỹ trước khi thiết lập các sáng kiến thúc đẩy khởi 
nghiệp và đầu tư mạo hiểm. Thường thì các chương 
trình được thiết kế để thu hút sự tham gia của khu 
vực tư nhân mà không quan tâm đến việc có tạo ra 
lợi nhuận tốt hay không. Ngoài ra, các nhà đầu tư chỉ 
quan tâm đến lợi nhuận tài chính của quỹ mà không 
quan tâm đến các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn đã 
thúc đẩy việc khởi động sáng kiến này. 
Một số ví dụ có thể minh họa cho tác hại thực sự 
khi các nhà quản lý quỹ có các quyền lợi không phù 
hợp. Ví dụ, năm 1995, thành phố New York thành lập 
Quỹ Discovery với số vốn 76 triệu USD được huy 
động hoàn toàn từ khu vực công và các tiện ích công 
cộng, tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy hoạt động 
kinh doanh tại thành phố. Quỹ được ra mắt với 
những kỳ vọng lớn lao, bao gồm cam kết của Thị 
trưởng Rudy Giuliani rằng nó sẽ tạo ra 4.000 việc 
làm. 
Tuy nhiên, đây là một sáng kiến không thành 
công. Thành phố đã thuê một công ty đầu tư mạo 
hiểm địa phương, Prospect Street Ventures, để điều 
hành Quỹ. Trong khi Quỹ thực hiện một số khoản đầu 
tư thành công, chẳng hạn như About.com, rất nhiều 
khoản đầu tư khác bị thất bại. Hơn nữa, một số quyết 
định có vẻ khó hiểu thậm chí ngay tại thời điểm ra 
quyết định - chẳng hạn như tài trợ chính trong một 
vòng tài trợ trị giá 14 triệu USD cho chương trình 
truyền hình trực tuyến Pseudo. Chương trình này 
nhanh chóng sử dụng một cách lãng phí số tiền được 
tài trợ (do thiếu quản lý dày dặn kinh nghiệm) trước 
khi bị phá sản. 
Ngoài lợi nhuận tài chính đáng ngờ, các câu hỏi 
đã được nêu ra về mức độ mà Quỹ nâng cao các 
mục tiêu xã hội của thành phố. Ví dụ, Quỹ đầu tư ít 
nhất vào hai công ty không có trụ sở tại New York. 
Khoảng 3 triệu USD được đầu tư vào Hệ thống Giao 
dịch Bondnet, một công ty dịch vụ giao dịch chứng 
khoán trên Internet có trụ sở tại Connecticut. Bondnet 
hoạt động không thành công và bị bán lại vào năm 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 20
1997. Ngoài ra, một số khoản đầu tư vào các công ty 
có trụ sở tại New York dường như có những lợi ích 
kinh tế rất hạn chế: ví dụ, thỏa thuận đầu tư đầu tiên 
của Quỹ là khoảng 2,5 triệu USD cho Skyline 
Multimedia Entertainment, một công ty thương mại 
đã phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty này 
vận hành các chuyến đi thực tế ảo tại Tòa nhà 
Empire State và một khu trò chơi điện tử gần Quảng 
trường Thời đại. Quỹ cho phép công ty này tổ chức 
chuyến đi thực tế ảo mới ở Sydney, Úc, tuy nhiên dự 
án này nhanh chóng thất bại. Trong vòng một vài 
năm, Skyline Multimedia giao dịch chỉ bằng một vài 
phần trăm giá trị đầu tư ban đầu. 
Có thể là tại thời điểm thành lập Quỹ, các công ty 
kỹ thuật số ở Thành phố New York - trọng tâm ưu 
tiên của Quỹ - được đầu tư chưa thoả đáng. Tuy 
nhiên, phần lớn các khoản đầu tư đã được thực hiện 
trong giai đoạn từ năm 1998 - 2000. Trong những 
năm này, Internet và truyền thông kỹ thuật số tại New 
York đã nhận được một lượng vốn khổng lồ từ các 
quỹ đầu tư mạo hiểm độc lập và hợp doanh: Thật 
khó để tin rằng tất cả các dạng thất bại thi trường đã 
được giải quyết trong thời gian này. 
Một ví dụ cực đoan hơn là Quỹ hạt giống 
Heartland, một sáng kiến của Bang Iowa để thúc đẩy 
hoạt động đầu tư mạo hiểm của Bang, được thành 
lập vào năm 1990 với số vốn 15 triệu USD được huy 
động từ Quỹ Hưu trí công của bang. Nhưng thay vì 
quan tâm đến các quyền lợi của người quản lý quỹ, 
Quỹ Hưu trí đã chọn một công ty đầu tư mạo hiểm 
theo cách tiếp cận mua sắm cổ điển: Họ đã đưa ra 
một danh sách dài các yêu cầu đối với các đề xuất 
và chờ đợi các công ty đầu tư mạo hiểm ứng cử. 
McCarthy Weersing, một công ty đầu tư mạo hiểm có 
trụ sở tại bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình 
Dương - nhưng không có kinh nghiệm hay nhân sự 
nào gần Iowa - đã nộp đơn và đã được lựa chọn. 
Mọi việc nhanh chóng trở nên tồi tệ. Quỹ mạo 
hiểm này tính phí quản lý khổng lồ 3% mỗi năm (mức 
điển hình hơn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm là từ 1% 
đến 2,5%). Mặc dù dòng phí ổn định nhưng Công ty 
này dường như không thể tìm thấy bất kỳ khoản đầu 
tư hấp dẫn nào để thực hiện. (Bang Iowa sau đó đã 
chỉ ra điều này có thể dễ dàng hơn khi Quỹ được
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 12.2018 21
giao cho một chuyên gia đầu tư ở Iowa. Một quỹ 
tương tự ở Indiana, nơi có một văn phòng hoạt động 
ở đó, đang tạo ra một dòng đầu tư đầy hứa hẹn). 
Một lần nữa, những quyền lợi này không được 
suy nghĩ cẩn trọng. Đặc biệt, công ty đầu tư mạo 
hiểm này có một khoản phí quản lý khổng lồ dù có 
đầu tư hay không. Và thực sự, sau ba năm, các nhà 
quản lý quỹ đã thu được 1,4 triệu USD tiền phí quản 
lý - nhưng chỉ đầu tư 1 triệu USD. Tại thời điểm này, 
Quỹ đề nghị tiểu bang cấp thêm 500 nghìn USD, 
không phải cho các khoản đầu tư, mà là để trang trải 
phí quản lý của Quỹ trong năm hoạt động thứ tư. 
Bang Iowa cho rằng Quỹ hoạt động không tốt và 
có lẽ nên giải thể. Các nhà đầu tư mạo hiểm, dường 
như tức giận bởi việc bị mất đi miếng cơm manh áo, 
đã thực hiện một cách tiếp cận ít phù hợp. Đầu tiên, 
họ bán nhiều vốn chủ sở hữu trong khoản đầu tư duy 
nhất của họ và sử dụng số tiền thu được để tự trả 
phí quản lý mà bang này đã từ chối thanh toán. Sau 
đó, McCarthy Weersing kiện Iowa, đòi hỏi không chỉ 
toàn bộ phí quản lý mà nó có thể nhận được trong 
vòng một thập kỷ, như thỏa thuận ban đầu được đề 
xuất, mà còn đòi hỏi tất cả lợi nhuận tích luỹ trong 
các giao dịch tài trợ thành công. 
Thật không may là ngay cả các chương trình 
dường như được chấp nhận rộng rãi như các mô 
hình thường vẫn có lỗi thiết kế nghiêm trọng. Ví dụ, 
Louisiana vào năm 1983 đã đưa ra chương trình 
“CAPCO” (công ty vốn được chứng nhận), trong đó 
các công ty bảo hiểm nhận trợ cấp thuế khổng lồ để 
thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, có rất 
ít điều khoản để buộc các nhà giám sát phải chịu 
trách nhiệm về chất lượng của các nhà quản lý được 
thuê để điều hành quỹ hoặc các cơ chế cho khu vực 
công để can thiệp nếu các khoản đầu tư được chứng 
minh là có thiếu sót. Tuy nhiên, bất chấp những vấn 
về này, các tiểu bang từ New York đến Wisconsin 
vẫn làm theo mô hình này. 
Rõ ràng, việc chú trọng đến các quyền lợi dành 
cho những người tham gia các chương trình công là 
điều cần thiết. Các doanh nhân khởi nghiệp hay các 
nhà đầu tư mạo hiểm có được hưởng lợi cho dù việc 
đầu tư diễn ra như thế nào, như chúng ta đã thấy 
trong một số ví dụ trên? Hay họ được hưởng phần 
lợi nhuận lớn từ thành công của quỹ? Những người 
tham gia có được thúc đẩy chỉ để tối đa hóa lợi 
nhuận tài chính hay họ cũng chỉ đạo để giải quyết 
các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn của chương trình? 
Điều gì xảy ra nếu mọi thứ đi chệch hướng với mục 
tiêu bàn đầu - liệu họ có quyền lợi để tiếp tục thực 
hiện chương trình, hay thay vào đó hành xử một 
cách liều lĩnh? Những cân nhắc này rất quan trọng 
trong việc thiết kế các chương trình đầu tư. 
N.L.H. (Josh Lerner, Boulevard of Broken Dreams: 
Why Public Efforts to Boost Entrepreneurship and 
Venture Capital Have Failed and What to Do about It, 
2009)

File đính kèm:

  • pdfkhoi_nghiep_doi_moi_sang_tao_tt.pdf