Luận án Đánh giá kết quả phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III có sử dụng khí cụ định vị lồi cầu
Tỉ lệ sai khớp cắn loại III trong các quần thể châu Á khá cao, chiếm
12,58% – 26,67% trong dân số [1],[2],[3]. Hậu quả sai khớp cắn là lực phân
bố trên các răng không đúng dẫn đến tổn thương mô nha chu, rối loạn thăng
bằng chức năng, bệnh lý khớp thái dương hàm, ảnh hưởng phát âm, thẩm mỹ
và tâm lý bệnh nhân [4],[5]. Khoảng 63% - 75% sai khớp cắn loại III là do
xương hàm [6],[7], trong đó có 1/3 trường hợp cần phẫu thuật [8]. Phương
pháp điều trị kinh điển là phối hợp chỉnh hình răng – phẫu thuật [1],[9].
Phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới (XHD), được Trauner và
Obwegeser giới thiệu năm 1957 [10],[11] là phương pháp có hiệu quả, được thực
hiện nhiều nhất vì tính linh hoạt cao. Diện tiếp xúc rộng giữa hai mảnh xương cho
phép dịch chuyển XHD theo ba chiều không gian nên có khả năng sửa chữa nhiều
loại dị dạng [2],[12]. Đối với kỹ thuật này, việc duy trì đúng vị trí lồi cầu trong lúc
phẫu thuật có vai trò quan trọng [8] vì giúp ổn định kết quả phẫu thuật
[13],[14],[15] và tránh gây loạn năng thái dương hàm (TDH) [16],[17], Tỉ lệ
loạn năng TDH chiếm khoảng 20-30% dân số [18] và khớp cắn được cho là một
trong những nguyên nhân chính [19],[20],[21]. Vị trí lồi cầu bị thay đổi chủ yếu
xảy ra trong quá trình cố định xương giữa mảnh gần và mảnh xa [22],[23] dẫn
đến sai khớp cắn, cuối cùng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng. Hậu quả
này đôi khi không thể sửa chữa bằng chỉnh hình răng sau phẫu thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá kết quả phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III có sử dụng khí cụ định vị lồi cầu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THU HÀ §¸NH GI¸ KÕT QU¶ PHÉU THUËT CHÎ DäC CµNH CAO X¦¥NG HµM D¦íI ë BÖNH NH¢N SAI KHíP C¾N LO¹I III Cã Sö DôNG KHÝ Cô §ÞNH VÞ LåI CÇU LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THU HÀ §¸NH GI¸ KÕT QU¶ PHÉU THUËT CHÎ DäC CµNH CAO X¦¥NG HµM D¦íI ë BÖNH NH¢N SAI KHíP C¾N LO¹I III Cã Sö DôNG KHÝ Cô §ÞNH VÞ LåI CÇU Chuyên ngành : Răng hàm mặt Mã số : 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN SƠN HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoc̣ tâp̣ và nghiên cứu, tôi đã nhâṇ đươc̣ sư ̣hướng dâñ, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chi,̣ các baṇ. Với lòng kính troṇg và biết ơn sâu sắc, nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin đươc̣ bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Bộ môn Bệnh học miệng và Phẫu thuật Hàm Mặt, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và giúp tôi đủ điều kiện được bảo vệ luận án. Phó Giáo sư Tiến si ̃Lê Văn Sơn, người thầy - nhà khoa học kính mến đã daỵ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu. Các thầy cô trong hôị đồng chấm luâṇ án đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luâṇ án này. GS.TS. Hoàng Tử Hùng, người thầy đã chỉ bảo hướng dẫn trong bước đường nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án. BS.CK2. Bùi Hữu Lâm đã giúp tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu. Lãnh đạo Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, tập thể bác sĩ, cán bộ Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt, Khoa Chỉnh hình Răng Mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Bệnh viện Triều An TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoc̣ tâp̣, nghiên cứu. Các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp tôi hết sức nhiệt tình, để tôi có thể phẫu thuật và theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Các bệnh nhân đã tin tưởng, tự nguyện tham gia phẫu thuật và cùng phối hợp với tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Sau cùng, tôi trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là Ba Mẹ và hai con tôi đã động viên, là nguồn lực tinh thần trong mỗi công việc hàng ngày của tôi. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Nghiên cứu sinh NGUYỄN THU HÀ LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thu Hà, nghiên cứu sinh khóa 32, trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Lê Văn Sơn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Người viết cam đoan Nguyễn Thu Hà MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu xương hàm và vấn đề lành thương trong phẫu thuật chỉnh hàm .............................................................................................. 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương hàm trên, xương hàm dưới .................. 3 1.1.2. Cơ chế lành thương và sửa chữa xương trong lành thương xương gãy .. 7 1.1.3. Tái lập mạch máu trong phẫu thuật chỉnh hàm ............................. 11 1.2. Chẩn đoán sai khớp cắn loại III ........................................................... 14 1.2.1. Tiêu chuẩn khuôn mặt hài hòa ...................................................... 14 1.2.2. Định nghĩa, dịch tễ học, nguyên nhân và phân loại sai khớp cắn loại III .. 22 1.3. Nguyên tắc điều trị ............................................................................... 27 1.3.1. Không phẫu thuật: ......................................................................... 27 1.3.2. Phẫu thuật chỉnh hàm .................................................................... 29 1.4. Điều trị phẫu thuật sai khớp cắn loại III .............................................. 30 1.4.1. Lịch sử phẫu thuật chỉnh hình XHD ............................................. 30 1.4.2. So sánh phương pháp cắt dọc và chẻ dọc cành cao ...................... 31 1.5. Loạn năng TDH ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III ............................. 37 1.5.1. Cơ chế bệnh sinh và các dấu chứng .............................................. 37 1.5.2. Vấn đề loạn năng TDH ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III ........... 38 1.5.3. Vai trò của phẫu thuật XHD trong giảm loạn năng thái dương hàm .. 38 1.6. Vai trò của định vị lồi cầu .................................................................... 39 1.6.1. Những nguyên nhân làm thay đổi vị trí lồi cầu trong phẫu thuật . 39 1.6.2. Tầm quan trọng của định vị lồi cầu XHD trong phẫu thuật chẻ dọc cành cao ........................................................................................ 42 1.7. Định vị lồi cầu xương hàm dưới trong phẫu thuật chẻ dọc cành cao để điều trị sai khớp cắn loại III ................................................................ 44 1.7.1. Các phương pháp định vị lồi cầu trong phẫu thuật chẻ dọc cành cao XHD .............................................................................................. 44 1.7.2. Cơ sở lý luận của phương pháp định vị lồi cầu bằng nẹp thẳng và máng nhai ở tư thế tương quan trung tâm ..................................... 48 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 50 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 50 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 50 2.1.2. Tiêu chí chọn vào nghiên cứu ....................................................... 50 2.1.3. Tiêu chí loại trừ ............................................................................. 51 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 51 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 51 2.2.2. Cỡ mẫu và tiêu chí chọn mẫu........................................................ 51 2.2.3. Biến số nghiên cứu ........................................................................ 52 2.3. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 58 2.3.1. Phương tiện định vị lồi cầu và cố định xương .............................. 58 2.3.2. Máy khoan và tay khoan vận hành bằng điện. .............................. 58 2.3.3. Dụng cụ chuyên biệt cho phẫu thuật chỉnh hàm ........................... 58 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................ 59 2.4.1. Trước phẫu thuật ........................................................................... 59 2.4.2. Trong lúc phẫu thuật ..................................................................... 65 2.4.3. Chăm sóc sau phẫu thuật ............................................................... 67 2.5. Phương pháp đánh giá kết quả sau phẫu thuật ..................................... 69 2.5.1. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 72 2.5.2. Sai số và các biện pháp khống chế sai số ..................................... 73 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 74 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 75 3.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang của đối tượng nghiên cứu .................. 75 3.1.1. Tuổi và giới ................................................................................... 75 3.1.2. Lý do phẫu thuật ........................................................................... 76 3.1.3. Phân loại hình thái sai khớp cắn loại III ....................................... 77 3.1.4. Thời gian chỉnh hình răng mặt trước phẫu thuật .......................... 80 3.1.5. Triệu chứng khớp thái dương hàm trước phẫu thuật .................... 82 3.1.6. Đặc điểm khớp cắn vùng răng cửa ................................................ 83 3.1.7. Đặc điểm bất cân xứng.................................................................. 84 3.1.8. Đặc điểm X-quang xương hàm loại III của đối tượng nghiên cứu ... 86 3.1.9. Phân loại phẫu thuật ...................................................................... 88 3.2. Kết quả phẫu thuật chẻ dọc cành cao trên bệnh nhân có sử dụng khí cụ định vị lồi cầu ...................................................................................... 90 3.2.1. Lâm sàng ....................................................................................... 90 3.2.2. X-quang ......................................................................................... 96 3.3. Đánh giá mức độ hài lòng về thẩm mỹ và chức năng của bệnh nhân sau phẫu thuật .......................................................................................... 105 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 107 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 107 4.1.1. Tuổi và giới tính .......................................................................... 107 4.1.2. Lý do phẫu thuật ......................................................................... 108 4.1.3. Phân loại hình thái sai khớp cắn loại III ..................................... 108 4.1.4. Thời gian chỉnh hình răng mặt trước phẫu thuật ........................ 110 4.2. Kết quả phẫu thuật chẻ dọc cành cao có định vị lồi cầu trên bệnh nhân nghiên cứu ......................................................................................... 111 4.2.1. Loại phẫu thuật ............................................................................ 111 4.2.2. Về thời gian phẫu thuật ............................................................... 114 4.2.3. Về tai biến, biến chứng ............................................................... 114 4.2.4. Triệu chứng khớp TDH ............................................................... 120 4.2.5. Đặc điểm khớp cắn...................................................................... 122 4.2.6. Đặc điểm Xquang ........................................................................ 124 4.3. Đánh giá chức năng nhai và thẩm mỹ sau phẫu thuật ....................... 136 KẾT LUẬN ................................................................................................. 138 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC THUẬT NGỮ ANH –VIỆT Anterior subapical osteotomy: Cắt xương ổ răng cận chóp phía trước Bilateral Sagittal-Split Osteotomy (BSSO) : Chẻ dọc cành cao xương hàm dưới hai bên Body osteotomy: Cắt thân xương dưới Combined vertical ramus and sagittal osteotomies: Kết hợp chẻ dọc và cắt dọc cành cao Extraoral vertical ramus osteotomy (EVRO) : Cắt dọc cành cao đường ngoài miệng Intraoral (Transoral) vertical ramus osteotomy (IVRO): Cắt dọc cành cao đường trong miệng Mandibular prognathism: nhô (vẩu) hàm dưới Midline osteotomy: Cắt đường giữa Orthognathic surgery: phẫu thuật chỉnh hàm Sagittal Split Ramus Osteotomy (SSRO) : Chẻ dọc cành cao xương hàm dưới Subcondylar osteotomy: Cắt dưới lồi cầu Total subapical osteotomy: Cắt xương ổ răng cận chóp toàn bộ Surgical anatomy: Giải phẫu phẫu thuật Vertical subcondylar osteotomy: Cắt dọc dưới lồi cầu Vertical ramus: Cắt dọc cành cao DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BSSO: ĐLC: TDH: XHD: XHT: Chẻ dọc cành cao hai bên Độ lệch chuẩn Thái dương hàm Xương hàm dưới Xương hàm trên DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh phương pháp cắt dọc và chẻ dọc cành cao .................... 32 Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ..................................................................... 52 Bảng 2.2. Phân loại các dấu chứng loạn năng khớp TDH .......................... 57 Bảng 2.3. Phân loại hình thái sai khớp cắn theo góc SNA và SNB ............ 58 Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị trước khi ra viện .................... 69 Bảng 2.5. Đánh giá kết quả dựa trên các tiêu chí lập kế hoạch về giải phẫu, tình trạng khớp cắn và thẩm mỹ ................................................. 70 Bảng 2.6. Đánh giá kết quả dựa trên các tiêu chí về chức năng ................. 71 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới........................................... 75 Bảng 3.2. Phân bố lý do phẫu thuật theo giới ............................................. 76 Bảng 3.3. Phân bố nguyên nhân sai khớp cắn loại III theo giới ................. 77 Bảng 3.4. Phân bố hình thái sai khớp cắn loại III ...................................... 78 Bảng 3.5. Phân bố hình thái sai khớp cắn loại III ....................................... 79 Bảng 3.6. Phân bố thời gian chỉnh hình răng mặt trước phẫu thuật theo hình thái sai khớp cắn ................................................................. 80 Bảng 3.7. Phân bố thời gian chỉnh hình răng mặt trước phẫu thuật theo đặc điểm lâm sàng phối hợp .............................................................. 81 Bảng 3.8. Phân bố triệu chứng khớp thái dương hàm trước phẫu thuật theo hình thái (*) ................................................................................. 82 Bảng 3.9. Phân bố đặc điểm khớp cắn vùng răng cửa theo hình thái sai khớp cắn ...................................................................................... 83 Bảng 3.10. Phân bố mức độ lệch đường giữa răng cửa hàm dưới so với hàm trên và lệch vùng cằm ................................................................. 84 Bảng 3.11. Mối tương quan giữa lệch cằm trên phim và trên lâm sàng ....... 85 Bảng 3.12. Đặc điểm chung xương hàm loại III trước phẫu thuật theo giới ....... 86 Bảng 3.13. Đặc điểm chung trục răng cửa với xương hàm loại III đã chỉnh hình răng mặt trước phẫu thuật ................................................... 87 Bảng 3.14. Phân bố loại phẫu thuật theo mức độ cắn chìa, góc ANB .......... 88 Bảng 3.15. Phân bố loại phẫu thuật theo ....................................................... 89 Bảng 3.16. Tình trạng bệnh nhân khi xuất viện .................. ... ., Mensink G., et al. (2016). Influence of inferior border cut on lingual fracture pattern during bilateral sagittal split osteotomy with splitter and separators: A prospective observational study. J Craniomaxillofac Surg, 44 (10), 1592-1598. 178. Davis C.M., Gregoire C.E., Steeves T.W., et al. (2016). Prevalence of Surgical Site Infections Following Orthognathic Surgery: A Retrospective Cohort Analysis. J Oral Maxillofac Surg, 74 (6), 1199-206. 179. Lee U.L., Lee E.J., Seo H.Y., et al. (2016). Prevalence and risk factors of tooth discolouration after orthognathic surgery: a retrospective study of 1455 patients. Int J Oral Maxillofac Surg, 45 (11), 1464-1470. 180. Kor H.S., Yang H.J., Hwang S.J. (2014). Relapse of skeletal class III with anterior open bite after bimaxillary orthognathic surgery depending on maxillary posterior impaction and mandibular counterclockwise rotation. J Craniomaxillofac Surg, 42 (5), e230-8. 181. Michiwaki Y., Yoshida H., Ohno K., et al. (1990). Factors contributing to skeletal relapse after surgical correction of mandibular prognathism. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 18 (5), 195-200. 182. Moroi A., Yoshizawa K., Iguchi R., et al. (2015). Comparison of skeletal stability after sagittal split ramus osteotomy with and without extraction of the third molar in patients with mandibular prognathism. J Craniomaxillofac Surg, 43 (7), 1104-8. 183. Paeng J.Y., Hong J., Kim C.S., et al. (2012). Comparative study of skeletal stability between bicortical resorbable and titanium screw fixation after sagittal split ramus osteotomy for mandibular prognathism. J Craniomaxillofac Surg, 40 (8), 660-4. 184. Seeberger R., Thiele O.C., Mertens C., et al. (2013). Proximal segment positioning with high oblique sagittal split osteotomy: indications and limits of intraoperative mobile cone-beam computerized tomography. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol, 115 (6), 731-6. 185. de Lir A.d.L.S., de Moura W.L., Ruellas A.C.O., et al. (2013). Long- term skeletal and profile stability after surgical-orthodontic treatment of Class II and Class III malocclusion. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 41 (4), 296-302. 186. Lee N.-K., Kim Y.-K., Yun P.-Y., et al. (2013). Evaluation of post- surgical relapse after mandibular setback surgery with minimal orthodontic preparation. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 41 (1), 47-51. 187. Zinser M.J., Mischkowski R.A., Sailer H.F., et al. (2012). Computer- assisted orthognathic surgery: feasibility study using multiple CAD/CAM surgical splints. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol, 113 (5), 673-87. 188. Bethge L.S., Ballon A., Mack M., et al. (2015). Intraoperative condyle positioning by sonographic monitoring in orthognathic surgery verified by MRI. J Craniomaxillofac Surg, 43 (1), 71-80. 189. Ghang M.H., Kim H.M., You J.Y., et al. (2013). Three-dimensional mandibular change after sagittal split ramus osteotomy with a semirigid sliding plate system for fixation of a mandibular setback surgery. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol, 115 (2), 157-66. 190. Haas Jr O.L., Becker O.E., de Oliveira R.B. (2014). Computer-aided planning in orthognathic surgery-systematic review. Int J Oral Maxillofac Surg. 191. Lee C.Y., Jang C.S., Kim J.W., et al. (2013). Condylar repositioning using centric relation bite in bimaxillary surgery. Korean J Orthod, 43 (2), 74-82. PHỤ LỤC 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Phẫu thuật chẻ dọc cành cao XHD) Mã số:.............. 1. PHẦN HÀNH CHÍNH Họ tên:...........Tuổi:..... Giới tính: ☐Nam ☐Nữ Nghề nghiệp...................................................... Địa chỉ: Thôn........................................ Xã (phường)......................................... Quận (huyện).........................................Tỉnh (TP).............................................. Điện thoại:., ... Thời gian chỉnh hình răng mặt trước PT:...., Bác sĩ:.... Lý do điều trị:........ Bệnh toàn thân: Ngày nhập viện:.....Số hồ sơ nhập viện:Bệnh viện:. 2. KHÁM TRƯỚC PHẪU THUẬT Độ hở các răng cửa hàm trên ở tư thế: Nghỉ:.mm Nói:...mm Cười tối đa/so với nướu........mm Đường giữa: Răng cửa hàm trên / mặt..............mm Răng cửa hàm dưới / răng cửa hàm trên .........mm Răng cửa hàm dưới / mặt.................mm Cằm / mặt...........................mm Cắn phủ:.....mm, Cắn chìa:...mm Độ nghiêng mặt phẳng nhai hàm trên:....mm Chiều cao: Tầng mặt giữa:....mm. Tầng mặt dưới:....mm Môi trên:.... mm. Môi dưới:mm SNA:.......o, SNB:...... o, SN-GoGn: o Triệu chứng khớp TDH.... . 3. KẾ HOẠCH PHẪU THUẬT ☐ Một hàm ☐ Hai hàm ☐ Cằm XHT .... XHD.................................................................... Cằm:........ . Điều trị khác:... . 4. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ☐ Một hàm ☐ Hai hàm ☐ Cằm Ngày phẫu thuật:......... Thời gian phẫu thuật:... XHT .... XHD.................................................................... Cằm:........ Vấn đề phát sinh trong phẫu thuật:....... 5. PHIẾU THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT Tình trạng trước khi ra viện Vết mổ :.................................................................................................... Khớp cắn :................................................................................................. 5.1 LÂM SÀNG Khớp cắn (mm) Thời điểm Biến số T0 T1 T2 T3 T4 T5 Cắn phủ Cắn chìa Cắn hở Đường giữa răng cửa hàm dưới lệch Phải Trái Vận động hàm Thời điểm Biến số T0 T1 T2 T3 T4 T5 Há miệng tối đa Há lệch Phải Trái Há ngậm ziczac Khớp thái dương hàm Thời điểm Biến số T0 T1 T2 T3 T4 T5 Đau Đau khi tập há Có tiếng kêu khi há ngậm Lục cục Lạo xạo Ù tai Căng, mỏi cơ nhai Triệu chứng khác 5.2. XQUANG Phim sọ nghiêng: Thời điểm Biến số T0 T1 T4 T5 SNA (o) SNB (o) ANB (o) Mặt phẳng nhai – SN (o) GoGn - Sn (o) U1 - ANS-PNS (o) U1 – NA (o) L1 - GoGn (o) L1 – NB (o) U1 - L1 (o) Tâm lồi cầu (mm) Cx Cy Gonion (mm) Gox Goy Độ nghiêng cành cao (o) Điểm A (mm) Ax Ay Điểm B (mm) Bx By Phim sọ thẳng: Thời điểm Biến số T0 T1 T4 T5 Góc cành cao (o) Bên phải Bên trái Khoảng cách cành cao (o) Khoảng cách góc hàm (o) Nghiêng mặt phằng nhai 5.3. BỆNH NHÂNĐÁNH GIÁ (thang điểm của Likert) Chức năng nhai 1____________2____________3____________4____________5 Hoàn toàn không Trung bình Hoàn toàn tốt Thẩm mỹ 1____________2____________3____________4____________5 Hoàn toàn không Trung bình Hoàn toàn tốt 5.4. BIẾN CHỨNG ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. PHỤ LỤC 2 BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN Thông tin trước phẫu thuật: 1/ Lý do nào thúc đẩy bạn quyết định phẫu thuật? □ Thẩm mỹ □ Chức năng nhai □ Cả hai 2/ Mức độ lo lắng tâm lý trước phẫu thuật: 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Rất lo lắng 3/ Bạn có đau khớp thái dương hàm không? 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Rất đau Thông tin sau phẫu thuật: 4/ Thời gian nằm viện.(ngày) 5/ Thời gian cố định hàm.(tuần) 6/ Loại phẫu thuật □ 1 hàm □ 2 hàm □ cắt xương cằm 7/ Mức độ khó chịu với các triệu chứng sau phẫu thuật 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Rất khó chịu 8/ Thời gian bạn đi học (hay làm việc) trở lại (tuần) 9/ Bạn có nhận thấy bất kỳ sự cải thiện (khen ngợi) nào trong quan hệ của bạn với bạn bè, người thân: 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Rất khen ngợi 12/ Nếu gặp nhười khác bị tình trạng giống bạn, bạn có khuyên họ phẫu thuật không? 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Chắc chắn khuyên nên phẫu thuật 13/ Bạn có hài lòng với kết quả thẩm mỹ hiện tại không? 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Hoàn toàn hài lòng 14/ Bạn có đồng ý rằng so với toàn bộ lợi ích mà phẫu thuật mang lại, thì biến chứng tê môi, cằm tạm thời và những khó chịu sau phẫu thuật là không đáng kể và có thể chấp nhận được 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn đáng kể Trung bình Hoàn toàn không đáng kể 15/ Bạn có hài lòng về chức năng nhai (khớp cắn) hiện tại không? 1___________2___________3___________4___________5 Hoàn toàn không Trung bình Hoàn toàn hài lòng 16/ Nếu bạn được quyết định lại từ đầu, bạn có đồng ý phẫu thuật như vậy không? (Sau khi trải qua giai đoạn khó chịu hậu phẫu để có được sự cải thiện về thẩm mỹ và khớp cắn như hiện tại) □ Có □ Không 17/ Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: □ Không chịu đựng được ở giai đoạn hậu phẫu (tê môi, sưng nề, khó ăn uống do cố định hàm..) □ Thời gian toàn bộ quá trình điều trị, kể cả chỉnh hình răng mặt: kéo dài, nhưng kết quả cuối cùng không cải thiện nhiều. 18/ Thời gian rối loạn cảm giác thần kinh: Răng trên: □ Không tê □ Có tê ..(tuần) Môi trên: □ Không tê □ Có tê ..(tuần) Môi dưới: □ Không tê □ Có tê ..(tuần) Cằm: □ Không tê □ Có tê ..(tuần) 19/ Bạn có đau khớp thái dương hàm sau khi phẫu thuật không? 1___________2___________3___________4___________5 Rất đau Trung bình Hoàn toàn không đau 20/ Bạn có bi viêm xoang sau phẫu thuật không? □ 1 Có □ 2 Không PHỤ LỤC 3 THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN (Chấp thuận tham gia nghiên cứu) Tên chương trình nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III có sử dụng khí cụ định vị lồi cầu Chúng tôi muốn mời anh/chị tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Trước hết, chúng tôi xin thông báo với anh/chị: Sự tham gia của anh/chị là hoàn toàn tự nguyện. Anh/chị có thể không tham gia, hoặc anh/chị có thể rút khỏi chương trình bất cứ lúc nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, anh/chị sẽ không bị mất những quyền lợi chăm sóc sức khỏe mà anh/chị được hưởng. Nếu anh/chị có câu hỏi nào về chương trình nghiên cứu này thì xin anh/chị hãy thảo luận các câu hỏi đó với bác sĩ trước khi anh/chị đồng ý tham gia chương trình. Xin anh/chị vui lòng đọc kỹ bản cam kết này. Anh/chị sẽ được giữ một bản sao của cam kết này. Anh/chị có thể tham khảo ý kiến của những người khác về chương trình nghiên cứu trước khi quyết định tham gia. Mục đích của chương trình nghiên cứu này là gì? Đánh giá kết quả phương pháp định vị lồi cầu trong phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở một bộ phận người Việt Nam có sai khớp cắn loại III. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Mặt Bệnh Triều An, TP. Hồ Chí Minh. Ai có thể tham gia nghiên cứu này? Các bệnh nhân nam và nữ từ 18 tuổi trở lên, đã được chỉnh hình răng mặt theo kế hoạch phẫu thuật, không có bệnh toàn thân cấp tính, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các bước của quá trình tham gia nghiên cứu? Lựa chọn bệnh nhân: có sai khớp cắn phù hợp tiêu chuẩn chọn lựa. Qui trình theo dõi: Thực hiện phẫu thuật gây mê, trong khoảng thời gian khoảng 2 - 5 giờ. Chăm sóc sau phẫu thuật khoảng 1 tuần. Tái khám vào các thời điểm 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Các xét nghiệm nào sẽ được thực hiện? Xét nghiệm cho gây mê nội khí quản. Rút khỏi tham gia nghiên cứu: Anh/chị có thể được yêu cầu không tiếp tục tham gia nghiên cứu do những nguyên nhân khác nhau bao gồm: Các bác sĩ quyết định ngừng hoặc hủy bỏ nghiên cứu. Hội đồng đạo đức quyết định ngừng nghiên cứu. Những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham gia nghiên cứu: Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật Các vấn đề khác có liên quan đến nghiên cứu: 1. Trong thời gian nghiên cứu, có thể một số thông tin mới về bệnh tật của anh/chị sẽ được phát hiện, chúng tôi sẽ thông báo cho anh/chị biết. 2. Hồ sơ bệnh án của anh/chị sẽ được tra cứu bởi các cơ quan quản lý và sẽ được bảo vệ tuyệt mật. 3. Kết quả nghiên cứu có thể được công bố trên tạp chí khoa học nhưng không liên quan đến danh tính của anh/chị khi tham gia nghiên cứu. 4. Việc tham gia vào các nghiên cứu khác: Bản cam kết này chỉ nói đến việc tham gia của anh/chị vào nghiên cứu đề cập ở trên. Khi ký vào bản cam kết này, anh/chị sẽ không tham gia vào một nghiên cứu lâm sàng khác. Anh/chị hoàn toàn có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào và sẽ không bị phạt hay mất đi quyền lợi chữa bệnh mà anh/chị đáng được hưởng. Những lợi ích nào có thể nhận được từ nghiên cứu này? Nếu nghiên cứu thành công thì kết quả phẫu thuật của anh/chị sẽ ổn định hơn về cả chức năng lẫn thẩm mỹ, tránh được loạn năng khớp do phẫu thuật, hay giảm mức độ loạn năng khớp có trước phẫu thuật của anh/chị, vì vậy nâng cao chất lượng cuộc sống. - Anh/chị được quyền rút khỏi nghiên cứu bất kỳ thời gian nào. Đảm bảo bí mật: Mọi thông tin về anh/chị sẽ được giữ kín và không được tiết lộ cho bất cứ ai không có liên quan. Chỉ nghiên cứu viên, cơ quan quản lý và hội đồng y đức mới được quyền xem bệnh án khi cần thiết. Tên của anh/chị sẽ không được ghi trên các bản báo cáo thông tin nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu: Kết quả các xét nghiệm, phim Xquang và kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo với anh/chị. Chi phí: Anh/chị sẽ trả chi phí phẫu thuật theo bảng giá của cơ sở điều trị. - Anh/chị không phải trả chi phí cho phương tiện nghiên cứu - Anh/chị được lấy vôi răng miễn phí trong thời gian nghiên cứu. Các thiệt hại liên quan đến nghiên cứu: Anh/chị sẽ được chăm sóc sức khỏe nếu anh/chị bị tổn hại sức khỏe do nghiên cứu gây ra. Câu hỏi: Nếu anh/chị có bất cứ vấn đề hay câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu này hay về quyền lợi của anh/chị với tư cách là người tham gia, hay về bất cứ thiệt hại nào liên quan đến nghiên cứu, xin hãy liên hệ: BS. Nguyễn Thu Hà. Điện thoại: 091 818 2850 Xin dành thời gian để hỏi bất cứ câu hỏi nào trước khi ký bản cam kết này. Mã số bệnh nhân: . PHẦN CAM KẾT Cam kết từ bệnh nhân: Tôi đã đọc HOẶC đã được nghe đọc phiếu chấp thuận này (gạch câu không áp dụng) Tôi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về những nguy cơ và lợi ích của việc tham gia vào nghiên cứu này và tôi cũng có đủ thời gian để suy nghĩ về quyết định của mình. Tôi hiểu rõ mục đích của nghiên cứu, tôi đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tôi hiểu rằng tôi có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào. Tôi sẽ được giữ một bản sao của cam kết này để tham khảo. Tên bệnh nhân:.....Chữ ký:Ngày:.......... Nếu bệnh nhân cần ý kiến người giám hộ hợp pháp thì ký tên dưới đây: Tên người thân:.Chữ ký:Ngày:.. Quan hệ với bệnh nhân:..... Bác sĩ lấy cam kết: Chữ ký:Ngày:.
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_ket_qua_phau_thuat_che_doc_canh_cao_xuong_h.pdf
- 1. Bìa tóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
- 1. Bìa tóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
- 2. Phụ lục hình bệnh nhân.pdf
- 2. Tóm tắt luận án (tiếng Anh, 24 trang).pdf
- 2. Tóm tắt luận án (tiếng Việt, 24 trang).pdf
- 3. Danh sách bệnh nhân BV RHM Trung ương TPHCM.pdf
- 4. Danh sách bệnh nhân BV Triều An.pdf
- 4. Thông tin kết luận mới của luận án (tiếng Việt, tiếng Anh).pdf