Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia vi nhũ thế hệ mới chế tạo tại Việt Nam tới tính năng kinh tế, kỹ thuật, phát thải và tương thích vật liệu động cơ diesel
Động cơ diesel là nguồn động lực có hiệu suất cao được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực của nền kinh tế như xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp. và đặc biệt là giao
thông vận tải. Đến nay hầu hết các động cơ diesel vẫn đang sử dụng nhiên liệu diesel
(dầu DO) có nguồn gốc hóa thạch. Với mức độ phát triển nhanh chóng của các ngành
kinh tế ở hầu hết các châu lục trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung,
nhiên liệu diesel nói riêng ngày càng lớn dẫn tới khả năng thiếu hụt nguồn năng lượng
hóa thạch. Bên cạnh đó, khí thải từ động cơ diesel có chứa nhiều chất độc hại gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp
để sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ động
cơ diesel là vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu.
Hiện nay có ba hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề này gồm hướng liên quan
đến kết cấu động cơ, xử lý khí thải và nhiên liệu. Hướng liên quan đến kết cấu động
cơ gồm công nghệ luân hồi khí xả (Exhaust Gas Recirculation - EGR), công nghệ
tăng áp động cơ, hệ thống cung cấp nhiên liệu Common Rail (CR), công nghệ điều
khiển điện tử, công nghệ cháy do nén hỗn hợp đồng nhất (Homogeneous Charge
Compression Ignition - HCCI). Hướng liên quan đến xử lý khí thải là sử dụng các
bộ xúc tác để xử lý các phát thải CO, HC, NOx, muội như các bộ xử lý oxy hóa (Diesel
Oxidation Catalyst - DOC), lọc muội than (Diesel Particulate Filter - DPF), khử NOx
có chọn lọc (Selective Catalytic Reduction – SCR). Hai hướng trên đi kèm với giá
thành cao và thường phù hợp với các thiết kế động cơ mới, khó can thiệp vào các
động cơ có thiết kế cũ, đang vận hành. Hướng nghiên cứu liên quan đến nhiên liệu
gồm sử dụng các loại nhiên liệu thay thế như cồn ethanol, biodiesel, khí sinh học,
CNG, DME. hoặc sử dụng phụ gia để cải thiện quá trình cháy của nhiên liệu truyền
thống. Việc sản xuất các loại nhiên liệu thay thế thường yêu cầu công nghệ cao, quy
mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng dẫn tới chi phí đầu tư và giá thành nhiên liệu cao.
Đồng thời, động cơ đốt trong truyền thống khi sử dụng các loại nhiên liệu thay thế
nói chung cũng cần có những thay đổi nhất định. Trong khi đó, phụ gia nhiên liệu
được phối trộn với tỷ lệ nhỏ trong nhiên liệu, quy mô sản xuất không cần lớn. Bên
cạnh đó, nhiên liệu pha phụ gia có thể sử dụng trên động cơ truyền thống mà không
cần phải thay đổi kết cấu hoặc điều chỉnh thông số làm việc của động cơ. Cho đến
nay, đã có một số loại phụ gia nhiên liệu được ứng dụng trong thực tế nhưng hầu hết
được sản xuất ở nước ngoài. Do vậy, nghiên cứu phát triển loại phụ gia nhiên liệu có
tính hiệu quả và tính kinh tế cao, có thể sản xuất trong điều kiện Việt Nam là cần
thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia vi nhũ thế hệ mới chế tạo tại Việt Nam tới tính năng kinh tế, kỹ thuật, phát thải và tương thích vật liệu động cơ diesel
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Hữu Tuấn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA VI NHŨ THẾ HỆ MỚI CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM TỚI TÍNH NĂNG KINH TẾ, KỸ THUẬT, PHÁT THẢI VÀ TƯƠNG THÍCH VẬT LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Hà Nội – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Hữu Tuấn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA VI NHŨ THẾ HỆ MỚI CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM TỚI TÍNH NĂNG KINH TẾ, KỸ THUẬT, PHÁT THẢI VÀ TƯƠNG THÍCH VẬT LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL Ngành: Kỹ thuật cơ khí động lực Mã số: 9520116 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU TUYẾN Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Luận án có sử dụng một phần kết quả do tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện trong đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ chế tạo phụ gia nhiên liệu vi nhũ thế hệ mới dùng cho động cơ diesel“, mã số ĐTĐLCN.03/16, do GS.TS Vũ Thị Thu Hà là chủ nhiệm đề tài, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hóa dầu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam chủ trì, Viện Cơ khí Động lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp thực hiện. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài đồng ý cho sử dụng một phần kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước vào việc viết luận án. Tôi xin cam đoan các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nào khác. Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2020 Giảng viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Phạm Hữu Tuyến Nguyễn Hữu Tuấn i GIẤY XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phòng Đào tạo - Bộ phận đào tạo Sau đại học, Viện Cơ khí Động lực và Bộ môn Động cơ đốt trong, Trung tâm nghiên cứu Động cơ, nhiên liệu và khí thải đã cho phép tôi thực hiện luận án tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng như luôn hỗ trợ, giúp đỡ và dành cho tôi những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Hữu Tuyến đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình và chu đáo để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài ĐTĐLCN.03/16, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hóa dầu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã luôn giúp đỡ và đồng ý cho tôi sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủy Lợi, Ban chủ nhiệm Khoa Cơ khí, Bộ môn Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và các thầy trong Khoa đã hậu thuẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy phản biện, các thầy trong hội đồng chấm luận án đã đồng ý đọc duyệt và góp các ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn chỉnh luận án này và định hướng nghiên cứu trong tương lai. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện công trình này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i GIẤY XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ................................................. ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................. xiii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 i. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 ii. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 iv. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 v. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 3 vi. Tính mới của đề tài ....................................................................................... 3 vii. Các nội dung chính luận án .......................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHỤ GIA CHO NHIÊN LIỆU DIESEL ........... 5 1.1 Đặc điểm tính chất nhiên liệu diesel ............................................................ 5 1.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................... 5 1.1.2 Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel .............................................. 6 1.1.3 Ảnh hưởng của một số thông số chính của nhiên liệu diesel tới chất lượng hoạt động của động cơ ............................................................................. 7 1.2 Nhiên liệu diesel sinh học ............................................................................ 8 1.2.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất diesel sinh học ......................................... 8 1.2.2 Chỉ tiêu chất lượng nhiên liệu diesel sinh học ...................................... 9 1.3 Phụ gia cho nhiên liệu diesel ...................................................................... 11 1.3.1 Giới thiệu chung .................................................................................. 11 1.3.2 Phụ gia vi nhũ nước trong dầu cho nhiên liệu diesel .......................... 13 1.3.3 Phụ gia nano oxit kim loại/ kim loại cho nhiên liệu diesel ................. 15 1.3.4 Phụ gia vi nhũ thế hệ mới ................................................................... 16 1.4 Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phụ gia vi nhũ .. 18 1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 18 1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 24 1.5 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 27 iv CHƯƠNG 2 PHỤ GIA VI NHŨ THẾ HỆ MỚI CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIÊN LIỆU PHA PHỤ GIA TỚI MỘT SỐ CHI TIẾT CỦA ĐỘNG CƠ ................................................................................................................ 28 2.1 Giới thiệu chung ......................................................................................... 28 2.2 Phụ gia vi nhũ thế hệ mới chế tạo tại Việt Nam ........................................ 29 2.2.1 Chất hoạt động bề mặt ........................................................................ 29 2.2.2 Phụ gia vi nhũ nước trong dầu ............................................................ 29 2.2.3 Phụ gia nano oxit kim loại .................................................................. 31 2.3 Đánh giá khả năng phù hợp khi kết hợp tạo phụ gia vi nhũ thế hệ mới .... 32 2.4 Lựa chọn tỷ lệ các thành phần trong phụ gia vi nhũ thế hệ mới ................ 34 2.4.1 Chọn dầu diesel ................................................................................... 34 2.4.2 Lựa chọn tỷ lệ các thành phần ............................................................ 34 2.4.3 Phương pháp và quy trình phối trộn ................................................... 38 2.5 Đánh giá chất lượng phụ gia pha vào nhiên liệu diesel ............................. 39 2.5.1 Đánh giá chất lượng từng phụ gia ....................................................... 39 2.5.2 Đánh giá chất lượng diesel pha phụ gia .............................................. 40 2.6 Đánh giá tương thích vật liệu ..................................................................... 42 2.6.1 Phương pháp đánh giá ......................................................................... 42 2.6.1.1 Các tiêu chuẩn đánh giá tương thích vật liệu ............................... 42 2.6.1.2 Xây dựng quy trình thử nghiệm tương thích vật liệu ................... 43 2.6.2 Trang thiết bị và đối tượng thử nghiệm .............................................. 44 2.6.2.1 Thiết bị phục vụ trong đánh giá ................................................... 44 2.6.2.2 Các chi tiết sử dụng trong đánh giá .............................................. 44 2.6.3 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu pha phụ gia tới các chi tiết .......................................................................................................................... 46 2.6.3.1 Đánh giá ngoại quan và cấu trúc tế vi .......................................... 46 2.6.3.2 Đánh giá sự thay đổi khối lượng .................................................. 47 2.7 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 49 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG ĐỘNG CƠ KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU PHA PHỤ GIA VI NHŨ THẾ HỆ MỚI ........................................................ 50 3.1 Cơ sở lý thuyết mô phỏng trên phần mềm AVL – Boost .......................... 50 3.1.1 Phương trình nhiệt động học thứ nhất ................................................. 50 3.1.2 Mô hình cháy ...................................................................................... 51 3.1.3 Mô hình truyền nhiệt ........................................................................... 55 3.1.3.1 Truyền nhiệt trong xy lanh ........................................................... 55 3.1.3.2 Trao đổi nhiệt trên thành xy lanh ................................................. 56 3.1.3.3 Trao đổi nhiệt tại cửa nạp và cửa thải .......................................... 56 3.1.4 Mô hình tính chuyển vị piston ............................................................ 57 3.1.5 Mô hình nạp thải ................................................................................. 58 3.1.6 Mô hình lọt khí .................................................................................... 58 v 3.1.7 Mô hình tính toán hàm lượng các thành phần phát thải ...................... 58 3.1.7.1 Mô hình tính lượng phát thải NOx ............................................... 59 3.1.7.2 Mô hình tính lượng phát thải bồ hóng (soot) ............................... 59 3.1.7.3 Phát thải CO ................................................................................. 60 3.1.8 Mô hình nhiên liệu .............................................................................. 60 3.2 Nghiên cứu mô phỏng động cơ diesel khi sử dụng nhiên liệu diesel pha phụ gia .................................................................................................................. 61 3.2.1 Đối tượng mô phỏng ........................................................................... 61 3.2.2 Xây dựng mô hình mô phỏng ............................................................. 62 3.3 Kết quả tính toán mô phỏng ....................................................................... 64 3.3.1 Đánh giá độ chính xác mô hình .......................................................... 65 3.3.1.1 Công suất và suất tiêu hao nhiên liệu động cơ ............................. 65 3.3.1.2 Áp suất xy lanh............................................................................. 67 3.3.1.3 Phát thải ........................................................................................ 68 3.3.2 Ảnh hưởng của nhiên liệu pha phụ gia ............................................... 69 3.3.2.1 Công suất và suất tiêu hao nhiên liệu ........................................... 70 3.3.2.2 Phát thải động cơ .......................................................................... 71 3.3.2.3 Đặc tính của quá trình cháy .......................................................... 75 3.3.2.4 Tốc độ hình thành phát thải động cơ ............................................ 79 3.4 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 80 CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................. 82 4.1 Thử nghiệm động cơ trong PTN ................................................................ 82 4.1.1 Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 82 4.1.2 Trang thiết bị thử nghiệm .................................................................... 82 4.1.3 Đối tượng và quy trình thử nghiệm động cơ trong PTN ..................... 84 4.1.3.1 Động cơ và nhiên liệu thử nghiệm ............................................... 84 4.1.3.2 Quy trình thử nghiệm ................................................................... 85 4.1.4 Kết quả thử nghiệm ............................................................................. 85 4.1.4.1 Nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn phụ gia với nhiên liệu DO .. 85 4.1.4.2 Kết quả diễn biến áp suất trong xy lanh và số hạt PM trong khí thải với nhiên liệu DO, DO-phụ gia 1/8000 ................................................. 92 4.1.4.3 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO, DO-phụ gia 1/8000 theo đặc tính tải ........................................................................................................... 94 4.1.4.4 Nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn phụ gia với nhiên liệu B5 ... 96 4.1.4.5 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5, B5-phụ gia 1/8000 theo đặc tính tải ......................................................................................................... 100 4.2 Thử nghiệm hiện trường .......................................................................... 102 4.2.1 Quy trình và trang thiết bị thử nghiệm .............................................. 102 4.2.1.1 Quy trình thử nghiệm ................................................................. 102 4.2.1.2 Đối tượng thử nghiệm ................................................................ 104 4.2.1.3 Trang thiết bị thử nghiệm ........................................................... 105 4.2.2 Kết quả thử nghiệm ........................................................................... 105 vi 4.2.2.1 Kết quả thử nghiệm đo lượng nhiên liệu tiêu hao ...................... 105 4.2.2.2 Kết quả thử nghiệm đo phát thải ................................................ 106 4.3 Kết luận chương 4 ........................................ ... Bộ phận đo cường độ sáng Sơ đồ cấu tạo bộ phân tích NO và NOx - Nguyên tắc hoạt động. Thiết bị hoạt động dựa vào hiện tượng khí quang hóa để xác định hàm lượng NO và NOx. Thực chất phương pháp này là đo cường độ ánh sáng do các phần tử NO2 hoạt tính sinh ra. NO2 hoạt tính được tạo ra trong buồng phản ứng qua phản ứng sau: NO + O3 = NO2* + O2 PL 7 Không khí được đưa vào một đường và được cho qua bộ tạo ôzôn, O2 trong không khí được tạo thành O3 nhờ tia lửa điện và được đưa đến buồng phản ứng. Để đo lượng NO có trong khí xả, khí xả được đưa trực tiếp vào buồng phản ứng. Trong buồng phản ứng có O3. Vì vậy, một phần NO có trong khí thải mẫu sẽ phản ứng với O3 và tạo ra NO2 hoạt tính (NO2*), NO2 hoạt tính tồn tại không lâu trong điều kiện bình thường vì vậy nó sẽ tự động chuyển về NO2 không hoạt tính bằng cách phóng đi một phần năng lượng dưới dạng tia sáng. Đo cường độ tia sáng thu được và dựa vào đó để xác định lượng NO phản ứng. Từ lượng NO phản ứng có thể tính ra lượng NO có trong khí xả mẫu. Để đo lượng NOx có trong khí xả mẫu, cho tất cả khí xả mẫu đi qua một bộ chuyển đổi từ NO2 thành NO. Phần lớn NO2 chuyển đổi thành NO, sau đó tất cả khí xả đã qua chuyển đổi được đưa tới buồng phản ứng. Tương tự như với NO, trong buồng phản ứng một lượng NO có trong khí xả sẽ phản ứng với O3 và tạo thành NO2 hoạt tính. NO2 hoạt tính có năng lượng cao sẽ chuyển về mức năng lượng thấp và phát ra ánh sáng, căn cứ vào cường độ ánh sáng thu được ta tính ra được lượng NOx có trong khí xả. * Nguyên lý làm việc của bộ phân tích HC - Cấu tạo của hệ thống đo CnHm: 1. Hệ thống có ba đường dẫn khí vào. Một là đường dẫn khí mẫu vào, hai là đường dẫn khí cháy (hỗn hợp H/He), ba là đường khí tạo môi trường cháy. 2. Buồng phản ứng có gắn cảm biến nhiệt độ. 3. Bộ đánh lửa để sinh tia lửa mồi. 4. Cặp cực điện được nối với một bộ khuyếch đại và một bộ đo điện áp. 5. Bộ cảm biến nhiệt độ T100 6. Bộ bơm khí nén tạo độ chân không để hút khí cháy ra. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đo HC - Nguyên lý hoạt động: Khí mẫu cần đo được đưa vào hệ thống với áp suất 580mbar và lưu lượng 1500l/h. Nó được hòa trộn với khí cháy (hỗn hợp H/He) được đưa vào ở đường ống thứ hai. Khí cháy có áp suất là 1050mbar, có lưu lượng là 30l/h. Khí mẫu và khí cháy được trộn với nhau và đưa và buồng cháy với áp suất là 680mbar. Trong buồng phản ứng hỗn hợp khí (20% O2, 80% N2) được bơm vào làm môi trường cháy. Khi khí mẫu và khí cháy được đưa vào, bộ đánh lửa bật tia lửa đốt cháy. Trong điều kiện như vậy khí HC không cháy mà bị bẻ gãy thành các ion. Các ion sinh ra trong môi trường có từ trường của cặp điện cực, nó sẽ bị hút về hai bản cực và tạo thành dòng điện trong mạch. Dòng điện được khuyếch đại khi đi qua bộ khuyếch đại và được đưa tới bộ đo điện áp. Khí cháy được hút ra nhờ độ chân không ở đầu ra. Độ chân không này được sinh ra do luồng khí nén thổi qua tại miệng hút. Dựa vào cường độ dòng điện sinh ra có thể đánh giá được lượng HC có trong khí mẫu. Khi đo lượng HC có trong khí xả động cơ, các điều kiện đo rất được chú ý. Áp suất đầu vào phải đảm bảo chính xác, lưu lượng phải vừa đủ. Có như vậy thì quá trình PL 8 đo mới đúng. Hệ thống sẽ đánh lửa 10 lần, trong 10 lần đó mà các điều kiện không đảm bảo thì hệ thống sẽ không đo được. Sau 10 lần đánh lửa mà không đo được thì hệ thống sẽ dừng lại và yêu cầu có sự kiểm tra sửa chữa. * Thiết bị Smoke meter Khi cho một lượng khí thải nhất định đi qua màng giấy lọc chuẩn, P-M sẽ bị giữ lại làm giấy lọc bị đen đi. Độ đen của giấy lọc xác định được sẽ phản ánh độ khói của khí thải. Thiết bị Smoke Meter AVL 515 có dải đo từ 0 đến 9,99 FSN (Filter Smoke Number) hoặc từ 0 đến 3199 mg/m3 với độ chính xác 0,1%. Thiết bị đo độ khói AVL 515 như hình bên. Phụ lục 1.3 Hệ thống đếm hạt Số lượng các hạt hình thành do ngưng tụ các hợp chất hữu cơ (từ nhiên liệu, dầu bôi trơn) rất nhạy với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của không khí môi trường hay của không khí pha loãng trong quá trình lấy mẫu, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Vì vậy, yêu cầu trong quá trình lấy mẫu phải loại bỏ các hợp chất hữu cơ này và phép đo chỉ thực hiện đếm số lượng các hạt rắn trong khí thải với số hạt phù hợp với dải đo của thiết bị đếm hạt [52]. Để đáp ứng yêu cầu này hệ thống lấy mẫu được quy định gồm 3 bộ phận chính: bộ pha loãng thứ nhất, ống bay hơi và bộ pha loãng thứ hai. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lấy mẫu xác định hệ thống đếm hạt trong khí thải PL 9 Khí thải từ động cơ (hoặc từ hệ thống pha loãng CVS) được đi vào bộ pha loãng thứ nhất. Bộ pha loãng thứ nhất có nhiệm vụ pha loãng khí thải với không khí sạch và sấy khí thải tới nhiệt độ trong khoảng 150 ÷ 4000C (nhưng không cao hơn nhiệt độ sấy ở ống bay hơi) để giảm tỷ lệ và làm bay hơi các hợp chất hữu cơ. Sau đó, khí mẫu tiếp tục tới ống bay hơi, tại đây khí thải tiếp tục được sấy tới nhiệt độ 300 ÷4000C để làm bay hơi hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Bộ pha loãng thứ hai có nhiệm vụ tiếp tục pha loãng khí mẫu với không khí sạch để làm giảm tỷ lệ hợp chất hữu cơ, tránh hiện tượng ngưng tụ, đồng thời làm giảm nhiệt độ khí mẫu trước khi vào thiết bị đếm hạt. Dựa trên các yêu cầu cơ bản trên, Trung tâm nghiên cứu Động cơ, nhiên liệu và khí thải - Viện Cơ khí động lực đã phát triển hệ thống lấy mẫu đếm số hạt. Chi tiết về hệ thống này được trình bày dưới đây. NCS đã sử dụng hệ thống này trong nghiên cứu thử nghiệm phục vụ nội dung luận án. Ống bay hơi Khí thừa Không khí sạch Vòi phun Mẫu Máy Đếm nén Không khí sạch Sơ đồ nguyên lý hệ thống đếm hạt tại Trung tâm nghiên cứu Động cơ, nhiên liệu và khí thải - Viện Cơ khí động lực Hệ thống pha loãng bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn pha loãng đầu tiên khí pha loãng được sấy đến 1500C, ống bay hơi được làm nóng đến 300 3500C; giai đoạn pha loãng thứ hai làm mát khí mẫu xuống khoảng 300C trước khi khí pha loãng vào thiết bị đếm số hạt. Thông số cơ bản của thiết bị đếm hạt DiSCmini Thông số Giá trị Model/ hãng sản xuất/ xuất xứ DiSCmini/ Testo/ Đức Kích thước hạt (nm) 10 700 Nồng độ hạt (hạt/cm3) 103 106 Độ chính xác (hạt/cm3) 100 Nguồn điện (V) 200 240 PL 10 Phụ lục 1.4 Cân bàn đo lượng nhiên liệu tiêu hao Thông số cơ bản của cân bàn Thông số Giá trị Model/ hãng sản xuất/ xuất xứ CBĐT-300/Nhơn hòa/Việt Nam Phạm vi đo (kg) 2 300 Giá trị độ chia (g) 100 Sai số đo lường (g) 50 150 Kích thước bàn cân 420 x 520 x 100 Dài x Rộng x Cao (mm) Cân bàn Phụ lục 1.5 Thiết bị đo khí thải cầm tay Testo 350 Khí được hút vào qua đầu lấy mẫu, khí này được lọc qua lọc bụi trên tay cầm đầu dò trước khi đưa vào máy. Khi vào máy nó sẽ tiếp tục được lọc qua lọc bụi thứ 2 trên bộ làm lạnh trước khi đưa vào bộ làm lạnh để làm lạnh khí xuống khoảng 0 20C, sau đó khí sẽ tiếp tục được lọc qua lọc bụi thứ 3 nằm trên thân máy rồi qua bơm hút mẫu để được đẩy vào các cảm biến phân tích và hiển thị số liệu trên màn hình. Máy đo khí thải cầm tay Testo 350 Thông số kỹ thuật máy đo khí thải cầm tay Testo 350 Thông số Giá trị Chiều dài ống dẫn khí (m) 16,2 Điện áp DC đầu vào (V) 11 ÷ 40 Lưu lượng bơm (lít/phút) 1 Nhiệt độ xung quanh đầu rò (0C) 0 ÷ 1760 Áp suất đo (kPa) 60 ÷ 115 Phạm vi đo khí CO (ppm) 0 ÷ 10000 Phạm vi đo khí NOx (ppm) 0 ÷ 4000 PL 11 Phụ lục 1.6 Thiết bị đo độ khói tại hiện trường Đối với mỗi loại nhiên liệu thử nghiệm, khí thải sẽ được đo tại vị trí đầu ống khói. Máy đo độ khói AVL CDS 450 Thông số kỹ thuật máy đo độ khói AVL CDS 450 Thông số Giá trị Tốc độ động cơ (vòng/phút) 400 ÷ 6000 Chiều dài dải đo (mm) 215 2 Nhiệt độ khí xả max (0C) 200 Độ mờ đục (%) 0 ÷ 99,9 PL 12 Phụ lục 2 Kết quả mô phỏng động cơ Bảng PL2.1 Kết quả mô phỏng công suất và suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ khi sử dụng nhiên liệu DO và DO-phụ gia 1/8000 Tốc độ Công suất (kW) Suất tiêu hao nhiên liệu (g/kWh) (vòng/phút) DO DO-PG DO DO-PG 1000 13,61 13,86 240,71 236,36 1500 22,88 23,35 236,01 231,26 2000 30,80 31,43 232,99 228,32 2500 37,48 38,71 244,13 236,37 3000 42,92 43,98 265,05 258,66 3500 48,15 50,23 290,47 278,44 Bảng PL2.2 Kết quả mô phỏng các phát thải của động cơ khi sử dụng nhiên liệu DO và DO-phụ gia 1/8000 Tốc độ CO (ppm) NOx (ppm) Độ khói (g/kW.h) (vòng/phút) DO DO-PG DO DO-PG DO DO-PG 1000 480 448 312 286 3,58 3,35 1500 560 482 373 331 3,34 3,16 2000 671 615 371 326 3,19 3,12 2500 743 654 348 321 2,70 2,63 3000 768 674 342 306 2,25 2,15 3500 879 780 337 304 2,55 2,35 PL 13 Phụ lục 3 Kết quả thử nghiệm động cơ Bảng PL3.1 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO không sử dụng phụ gia Độ Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,37 244,65 371 506 98,7 325 3,89 1500 22,52 240,32 457 592 88,8 391 3,78 2000 30,22 237,29 493 691 83,7 390 3,30 2500 36,85 248,70 590 782 99,2 362 3,09 3000 42,07 270,24 673 785 105,3 355 2,65 3500 47,46 295,04 763 925 111,5 351 2,98 Bảng PL3.2 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO-phụ gia tỷ lệ 1/6000 Độ Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,61 233,57 341 465 93,5 322 3,79 1500 22,76 231,59 431 492 81,7 368 3,64 2000 30,44 232,23 558 626 77,2 356 3,28 2500 37,49 243,82 616 762 88,8 340 2,95 3000 42,85 266,47 679 775 97,5 317 2,62 3500 48,37 284,69 767 895 105,5 316 2,90 Bảng PL3.3 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO-phụ gia tỷ lệ 1/7000 Độ Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,60 228,60 347 466 90,5 304 3,71 1500 22,85 227,40 439 489 79,3 353 3,58 2000 30,53 230,90 544 622 78,3 349 3,25 2500 37,90 241,50 612 735 86,6 333 2,94 3000 42,97 261,10 659 765 94,1 313 2,49 3500 48,70 283,49 762 876 107,5 313 2,85 Bảng PL3.4 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO-phụ gia tỷ lệ 1/8000 Độ Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,59 230,18 349 488 89,6 291 3,67 1500 22,95 228,16 441 508 80,2 342 3,53 2000 30,83 225,04 519 632 76,6 340 3,24 2500 37,97 236,86 597 719 85,3 328 2,91 3000 43,19 254,10 662 703 91,1 312 2,47 3500 49,50 277,49 755 830 103,5 311 2,76 PL 14 Bảng PL3.5 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO-phụ gia tỷ lệ 1/9000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,59 229,50 354 461 87,8 308 3,67 1500 23,10 223,90 444 488 78,0 359 3,55 2000 31,00 229,30 517 607 75,8 363 3,29 2500 38,10 237,10 593 746 89,1 345 2,96 3000 43,10 253,50 661 756 95,6 331 2,51 3500 49,50 273,80 752 864 106,3 320 2,73 Bảng PL3.6 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu DO-phụ gia tỷ lệ 1/10000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,76 227,72 356 468 91,3 319 3,73 1500 23,00 224,85 449 519 80,4 385 3,59 2000 30,85 226,07 503 632 76,6 385 3,32 2500 38,00 237,62 589 732 91,1 363 3,02 3000 42,83 259,99 661 7565 98,8 356 2,58 3500 48,64 285,67 751 899 105,0 345 2,74 Bảng PL3.7 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5 không sử dụng phụ gia Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,78 240,07 392 519 95,4 337 3,87 1500 23,04 237,70 476 591 89,2 393 3,78 2000 30,95 234,28 496 651 79,6 396 3,30 2500 38,51 244,80 599 723 81,6 368 3,09 3000 44,18 262,60 708 802 86,9 359 2,64 3500 47,07 278,80 792 877 96,9 352 2,73 Bảng PL3.8 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5-phụ gia tỷ lệ 1/6000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,55 238,25 361 567 88,9 362 3,83 1500 22,85 243,17 450 610 78,3 366 3,71 2000 30,79 231,53 544 620 71,0 406 3,28 2500 38,46 245,94 615 683 79,4 381 2,95 3000 43,79 256,43 680 720 87,8 368 2,51 3500 48,79 255,62 775 837 101,8 367 2,96 PL 15 Bảng PL3.9 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5-phụ gia tỷ lệ 1/7000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,62 238,20 360 565 87,4 372 3,78 1500 22,89 237,40 450 612 77,7 386 3,66 2000 31,10 230,70 531 636 72,5 409 3,25 2500 38,35 244,50 617 689 76,7 376 2,93 3000 43,72 258,60 685 693 87,6 370 2,49 3500 48,50 262,70 775 772 97,4 341 2,93 Bảng PL3.10 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5-phụ gia tỷ lệ 1/8000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,67 239,02 360 560 86,6 360 3,73 1500 22,92 237,57 448 611 76,5 401 3,61 2000 32,21 231,48 504 653 70,8 413 3,14 2500 38,31 244,22 620 693 77,4 380 2,91 3000 43,70 258,14 685 670 85,0 367 2,46 3500 47,28 264,44 774 738 97,0 344 2,87 Bảng PL3.11 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5-phụ gia tỷ lệ 1/9000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,51 237,90 361 564 86,8 347 3,71 1500 22,85 238,30 451 597 80,9 385 3,59 2000 31,30 229,70 515 632 75,0 427 3,21 2500 38,33 244,60 616 708 78,5 399 2,88 3000 43,52 259,80 683 688 84,3 364 2,43 3500 48,70 260,80 773 772 91,5 349 2,82 Bảng PL3.12 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu B5-phụ gia tỷ lệ 1/10000 Tốc độ Ne ge T-Exh CO HC NOx Độ khói (vòng/phút) (kW) (g/kWh) (0C) (ppm) (ppm) (ppm) (FSN) 1000 13,47 237,69 363 563 86,8 335 3,68 1500 22,81 242,66 452 586 81,1 383 3,56 2000 30,82 230,91 540 644 76,4 441 3,20 2500 38,37 244,93 615 727 79,1 406 2,86 3000 43,44 255,68 683 708 84,8 373 2,42 3500 49,43 255,43 769 799 89,8 358 2,71 PL 16 Bảng PL3.13 Kết quả thử nghiệm đếm hạt theo đường đặc tính ngoài Tốc độ DO (hạt/cm3) DO-Phụ gia 1/8000 (hạt/cm3) (vòng/phút) 1000 241.946.957 131.469.278 1500 243.025.694 119.743.260 2000 213.387.448 157.470.404 2500 268.629.262 212.867.440 3000 318.360.363 290.585.560 3500 349.056.775 504.267.483 Bảng PL3.14 Kết quả thử nghiệm đếm theo đường đặc tính tải và chế độ không tải 3 3 Tốc độ DO (hạt/cm ) DO-Phụ gia 1/8000 (hạt/cm ) (vòng/phút) 25% tải 50% tải 75% tải 25% tải 50% tải 75% tải 2000 561.246.595 296.996.507 670.431.941 320.177.571 190.432.454 221.607.638 3500 546.196.750 514.465.743 544.084.425 544.789.487 497.007.768 514.763.993 800 754.159.261 379.891.899 900 749.639.953 492.707.152 1000 770.227.303 823.803.712 PL 17 Phụ lục 4 Một số hình ảnh thử nghiệm a b Hình PL 4.1 Thiết bị thử nghiệm tại PTN và hiện trường a) Động cơ D4BB tại PTN ; b) Ô tô tải CAT 769D tại hiện trường Hình PL 4.2 Đo phát thải tại hiện trường Hình PL 4.3 Quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm PL 18
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_phu_gia_vi_nhu_the_he_moi_c.pdf
- 2 Tom tat Luan an NCS Nguyen Huu Tuan.pdf
- 3 Ban dua thong tin len Web (Eng) NCS Nguyen Huu Tuan.pdf
- 4 Ban dua thong tin len Web (Vie) NCS Nguyen Huu Tuan.pdf