Luận án Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chần đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh Thái nguyên, năm 2008 và 2011
Sự phát triển của con người trải qua nhiều giai đoạn: thụ tinh, phân chia trứng
đã thụ tinh, phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạo cơ quan [16]. Khi
được phóng thích ra khỏi buồng trứng, noãn được bọc từ trong ra ngoài bởi màng
trong suốt và một lớp tế bào nang. Noãn được loa vòi tử cung hứng lấy và rơi vào
lòng vòi tử cung rồi được vận chuyển về tử cung. Trên đường di chuyển nếu gặp
tinh trùng noãn sẽ được thụ tinh, nếu không gặp tinh trùng noãn sẽ thoái hóa và bị
thực bào bởi các đại thực bào. Thường sự thụ tinh sẽ xảy ra ở 1/3 ngoài vòi tử cung
và thời gian di chuyển của noãn trong vòi tử cung sẽ từ 6-7 ngày [16]. Sự di chuyển
của phôi vào buồng tử cung nhờ 3 yếu tố: 1) Sự co bóp của cơ vòi tử cung; 2) sự
chuyển động của các lông ở cực ngọn của tế bào biểu mô phủ niêm mạc vòi và 3)
tác dụng của dòng nước trong lòng vòi tử cung [1], [16].
Chửa ngoài tử cung (CNTC): Là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở
ngoài tử cung [16]. Do cấu tạo giải phẫu và cấu trúc mô học của các vị trí khác như
vòi tử cung, buồng trứng hay ổ bụng không giống như buồng tử cung nên khi trứng
làm tổ và phát triển tại các vị trí này các khối chửa đều bị thiếu hụt sự đáp ứng kích
thích nội tiết, sự phát triển không đầy đủ của màng rụng và hệ thống huyết quản để
đảm bảo sự phát triển của thai. Hậu quả là hầu hết các trường hợp CNTC đều gây
chết bào thai ở giai đoạn sớm hoặc tiến triển gây chảy máu, nứt vỡ tại các vị trí thai
làm tổ [16]. Vì vậy dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ của
CNTC sẽ là chậm kinh, đau bụng và ra máu [16], [19], [95]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chần đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh Thái nguyên, năm 2008 và 2011
i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ----------------------------- ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP THAY ĐỔI HÀNH VI NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHẦN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2008 VÀ 2011 Luận án tiến sỹ: Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01 Hà Nội, 2014 ii BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ----------------------------- BÙI THỊ TÚ QUYÊN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP THAY ĐỔI HÀNH VI NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHẦN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2008 VÀ 2011 Luận án tiến sỹ: Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Cự Linh PGS.TS Lê Anh Tuấn Hà Nội, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Thị Tú Quyên ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các Khoa -Phòng liên quan của Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ về ý tưởng, nội dung nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Cự Linh và cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn dự án hợp tác giữa Trường Đại học Y tế Công cộng và Ủy ban Y tế Hà Lan –Việt Nam đã hỗ trợ một phần kinh phí giúp tôi triển khai các hoạt động nghiên cứu tại thực địa. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, các cán bộ Y tế xã, các cộng tác viên y tế thôn bản, các phụ nữ có chồng thuộc 12 xã/ thị trấn thuộc hai huyện Đại Từ và Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: Khôi Kỳ, Mỹ Yên, Hùng Sơn, Hà Thượng, Lục Ba, Phú Thịnh (huyện Đại Từ), Cây Thị, Hợp Tiến, Chùa Hang, Hòa Bình, Trại Cau, Hóa Thượng (huyện Đồng Hỷ) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thày cô giáo khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược Thái Nguyên, Thạc sỹ Bùi Thị Phương- Giảng viên trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Thạc sỹ Võ Hoài Nam- Giám đốc trung tâm Y tế huyện Đại Từ; các cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đại Từ và Đồng Hỷ, sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, cử nhân Cao Thị Thu Hoa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai can thiệp và thu thập số liệu tại thực địa. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới những người thân trong Gia đình của tôi, đã động viên và hỗ trợ rất lớn để tôi hoàn thành luận án. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ ii ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................... 4 1.1. Hệ thống hóa về chửa ngoài tử cung ............................................................................................ 4 1.2. Phòng chửa ngoài tử cung .......................................................................................................... 20 1.3. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chửa ngoài tử cung ................................... 22 1.4. Mô hình thay đổi hành vi cá nhân hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung ..................... 25 1.5. Thông tin chung về địa bàn can thiệp ....................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 36 2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 36 2.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................................... 36 2.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................... 37 2.4 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................................... 37 2.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................................................. 38 2.6 Biến số, chỉ số của nghiên cứu ................................................................................................... 40 2.7 Một số khái niệm, cách tính chỉ số dùng trong nghiên cứu ........................................................ 43 2.8 Thử nghiệm công cụ .................................................................................................................... 43 2.9 Phương pháp, công cụ thu thập số liệu ........................................................................................ 43 2.10 Điều tra viên, giám sát viên ....................................................................................................... 44 2.11 Qui trình thu thập số liệu ........................................................................................................... 44 2.12 Các hoạt động can thiệp ............................................................................................................. 47 2.13 Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu ............................................................................................ 55 2.14 Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 57 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 57 3.2. Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng về chửa ngoài tử cung trước và sau can thiệp theo mô hình PRECEED – PROCEDE ........................................... 60 3.2.1 Sự thay đổi các yếu tố khuynh hướng ................................................................................. 60 3.2.2 Sự thay đổi các yếu tố cho phép .......................................................................................... 69 3.2.3 Sự thay đổi các yếu tố tăng cường ...................................................................................... 71 iv 3.2.4 Sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành chung của PNCC hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung ....................................................................................................................... 72 3.3. Sự thay đổi kiến thức, thực hành của cán bộ y tế trước và sau can thiệp ................................... 77 3.3.1 Sự thay đổi các yếu tố khuynh hướng ................................................................................. 77 3.3.2 Sự thay đổi các yếu tố cho phép .......................................................................................... 85 3.3.3 Sự thay đổi các yếu tố tăng cường ...................................................................................... 86 3.3.4 Sự thay đổi về kiến thức, thực hành chung của cán bộ y tế hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung ................................................................................................................................ 87 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................................................... 92 4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng tại huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................. 93 4.2 Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế có liên quan đến chửa ngoài tử cung tại địa bàn nghiên cứu trước và sau can thiệp .......................................................................................................... 103 4.3 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 112 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 116 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 119 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 126 PHỤ LỤC 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU .......................................................... 126 PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ NỮ ............................................................................... 130 PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG CÁN BỘ Y TẾ ............................................................................... 140 PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................. 146 PHỤ LỤC 5: CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN CỠ MẪU ........................................................... 147 PHỤ LỤC 6: CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH ................................ 148 PHỤ LỤC 7: NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THAM KHẢO VỀ CNTC ........................................ 151 PHỤ LỤC 8: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TẬP HUẤN ................................................................. 157 PHỤ LỤC 9: CHẨN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG .................................................... 158 PHỤ LỤC 10: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỌP TRUYỀN THÔNG ............................................. 163 PHỤ LỤC 11: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN ................................ 164 PHỤ LỤC 12: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI XÃ ............................................... 166 PHỤ LỤC 13: DANH SÁCH PHỤ NỮ NHẬN TỜ RƠI ............................................................... 168 PHỤ LỤC 14: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TỜ RƠI ........................................................................ 169 PHỤ LỤC 15: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................................................ 170 PHỤ LỤC 16: TỜ RƠI .................................................................................................................... 173 PHỤ LỤC 17: BÀI TRÌNH BÀY .................................................................................................... 174 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các vị trí chửa ngoài tử cung thường gặp [30] ........................................... 6 Hình 1.2: Sự thay đổi của β-hCG khi mắc chửa ngoài tử cung ................................. 19 Hình 1.3: Mô hình PRECEDE-PROCEED ................................................................ 29 Hình 1.4: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 35 Hình 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 37 Hình 2.2: PRECEDE-PROCEED VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM CNTC Ở ĐẠI TỪ .......... 49 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các xã được chọn vào nghiên cứu ...................................................................... 39 Bảng 2.2: Các biến số chính của công cụ định lượng ......................................................... 40 Bảng 3.1: Đặc điểm chung của phụ nữ có chồng trước can thiệp ...................................... 57 Bảng 3.2: Nguồn thông tin về SKSS, CNTC phụ nữ thường nhận trước can thiệp ............. 59 Bảng 3.3: Thông tin chung về cán bộ y tế trước can thiệp .................................................. 60 Bảng 3.4: Kiến thức về khám thai và dấu hiệu bất thường trước và sau CT ...................... 61 Bảng 3.5: Kiến thức về chửa ngoài tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi .................................... 63 Bảng 3.6: Sự thay đổi về đánh giá mức độ nguy hiểm của CNTC trước và sau CT ........... 64 Bảng 3.7: Tỷ lệ PNCC đồng ý với các câu hỏi về thái độ trước-sau can thiệp ................... 65 Bảng 3.8: Tỷ lệ PNCC đồng ý với các câu hỏi về thái độ trước-sau can thiệp ................... 67 Bảng 3.9: Thời điểm khám thai lần đầu của phụ nữ mang thai/ sinh đẻ ............................. 70 Bảng 3.10: Thử thai và siêu âm thai ở phụ nữ có thai trước và sau can thiệp ................... 70 Bảng 3.11: Sự thay đổi kiến thức chung về chửa ngoài tử cung ở phụ nữ có chồng trước và sau can thiệp ........................................................................................................................ 72 Bảng 3.12: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp* ............................................................................................................................. 73 Bảng 3.13: Thái độ về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp ..................... 74 Bảng 3.14: Mô hình đa biến về sự thay đổi thái độ với CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp* .................................................................................................................................... 74 Bảng 3.15: Thực hành về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp ................ 75 Bảng 3.16: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành phòng CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp* ............................................................................................................................. 76 Bảng 3.17: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung của ph ... - Xét nghiệm thai dương tính : Quick - stick, - Siêu âm : + Có thể thấy khối hình chiếc nhẫn hoặc một khối vỏ hơi dầy, âm vang không đồng nhất biệt lập với buồng trứng, + Có thể dịch cùng đồ Douglas. + Không thấy túi thai trong buồng tử cung. + Nếu thể tràn máu ổ bụng: nhiều dịch trong ổ bụng 4. Chẩn đoán phân biệt - Viêm phần phụ. - Viêm ruột thừa: nếu đau ở bên phải. - Viêm đường tiết niệu. - U nang buồng trứng xoắn (thể HTTN). - Vỡ các tạng đặc: thể vỡ tràn máu ổ bụng. 5. Tóm tắt những triệu chứng chính để chẩn đoán sớm CNTC 5.1 Những triệu chứng lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm CNTC - Ra huyết bất thường: Thời điểm ra huyết là trước hoặc đúng ngày hoặc chậm so với ngày dự kiến hành kinh. Tính chất ra huyết trong CNTC sớm là ra huyết giỏ giọt thấm khăn vệ sinh hoặc khí hư đen bẩn, ít một và kéo dài, huyết thẫm màu, không đỏ như huyết kinh. - Đau bụng: không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng đau bụng. Đau nhẹ hoặc âm ỉ ở vùng hạ vị rồi lệch về bên hố chậu, không lan. Trong CNTC sớm, không có dấu hiệu đau bụng dữ dội, đau lan lên vai hoặc lan xuống vùng hậu môn làm bệnh nhân mót đi ngoài. - Dấu hiệu có thai: phần phụ có khối hoặc đám nề không rõ ranh giới, ấn đau (dấu hiệu viêm phần phụ) là triệu chứng lâm sàng có giá trị nhất để chẩn đoán sớm 161 CNTC. Tại y tế tuyến huyện, có dấu hiệu quickstick dương tính có giá trị rất lớn khi kết hợp 2 triệu chứng trên để chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung. - Siêu âm/ siêu âm đường âm đạo Phần phụ có khối hình chiếc nhẫn một vòng, biệt lập với buồng trứng có giá trị trong chẩn đoán sớm CNTC. Những hình ảnh phần phụ có hình chiếc nhẫn một vòng, khối có vỏ dày, thưa âm vang hoặc là khối có âm vang không đồng nhất biệt lập với buồng trứng là những hình ảnh siêu âm có giá trị nhất trong chẩn đoán sớm. 6. Phác đồ chẩn đoán sớm CNTC 6. 1. Tuyến cơ sở Những phụ nữ trong tuổi sinh sản bị ra huyết trước hoặc đúng ngày hoặc chậm so với ngày kinh dự kiến với tính chất huyết ra giỏ giọt, ít một, màu nâu, không giống huyết kinh, thấm khăn vệ sinh kèm theo có hoặc không đau vùng hạ vị hay một bên hố chậu đặc biệt nếu Quikstic dương tính phải nghĩ đến CNTC và phải gửi ngay lên tuyến trên. 6.2. Tuyến huyện Nếu những bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng nghi ngờ CNTC, Quikstic dương tính (tương đương với 25 mUI/ml), siêu âm thấy khối hình chiếc nhẫn một vòng hoặc khối vỏ dày thưa âm vang hoặc một khối có âm vang không đồng nhất ở phần phụ, biệt lập với buồng trứng phải nghĩ đến CNTC. 7. Xử trí tại tuyến xã 7.1. Các yếu tố nghi ngờ CNTC - Ra huyết bất thường : trước hoặc đúng hoặc chậm so với ngày dự kiến hành kinh, nhưng huyết ra đen ít một kéo dài, không giống như huyết kinh - Đau nhẹ hoặc âm ỉ vùng hạ vị, rồi khu trú tại một bên hố chậu - Khám trong thấy một bên phần phụ đau - Xét nghiệm Quick-stick (+) Chú ý: Đôi khi các dấu hiệu không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ, nếu có nghi ngờ chửa ngoài tử cung !Phải gửi ngay lên y tế tuyến trên (huyện hay tỉnh) 7.2. Nếu CNTC đã vỡ - Hồi sức bằng truyền dịch như truyêng Lactat Ringer, thuốc trợ tim mach. 162 - Nếu HA tối đa > 100 mgHg thì có thể chuyển lên tuyến trên bằng xe ô tô - Nếu HA tối đa < hgoặc = 90 mgHg: + Phải để bệnh nhân nằm tại chỗ + Không thay đổi tư thế + Tiếp tục truyền dịch + Mời tuyến trên về chi viện, mổ ngay tại chỗ Vì nếu thay đổi tư thế, hoặc chuyển bệnh nhân sẽ gây tử vong 8. Dự phòng chửa ngoài tử cung 8.1. Phòng chửa ngoài tử cung vỡ Quản lý và phát hiện thai sớm, hướng dẫn phụ nữ đi khám thai sớm ngay khi có dấu hiệu chậm kinh. Hướng dẫn phụ nữ biết cách nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm khi có thai (ví dụ: đau bụng, ra máu âm đạo bất thường) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và khám bệnh. 8.2. Dự phòng mắc chửa ngoài tử cung Vì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến CNTC chủ yếu là do viêm nhiễm đường sinh dục trong sinh hoạt bình thường, sinh hoạt tình dục, liên quan đến thai sản, và do nhân viên y tế không thực hiện đúng qui trình vô khuẩn khi chăm sóc khách hàng vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng một cách toàn diện - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh phụ nữ, kinh nguyệt, sinh hoạt tình dục, sinh đẻ, hạn chế nạo hút thai để phòng viêm nhiễm đường sinh sản. - Thực hiện tốt vô khuẩn và khử khuẩn trong tất cả các thủ thuật Sản phụ khoa và KHHGĐ. - Thực hiện tốt các BPTT để không có thai ngoài ý muốn cũng góp phần làm giảm CNTC - Phát hiện và điều trị sớm các viêm nhiễm đường sinh sản. Bất kỳ một trường hợp ra huyết bất thường nào cũng phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện sớm CNTC. 163 PHỤ LỤC 10: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỌP TRUYỀN THÔNG Ngàytháng..năm Thời gian giám sát: từ.đến Họ và tên giám sát viên:.. Cơ quan công tác: Họ và tên người được giám sát: Cơ quan công tác: Nội dung giám sát: Địa điểm giám sát:............................................................................................... Cách đánh giá: Giám sát viên đánh dấu vào các mục tương ứng. TT Nội dung Cách đánh giá thực hiện 0=Không thực hiện 1=Chưa đạt yêu cầu 2=Đạt yêu cầu 1 Có cung cấp thông tin về yếu tố nguy cơ của CNTC không? 1.1 Viêm nhiễm 1.2 Tiền sử đặt vòng 1.3 Tiền sử nạo phá thai 2 Có cung cấp thông tinlợi ích khám thai sớm 6 Có cung cấp thông tin về thử thai nhanh 7 Có cung cấp thông tin về siêu âm sớm 8 Có cung cấp thông tin về các dấu hiệu bất thường 9 Có cung cấp thông tin về phòng CNTC 10 Có tư vấn về lợi ích khi phát hiện sớm CNTC Nhận xét của giám sát viên: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Số người tham gia dự họp:.. Số người có tham gia phát biểu ý kiến:.. Giám sát viên (ký tên) 164 PHỤ LỤC 11: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN (Thực hiện giám sát 1 tháng/lần tại Bệnh viện đa khoa huyện) NgàyTháng..Năm. Thời gian giám sát: từ.đến Họ và tên giám sát viên: Cơ quan công tác: Họ và tên người được giám sát: Cơ quan công tác: Nội dung giám sát: Cách đánh giá: 0 = Không thực hiện; 1 = Có thực hiện (Ghi số lượng vào các mục tương ứng) TT Nội dung Số lượng Tổng số Không thực hiện Có thực hiện 1 Số PN có chồng được tư vấn về khám thai sớm trong tháng qua n = 2 Có tư vấn cho PN có chồng về thử thai nhanh n = 3 Số PN có chồng được thử thai nhanh trong tháng qua n = 4 Số PN có chồng được tư vấn về phát hiện dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua n = 5 Số lượng PN có chồng được phát hiện dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua n = 6 Số lượng PN có chồng được xử trí dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua n = 8 Số lượng PN có chồng được chẩn đoán có dấu hiệu sớm của CNTC n = 9 Số lượng PN có chồng được chẩn đoán CNTC trong tháng qua n = 10 Số lượng PN có chồng được xử trí CNTC trong tháng qua n = 165 11 Cách xử trí trong tháng qua đối với những phụ nữ CNTC n = - Chuyển tuyến n = - Mổ cấp cứu n = - Điều trị nội khoa n = - Khác (ghi rõ) n = 12 Số lượng PN có chồng được tư vấn về phòng chống CNTC n = 13 Số tờ rơi về CNTC được phát ra trong tháng qua Nhận xét của giám sát viên: .. Giám sát viên (ký tên) 166 PHỤ LỤC 12: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI XÃ (Thực hiện giám sát 1 tháng/lần tại Trạm y tế xã) NgàyTháng..Năm Trạm y tế: Thời gian giám sát: từ.đến Họ và tên giám sát viên: Cơ quan công tác: Họ và tên người được giám sát: Cơ quan công tác: Nội dung giám sát:. Cách đánh giá: 0 = Không thực hiện; 1 = Có thực hiện (Ghi số lượng vào các mục tương ứng) TT Nội dung Số lượng Tổng số Không thực hiện Có thực hiện 1 Số PN có chồng được tư vấn về khám thai sớm trong tháng qua n = 2 Số PN có chồng được tư vấn thử thai nhanh n = 3 Số PN có chồng được thử thai nhanh trong tháng qua n = 4 Số PN có chồng được tư vấn về phát hiện dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua n = 5 Số lượng PN có chồng được phát hiện dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua tại trạm n = 6 Số lượng PN có chồng được xử trí dấu hiệu bất thường (triệu chứng CNTC) trong tháng qua n = 7 Số lượng PN có chồng được chẩn đoán có dấu hiệu sớm của CNTC trong tháng qua n = 8 Số lượng PN có chồng được chẩn đoán CNTC trong tháng qua n = 9 Cách xử trí trong tháng qua đối với n = 167 những phụ nữ nghi CNTC - Chuyển tuyến n = - Điều trị nội khoa n = - Khác (ghi rõ) n = 10 Số lượng PN có chồng được tư vấn về phòng chống CNTC n = 11 Số tờ rơi CNTC được phát trong tháng qua n = 12 Số buổi truyền thông về CNTC được tổ chức trong tháng qua n = 13 Số buổi phát thanh về nội dung CNTC trên đài phát thanh xã trong tháng qua n = Nhận xét của giám sát viên: .. Giám sát viên (ký tên) 168 PHỤ LỤC 13: DANH SÁCH PHỤ NỮ NHẬN TỜ RƠI Xã: .tháng..năm Tổng số tờ rơi đã phát. Trong đó: Số tờ phát tận hộ gia đình: Số tờ phát trong buổi truyền thông:. Số tờ phát tại trạm:.. Danh sách phụ nữ nhận tờ rơi TT Họ và tên phụ nữ Tuổi Địa chỉ Trả lời phiếu đánh giá Ghi chú Xác nhận của trạm trưởng trạm y tế xã 169 PHỤ LỤC 14: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TỜ RƠI (Dành cho sinh viên tham gia chương trình can thiệp) 1. Thông tin chung của đối tượng - Thôn:..Xã.. - Tuổi:. - Trình độ học vấn: . - Dân tộc:. 2. Nội dung Cô/ chị đã nhận được tờ rơi về Chửa ngoài tử cung, Cô/ chị hãy xem, đọc tờ rơi và cho chúng tôi biết một số ý kiến về tờ rơi như sau: TT Tiêu chí Rất tốt Tốt Tạm được Kém Rất kém 1 Gây sự chú ý, hấp dẫn 2 Nội dung rõ ràng, xúc tích 3 Nội dung tờ rơi dễ hiểu 4 Nội dung dễ nhớ 5 Thông tin cung cấp đáng tin cậy 6 Nội dung tờ rơi có ích 7 Mức độ khuyến khích thực hiện hành vi 8 Ngôn ngữ phù hợp 9 Hình ảnh phù hợp 10 Phù hợp với văn hóa địa phương 11 Mức độ thích hợp của tờ rơi Họ tên sinh viên:.. Nhóm:.. Lưu ý: Sinh viên sử dụng bảng kiểm này để đánh giá tờ rơi, mỗi SV đánh giá 20 đối tượng (mỗi đối tượng dùng 1 tờ). Sinh viên dùng dấu tích (√) đánh dấu vào ô thích hợp theo câu trả lời của đối tượng. 170 PHỤ LỤC 15: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ĐÁNH GIÁ TỜ RƠI TRUYỀN THÔNG (Dành cho sinh viên tham gia đánh giá tờ rơi truyền thông) Hướng dẫn sinh viên Sinh viên sử dụng hướng dẫn phỏng vấn sâu đánh giá tờ rơi truyền thông để phỏng vấn sâu đối tượng đích nhận tờ rơi. Phải phỏng vấn sau khi đối tượng đích nhận và đã đọc, xem nội dung tờ rơi. Mỗi sinh viên phỏng vấn sâu 03 đối tượng đích, sinh viên ghi chép lại thông tin và tổng hợp thông tin theo các đề mục nội dung ở dưới. Phần tổng hợp cần được đưa vào báo cáo kết thúc thực địa. Lời dẫn Cô/ chị đã nhận được tờ rơi về Chửa ngoài tử cung, xin cô/chị cho biết một số ý kiến của mình liên quan đến tờ rơi này để nhóm nghiên cứu có thể chỉnh sửa tờ rơi cho tốt và phù hợp hơn. A. Phần tranh 1) Theo cô/chị những hình ảnh trong tờ rơi truyền đạt nội dung gì? 2) Tranh ảnh có hấp dẫn không? Màu sắc thế nào? có cần thay đổi về màu sắc, hình ảnh trong tranh không và thay đổi như thế nào? 3) Cách sắp xếp các hình ảnh trong tờ rơi đã hợp lý chưa? Có cần sắp xếp lại những điểm nào để phù hợp hơn và sắp xếp như thế nào? 4) Hình ảnh trong tờ rơi có phù hợp với văn hóa địa phương không? có cần thay đổi gì không và thay đổi như thế nào? 5) Trong các hình ảnh của tờ rơi cô/chị thích nhất tranh nào và không thích những tranh nào? Tại sao? 6) Những tranh/này có khuyến khích người xem thực hiện theo không? Vì sao? Cần thay đổi những điểm nào để tờ rơi có thể khuyến khích người xem thực hiện theo? 171 B. Phần chữ 1) Nội dung trong tờ rơi có rõ ràng, dễ hiểu không? Có những chỗ nào khó hiểu và cần thay đổi như thế nào để tốt hơn? 2) Cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ có phù hợp không? Có phần nào cần thay đổi lại về kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ để dễ hiểu hơn không? 3) Phần nội dung nói lên điều gì? Nội dung này đã đầy đủ thông tin mà cô/chị muốn tìm hiểu chưa? Có cần thêm/bớt nội dung nào không? Tại sao? 4) Từ ngữ sử dụng trong tờ rơi có phù hợp với văn hóa địa phương không? Có những điểm nào cần thay đổi để phù hợp hơn không? 5) Nội dung trong tờ rơi có khuyến khích người đọc thực hiện theo không? Vì sao? Nội dung có cần thay đổi như thế nào để tăng tính khuyến khích thực hiện và thay đổi như thế nào? C. Đánh giá chung ∗ Sự chú ý, hấp dẫn 1) Cảm nhận chung của cô/chị về tờ rơi này là gì? 2) Tờ rơi có gây được sự chú ý của cô/chị không? 3) Cô/chị nhớ được những gì sau khi xem tờ rơi này? ∗ Sự hiểu biết, tính dễ hiểu 1) Theo cô/chị tờ rơi này muốn nói lên điều gì? 2) Cô/chị thấy trong tờ rơi này có những chỗ nào khó hiểu? Giải thích tại sao? Theo cô/chị nên thay đổi như thế nào để nội dung dễ hiểu hơn? ∗ Tính thuyết phục 1) Theo cô/chị tờ rơi này tác động đến đối tượng nào là chủ yếu? 2) Sau khi xem tờ rơi này chị có ý định thực hiện theo những nội dung không? Nếu chưa thì chị cho biết tại sao? Cần chỉnh sửa những điểm nào để tờ rơi có thể khuyến khích người xem làm theo? 172 ∗ Tính phù hợp 1) Kích thước tờ rơi có phù hợp không? (lớn quá, bé quá) 2) Cách trình bày như thế nào? (sắp xếp các trang, màu nền, các tiêu đề, kết hợp giữa lời văn và hình ảnh đã phù hợp chưa?) 3) Tời rơi có điểm nào không phù hợp với văn hóa của địa phương không? Nếu có, nên thay đổi như thế nào để phù hợp hơn 4) Theo cô/chị tờ rơi này phù hợp cho đối tượng nào? Vì sao? 5) Theo cô/chị nên cải thiện tờ rơi theo hướng như thế nào để phù hợp hơn? ∗ Tính hữu ích 1) Những thông tin từ tờ rơi có hữu ích với cô/chị không? Tại sao? 2) Những thông tin nào là mới mà cô/chị chưa biết? 3) Theo cô/chị những thông tin trong tờ rơi này có phù hợp với phụ nữ trong xã mình không? Giải thích tại sao? ∗ Sự thích thú, tính phổ biến 4) Cô/chị có thích tờ rơi này không? Thích nhất ở điểm nào? Không thích ở điểm nào? vì sao? 5) Nếu nhận được tờ rơi này thì cô/chị sẽ đưa cho người khác xem cùng không? Nếu có thì cô/chị sẽ đưa cho ai? ∗ Ngoài những nội dung trên, cô/ chị còn có ý kiến gì khác không? Cụ thể? Xin cảm ơn cô/ chị đã trả lời các câu hỏi của chúng tôi! 173 PHỤ LỤC 16: TỜ RƠI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHẨN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 174 PHỤ LỤC 17: BÀI TRÌNH BÀY TẬP HUẤN CÁN BỘ Y TẾ XÃ VÀ Y TẾ THÔN BẢN
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_chuong_trinh_can_thiep_thay_doi_hanh_vi_nha.pdf
- 1_Trich yeu luan an.pdf
- 2_Tom tat luan an.pdf