Luận án Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác với nhiều hình thức bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu của Carruth (1998) , Wright (2007) cho thấy có tới 20-50% trẻ ở độ tuổi 6-36 tháng có xuất hiện dấu hiệu biếng ăn [1],[2]. Theo nghiên cứu đánh giá tình trạng bệnh nhi đến khám hàng năm tại khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ chẩn đoán biếng ăn ở trẻ đến khám chiếm 46,9% [3].

 Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa, chậm phát triển cân nặng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chiều cao; Nguy cơ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở những trẻ biếng ăn cao hơn so với trẻ không biếng ăn [4],[5].

Nhiễm trùng là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [6]. Kháng sinh đã giúp phần điều trị bệnh và góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên trong quá trình điều trị có xu hướng sử dụng kháng sinh quá rộng rãi, phối hợp kháng sinh quá thường xuyên một cách không cần thiết, nhất là việc tự mua kháng sinh điều trị không có đơn của thầy thuốc là nguyên nhân của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng [7],[8].

 

docx 195 trang dienloan 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Luận án Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG 
NGUYỄN THỊ LƯƠNG HẠNH
HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG 
 CHO TRẺ 12-36 THÁNG TUỔI BIẾNG ĂN SAU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 
TỈNH BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
Hà Nội - 2019
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
NGUYỄN THỊ LƯƠNG HẠNH
HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG 
 CHO TRẺ 12-36 THÁNG TUỔI BIẾNG ĂN SAU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 
TỈNH BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
MÃ SỐ:9720401
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm
PGS.TS. Trương Tuyết Mai
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Vi chất dinh dưỡng, Khoa Hóa sinh và Chuyển hóa dinh dưỡng, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, các Thầy Cô giáo và các Khoa- Phòng của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, PGS.TS. Trương Tuyết Mai, những thầy cô tâm huyết đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên khích lệ và dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cán bộ của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh; Trung tâm y tế huyện Yên Phong, Ủy ban nhân xã, các trạm y tế xã và các cộng tác viên của 8 xã: Tâm Đa, Thụy Hòa, Đồng Phong, Dũng Liệt, Yên Trung, Đồng Tiến, Long Châu, Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai thu thập số liệu, hoàn thành các nội dung nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, chồng và các con, anh chị em, những người thân trong gia đình tôi. Họ luôn cố gắng để tôi có điều kiện được học tập tốt nhất và là những người đã luôn ở bên cạnh để quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
NCS. Nguyễn Thị Lương Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được bất kỳ tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
 Nghiên cứu sinh
 Nguyễn Thị Lương Hạnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARR
Absolute Risk Reduction (chỉ số giảm nguy cơ tuyệt đối)
BMI
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) 
D0
Thời điểm bắt đầu can thiệp
D14
Thời điểm tại 14 ngày can thiệp
D21
Thời điểm tại 21 ngày can thiệp
D35
Thời điểm tại 35 ngày nghiên cứu ( = 14 ngày ngừng can thiệp)
DSM
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Cẩm nang thống kê và 
chẩn đoán các rối loạn tâm thần)
FAO
The Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông nghiệp và thực phẩm)
HAZ
Z-score chiều cao theo tuổi
Hb
Hemoglobine
IGF-I
Insulin-like Growth Factor-I (Hormon tăng trưởng IGF-I) 
IMFeD
Identification and Management of Feeding Difficulties (Xác định và xử trí biếng ăn)
MTH.VC
Men tiêu hóa, vi chất
NKHH
Nhiễm khuẩn hô hấp
NNT
Number needed to treat (số bệnh nhân cần chọn vào điều trị để giảm được 1 ca bệnh)
RDA
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended dietary allowance)
RLTH
Rối loạn tiêu hóa
SD
Standard deviation (Độ lệch chuẩn)
SDD
Suy dinh dưỡng
TTDD
Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF
United Nation Children’ Fund (Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
VC
Vi chất
VCDD
Vi chất dinh dưỡng
WAZ
Z-score cân nặng theo tuổi 
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
WHZ
Z-score của cân nặng theo chiều cao
YNSKCĐ
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn.........
....i
Lời cam đoan..
..ii
Danh mục các chữ viết tắt.
.iii
Mục lục..
.iv
Danh mục các bảng................
...viii
Danh mục các hình...
..xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....
...1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI	
.......3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .
...4
1.1. Biếng ăn: tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên nhân và hậu quả..
...4
 1.1.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn.
...4
 1.1.2. Nguyên nhân biếng ăn...
.12
 1.1.3. Hậu quả biếng ăn
.14
1 1.1.4. Thực trạng rối loạn ăn uống và biếng ăn ở trẻ em...................
.17
 1.1. 5. Biếng ăn sau dùng kháng sinh..
.20
1.2. Giải pháp phòng và điều trị biếng ăn sau dùng kháng sinh..
.....26
 1.2.1. Nguyên tắc.
.26
 1.2.2. Tư vấn dinh dưỡng cá thể, trực tiếp....
.26
 1.2.3. Giải pháp bổ sung dinh dưỡng và một số hoạt tính sinh học.
.28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....
.42
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu..
.42
 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......
.42
 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.....
.43
 2.1.3. Thời gian thực hiện.....
.45
2.2. Phương pháp nghiên cứu..
.45
 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
.....45
 2.2.2. Cỡ mẫu
....46
 2.2.3. Phương pháp và tổ chức chọn mẫu............................................
.....48
 2.2.4. Giới thiệu về sản phẩm can thiệp.....
.51
 2.2.5. Tổ chức tiến hành can thiệp, nhân lực tham gia nghiên cứu
....53
 2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá, theo dõi..
.55
 2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu, cách phân loại, đánh giá...
.56
 2.2.8. Xử lý số liệu.
.61
 2.2.9. Các biện pháp khống chế sai số.
.63
 2.2.10. Đặc điểm mẫu được đưa vào tính toán kết quả .
.65
 2.2.11. Đạo đức trong nghiên cứu.
.....66
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................
.68
3.1. Biếng ăn, các yếu tố liên quan ở trẻ sau dùng kháng sinh.............
..68
 3.1.1. Tỷ lệ biếng ăn, loại kháng sinh đã sử dụng...................................
..68
 3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ sau sử dụng kháng sinh..................
.72
3.2. Hiệu quả của bổ sung sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.....
.75
 3.2.1.Hiệu quả can thiệp đến tình trạng biếng ăn, các chỉ số sinh hóa
.76
 3.2.2. Thay đổi về các chỉ số nhân trắc, rối loạn tiêu hóa sau can thiệp
.90
Chương 4. BÀN LUẬN 
...101
4.1. Tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng của trẻ sau dùng kháng sinh
101
 4.1.1. Đặc điểm gia đình
...101
 4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn của trẻ................................
...101
4.2. Về hiệu quả của sử dụng 2 nhóm sản phẩm đến tình trạng biếng ăn, sinh hóa của trẻ................
..108
 4.2.1. Hiệu quả bổ sung cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ
...108
4.2.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng thiếu vi chất, vi khuẩn chí đường ruột
...116
4.3. Về thay đổi các chỉ số cân nặng, WAZ, hiệu quả thay đổi tình trạng đường tiêu hóa của trẻ biếng ăn sau dùng kháng sinh
...120
 4.3.1. Về hiệu quả thay đổi các chỉ số cân nặng..
...121
 4.3.2. Về thay đổi chỉ số cân nặng/tuổi (WAZ)
...122
 4.3.3. Về thay đổi giảm nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng nhẹ cân
...123
 4.3.4. Hiệu quả cải thiện vi khuẩn chí đường ruột, chất lượng phân.
...124
4.4. Những đóng góp mới của đề tài..
..129
4.5 .Một số điểm hạn chế của nghiên cứu.
..130
KẾT LUẬN..
...131
KHUYẾN NGHỊ.
...133
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
...134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................
...156
PHỤ LỤC.
...157
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Các nghiên cứu về biếng ăn
19
Bảng 1.2
So sánh hoạt động của enzyme tuyến tụy và nấm 
31
Bảng 2.1
Thành phần dinh dưỡng (gói 3 gam) của 2 sản phẩm NC
51
Bảng 3.1
Tỷ lệ trẻ biếng ăn sau dùng kháng sinh, theo tuổi và giới tính
68
Bảng 3.2
Biếng ăn xếp theo từng dấu hiệu
68
Bảng 3.3
Phân bố nhóm kháng sinh đã được sử dụng
69
Bảng 3.4
Tỷ lệ trẻ bị bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp có dùng kháng sinh trong tháng qua
71
Bảng 3.5
 So sánh chỉ số nhân trắc ở trẻ không biếng ăn và trẻ biếng ăn
72
Bảng 3.6
Chỉ số Z score của trẻ theo nhóm tuổi (TB+/-SD)
73
Bảng 3.7
Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi ở trẻ đến khám sàng lọc (n, %)
74
Bảng 3.8
Một số đặc điểm của trẻ ở 2 nhóm trước can thiệp
75
Bảng 3.9
Ảnh hưởng của can thiệp đến các dấu hiệu biếng ăn
76
Bảng 3.10
Ảnh hưởng của can thiệp đến thời gian ăn trung bình/bữa (phút)
77
Bảng 3.11
Hiệu quả can thiệp tới giảm tỷ lệ biếng ăn tích lũy
78
Bảng 3.12
Hiệu quả của can thiệp của men tiêu hóa và probiotic đến giảm nguy cơ biếng ăn tại các thời điểm D7, D14, D21, D35
79
Bảng 3.13
Tiêu thụ 8 nhóm thực phẩm tại các thời điểm khác nhau
81
Bảng 3.14
Giá trị dinh dưỡng khẩu phần tại các thời điểm điều tra
82
Bảng 3.15
Chênh lệch (lần sau- lần trước) tiêu thụ 8 nhóm thực phẩm giữa các thời điểm khác nhau
83
Bảng 3.16
Chênh lệch giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa các đợt điều tra
84
Bảng 3.17
So sánh kết quả ăn đạt được với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam
 85
Bảng 3.18
Thay đổi nồng độ Hb(g/dl) máu và Zn (mcmol/L)huyết thanh sau 21 ngày can thiệp
86
Bảng 3.19
Gia tăng nồng độ Hb, Zn huyết thanh tại thời điểm 21 ngày, theo tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm khi bắt đầu can thiệp
87
Bảng 3.20
Hiệu quả can thiệp tới tỷ lệ % thiếu máu, thiếu kẽmsau 21 ngày can thiệp
88
Bảng 3.21
Hiệu quả của can thiệp của men enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu kẽm tại thời điểm D21
89
Bảng 3.22
Cân nặng (kg) trung bình của 2 nhóm trong thời gian nghiên cứu
90
Bảng 3.23
Mức độ tăng cân (kg) cộng dồn của 2 nhóm sau 14 ngày và 21 ngày can thiệp
93
Bảng 3.24
Gia tăng chỉ số cân nặng (kg) theo WAZ khi tuyển chọn
94
Bảng 3.25
Hiệu quả của enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi tại 21 ngày can thiệp
96
Bảng 3.26
Hiệu quả can thiệp đến vi khuẩn chí trong phân.
97
Bảng 3.27
Hiệu quả can thiệp tới tỷ lệ loạn khuẩn và giảm nguy cơ loạn khuẩn tại 7 ngày và 21 ngày can thiệp
98
Bảng 3.28
Hiệu quả của enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ bệnh loạn khuẩn tại thời điểm D14, D21
99
Bảng 3.29
Thay đổi về chỉ số mỡ trong phân theo thời gian can thiệp
100
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 3.1
Tỷ lệ trẻ biếng ăn sau dùng kháng sinh, theo 2 loại bệnh phổ biến
 70
Hình 3.2
Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng của nhóm trẻ biếng ăn, bình thường
 73
Hình 3.3
Gia tăng cân nặng (kg) so với thời điểm D0
91
Hình 3.4
Gia tăng WAZ so với thời điểm D0
 92
Hình 3.5
Hiệu quả của can thiệp đến tỷ lệ % nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân (WAZ <1,5)
95
Ảnh 1.1
Bản đồ hành chính huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh
43
Ảnh 1.2
Hình ảnh của hai sản phẩm nghiên cứu
46
Sơ đồ 1.1
Vòng xoắn bệnh lý biếng ăn – suy dinh dưỡng
15
Sơ đồ 1.2
Liên quan sử dụng kháng sinh và biếng ăn
25
Sơ đồ 1.3
Diễn biến chọn mẫu, chỉ tiêu đánh giá nghiên cứu
65
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác với nhiều hình thức bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu của Carruth (1998) , Wright (2007) cho thấy có tới 20-50% trẻ ở độ tuổi 6-36 tháng có xuất hiện dấu hiệu biếng ăn [1],[2]. Theo nghiên cứu đánh giá tình trạng bệnh nhi đến khám hàng năm tại khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ chẩn đoán biếng ăn ở trẻ đến khám chiếm 46,9% [3]. 
 Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa, chậm phát triển cân nặng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chiều cao; Nguy cơ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở những trẻ biếng ăn cao hơn so với trẻ không biếng ăn [4],[5].
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [6]. Kháng sinh đã giúp phần điều trị bệnh và góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên trong quá trình điều trị có xu hướng sử dụng kháng sinh quá rộng rãi, phối hợp kháng sinh quá thường xuyên một cách không cần thiết, nhất là việc tự mua kháng sinh điều trị không có đơn của thầy thuốc là nguyên nhân của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng [7],[8]. 
Với tần xuất mắc các bệnh nhiễm khuẩn tăng cao như hiện nay, cùng với tình trạng lạm dụng kháng sinh, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, biếng ăn ở trẻ ngày càng được quan tâm chú ý. Nghiên cứu của Barbut (2002) và McFarland (1998) cho thấy có đến 30% trường hợp có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột, xuất hiện tiêu chảy sau sử dụng kháng sinh [9] [10]. Trẻ SDD, rối loạn tiêu hóa thường kéo theo suy giảm chức năng sản xuất và bài tiết các enzyme tại hệ tiêu hóa, mất các chất dinh dưỡng, có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột. Bởi vậy những trẻ này thường có những dấu hiệu phân sống, còn cặn tinh bột, cặn mỡ, sợi cơ chưa được tiêu hóa hết [11],[12]. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu VCDD, làm cho trẻ giảm cảm giác ngon miệng, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển thể lực, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn; gây nên vòng xoắn bệnh lý SDD và thiếu VCDD, với các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; thiếu kẽm, thiếu sắt với SDD, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài [13],[14],[15].
 Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh ở trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme tiêu hóa, trong đó enzyme tiêu hóa polysacarit bị suy yếu nhiều nhất, sau đó là enzyme tiêu hóa protein [17]. Những rối loạn về ăn uống này đã dẫn đến tình trạng biếng ăn, thiếu VCDD, SDD ở trẻ em [16].
Trên thế giới, nhiều báo cáo tổng hợp với hàng trăm nghiên cứu về bổ sung probiotic trên trẻ có sử dụng kháng sinh, trong phòng và điều trị tiêu chảy ở trẻ em, cho thấy probiotic có tác dụng làm giảm nguy cơ tiêu chảy 15-40% ở trẻ sử dụng kháng sinh [16],[18]. 
 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phòng chống SDD, thiếu VCDD cũng được quan tâm mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Nhiều sản phẩm dinh dưỡng, bổ sung vi chất, enzyme tiêu hóa, lysine, kẽm cũng được chứng minh là có tác dụng tích cực cải thiện tình trạng biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng, VCDD cho trẻ SDD phù hợp với các vùng nông thôn, khó khăn [19],[20],[21],[22]. Tuy nhiên những nghiên cứu về đánh giá tình trạng biếng ăn, đặc biệt biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, cũng như các nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu cho nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm chú ý. 
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là: ở trẻ em Việt Nam lứa tuổi 12-36 tháng, biếng ăn có thường xảy ra sau sử dụng kháng sinh hay không? Tình trạng dinh dưỡng và rối loạn vi khuẩn chí ở những trẻ này như thế nào? Việc nghiên cứu sản xuất những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng, kết hợp với men tiêu hóa sinh học và probiotic cho những trẻ biếng ăn sau sử dụng kháng sinh có cắt đứt được vòng xoắn bệnh lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn hay không?
 Vì lý do trên, đề tài “Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” được tiến hành.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.     Mô tả thực trạng biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh tại Khoa nhi, Bệnh vi ... ày càng được quan tâm chú ý, hướng tới các đối tượng SDD, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, thấp còigóp phần vào việc phòng và chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ở trẻ em hiện nay. Tuy nhiên những sản phẩm hướng tới cải thiện tình trạng biếng ăn, SDD ở trẻ sử dụng kháng sinh còn chưa có nhiều nghiên cứu, đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam. 
Sản phẩm vibozyme là sản phẩm dạng cốm, với thành phần chính là bột mầm đỗ xanh giàu kẽm, lyzine, vitamin B1. Ngoài ra sản phẩm còn được bổ sung enzyme tiêu hóa (amylase, protease, lipase) hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cho trẻ SDD và tiêu chảy, phân sống; các vi sinh vật có lợi (probiotics) với hàm lượng có tác dụng sinh học cao như Bacillus clausii, Bacillus subtilis với hàm lượng 109CPU/gói 3g. Sản phẩm có thể ăn trực tiếp hoặc có thể trộn với thức ăn, nước uống. Nhằm giúp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn và thiếu vi chất, đặc biệt cho trẻ đã và đang sử dụng kháng sinh có rối loạn tiêu hóa.
Vibozyme đã được nghiên cứu và hoàn thiện qua giai đoạn xây dựng công thức, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm về các chỉ số dinh dưỡng và vi sinh vật, theo dõi trong thời gian bảo quản và chứng minh là sản phẩm an toàn, có thể đưa ra thử nghiệm trên người.
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm vibozyme dành cho trẻ SDD, trẻ biếng ăn, trẻ sử dụng kháng sinh đến tình trạng dinh dưỡng, vi khuẩn chí đường ruột.
2. Nội dung hoạt động chính của chương trình là gì?
2.1. Đối tượng: 
Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
 -Trẻ nhỏ từ 12-36 tháng tuổi, đang cư trú tại 8 xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,
 - Đã khám và có được điều trị bằng kháng sinh tại bệnh viện tỉnh Bắc Ninh, kết thúc sau 1 tuần đến 1 tháng.
- Hiện có dấu hiệu biếng ăn.
- Có chỉ số Zscore cân nặng /tuổi từ - <2SD đến -1SD,
- Trẻ được nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa.
- Bố hoặc mẹ của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Qui trình triển khai nghiên cứu
a. Chọn lựa địa điểm, sàng lọc đối tượng vào nghiên cứu:
- Liên hệ địa phương, khảo sát thực địa: thành phố Bắc Ninh và 1 huyện lân cận, chính quyền địa phương ủng hộ tham gia chương trình. TTYTDP Tỉnh đồng ý kết hợp tham gia chỉ đạo, tổ chức, tham gia nghiên cứu.
- Sàng lọc trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi để chọn ra 152 trẻ có biếng ăn sau sử dụng kháng sinh vào nghiên cứu.
b. Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu:
- Tập huấn cho các điều tra viên: mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, cách lựa chọn đối tượng, cách thu thập số liệu cho các chỉ số, các kỹ thuật lấy máu, xét nghiệm, làm sạch, vào số liệu.
- Tập huấn cho giám sát viên (GSV) và cộng tác viên (CTV): tại bệnh viện và tại 1 huyện lân cận chọn 1 CTV tham gia nghiên cứu và có 1-2 giám sát viên của trung ương và Tỉnh/Huyện/xã. CTV chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm, ghi chép tất cả thông tin như số lượng tiêu thụ, tấn xuất tiêu thụ, các triệu chứng lâm sàng; tập huấn kỹ cách hỏi ghi và ghi chép qua các mẫu phiếu theo dõi. Trang bị các kiến thức cơ bản cho các CTV và GSV về kiến thức về ăn bổ sung hợp lý để có thể hướng dẫn cho các bà mẹ trong thôn của mình.
- Tập huấn cho các bà mẹ (người nuôi dưỡng trẻ): tất cả các bà mẹ có trẻ tham gia nghiên cứu được hướng dẫn về ăn bổ sung hợp lý và hướng dẫn bà mẹ cách sử dụng gói sản phẩm cho trẻ.
d. Can thiệp: sau khi thu thập các thông tin chung ban đầu, chỉ số nhân trắc, xét nghiệm phân, lấy máu đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng trong 21 ngày liên tục cho 2 nhóm:
- Nhóm sử dụng MTH.VC 
- Nhóm sử dụng VC.
- Theo dõi: CTV của thôn cùng với các GSV trung ương, Tỉnh, Huyện thực hiện giám sát theo dõi
e. Đánh giá sau 14 ngày và 21 ngày can thiệp, sau 14 ngày ngừng can thiệp: Sau khi CTV mời đối tượng đến bệnh viện Bắc Ninh, trạm y tế, từng đối tượng sẽ được qua các bàn: hỏi ghi chung, hỏi ghi khẩu phần, cân đo, khám nội khoa, lấy máu ven và phát quà bồi dưỡng. Lấy máu tĩnh mạch là 3 ml/đối tượng.
f. Nhân lực, tổ chức điều tra, đánh giá, theo dõi: 
- Đội ngũ tham gia điều tra ban đầu và đánh giá sau 14 ngày và 21 ngày can thiệp, sau 14 ngày ngừng can thiệp là cùng một nhóm các điều tra viên của Viện Dinh Dưỡng và của bệnh viện Bắc Ninh, TTYTDP tỉnh Bắc Ninh tham gia điều tra.
- Tổ chức giám sát và theo dõi trong 21 ngày can thiệp: các GSV của Viện Dinh dưỡng, của bệnh viện và của TTYTDP Tỉnh sẽ phối hợp giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên các đối tượng tham gia về việc ghi chép, về các phản ảnh của đối tượng....Các cộng tác viên sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát các đối tượng của mình, hàng ngày gọi điện thoại hoặc nhắn tín cho các bà mẹ nhắc nhở uống thuốc đều đặn và gửi mail báo cáo tình hình.
 g. Xử lý số liệu và báo cáo: các mẫu phiếu điều tra, các kết quả xét nghiệm được làm sạch số liệu, mã hóa và vào số liệu, Phân tích số liệu theo chương trình SPSS. Viết báo cáo: báo cáo sau điều tra, báo cáo tiến độ và kết quả, báo cáo kết quả khoa học. Các báo cáo được gửi cho các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng góp ý, bổ sung.
h. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện:
Giám sát viên đề tài sẽ giám sát các bước thực hiện, kiểm tra tại thực địa.
Giám sát quá trình xét nghiệm mẫu, số liệu và phân tích số liệu, báo cáo
3.Mục đích của nghiên cứu: 
1.     Mô tả thực trạng biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
2.     So sánh hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn, kẽm huyết thanh, hemoglobin ở trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, khi được sử dụng 2 sản phẩm dinh dưỡng:MTH.VC (chứa enzyme tiêu hóa, probiotic, kẽm, lysin, vitamin B1) và  VC (chứa kẽm, lysine, vitamin B1) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 
3. Đánh giá sự thay đổi về cân nặng, tình trạng rối loạn tiêu hóa (vi khuẩn chí, loạn khuẩn, cặn dư phân) của việc bổ sung sảnphẩm MTH.VC và sản phẩm VC cho trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi có biếng ăn sau sử dụng kháng sinh.
4. Giới thiệu về người nghiên cứu:
- Ths.BS. Nguyễn Thị Lương Hạnh, Trung tâm Khám tư vấn trẻ em, Viện Dinh dưỡng. ĐT: cơ quan 04-38211758	 Mobile: 0912.540.130
- TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Viện Dinh dưỡng . ĐT: cơ quan 04-38211758	Mobile: 0912.187.523
Là các cán bộ đã tham gia nhiều đề tài can thiệp dinh dưỡng nhằm điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. 
5. Qui trình thực hiện nghiên cứu: 
Nội dung nghiên cứu thông qua HĐKH và HĐ đạo đức.
Tiến hành can thiệp: Có sự đồng ý của đối tượng, và y tế, chính quyền địa phương.
Tiến hành điều tra thu thập số liệu tại thời điểm ban đầu, sau 14 ngày và sau 21 ngày can thiệp và sau 35 ngày (ngừng can thiệp 14 ngày)
Tiến hành can thiệp cho đối tượng sử dụng sản phẩm liên tục trong 21 ngày.
Phân tích mẫu máu, đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng
Số liệu, phân tích số liệu, Báo cáo kết quả
6. Những rủi ro có thể xảy ra: 
Các nghiên cứu viên là những cán bộ có kinh nghiệm, hạn chế thấp nhất các rủi ro xảy ra.
Khi lấy máu tĩnh mạch, trẻ có thể bị đau đớn hoặc một số trẻ khó lấy ven, phải lấy nhiều lần dẫn đến thâm quầng tán huyết tại chỗ. Do đó, đề tài sử dụng kim tiêm lấy máu dành cho trẻ nhỏ (có thể dùng kim bướm), dùng 1 lần. Đồng thời chọn kỹ thuật viên lấy máu là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm lấy máu ven của trẻ em.
Có bác sĩ và dụng cụ cấp cứu phòng chống sốc.
Sau khi trẻ lấy máu, hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ (nếu mẹ đang còn cho trẻ bú mẹ); cho trẻ uống sữa, nước đường và đưa trẻ về nhà nghỉ. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, cán bộ y tế xử lý kịp thời (mời bác sĩ có kinh nghiệm về cấp cứu).
Nếu đối tượng tham gia khó lấy máu và cung cấp không đủ số lượng về mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ bàn với nhóm trưởng để quyết định thay thế đối tượng khác (tại thời điểm điều tra ban đầu).Điều tra viên cám ơn và gửi quà bồi dưỡng cho đối tượng.
7. Những lợi ích của đối tượng khi tham gia nghiên cứu: 
Đối tượng được biết về khẩu phần ăn của mình
Được biết kết quả xét nghiệm đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng trong máu của trẻ mà không phải mất tiền xét nghiệm
Được các chuyên gia y tế và dinh dưỡng tư vấn miễn phí về cách chăm sóc, nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý trong thời gian tham gia nghiên cứu.
Được nhận quà bồi dưỡng khi tham gia.
8. Trả công cho đối tượng tham gia nghiên cứu (nếu có): 
Theo định mức quy định của nhà nước cho người được phỏng vấn, cho trẻ khi lấy máu xét nghiệm. Cho cộng tác viên trong thời gian phối hợp nghiên cứu.
9. Đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu: 
Những thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín. Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được mã hoá, và chỉ được nghiên cứu viên sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
10. Nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu: 
- Ký cam kết tham gia
- Cộng tác với điều tra viên, trả lời bộ câu hỏi, cũng như phối hợp cho trẻ uống đủ số sản phẩm được phát hàng ngày.
- Bà mẹ tự nguyện để cho cán bộ y tế lấy 3 ml máu ven /tĩnh mạch của con mình làm xét nghiệm cho 1 lần điều tra x 2 lần. 
- Trẻ được lấy phân xét nghiệm 3 lần: khi bắt đầu nghiên cứu, giữa nghiên cứu và khi kết thúc nghiên cứu. Mỗi lần 5g phân theo hướng dẫn vào dụng cụ được cung cấp.
11. Sự tình nguyện tham gia và rút lui của khỏi nghiên cứu: 
Đối tượng được quyền lựa chọn có hay không tham gia vào nghiên cứu và rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào.
12. Phương thức liên hệ với những người tổ chức nghiên cứu: 
Trong quá trình tham gia nghiên cứu, nếu cần thiết liên hệ trực tiếp hoặc thông qua điện thoại với cộng tác viên dinh dưỡng hoặc cán bộ phụ trách nghiên cứu trên đây (Ths.BS Nguyễn Thị Lương Hạnh, Ts.BS Nguyễn Trọng Hưng, mục 4).
13. Những cam kết của nhà nghiên cứu với đối tượng tham gia nghiên cứu: 
Thực hiện đúng theo những điều đã thỏa thuận với đối tượng và Hội đồng khoa học
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
	TM. Chủ nhiệm đề tài
Ths.Bs. Nguyễn Thị Lương Hạnh
PHỤ LỤC 9
BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên tôi là:	ĐT:
Địa chỉ :
Là mẹ/ bố của cháu:
Tôi được nhà nghiên cứu mời tham gia vào nghiên cứu đề tài có tên :
“Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh””
Tôi được nhà nghiên cứu đọc và trình bày trong bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu này các thông tin liên quan đến nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau :
Mục đích : Nghiên cứu về về căn bệnh biếng ăn và biện pháp điều trị bênh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Người nghiên cứu : là những bác sỹ có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực nhi khoa và dinh dưỡng. Ths.Bs. Nguyễn Thị Lương Hạnh ( ĐT : 0912540130), Ts. Bs Nguyễn Trọng Hưng (ĐT 0912187523) là những cán bộ của trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y Tế, là những người trực tiếp theo dõi và phụ trách hoạt động này.
Sau khi nghe các nhà nghiên cứu trình bày đề cương nghiên cứu, tôi thấy đề tài này rất bổ ích trong việc điều trị cho trẻ biếng ăn, SDD.Tôi xin tình nguyện được tham gia và cho con tôi là cùng tham gia vào nghiên cứu này. 
Khi tham gia vào nghiên cứu tôi sẽ :
1. Tuân thủ mọi yêu cầu của nghiên cứu đặt ra trong suốt quá trình nghiên cứu.
2. Cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin cho nhà nghiên cứu.
3. Tôi sẽ cho con tôi tham gia vào cân, đo, lấy máu ven/ tĩnh mạch 3 ml/ lần, lấy 2 lần (khi bắt đầu và khi 21 ngày uống thuốc) lấy phân 2 lần – mỗi lần 5 gram (khi bắt đầu, sau 21 ngày) để làm xét nghiệm.
4. Tôi sẽ cho con tôi đến khám lại sau 2 tuần, 3 tuần và 5 tuần kể từ ngày cháu được uống thuốc. Thuốc được cấp phát miễn phí. Sản phẩm nghiên cứu là men tiêu hóa, các vi chất kẽm, lysine, vitamin B1, đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng cũng như điều trị tiêu chảy. 
5. Tham gia nghiên cứu này con tôi sẽ được khám, xét nghiệm và tư vấn miễn phí. Được thông báo kế quả về tình trạng SDD, bệnh tật, kết quả xét nghiệm.
6. Tôi có quyền rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào. Mà không cần có điều kiện gì. Những thông tin của con tôi được đảm bí mật và chỉ dùng trong nghiên cứu
Sau khi nghe và đọc các thông tin liên quan đến nghiên cứu như đã trình bày trong bản thỏa thuận này cũng như biết được về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào đề tài nghiên cứu cũng như mục đích của nghiên cứu .
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. 
Tôi xin tuân thủ các qui định của nhà nghiên cứu
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2015
Chủ nhiệm đề tài ký tên
Đối tượng tham gia nghiên cứu
(Ký nhận và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 10
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
STT
Họ và tên trẻ
STT
Họ và tên trẻ
Hoàng T Thùy Ng
Trương Quang D
Trương Tấn D
Cao Ngọc Tr
Đoàn Đức Nh
Đoàn Văn Hồng Ph
Hoàng Đạo K
Trương Gia B
Nguyễn Bảo A
Trương Bình U
Trương T Tương L
Trương T Thùy D
Nguyễn Trọng T
Trương Thành Đ
Nguyễn Quang Bình A
Cao Minh Q
Cao Duy L
Trần Tuấn L
Trương Thị Th
Trần Khánh V
Hà Trung H
Nguyễn Thu H
Nguyễn Phương A
Trương Hoài A
Nguyễn Đức H
Nguyễn Ánh D
Trương Văn K
Trương T Khánh V
Trương Nhật H
Nguyễn Duy M
Ngô T Trà M
Nguyễn T Ngọc A
Trương Thùy Ch
Nguyễn Văn Bảo A
Nguyễn Đức Tuấn A
Trương Minh V
Nguyễn T Hồ U
Trương Hoàng Ph
Đỗ Hoàng Kim Ng
Cao Diễm M
Trương Bảo Tr
Trương Nhật B
Nguyễn Mạnh T
Vũ Gia B
Nguyễn Đăng T
Lê Như H
Nguyễn Liên Ch
Nguyễn Phương A
Nguyễn T Bảo Ng
Lê Kim Ng
Nguyễn Huyền Tr
Lê Thị Ng
Đào Phương L
Ngô Thế O
Chu Phương M
Ngô T Hoài Th
Nguyễn Văn H
Chu Văn Đại Q
Nguyễn Văn Th
Nguyễn Bảo Ch
Nguyễn T Yến Nh
Trần ThỊ Thanh Ng
Lê Thu Th
Ngô T Phương A
Nguyễn Quang V
Ngô T Phương M
Nguyễn Lương Q
Nguyễn T Kim Ng
Lê Kim Thành L
Ngô Xuân H
Trần T D
Đỗ Anh K
Nguyễn Đăng Thành H
Ngô Phương A
Lê Hiếu H
Nguyễn Ngọc H
Chu Trí Th
Ngô Đoàn Q
Chu Quế Ch
Trần T Uyên Nh
Nguyễn Văn Đ
Ngô Ngọc B
Ngô T Phương Ng
Chu Huyền Tr
Hoàng Minh A
Ngô T H
Dương T Thanh H
Đinh Văn H
Dương Ngọc B
Nguyễn Tiệp L
Trần Quang Thành Ph
Đào Ngọc A
Chu Mạnh H
Đinh Vũ Tr
Trần T Huyền Tr
Bùi Duy T
Trương Quang H
Đinh Văn T
Ngô Thu Tr
Nghiêm Quốc V
TRần Hương G
Đinh T Thu Ph
Tô Phương Th
Chu Tuấn Ph
Đỗ Thu H
Nguyễn Công C
Nguyễn T Khánh L
Nguyễn Sỹ V
Nghiêm Văn V
Nguyễn Tường A
Trương Đức T
Nguyễn T Khánh Ng
Lê Văn Đ
Ngô kiều O
Nguyễn Đình N
Nguyễn T Ngọc A
Nguyễn Khánh Ng
Ngô T Ngọc D
Nguyễn T Kim Ng
Nghiêm T Ngọc A
Nguyễn T Anh Th
Trần Khắc Anh T
Ngô Khánh D
Nguyễn Anh Th
Nguyễn T Khánh L
Nguyễn Ngọc Ch
Nguyễn Công Tiến Đ
Nguyễn T Kim A
Nguyễn Khải Ph
Nguyễn Đình H
Nguyễn Đăng H
Hoàng Minh H
Nguyễn T Mai A
Lưu Ngọc Kh
Nguyễn Anh N
Nguyễn T Thanh B
Hoàng T Thùy N
Ngô Khánh D
Hoàng Trọng Kh
Nguyễn Thị D
Lê Gia H
Đào T Ngọc B
Ngô T Thanh H
Ngô Bảo Ch
Dương T Yến Nh
Ngô Huy Đ
Nguyễn T Ngọc T
Dương Băng G
Hoàng Anh Ph
Hoàng T Ch
Nguyễn Duy T
Ngô Huy Ph
Vương Ngọc H
Đào Sỹ A
Vương Thùy L
Dương Văn Tuấn 
Hoàng Tố D
Nguyễn Hoài A
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI THỰC ĐỊA
Hình ảnh phỏng vấn, phát sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Một số hoạt động của đề tài

File đính kèm:

  • docxluan_an_hieu_qua_can_thiep_dinh_duong_cho_tre_12_36_thang_tu.docx
  • docxTóm tắt LA tiếng anh NCS Nguyễn Thị Lương Hạnh.docx
  • docxTóm tắt luận án của NCS Nguyễn Thị Lương Hạnh.docx
  • docTrích yếu LA TA của NCS Nguyễn Thị Lương Hạnh.doc
  • docxTrích yếu TV- LA NCS Nguyễn Thị Lương Hạnh.docx