Luận án Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch tại bệnh viện nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh
Hoán vị đại động mạch (HVĐĐM) chiếm khoảng 5% các trường hợp
tim bẩm sinh, là tật tim nguy hiểm với sự bất tương hợp giữa thất và đại động
mạch, có nghĩa là, thất trái cho xuất phát ra động mạch phổi và thất phải cho
xuất phát ra động mạch chủ [66], [140]. Các kỹ thuật phẫu thuật điều trị tật
tim này liên tục được cải tiến từ nửa sau thế kỷ XX, trong đó đỉnh cao là
phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch (CGĐĐM) mà Jatene và cộng sự đã
khởi xướng năm 1975 và Lecompte cải biên vào năm 1981 [117]. Phẫu thuật
này chuyển đổi vị trí động mạch chủ và động mạch phổi, cắm lại động mạch
vành, giúp phục hồi sự tương hợp giữa thất và đại động mạch.
Lịch sử của phẫu thuật này đã bước sang thập niên thứ tư với nhiều
nghiên cứu ở các nước phát triển về kết quả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
[143], [155], [190]. Tỉ lệ các biến chứng thay đổi tùy trung tâm, tùy giai đoạn
phẫu thuật và kết quả lâu dài vẫn còn cần tiếp tục nghiên cứu. Tiếp cận cấp
cứu nội khoa và phẫu thuật CGĐĐM đối với tật HVĐĐM trong tuần đầu sau
sinh đã được chuẩn hoá tại các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Các trung tâm đã
cải thiện tỉ lệ tử vong sớm từ 15% ở thập niên trước xuống còn dưới 5% [65],
[150]. Hẹp trên van động mạch phổi là một biến chứng thường gặp với tỉ lệ
thay đổi 11-66,2% [31], [83] và là nguyên nhân hàng đầu của tái can thiệp
dù tần suất đang giảm dần với những cải tiến trong kỹ thuật phẫu thuật [128],
[178]. Sau phẫu thuật, van động mạch phổi ban đầu sẽ trở thành van động
mạch chủ mới với các biến chứng thường gặp như hở van động mạch chủ
mới 13-38% [40], dãn gốc động mạch chủ mới tiến triển có thể lên đến 66%
[32]. Hiện còn nhiều câu hỏi về sự phát triển lâu dài của tuần hoàn mạch
vành sau phẫu thuật liên quan đến tử vong muộn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch tại bệnh viện nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LY LY KẾT QUẢ NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA PHẪU THUẬT CHUYỂN GỐC ĐẠI ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LY LY KẾT QUẢ NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA PHẪU THUẬT CHUYỂN GỐC ĐẠI ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: NHI KHOA MÃ SỐ: 62720135 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS.VŨ MINH PHÚC 2.PGS.TS.LÂM THỊ MỸ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................. i Mục lục ..................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................................... iv Danh mục đối chiếu các thuật ngữ nước ngoài và tiếng Việt .................................. v Danh mục các bảng ................................................................................................. vi Danh mục các hình, sơ đồ ..................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 1.1. Đại cương về phôi thai, giải phẫu, sinh lý bệnh của nhóm bệnh hoán vị đại động mạch ................................................................................................ 3 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và can thiệp trước phẫu thuật .. 12 1.3. Phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch ............................................................. 17 1.4. Theo dõi sau phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch ....................................... 20 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài về kết quả của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch .................................................................... 23 1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 34 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 37 2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 37 2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 37 2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ........................................................................... 38 2.4. Thu thập dữ kiện .............................................................................................. 47 2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................... 49 2.6. Vấn đề y đức .................................................................................................... 51 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 52 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu trước và trong phẫu thuật ................................. 53 3.2. Đánh giá kết quả ngắn hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch........... 58 3.3. Đánh giá kết quả trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch .......... 63 iii Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 82 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu trước và trong phẫu thuật .................................. 82 4.2. Đánh giá kết quả ngắn hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch........... 89 4.3. Đánh giá kết quả trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch .......... 97 4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 114 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 117 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 119 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1.Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu 2.Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và đồng thuận nghiên cứu 3.Các tiêu chuẩn chẩn đoán 3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim ở trẻ em 3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ trẻ em 3.3 Phân loại giải phẫu mạch vành theo Leiden 4.Giới thiệu về Bảng câu hỏi độ tuổi và giai đoạn phát triển 5.Các hình ảnh thu thập qua nghiên cứu 6.Danh sách bệnh nhân nghiên cứu 7.Giấy chấp thuận của Hội đồng y đức bệnh viện iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu/ Chữ viết tắt Tiếng Việt/ Tiếng Anh ASQ Ages and stages questionaires BMI Body mass index cs Cộng sự ECMO Extracorporeal membrane oxygenation FS Fractional Shortening HVĐĐM Hoán vị đại động mạch PaO2 Partial Pressure of Oxygen in Arterial Blood PAPm Mean pulmonary arterial pressure PAPs Systolic pulmonary arterial pressure PGE Prostaglandin E SpO2 Saturation of Peripheral Oxygen THNCT Tuần hoàn ngoài cơ thể TLT Thông liên thất VLTNV Vách liên thất nguyên vẹn v DANH MỤC ĐỐI CHIẾU CÁC THUẬT NGỮ NƯỚC NGOÀI VÀ TIẾNG VIỆT Ký hiệu/chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASQ Ages and stages questionaires Bảng câu hỏi Độ tuổi và giai đoạn ECMO Extracorporeal membrane oxygenation Sự ôxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể FS Fractional Shortening Phân suất co rút PaO2 Partial Pressure of Oxygen in Arterial Blood Áp lực riêng phần oxy máu động mạch PAPm Mean pulmonary arterial pressure Áp lực động mạch phổi trung bình PAPs Systolic pulmonary arterial pressure Áp lực động mạch phổi tâm thu SpO2 Saturation of Peripheral Oxygen Độ bão hòa ô xy máu ngoại biên vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Vị trí đại động mạch của nhóm bệnh nhân HVĐĐM/ VLTNV và HVĐĐM/TLT được phẫu thuật CGĐĐM ............................................. 7 Bàng 1.2 Đánh giá siêu âm tim các biến chứng sau phẫu thuật CGĐĐM.......... 22 Bảng 1.3 Tỉ lệ các biến chứng tim ở trẻ thiếu niên sau phẫu thuật CGĐĐM ..... 30 Bảng 1.4 Các yếu tố nguy cơ có khả năng gây dãn gốc động mạch chủ, hở van động mạch chủ sau phẫu thuật CGĐĐM ............................................. 31 Bảng 2.1 Liệt kê và định nghĩa các biến số ........................................................ 38 Bảng 2.2 Phân độ hở van động mạch chủ ........................................................... 46 Bàng 2.3 Phân độ hở van hai lá .......................................................................... 47 Bảng 3.1 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước phẫu thuật ........................... 53 Bảng 3.2 Phân bố các bất thường cấu trúc tim kèm theo HVĐĐM ................... 54 Bảng 3.3 Tần suất (%) các can thiệp điều trị trước phẫu thuật ........................... 56 Bảng 3.4 Các đặc điểm trong phẫu thuật CGĐĐM ............................................ 57 Bảng 3.5 So sánh đặc điểm nhóm tử vong sớm và nhóm sống .......................... 59 Bảng 3.6 Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan tử vong sớm ...................................................................................................... 60 Bảng 3.7 So sánh đặc điểm nhóm tử vong sớm và nhóm sống trong thể bệnh HVĐĐM/VLTNV ............................................................................... 61 Bảng 3.8 Đặc điểm giai đoạn hồi sức sauphẫu phẫu thuật ................................. 62 Bảng 3.9 Các biến chứng trong hồi sức sau phẫu thuật ...................................... 62 Bảng 3.10 Đặc điểm bệnh nhân tử vong muộn ..................................................... 63 Bảng 3.11 Thời gian theo dõi theo nhóm bệnh ..................................................... 65 Bảng 3.12 Đặc điểm của động mạch chủ mới ở lần tái khám cuối .................... 66 Bảng 3.13 So sánh hai nhóm hở van và không hở van động mạch chủ mới ở lần tái khám cuối ....................................................................................... 71 Bảng 3.14 Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan của hở van động mạch chủ mới ở lần tái khám cuối ............................................. 72 vii Bảng 3.15 So sánh hai nhóm dãn và không dãn gốc động mạch chủ mới nặng ở lần tái khám cuối .............................................................................. 73 Bảng 3.16 Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan dãn gốc động mạch chủ mới nặng ở lần tái khám cuối ..................................... 74 Bảng 3.17 Đặc điểm bệnh nhân tái can thiệp hẹp trên van động mạch phổi mới 75 Bảng 3.18 Đặc điểm của động mạch phổi mới ở lần tái khám cuối ..................... 75 Bảng 3.19 So sánh hai nhóm hẹp và không hẹp trên van động mạch phổi mới .. 76 Bảng 3.20 Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan hẹp trên van động mạch phổi mới ở lần tái khám cuối ..................................... 77 Bảng 3.21 Kết quả siêu âm tim liên quan chức năng thất trái và tổn thương tim tồn lưu ở lần tái khám cuối .................................................................. 78 Bảng 3.22 Đặc điểm điện tâm đổ ở lần tái khám cuối .......................................... 79 Bảng 4.1 So sánh đặc điểm trong phẫu thuật giữa các nghiên cứu .................... 88 Bảng 4.2 Các yếu tố liên quan tử vong sớm ở các nghiên cứu khác nhau ......... 94 Bảng 4.3 So sánh các đặc điểm hồi sức sau phẫu thuật với các nghiên cứu khác ...................................................................................................... 95 Bảng 4.4 So sánh các biến chứng trong hồi sức sau phẫu thuật với các nghiên cứu khác ............................................................................................... 96 viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang Hình 1.1 Vị trí xoang Valsava của động mạch chủ .............................................. 6 Hình 1.2 Các kiểu lệch trục van đối diện xoang hay van bị xoay ........................ 7 Hình 1.3 Các kiểu động mạch vành thường gặp nhất trong bệnh HVĐĐM theo Yacoub và Leiden ................................................................................. 9 Hình 1.4 HVĐĐM không có tổn thương tim khác đi kèm ở trẻ sơ sinh: vòng tuần hoàn, độ bão hòa ôxy và áp lực ................................................... 11 Hình 1.5 HVĐĐM/ TLT lớn ở trẻ sơ sinh: vòng tuần hoàn, độ bão hòa ôxy và áp lực ............................................................................................... 12 Hình 1.6 Mặt cắt cạnh ức trục ngắn cho thấy sự thẳng hàng của chỗ nối van động mạch chủ-động mạch phổi và đường đi trong thành của động mạch vành ............................................................................................ 14 Hình 1.7 Mặt cắt cạnh ức trục ngắn, chỗ nối các van bán nguyệt không thẳng hàng. .................................................................................................... 15 Hình 1.8 Thông số đo ở trục ngắn ngang thất trái cuối tâm trương ................... 15 Hình 1.9 Hình ảnh Doppler của mặt cắt dưới sườn ở trẻ sơ sinh cho thấy lỗ bầu dục hạn chế ................................................................................... 17 Hình 1.10 Minh họa phẫu thuật CGĐĐM ........................................................... 18 Hình 1.11 Hình ảnh Doppler màu và phổ Doppler liên tục của động mạch phổi sau phẫu thuật CGĐĐM ...................................................................... 21 Hình 1.12 Các vị trí đo đạc của động mạch chủ ở giữa kỳ tâm thu ..................... 22 Hình 1.13 Số tử vong tích lũy ở cột mốc 30 ngày và 90 ngày sau phẫu thuật CGĐĐM theo từng giai đoạn .............................................................. 24 Hình 1.14 Diễn tiến hở van động mạch chủ mới .................................................. 29 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Tổn thương giải phẫu được xem là HVĐĐM ....................................... 4 Sơ đồ 2.1 Lưu đồ nghiên cứu ............................................................................... 48 ix Sơ đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân trong nghiên cứu theo thời gian ........................... 52 Sơ đồ 3.2 Diễn tiến các mức độ hở van động mạch chủ theo cá thể của nhóm nghiên cứu trung hạn từ lúc xuất viện đến lần tái khám cuối ............. 68 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố số ca tử vong theo ngày hậu phẫu ....................................... 58 Biểu đồ 3.2 Đường cong Kaplan-Meier biểu diễn tỉ lệ sống còn theo thời gian của các thể bệnh HVĐĐM ................................................................ 64 Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi của tỉ lệ hở van động mạch chủ từ lúc xuất viện đến lần tái khám cuối của toàn lô nghiên cứu ................................................ 67 Biểu đồ 3.4 Diễn tiến sự phát triển đường kính vòng van động mạch chủ theo thời gian ............................................................................................. 69 Biểu đồ 3.5 Diễn tiến vòng van động mạch chủ theo Z score .............................. 69 Biểu đồ 3.6 Diễn tiến sự phát triển đường kính gốc động mạch chủ theo thời gian .................................................................................................... 70 Biểu đồ 3.7 Diễn tiến đường kính gốc động mạch chủ theo Z score .................... 70 Biểu đồ 3.8 Sự thay đổi tỉ lệ hẹp trên van động mạch phổi mới theo chênh áp tối đa từ lúc xuất viện đến lần tái khám cuối .................................... 76 Biểu đồ 3.9 Cân nặng và chiều cao theo tuổi của bệnh nhân được theo dõi trung hạn ở lần tái khám cuối. .................................................................... 80 Biểu đồ 3.10 BMI theo tuổi của bệnh nhân được theo dõi trung hạn ở lần tái khám cuối .................................................................................................... 80 Biểu đồ 3.11 Sự phát triển vận động, thần kinh của trẻ ở lần đánh giá cuối cùng của giai đoạn 2-5 tuổi ........................................................................ 81 1 MỞ ĐẦU Hoán vị đại động mạch (HVĐĐM) chiếm khoảng 5% các trường hợp tim bẩm sinh, là t ... . “Nắm tay mẹ” c. “Đưa cho mẹ cái khăn” f. “Lấy quyển sách cho mẹ” 3. Khi yêu cầu con của bạn chỉ vào: mũi, mắt, tóc, tai, miệng, chân, tay, răng, tóc, bụng bé có chỉ đúng ít nhất 7 bộ phận của cơ thể không? (Bé có thể chỉ vào bộ phận trên cơ thể của bé, của bạn hoặc của búp bê. Đánh dấu “thỉnh thoảng” nếu bé chỉ được ít nhất 3 bộ phận của cơ thể.) 4. Con của bạn có nói được câu có 3–4 từ không? Ghi lại ví dụ câu trẻ nói: 5. Không ra hiệu hoặc dùng cử chỉ điệu bộ, bạn hãy yêu cầu con: “Con đặt sách trên bàn” và “Con đặt giày dưới ghế”. Con của bạn có thực hiện đúng cả 2 mệnh lệnh này không? 6. Khi xem truyện tranh, con của bạn có nói cho bạn biết những gì đang diễn ra hoặc là hành động nào đang diễn ra trong tranh không? (Ví dụ “sủa”, “chạy”, “ăn” và “khóc”). Bạn có thể hỏi, “Con chó đang làm gì?” hoặc “Bạn này đang làm gì?” CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA TỔNG ĐIỂM PHẦN GIAO TIẾP Lưu ý: _____________________________________________ _____________________________________________ _____________________________________________ _____________________________________________ Bảng hỏi 30 Tháng 28 tháng 16 ngày đến 31 tháng 15 ngày Những Điều Quan Trọng Cần Ghi Nhớ: q3 Cho con bạn thử từng hoạt động trước khi đánh dấu vào ô trả lời. q3 Hãy hoàn thành bảng hỏi như một hoạt động chơi với con. q3 Hãy chắc chắn con được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, và sẵn sàng để chơi. q3 Xin gửi bảng câu hỏi này lại trước ngày: __________________. Những trang sau gồm các câu hỏi về hoạt động mà trẻ con có thể làm được. Con của bạn có thể đã thực hiện được một số các hoạt động miêu tả sau đây, và cũng có một số hoạt động bé chưa làm được. Ở từng mục hỏi, xin vui lòng khoanh tròn để cho biết các hoạt động mà con bạn thường xuyên, thỉnh thoảng hoặc chưa thực hiện được. Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 VẬN ĐỘNG THÔ 1. Con của bạn có thể chạy khá vững và tự dừng lại mà không cần va chạm vào vật hoặc không bị té ngã không? 2. Con của bạn có thể tự bước lên hoặc xuống ít nhất hai bậc cầu thang không? Bé có thể vịn vào tường hoặc tay vịn cầu thang. (Bạn có thể quan sát bé ở cửa hàng, sân chơi, hoặc ở nhà.) 3. Con của bạn có đá được quả bóng bằng cách vung chân về phía trước mà không cần phải vịn vào bất cứ điểm tựa nào không? 4. Con của bạn có thể nhảy với hai chân rời khỏi mặt đất cùng một lúc được không? 5. Khi đi lên cầu thang, con bạn có thể bước lần lượt từng chân lên mỗi bậc thang không? (Ví dụ, chân trái thì ở một bậc còn chân phải thì ở bậc tiếp theo.) Bé có thể vịn vào tay vịn cầu thang hoặc tường. 6. Con của bạn có thể đứng một chân trong khoảng 1 giây mà không cần vịn vào bất cứ vật gì không? Bảng hỏi 30 Tháng trang 3 trong 7 CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA *Nếu câu hỏi số 5 của Vận động thô trả lời là “có” hoặc “thỉnh thoảng”, thì đánh dấu câu 2 của phần này cũng là “có”. * TỔNG ĐIỂM PHẦN VẬN ĐỘNG THÔ Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 VẬN ĐỘNG TINH 1. Con của bạn có thực hiện thao tác vặn xoay khi cố gắng mở nắm cửa, vặn mở nút chai, xoay con vụ hoặc lên dây cót đồ chơi không? 2. Sau khi con của bạn quan sát bạn dùng bút chì (bút màu/bút bi) vẽ một đường thẳng dọc từ đầu đến cuối trang giấy, bạn yêu cầu bé bắt chước vẽ giống đường thẳng bạn đã vẽ mà không được đồ/tô lại. Bé có vẽ được không? 3. Con của bạn có biết xâu hạt thành chuỗi không? 4. Sau khi con của bạn quan sát bạn dùng bút chì (bút màu/bút bi) vẽ một đường thẳng ngang từ trái sang phải trang giấy. Bạn yêu cầu bé bắt chước vẽ giống đường thẳng bạn đã vẽ mà không được đồ/tô lại. Bé có vẽ được không? 5. Sau khi con của bạn quan sát bạn vẽ mẫu một đường tròn trên tờ giấy bằng bút chì (bút màu/bút bi), hãy yêu cầu bé bắt chước vẽ giống đường tròn bạn đã vẽ mà không được đồ/tô lại. Bé có vẽ được không? 6. Con của bạn có biết lật từng trang sách không? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khi đang cùng bé nhìn vào gương, bạn hỏi “(Dùng tên bé) __________ đâu rồi?” Bé có chỉ vào hình ảnh của mình trong gương không? 2. Nếu con của bạn muốn lấy một vật ở trên cao mà không với tới được, bé có tìm ghế hoặc hộp để đứng lên không (ví dụ lấy đồ chơi trên kệ hoặc “giúp” mẹ làm bếp)? Bảng hỏi 30 Tháng trang 4 trong 7 CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA Được tính là “có” Được tính là “chưa Được tính là “có” Được tính là “chưa Được tính là “chưa Được tính là “có” TỔNG ĐIỂM PHẦN VẬN ĐỘNG TINH Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (tiếp theo) 3. Cho con nhìn bạn xếp bốn đồ vật như khối hộp hoặc ô-tô thành một hàng, con có biết bắt chước bạn xếp cả bốn đồ vật thành một hàng không? (Bạn có thể dùng các loại đồ vật khác như lõi cuộn chỉ, hộp nhỏ hoặc đồ chơi khác.) 4. Khi bạn chỉ vào hình bên và hỏi “Hình gì đây?”,con của bạn có nói được từ có liên quan đến người hoặc cái gì đó tương tự? (Đánh dấu “có” khi con nói được một trong các từ như: “người tuyết”, “con trai”, “đàn ông”, “con gái”, “bố”, “người ngoài hành tinh”, “con khỉ”, “con gà”.) Bạn hãy viết câu trả lời của trẻ: 5. Khi nghe bạn nói “Con hãy nói 7, 3” , con của bạn có thể lặp lại hai số này theo đúng thứ tự không? Không nhắc lại cặp số đó cho trẻ. Nếu cần, hãy sử dụng cặp số khác như “8, 2”. Bé chỉ cần lặp lại một dãy số (gồm hai chữ số) được tính là “có”. 6. Sau khi con của bạn vẽ một “bức tranh” dù là những nét vẽ nguệch ngọac, bé có nói cho bạn biết bé vẽ gì không? (Bạn có thể hỏi “Kể cho mẹ về bức tranh của con” hoặc “Con vẽ gì đó?” để gợi mở cho bé.) CÁ NHÂN-XÃ HỘI 1. Nếu bạn thực hiện các động tác sau, con của bạn có bắt chước làm theo được ít nhất một động tác không? a. Há và ngậm miệng c. Kéo tai b. Nháy mắt d. Vỗ nhẹ lên má 2. Con của bạn có biết dùng muỗng/thìa để tự xúc ăn mà chỉ làm rơi vãi một ít hay không? 3. Con của bạn có biết đẩy một toa xe, xe đẩy hoặc đồ chơi có bánh xe vòng quanh đồ vật và biết lùi lại ra khỏi góc hẹp nếu bé không thể rẽ/ quẹo trái hay phải được không? 4. Con của bạn có biết tự mặc áo khoác, áo lạnh, áo sơ mi không? 5. Khi bạn cho con của bạn xỏ chân vào hai ống quần rộng, bé có biết tự kéo quần lên ngang bụng không? 6. Khi con của bạn nhìn vào gương và bạn hỏi “Ai trong gương thế?” bé có trả lời bằng cách nói “con đấy!” hoặc “(Tên bé) đấy” không? Bảng hỏi 30 Tháng trang 5 trong 7 CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA TỔNG ĐIỂM PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÓ THỈNH THOẢNG CHƯA TỔNG ĐIỂM PHẦN CÁ NHÂN-XÃ HỘI Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 Bảng hỏi 30 Tháng trang 6 trong 7 CÂU HỎI CHUNG Cha mẹ và người cung cấp bảng hỏi có thể sử dụng khoảng trống dưới mỗi câu hỏi để giải thích thêm. 1. Bạn có nghĩ rằng con bạn nghe tốt không? Nếu không, vui lòng giải thích: 2. Bạn có cho rằng con bạn biết nói giống như những trẻ cùng tuổi khác không? Nếu không, vui lòng giải thích: 3. Bạn có hiểu phần lớn những gì con bạn nói không? Nếu không, vui lòng giải thích: 4. Người khác có hiểu phần lớn những gì con bạn nói không? Nếu không, vui lòng giải thích: 5. Bạn có nghĩ rằng con bạn đi, chạy và leo trèo giống như các đứa trẻ khác cùng độ tuổi không? Nếu không, vui lòng giải thích: 6. Bên gia đình cha hoặc mẹ có ai bị điếc hoặc nghe kém bẩm sinh không? Nếu có, vui lòng giải thích: CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 Bảng hỏi 30 Tháng trang 7 trong 7 CÂU HỎI CHUNG (tiếp theo) 7. Bạn có lo lắng về khả năng nhìn của con bạn không? Nếu có, vui lòng giải thích: 8. Trong vài tháng vừa qua con của bạn có vấn đề y tế gì không? Nếu có, vui lòng giải thích: 9. Bạn có bất kì lo lắng gì về các biểu hiện hành vi của con bạn không? Nếu có, vui lòng giải thích: 10. Con của bạn có bất kì biểu hiện nào khác làm bạn lo lắng không? Nếu có, vui lòng giải thích: CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG Ages & Stages Questionnaires®, Third Edition (ASQ-3™), Squires & Bricker. © 2018 Paul H. Brookes Publishing Co., All rights reserved. Bảo lưu mọi quyền. ASQ-3 Vietnamese V.1.0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 33.30 36.14 19.25 27.08 32.01 Tên của trẻ: ___________________________________________ Số đăng kí của trẻ: _____________________________________ Chương trình/người cung cấp: ____________________________ Ngày hoàn thành ASQ: (Bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn): Ngày sinh của trẻ: 1. Tính Điểm và Chuyển Tổng Điểm Vào Sơ Đồ Bên Dưới: Vui lòng xem tài liệu Hướng dẫn sử dụng ASQ-3 để biết thêm chi tiết, bao gồm cả cách điều chỉnh kết quả điểm nếu một số mục không có câu trả lời. Tính điểm cho mỗi mục như sau: Có = 10; Thỉnh thoảng = 5; Chưa = 0. Cộng điểm ở các mục và ghi lại tổng điểm ở mỗi lĩnh vực (như giao tiếp, vận động thô, v.v.). Hãy chuyển tổng điểm vào sơ đồ bên dưới. Tô vào ô tròn tương ứng với tổng điểm. Tổng Lĩnh vực Ngưỡng điểm Giao tiếp Vận động thô Vận động tinh Giải quyết vấn đề Cá nhân-Xã hội Tóm Tắt Thông Tin Của Bản ASQ-3, Tháng30 3. Cách Đọc Điểm ASQ và Hướng Dẫn Theo Dõi Tiếp: Cần cân nhắc tổng điểm ở các lĩnh vực, ở phần tổng kết, và cần cân nhắc các yếu tố khác ví dụ như cơ hội trẻ được thực hành các kỹ năng, trước khi quyết định xem trẻ có cần được theo dõi tiếp hay không. Nếu tổng điểm của trẻ rơi vào phần , có nghĩa là điểm này ở trên ngưỡng tức là trẻ phát triển bình thường. Nếu tổng điểm của trẻ rơi vào phần , có nghĩa là điểm này ở gần ngưỡng. Cho trẻ thực hiện/thực hành các hoạt động khác nhau và theo dõi trẻ. Nếu tổng điểm của trẻ rơi vào phần , có nghĩa là điểm này ở dưới ngưỡng. Trẻ có thể cần được gặp các chuyên gia để được đánh giá mức độ phát triển của trẻ. 4. Theo Dõi Tiếp: Đánh dấu vào tất cả các mục nếu thích hợp. ______ Cho trẻ thực hiện/thực hành các hoạt động khác nhau và kiểm tra lại trong ___ tháng. ______ Thông báo kết quả này cho bác sỹ hoặc bác sỹ nhi khoa. ______ Cho trẻ qua kiểm tra (khoanh tròn mục thích hợp) thính lực, thị lực, hoặc biểu hiện hành vi. ______ Đưa trẻ đến bác sỹ hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng (như phường, xã). Lý do cụ thể: _________________________________ . ______ Chuyển trẻ tới các chương trình can thiệp sớm/giáo dục đặc biệt cho trẻ nhỏ. ______ Không cần hoạt động theo dõi tiếp nào vào thời điểm này. ______ Khác (vui lòng giải thích cụ thể): _________________________________ 2. Chuyển Các Câu Trả Lời Trong Phần Tổng Kết: Nếu có các câu trả lời in hoa và đậm, trẻ cần được theo dõi tiếp. Vui lòng xem tài liệu Hướng dẫn sử dụng ASQ-3, chương 6, để biết thêm chi tiết. 28 tháng 16 ngày đến 31 tháng 15 ngày Giao tiếp Vận động thô Vận động tinh Giải quyết vấn đề Cá nhân-Xã hội 1 2 3 4 5 6 5. Phần Không Bắt Buộc: Chuyển các câu trả lời ở mỗi mục (C = Có, T = Thỉnh thoảng, CH = Chưa, X = Không có câu trả lời). 1. Nghe tốt? Ghi chú: 2. Biết nói giống như các trẻ khác cùng tuổi? Ghi chú: 3. Bạn hiểu phần lớn những gì trẻ nói? Ghi chú: 4. Người khác hiểu phần lớn những gì trẻ nói? Ghi chú: 5. Đi, chạy, và bò giống các trẻ khác? Ghi chú: 6. Tiểu sử gia đình có vấn đề về suy giảm thính lực? Ghi chú: 7. Lo lắng về thị lực? Ghi chú: 8. Vấn đề y tế? Ghi chú: 9. Lo lắng về hành vi? Ghi chú: 10. Lo lắng khác? Ghi chú: Có KHÔNG CÓ Không Có KHÔNG Có KHÔNG CÓ Không Có KHÔNG Có KHÔNG CÓ Không CÓ Không CÓ Không PHỤ LỤC 5 CÁC HÌNH ẢNH THU THẬP QUA NGHIÊN CỨU BỆNH ÁN 1 Bệnh nhân nam, sinh thường, đủ tháng, cân nặng lúc sinh 3100 gram, có siêu âm tiền sản là Hoán vị đại động mạch, được chuyền từ Bệnh viện phụ sản đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 ngay sau sinh. Bệnh nhân được chẩn đoán HVĐĐM/VLTNV, còn ống động mạch và được phẫu thuật vào ngày thứ 7 sau sinh. Tường trình phẫu thuật có động mạch vành trái nhỏ, để hở xương ức. Bệnh nhân có biến chứng chảy máu ở hồi sức sau phẫu thuật, đóng xương ức muộn sau 6 ngày, thở máy 8 ngày, nằm hồi sức 11 ngày. Siêu âm tim trước xuất viện có hở van hai lá trung bình, FS 28%. Bệnh nhân tái khám sau xuất viện 1 tuần (sau phẫu thuật 32 ngày), siêu âm tim có hở van hai lá trung bình, hở van động mạch chủ nhẹ, FS 25%; điện tâm đồ (hình bên dưới) có ST chênh xuống, T âm ở các chuyển đạo trước ngực. Bệnh nhân nhập viện sau đó và tử vong sau phẫu thuật 36 ngày trong tình trạng sốc tim. Hình PL 5.1: Điện tâm đồ của một bệnh nhân tử vong sớm Nhận định: Đây là một trong 4 bệnh nhân tử vong muộn trong nghiên cứu của chúng tôi. Bệnh nhân đã được chẩn đoán và phẫu thuật sớm, diễn tiến hồi sức không quá khó khăn. Điểm đáng lưu ý trong tường trình phẫu thuật là động mạch vành trái nhỏ. Sau xuất viện 1 tuần, bệnh nhân tái khám và siêu âm tim có chức năng thất trái giảm. 3 ngày sau, bệnh nhân nhập viện và tử vong nhanh sau 1 đêm. Dù không có tử thiết, dựa vào các chứng cứ trên, chúng tôi nghĩ bệnh nhân tử vong do nguyên nhân tắc nghẽn mạch vành. BỆNH ÁN 2 Bệnh nhân nam, sinh thường, đủ tháng, cân nặng lúc sinh 2500 gram, nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 lúc 34 ngày tuổi với chẩn đoán HVĐĐM/TLT. Siêu âm trước phẫu thuật nhận thấy vận tốc máu qua van động mạch phổi là 2,3m/s. Bệnh nhân tím nặng, suy hô hấp phải thở máy và được xé vách liên nhĩ lúc 38 ngày tuổi, phẫu thuật lúc 40 ngày tuổi. Bệnh nhân có biến chứng chảy máu ở hồi sức sau phẫu thuật, đóng xương ức muộn sau 2 ngày, thở máy 6 ngày, nằm hồi sức 12 ngày. Siêu âm trước xuất viện có hẹp đường thoát thất trái với chênh áp tối đa 36mmHg.Tình trạng tắc nghẽn đường thoát thất trái tiến triển qua theo dõi. Siêu âm tim sau 5 năm: Dãn gốc động mạch chủ (Z-score 3,4), hở van động mạch chủ nhẹ, hẹp dưới van và tại van động mạch chủ nặng (chênh áp tối đa 82mmHg, trung bình 52mmhg), dày thất trái, hẹp trên van động mạch phổi trung bình (vận tốc tối đa 3m/s). Hình PL 5.2: Mặt cắt cạnh ức trục dọc cho thấy hẹp dưới van động mạch chủ gây dày thất trái và dãn gốc động mạch chủ (bên trái), hở van động mạch chủ (bên phải). Hình PL 5.3: Hình ảnh doppler màu (bên trái) và doppler liên tục (bên phải) của hẹp dưới van động mạch chủ. Hình PL 5.4: Hình ảnh siêu âm tim doppler màu của hẹp thân và hai nhánh động mạch phổi sau thủ thuật Lecompt. Hình PL 5.5: Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt cho thấy hẹp dưới van động mạch chủ, dãn gốc động mạch chủ (bên trái), thân và hai nhánh động mạch phổi hẹp nhẹ sau thủ thuật Lecompt.
File đính kèm:
- luan_an_ket_qua_ngan_han_va_trung_han_cua_phau_thuat_chuyen.pdf
- NguyenThiLyLy-TTDLM.pdf
- NguyenThiLyLy-TTLA.pdf