Luận án Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội
Rối loạn chuyển hóa lipid máu hiện nay là một trong những vấn đề đang được y
học thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ của nó với bệnh lý tim
mạch. Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc phục vụ cho điều trị, còn
mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Bệnh lý tim mạch trong
tương lai quan hệ chặt chẽ với hàm lượng cholesterol toàn phần và những tiểu thành
phần của nó [35].
Rối loạn chuyển hóa lipid máu do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay
thứ phát do mắc một số bệnh trong cơ thể hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt [30].
Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu
rối loạn chuyển hóa lipid máu đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá,
tăng huyết áp, đái đường, thói quen ít vận động và thừa cân, béo phì [124].
Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp chúng ta tránh được các biến chứng tim mạch
nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, tránh được các biến chứng
khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, tăng tuổi thọ và
chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị [124]. Hiện nay để điều trị rối loạn chuyển
hóa lipid máu, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập, một số thuốc thuộc
nhóm statin, những dẫn chất acid fibric, acid nicotinic đã mang lại hiệu quả trong
điều trị, nhưng việc sử dụng thuốc kéo dài gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn
chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu. Mặt khác giá thành của thuốc còn cao,
chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người bệnh [3].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ----------- NGUYỄN ĐỖ VÂN ANH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI – FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Dinh Dưỡng Tiết Chế Mã số: 62.72.73.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh 2. GS.TS. Phùng Đắc Cam HÀ NỘI – 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ----------- NGUYỄN ĐỖ VÂN ANH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN TỎI – FOLATE ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU TRÊN NGƯỜI 30-69 TUỔI TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi cùng với các đồng nghiệp thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Đỗ Vân Anh 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, GS.TS. Phùng Đắc Cam, là những người thầy đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện bản luận án này. Viện Dinh Dưỡng – cơ quan chủ quản, khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận án này. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Cở sở Đào tạo Sau Đại học Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức học tập và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Y tế của các phường Hàng Bạc, Ngã Tư Sở, Điện Biên Phủ, Tương Mai và Trương Định cùng như toàn thể đối tượng đã tham gia nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị kỹ thuật viên và xét nghiệm viên của công ty Công nghệ và Xét nghiệm Y học Bệnh viện MEDLATEC đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc triển khai nghiên cứu tại cộng đồng và phân tích mẫu máu tại labo. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn gia đình và bạn bè, những người đã hết lòng ủng hộ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận án này. 5 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt.. i Danh mục các bảng.... iii Danh mục các hình vẽ.. iv ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID 4 1.1.1. Đặc tính của lipid 4 1.1.2. Vai trò của lipid.. 5 1.1.3.Tiêu hóa và hấp thu 6 1.1.4. Sử dụng, vận chuyển trong máu 6 1.1.5. Các typ lipoprotein 7 1.1.6. Chức năng của lipoprotein ..... 7 1.1.7. Dự trữ mỡ .. 8 1.2. LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.. 8 1.2.1. Sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa lipid.. 8 1.2.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến chuyển hóa lipid.. 9 1.2.3. Ảnh hưởng của một số thói quen sinh hoạt đến chuyển hóa lipid.. 13 6 1.2.4. Thừa cân béo phì và chuyển hóa lipid ... 20 1.3. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU... 23 1.3.1. Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid máu 23 1.3.2. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu 23 1.3.3. Tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu 25 1.4. HIỂU BIẾT VỀ TỎI VÀ FOLATE.. 27 1.4.1. Thành phần hóa học của tỏi 27 1.4.2. Thực trạng nghiên cứu hiệu quả của tỏi đối với RLCHLPM ......... 30 1.4.3. Hiểu biết về folate.. 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1. GIAI ĐOẠN I.. 39 2.1.1. Mục tiêu.. 39 2.1.2. Thiết kế nghiên cứu ... 39 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu. 39 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu . 40 2.1.5. Cỡ mẫu .. 40 2.1.6. Chọn mẫu ... 42 2.1.7. Phương pháp thu thập, kỹ thuật thu thập các chỉ tiêu, biến số 43 2.1.8. Chỉ tiêu đánh giá 45 2.2. GIAI ĐOẠN II 47 7 2.2.1. Mục tiêu . 47 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 47 2.2.3. Phân tích số liệu . 54 2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ... 54 2.4. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC . 55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ....... 57 3.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM... 57 3.1.1. Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu . 57 3.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố nguy cơ. 58 3.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng RLCHLPM 62 3.2.1. Đặc điểm hai nhóm nghiên cứu trước khi can thiệp .. 62 3.2.2. Sự chấp nhận can thiệp của các đối tượng nghiên cứu .. 66 3.2.3. Sự thay đổi các chỉ tiêu nhân trắc .. 69 3.2.4. Sự thay đổi các chỉ tiêu lipid máu . 70 3.2.5. Khẩu phần ăn và thói quen luyện tập thể thao của hai nhóm đối tượng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. 81 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN. 84 4.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM... 84 4.1.1. Mối nguy cơ thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và tình trạng RLCHLPM. 84 8 4.1.2. Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và tình trạng RLCHLPM. 86 4.1.3. Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và tình trạng RLCHLPM.. 94 4.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng RLCHLPM. 99 4.2.1. Sự chấp nhận can thiệp .. 99 4.2.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate đối với tình trạng RLCHLPM. 101 KẾT LUẬN. 115 5.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng RLCHLPM... 115 5.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi –folate đới với tình trạng RLCHLPM.. 116 KHUYẾN NGHỊ 117 Những đóng góp mới của luận án... 118 Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu.. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMS Allyl Methyl Sulfide BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BTM Bệnh tim mạch CM Chylomicron CT Cholesterol toàn phần FDA Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) FFA Free Fat Acid (Acid béo tự do) GRAS Genarally Recognized As Save (Được công nhân rộng rãi là an toàn) HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa HDL_C High Density Lipoprotein - Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao) IDF International Diabetes Federation (Hiệp hội đái đường thế giới) LDL_C Low Density Lipoprotein - Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp) LP Lipoprotein MUFA Monounsaturated Fatty Acid (acid béo chưa no có một nối đôi) NCEP ATP III National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel 10 III (Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn) NCD Non communicable disease (Bệnh mạn tính không lây) PUFA Polyunsaturated Fatty Acid (Acid béo chưa no có nhiều nối đôi) RLCH Rối loạn chuyển hóa RLCHLPM Rối loạn Lipid máu SFA Saturated Fatty Acid (Acid béo bão hòa hay acid béo no) SAC S-allylcysteine VE Vòng eo VM Vòng mông VLDL_C Very Low Desity Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp) TBMMN Tai biến mạch máu não TC-BP Thừa cân – Béo phì tFA trans Fatty Acid (Acid béo thể trans) TG Triglycerid THA Tăng huyết áp TLC Therapeutic Lifestyle Change a diet (Liệu pháp điều trị bằng thay đổi chế độ ăn) TTDD Tình trạng dinh dưỡng TTLTTP Tiêu thụ lương thực thực phẩm WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới) XVĐM Xơ vữa động mạch 11 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57 3.2 Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và RLCHLPM 58 3.3 Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và RLCHLPM 59 3.4 Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và RLCHLPM 60 3.5 RLCHLPM và một số yếu tố nguy cơ khác 61 3.6 Các chỉ số nhân trắc và huyết áp khi bắt đầu nghiên cứu 62 3.7 Các chỉ số lipid máu (mmol/l) khi bắt đầu nghiên cứu 63 3.8 Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T0 64 3.9 Đặc điểm cân đối của khẩu phần ở hai nhóm nghiên cứu tại T0 65 3.10 Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T0 66 3.11 Tình trạng vệ sinh an toàn của viên tỏi – folate dùng trong nghiên cứu 66 3.12 Các biểu hiện của đối tượng ở nhóm can thiệp trong thời gian nghiên cứu 68 3. 13 Số đối tượng bỏ cuộc 69 3. 14 Thay đổi các chỉ số nhân trắc và huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu 69 3. 15 Sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu 70 3. 16 Hiệu quả của can thiệp theo các chỉ tiêu lipid máu 79 3. 17 Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T3 81 3. 18 Đặc điểm cân đối của khẩu phần ở hai nhóm nghiên cứu tại T3 82 3. 19 Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T3 83 12 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang 3.1 Tỷ lệ RLCHLPM theo các chỉ tiêu lipid máu ở thời điểm trước can thiệp 63 3.2 Sự khác biệt về nồng độ các chỉ tiêu lipid máu giữa hai nhóm nghiên cứu 71 3.3 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ triglycerid và nồng độ triglycerid ban đầu 72 3.4 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ cholesterol và nồng độ cholesterol ban đầu 73 3.5 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ HDL_C và nồng độ HDL_C ban đầu 74 3.6 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ LDL_C và nồng độ LDL_C ban đầu 75 3.7 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride huyết thanh 76 3.8 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol huyết thanh 77 3.9 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C huyết thanh 78 3.10 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh 79 13 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn chuyển hóa lipid máu hiện nay là một trong những vấn đề đang được y học thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ của nó với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc phục vụ cho điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Bệnh lý tim mạch trong tương lai quan hệ chặt chẽ với hàm lượng cholesterol toàn phần và những tiểu thành phần của nó [35]. Rối loạn chuyển hóa lipid máu do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay thứ phát do mắc một số bệnh trong cơ thể hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt [30]. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu rối loạn chuyển hóa lipid máu đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái đường, thói quen ít vận động và thừa cân, béo phì [124]. Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp chúng ta tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, tránh được các biến chứng khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị [124]. Hiện nay để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập, một số thuốc thuộc nhóm statin, những dẫn chất acid fibric, acid nicotinicđã mang lại hiệu quả trong điều trị, nhưng việc sử dụng thuốc kéo dài gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu... Mặt khác giá thành của thuốc còn cao, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người bệnh [3]. Tỏi được cả thế giới coi như là thực phẩm có lợi cho sức khỏe [134]. Tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng và chống tắc nghẽn mạch máu, bảo vệ tế bào nội mạc, ức chế quá trình ôxy hóa lipid, giảm các thành phần lipid máu. Như vậy có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch và chống đột quỵ [153]. Vai trò của tỏi trong điều trị bệnh đã được 14 chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất. Gần đây, vai trò của acid folic và nồng độ homcysteine máu với bệnh tim mạch cũng được giới khoa học quan tâm. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tăng cường folate bắt buộc vào bột mỳ ngoài mục đích giảm dị dạng ống thần kinh ở trẻ sinh ra, còn nhằm phòng chống các rối loạn có liên quan đến bệnh tim mạch của cộng đồng [154,86,155]. Ở Việt Nam, tỏi là một thực phẩm gia vị, được trồng và sử dụng rất phổ biến, công dụng của tỏi và liều dùng hầu như chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian. Gần đây, một số chế phẩm được sản xuất từ tỏi dưới dạng viên nang, viên nén đã xuất hiện trên thị trường trong nước, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của sử dụng tỏi trên người bệnh có rối loạn chuyển hóa lipid máu. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của sản phẩm tỏi sản xuất trong nước đối với sự cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu trên người trưởng thành là thực sự cần thiết. 15 MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Xác định sự kết hợp của một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi. 2. Mục tiêu cụ thể: 2.1. Xác định sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt, tình trạng thừa cân, phân bố mỡ trong cơ thể với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người trưởng thành (30-69 tuổi) sống ở nội thành Hà Nội. 2.2. Đánh giá hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi. 16 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID 1.1.1. Đặc tính của lipid Lipid gồm nhiều loại khác nhau, nhưng vẫn có một số tính chất chung. Về tính chất lý học, các lipid đều có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước (có thể gây tắc mạch nếu không kết hợp với protein), khi gắn với protein huyết tương để thành lipoprotein, tùy tỷ lệ của protein tham gia phức hợp, tỷ trọng của LP có thể thay đổi (từ 0,9 đến 1,2) [9]. Về tính chất hoá học, các lipid đều có nhóm rượu (-OH) có thể thực hiện được phản ứng ester hóa với các acid béo: là những acid hữa cơ có nhóm (-COOH) gắn vào một chuỗi dài hydratcarbon với số nguyên tử carbon chẵn, gồm có các nhóm khác nhau như acid béo no hay acid béo bão hòa (saturated fatty acid) acid béo chưa no có một nối đôi (monounsaturated fatty acid) và acid béo chưa no có nhiều nối đôi (polyunsaturated fatty acid), khi các phân tử carbon mang một số lượng tối đa nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là bão hòa (no), nếu thiếu nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là chưa bão hòa (chưa no), nếu chỉ thiếu một nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đơn, nếu thiếu nhiều nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đa [7]. Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính [27] - Triglycerid (hay mỡ trung tính): cấu trúc gồm một phân tử glycerol (rượu bậc 3) được ester hoá với 3 acid béo. - Phospholipid: Trong cấu trúc có phospho, cũng kết hợp với acid béo bằng phản ứng ester hóa 17 - Cholesterol: như tên gọi, thoạt đầu nó được phát hiện trong dịch mật có nhóm rượu, do vậy có thể tồn tại dưới dạng ester hóa. Nhân sterol của nó được cấu thành từ sản phẩm thoái hóa của acid béo. Trong cơ thể lipid tồn tại dưới 3 dạng: - Dạng cấu trúc: có trong tất cả các tổ chức bao gồm nhiều loại lipid phức tạp, phổ biến là phospholipid. - Dạng dự trữ: tạo nên lớp mỡ dưới da mà thành phần chủ yếu là TG. - Dạng lưu hành: lipid được kết hợp với một loại protein gọi là apo- protein để tạo thành lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết. Ngày nay xét nghiệm lipid toàn phần ít được chỉ định, t ... ên cứu?. Trong thời gian 12 tuần, sử dụng hai trung tâm, bằng nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên mù kép có đối chứng, Isaacsohn và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung 900mg bột tỏi/ngày, trên 50 đối tượng RLCHLPM với nồng độ LDL_C ban đầu ≥4,1mmol/l và TG <4,0mmol/l kết hợp với hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Việc tuân thủ liệu pháp can thiệp của các đối tượng đạt tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi không có hiệu quả làm giảm cholesterol trên những bệnh nhân RLCHLPM [83]. Trong nghiên cứu này, các đối tượng được yêu cầu hạn chế chất béo khẩu phần, nhưng không thấy đề cập đến cách kiểm soát. Rất có thể kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự hợp tác của các đối tượng nghiên cứu, tính trung thực và khả năng ước lượng mô tả chính xác khẩu phần ăn cũng như cách chế biến. Việc làm cho khẩu phần ăn ổn định mới là điều cốt yếu để xác định khả năng làm giảm lipid thực sự, những thiếu sót về phương pháp có thể đi kèm với ước lượng không chính xác về hiệu quả. Gần đây, Superko và Kraus đã đưa ra kết luận tương tự cho một nghiên cứu trong thời gian 12 tuần, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng trên 50 đối tượng RLCHLPM với 5,2mmol/l>LDL_C>3,9mmol/l. Hỏi ghi khẩu phần 3 ngày được tiến hành ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Đối tượng được uống viên bột tỏi 300mg, 3 lần/ngày. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức lipid máu giữa hai nhóm [147]. Khắc phục hạn chế của một số nghiên cứu trước, Superko đã quan tâm đến việc kiểm soát yếu tố nguy cơ nhiễu. 121 Nhưng với cỡ mẫu 50 (25 đối tượng cho mỗi nhóm), thì độ mạnh của trắc nghiệm liệu có đủ để phát hiện ra được sự khác biệt giữa các nhóm đem so sánh, nếu quả thật sự khác biệt đó là có trong quần thể. Việc kiểm nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng, thành phần dinh dưỡng của viên tỏi ngay sau khi xuất xưởng và theo thời gian bảo quản không được đề cập đến trong nghiên cứu, câu hỏi đặt ra, liệu hàm lượng tỏi trong viên thuốc có luôn đạt mức 300mg trong suốt thời gian nghiên cứu?. Quan trọng hơn nữa, yếu tố thiết lập hiệu quả dược lý trong cơ thể của tỏi đó là hoạt tính sinh học của allicin rất có thể đã gặp phải trở ngại?: - Khi tỏi tươi bị nghiền nát, sự hình thành allicin được hoàn tất trong thời gian khoảng 6 giây. Với những chế phẩm tỏi, cơ hội hình thành allicin sẽ không xảy ra khi tỏi chưa được tiêu thụ, nói cách khác sự hình thành allicin chỉ xảy ra sau khi tiêu thụ chế phẩm tỏi, khi viên tỏi bị hòa tan. Tuy nhiên, do hoạt tính của alliinase bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường dạ dày ruột (acid dạ dày, các protease ruột), bởi quá trình chế biến sản xuất các chế phẩm và lượng allicin được sản xuất trong cơ thể từ các chế phẩm [99]. Ảnh hưởng của pH, sự trung hòa sau khi acid hóa, thời gian và nhiệt độ lên sự giải phóng các allyl thiosulfinates từ chế phẩm bột tỏi đã được xác định. Tất cả các allyl thiosulfinates (allicin, 1-propenyl allyl và allyl 1-propenyl) được hình thành trong điều kiên pH tối ưu từ 4,5 đến 5,0. Methyl propenyl thiosulfinates (allyl methyl + methyl allyl và 1-propenyl methyl + methyl 1-propenyl) và dimethyl thiosulfinate ở pH lần lượt 6,5-7,0 và 5,5. pH dưới 3,6 không có bất kỳ loại thiosulfinates nào được hình thành. Dipropenyl thiosulfinates được hình thành trong 0,3 phút ở 370C, trong khi methyl thiosulfinates không được hình thành cho đến 122 tận 3,5 phút. Allyl 1-propenyl thiosulfinate được hình thành nhanh nhất và lại không bền vững nhất. Sự ổn định của dipropenyl thiosulfinates được cải thiện ở pH 4,5 hay thấp hơn. Sấy tỏi ở nhiệt độ 600C không gây ảnh hưởng đến alliin hay tỷ lệ hình thành dipropenyl thiosulfinates, nhưng làm giảm trans-1-propenylcysteine sulfoxide (isoalliin) và sự hình thành methyl thiosulfinates. Như vậy, lớp vỏ bao chế phẩm giúp kháng acid dạ dày cần thiết cho việc giải phóng thiosulfinate và khâu chế biến, sản xuất các chế phẩm là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính alliinase trong tỏi [99]. - Hầu hết chế phẩm tỏi bổ sung được chuẩn hóa dựa trên hoạt chất allicin và là dạng viên bao tan trong ruột ngăn sự phá hủy acid dạ dày bất hoạt enzyme hình thành allicin (alliinase). Trong một nghiên cứu của Lawson LD vào năm 2001, Để xác định xem liệu những chế phẩm này giải phóng lượng allicin theo yêu cầu trong điều kiên tương tự trong dạ dày ruột hay không?, ông đã sử dụng phương pháp 724A phân hủy USP, phương pháp 724A phân hủy USP được áp dụng cho tất cả 24 loại chế phẩm dạng viên bao. Cho thấy, hầu hết các chế phẩm việc bao viên có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đối với allicin. Tuy nhiên, hầu hết các chế phẩm (trừ một loại), giải phóng allicin hòa tan chậm, với 83% loại chế phẩm giải phóng allicin ít hơn 15% so với trữ lượng. Việc giải phóng allicin thấp được tìm thấy là do sự suy giảm hoạt tính của allinase , tốc độ phân hủy của chế phẩm cũng ảnh hưởng đến hoạt tính allinase. Chỉ khi viên thuốc có hoạt tính allinase cao và phân hủy nhanh thì mới cho thấy sự giải phóng allicin cao. Phương pháp phân hủy USP 724A để ước tính lượng allicin giải phóng trong cơ thể là phương pháp có giá trị, bằng việc theo dõi mức trao đổi allicin, allyl methyl sulfide trong hơi thở. Lawson đã đưa ra kết luận, 123 chế phẩm bột tỏi bổ sung nên chuẩn hóa dựa trên sự giải phóng allicin hòa tan hơn là chuẩn hóa dựa trên trữ lượng [101]. - Theo phân tích của Lawson về sự thất bại của 5 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng bột tỏi gần đây trong việc cho thấy sự giảm có ý nghĩa nồng độ lipid huyết thanh trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây khi sử dụng chế phẩm tỏi tương tự. Khả năng giải phóng allicin của các loại chế phẩm sử dụng trong những nghiên cứu thử nghiệm cho kết quả dương tính và âm tính từ năm 1989 đến năm 1997 được xác định dưới điều kiện tương tự trong dạ dày ruột, được xác định bằng phương pháp USP 724A. So với những chế phẩm mới hơn, phương pháp này đã cho thấy những chế phẩm trước kia bền vững hơn đối với sự phân hủy của acid (2,5 giờ so với 1,5 giờ, p<0,001) và những chế phẩm này giải phóng allicin nhiều hơn gấp 3 lần (44% trữ lượng so với 15%, p<0,001). Do vậy, những đối tượng trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả âm tính gần đây có thể được nhận một lượng allicin ít hơn đáng kể so với những so với những đối tượng trong những nghiên cứu cho kết quả dương tính trước kia, điều này dẫn đến sự không nhất quán giữa các kết quả nghiên cứu [102]. - Năm 2005, Larry D tiến hành nghiên cứu xác định lượng allicin giải phóng trong môi trường phân hủy tương tự dạ dày ruột của các chế phẩm bột tỏi được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng từ năm 1994 đến năm 2000 cho thấy lượng allicin giải phóng dao động từ 14% đến 18%. Đánh giá tương tự 24 chế phẩm viên bao bảo vệ khỏi acid dịch vị lượng allicin giải phóng từ 3-94% trữ lượng trong chế phẩm, trung bình là 13%, cho thấy trở ngại trong việc hình thành allicin từ các chế phẩm trong môi trường dạ dày ruột. Thực vậy, 124 hoạt tính sinh học sẵn có của allicin, được đo lường bằng allyl methyl sulfide trong hơi thở, có thể lên tới >95% đối với những chế phẩm giải phóng 94% allicin hòa tan, trong khi những chế phẩm có trữ lượng alliin tương tự nhưng hoạt tính alliinase thấp chỉ đạt 5% [103]. - Tính đến thời điểm trước năm 2002, hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được tiến hành với những chế phẩm tỏi chưa được biết hoạt tính allicin, chỉ duy nhất một nghiên cứu thử nghiệm, sự giải phóng allicin hòa tan được báo cáo, đó là nghiên cứu thử nghiệm của Kannar D đánh giá hiệu quả của viên bao bột tỏi được chuẩn hóa dựa trên khả năng giải phóng allicin (hàm lượng allicin được giải phóng là 9,6mg) trên 46 đối tượng có RLCHLPM mức nhẹ và trung bình. Sau 12 tuần, nhóm can thiệp (22 đối tượng) TC giảm có ý nghĩa thống kê (-0,36 mmol/l; -4,2%) và LDL_C giảm (-0,44 mmol/l, -6,6%) trong khi nhóm chứng (24 đối tượng) TC tang (0,13 mmol/l; 2,0%) và LDL_C tăng (0,18 mmol/l; 3,7%). HDL_C và TG thay đổi không có ý nghĩa thống kê [91]. Như vậy, những thử nghiệm lâm sàng sử dụng viên bột tỏi để đánh giá bất kỳ hiệu quả nào của tỏi mà có liên quan đến allicin. Ngoài việc tập trung vào thiết kế một phương pháp nghiên cứu đạt chất lượng cần xác định (1) thành phần của những hợp chất sulfur trong chế phẩm tỏi sử dụng, (2) tính ổn định của những hợp chất hoạt tính trong thời gian bảo quản và đặc biệt là dưới điều kiện sử dụng của nghiên cứu và (3) hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính. Điều mà hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay chưa thực hiện được. Nghiên cứu của chúng tôi, trong điều kiện phương pháp xác định hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính trong chế phẩm sử dụng trong can thiệp chưa sẵn có ở Việt Nam, đã mang lại những hạn chế nhất định. Nghiên cứu không đạt được mức tối ưu như mong đợi để có thể ước lượng một cách chính xác nhất 125 về hiệu quả của viên tỏi sử dụng trong nghiên cứu lên các chỉ tiêu lipid máu. Tuy nhiên, với kết quả thu được từ nghiên cứu này không những góp phần minh chứng cho hiệu quả của tỏi lên tình trạng RLCHLPM, mà còn là cơ sở để phát triển các phương pháp xác định chất lượng của viên tỏi, phục vụ cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chế phẩm sử dụng trong liệu pháp can thiệp là viên tỏi – folate, thành phần chính trong chế phẩm là bột tỏi với hàm lượng 200mg, ngoài ra còn bổ sung thêm acid folate với hàm lượng 0,1mg. Cơ sở để bổ sung thêm folate vào chế phẩm đó là: Thứ nhất: Folate thuộc nhóm vitamin tan trong nước, hoạt tính sinh học của folate mất đi nhanh chóng trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến hay bào chế. ½ thậm chí ¾ hoạt tính sinh học ban đầu của folate bị mất trong quá trình này. Do vậy nhu cầu folate rất khó đáp ứng nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống thông thường [73]. Theo các điều tra ở Mỹ đa số mọi người không ăn đủ folate hàng ngày. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng gặp phải tình trạng thiếu hụt Folate tương tự. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2005 tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hàm lượng folate trong máu dưới mức tối ưu (905 nmol/L). Vì vậy, FAO/WHO khuyến cáo cần bổ sung folate bằng việc phối hợp thức ăn tự nhiên và các sản phẩm có tăng cường. Nhu cầu acid folic khuyến nghị cho người trưởng thành là 400mcg/ngày [105]. Thứ hai: Nồng độ homocysteine máu tăng được xem là yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim mạch có thể thay đổi được [154]. Folat khẩu phần là yếu tố quyết định nồng homocysteine máu. Thiếu hụt folate dẫn đến giảm hoạt động chu 126 trình methyl, giảm hoạt động chu trình methyl dẫn đến tăng nồng độ homocystein máu [130]. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả giảm nồng độ homocystein máu của việc bổ sung folate đã rõ ràng [21,71], việc cung cấp thêm bằng chứng là điều không cần thiết. Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đã không tiến hành thu thập chỉ tiêu homocystein huyết thanh hay không cung cấp bằng chứng liên quan đến hiệu quả của folate. 127 KẾT LUẬN 5.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và rối loạn chuyển hóa lipid máu Từ kết quả nghiên cứu bệnh chứng trên 300 đối tượng 30-69 tuổi sống ở nội thành Hà Nội năm 2009-2010, chúng tôi có một số kết luận sau: - Tình trạng thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể cao là yếu tố nguy cơ của RLCHLPM: Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 1,9 lần (p<0,01) khi bị thừa cân. Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 6,4 lần (p<0,001) khi bị béo bụng. Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 2,5 lần khi có % mỡ cơ thể cao (p<0,001). - Thói quen hút thuốc lá ≥20 điếu/ngày làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 3,1 lần so với không hút thuốc (p<0,05). - Phần trăm năng lượng từ acid béo no(SFA) khẩu phần ở mức từ 7% trở lên thì nguy cơ mắc RLCHLPM tăng lên gấp 2,7 lần (p<0,01). - Khẩu phần ăn ít chất xơ (dưới 20g/ngày) làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 2,1 lần (p<0,05). - Tiền sử gia đình, tình trạng mãn kinh làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 2 và 4 lần. - Không thấy sự kết hợp giữa lạm dụng rượu bia, thói quen luyện tập thể thao và kiến thức về RLCHLPM với tình trạng RLCHLPM. - Không thấy sự kết hợp giữa phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần, hàm lượng cholesterol cũng như phần trăm năng lượng từ acid béo chưa no một nối đôi và acid béo chưa no nhiều nối đôi trong khẩu phần với tình trạng RLCHLPM (p>0,05). 128 5.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM. Từ kết quả nghiên cứu can thiệp trên 111 đối tượng 30-69 tuổi có RLCHLPM sống ở nội thành Hà Nội năm 2009-2010, chúng tôi có một số kết luận sau: Sau 3 tháng nghiên cứu: Nhóm đối tượng sử dụng viên tỏi-folate, mức giảm nồng độ cholesterol toàn phần nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (-0,31mmol/l và 0,04mmol/l, p<0,01). Nồng độ LDL_C huyết thanh ở nhóm nhận can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (-0,41mmol/l và 0,09mmol/l, p<0,01). Sự thay đổi nồng độ triglyceride và nồng độ HDL_C huyết thanh ở nhóm sử dụng viên tỏi-folate và nhóm chứng đều không có ý nghĩa thống kê (- 0,01mmol/l và -0,11mmol/l, p>0,05) và (-0,01mmol/l và -0,02mmol/l, p>0,05). Viên tỏi–folate có hiệu quả làm giảm 31,7% tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C; 28,2% theo chỉ tiêu cholesterol; 21,8% theo chỉ tiêu triglyceride và 4,5% theo chỉ tiêu HDL_C. 129 KHUYẾN NGHỊ 1. Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo bụng, phần trăm mỡ cơ thể cao, tiêu thụ acid béo no ở mức dưới 7% năng lượng khẩu phần, chất xơ ở mức từ 20g/ngày trở lên và bỏ thói quen hút thuốc lá, sẽ góp phần quan trọng để phòng chống rối loạn chuyển hóa lipid máu, dự phòng nguy cơ đối với bệnh tim mạch. 2. Bên cạnh các giải pháp phòng chống tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu khác, sử dụng viên tỏi - folate được sản xuất trong nước, từ nguồn thực phẩm sẵn có trong nước là giải pháp an toàn, khả thi, hiệu quả để cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. 3. Cần tiến hành những nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định thành phần của những hợp chất sulfur trong chế phẩm tỏi sử dụng, tính ổn định của những hợp chất hoạt tính theo thời gian và hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính để thêm phần khẳng định hiệu quả của viên tỏi – folate lên tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Đỗ Vân Anh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Lâm (2010), “Hiệu quả của sử dụng viên tỏi – folate trên đối tượng 30-60 tuổi có rối loạn lipid máu”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XX, số 7 (115). 2. Nguyễn Đỗ Vân Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Phùng Đắc Cam (2013), “Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người 30-69 tuổi tại Hà Nội ”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIII, số 7 (143).
File đính kèm:
- luan_an_mot_so_yeu_to_nguy_co_va_hieu_qua_cua_vien_toi_folat.pdf
- TH_NG TIN_VA_Web b_2.doc
- Tóm t_t_E_Web b_2.doc
- Tom tat luan an TV.pdf