Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp nhiên liệu dầu thực vật - Diesel đến phun nhiên liệu, tạo hỗn hợp, cháy và tính năng của động cơ diesel tàu thủy
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là vấn đề
mang tính toàn cầu, mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhằm giải quyết điều này
một cách chiến lược, Liên hiệp quốc cùng với các cơ quan đại diện như Tổ chức năng
lượng quốc tế (IAEA), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã đưa ra những khuyến
cáo thông qua các bộ luật quốc tế mang tính bắt buộc về sử dụng tiết kiệm năng lượng,
hạn chế phát thải khí độc hại ra môi trường. Trong lĩnh vực hàng hải, mà Việt Nam là
thành viên chính thức của IMO từ năm 1983, với đội tàu vận tải biển có tổng trọng tải
trên 8 triệu tấn DWT, Phụ lục VI thuộc Bộ luật MARPOL 73/78 đã đưa ra những tiêu
chuẩn về phát thải (NOx, SOx, CO2.) rất khắt khe đối với các động cơ diesel được lắp
đặt trên tàu làm động lực chính lai chân vịt, máy phụ và nồi hơi. Theo đó, tàu được
trang bị các động cơ diesel nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn về phát thải sẽ không
được cập cảng của các nước thành viên của IMO và như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chiến lược kinh doanh của đội tàu của các quốc gia, trong đó có nước ta. Vì
vậy các chủ tàu đang phải cân nhắc các lựa chọn của mình để đảm bảo sự tuân thủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp nhiên liệu dầu thực vật - Diesel đến phun nhiên liệu, tạo hỗn hợp, cháy và tính năng của động cơ diesel tàu thủy
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NCS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP NHIÊN LIỆU DẦU THỰC VẬT - DIESEL ĐẾN PHUN NHIÊN LIỆU, TẠO HỖN HỢP, CHÁY VÀ TÍNH NĔNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HẢI PHÒNG – NĔM 2020 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NCS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP NHIÊN LIỆU DẦU THỰC VẬT - DIESEL ĐẾN PHUN NHIÊN LIỆU, TẠO HỖN HỢP, CHÁY VÀ TÍNH NĔNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC; MÃ SỐ: 95.20.116 CHUYÊN NGÀNH: KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ TÀU THỦY Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TSKH. Đặng Vĕn Uy 2. PGS. TS. Nguyễn Đại An HẢI PHÒNG – NĔM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Đức Hạnh ii LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học, Khoa Máy tàu biển – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể người hướng dẫn khoa học là: PGS. TSKH. Đặng Vĕn Uy và PGS. TS. Nguyễn Đại An về những hướng dẫn khoa học nghiêm túc và đã đồng ý cho phép sử dụng một phần kết quả của Đề tài NCKH & PTCN cấp Quốc gia “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học hỗn hợp giữa dầu thực vật và dầu diesel cho động cơ diesel tàu thủy”, mã số ĐT.04.11/NLSH - Thuộc Đề án phát triển NLSH đến nĕm 2015, tầm nhìn đến nĕm 2025 của Bộ Công thương để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm thí nghiệm hệ động lực - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và hoàn thành phần thực nghiệm của luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, các nhà khoa học thuộc các Trường trong Câu lạc bộ Cơ khí động lực đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Hạnh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................... 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 5 CÁC ĐIỂM ĐÓNG GÓP MỚI .............................................................................. 6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 7 1.1. Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel tàu thủy .................................................. 8 1.1.1. Phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel tàu thủy ...................................... 8 1.1.1.1. Hệ thống nhiên liệu nhẹ (DO) ................................................................. 8 1.1.1.2. Hệ thống nhiên liệu nặng (HFO hoặc FO) ............................................... 9 1.1.2. Hệ thống phun nhiên liệu động cơ diesel tàu thủy ........................................... 10 1.1.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống phun nhiên liệu cho động cơ diesel tàu thủy .. 10 1.1.2.2. Vòi phun ............................................................................................... 11 1.2. Xu thế ứng dụng giải pháp nhằm cải thiện chỉ tiêu kinh tế và môi trường của động cơ diesel tàu thủy hiện nay ............................................................................ 13 1.3. Những qui định pháp lý Quốc tế về phát thải khí NOx đối với động cơ diesel tàu thủy ................................................................................................................. 15 1.4. Nhiên liệu sinh học và xu hướng ứng dụng cho động cơ diesel tàu thủy ...... 16 1.4.1. Nhiên liệu sinh học dùng cho động cơ diesel ............................................... 16 1.4.2. Nhiên liệu sinh học dùng nghiên cứu trong luận án ..................................... 17 1.4.3. Ưu, nhược điểm của nhiên liệu hỗn hợp dầu cọ - dầu diesel khi dùng cho động cơ diesel tàu thủy so với hỗn hợp biodiesel - diesel ....................................... 18 1.4.4. Những qui định tại Việt Nam về phát triển NLSH ....................................... 21 1.5. Tổng quan về các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan luận án . 22 1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 22 1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 24 iv 1.6. Những thông số cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng quá trình phun tạo hỗn hợp-cháy của hỗn hợp dầu thực vật – dầu diesel trong động cơ diesel tàu thủy ...... 27 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHUN NHIÊN LIỆU ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY VÀ GIẢI PHÁP HIỆU CHỈNH NHẰM ĐẠT CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ ............................. 31 2.1. Các đặc tính phun nhiên liệu ....................................................................... 32 2.1.1. Đặc tính vĩ mô ............................................................................................. 33 2.1.1.1. Chiều dài tia phun .................................................................................. 33 2.1.1.2. Góc nón tia phun ................................................................................... 35 2.1.1.3. Chiều dài phân rã sơ cấp ....................................................................... 36 2.1.2. Đặc tính vi mô ............................................................................................. 38 2.2. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến quá trình phun ................................ 41 2.2.1. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến thời điểm phun ............................... 41 2.2.2. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến thời gian cháy trễ ............................ 44 2.2.3. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến áp suất phun ................................... 45 2.2.4. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến lưu lượng phun ............................... 47 2.3. Ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến phát thải NOx ................................. 48 2.4. Lựa chọn mô hình toán xác định ảnh hưởng của đặc tính nhiên liệu đến chất lượng phun ............................................................................................................ 49 2.5. Cơ sở lý thuyết CFD mô phỏng, đánh giá quá trình phun, tạo hỗn hợp và cháy trong động cơ diesel tàu thủy ......................................................................... 50 2.6. Cơ sở lý thuyết để hiệu chỉnh HTPNL khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu dầu thực vật - diesel nhằm đạt chỉ tiêu kinh tế và môi trường .................................................. 55 2.7. Kết luận chương 2 ....................................................................................... 61 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP NHIÊN LIỆU DẦU THỰC VẬT - DIESEL ĐẾN HỆ THỐNG PHUN NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY ............................................................. 62 3.1. Đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu hỗn hợp đến đặc tính tia phun nhiên liệu .. 63 3.1.1. Các thông số kĩ thuật cần thiết để tính toán ................................................. 63 3.1.2. Kết quả tính toán về đặc tính tia phun ............................................................. 66 3.1.2.1. Kết quả tính toán về đặc tính vĩ mô của tia phun ....................................... 66 3.1.2.2. Kết quả tính toán về đặc tính vi mô của tia phun ...................................... 67 3.1.2.3. So sánh, đánh giá đặc tính tia phun của các loại nhiên liệu ........................ 68 v 3.1.3. Các kết quả tính toán về ảnh hưởng của nhiên liệu hỗn hợp đến thời điểm phun và thời gian cháy trễ ...................................................................................... 70 3.1.3.1. Các thông số đầu vào và điều kiện ban đầu ........................................... 70 3.1.3.2. Các kết quả thu được trong quá trình tính toán ...................................... 71 3.1.4. Kết quả tính toán về ảnh hưởng của nhiên liệu hỗn hợp đến lưu lượng phun ..... 72 3.1.5. Một số nhận xét .......................................................................................... 73 3.2. Mô phỏng quá trình phun nhiên liệu vào động cơ diesel tàu thủy ................ 74 3.2.1. Tính toán mô phỏng bằng phần mềm Ansys Fluent ..................................... 74 3.2.1.1. Đặt điều kiện biên ................................................................................. 74 3.2.1.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu và chia lưới không gian tính toán .......... 75 3.2.2. Kết quả tính toán mô phỏng ........................................................................ 77 3.2.2.1. Trường phân bố áp suất trong quá trình phun nhiên liệu ........................ 77 3.2.2.2. Trường phân bố vận tốc biểu diễn theo đường đồng mức ...................... 79 3.2.2.3. Trường phân bố vận tốc theo đường dòng của chùm 10 lỗ phun ............ 80 3.2.2.4. Trường phân bố vận tốc biểu diễn theo đường dòng của 1 lỗ phun ........ 81 3.2.2.5. Trường phân bố vận tốc biểu diễn theo véc tơ ....................................... 82 3.2.2.6. Trường phân bố nĕng lượng động nĕng rối ............................................ 84 3.3. Mô phỏng quá trình hòa trộn-cháy của nhiên liệu hỗn hợp trong động cơ diesel tàu thủy ....................................................................................................... 86 3.3.1. Phương án tính toán mô phỏng .................................................................... 87 3.3.2. Xây dựng mô hình mô phỏng quá trình hòa trộn-cháy ................................. 88 3.3.2.1. Lựa chọn khu vực tính toán ................................................................... 88 3.3.2.2. Lựa chọn mô hình tính toán ................................................................... 88 3.3.2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu và chia lưới không gian tính toán .......... 89 3.3.3. Kết quả tính toán cho loại nhiên liệu PO20 ................................................. 90 3.3.3.1. Phân bố áp suất trong quá trình hòa trộn - cháy ..................................... 90 3.3.3.2. Phân bố nhiệt độ trong quá trình hòa trộn - cháy ................................... 93 3.3.3.3. Phân bố vận tốc cháy trong quá trình hòa trộn - cháy ............................ 96 3.4. Đánh giá độ tin cậy kết quả tính toán mô phỏng .......................................... 101 3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................... 103 CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................. 104 4.1. Mục đích, chế độ, điều kiện và đối tượng thực nghiệm ............................. 104 vi 4.1.1. Mục đích ................................................................................................... 104 4.1.2. Chế độ tải động cơ và điều kiện thực nghiệm ............................................ 104 4.1.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 105 4.2. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thực nghiệm ........................................ 105 4.2.1. Đề xuất mô hình thực nghiệm ................................................................... 105 4.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của động cơ diesel chính tàu thủy 6LU32 .................... 106 4.2.3. Đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị đo ........................................................ 107 4.2.4. Nhiên liệu thí nghiệm ................................................................................ 109 4.2.5. Quy trình đo và xử lý số liệu thực nghiệm................................................. 109 4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 110 4.3.1. Áp suất cháy trong xy lanh động cơ .......................................................... 110 4.3.2. Thời điểm bắt đầu phun và áp suất phun lớn nhất .......................................... 111 4.3.3. Thời gian cháy trễ của nhiên liệu .............................................................. 113 4.3.4. Suất tiêu hao nhiên liệu ............................................................................. 115 4.3.5. Đánh giá sự thay đổi của lưu lượng phun .................................................. 116 4.3.6. Chất lượng phun sương, tạo hỗn hợp và cháy ............................................ 117 4.3.7. Phát thải NOx ............................................................................................ 123 4.4. Kết quả giải pháp hiệu chỉnh bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm .. 124 4.4.1. Các bước thực hiện hiệu chỉnh trong phòng thí nghiệm ............................. 124 4.4.2. Kết quả hiệu chỉnh đối với hệ thống nhiên liệu ......................................... 125 4.5. Kết luận chương 4 ..................................................................................... 129 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .......................................................................... 130 Kết luận: .............................................................................................................. 130 Kiến nghị: ............................................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ TIẾNG ANH Chữ viết tắt Diễn giải Ansys Fluent Phần mềm mô ph ... ruyền nhiệt đến khu vực biên và/hoặc truyền nhiệt bức xạ (b) Nhiều luồng nhiên liệu và chất oxy hóa vào với nhiệt độ khác nhau. (c) Truyền nhiệt hoặc khối lượng pha phân tán 2. Các mô hình cháy khác Trong Fluent ngoài mô hình cháy không trộn lẫn trước còn có mô hình cháy trộn lẫn trước và mô hình trộn trước một phần nhưng mục tiêu của luận án là đi nghiên cứu về quá trình hòa trộn - cháy trong động cơ diesel cho nên mô hình cháy được lựa chọn là “không trộn lẫn trước”. Hình 1. 6. Hệ thống không đoạn nhiệt của PDF 33/PL6 PHỤ LỤC 6 QUI HOẠCH THỰC NGHIỆM TRONG KỸ THUẬT Nghiên cứu qui hoạch thực nghiệm (Experimental research) là dạng nghiên cứu về mối quan hệ “Nguyên nhân - kết quả”. Trước hết, nhà nghiên cứu xác định các thông số (hay các biến) cần và có thể quan tâm. Sau đó, tiến hành các thí nghiệm nhằm quan sát, đánh giá xem mục tiêu (còn gọi là biến phụ thuộc, thông số đầu ra) thay đổi như thế nào khi một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập hay thông số đầu vào) được thay đổi. 1. Giới thiệu Một trong những mục đích chính yếu của nghiên cứu thực nghiệm trong kỹ thuật là tìm giá trị cực trị hay tìm vùng tối ưu cho một quá trình hay các điều kiện tối ưu để vận hành một hệ thống. Lớp các bài toán nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tối ưu thường được biết đến với tên gọi “phương pháp bề mặt đáp ứng” (Response Surface Methods – RSM). Phương pháp bề mặt đáp ứng rất hữu ích trong việc phát triển, nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quá trình khai thác. Nó cũng có các ứng dụng quan trọng trong việc thiết kế và phát triển các sản phẩm/hệ thống mới cũng như cải thiện các sản phẩm/hệ thống hiện có. Nội dung chính của RSM là sử dụng một chuỗi các thí nghiệm được thiết kế với các mục đích sau: - Chỉ ra tập giá trị các biến đầu vào (điều kiện vận hành, thực thi) sao cho tạo ra ứng xử của đối tượng nghiên cứu là “tốt nhất”; - Tìm kiếm các giá trị biến đầu vào nhằm đạt được các yêu cầu cụ thể về ứng xử của đối tượng nghiên cứu; - Xác định các điều kiện vận hành mới đảm bảo cải thiện chất lượng hoạt động của đối tượng so với tình trạng cũ; - Mô hình hóa quan hệ giữa các biến đầu vào với ứng xử của đối tượng nghiên cứu, dùng làm cơ sở để dự đoán hay điều khiển quá trình hay hệ thống. Để đạt được các mục đích trên, phương pháp RSM thực hiện việc xây dựng hàm mô tả bề mặt đáp ứng phụ thuộc các thông số đầu vào. 2. Thí nghiệm bề mặt đáp ứng Thí nghiệm bề mặt đáp ứng (Response Surface Designs) được sử dụng để xây dựng mô hình mô tả quan hệ giữa hàm chỉ tiêu với các biến thí nghiệm. Quan hệ hàm-biến được mô tả dưới dạng một “bề mặt đáp ứng” (Response Surface), hay còn gọi là “bề mặt đáp trị”, “bề mặt ứng xử”, “bề mặt chỉ tiêu” Với hàm 2 biến, ta dễ dàng hình dung ra quan hệ này có thể được biểu diễn dưới dạng một mặt cong trong 34/PL6 không gian ba chiều. Khi số biến thí nghiệm nhiều hơn, mặt chỉ tiêu trở thành siêu mặt (Hyper planes) trong không gian đa chiều. Nhờ xác định được quan hệ vào-ra giữa các biến thí nghiệm với hàm mục tiêu, ta có thể hoặc tối ưu hóa hàm mục tiêu hoặc xác định tập thông số vào để nhận được giá trị hàm mục tiêu như ý muốn. Các thí nghiệm được thiết kế sao cho chúng cho phép ta xác lập được các ảnh hưởng tương tác và ảnh hưởng bậc cao của các yếu tố, từ đó có thể dựng được bề mặt đáp ứng (Response Surface) của đại lượng đang cần quan tâm. Dựa vào kết quả thí nghiệm, ta xây dựng được mô hình hồi quy (Regression Model), hay còn gọi là mô hình thực nghiệm (Empirical Model) nhằm biểu diễn quan hệ vào-ra dưới dạng một hàm liên tục. Có thể sử dụng hàm hồi quy nhằm dự đoán ứng xử của hệ thống, quá trình hay của đối tượng dưới các điều kiện đầu vào khác nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều gắn với thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm trong kỹ thuật là nhằm xác định quan hệ giữa các thông số đầu vào với một hay nhiều thông số mục tiêu đầu ra của đối tượng. Hiểu rõ quan hệ này có thể giúp cải thiện, tối ưu hóa đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thực nghiệm cần được thực hiện theo kế hoạch. Lý thuyết về lập kế hoạch thí nghiệm còn được gọi là “Quy hoạch thực nghiệm” hay “Thiết kế thí nghiệm” (Design Of Experiments – DOE). DOE giúp nhà nghiên cứu thực hiện ít thí nghiệm nhất có thể nhưng lại thu được nhiều thông tin hữu ích nhất về đối tượng được nghiên cứu. Các dữ liệu thực nghiệm thường chỉ có thể thu thập được từ một số mẫu của một tập hợp lớn phần tử của đối tượng nghiên cứu. Các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu được suy diễn từ các thông tin có được sau khi phân tích dữ liệu thu được từ các mẫu. Để phân tích dữ liệu thí nghiệm, cần sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng trên máy tính giúp nhà nghiên cứu tránh được sự “buồn tẻ khô khan, những công thức rắc rối” của thống kê xác suất và có thể tập trung sức lực vào mục đích chính của công trình nghiên cứu. Khi cần mô tả chính xác quan hệ giữa hàm mục tiêu và các thông số thí nghiệm, ta tiến hành kế hoạch thí nghiệm bề mặt đáp ứng (Response Surface Design). Mục đích của kế hoạch này là bổ sung thêm các điểm thí nghiệm nhằm có thể xây dựng mô hình bậc 2 mô tả hàm mục tiêu. Thực tế kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, với vùng giới hạn nhỏ giữa các mức thí nghiệm, hàm bậc 2 là đủ chính xác để mô tả các hàm mục tiêu. Các công việc cần làm ở giai đoạn này là: 1. Xây dựng kế hoạch thí nghiệm (thiết kế thí nghiệm); 2. Tiến hành các thí nghiệm và thu thập kết quả; 3. Phân tích số liệu thí nghiệm; xây dựng mô hình hồi quy; 35/PL6 4. Xác định điều kiện tối ưu hóa; 5. Thực hiện các thí nghiệm kiểm định. 3. Kế hoạch thí nghiệm bề mặt đáp ứng Khi xây dựng kế hoạch thí nghiệm bề mặt đáp ứng, ta có thể chọn một trong hai dạng kế hoạch thiết kế: thiết kế dạng hỗn hợp tâm xoay (CCD – Central Composite Design) hoặc thiết kế Box-Behnken (Box- Behnken design). Mỗi dạng có những ưu nhược điểm nhất định và thích hợp với từng điều kiện nhất định. Khi đã ở vùng chứa cực trị, để mô tả chính xác quan hệ giữa hàm mục tiêu với các biến thí nghiệm, ta cần khảo sát nhiều mức giá trị cho mỗi biến. 4. Tiến trình tối ưu hóa Tiến trình tối ưu hoá bằng RSM thường gồm 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Thí nghiệm khởi đầu. Sau khi tiến hành các thí nghiệm sàng lọc (Screening Design) nhằm lựa chọn các biến thí nghiệm được tiếp tục khảo sát, ta phân tích mô hình rút gọn (đã loại bỏ các yếu tố không có ảnh hưởng đáng kể), nhằm xây dựng mô hình hồi quy bậc nhất mô tả hàm mục tiêu. Việc đánh giá mức độ không phù hợp của mô hình bậc nhất cho phép ta kiểm tra được xem vùng đã khảo sát có ở vùng lân cận cực trị hay không. Nếu mô hình bậc nhất không phù hợp, có nghĩa là hàm mục tiêu đã ở vùng lân cận cực trị, chuyển sang giai đoạn 3; trái lại, chuyển sang giai đoạn 2. - Giai đoạn 2: Leo dốc tìm vùng cực trị. Nếu vùng thí nghiệm còn ở xa vùng cực trị, tiến hành các thí nghiệm nhằm tìm nhanh đến vùng chứa cực trị. Phương pháp thực hiện có tên là Leo dốc/ xuống dốc (Steepest Ascent/Descent Method) tìm vùng cực trị. Nhiệm vụ cơ bản là xác định giá trị gia số cho từng biến thí nghiệm. Sau đó tiến hành các thí nghiệm với các giá trị mới của các biến cho đến khi hàm mục tiêu đảo chiều thay đổi giá trị. Thí nghiệm xác định mức độ không phù hợp của mô hình bậc nhất được tiến hành để khẳng định khả nĕng đã ở vùng chứa cực trị. - Giai đoạn 3: Thí nghiệm bề mặt đáp ứng. Khi đã ở vùng lân cận cực trị, tiến hành các thí nghiệm để mô tả quan hệ vào-ra dưới dạng hàm bậc cao (Hồi quy bậc cao). Các thí nghiệm được thiết kế theo kế hoạch thí nghiệm bề mặt đáp ứng (Response Surface Design). Cuối cùng, tiến hành phân tích đánh giá kết quả để đưa ra các kết luận. Tiến trình tối ưu hóa bằng RSM chủ yếu dựa trên các mô hình hồi quy thực nghiệm. 5. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Trong quá trình đi tìm vùng chứa cực trị của hàm mục tiêu, ta cần kiểm tra xem mô hình hồi quy mô tả hàm mục tiêu là bậc nhất hay bậc cao. Sau khi xây dựng hàm mục tiêu, ta tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê để đánh giá xem mô 36/PL6 hình đã khớp (fit) với dữ liệu tốt đến mức nào. Việc đánh giá như vậy được gọi là “kiểm định mức độ không phù hợp của mô hình” (Lack of fit test). Giả thuyết thống kê được phát biểu như sau: - Giả thuyết đảo: Mô hình khớp với dữ liệu; - Giả thuyết chính: Mô hình không khớp với dữ liệu; Cũng như các phép kiểm định thống kê khác, thông số quan trọng để chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết đảo là giá trị p (p-value). Lý thuyết tính toán thống kê chỉ ra như sau: - Nếu giá trị p nhỏ hơn mức ý nghĩa α, ta loại bỏ giả thuyết đảo. Nghĩa là, mô hình đã xây dựng không khớp với dữ liệu; - Nếu giá trị p lớn hơn mức ý nghĩa α, mô hình đã dựng là phù hợp để mô tả dữ liệu; Để có thể kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình, mỗi biến trong một kế hoạch thí nghiệm cần nhận 3 mức giá trị. Dễ thấy nếu chỉ khảo sát 2 giá trị của biến, mô hình bậc nhất sẽ luôn tỏ ra là phù hợp với dữ liệu và do vậy, ta không có khả nĕng phát hiện khi nào mô hình này là không phù hợp. Trong các thí nghiệm khởi đầu, để có 3 mức giá trị cho mỗi biến, ta thường bổ sung điểm thí nghiệm trung tâm - là điểm có giá trị trung bình cộng của hai giá trị cao nhất và thấp nhất của biến. 6. Tối ưu hóa đa mục tiêu Bài toán tối ưu hóa đồng thời nhiều chỉ tiêu phức tạp hơn không chỉ ở chỗ cần xem xét nhiều chỉ tiêu, mà còn ở chỗ có một số hàm chỉ tiêu có “lợi ích” trái ngược nhau. Để giải quyết bài toán này, ta cần chấp nhận một số nhượng bộ (Trade-offs) nhất định. Việc xác định cực trị cho hàm mục tiêu trong Minitab rất đơn giản. Trước hết, mở Worksheet chứa dữ liệu thí nghiệm. Tiếp đó, kích menu Stat > DOE > Response Surface > Response Optimizer. Chọn tên cột chứa kết quả thí nghiệm cho hàm mục tiêu cho hộp Selected. Tiếp đó, kích nút Setup để thiết lập các giá trị xác định cách tìm cực trị. Có các lựa chọn sau: - Goal: chọn dạng cực trị muốn tìm (Maximize – tối đa; Minimize – tối thiểu hay Target: giá trị mong muốn); - Nhập các giá trị giới hạn cho hàm mục tiêu: Lower: Nhập giá trị giới hạn dưới của giá trị hàm mục tiêu; Target: Nhập giá trị mong muốn cho hàm mục tiêu; Upper: Nhập giá trị giới hạn trên cho hàm mục tiêu. Nếu tìm cực tiểu, cần nhập 2 giá trị Target và Upper; khi tìm cực đại, cần nhập 2 giá trị Target và Lower. Nếu tìm một giá trị mong muốn, cần nhập cả 3 giá trị 37/PL6 Lower, Target và Upper. Các giá trị được nhập cần đảm bảo nguyên tắc Lower < Target < Upper. Kích nút OK trong các hộp thoại. Kết quả phân tích tối ưu sẽ được Minitab hiển thị bằng đồ thị Optimization Plot và bằng vĕn bản trên cửa sổ Session. Tối ưu hóa bằng thực nghiệm thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình bề mặt đáp ứng. Dưới đây là các lưu ý khi thiết kế các thí nghiệm bề mặt đáp ứng: - Số lần thí nghiệm cần thiết là tích số giữa số lần lặp (Replication) với số điểm thí nghiệm đã thiết kế. Nói cách khác, mỗi lần lặp là một lần thực hiện lại toàn bộ kế hoạch thí nghiệm đã thiết kế. - Việc lặp lại thí nghiệm nhằm giảm bớt các sai số do nhiễu. Mục đích lặp để xác định một cách tin cậy các yếu tố ảnh hưởng chính đã được thực hiện ở bước thí nghiệm sàng lọc. Do vậy, nếu không có yêu cầu gì đặc biệt với thí nghiệm tối ưu hóa, một lần lặp là đủ; - Nếu việc thực hiện thí nghiệm CCD gặp khó khĕn, có thể chọn dạng kế hoạch Box-Behnken. - Nếu có ba biến thí nghiệm, kế hoạch thí nghiệm Box-behnken chỉ cần 15 lần chạy sẽ tiết kiệm hơn so với kế hoạch CCD cần 20 lần chạy; - Nếu có 5 biến thí nghiệm, kế hoạch CCD với 32 lần chạy sẽ tiết kiệm hơn kế hoạch Box-behnken với 43 lần chạy; - Cần thực hiện thí nghiệm kiểm định vùng dừng (vùng lân cận cực trị) để khẳng định là mô hình hồi quy bậc nhất là không còn phù hợp trước khi thực hiện các kế hoạch thí nghiệm bề mặt đáp ứng. 7. Kết luận Phần này đã trình bày một cách có hệ thống từng bước của một quá trình tối ưu hóa cho nhiều chỉ tiêu đồng thời bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Cần phân biệt hai thuật ngữ: phương pháp thí nghiệm bề mặt đáp ứng (Response Surface Method) và thí nghiệm bề mặt đáp ứng (Response Surface Design). Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) là cách thức khảo sát và tìm vùng cực trị hoặc vùng đáp ứng các giá trị xác định cho các hàm mục tiêu bằng cách xây dựng các bề mặt đáp ứng. Phương pháp này được thực thi thông qua các giai đoạn: thí nghiệm khởi đầu; leo dốc/xuống dốc; kiểm định vùng dừng (nếu tìm cực trị) và cuối cùng là thiết kế, thực thi và phân tích thí nghiệm bề mặt đáp ứng. Thí nghiệm bề mặt đáp ứng gồm 2 dạng chủ yếu là thí nghiệm hỗn hợp tâm xoay (CCD) và thí nghiệm Box-Behnken. Việc phân tích bề mặt đáp ứng để tối ưu hóa hay đáp ứng yêu cầu đạt được một khoảng giá trị xác định cho các hàm mục tiêu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác bằng máy tính. 38/PL7 PHỤ LỤC 7 CÁC HÌNH ẢNH THỰC HIỆN MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM ANSYS FLUENT TRÊN MÁY TÍNH CHỦ Hình 1. Bật nĕng lượng Hình 2. Nhập vật liệu Hình 3. Chọn trục tọa độ Hình 4. Đặt các điều kiện biên Hình 5. Chọn giải pháp điều khiển Hình 6. Hiệu chỉnh giải pháp điều khiển 39/PL7 Hình 7. Giám sát kiểm tra hội tụ Hình 8. Khởi tạo chương trình tính Hình 9. Kết quả tính nếu hội tụ Hình 10. Chạy các vòng lặp để tìm điểm hội tụ Hình 11. Hai mặt cắt vuông góc của trường nhiệt độ Hình 12. Trường vận tốc, PO10 40/PL7 Hình 13. Kết quả trường nhiệt độ đã hội tụ, PO20 tại 362,750GQTK Hình 14. Kết quả trường nhiệt độ đã hội tụ, PO20 tại 363,250GQTK Hình 15. Kết quả trường nhiệt độ đã hội tụ, PO30 tại 362,750GQTK Hình 16. Trường vận tốc, PO20 Hình 17. Trường nhiệt độ, PO20 Hình 18. Trường áp suất, PO20 41/PL8 PHỤ LỤC 8 CÁC HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM VỚI ĐỘNG CƠ DIESEL 6LU32 TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM HỆ ĐỘNG LỰC - ĐHHHVN Hình 1. Hệ thống cấp nhiên liệu cho động cơ Hanshin 6LU32 Hình 3. Kiểm tra chất lượng phun trên bệ thử và đo lưu lượng phun Hình 2. Piston và xi lanh số 1 của động cơ được tháo ra kiểm tra trước và sau khi chạy PO 42/PL8 Hình 5. Bệ thử vòi phun động cơ diesel Bệ thử vòi phun động cơ diesel tại phòng thí nghiệm với các thông số: - Kiểm tra áp suất phun tới 1000 bar; - Cần bơm bằng tay; - Bình đựng nhiên liệu dung tích 1 lít có phin lọc tinh; - Kết cấu bàn 4 chân kim loại vững chắc; - Ống nối cao áp, giắc co; - Ngoài ra còn có: cân tiểu ly điện tử, nhiệt kế, thiết bị hâm để duy trì nhiệt độ, ly thủy tinh chuyên dụng, giấy để xem hình ảnh phun, camera quay phim tốc độ cao. Hình 4. Tình trạng vòi phun nhiên liệu động cơ 6LU32 trước khi chạy thử 43/PL8 Hình 6. Các mẫu nhiên liệu hỗn hợp PO Hình 7. Kiểm tra trực quan chất lượng dầu cọ Hình 8. Tình trạng đầu vòi phun động cơ 6LU32 sau khi chạy thử các loại hỗn hợp nhiên liệu 44/PL8 Hình 9. Một số hình ảnh trong quá trình tháo lắp động cơ 45/PL9 46/PL9 47/PL9 48/PL10 49/PL10 50/PL11
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_hon_hop_nhien_lieu_dau_thuc.pdf
- Tom tat Luan an NCS. Nguyen Duc Hanh.pdf
- Trang thong tin LATS-TA.pdf
- Trang thong tin LATS-TV.pdf