Luận án Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng clinprotm XT varnish
Sâu răng hàm lớn thứ nhất là một bệnh hay gặp, báo cáo của Rafi A. T. (2011) tại Ả rập Xê út về tỷ lệ sâu RHLTN ở trẻ 7 -10 tuổi là 66,4% và tăng liên tục theo tuổi, Elisa M. C. (2015) ở Rumani báo cáo tỷ lệ sâu RHLTN trên trẻ em 6-7 tuổi là 58,82%. Ở Việt Nam, Vũ Mạnh Tuấn (2011) nghiên cứu trên trẻ em 7-8 tuổi tại Quảng Bình có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 54,60%, Nông Bích Thủy (2010) trên trẻ em 7 tuổi ở Bắc Cạn là 23,2%. Việc phát hiện sớm sâu RHLTN trong giai đoạn đầu của quá trình mất khoáng có thể giúp cho tổn thương có thể đảo chiều phục hồi về trạng thái ban đầu. Laser huỳnh quang được ghi nhận là một phương tiện phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm, có hiệu quả cao, đơn giản, dễ sử dụng. Fluor được chứng minh có hiệu quả tái khoáng trên các tổn thương mất khoáng. Fluor được sử dụng dưới nhiều phương pháp khác nhau, trong đó Fluor varnish được chứng minh là biện pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với trẻ em. Đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng hiệu quả của Fluor Varnish trong dự phòng, điều trị sâu răng sữa và răng vĩnh viễn, như Memarpour (2015), Honkala(2015) Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chưa đưa ra được một phác đồ cụ thể nào cho việc điều trị những tổn thương sâu răng giai đoạn sớm.
ClinproTM XT Varnish là một Fluor Varnish được 3M nghiên cứu và phát triển, ngoài việc phóng thích F và các khoáng chất như Ca, P, nó còn kết hợp thêm thành phần nhựa để tăng hiệu quả bám dính của thuốc, qua đó nâng cao hiệu quả trong điều trị. ClinproTM XT Varnish được ứng dụng nhiều trong dự phòng sâu răng cho những bệnh nhân chỉnh nha. Trên thực nghiệm cũng chứng minh có hiệu quả với các tổn thương đốm trắng trên răng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sử dụng các sản phẩm Fluor nồng độ cao trong phòng bệnh sâu răng tại cộng đồng, chưa có nghiên cứu sâu nào về việc sử dụng Fluor Varnish để điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm trên lâm sàng. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish ở nhóm trẻ 6-12 tuổi.
2. Đánh giá khả năng tái khoáng hóa sâu răng hàm nhỏ vĩnh viễn giai đoạn sớm trên thực nghiệm bằng ClinproTM XT Varnish.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng clinprotm XT varnish
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ VÂN ANH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HÀM VĨNH VIỄN GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG CLINPROTM XT VARNISH Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 62720601 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc Phản biện 1 : PGS.TS. Phạm Như Hải Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Văn Thắng Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Y Hà Nội. Vào hồi: ....... ngày tháng năm 2019 CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI: - Thư viện Quốc gia. - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội. ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng hàm lớn thứ nhất là một bệnh hay gặp, báo cáo của Rafi A. T. (2011) tại Ả rập Xê út về tỷ lệ sâu RHLTN ở trẻ 7 -10 tuổi là 66,4% và tăng liên tục theo tuổi, Elisa M. C. (2015) ở Rumani báo cáo tỷ lệ sâu RHLTN trên trẻ em 6-7 tuổi là 58,82%. Ở Việt Nam, Vũ Mạnh Tuấn (2011) nghiên cứu trên trẻ em 7-8 tuổi tại Quảng Bình có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 54,60%, Nông Bích Thủy (2010) trên trẻ em 7 tuổi ở Bắc Cạn là 23,2%. Việc phát hiện sớm sâu RHLTN trong giai đoạn đầu của quá trình mất khoáng có thể giúp cho tổn thương có thể đảo chiều phục hồi về trạng thái ban đầu. Laser huỳnh quang được ghi nhận là một phương tiện phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm, có hiệu quả cao, đơn giản, dễ sử dụng. Fluor được chứng minh có hiệu quả tái khoáng trên các tổn thương mất khoáng. Fluor được sử dụng dưới nhiều phương pháp khác nhau, trong đó Fluor varnish được chứng minh là biện pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với trẻ em. Đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng hiệu quả của Fluor Varnish trong dự phòng, điều trị sâu răng sữa và răng vĩnh viễn, như Memarpour (2015), Honkala(2015) Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chưa đưa ra được một phác đồ cụ thể nào cho việc điều trị những tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. ClinproTM XT Varnish là một Fluor Varnish được 3M nghiên cứu và phát triển, ngoài việc phóng thích F và các khoáng chất như Ca, P, nó còn kết hợp thêm thành phần nhựa để tăng hiệu quả bám dính của thuốc, qua đó nâng cao hiệu quả trong điều trị. ClinproTM XT Varnish được ứng dụng nhiều trong dự phòng sâu răng cho những bệnh nhân chỉnh nha. Trên thực nghiệm cũng chứng minh có hiệu quả với các tổn thương đốm trắng trên răng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sử dụng các sản phẩm Fluor nồng độ cao trong phòng bệnh sâu răng tại cộng đồng, chưa có nghiên cứu sâu nào về việc sử dụng Fluor Varnish để điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm trên lâm sàng. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish ở nhóm trẻ 6-12 tuổi. 2. Đánh giá khả năng tái khoáng hóa sâu răng hàm nhỏ vĩnh viễn giai đoạn sớm trên thực nghiệm bằng ClinproTM XT Varnish. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài gồm hai nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm. Trong nghiên cứu lâm sàng, với thời gian theo dõi dài, kết quả phân tích tỉ mỉ, tác giả đã cho thấy phác đồ điều trị sâu răng giai đoạn sớm theo quy trình can thiệp lâm sàng (3 tháng 1 lần) bằng ClinproTM XT Vanish trên các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) cho hiệu quả điều trị rất cao, trên 95% tổn thương sâu răng giai đoạn sớm được hoàn nguyên về mức D0 sau 18 tháng theo dõi, giúp các nhà lâm sàng có thêm biện pháp hữu ích cho điều trị sâu răng giai đoạn sớm. Nghiên cứu cũng cho thấy kết hợp khám lâm sàng và sử dụng lase huỳnh quang nhằm chẩn đoán chính xác sâu răng ở trẻ em ngay từ giai đoạn sớm (D1, D2), là một giải pháp lâm sàng tốt để tránh bỏ sót các tổn thương sâu răng (gần 20%), điều này đóng góp vào khuyến cáo thực hành lâm sàng cho nha khoa đương đại trong chẩn đoán và điều trị sâu răng. Nghiên cứu cũng đóng góp cho thêm cho chuyên nghành về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thành công sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm. Đề tài đã cung cấp thêm một công cụ hữu ích cho các bác sĩ răng hàm mặt trong quá trình điều trị và nghiên cứu. Nghiên cứu thực nghiệm cũng đưa ra minh chứng rõ hiệu quả của ClinproTMXT Vanish trong tái khoáng hóa làm giảm độ sâu, thu hẹp khoảng cách trụ men của bề mặt men ngà hủy khoáng tương ứng với sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2), là cơ sở khoa học cho các can thiệp lâm sàng trên các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. Bố cục của luận án gồm: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (36 trang); đối tượng và phương pháp nghiên cứu (27 trang); kết quả nghiên cứu (35 trang); bàn luận (35 trang); kết luận (2 trang); kiến nghị (1 trang); 143 tài liệu tham khảo. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu và tổ chức học của răng. Đề cập đến đặc điểm giải phẫu, thành phần hóa học và cấu trúc tổ chức học của men răng, ngà răng và tủy răng. 1.2. Các yếu tố nguy cơ sâu răng. Phân tích các yếu tố nguy cơ gây sâu răng dựa trên sơ đồ của Fejerskov và Manji, phân loại các yếu tố thành “các yếu tố quyết định” và “các yếu tố gây nhiễu”. Yếu tố quyết định là yếu tố có sự tương tác với nhau để dẫn đến sự hủy khoáng của men răng (vi khuẩn- mảng bám răng, răng nhạy cảm, chất đường, thời gian, nước bọt). Còn yếu tố gây nhiễu bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, thu nhập của gia đình, trình độ học vấn, lối sống, hành vi, vệ sinh, thói quen ăn uống, địa vị xã hội, hay là một số bệnh tật, rối loạn thể chất và tinh thần 1.4. Phân loại sâu răng. 1.4.1. Phân loại theo ngưỡng chẩn đoán của Pitts năm 1997. Pitts đưa ra phân loại sâu răng theo mức độ tổn thương, trong đó tác giả chú ý đến tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. Tổn thương phát hiện được trên lâm sàng là những tổn thương từ D1 đến D4, những tổn thương dưới mức D1 cần phải có các phương tiện hỗ trợ để phát hiện. 1.4.2. Phân loại theo hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (International Caries Detection and Assessment System - ICDAS). Phân loại này giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán sâu răng dựa vào những bằng chứng thực tế lâm sàng. Các thành phần trong hệ thống ICDAS II bao gồm: hệ thống tiêu chí phát hiện sâu răng ICDAS, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động của sâu răng ICDAS và hệ thống chẩn đoán sâu răng. 1.4.3. Phân loại theo ADA. Hệ thống phân loại này giúp cho các bác sĩ lâm sàng đánh giá sâu răng từ những răng bình thường tới các tổn thương giai đoạn sớm và các tổn thương tiến triển nặng hơn. ADA CCS giúp các bác sĩ lựa chọn biện pháp lâm sàng cần thiết để điều trị tổn thương sâu răng. 1.5. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm. 1.5.1. Khám lâm sàng. Phương pháp này chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm nhất là dựa trên sự thay đổi màu sắc trên bề mặt men răng, chưa có sự phá hủy mô cứng của răng, được đánh giá là phương pháp tốt nhất để đánh giá sâu răng. Hạn chế của phương pháp này là độ nhạy và độ đặc hiệu đều thấp. Do đó trong thực tế khám lâm sàng thường kết hợp nó cũng với một phương tiện hỗ trợ khác. 1.5.2. Phương pháp đo dòng điện (Electronic Caries Monitor - ECM). ECM hoạt động dựa trên nguyên lý sự thay đổi cấu trúc khác nhau giữa men răng bình thường so với men răng khử khoáng làm tăng độ dẫn điện của răng. Nghiên cứu trên thực nghiệm sử dụng ECM phát hiện sâu men và ngà răng cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của ECM là 0,65 và 0,73 cho các tổn thương men răng. 1.5.3. Phương pháp soi qua sợi quang học (fibre optic transillumination - FOTI, Digital imaging fibre optic transillumination – DIFOTI). Phương pháp này dựa trên nguyên tắc ánh sáng được hấp thụ nhiều hơn khi có tổn thương men và ngà răng, làm xuất hiện một vùng tối hơn ở khu vực tổn thương. Các kết quả trong thực nghiệm cho thấy DIFOTI có độ nhạy gấp hai lần trong việc phát hiện những tổn thương ban đầu và gấp ba lần trong việc phát hiện các tổn thương mặt nhai so với X quang. 1.5.4 Định lượng ánh sáng huỳnh quang (Quantitative light - induced fluorescence - QLF). QLF hoạt động dựa vào nguyên tắc về sự phát huỳnh quang của răng và của mô bị tổn thương bởi sâu răng. QLF có độ nhạy cao trong việc định lượng tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trên bề mặt nhẵn. Tuy nhiên, tính đặc hiệu thấp do có nhiều yếu tố gây nhiễu. 1.5.5. Laser huỳnh quang- Diagnodent (DD). DD phát hiện sự hiện diện của sâu răng dựa trên sự chênh lệch huỳnh quang giữa men lành mạnh và men mất khoáng, cường độ huỳnh quang thu được sẽ hiển thị thành một giá trị số trên màn hình và đưa ra mức độ sâu răng. Cụ thể: 0-13 (không có sâu răng hoặc khởi đầu tổn thương ở men), 14-20 (sâu men nông), 21-29 (sâu men sâu), 30-99 (tổn thương đến ngà). Nghiên cứu của Lussi cho thấy độ nhạy của DD là 0,92. 1.6. Các phương pháp điều trị sâu răng giai đoạn sớm. 1.6.1. Casein phosphopeptide - Amorphour calcium phosphate(CPP-ACP). CPP-ACP này cung cấp canxi và phosphat sinh học hấp thu qua bề mặt men và ảnh hưởng đến quá trình khử khoáng. Tooth Mousse được sử dụng cho người lớn và trẻ 12 tuổi trở lên, cho phụ nữ có thai, người có nguy cơ sâu răng cao, đang hoặc sau khi nắn chỉnh răng, răng ê buốt, nhạy cảm. 1.6.2. Gel Fluor. Gel fluor bổ sung fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng giai đoạn sớm, nồng độ F trong gel có thể thay đổi từ 6150ppm đến cao hơn 22600ppm. Gel fluor chỉ nên dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên do sợ trẻ dễ bị ngộ độc vì nuốt phải gel khi ngậm. Nghiên cứu của Bonow (2013) cho thấy 62% tổn thương sâu răng sớm đang hoạt động trở thành tổn thương ngừng hoạt động sau khi áp gel 1,23% APF. Ở Việt Nam, Trần Văn Trường (2010), Vũ Mạnh Tuấn (2012) nghiên cứu ứng dụng Gel fluor 1,23% trên răng hàm vĩnh viễn cho thấy có tác dụng tái khoáng men răng tốt. 1.6.3. Fluoride Varnish (FV). FV cung cấp fluor lên bề mặt men răng và bám dính trong một thời gian dài. FV đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ sâu răng ở cả trên răng sữa và vĩnh viễn. Ưu điểm của VF là cung cấp fluor bảo vệ men răng trong trường hợp bệnh nhân không thực hiện được các quy trình điều trị khác, giải phóng fluor liên tục trong một thời gian dài, dễ sử dụng và có tính an toàn cao. Thành phần chính của FV là NaF 5% , một số sản phẩm có bổ sung thêm ACP tạo ra nguồn khoáng chất cho quá trình tái khoáng. FV thường được đóng gói chuẩn liều sẵn cho từng người, mỗi đơn vị có khoảng 0,4- 0,5ml tương ứng 22.600ppm (0.02g F). Hiệp hội nha khoa trẻ em Mỹ (AAPD, 2013) khuyến cáo sử dụng FV cho trẻ dưới 6 tuổi để kiểm soát sâu răng với phác đồ 6 tháng một lần với trẻ có nguy cơ sâu răng trung bình và 3 tháng một lần với trẻ có nguy cơ sâu răng cao. Marinho VC (2002), Ferreira J.M (2009) và nhiều tác giả khác đã kết luận FV có tác dụng tăng cường tái khoáng hóa các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm, là giảm sâu răng trên cộng đồng. 1.6.4. Icon-DMG. Phương pháp này điều trị tổn thương đốm trắng bằng sự xâm nhập vi mô với loại nhựa có độ nhớt thấp, ngăn chặn sự tiến triển sâu răng và cải thiện thẩm mỹ của vết trắng trên mặt răng. Hạn chế của phương pháp điều trị này là kỹ thuật điều trị phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ điều trị, khó áp dụng cho những bệnh nhân nhỏ tuổi và chi phí điều trị cao. 1.7. ClinproTM XT Varnish. Là FV được kết hợp với resine và glass ionomer, cấu tạo gồm hai thành phần paste và chất lỏng, trong đó: + Paste: là sự kết hợp của HEMA, BIS-GMA, nước, chất khơi mào và fluoroaluminosilicate glass. + Chất lỏng: bao gồm axit polyalkenoic, HEMA (2-hydroxethylmethacrylate), nước, chất khơi mào (bao gồm cả camphorquinone) và canxi glycerophosphate. ClinproTM XT Varnish khi sử dụng sẽ tạo nên một lớp áo khoác bảo vệ mặt răng khỏi sự tấn công của axit, ngăn chặn sự khử khoáng ở cả dưới vật liệu và xung quanh vật liệu, độ bám dính sau 24 giờ đạt được 20.23 ± 1.16 MPa và duy trì sau sáu tháng đạt 22.18 ± 2.91 Mpa, có khả năng chống lại sự mài mòn cơ học do đánh răng trong ít nhất 6 tháng. Sau khi được điều trị, F được giải phóng một số lượng lớn, tăng cao dần trong 24h đầu tiên và kéo dài ít nhất là sáu tháng trong sự tồn tại của lớp phủ. Giải phóng Ca, P song song với Flo trong suốt thời gian tồn tại của lớp phủ. Sự kết hợp giải phóng đồng thời cả F, Ca và P đã tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng diễn ra mạnh mẽ hơn. ClinproTM XT Varnish còn thu nạp thêm florua từ kem đánh răng, nước súc miệng để bổ sung lượng fluor cho quá trình tái khoáng. Một số nghiên cứu như Jeannette P. B. (2015), Reddy VR (2015), Priscilla S. P. G. (2016)cho thấy ClinproTM XT Varnish có hiệu quả trong dự phòng và điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm. 1.8. Thực nghiệm điều trị sâu răng giai đoạn sớm. 1.8.2. Vai trò của chu trình pH trong nghiên cứu thực nghiệm. Mục đích của việc thực hiện chu trình pH là tạo ra môi trường xung quanh men răng nghiên cứu tương tự như với các điều kiện tự nhiên của quá trình sâu răng diễn ra trong môi trường miệng. Mô hình vòng tròn pH thường được sử dụng nhất là của Featherstone (1986), các mẫu men nghiên cứu lần lượt được ngâm trong các dung dịch đệm có tính khử khoáng và tái khoáng. Giai đoạn khử khoáng có thể là 3h, 6h hoặc 17h mỗi ngày và thời gian tái khoáng 6h hoặc 17h mỗi ngày tùy vào mục đích nghiên cứu. Sau mỗi chu trình pH 10, 14 ngày hoặc dài hơn sẽ đánh giá về hiệu quả điều trị của một sản phẩm lên tổn thương sâu răng. 1.8.3. Các nghiên cứu thực nghiệm khử khoáng răng. Nghiên cứu của Margolis (1999), Hyun Suk Oh (2007) thực nghiệm trên men người với các dung dịch khử khoáng khác nhau đã đưa ra kết luận độ mất khoáng tăng theo thời gian ngâm và liên quan nghịch với độ pH của dung dịch, ở pH 6 hầu như không gây được tổn thương trên thực nghiệm, đồng thời cho thấy môi trường axit lactic gây mất khoáng nhanh hơn so với axit acetic. Ở Việt Nam, Võ Trương Như Ngọc (2016) khử khoáng các răng hàm nhỏ vĩnh viễn, kết quả độ sâu trung bình của tổn thương ICDAS 1 là 100.30 μm ±18.05, độ rộng là 1.06 μm ±0.18, còn ICDAS 2 có độ sâu trụng bình là 122.19 μm ±12.80, độ rộng là 1.30 μm ± 0.16. 1.8.4. Các nghiên cứu thực nghiệm điều trị tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. Lucineide (2009), Tavassoli (2012), Rirattanapong (2016) nghiên cứu thực nghiệm trên răng người với các vật liệu tái khoáng khác nhau, các răng được trải qua chu trình pH, kết quả cho thấy fluor có tác dụng tái khoáng trên men và VF có tác dụng tái khoáng tốt hơn các sản phẩm khác. Ở Việt Nam, Võ Trương Như Ngọc (2017) thực nghiệm điều trị tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng CPP-ACPF, cho thấy sự giảm chiều sâu tổn thương so với nhóm chứng. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu lâm sàng. 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện tại bộ môn Răng trẻ em – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội; Khoa Răng trẻ em - Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội. trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 11/2018. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. Tiêu chuẩn lựa chọn:Răng hàm lớn thứ nhất có tổn thương sâu răng giai đoạn sớm ( D1, D2) của các bệnh nhân 6- 12 tuổi, tình trạng lợi bình thường, bệnh nhân phối hợp tốt với bác sĩ và gia đình đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loạ ... ish phóng đại 1500 lần. Hình 3.29: Tổn thương D1 sau điều trị Enamel Pro Varnish phóng đại 1000 lần. Bảng 3.34: So sánh mức độ tái khoáng của tổn thương sau điều trị ClinproTM XT Varnish và Enamel Pro Varnish (n = 40). Chẩn đoán n Độ sâu tái khoáng (µm) SD Max Min Nhóm C 20 97,1 13,7 74 116 Nhóm E 20 91,6 11,3 74 114 P* 0,09 * T – test Nhận xét: Kết quả của nhóm điều trị ClinproTM XT Varnish có độ sâu tái khoáng lớn hơn nhóm điều trị Enamel Pro Varnish (97,1 µm lớn hơn 91,6 µm), sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish ở nhóm trẻ 6-12 tuổi năm 2016. 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sâu răng hàm lớn thứ nhất. 44 bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu, nam có tỷ lệ 47,7% thấp hơn nữ có 52,3%, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p= 0,39), kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu tình trạng sâu RHLTN khác về đặc điểm giới tính, như Elisa M.C., Nahid R.,Vũ M. Tuấn Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 7,8 ± 1,3; được chia thành hai nhóm tuổi, nhóm 6-8 tuổi chiếm tỷ lệ 72,7% cao hơn nhóm 9-12 tuổi chiếm tỷ lệ (27,3%), điều đó được giải thích bởi RHLTN bị sâu từ rất sớm, trong những năm đầu sau khi mọc. Kết quả khám lâm sàng cho thấy RHD sâu nhiều hơn RHT, sự khác nhau về tỷ lệ sâu răng của HD và HT có ý nghĩa thống kê (p= 0,0001). Kết quả này cũng tương tự với một số nghiên cứu khác như Elisa M. (2015), Nahid R. (2013), Nguyễn T.T. Hà (2010), Nguyễn T.T. Hương (2013). Giải thích về sự khác nhau này các tác giả cho rằng thời gian mọc của RHD thường sớm hơn và RHD có cấu trúc giải phẫu nhạy cảm với sâu răng hơn. Kết quả cũng cho thấy số bệnh nhân có sâu cả 4 THLTN chiếm tỷ lệ cao (59,1%), bệnh nhân có một răng bị sâu chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,5%). Kết quả này khác với Khalid H.M.A. (2011), nghiên cứu trên đối tượng trẻ 9 -12 tuổi cho thấy tỷ lệ sâu một RHLTN là 26%, sâu bốn răng là 6%, sự khác nhau này do đối tượng, thời điểm nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu ở hai đất nước có điều kiện sống cũng như văn hóa khác nhau. Khám cận lâm sàng xác định độ mất khoáng của men răng với máy DD cho thấy tỷ lệ sâu răng tăng lên, điều này cho thấy nếu chỉ khám lâm sàng thông thường mà không có phương tiện hỗ trợ như máy DD thì khả năng bỏ sót các tổn thương sâu răng là rất cao. Nghiên cứu cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác, như Nguyễn T.T. Hà (2010), Nguyễn T.Mai (2012), Elena B. (2008) Trong nghiên cứu có sự khác nhau rõ rệt về mức độ phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm nhất (mức độ 1) giữa khám lâm sàng và máy DD (11,9% so với 20,8%). Đặc biệt ở mức đánh giá không sâu, nếu khám bằng mắt thường sẽ có 9,1% số tổn thương sẽ không được phát hiện (khám lâm sàng 19,3%, máy DD có 10,2% không sâu răng). Ở mức độ 2, 3, 4 khi tổn thương có thể nhìn rõ bằng mắt thường thì không có sự khác nhau nhiều giữa hai phương pháp đánh giá. Kết quả này cũng phù hợp với Vũ M. Tuấn (2012), Nguyễn T.T. Hương (2013) Theo kết quả sâu răng mặt nhai chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các RHLTN, tổng có 139 mặt nhai bị sâu chiếm tỷ lệ 79%, có 55 mặt ngoài bị sâu chiếm tỷ lệ 31,3%, 27 mặt trong bị sâu chiếm tỷ lệ 15,3%, không có tổn thương mặt gần và mặt xa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu về RHLTN của Liana B. (2012), Elisa M. (2015), Vũ M. Tuấn (2012), Nguyễn T.T. Hương (2013) 4.1.2. Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng hàm lớn thứ nhất ở giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish. 4.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước khi điều trị. Nghiên cứu thực hiện trên 136 RHLTN với 218 mặt răng được chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm, trong đó mức độ D2 có 152 mặt răng (69,7%), mức độ D1 có 66 mặt răng (30,3%), sự khác nhau về mức độ tổn thương có ý nghĩa thống kê (p = 0,023). Sâu mặt nhai chiếm tỷ lệ cao ở cả hai mức độ tổn thương, ở mặt ngoài tổn thương mức độ 2 chiếm tỷ lệ cao hơn, còn ở mặt trong số lượng tổn thương ở hai mức độ tương tự nhau. Sự phân bố mức độ tổn thương giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p= 0,23). 4.1.2.6. Đánh giá kết quả sau 18 tháng. Sau 18 tháng điều trị và theo dõi, kết quả cho thấy số mặt răng phục hồi về mức D0 tăng dần theo thời gian, từ 0% trước khi điều trị, sau 18 tháng đã có 209 mặt răng được phục hồi chiếm tỷ lệ 95,9%. Mức tăng số mặt răng phục hồi về mức D0 có sự biến động theo thời gian, thời điểm sau 3 tháng và 6 tháng mức tăng tương đối đều, mỗi đợt tăng khoảng 35 đến 36 mặt răng, điều này phù hợp với thời gian phục hồi của các tổn thương mức D1 về mức D0 chủ yếu từ 3 đến 6 tháng. Ở thời điểm này các mặt răng tổn thương mức D2 chỉ có một số lượng nhỏ phục hồi được về mức D0, còn phần lớn là được tái khoáng một phần về mức D1. Đến thời điểm chín tháng và 12 tháng số tổn thương phục hồi về mức D0 tăng lên lần lượt là 40 và 72 mặt răng, kết quả nay cũng phù hợp với thời điểm mà số mặt răng D2 sau khi tái khoáng về mức D1, đã tiếp tục được tiến triển tốt lên mức D0. Kết quả cuối cùng sau 18 tháng với 95,9% số tổn thương phục hồi về mức D0 đã ghi nhận giá trị của phương pháp điều trị này. Đánh giá trên các tổn thương D1 cho thấy đến 18 tháng có 100% tổn thương đã tái khoáng về mức D0. Còn đối với tổn thương mức D2 cho thấy số tổn thương được tái khoáng không ngừng tăng lên theo thời gian, đến 18 tháng 94,1% tốt lên mức D0; 5,3% tốt lên mức D1 và 0,6% mặt răng D2 không thay đổi. Như vậy kết quả điều trị các tổn thương D1 tốt hơn điều trị các tổn thương D2. Các tổn thương mặt nhai ở mức D1 sau 18 tháng 100% đã hồi phục về mức D0, còn mức D2 đến 18 tháng có 90,5% tiển triển về D0, 8,4% về mức D1 và 1,1% vẫn ở mức D2. Ở mặt ngoài, 100% tổn thương D1 đã hồi phục tốt lên về mức D0 sau 18 tháng, còn đối với tổn thương mức D2 sau chín tháng 100% đã thay đổi sang mức D1, D0 và dến 18 tháng 100% số mặt răng đã hồi phục về mức D0. Ở mặt trong, đến chín tháng 100% số mặt răng mức D1 phục hồi tốt lên mức D0, còn đối với mức tổn thương D2 đến chín tháng đã không còn mặt răng nào ở mức D2. Kết quả sau 18 tháng có 100% số mặt răng tiến triển tốt lên về mức D0. Như vậy kết quả điều trị các tổn thương mặt ngoài và mặt trong tốt hơn mặt nhai. Các tổn thương sau khi phục hồi về mức D0 vẫn tiếp tục được theo dõi khám định kỳ ba tháng một lần và sẽ được điều trị dự phòng sâu răng với phác đồ cung cấp ClinproTMXT Varnish sáu tháng một lần. Kết quả theo dõi theo thời gian cho thấy tỷ lệ tăng lên theo thời gian của các mặt răng D0 đã ghi nhận hiệu quả của phương pháp điều trị này. 4.2. Đánh giá khả năng tái khoáng hóa sâu răng hàm nhỏ vĩnh viễn giai đoạn sớm trên thực nghiệm bằng ClinproTM XT Varnish. 4.2.1. Nghiên cứu khử khoáng men. 4.2.1.3. Hình ảnh vi thể tồn thương sâu răng giai đoạn sớm. Hình ảnh dưới SEM của tổn thương D1 và D2 cho thấy sự khác nhau về mức độ tổn thương. Ở nhóm D1 bề mặt men có hình ảnh mở rộng khe giữa các trụ men, bề mặt men răng mấp mô lượn sóng, mức độ tổn thương khác biệt so với bề mặt men răng bình thường, còn ở nhóm D2 bề mặt men thể hiện mức độ nặng nề hơn, phần tinh thể men xung quanh trụ men bị hòa tan nhiều làm giãn rộng khe giữa các trụ men, có những vùng bị mất lớp bề mặt để lộ lớp tổn thương phía dưới. Trên hình ảnh mặt cắt ở các độ phóng đại khác nhau cũng cho thấy hình ảnh tổn thương khác nhau giữa men răng bình thường và men răng mất khoáng mức độ D1, D2. Ở mặt cắt răng bình thường nhìn thấy hình ảnh các trụ men là những dải chạy đều theo chiều dày của men răng, mật độ đồng đều không nhìn thấy các khoảng sáng giữa các trụ men. Trên hình ảnh mặt cắt qua tổn thương D1 xuất hiện những khoảng sáng giữa các trụ men, bề mặt trụ men gồ ghề tuy nhiên hình ảnh các trụ men còn tương đối đồng đều. Mức độ phá hủy nặng nề hơn ở các tổn thương D2, trên tiêu bản mặt cắt khoảng sáng giữa các trụ men xuất hiện nhiều hơn và lớn hơn, bề mặt trụ men sần sùi, kích thước trụ men không đều, sự mất khoáng phía dưới có khi làm vỡ tổn thương bề mặt. 4.2.1.4. Độ sâu của tổn thương khử khoáng Độ sâu của tổn thương được xác định dựa trên sự phân tích ảnh bằng phần mềm Image-Pro Plus. Sau khi chuẩn được vị trí sâu nhất tiến hành đo độ sâu của tổn thương ba lần để tránh sai số của quá trình đo, lấy giá trị trung bình làm kết quả độ sâu của tổn thương. Kết quả cho thấy độ sâu trung bình ở những tổn thương D1 là 125,9µm ± 16,2 (min 102 µm, max 148 µm), những tổn thương D2 là 252,4µm ± 29,7 (min 205 µm, max 298 µm), độ sâu trung bình chung là 189,2 µm ± 68,9 (min 102 µm, max 298 µm). Kết quả của chúng tôi cũng gần giống với nghiên cứu của Saumya K. (2018) có kết quả là 182,98 ± 7,10 (max 245 µm, min117 µm). Một số nghiên cứu khác có kết quả thấp hơn so với chúng tôi như Võ Trương Như Ngọc (2016), Mirian W.S.M. và Ricardo S.V.(2013) và có nghiên cứu lại có kết quả cao hơn như của Shreyas P.S. và Praveen N.B., sự khác nhau này là do phương pháp nghiên cứu khác nhau từ quy trình ngâm khử khoáng đến tiêu chí đánh giá tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. 4.2.2. Nghiên cứu điều trị sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm. 4.2.2.2. Hình ảnh vi thể sau điều trị tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. - Hình ảnh mô học tái khoáng sau điều trị ClinproTM XT Varnish: mặt ngoài của răng vẫn được phủ một lớp ClinproTM XT Varnish bảo vệ tổ chức răng dưới tác động của chu trình pH. Hình ảnh mặt cắt cho thấy mức độ tái khoáng nhiều hơn nằm ở lớp men dưới bề mặt, càng xuống phía dưới mức độ tái khoáng càng giảm dần và phía dưới cùng là lớp men chưa được tái khoáng, điều đó cho thấy sự tái khoáng đi từ mặt ngoài lớp men và theo thời gian tiếp tục tái khoáng sâu vào lớp trong của men răng. Điều này cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả khác về sự tái khoáng từ lớp nông đến sâu. Ở các tổn thương D2 sau điều trị có thể nhìn thấy rõ vùng tái khoáng ở lớp dưới bề mặt với mật độ khoáng đồng đều che kín khoảng hở giữa các trụ men, không nhìn rõ hình ảnh các trụ men, khác biệt so với lớp men hủy khoáng ở phía dưới có thể nhìn thấy rõ hình ảnh các trụ men và khoảng trống giữa các trụ men, hình ảnh tái khoáng cho thấy sự khác biệt với tổn thương hủy khoáng trước điều trị. Ở tổn thương D1 cũng quan sát thấy hình ảnh tái khoáng ở lớp dưới bề mặt che kín khoảng hở giữa các trụ men, độ khoáng hóa tương đối đồng đều ở các vùng khác nhau. Trên tiêu bản cắt ngang qua tổn thương có thể nhìn thấy răng được tái khoáng gần giống như hình ảnh răng bình thường, - Hình ảnh mô học tái khoáng sau điều trị Enamel Pro Varnish: các tổn thương D2 cho thấy đã có sự tái khoáng trên bề mặt răng, tuy vẫn còn sự gồ ghề do ảnh hưởng của chu trình pH, nhưng không còn nhìn thấy những tổn thương nặng nề của các trụ men. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tavassoli và Lucineide về sự tác động của chu trình pH lên bề mặt răng vĩnh viễn sau khi được cung cấp các sản phẩm tái khoáng bề mặt men răng. Bề mặt tổn thương D1 sau điều trị đã phục hồi gần như hoàn toàn, không nhìn thấy khoảng trống giữa các trụ men, điều đó chứng tỏ Enamel Pro Varnish đã có sự tác động tốt lên tổn thương, kết quả này cũng phù hợp với tác giả Võ Trương Như Ngọc (2017) khi khoáng hóa bề mặt răng tổn thương bằng CPP-ACPF. Trên tiêu bản cắt ngang nhìn thấy hình ảnh tái khoáng lớp dưới bề mặt, các tổn thương D2 sau điều trị có những vùng tái khoáng nhiều xen kẽ những vùng tái khoáng ít hơn, phía dưới vùng tái khoáng là vùng chưa được tái khoáng nhìn rõ khoảng cách giữa các trụ men. Ở tổn thương D1 sau điều trị nhìn thấy vùng dưới bề mặt mật độ tương đối đồng đều do sự khoáng hóa đã lấp đầy các khoảng trống giữa các trụ men, ở độ phóng đại cao có thể giúp ta phân biệt được vùng tái khoáng và vùng chưa được tái khoáng. Việc đo độ sâu của tổn thương được tái khoáng giúp đánh giá hiệu quả tái khoáng của vật liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ sâu tái khoáng sau điều trị ClinproTM XT Varnish của nhóm D1 ít hơn nhóm D2 có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Kết quả chung của nhóm điều trị Enamel Pro Varnish là 91,6µm (± 11,3). Như vậy, điều trị bằng ClinproTM XT Varnish có độ sâu tái khoáng trung bình lớn hơn điều trị bằng Enamel Pro Varnish. Điều này có thể do tổn thương trong nhóm điều trị bằng ClinproTM XT Varnish được bảo vệ bề mặt bởi lớp vật liệu có độ bám dính tốt hơn, ngoài ra những cải tiến của vật liệu trong việc giải phóng các khoáng chất giúp cho quá trình tái khoáng kéo dài và đạt hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả điều trị sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT Varnish ở nhóm trẻ 6-12 tuổi. 1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sâu răng hàm lớn thứ nhất - Sâu RHLTN xuất hiện sớm, tuổi trung bình là 7,8 ± 1,3. Tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê. - Sâu RHLTN hàm dưới hay gặp hơn hàm trên (hàm dưới 95,4% và hàm trên 65,9%, p < 0,01). Trẻ thường bị sâu nhiều RHLTN (trẻ có bốn răng bị sâu chiếm tỷ lệ 59,1%). Sâu mặt nhai chiếm tỷ lệ cao (62,9%). - Diagnodent hỗ trợ tốt hơn trong việc phát hiện sâu răng giai đoạn sớm. 1.2. Kết quả điều trị tổn thương sâu răng hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm trên lâm sàng. - Điều trị sâu RHLTN giai đoạn sớm bằng ClinproTMXT Varnish với phác đồ ba tháng một lần có kết quả tốt. Sau18 tháng có 95,9% trở về mức D0, D1 còn 3,7% và 0,4% mặt răng D2, không có tổn thương nào nặng lên mức D3 (p < 0,001). - Kết quả điều trị của nhóm D1 tốt hơn nhóm D2. Sau 18 tháng 100% số mặt răng D1 đã tiến triển tốt lên mức D0, mặt răng D2 có 94,1% tiến triển về mức D0; 5,3% tiến triển về mức D1; 0,6% vẫn ở mức D2. 2. Khả năng tái khoáng hóa sâu răng hàm nhỏ vĩnh viễn giai đoạn sớm trên thực nghiệm bằng ClinproTM XT Varnish. 2.1. Đặc điểm tổn thương hủy khoáng trên thực nghiệm. - Độ sâu trung bình của tổn thương mất khoáng là 189,2 µm ± 68,9, nhóm D1 là 125,9µm ± 16,2; nhóm D2 là 252,4µm ± 29,7. 2.2. Kết quả điều trị tái khoáng hóa sâu răng hàm nhỏ vĩnh viễn giai đoạn sớm trên thực nghiệm. - Độ sâu tái khoáng sau điều trị ClinproTM XT Varnish là 97,1 µm ± 13,7, nhóm D1 là 86,2 µm ± 9,6; nhóm D2 là 107,9µm ± 6,3. - Độ sâu tái khoáng sau điều trị Enamel Pro Varnish là 91,6 µm ± 11,3, nhóm D1 là 88,8 µm ± 9,6; nhóm D2 là 94,3µm ± 12,6. - Kết quả điều trị bằng ClinproTM XT Varnish tốt hơn Enamel Pro Varnish, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. KIẾN NGHỊ 1. Sâu răng hàm lớn thứ nhất là bệnh hay gặp. Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa quan trọng giúp hồi phục tổn thương như ban đầu. Điều trị bằng ClinproTMXT Varnish ba tháng một lần đã chứng minh có hiệu quả cao, nên được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng. 2. Laser huỳnh quang có vai trò quan trọng giúp phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm, nên được áp dụng hỗ trợ chẩn đoán trên thực tế lâm sàng. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Thị Vân Anh, Võ Trương Như Ngọc, Mai Thiên Lý, Nguyễn Thị Thảo (2018). Đặc điểm lâm sàng sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất ở trẻ em 6 – 12 tuổi, 2018, Y học thực hành (1082), số 10/2018. Nguyễn Thị Vân Anh, Võ Trương Như Ngọc, Mai Thiên Lý, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thu Giang (2018). Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng ClinproTM XT varnish. 2018, Y học thực hành (1083), số 10/ 2018.
File đính kèm:
- luan_an_hieu_qua_dieu_tri_sau_rang_ham_vinh_vien_giai_doan_s.doc