Kĩ năng tư duy - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính -

Fintech Challenge Vietnam 2018 (FCV 2018) là

chương trình đặc biệt dành cho các startup trong lĩnh

vực công nghệ tài chính tại Việt Nam. Chương trình

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự hỗ

trợ của Chương tình Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư

nhân vùng Mekong (Mekong Business Initiative -

MBI) do Chính phủ Úc và Ngân hàng phát triển Châu

Á tài trợ.

Các đơn vị tham gia phối hợp đồng tổ chức FCV

2018 là Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Câu lạc bộ

công nghệ tài chính Việt Nam (Vietnam Fintech

Club). Các đối tác của FCV bao gồm 7 ngân hàng

thương mại là BIDV, Vietcombank, VietinBank,

Shinhan Bank, TP Bank, VIB, VP Bank, cùng với các

công ty FPT, Vietnam Silicon Valley và VIISA

pdf 24 trang dienloan 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng tư duy - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng tư duy - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Kĩ năng tư duy - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Số 17.2018
KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 1
KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
01 Chung kết Chương trình Thử thách Sáng tạo cùng Công nghệ Tài chính Việt Nam
TIN TỨC SỰ KIỆN
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
02
03
05
06
07
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (024) 38262718
Cơ hội kết nối thị trường fintech 
Thái Lan cho startup Việt
5 lĩnh vực Blockchain mở ra 
nhiều ứng dụng tiềm năng
Shopee: Thương mại điện tử 
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt
Vốn mạo hiểm - Nguồn dinh 
dưỡng của để chế Silicon Valley
Các loại hình khởi nghiệp cơ bản 
(Phần cuối)
04 Shark Tank: Nơi kết nối khát vọng startup với các nhà đầu tư
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 2
Vòng chung kết Chương trình “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính” diễn ra trong 2 
ngày 29-30/5/2018 với sự tranh tài của 15 đội đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính - 
Fintech Challenge Vietnam 2018 (FCV 2018) là 
chương trình đặc biệt dành cho các startup trong lĩnh 
vực công nghệ tài chính tại Việt Nam. Chương trình 
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự hỗ 
trợ của Chương tình Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư 
nhân vùng Mekong (Mekong Business Initiative - 
MBI) do Chính phủ Úc và Ngân hàng phát triển Châu 
Á tài trợ. 
Các đơn vị tham gia phối hợp đồng tổ chức FCV 
2018 là Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Câu lạc bộ 
công nghệ tài chính Việt Nam (Vietnam Fintech 
Club). Các đối tác của FCV bao gồm 7 ngân hàng 
thương mại là BIDV, Vietcombank, VietinBank, 
Shinhan Bank, TP Bank, VIB, VP Bank, cùng với các 
công ty FPT, Vietnam Silicon Valley và VIISA. 
FCV 2018 được tổ chức nhằm mục đích không 
chỉ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công
 TIN TỨC SỰ KIỆN
CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH THỬ THÁCH 
SÁNG TẠO CÙNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 2018
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng 
tham dự Chung kết chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính 2018 - nguồn VSV
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 3
nghệ tài chính tiên tiến nhất mà còn tạo ra cầu nối 
hợp tác giữa các ngân hàng và startup fintech. 
Trong thời gian từ ngày 28/11/2017 đến ngày 
ngày 31/1/2018, Chương trình đã nhận được tổng 
cộng 141 hồ sơ, trong đó 45 hồ sơ đến từ Việt Nam 
và 97 hồ sơ đến từ 27 quốc gia thuộc 5 châu lục trên 
toàn thế giới. 
Tại vòng Chung kết FCV, 15 ứng viên đã trình 
bày các giải pháp nhằm giải quyết một số thách thức 
trên hành trình phổ cập tài chính ở Việt Nam. Các 
giải pháp này nằm trong 5 lĩnh vực công nghệ tài 
chính (Fintech), cũng là 5 lĩnh vực Fintech được 
Ngân hàng Nhà nước quan tâm bao gồm: Định danh 
khách hàng điện tử (e-KYC), thanh toán điện tử (e-
Payment); giao diện lập trình ứng dụng mở (Open 
API); công nghệ Chuỗi khối (Blockchain); và cho vay 
ngang hàng (Peer to peer lending). Trước phiên 
Chung kết, 15 ứng viên đã kết nối và làm việc với đối 
tác là các ngân hàng thương mại Việt Nam trong 6 
tuần nhằm mục tiêu hoàn thiện các giải pháp. Bên 
cạnh đó, các ứng viên còn nhận được sự hỗ trợ từ 
hai chương trình ươm tạo khởi nghiệp của Việt Nam 
là Vietnam Silicon Valley và VIISA. 
Ban Giám khảo của FCV bao gồm các chuyên gia 
Fintech đến từ Việt Nam và quốc tế đã lựa chọn ra 6 
đội khởi nghiệp xuất sắc nhất, trong đó có các đội 
đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ. 
3 giải của chương trình: 
- Giải nhất (Grand Prize Winner): Đội Weezi 
Digital Corporation, Việt nam: US$ 25,000. 
- Giải nhì (2nd Prize Winner): Đội Kiu Global, Việt 
Nam: US$ 15,000. 
- Giải ba (3rd Prize Winner): Đội Wecash, Trung 
Quốc: US$ 10,000. 
3 giải của Ban giám khảo: 
- Đội sáng tạo nhất (Most Innovative Fintech 
Award): Tradle, Mỹ: US$ 5,000. 
- Đội trẻ nội địa tốt nhất (Best Young Local 
Fintech Award): Instant.vn: US$ 5,000. 
- Đội tạo cảm hứng tốt nhất (Most Inspirational 
Fintech Award): Emablecode: US$ 5,000. 
Các đội còn lại được giải khuyến khích trị giá 
tương đương US$ 1,500/đội. 
FCV 2018 góp phần tạo ra làn sóng khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính 
với quy mô toàn quốc; nâng cao năng lực fintech của 
Việt Nam thông qua việc kêu gọi cả những công ty 
fintech quốc tế tham gia chương trình nhằm giúp Việt 
Nam quảng bá môi trường kinh doanh hiện tại và tạo 
cho fintech trong nước cơ hội cọ sát, học hỏi các mô 
hình mới từ quốc tế; mở ra cơ chế thử nghiệm 
sandbox để startup có thể triển khai mô hình kinh 
doanh của mình; tạo cầu nối cho startup làm việc 
được với các ngân hàng hương mại; và giúp Ngân 
hàng Nhà nước hiểu sâu hơn về các giải pháp mà 
fintech đang cung cấp trên thị trường, từ đó lấy làm 
căn cứ để xây dựng các luật, thông tư, nghị định liên 
quan (nguồn: VSV)
Các hoạt động của Vietnam Silicon Valley 
Accelerator (VSVA) trong khuôn khổ chương 
trình FCV 2018 
• Tư vấn chiến lược triển khai, mô hình tổ chức, 
nội dung chương trình và cơ cấu giải thưởng 
• Kết nối MBI với Ngân hàng Nhà nước thông 
qua Tọa đàm: Giải pháp Công nghệ cho ngành Tài 
Chính - Ngân hàng Việt Nam 
• Thuyết phục các ngân hàng thương mại tham 
gia tài trợ và phối hợp triển khai chương trình 
• Hỗ trợ đánh giá và tuyển chọn startup 
• Cung cấp chương trình huấn luyện cho các 
chuyên gia của ngân hàng về các kiến thức liên 
quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đầu tư 
mạo hiểm nói chung và fintech nói riêng. 
• Cung cấp chương trình cố vấn cho 7 startup 
đến từ các nước 
• Weezi là startup được VSVA cố vấn đã giành 
giải nhất cuộc thi 
Nguồn: VSV
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 4
16 ỨNG VIÊN LỌT VÒNG CHUNG KẾT FCV 2018 
1. ALTERNATIVE CIRCLE LIMITED (lĩnh vực cho 
vay ngang hàng), đến từ Kenya và Mauritius; 
2. ATI JSC (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam; 
3. Bluechain (lĩnh vực thanh toán), đến từ Australia; 
4. CHEKK (lĩnh vực API), đến từ Hong Kong SAR; 
5. Enablecode (lĩnh vực E-KYC) đến từ Việt Nam; 
6. Fin2B (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ Hàn 
Quốc; 
7. Finsify Hub (lĩnh vực API), đến Việt Nam; 
8. Instant.vn (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ 
Việt Nam; 
9. InstaReM PTE Limited (lĩnh vực API), đến từ 
Singapore; 
10.Kiu Global (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam 
& Mỹ; 
11. Tradle (lĩnh vực Blockchain), đến từ Mỹ; 
12.UltraCash Technologies (lĩnh vực thanh toán), đến 
từ Ấn Độ; 
13.VayMuon JSC (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến 
từ Việt Nam; 
14.Vi Mo Technology JSC (lĩnh vực thanh toán), đến 
từ Việt Nam; 
15.WECASH E-KYC (lĩnh vực thanh toán), đến từ 
Trung Quốc; và 
16.Weezi Digital Corp (lĩnh vực thanh toán), đến từ 
Việt Nam. 
Nguồn: VSV
VSVA và các đối tác phối hợp tổ chức chương trình Fintech Challenge 2018 - nguồn: VSV
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 5
Krungsri RISE là chương trình tăng tốc khởi 
nghiệp kết hợp giữa RISE - tổ chức có hệ sinh thái 
hỗ trợ khởi nghiệp ở 10 quốc gia Đông Nam Á với 
1.000 startup và ngân hàng lớn thứ năm Thái Lan 
Krungsri. Chương trình nhằm giúp tăng tốc tăng 
trưởng của startup trong khu vực, đồng thời kết nối 
họ với những mảng kinh doanh của tập đoàn 
Krungsri, các ngân hàng trong và ngoài Thái Lan. 
Theo ông Supachai Parchariyanon, nhà sáng lập 
RISE, khi tham gia chương trình, các startup sẽ có 
cơ hội gặp gỡ những CEO của các công ty hàng đầu 
châu Á, đồng thời thiết lập những lợi thế cạnh tranh 
với sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các đối tác địa phương 
như AWS, VISA, Tencent Cloud, AIS the Startup, 
Taiwan Startup Stadium, SendGrid và Grab. 
Với các chương trình diễn ra hằng tháng, startup 
sẽ được trao cơ hội thuyết trình ý tưởng cùng 
Krungsri và những đội thắng cuộc sẽ có cơ hội tham 
gia những dự án liên quan với Krungsri. 
“Chương trình cũng mang tính quốc tế hóa với 
mạng lưới của RISE bao gồm những tổ chức, 
chương trình tăng tốc khởi nghiệp và startup ở Bắc
 TIN TỨC SỰ KIỆN
Vnexpress - Chương trình mở rộng cho các startup trong khu vực có những hỗ trợ 
khi tham gia vào lĩnh vực fintech tại Thái Lan. 
CƠ HỘI KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG FINTECH 
THÁI LAN CHO STARTUP VIỆT
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 6
Mỹ, châu Âu và châu Á. Startup sẽ được hướng dẫn 
mở rộng kinh doanh thông qua mạng lưới của 
Krungsri và MUFG”, ông cho biết. 
Trong lần thứ ba tổ chức, chương trình rộng mở 
đón chào những dự án ngoài biên giới tìm kiếm cơ 
hội tại thị trường Thái Lan, trong đó có startup ở Việt 
Nam. Krungsri RISE sẽ có buổi giới thiệu tại 
Singapore vào ngày 1/8 và Việt Nam vào 3/8 tới. Các 
dự án nước ngoài có mong muốn tham gia chương 
trình có thể đến tham dự và thuyết trình trực tiếp với 
đội ngũ của Krungsri RISE. 
Chương trình tập trung vào các startup lĩnh vực 
tài chính công nghệ (fintech) nhưng cũng mở rộng 
các lĩnh vực liên quan như phân tích dữ liệu, khoa 
học dữ liệu; chatbot; trí tuệ nhân tạo, học máy; giao 
thương; blockchain; an ninh mạng; thương mại điện 
tử 
Nhà sáng lập RISE cho biết chương trình tìm 
kiếm những startup đã ra mắt thị trường hoặc có sản 
phẩm khả thi tối thiểu, có thể dành 12 tuần tham gia 
chương trình bắt đầu từ ngày 10/9 và đến từ mọi 
quốc gia. 
Startup quan tâm đến chương trình có thể đăng 
ký trực tuyến tại 
krungsririse/index-en.php từ 31/5-9/8 và cập nhật 
thông tin chương trình tại https://www.facebook.com/
RISEAccelerator/
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 7
Vnexpress - Các chuyên gia cho rằng, công nghệ Blockchain sẽ mở ra một xu hướng ứng 
dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục,
 TIN TỨC SỰ KIỆN
5 LĨNH VỰC BLOCKCHAIN MỞ RA NHIỀU 
ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG
Không những là nền tảng đứng đằng sau sự 
thành công của đồng tiền ảo Bitcoin, công nghệ 
Blockchain còn đang được ứng dụng thử nghiệm để 
phục vụ đa dạng lĩnh vực và đang dần có những tác 
động, thay đổi đến cuộc sống con người. 
Nhận định về tiềm năng ứng dụng blockchain cụ 
thể tại Việt Nam, CEO Vương Quang Long của 
TomoChain - startup phát triển nền tảng công nghệ 
này cho biết: "Nhà nước và các doanh nghiệp Việt 
Nam có thể ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực cụ 
thể như y tế (quản lý hồ sơ bệnh án), quản lý dữ liệu 
công dân, chuỗi cung ứng sản phẩm, nông nghiệp 
(truy xuất nguồn gốc thực phẩm), phát hành cổ 
phiếu, giao dịch chuyển tiền...Các ứng dụng phi tập 
trung giúp tự động hóa những quy trình thông qua 
'smart contract'- hợp đồng thông minh, tăng cường 
khả năng minh bạch, tin cậy". 
SẢN XUẤT 
Điển hình như áp dụng đặc điểm không thể làm 
giả, không thể phá hủy của Blockchain vào ngành 
công nghiệp sản xuất sẽ giúp người tiêu dùng truy 
xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang 
được chào bán. 
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp sản xuất sữa áp 
dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm 
thì nhà quản lý, người tiêu dùng có thể truy xuất
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 8
được các thông tin rất minh bạch. Đối với nhà sản 
xuất họ có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ những hộp 
sữa đó trên thị trường để biết được những hộp sữa 
đó đã tiêu thụ chưa, tiêu thụ được bao nhiêu, bao 
nhiêu hộp còn hạn sử dụng và bao nhiêu hộp hết hạn 
sử dụng. Người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin 
hộp sữa đó có phải hàng chính hãng hay không, 
ngăn chặn toàn bộ những sản phẩm nhái, hàng giả 
trên thị trường. 
Trong lĩnh vực bán lẻ, Walmart là một trong 
những doanh nghiệp tiên phong sử dụng blockchain. 
Hiện tại, thương hiệu bán lẻ này đã sử dụng 
blockchain từ năm 2016 để theo dõi nguồn thịt lợn 
nhập từ Trung Quốc đến Mỹ. 
Y TẾ 
Công nghệ Blockchain sẽ mở ra một xu hướng 
ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài 
chính, y tế, giáo dục, 
Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết 
quả của họ sẽ được lưu trữ sử dụng công nghệ 
Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ 
thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong 
trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang 
bệnh viện khác ở bất kỳ đâu trên thế giới, họ chỉ cần 
truy xuất thông tin và kết quả chỉ số xét nghiệm của 
mình trên chuỗi blockchain mà cho dù hai bệnh viện 
(nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không 
cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau. 
Việc này giúp người bệnh giảm thiểu chi phí xét 
nghiệm lại khi đến các bệnh viện mới cũng như góp 
phần giúp nơi tiếp nhận bệnh nhân mới có thể truy 
xuất tiền sử bệnh tật, phác đồ điều trị hay các phản 
ứng phụ đối với các loại thành tố thuốc trước đây 
của bệnh nhân. Để từ đó giúp chuẩn đoán và đưa ra 
liệu trình điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao. 
GIÁO DỤC 
Việc thẩm định bằng cấp, chứng chỉ là một vấn 
đề phức tạp và chưa bao giờ hết mới đối với nhiều 
nước trên thế giới. Khi tìm kiếm trên google, chúng ta 
có thể dễ dàng nhận thấy việc mua bán bằng cấp, 
chứng chỉ giả ở nhiều website trên thế giới. 
Việc quản lý các chứng chỉ, bằng cấp của các 
trường đại học nói chung hay các cơ sở đào tạo 
nghề nói riêng nếu được áp dụng công nghệ 
Blockchain sẽ góp phần minh bạch hóa hồ sơ học 
viên cũng như giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng truy 
xuất nguồn gốc cơ sở đào tạo hay quá trình học tập 
của các ứng viên từ thấp đến cao. 
Tại San Francisco, trường Holberton - một 
trường đào tạo kỹ sư phần mềm đã thông báo dự án 
quản lý sinh viên dựa trên nền tảng blockchain vào 
năm học mới. 
Sylvain Kalache, đồng sáng lập trường 
Holberton, chia sẻ với CNBC: "Nhà tuyển dụng 
không mất thời gian gọi các trường đại học hoặc 
thuê bên thứ ba để thực hiện công việc thẩm định hồ 
sơ. Blockchain cũng sẽ giúp nhà trường không mất 
chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu riêng". 
TÀI CHÍNH 
Đây là một trong những ngành có khối lượng giao 
dịch và đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối nên mất rất 
nhiều thời gian. Bất chấp những mặt trái của nó, 
người ta vẫn muốn thử ứng dụng để giải quyết vấn 
đề khó khăn hiện tại. Năm 2016, Barclays tiến hành 
một giao dịch đột phá bằng việc sử dụng công nghệ 
blockchain 
Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên 
trên thế giới sử dụng công nghệ blockchain trong 
dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế, làm tăng hiệu 
suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải 
nghiệm cho khách hàng. 
Blockchain được xem như là một cách để cắt 
giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch 
liên ngân hàng, cũng như tạo ra hệ thống an toàn 
hơn. Tại thời điểm này, nhiều tổ chức tài chính đang 
có cuộc chiến tranh giành nhau nhằm hình thành các 
liên minh mới để thương mại hóa công nghệ 
blockchain. Đáng kể nhất chính là liên minh R3 của 3 
ngân hàng lớn nhất Australia là Westpac, 
Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 9
hàng loạt tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới. 
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
Theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ hiện nay 
nên dần chuyển dịch vụ của mình sang bán hàng 
trực tuyến, tận dụng lợi thế thương hiệu với chiến 
lược đa kênh để đạt được thành công và bảo  ... n Valley hoạt động như thế 
nào? 
SỰ HÌNH THÀNH CỦA VỐN MẠO HIỂM Ở 
SILICON VALLEY 
Để hiểu được cách thức hoạt động của vốn mạo 
hiểm tại Silicon Valley, cần phải nắm được quá trình 
phát triển của nó vì rất nhiều dữ liệu cho thấy rằng 
vốn mạo hiểm là một ngành công nghiệp tập trung về 
mặt địa lý. 
Vốn đầu tư mạo hiểm đã phát triển thành một 
ngành công nghiệp lớn vào đầu những năm 1970, 
được thúc đẩy bởi những lợi nhuận đáng kể của các 
công ty vốn mạo hiểm tiên phong thành công. Mô 
hình hợp tác hạn chế đã trở thành mô hình hoạt 
động, với các nhà đầu tư trở thành đối tác hạn chế 
trong các quỹ do các nhà đầu tư mạo hiểm quản lý. 
Công ty được tài trợ vốn mạo hiểm đầu tiên là 
Fairchild Semiconductor, một công ty do một nhóm 
gồm tám nhà khoa học thành lập (nhiều người tốt 
nghiệp từ Stanford). Tám nhà khoa học này đã rời bỏ 
công ty Shockley Semiconductor, do William 
Shockley, người đã phát minh ra chất bán dẫn thành 
lập. Họ cũng đồng thời là những nhà sáng lập của 
tổng cộng 65 doanh nghiệp. Khi Fairchild ra đời vào 
năm 1957, những người sáng lập có tương đối ít cổ 
phiếu sở hữu, khiến cho Robert Noyce và Gordon 
Moore buộc phải ra đi vào năm 1968 để thành lập 
Intel. Hợp tác chặt chẽ với công ty luật Willson, 
Sonsini, Goodrich và Rosati (của WSGR), Intel đã áp 
dụng một mô hình mới trở thành mô hình chuẩn cho 
các công ty khởi nghiệp sau này, khiến cho người 
sáng lập có quyền sở hữu lượng cổ phần lớn. 
Vốn mạo hiểm tăng trưởng cùng với ngành công 
nghiệp điện tử thời kỳ hậu chiến của Mỹ, một ngành 
công nghiệp thể hiện các đặc điểm khác biệt đáng kể 
so với các ngành công nghiệp truyền thống khác. 
Ngành công nghiệp này đã trải qua những lần đổi 
mới sáng tạo mà hai nhà nghiên cứu Kenney và 
Florida chỉ ra là do “sự xuất hiện của các mô hình 
kinh doanh mới”. Điều này rất chính xác vì khi những 
làn sóng đổi mới sáng tạo mang tính đột phá này bắt 
đầu lan tỏa, thì vốn mạo hiểm cũng bắt đầu phát triển 
thành hình thức hiện tại, với các nhà đầu tư mạo 
hiểm sẵn sàng rút hầu bao với niềm tin rằng mặc dù 
đa số sẽ thất bại, nhưng chỉ với một vài startup thành 
công cũng sẽ giúp họ hốt bạc. Vào cuối những năm 
1970, Quỹ hưu trí cũng có thể trở thành các nhà đầu 
tư lớn vào vốn mạo hiểm. Điều này được thúc đẩy 
bởi sự thay đổi luật. Đạo luật an toàn thu nhập hưu 
trí việc làm (ERISA) đã được thông qua vào năm 
1974, hạn chế các quỹ hưu trí công ty nắm giữ một 
số loại đầu tư nhất định được xem là rủi ro. Năm 
1978, các hạn chế ERISA được Bộ Lao động Hoa Kỳ 
nới lỏng, tạo điều kiện cho các quỹ hưu trí đầu tư vào 
vốn mạo hiểm. Việc này tạo ra một dòng vốn khổng 
lồ để đầu tư mạo hiểm, khiến ngành công nghiệp vốn 
mạo hiểm phát triển nhanh chóng. 
VỐN MẠO HIỂM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO 
Có thể nói vốn mạo hiểm chính là nguồn dinh 
dưỡng nuôi sống các startup tại Silicon Valley. Vốn 
mạo hiểm dựa trên ý tưởng về việc các khoản đầu tư 
vào các công ty giai đoạn đầu có thể tạo ra đủ lãi vốn 
để các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm 
nhận được lợi nhuận đáng kể. Vì cổ phần của các 
nhà đầu tư mạo hiểm trong các startup ở dạng vốn 
sở hữu, nên họ sẽ chịu nguy cơ rủi ro. Khoản ngân 
hàng cho vay thông thường không được hưởng các 
khoản lãi vốn, trong khi đó, các nhà đầu tư mạo hiểm 
lại có thể được hưởng các khoản lãi vốn lớn. Do 
phần lớn các khoản đầu tư có nguy cơ thất bại, nên 
các nhà đầu tư mạo hiểm thường yêu cầu tham gia
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 18
vào việc quản lý các khoản đầu tư của công ty. Họ 
thường đại diện cho hội đồng quản trị của công ty, đôi 
khi trở thành chủ tịch công ty. Bằng cách chủ động 
(hoặc bắt buộc) đưa mạng lưới nhân sự của họ vào 
những công ty khởi nghiệp mà họ đã đầu tư, những 
nhà đầu tư mạo hiểm thành công có thể tích cực giúp 
các công ty khởi nghiệp phát triển. 
Các khoản đầu tư vốn mạo hiểm “thắng đậm” 
nhất có thường là các khoản đầu tư có tiềm năng 
tăng trưởng bất ngờ và không được các nhà đầu tư 
khác dự đoán. Nếu việc định giá là chính xác, thì về 
sau nhà đầu tư sẽ thu được lợi lớn nhờ giá trị trên thị 
trường tài chính. Chính nhờ bản chất tiên đoán được 
tương lai bất ngờ này mà từ đó các nhà đầu tư mạo 
hiểm có thể thu được những khoản lợi tăng kếch xù. 
Những hình thức phát triển khác của vốn mạo hiểm là 
mua bán và sáp nhập M&A hay các đợt phát hành cổ 
phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Các nhà đầu tư 
mạo hiểm thông thường phải trả 2 đến 3% tổng số 
vốn đầu tư làm phí quản lý và được nhận khoảng 
20% lãi vốn. 
Đầu tư vốn mạo hiểm thường được chia thành 
các giai đoạn. Ngày nay, các nhà đầu tư mạo hiểm 
thường chuyên đầu tư vào một giai đoạn cụ thể. 
Vòng tài trợ đầu tiên cho startup thường là từ các nhà 
đầu tư giàu có được gọi là "thiên thần." Giai đoạn đầu 
tư hiểm sớm nhất, được gọi là tài trợ hạt giống, 
thường là vào giai đoạn khởi nghiệp và đưa công ty 
đi vào vận hành. Theo mô hình của Hiệp hội Vốn mạo 
hiểm quốc gia Mỹ, sau đó sẽ là các khoản đầu tư ban 
đầu, trưởng thành, mở rộng và giai đoạn sau. Các 
giai đoạn kế tiếp tài trợ hạt giống, trong đó cổ phiếu 
ưu đãi được cấp cho các nhà đầu tư mạo hiểm 
thường được gọi là Series A, B, C, v.v. 
Không có gì ngạc nhiên khi tài trợ hạt giống là số 
vốn góp nhỏ nhất, do các startup cũng không cần quá 
nhiều vốn trong giai đoạn đầu. Đặc biệt với sự ra đời 
của điện toán đám mây, các công ty khởi nghiệp 
không còn cần các khoản đầu tư ban đầu vào các 
trung tâm dữ liệu hoặc các công cụ phần mềm đắt 
tiền nữa - các tài nguyên tính toán như các năng lực 
xử lý, lưu trữ và kết nối dữ liệu đã có sẵn dưới dạng 
các dịch vụ dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Các công 
cụ phần mềm mạnh cũng có sẵn dưới dạng dịch vụ, 
cho phép các công ty khởi nghiệp giảm triệt để chi 
phí cho phần mềm và máy tính (bao gồm chi phí cho
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 19
các chuyên gia kỹ thuật chỉ để quản lý hệ thống máy 
tính). 
Tài trợ giai đoạn đầu đã phát triển mạnh cùng với 
sự xuất hiện của các “trung tâm gia tốc” startup, 
trước đây thường được gọi là vườn ươm. Những 
trung tâm gia tốc Silicon Valley nổi tiếng và thành 
công nhất là Y Combinator được thành lập năm 2005, 
với các công ty thành công nổi bật nhất bao gồm 
AirBnB, Dropbox và công ty thanh toán trực tuyến 
Script. Y Combinator đòi phần sở hữu vốn tương đối 
nhỏ khi cấp tài trợ đầu và một chương trình tư vấn 
chuyên sâu tập hợp các công ty khởi nghiệp đầy hứa 
hẹn từ khắp nơi trên thế giới đến Thung lũng Silicon. 
Chương trình này cung cấp tư vấn, cố vấn và tạo ra 
môi trường hoàn hảo cho các doanh nhân để chỉ tập 
trung vào khởi nghiệp. Thành công của Y 
Combinator đã giúp phát triển rất nhiều vườn ươm và 
trung tâm gia tốc, gồm nhiều cơ sở có sự hiện diện 
của hàng trăm startup. Tính đến năm 2014, Y 
Combinator nhận được hàng nghìn đơn của các 
doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, sau đó họ chọn 
ra còn khoảng 400 đội, được đưa tới Y Combinator 
và được phỏng vấn trong 10 phút. Trong số này, chỉ 
có khoảng 100 được chọn. 
Tài trợ vốn mạo hiểm giai đoạn mở rộng và giai 
đoạn sau cần những khoản đầu tư lớn cho một số ít 
các công ty thành công trong giai đoạn này. Các công 
ty vốn mạo hiểm lớn, gồm nhiều công ty đầu tư mạo 
hiểm hợp doanh, là những “tay chơi” chính trong giai 
đoạn này. Mặc dù tăng trưởng tiềm năng bị hạn chế 
hơn so với đầu tư giai đoạn đầu, nhưng các doanh 
nghiệp đầu tư vào các đoạn sau ít chịu nguy cơ thất 
bại. Một nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn sau điển 
hình sẽ đến ngày hội “Demo day” của các trung tâm 
gia tốc ví dụ như Y Combinator, tại đó các startup giới 
thiệu doanh nghiệp của họ với các nhà đầu tư tiềm 
năng. Sau đó, các nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn 
sau sẽ tiến hành phân tích riêng và tham gia vào các 
cuộc tranh luận nội bộ gay gắt giữa các đối tác để lựa 
chọn một vài startup trong số đó để đầu tư. Tại một 
số công ty vốn mạo hiểm, các đối tác hữu hạn đầu tư 
vào công ty sẽ có quyền lên tiếng trong các quyết 
định đầu tư. 
Các nhà đầu tư vào các công ty vốn mạo hiểm là 
ai? Các quỹ hưu trí lớn và các tập đoàn thường có xu 
hướng trở thành nhà đầu tư chính. Ngoài ra còn có 
các công ty vốn mạo hiểm có hình thức pháp lý dưới 
dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn và các nhà 
đầu tư là các đối tác hữu hạn. 
Phương Anh (Theo A stratagic Overview of the 
Silicon Valley Ecosystem: Towards Effectively 
“Harnessing” Silicon Valley)
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 20
DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG 
(business to consumer - B2C) 
B2C là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp 
nhắm mục tiêu vào việc bán sản phẩm và dịch vụ cho 
người tiêu dùng cuối cùng. Có nhiều cách để các 
startup công nghệ có thể tạo ra giá trị cho khách hàng 
ở cả hai loại hình kinh doanh dịch vụ và sản phẩm. 
Khách hàng dường như có nhu cầu vô tận đối với 
không chỉ các sản phẩm và dịch vụ chức năng giúp 
họ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, mà còn có 
nhu cầu đối với cả các sản phẩm và dịch vụ thời 
trang, giải trí hay mạo hiểm. Ví dụ, hiện nay, 58% 
người Mỹ chơi trò chơi điện tử và 51% số hộ gia đình 
người Mỹ sở hữu ít nhất một máy chơi trò chơi điện 
tử. Như bạn có thể thấy trong Hình 1, việc sử dụng 
trò chơi điện tử đã thay thế cho các dạng sản phẩm 
tiêu dùng khác. 
Có rất nhiều cách để tạo ra giá trị cho người tiêu 
dùng cuối cùng. Trong mô hình B2B (trình bày trong 
Bản tin số 16.2018) chỉ có ba cách để tạo ra giá trị 
cho doanh nghiệp, đó là: giúp họ kiếm nhiều tiền hơn, 
giúp họ tiết kiệm tiền hoặc giúp họ tuân thủ các quy 
định của chính phủ và các tiêu chuẩn xã hội. Dưới 
đây là danh sách chưa đầy đủ các cách thức mà các 
startup công nghệ có thể đáp ứng các nhu cầu của 
người tiêu dùng: 
1. Chức năng: In 3D, tự động hóa trong hộ gia 
đình và các thiết bị
 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
CÁC MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP CƠ BẢN 
(PHẦN CUỐI)
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 21
2. Giải trí: Trò chơi điện tử, truyền tin đa phương 
tiện và thẻ laser 
3. Phiêu lưu mạo hiểm: Thế giới ảo, du lịch không 
gian 
4. Thời trang: Kính Google, đồng hồ thông minh 
và trang phục bằng sợi nano 
5. Giao thông vận tải: Ô tô điện, xe đạp điện và 
xe lai 
6. Y tế: Thiết bị y tế, thiết bị tập thể dục và tự định 
lượng 
7. Thông tin liên lạc: Điện thoại thông minh, 
truyền hình trực tuyến và e-mail 
8. Nơi trú ẩn: Dụng cụ cắm trại, nhà thông minh 
và nơi trú ẩn khẩn cấp 
9. Thực phẩm: Dịch vụ giao hàng, thức uống tăng 
lực 
10. Nghệ thuật: Phòng trưng bày điện tử, khung 
ảnh điện tử 
11. Văn học: Blogs, tweets và thiết bị đọc sách 
điện tử 
12. Âm nhạc: Truyền âm thanh, nhạc cụ điện tử 
Và danh sách này có thể tiếp tục cho hàng trăm 
danh mục khác, bao gồm một số danh mục chưa 
được sáng chế. 
DOANH NGHIỆP VỚI CHÍNH PHỦ (business to 
government - B2G) 
Mô hình B2G theo nhiều cách tương tự như B2B. 
Sự khác biệt chính giữa hai mô hình kinh doanh này 
là chính phủ thường có những quy tắc rất nghiêm 
ngặt mà các nhà thầu phải tuân theo. Thông thường, 
để có được một hợp đồng với chính phủ, các công ty 
phải đấu thầu theo đề nghị mời thầu (request for 
proposals - RFP). RFP là một quá trình mà qua đó 
một ban ngành thuộc công ty hay cơ quan chính phủ 
chuẩn bị các thủ tục tài liệu để mua thiết bị hay dịch 
vụ, nghĩa là mời các nhà bán hàng tiềm năng đưa ra 
giá cho thiết bị hay dịch vụ cần mua. RFP thường 
được thông báo trên báo chí, trên các tạp chí thương 
mại của ngành liên quan. RFP cũng có thể được gửi 
đến một danh sách các nhà thầu tiềm năng đủ tiêu 
chuẩn đã được liên hệ và xác định khả năng trước 
bởi ban ngành hay cơ quan đó. Việc xác định khả
Hình 1. Trò chơi điện tử đã thay thế các sản phẩm tiêu dùng khác
 Trò chơi điện tử Xem T.V Xem phim 
ngoài rạp
 Xem phim 
ở nhà
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 22
năng thường phụ thuộc vào những điều tra sau đó 
với các nhà thầu triển vọng. 
Một số RFP có yêu cầu công việc vượt khỏi tầm 
của những công ty nhỏ và vừa, nhưng những RFP 
khác mang đến những cơ hội giá trị để các công ty 
đó phát triển nền tảng khách hàng và hoạt động của 
mình. Tuy nhiên, trước khi đặt giá cho một RFP, các 
doanh nhân khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp cần 
chắc chắn rằng họ hiểu bản chất của yêu cầu công 
việc. 
Ví dụ, một số RFP hiển nhiên cung cấp nhiều 
thông tin hơn những cái khác. Khi xem xét một RFP, 
các nhà bán hàng nên đảm bảo rằng nó miêu tả cụ 
thể những thứ cần được giao hoặc thực hiện nhằm 
đáp ứng các yêu cầu của công ty hay cơ quan đưa 
ra thông báo. Để làm được như thế, các nhà bán 
hàng tiềm năng cần phải tự tìm hiểu bản chất của cơ 
quan hay công ty đệ trình RFP. Các nhà bán hàng 
cũng cần điều tra liệu yêu cầu công việc có thể dẫn 
đến các công việc thêm vào trong các dự án gắn với 
nó hay không. 
Hầu hết các công ty và cơ quan đệ trình yêu cầu 
công việc đều cho các nhà đầu thầu tiềm năng khá 
nhiều thời gian để có thể nghiên cứu kĩ lưỡng bản 
RFP trước khi hết hạn. Một số công ty cho các nhà 
bán hàng thời gian 1 tháng kể từ khi RFP được 
thông báo ra công chúng đến khi hết hạn đấu thầu. 
Nó cho phép các nhà đầu tư chỉnh sửa lại giá đặt 
thầu, tìm kiếm các nhà bán hàng của chính mình để 
có thể đáp ứng các yêu cầu của RFP. 
Các công ty muốn đấu thầu theo RFP nên theo 
dõi mọi thông báo hợp pháp trên các tờ báo địa 
phương hoặc tạp chí thương mại, và liên hệ bộ phận 
mua hàng của công ty hay cơ quan chính phủ yêu 
dịch vụ và thiết bị. Họ nên điều tra các yêu cầu để 
được thêm vào "danh sách đấu thầu". Cuối cùng, 
một khi công ty đã đáp ứng đủ các điều kiện bắt 
buộc cần thiết để thêm vào danh sách, ban lãnh đạo 
công ty cần chắc chắn rằng họ nằm trong danh sách 
đó. 
Cơ quan Chính phủ và ban ngành doanh nghiệp 
đôi khi lưỡng lự khi xóa một nhà bán hàng từ danh 
sách đấu thầu bởi lo sợ sự cắt giảm đó sẽ dẫn đến 
các khoản phạt vì thiên vị. Tuy nhiên, bên đưa ra 
RFP cũng phải tìm kiếm để giữ cho danh sách đấu 
thầu ở phạm vi có thể quản lý được, bởi bất kì lượt
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 17.2018 23
trả giá nào cũng yêu cầu phải được kiểm tra lại. Một 
cách được các nhà đưa ra RFP ưa thích sử dụng để 
cắt giảm danh sách đấu thầu là yêu cầu các nhà bán 
hàng tiềm năng cung cấp lại giấy tờ vài năm 1 lần. 
Một cách khác là yêu cầu người bán hàng cung cấp 
những thông tin cụ thể như doanh số bán trong năm 
ngoái, kinh nghiệm hay số lượng nhân viên có thể 
phục vụ dịch vụ này. Những yêu cầu như thế có thể 
loại bỏ những công ty quá thiếu tổ chức hay yếu 
kém. Ngược lại, những công ty nhỏ đáp ứng đủ 
những yêu cầu đó trong thời gian ngắn chứng tỏ sự 
hoạt động đồng bộ của mình. 
Các công ty tìm kiếm RFP nên hiểu rằng thắng 
một cuộc đấu thầu không phải luôn là người đưa ra 
cái giá thấp nhất hay dịch vụ chất lượng nhất. Một số 
công ty và cơ quan Chính phủ có sự ưu tiên đặc biệt 
với các công ty sở hữu bởi phụ nữ hay người dân 
tộc thiểu số. 
N.L.H. (Technology Entrepreneurship, 2014)

File đính kèm:

  • pdfki_nang_tu_duy_khoi_nghiep_doi_moi_sang_tao.pdf