Luận án Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới

Sau một tổn thương hệ thần kinh trung ương (TKTƯ) do các nguyên

nhân khác nhau có thể gây ra di chứng yếu liệt, co cứng các nhóm cơ ở chi

khiến người bệnh trở nên tàn phế, một gánh nặng thật sự cho gia đình và xã

hội. Số lượng bệnh nhân mang di chứng rối loạn co cứng này rất thường gặp

vì các tổn thương ở não hay tủy sống do nguyên nhân bệnh lý hay do chấn

thương đang ngày càng gia tăng.

Mọi tổn thương hệ TKTƯ kéo theo sau đó là quá trình tái tổ chức mạnh

mẽ các cấu trúc bị mất liên lạc không hoàn toàn bên dưới. Đó là quá trình tái

tổ chức của các phản xạ khoanh tủy điều khiển vận động cơ thể và điều này

giải thích sự xuất hiện co cứng. Năm 1980 lần đầu tiên Lance định nghĩa [62]

“Co cứng (spasticity) là một rối loạn vận động với sự gia tăng lệ thuộc vận

tốc các phản xạ trương lực cơ đặc trưng bởi tăng phản xạ duỗi (hyperactive

stretch reflex) và đây là dạng tăng trương lực xảy ra sau tổn thương neuron

vận động trung ương (upper motoneuron)”. Khi co cứng này đáng kể gây rối

loạn tư thế, cản trở các vận động còn lại của cơ thể thì vấn đề điều trị nên

được đặt ra.

Biểu hiện co cứng thường xảy ra sau các tổn thương bó tháp do chấn

thương sọ não (CTSN), chấn thương cột sống (CTCS) và hay gặp nhất sau tai

biến mạch não (TBMN) ước tính có 18% di chứng co cứng [98]. Một trong di

chứng hay gặp nhất của các tổn thương thần kinh này đưa đến là biến dạng co

cứng bàn chân ngựa (spastic equinovarus foot) của người bệnh, do co cứng

quá mức các cơ tam đầu cẳng chân (triceps surae) nằm mặt sau cẳng chân.

pdf 146 trang dienloan 10300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới

Luận án Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN VĂN TUẤN 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẮT CHỌN LỌC 
THẦN KINH CHÀY TRONG ĐIỀU TRỊ 
DI CHỨNG CO CỨNG CƠ CHI DƢỚI 
Chuyên ngành: Ngoại Thần kinh - Sọ não 
Mã số: 62720127 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
GS. FRANÇOISE LAPIERRE 
GS. LÊ XUÂN TRUNG 
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công 
bố trong bất kì công trình nào khác. 
Tác giả 
NGUYỄN VĂN TUẤN 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt 
Bảng đối chiếu các thuật ngữ Pháp – Anh – Việt 
Danh mục các bảng, biểu đồ và hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5 
1.1. Co cứng ...................................................................................................... 5 
1.2. Mô tả lâm sàng ......................................................................................... 16 
1.3. Phân tích bước đi ...................................................................................... 19 
1.4. Giải phẫu hố kheo và thần kinh chày ....................................................... 20 
1.5. Cắt thần kinh chày chọn lọc ..................................................................... 27 
1.6. Chỉ định phẫu thuật .................................................................................. 40 
1.7. Tổng hợp các nghiên cứu ......................................................................... 41 
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 44 
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 44 
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 44 
2.3. Tiêu chuẩn chọn và loại trừ ...................................................................... 45 
2.4. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 46 
2.5. Công cụ nghiên cứu.................................................................................. 51 
2.6. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 53 
2.7. Phân tích số liệu thống kê ........................................................................ 59 
2.8. Lợi ích mong đợi ...................................................................................... 61 
2.9. Vấn đề y đức ............................................................................................ 61 
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 62 
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ............................................................... 62 
3.2. Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm trước phẫu thuật .................................. 63 
3.3. Đánh giá phẫu thuật ................................................................................. 71 
3.4. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật ................................................................... 73 
3.5. Phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu quả phẫu thuật .......................... 80 
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 84 
4.1. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 84 
4.2. Kết quả sau phẫu thuật ............................................................................. 90 
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ........................................... 99 
4.4. So sánh kết quả trong y văn ................................................................... 102 
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 106 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 110 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
CTCS 
CTKCCL 
CTKCL 
CTSN 
TBMMN 
TKTƯ 
Chấn thương cột sống 
Cắt thần kinh chày chọn lọc 
Cắt thần kinh chọn lọc 
Chấn thương sọ não 
Tai biến mạch máu não 
Thần kinh trung ương 
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT 
Claw toe 
Equinus foot 
Flexor digitorum longus 
Flexor hallucis longus 
Gastrocnemius lateralis 
Gastrocnemius medialis 
Genou recurvatum 
Myotatic reflex loop 
Nerve tibialis 
Popliteus 
RIVCAM (Rivermead Video-based 
Clinical gait Analysis Method) 
Selective tibial neurotomy 
Soleus 
Spasticity 
Sprouting phenomenon 
Tibialis posterior 
Triceps surae 
Varus 
VAS (Visual Analogue Scale) 
Ngón chân chim 
Bàn chân ngựa 
Cơ gấp các ngón dài 
Cơ gấp ngón cái dài 
Cơ bụng chân ngoài 
Cơ bụng chân trong 
Biến dạng gối gập sau 
Cung phản xạ cơ 
Thần kinh chày 
Cơ kheo 
Phương pháp phân tích bước bằng 
kỹ thuật ghi hình Rivermead 
Cắt thần kinh chày chọn lọc 
Cơ dép 
Co cứng 
Hiện tượng mọc nhánh thần kinh 
Cơ chày sau 
Cơ tam đầu cẳng chân 
Bàn chân lật trong 
Thang điểm lượng giá đau, thoải mái 
khi mang giày dép 
 DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng Tên bảng Trang 
2.1 Các biến số nghiên cứu ........................................................ 47 
3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .............................. 62 
3.2 Đặc điểm chung về bệnh sử của mẫu nghiên cứu ............... 63 
3.3 Đặc điểm lâm sàng bàn chân co cứng trước mổ ................. 65 
3.4 Phân phối dấu đa động cơ tam đầu cẳng chân .................... 66 
3.5 Phân phối rối loạn cảm giác và phản xạ .............................. 67 
3.6 Phân phối các hậu quả co cứng ........................................... 68 
3.7 Phân phối khả năng đứng và đi ........................................... 69 
3.8 Phân phối đi ở các khoảng cách khác nhau trước mổ ......... 70 
3.9 Phân phối tỉ lệ cắt chọn lọc các nhánh thần kinh chày ........ 71 
3.10 Phân phối tỉ lệ phẫu thuật chỉnh hình phối hợp ................... 73 
3.11 Phân phối đặc điểm lâm sàng bàn chân trước và sau mổ .... 73 
3.12 Phân phối tính di động cổ chân trước và sau mổ ................ 74 
3.13 Phân phối điểm kéo dãn cơ tam đầu trước và sau mổ ......... 75 
3.14 Phân phối mức đa động bàn chân trước và sau mổ ............. 75 
3.15 
Phân phối đi được trước & sau mổ ở các khoảng cách 
khác nhau ............................................................................. 
78 
3.16 Các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm đa động sau mổ ... 81 
Bảng Tên bảng Trang 
3.17 
Các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm biến dạng bàn 
chân ngựa sau mổ ................................................................ 
82 
3.18 
Các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm biến dạng bàn 
chân lật trong sau mổ ........................................................... 
83 
4.1 Thang điểm Ashworth ......................................................... 85 
4.2 Thang điểm Ashworth cải biên ........................................... 86 
4.3 Bảng đánh giá mức độ đa động ........................................... 87 
4.4 Thang điểm Held-Tardieu ................................................... 88 
4.5 Yếu tố liên quan đến phẫu thuật chỉnh hình phối hợp......... 91 
4.6 So sánh các phẫu thuật chỉnh hình phối hợp ....................... 93 
4.7 So sánh phương pháp, đặc điểm với y văn .......................... 102 
4.8 So sánh kết quả với nghiên cứu tiêu biểu trong y văn ........ 104 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 
3.1 Phân bố sử dụng phương tiện hổ trợ khi đi lại ..................... 69 
3.2 Phân bố đa động bàn chân trước và sau mổ (gối gập) ......... 76 
3.3 Phân bố đa động bàn chân trước và sau mổ ( gối duỗi) ....... 77 
3.4 Tỉ lệ đạt được sau mổ so với trước mổ ................................. 79 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình Tên hình Trang 
1.1 Phản xạ cơ ............................................................................... 7 
1.2 Phản xạ cơ đảo ngược ............................................................. 8 
1.3 Sự ức chế qua lại ..................................................................... 9 
1.4 Minh họa các hệ thống điều hòa trương lực cơ ở người ......... 15 
1.5 Chu trình đi .............................................................................. 19 
1.6 Hố kheo và mặt sau cẳng chân ................................................ 22 
1.7 Đường đi và nhánh thần kinh chày ở mặt sau cẳng chân ........ 24 
1.8 Các nhánh tận của thần kinh chày mặt gan bàn chân .............. 26 
1.9 Trải champs bộc lộ toàn bộ cẳng bàn chân ............................. 27 
1.10 Minh họa rạch da ..................................................................... 28 
1.11 Thần kinh bắp chân, tĩnh mạch hiển, hố khoeo....................... 28 
1.12 Hố kheo mặt sau chân trái ....................................................... 29 
1.13 Kích thích trong mổ bằng điện cực (10) .............................. 32 
1.14 Xẻ dọc dây thần kinh cắt bỏ 2/3 (10) ................................... 32 
1.15 Cắt đầu gần các sợi thần kinh (10) ...................................... 33 
1.16 Cắt đầu xa các sợi thần kinh (10) ........................................ 33 
1.17 Điện cực kích thích các sợi thần kinh còn lại (10) .............. 34 
1.18 Đường rạch da trong phẫu thuật Castaing ............................... 35 
1.19 Kỹ thuật tạo hình gân cơ mác ngắn (Castaing) ....................... 36 
Hình Tên hình Trang 
1.20 Vị trí rạch da đứng dọc cạnh bên bộc lộ gân Achille .............. 37 
1.21 Mở gân Achille và kỹ thuật kéo dài gân ................................. 38 
1.22 Nơi bám gân gấp dài và vị trí mở gân ..................................... 39 
1.23 Minh họa trong mổ mở gân gấp ngón IV ................................ 39 
2.1 Biến dạng gối gập sau và phương pháp đo góc α ................... 51 
2.2 Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS .................................. 52 
2.3 Dép chỉnh hình hổ trợ bàn chân trái lật ngoài ........................ 52 
2.4 Các bước rạch da và bóc tách bộc lộ thần kinh chày .............. 56 
2.5 Hình dưới vi phẫu phóng 10 lần và minh họa ......................... 57 
2.6 Kính vi phẫu thuật Leica sử dụng trong mổ ............................ 58 
2.7 Máy kích thích điện trong mổ ................................................. 58 
2.8 Một số dụng cụ vi phẫu sử dụng trong nghiên cứu ................. 59 
3.1 Biên độ gấp mu chân người bình thường ................................ 66 
3.2 Biến dạng ngón chân chim và tổn thương da ngón chân ........ 68 
3.3 Phẫu tích trên xác tươi hố kheo chân phải .............................. 72 
4.1 Hiện tượng mọc nhánh thần kinh (sprouting) ......................... 96 
4.2 Cắt chọn lọc dây thần kinh trong mổ và minh họa ................. 99 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sau một tổn thương hệ thần kinh trung ương (TKTƯ) do các nguyên 
nhân khác nhau có thể gây ra di chứng yếu liệt, co cứng các nhóm cơ ở chi 
khiến người bệnh trở nên tàn phế, một gánh nặng thật sự cho gia đình và xã 
hội. Số lượng bệnh nhân mang di chứng rối loạn co cứng này rất thường gặp 
vì các tổn thương ở não hay tủy sống do nguyên nhân bệnh lý hay do chấn 
thương đang ngày càng gia tăng. 
Mọi tổn thương hệ TKTƯ kéo theo sau đó là quá trình tái tổ chức mạnh 
mẽ các cấu trúc bị mất liên lạc không hoàn toàn bên dưới. Đó là quá trình tái 
tổ chức của các phản xạ khoanh tủy điều khiển vận động cơ thể và điều này 
giải thích sự xuất hiện co cứng. Năm 1980 lần đầu tiên Lance định nghĩa [62] 
“Co cứng (spasticity) là một rối loạn vận động với sự gia tăng lệ thuộc vận 
tốc các phản xạ trương lực cơ đặc trưng bởi tăng phản xạ duỗi (hyperactive 
stretch reflex) và đây là dạng tăng trương lực xảy ra sau tổn thương neuron 
vận động trung ương (upper motoneuron)”. Khi co cứng này đáng kể gây rối 
loạn tư thế, cản trở các vận động còn lại của cơ thể thì vấn đề điều trị nên 
được đặt ra. 
Biểu hiện co cứng thường xảy ra sau các tổn thương bó tháp do chấn 
thương sọ não (CTSN), chấn thương cột sống (CTCS) và hay gặp nhất sau tai 
biến mạch não (TBMN) ước tính có 18% di chứng co cứng [98]. Một trong di 
chứng hay gặp nhất của các tổn thương thần kinh này đưa đến là biến dạng co 
cứng bàn chân ngựa (spastic equinovarus foot) của người bệnh, do co cứng 
quá mức các cơ tam đầu cẳng chân (triceps surae) nằm mặt sau cẳng chân. Co 
cứng quá mức các cơ tam đầu này làm hạn chế tính mềm mại khớp cổ chân 
khi bước đi và hậu quả là làm thay đổi dáng đi của người bệnh. Biến dạng bàn 
2 
chân ngựa dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều dần đưa đến các hậu quả chức năng 
khác nhau: gây xơ cứng cơ tam đầu cẳng chân, cứng khớp cổ chân, biến dạng 
và gây đau các khớp kế cận, dáng đi mất vững. Để ngăn ngừa các hậu quả kể 
trên cần phải được điều trị một cách thích hợp biến dạng này [89]. 
Cho đến nay có nhiều phương pháp điều trị cục bộ nhằm giảm biến 
dạng co cứng bàn chân gồm sử dụng các chất tiêm tại chổ nhằm ly giải thần 
kinh như alcohol [24], [25], phenol [67], [100], độc tố botulin type A [18], 
[60], [99], can thiệp phẫu thuật như cắt bỏ thần kinh [43] hoặc cắt thần kinh 
chày chọn lọc [31], [36], [89] đôi khi cần phối hợp các phẫu thuật chỉnh hình 
như nối dài gân gót, chuyển gân... 
Trong số các phương pháp nêu trên thì phẫu thuật cắt thần kinh chày 
chọn lọc (CTKCCL) làm giảm biến dạng co cứng bàn chân giúp bệnh nhân đi 
đứng dễ dàng cho kết quả ổn định kéo dài hơn với tỉ lệ biến chứng thấp khi so 
sánh với các phương pháp dùng chất tiêm thấm tại chỗ. Tác giả Sindou báo 
cáo biến chứng hay gặp nhất là dị cảm đau sau mổ chiếm tỉ lệ 12,9% [89] 
trong khi tỉ lệ này là 20% nếu áp dụng phương pháp tiêm phong bế bằng 
alcohol [25] và 30% nếu sử dụng phenol [60]. 
Ngoài phẫu thuật CTKCCL được áp dụng nhiều nhất còn các mở cắt 
thần kinh khác điều trị co cứng cục bộ ở chi dưới: mở cắt thần kinh bịt điều trị 
co cứng khép háng [24], mở cắt thần kinh chi phối cho nhóm cơ mặt sau đùi 
(nhóm cơ ụ ngồi – cẳng chân) điều trị co cứng gập gối [33], mở cắt thần kinh 
chày trước điều trị co cứng duỗi ngón cái quá mức [34], mở cắt thần kinh đùi 
giúp bệnh nhân có tư thế đứng thẳng 
CTKCCL điều trị chứng co cứng cục bộ ở chi dưới là một kỹ thuật 
được áp dụng nhiều ở Pháp. Trong nước ta cho đến nay chưa có nghiên cứu 
nào đề cập đến phương pháp điều trị phẫu thuật này. Trong bối cảnh đó, 
3 
nghiên cứu này tiến hành nhằm mong muốn đóng góp thêm một chọn lựa điều 
trị đối với các bệnh nhân mang di chứng co cứng sau tổn thương hệ thần  ... uỷ sống Thời điểm mắc phải: 
 Nguyên nhân khác: Thời điểm mắc phải: 
ĐIỀU TRỊ CHỐNG CO THẮT 
 Liorésal  Toxine  Valium  Phục hồi chức năng 
ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐI 
Bàn chân ngựa:Không cóNhẹ (không làm được pha R2)Nặng (Không thể chạm gót) 
Bàn chân lật trong: Không Có (bệnh không than phiền) Có (bệnh than phiền) 
Ngón chân chim: Không Có (bệnh không than phiền) Có (bệnh than phiền) 
Gối gập sau: Không Nhẹ Nặng (gây đau) 
Đi lại hằng ngày: Không cần giúp đở kỹ thuật Cần gậy khi ra ngoài Cần gậy 
thường trực Cần đến khung 4 chân trợ giúp đi lại Không đi lại được, xe lăn 
Tính tự chủ trong đi lại 
Khoảng đi xa: mét, Thời gian đi: phút 
Đi với giày dép và với nẹp chân (trong hoạt động hằng ngày) 
Người bệnh đứng thẳng không cần tựa được không? 
Đứng được dễ dàng Đứng được vài giây Không đứng được 
Người bệnh có thể đi không cần trợ giúp kỹ thuật ? 
Đi được dễ dàng Đi chỉ được vài bước Không đi được 
Người bệnh đi 10 mét mất bao lâu? 
Với vận tốc bình thường: giây Với vận tốc cao nhất có thể: giây 
Đi chân đất 
Người bệnh đứng thẳng không cần tựa được không? 
Đứng được dễ dàng Đứng được vài giây Không đứng được 
Người bệnh có thể đi không cần trợ giúp kỹ thuật ? 
Đi được dễ dàng Đi chỉ được vài giây 
Không đi được 
Người bệnh đi 10 mét mất bao lâu? 
Với vận tốc “dễ chịu”: giây Với vận tốc cao nhất có thể: giây 
Bàn luận về bước đi người bệnh: 
CO THẮT? 
Đối với mỗi cơ, đánh giá phản xạ kéo và phản xạ gân tƣơng ứng 
Tam đầu cẳng chân 
Phản xạ kéo (thực hiện kéo với vận tốc nhanh) 
Gối gập 
Không biểu hiện gì 
Có biểu hiện nhẹ 
Đa động có thể hết 
Đa động không thể hết 
Đa động không hết dù kéo cơ rất chậm rãi 
Gối duỗi 
Không biểu hiện gì 
Có biểu hiện nhẹ 
Đa động có thể hết 
Đa động không thể hết 
Đa động không hết dù kéo cơ rất chậm rãi 
Phản xạ gân gót: 
Phản xạ bình thường Tăng phản xạ nhẹ Tăng phản xạ nặng 
Phản xạ gân cơ mác: 
Phản xạ bình thường Tăng phản xạ nhẹ Tăng phản xạ nặng 
Các nhận xét chung: 
ĐI GIÀY DÉP CHỈNH HÌNH: 
Độ thoải mái khi đi dép: 
Không thể 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Rất thoải mái 
TÁC ĐỘNG CỦA CO THẮT: 
Góc lớn nhất khi gập mu chân thụ động(0°=Cổ chân ở góc 90°,+gấp mu chân,-gấp gan 
chân) 
Gối gập: Gối duỗi (tốt hơn nên khám ở tư thế đứng thẳng): 
Biến dạng ngón chân chim xuất hiện hay tăng lên khi khám động tác gấp mu chân thụ 
động ở tư thế đứng?: 
Không có Có xuất hiện nhẹ Có rất rõ 
Các tổn thương da: 
Không thấy Có tổn thương Có và làm bệnh nhân khó chịu 
Thủ thuật đánh giá góc gấp mu chân tối đa thụ động ở tư thế đứng: 
Yêu cầu bệnh nhân bước chân lành đối bên từ từ ra trước mà vẫn giữ gót chân bên bị co 
thắt áp sát mặt đất. Ghi nhận góc gập tối đa của cổ chân ở tư thế gót chân vẫn chạm đất. 
Quan sát cùng lúc cử động của các ngón chân. 
Nhận xét: 
CẢM GIÁC: 
Cảm giác về vị trí ngón cái: Bình thường Rối loạn 
Các ngón chân 
thế nào? 
Góc gập 
bao nhiêu? 
Cảm giác rung: Bình thường Rối loạn 
MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ: 
Điều trị co thắt: 
Cơ dép Cơ bụng chân Cơ chày sau Cơ gấp ngón cái Cơ gấp chung các ngón 
Một phẫu thuật chỉnh hình nào phối hợp thêm lúc mổ: 
Mô tả đặc tính: 
Nhận xét: 
MỤC TIÊU ĐẶT RA: 
Loại bỏ dấu đa động 
Giúp bệnh nhân đứng thẳng vững hơn 
Giúp bước đi được dễ hơn một chút 
Giúp bệnh nhân bỏ được nẹp 
Giúp bệnh nhân có thể mang được nẹp dễ hơn (nếu không mổ bệnh nhân rất khó chịu khi 
mang nẹp) 
Giúp hết đau 
Giúp loại bỏ các tổn thương da 
Làm bệnh nhân cảm giác thoải mái hơn khi đi giày 
Khác: 
CAN THIỆP PHẪU THUẬT 
Thời điểm mổ: 
Thời gian mổ: 
Mô tả rạch da: 
Rạch da hình lưỡi lê trên và dưới băng qua nếp gấp kheo 
Rạch thẳng đứng dưới nếp gấp kheo 
Rạch ngang trung nếp gấp kheo 
Nhánh thần kinh % cắt bỏ 
Sợi thần kinh còn lại 
có thể kích thích? 
Phẫu thuật chỉnh hình kèm theo (mô tả) 
Kích thích điện trong mổ (mô tả) 
Điều trị đặc hiệu [Kháng đông, tất chống huyết khối, kháng sinh,...] (mô tả) 
Thời điểm: 
VẬT LÝ TRỊ LIỆU 
Trung tâm VLTL, thời hạn: ngày Ở trung tâm vào thời điểm 
khám 
VLTL ngoài trung tâm, số đợt tập/ tuần Tập VLTL liên tục 
Thôi tập, thời điểm: Không tập gì cả 
Nhận xét: 
ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐI 
Bàn chân ngựa: Không có Nhẹ (không làm được pha R2) Nặng (Không thể chạm 
gót) 
Bàn chân lật trong: Không Có (bệnh không than phiền) Có (bệnh than phiền) 
Biến dạng ngón chân chim:Không Có (bệnh không than phiền)Có (bệnh than phiền) 
Gối gập sau: Không Nhẹ Nặng (gây đau) 
Đi lại hằng ngày: Không cần giúp đở kỹ thuật Cần gậy khi ra ngoài Cần gậy 
thường trực Cần đến khung 4 chân trợ giúp đi lại Không đi lại 
được, xe lăn 
Tính tự chủ trong đi lại 
Khoảng đi xa: mét, Thời gian đi: phút 
Đi với giày và với nẹp chân (trong hoạt động hằng ngày) 
Người bệnh đứng thẳng không cần tựa được không? 
Đứng được dễ dàng Đứng được vài giây 
Không đứng được 
Người bệnh có thể đi không cần trợ giúp kỹ thuật ? 
Đi được dễ dàng Đi chỉ được vài giây 
Không đi được 
Người bệnh đi 10 mét mất bao lâu? 
Với vận tốc “dễ chịu”: giây Với vận tốc cao nhất có thể: giây 
Đi chân đất 
Người bệnh đứng thẳng không cần tựa được không? 
Đứng được dễ dàng Đứng được vài giây 
Không đứng được 
Người bệnh có thể đi không cần trợ giúp kỹ thuật ? 
Đi được dễ dàng Đi chỉ được vài giây 
Không đi được 
Người bệnh đi 10 mét mất bao lâu? 
Với vận tốc “dễ chịu”: giây Với vận tốc cao nhất có thể: giây 
Bàn luận về bước đi người bệnh: 
ĐÁNH GIÁ 3,6,12... THÁNG SAU MỔ 
CO THẮT? 
Đối với mỗi cơ, đánh giá phản xạ kéo và phản xạ gân tƣơng ứng 
Tam đầu cẳng chân 
Phản xạ kéo (thực hiện kéo với vận tốc nhanh) 
Gối gập 
Không biểu hiện gì 
Có biểu hiện nhẹ 
Đa động có thể hết 
Đa động không thể hết 
Đa động không hết dù kéo cơ rất chậm rãi 
Gối duỗi 
Không biểu hiện gì 
Có biểu hiện nhẹ 
Đa động có thể hết 
Đa động không thể hết 
Đa động không hết dù kéo cơ rất chậm rãi 
Phản xạ gân gót: 
Phản xạ bình thường Tăng phản xạ nhẹ Tăng phản xạ nặng 
Phản xạ gân cơ mác: 
Phản xạ bình thường Tăng phản xạ nhẹ Tăng phản xạ nặng 
Các nhận xét chung: 
ĐI GIÀY DÉP CHỈNH HÌNH: 
Độ thoải mái khi đi giày?:Không thể 012345678910 Rất thoải mái 
TÁC ĐỘNG CỦA CO THẮT: 
Góc lớn nhất khi gập mu chân thụ động (0° = Cổ chân ở góc 90°, + gấp mu chân, - gấp 
gan chân): 
Gối gập: Gối duỗi (tốt hơn nên khám ở tư thế đứng thẳng): 
Biến dạng ngón chân chim xuất hiện hay tăng lên khi khám động tác gấp mu chân thụ 
động ở tư thế đứng?: 
Không có Có xuất hiện nhẹ Có rất rõ 
Các tổn thương da: 
Không thấy Có tổn thương Có và làm bệnh nhân khó chịu 
Nhận xét: 
MỤC TIÊU ĐẠT ĐƢỢC (mô tả): 
Loại bỏ dấu đa động 
Giúp bệnh nhân đứng thẳng vững hơn 
Giúp bước đi được dễ hơn một chút 
Giúp bệnh nhân bỏ được nẹp 
Giúp mang được nẹp dễ hơn (nếu không mổ bệnh nhân rất khó chịu khi mang nẹp) 
Giúp hết đau 
Giúp loại bỏ các tổn thương da 
Làm bệnh nhân cảm giác thoải mái hơn khi đi giày 
Khác: 
CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Rất không Rất hài 
hài lòng lòng 
ĐÁNH GIÁ CỦA BỆNH NHÂN 
Bệnh nhân trả lời với câu hỏi mở: Quý vị cho biết ý kiến của mình về kết quả phẫu thuật? 
Tôi rất hài lòng với kết quả phẫu thuật 
Tôi hài lòng với kết quả phẫu thuật 
Tôi thấy sau mổ có sự thay đổi nhưng không làm tôi cảm thấy hơn gì trước mổ 
Tôi thấy chẳng khác gì trước mổ 
Tôi không hài lòng với kết quả phẫu thuật này 
Giá như được làm lại như từ đầu tôi không do dự 
Giá như làm lại thì tôi sẽ không làm đâu 
BIẾN CHỨNG 
Không liền mép vết mổ 
Nhiểm trùng vết mổ 
Phù chân 
Vọt bẻ 
Thuyên tắc tĩnh mạch 
Đau 
Khác (mô tả): 
CÁC BIỂU HIỆN KHÁC: 
Tăng cảm giác nóng da bàn chân 
Khác: 
ĐIỀU TRỊ HIỆN TẠI 
PHỤ LỤC 2 
BẢN THÔNG TIN CHO ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng 
co cứng cơ chi dƣới 
Nghiên cứu viên chính: NGUYỄN VĂN TUẤN 
Đơn vị chủ trì: BỘ MÔN NGOẠI THẦN KINH ĐHYD TP. HCM 
I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 
Mục đích và tiến hành nghiên cứu 
• Vì sao nghiên cứu được tiến hành: Nghiên cứu được tiến hành để Đánh giá hiệu quả cắt 
chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dƣới tại khoa Ngoại 
Thần Kinh Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Nhi Đồng II. 
• Nghiên cứu sẽ được tiến hành như thế nào? khoảng thời gian tiến hành, tiêu chuẩn lựa 
chọn và loại trừ, số người sẽ tham gia vào nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành bằng 
cách lấy danh sách các bệnh nhân được đƣợc phẫu thuật cắt chọn lọc thần kinh chày 
điều trị di chứng co cứng cơ chi dƣới. Thu thập số liệu bằng cách tra cứu hồ sơ cũ của 
bệnh nhân và ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu đã được thiết kế sẵn. Khoảng thời gian 
tiến hành nghiên cứu là từ tháng 11/2010 đến 11/2013, lấy hồ sơ bệnh nhân được phẫu 
thuật từ 1/2006 đến 11/2013. Tiêu chuẩn lựa chọn là tất cả những bệnh nhân đƣợc chẩn 
đoán co cứng cơ chi dƣới, di chứng sau một tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng, thời 
gian từ khi tổn thƣơng thần kinh trung ƣơng gây di chứng co cứng đến thời điểm 
phẫu thuật cắt chọn lọc dây thần kinh ≥ tháng. Tiêu chuẩn loại trừ là các bệnh nhân bị 
di chứng tai biến quá lâu gây tình trạng cứng các khớp chi dưới nặng nề, teo cơ quá mức, 
bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật hoặc có bệnh lý nội khoa nặng. Số bệnh nhân tham gia 
nghiên cứu khoảng 31 – 36 người. Sau khi thu thập số liệu sẽ xử lý số liệu bằng phần mềm 
SPSS 11.5, viết luận văn báo cáo. 
• Bản chất và mức độ tham gia của những người tham gia nghiên cứu là gì? Bản chất 
nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Chỉ quan sát và mô tả tất cả những 
bệnh nhân tham gia thoả điều kiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 
11/2013, không can thiệp vào người bệnh. 
Các nguy cơ và bất lợi 
• Các dữ kiện được thu thập qua hồ sơ bệnh án. Do đó không gây ảnh hưởng đến đối tượng 
nghiên cứu. 
• Những lợi ích có thể có đối với người tham gia: Việc nghiên cứu nhằm nâng cao kinh 
nghiệm trong việc điều trị cho bệnh nhân co cứng, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn 
cho bệnh nhân sau phẫu thuật. 
• Những người tham gia có thể mong đợi những lợi ích gì? Được theo dõi sát thời gian sau 
mổ, hướng dẫn các phương pháp điều trị phối hợp sau mổ khi tái khám định kỳ theo hẹn. 
• Chi phí/chi trả cho đối tượng: Không có chi phí chi trả cho đối tượng. 
• Những khoản sẽ được chi trả trong nghiên cứu: Không có khoản nào được chi trả trong 
nghiên cứu. 
• Chi phí đi lại có được bồi hoàn hay không, số lượng cụ thể? Có bù đắp cho việc mất thu 
nhập không? Chi phí ăn uống thường ngày? Không có những chi phí trên 
• Hình thức và phương thức chi trả như thế nào? Không có hình thức chi trả. 
Bồi thƣờng/ điều trị khi có tổn thƣơng liên quan đến nghiên cứu: 
• Người tham gia có được điều trị miễn phí trong trường hợp xảy ra chấn thương hoặc tổn 
thương do việc tham gia vào nghiên cứu gây ra? Do việc tham gia nghiên cứu là hồi cứu lại 
hồ sơ cũ nên không xảy ra chấn thương hay tổn thương do việc tham gia vào nghiên cứu 
gây nên. 
• Người tham gia có được điều trị miễn phí trong trường hợp xảy ra tổn hại sức khỏe do 
việc không tuân thủ nghiên cứu gây ra? Nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ 
đối tượng nghiên cứu. 
Ngƣời liên hệ 
Liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc email BS. NGUYỄN VĂN TUẤN 
(ĐTDĐ: 0908 039 079; Email: tuan115@yahoo.com ) 
Sự tự nguyện tham gia 
• Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia 
• Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng gì đến việc 
điều trị / chăm sóc mà họ đáng được hưởng. 
• Trong trường hợp là người vị thành niên, suy giảm trí tuệ hoặc mất khả năng, việc lấy 
bản chấp thuận tham gia từ người đại diện hợp pháp. 
Tính bảo mật 
• Công bố rõ việc mô tả các biện pháp để giữ và đảm bảo tính bảo mật của các bản 
ghi liên quan đến người tham gia: Đảm bảo bí mật và thông tin của bệnh nhân theo 
qui định. Các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu được mã hóa và bảo 
mật, chỉ có người nghiên cứu được phép truy cập và sử dụng thông tin. 
II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông 
tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên 
cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản thông 
tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng 
ý tham gia. 
Chữ ký của ngƣời tham gia: 
Họ tên__________________________Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của ngƣời làm chứng hoặc của ngƣời đại diện hợp pháp (nếu áp dụng): 
Họ tên___________________ Chữ ký ___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của Nghiên cứu viên / ngƣời lấy chấp thuận: 
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân / người tình nguyện tham gia nghiên 
cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được 
giải thích cặn kẽ cho Ông / Bà và Ông / Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của 
việc Ông / Bà tham gia vào nghiên cứu này. 
Họ tên: NGUYỄN VĂN TUẤN. Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN BVND 115 
STT 
Họ và tên Tuổi Ngày nhập viện Số nhập viện 
1 Hoàng Ngọc Ph. 27 16/10/06 0629134 
2 Vương Phú T. 36 11/10/06 0628516 
3 Lê Anh V. 55 07/03/07 076330 
4 Nguyễn Chánh C. 26 17/11/08 40943 
5 Trần Quan Hoàng Ph. 13 19/11/09 40945 
6 Nguyễn Mạnh H. 55 25/11/08 0842333 
7 Hoàng Minh Đ. 38 15/12/08 0844809 
8 Dương Ngọc D. 57 04/03/09 7921 
9 Hồ Thanh M. 48 24/02/09 096975 
10 Lê Thúc Minh H. 5 09/03/09 098938 
11 Lê Viết H. 53 12/10/09 0940061 
12 Phạm Minh Đ. 46 30/11/10 1052805 
13 Lâm Quốc C. 25 16/03/09 099813 
14 Nguyễn Tiến Th. 69 23/03/09 0910872 
15 Tô Văn Kh. 60 13/07/09 0926625 
16 Nguyễn Minh H. 32 10/07/09 0926274 
17 Phạm Thanh Ph. 35 19/07/10 1030610 
18 Tăng Tiến H. 44 15/07/10 1029982 
19 Hoàng Hữu Th. 54 11/10/10 1044546 
20 Vương Văn M. 45 18/11/11 1156869 
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2014 
XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN BVND GIA ĐỊNH 
STT 
Họ và tên 
Tuổi Ngày nhập viện Số nhập viện 
1 Huỳnh Văn Đ. 55 16/07/10 29953 
2 Phạm Mai N. 43 09/11/11 56405 
3 Nguyễn Ngọc A. 53 08/11/11 56181 
4 Đỗ Sở Th. 48 08/11/11 56182 
5 Nguyễn Thị Th. 48 08/11/11 56412 
6 Nguyễn Văn Ph. 52 08/11/11 56148 
7 Trần Văn K. 55 05/03/13 9873 
8 Đinh Công Ph. 31 05/03/13 9904 
9 Dương Minh T. 52 06/11/13 51921 
10 Phạm Thị Thu H. 45 07/11/13 52133 
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2014 
 XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NHI ĐỒNG II 
STT 
Họ và tên 
Tuổi 
Ngày nhập viện 
Số nhập viện 
1 Trần Hồ Hoàng P. 7 04/11/13 13082159 
 TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2014 
 XÁC NHẬN CỦA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_hieu_qua_cat_chon_loc_than_kinh_chay_trong.pdf