Luận án Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylor

Helicobacter pylori là vi khuẩn Gram âm đã gây nhiễm hơn nửa dân số trên thế giới và đã được chứng minh có liên quan đến cơ chế gây bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày và u lympho ở dạ dày (gastric MALT lymphoma) [1], [2], [3], [4], [5]. Tần suất nhiễm H. pylori có liên quan rất lớn đến điều kiện kinh tế xã hội, trên 80% ở các nước đang phát triển trong khi chỉ có khoảng 20 – 50% ở các nước phát triển [6], [7], [8], [9], [10] và có sự khác biệt theo từng vùng địa lý giữa các nước dao động từ 13% ở Nga đến Myanmar (48%), Nhật (71%), Trung Quốc (58%), Trung Mỹ (62%), Việt Nam (>70%), Đông Âu (82%) và các nước châu Phi (>80%) [10], [11], [12], [13], [14]. Mặc dù mỗi chủng H. pylori đều có sự khác biệt về khả năng gây bệnh nhưng nhìn chung H. pylori đã nhiễm ở 90% bệnh nhân viêm dạ dày, trên 90% loét tá tràng, 70% loét dạ dày và 90% ung thư dạ dày [11], [15], [16], [17]. Riêng ở Việt Nam, nhiễm H. pylori khá phổ biến và có mối liên quan mật thiết với bệnh lý dạ dày tá tràng. H. pylori được tìm thấy trong viêm dạ dày mạn (100%), viêm dạ dày thể hoạt động (83,1%), viêm teo niêm mạc dạ dày (85,3%), chuyển sản ruột (14,7%) tạo nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tuyến dạ dày và loét dạ dày tá tràng (21%) [18], [19], [20].

 Việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. pylori rất phức tạp vì phải sử dụng phác đồ phối hợp các thuốc kháng sinh với các thuốc giảm toan, giảm tiết đúng, đủ liều, đủ thời gian và đúng quy cách. Tuy nhiên, khả năng thất bại cũng rất lớn do tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Hội nghị Đồng thuận Maastricht III (2005) khuyến cáo nên sử dụng phác đồ điều trị chuẩn ban đầu với bộ ba điều trị PPI (thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày - proton pump inhibitor) – clarithromycin – amoxicillin hoặc metronidazole. Tuy nhiên, tỉ lệ đề kháng thuốc với phác đồ bộ ba ngày càng tăng. Để hỗ trợ cho phác đồ điều trị chuẩn ban đầu, Hội nghị cũng nhắc đến phác đồ thứ hai và phác đồ thứ ba, đồng thời tiếp tục bàn luận về sự đề kháng thuốc và nhận thấy khả năng đề kháng thuốc đạt tới 20% [21]. Năm 2010, tại Hội nghị Maastricht IV ở Florence (Ý) đã ghi nhận tỉ lệ kháng thuốc trong điều trị tiệt trừ H. pylori tăng trên toàn cầu và cũng thống nhất những phác đồ thích hợp dựa trên tình trạng kháng thuốc [22], trong đó phương pháp miễn dịch trị liệu thụ động sử dụng các kháng thể kháng trực tiếp H. pylori hoặc kháng urease của H. pylori là một hướng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt.

 Globulin miễn dịch từ trứng gà (egg york immunoglobulin - IgY) là kháng thể được chuyển từ máu gà mái sang lòng đỏ trứng để thực hiện chức năng sinh lý là bảo vệ phôi và gà con. Các kháng thể IgY đặc hiệu trong trứng gà có các đặc tính bảo vệ giống như các kháng thể có trong máu gà mẹ. Các tác giả Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng IgY kháng urease của H. pylori bổ sung vào sữa chua làm thực phẩm chức năng dự phòng nhiễm H. pylori bước đầu cho thấy có hiệu quả dự phòng trên người tình nguyện [23]. Nhằm tạo ra nguyên liệu chế tạo các chế phẩm dự phòng nhiễm H. pylori tại Việt Nam theo phương pháp miễn dịch thụ động, đề tài “Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylori” được thực hiện với những mục tiêu sau:

1. Tách chiết urease của vi khuẩn Helicobacter pylori phân lập từ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng.

2. Chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylori.

3. Đánh giá khả năng dự phòng nhiễm Helicobacter pylori trên động vật thực nghiệm của IgY kháng urease.

 

docx 133 trang dienloan 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylor", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylor

Luận án Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylor
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Helicobacter pylori là vi khuẩn Gram âm đã gây nhiễm hơn nửa dân số trên thế giới và đã được chứng minh có liên quan đến cơ chế gây bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày và u lympho ở dạ dày (gastric MALT lymphoma) [1], [2], [3], [4], [5]. Tần suất nhiễm H. pylori có liên quan rất lớn đến điều kiện kinh tế xã hội, trên 80% ở các nước đang phát triển trong khi chỉ có khoảng 20 – 50% ở các nước phát triển [6], [7], [8], [9], [10] và có sự khác biệt theo từng vùng địa lý giữa các nước dao động từ 13% ở Nga đến Myanmar (48%), Nhật (71%), Trung Quốc (58%), Trung Mỹ (62%), Việt Nam (>70%), Đông Âu (82%) và các nước châu Phi (>80%) [10], [11], [12], [13], [14]. Mặc dù mỗi chủng H. pylori đều có sự khác biệt về khả năng gây bệnh nhưng nhìn chung H. pylori đã nhiễm ở 90% bệnh nhân viêm dạ dày, trên 90% loét tá tràng, 70% loét dạ dày và 90% ung thư dạ dày [11], [15], [16], [17]. Riêng ở Việt Nam, nhiễm H. pylori khá phổ biến và có mối liên quan mật thiết với bệnh lý dạ dày tá tràng. H. pylori được tìm thấy trong viêm dạ dày mạn (100%), viêm dạ dày thể hoạt động (83,1%), viêm teo niêm mạc dạ dày (85,3%), chuyển sản ruột (14,7%) tạo nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tuyến dạ dày và loét dạ dày tá tràng (21%) [18], [19], [20].
	Việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. pylori rất phức tạp vì phải sử dụng phác đồ phối hợp các thuốc kháng sinh với các thuốc giảm toan, giảm tiết đúng, đủ liều, đủ thời gian và đúng quy cách. Tuy nhiên, khả năng thất bại cũng rất lớn do tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Hội nghị Đồng thuận Maastricht III (2005) khuyến cáo nên sử dụng phác đồ điều trị chuẩn ban đầu với bộ ba điều trị PPI (thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày - proton pump inhibitor) – clarithromycin – amoxicillin hoặc metronidazole. Tuy nhiên, tỉ lệ đề kháng thuốc với phác đồ bộ ba ngày càng tăng. Để hỗ trợ cho phác đồ điều trị chuẩn ban đầu, Hội nghị cũng nhắc đến phác đồ thứ hai và phác đồ thứ ba, đồng thời tiếp tục bàn luận về sự đề kháng thuốc và nhận thấy khả năng đề kháng thuốc đạt tới 20% [21]. Năm 2010, tại Hội nghị Maastricht IV ở Florence (Ý) đã ghi nhận tỉ lệ kháng thuốc trong điều trị tiệt trừ H. pylori tăng trên toàn cầu và cũng thống nhất những phác đồ thích hợp dựa trên tình trạng kháng thuốc [22], trong đó phương pháp miễn dịch trị liệu thụ động sử dụng các kháng thể kháng trực tiếp H. pylori hoặc kháng urease của H. pylori là một hướng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt.
	Globulin miễn dịch từ trứng gà (egg york immunoglobulin - IgY) là kháng thể được chuyển từ máu gà mái sang lòng đỏ trứng để thực hiện chức năng sinh lý là bảo vệ phôi và gà con. Các kháng thể IgY đặc hiệu trong trứng gà có các đặc tính bảo vệ giống như các kháng thể có trong máu gà mẹ. Các tác giả Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng IgY kháng urease của H. pylori bổ sung vào sữa chua làm thực phẩm chức năng dự phòng nhiễm H. pylori bước đầu cho thấy có hiệu quả dự phòng trên người tình nguyện [23]. Nhằm tạo ra nguyên liệu chế tạo các chế phẩm dự phòng nhiễm H. pylori tại Việt Nam theo phương pháp miễn dịch thụ động, đề tài “Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylori” được thực hiện với những mục tiêu sau:
Tách chiết urease của vi khuẩn Helicobacter pylori phân lập từ bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng.
Chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng urease của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Đánh giá khả năng dự phòng nhiễm Helicobacter pylori trên động vật thực nghiệm của IgY kháng urease.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VI KHUẨN Helicobacter pylori
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Vào năm 1981, Robin Warren, nhà Giải phẫu bệnh người Úc, đã phát hiện được một loại vi khuẩn ở niêm mạc dạ dày của bệnh nhân bị viêm hoặc loét dạ dày và hình dạng của chúng giống vi khuẩn thuộc giống Campylobacter cho nên tên gọi đầu tiên của chúng là Campylobacter pylori. Đến năm 1983, Barry Marshall, người Úc, đã thành công trong việc nuôi cấy, phân lập vi khuẩn này từ mảnh sinh thiết dạ dày của bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, loét tá tràng và ghi nhận đặc tính tăng trưởng khác nhau giữa chúng với Campylobacter pylori. Cho đến năm 1989, dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn này không giống Campylobacter vì có cấu trúc lông khác hẳn, bên cạnh đó, còn có những khác biệt lớn trong tính chất sinh hoá và cấu trúc chuỗi 16S rRNA cho nên cuối cùng loài vi khuẩn này được xếp vào một giống mới, giống Helicobacter, thuộc họ Helicobacteraceae và được đổi tên là Helicobacter pylori [24], [25].
1.1.2. Dịch tễ học
Một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người mà các tác giả trong và ngoài nước thường hay nhắc đến đó chính là nhiễm H. pylori. Qua nhiều nghiên cứu nhận thấy tuổi, tình trạng kinh tế, xã hội và chủng tộc đã ảnh hưởng rất lớn đến tần suất nhiễm H. pylori. Đã có khoảng hơn nửa dân số thế giới bị nhiễm H. pylori và tần suất nhiễm có sự khác biệt rất lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Saudi Arabia, Việt Nam và châu Phi có tỉ lệ nhiễm H. pylori khá cao chiếm khoảng 80% ở lứa tuổi trên 20 tuổi. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Anh, Úc và Pháp, tỉ lệ nhiễm thấp hơn 10 – 20% và tăng khoảng 1% mỗi năm [11], [26], [27]. Nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu là do vệ sinh môi trường, cụ thể như sự phát triển của hệ thống hiện đại trong việc xử lý nước và chất thảy ở các nước phát triển [28], [29], [30].
Riêng về tuổi, trẻ em phần lớn bị nhiễm ở độ tuổi từ 2 – 8, trong đó các nước phát triển tỉ lệ nhiễm cũng thấp hơn như tần suất nhiễm ở trẻ em Nhật Bản dưới 10 tuổi rất thấp chỉ có 5% và cũng tăng dần theo tuổi [27]. Thêm vào đó, ở các nước phát triển, người lớn có độ tuổi bị nhiễm thường trên 50 tuổi và tần suất này tăng thêm 10% mỗi năm, trong khi các nước đang phát triển có độ tuổi nhiễm sớm hơn thường trên 20 tuổi. Ở Việt Nam, Nguyễn Sào Trung (2005) đã ghi nhận tần suất nhiễm H. pylori cao ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi [31].
Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân - miệng) hoặc lây trực tiếp (miệng - miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây quan trọng ban đầu. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao ở các nước đang phát triển tần suất nhiễm H. pylori cao hơn rất nhiều [11], [28], [32], [33].
1.1.3. Đặc điểm sinh học của H. pylori
1.1.3.1. Hình thể và dinh dưỡng
Hình 1.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori 
 	 * Nguồn: McColl K.E.L. (2010) [34]
Helicobacter pylori là vi khuẩn Gram âm, hình cong, xoắn nhẹ, dài 1,5 - 5µm, đường kính 0,3 - 1µm. Bề mặt vi khuẩn nhẵn, vỏ mỏng, có 4 - 6 lông, đầu mút hình củ hành, nhờ đó H. pylori di chuyển được trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày bởi chuyển động xoắn (Hình 1.1) [24], [34], [35], [36].
Helicobacter pylori thuộc loại vi khuẩn vi hiếu khí, mọc chậm nên phải nuôi cấy từ 4 - 7 ngày. Vi khuẩn mọc trên các môi trường chuyên biệt như Pylori agar, Skirrow cải tiến hoặc trên các môi trường Columbia, Brucella, BHI agar có thêm 7 – 10% máu ngựa hoặc máu cừu tươi, để ở 37oC trong điều kiện có 5% O2, 10% CO2, 85% N2 và độ ẩm cao. Môi trường chọn lọc thường có thêm các thuốc kháng sinh như vancomycin, trimethoprim và amphotericin B để ức chế tạp nhiễm. Helicobacter pylori có thể tăng trưởng được ở nhiệt độ từ 30 – 40oC, chịu được môi trường pH từ 5,5 - 8,5 và sống nhiều tháng ở âm 70oC trong môi trường thích hợp [24]. Kết quả có thể đọc sau 3 - 5 ngày nuôi cấy (hoặc có thể để đến 14 ngày) với các khuẩn lạc tròn, bóng, màu xám trong, đường kính từ 0,5 – 1mm, không tan máu hoặc tan máu alpha. Đặc biệt, tiêu chuẩn xác định H. pylori sau nuôi cấy là khuẩn lạc phải cho kết quả dương tính với các thử nghiệm oxidase, catalase và urease, trong đó thử nghiệm urease cho dương tính nhanh và mạnh.
* Thử nghiệm oxydase
Lấy 1mm khuẩn lạc trong suốt đặt lên giấy thấm. Nhỏ thuốc thử TMPD 0,1% (TMPD: N,N,N’,N’-Tetramethyl-p-phenylenediamine).
Cytochrom C khử + H+ + O2	Cytochrom oxy hóa + H2O
Cytochrom oxy hóa + TMPD khử	 TMPD oxy hóa (màu xanh)
Đọc kết quả ngay sau 30 giây: phản ứng (+) tính thì sinh khối chuyển màu xanh và phản ứng (-) tính sinh khối vẫn còn màu trắng (Hình 1.2).
Hình 1.2. Thử nghiệm oxydase của Helicobacter pylori 
 * Nguồn: Lê Văn Phủng (2009) [35]
* Thử nghiệm catalase
Lấy 1mm khuẩn lạc trong suốt đặt lên lame kính sạch. Nhỏ H2O2 30% (hydrogen peroxide).
	H2O2	H2O + O2 (bọt khí)
	Catalase
Đọc kết quả ngay sau 1 - 2 giây: phản ứng (+) tính thì có bọt khí xuất hiện và phản ứng (-) tính không có bọt khí (Hình 1.3).
 Hình 1.3. Thử nghiệm catalase của Helicobacter pylori 
* Nguồn: Lê Văn Phủng (2009) [35]
* Thử nghiệm urease
Thử nghiệm urease nhằm phát hiện gián tiếp sự có mặt của H. pylori thông qua urease của chúng. Do H. pylori sản xuất urease có hoạt tính rất cao, vì vậy, chỉ cần đưa mảnh sinh thiết có chứa H. pylori hoặc khuẩn lạc của H. pylori vào một lượng nhỏ dung dịch urea có chỉ thị màu. Lúc này hoạt tính urease của vi khuẩn sẽ nhanh chóng phân hủy urea thành ammonia, làm môi trường trở thành kiềm hóa và chỉ thị màu sẽ thay đổi từ màu vàng thành màu hồng cánh sen. Kết quả đọc trong vòng 20 phút với độ đặc hiệu gần như 100% (Hình 1.4) [24].
Hình 1.4. Thử nghiệm urease của Helicobacter pylori
 * Nguồn: Lê Văn Phủng (2009) [35]
Đồng thời trên tiêu bản nhuộm Gram, hình thể vi khuẩn H. pylori đa số là hình cong, mức độ xoắn không điển hình như trên tiêu bản trực tiếp từ mảnh sinh thiết, có thể có cả hình trực khuẩn (Hình 1.5) và nếu để sau 10 ngày nuôi cấy, có thể xuất hiện các thể hình cầu [24], [36], [37].
Hình 1.5. Hình ảnh nhuộm Gram của Helicobacter pylori 
* Nguồn: O'Rourke J.L., et al. (2001) [36]
1.1.3.2. Tính chất hóa sinh và kháng nguyên urease của H. pylori
Urease là một trong những enzyme chủ yếu trong sinh bệnh học của H. pylori. Trọng lượng phân tử của urease khoảng 550 kDa. Enzyme này mang tính quan trọng sống còn đối với H. pylori trong môi trường dạ dày.
Urease có tên hệ thống là carbamine amidohydrolase, là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân urea thành ammonia và acid carbonic:
	 urease
	(NH2)2CO + H2O 	NH3 + NH2COOH
	 NH2COOH + H2O 	NH3 + H2CO3
NH3 vừa được tạo ra nhanh chóng hợp nước để tạo thành NH4+ và OH-.
	 H2CO3	H+ + HCO3-
	2NH3 + 2H2O 	2NH4+ + 2OH- 
Gốc OH- này kết hợp với gốc H+ của acid HCl trong dịch nhày ở niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng dần pH ở bề mặt niêm mạc dạ dày từ thấp đến trung tính và tạo nên một lớp đệm pH trung tính bao quanh H. pylori. Cơ chế tác động này của urease đã giúp H. pylori không bị tác động của môi trường acid mạnh (pH < 4) ở dạ dày (Hình 1.6 và 1.7) [38]. Bên cạnh đó, urease còn là tác nhân kích thích mạnh mẽ hoạt động thực bào đơn nhân và sản sinh ra các cytokine gây viêm. Đồng thời, NH3 còn gây độc trực tiếp lên tế bào và phá vỡ liên kết giữa các tế bào làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Như vậy, urease biểu hiện cả hai chức năng: vừa là tác nhân xâm lấn và cũng vừa là tác nhân gây độc. Urease là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc phát triển thuốc để kiểm soát nhiễm H. pylori ở dạ dày [39], [40], [41], [42], [43].
 	 Hình 1.6. Vai trò của H. pylori urease trong nhiễm H. pylori 
	* Nguồn: Follmer C. (2010) [44]
 	 Hình 1.7. Cơ chế xâm lấn của H. pylori vào dịch nhày dạ dày
	* Nguồn: Bansil R., et al. (2013) [39]
	Trong bảng phân loại enzyme theo quy ước quốc tế, urease mang mã số EC 3.5.1.5 trong đó 3 (nhóm chính là nhóm hydrolase), 5 (nhóm phụ enzyme tác dụng lên liên kết C-N), 1 (phân nhóm phụ cắt các amid thẳng) và 5 (số thứ tự của urease trong phân nhóm phụ).
	Vào năm 1926, urease lần đầu tiên được Summer tách chiết từ đậu rựa (jack bean). Urease là các tinh thể có 8 cạnh, không màu, trong suốt, quan sát được dưới kính hiển vi và có đường kính d = 4 – 30µm tùy theo phương pháp tách chiết. Khối lượng phân tử của urease được Polacco và Havir xác định bằng phương pháp lọc gel trên cột agarose A-15m đối với urease đậu rựa và đậu nành Brazil. Urease đậu nành có 2 phân tử lượng khác nhau 540 kDa và 420 kDa, còn urease đậu rựa chỉ có một phân tử lượng là 480 kDa. Như vậy, urease từ những nguồn khác nhau có phân tử lượng khác nhau và ngay cả trong cùng một nguồn đậu nành đã có tới 2 loại urease. Hai loại urease này khác nhau ở thành phần apoenzyme nhưng bản chất của coenzyme vẫn không thay đổi. Các apoenzyme là những chuỗi polypeptide được hình thành từ nhiều acid amine, mà thành phần của các acid amine này thì không giống nhau ở những nguồn khác nhau, điều này lý giải sự khác nhau về khối lượng phân tử giữa chúng [45], [46].
	Urease dễ dàng hòa tan trong dung dịch ammonia loãng và dung dịch kiềm loãng, có thể hòa tan hoặc đông tụ trong dung dịch muối loãng và acid hữu cơ tùy thuộc nồng độ acid. Điểm đẳng điện của urease nằm trong khoảng pH = 5,0 – 5,1 và tại điểm đẳng điện độ hòa tan của urease cực nhỏ.
	Urease cũng mang những đặc tính của protein như tan trong nước và dung dịch muối loãng; không đi qua được màng thẩm tích vì có kích thước phân tử lớn; tan khi có lớp áo nước và tích điện; tủa khi mất lớp áo nước và trung tính; bị biến tính dưới tác dụng của acid, kiềm đặc, các ion kim loại nặng và nhiệt độ cao; dễ bị tủa thuận nghịch trong các dung môi hữu cơ (ethanol, acetone...) hoặc muối ammonium sulfate, sodium chloride; tính chất hóa lý có thể thay đổi khi kết hợp với cơ chất, coenzyme, ion kim loại hoặc một số chất hữu cơ đặc hiệu khác; và phân tử enzyme có thể tồn tại ở các trạng thái ion như anion, cation hoặc trung hòa tùy theo pH của môi trường.
	Trung tâm hoạt động của enzyme bao gồm các acid amine có nhóm hóa học hoạt động mạnh và các ion kim loại. Các nhóm hóa học hoạt động mạnh này có khả năng gắn với cơ chất để tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất. Các ion kim loại có vai trò xúc tác rất lớn, có tác dụng liên kết giữa enzyme và cơ chất hoặc apoenzyme và coenzyme hoặc tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử. Đồng thời, urease là enzyme không có bất cứ cofactor hữu cơ nào và cũng không có sắt, manganese hay phosphorus. Bên cạnh đó, trung tâm hoạt động của urease còn có chứa hai nguyên tử nitrogen. Hai nguyên tử nitrogen này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xúc tác phản ứng của urease hay còn gọi là Nikel dependent enzyme. Cơ chất của urease khá quan trọng trong việc mô tả vai trò của trung tâm hoạt động nitrogen trong quá trình xúc tác. Một số cơ chất của urease là urea, semicarbazide, formamide, acetamide, N – Methylurea, N – Hydroxyurea, dihydroxyurea Urea là cơ chất đặc hiệu của urease với năng lượng hoạt hóa là 8.700 hoặc 11.700 calories/gmol ở 25oC, còn đối với các cơ chất như hydroxyurea hoặc dihydroxyurea thì vận tốc nhỏ hơn 120 lần. Phân tử urea rất bền và sự phân hủy urea không enzyme trong dung dịch không phụ thuộc vào độ pH. Tuy nhiên, khi gặp enzyme, chính enzyme đã chống lại sự phân hủy và tạo điều kiện cho urea bị nước hay OH- tấn công để tạo ra carbamate [7], [42], [47].
Urease được phát hiện ở nhiều loài vi sinh vật, thực vật và một số ít động vật. Các vi khuẩn có chứa urease tham gia vào quá trình đồng hóa urea thành ... endoscopy in the Helicobacter pylori-related chronic gastritis. Digestion, 83:161–166.
Trần Thiện Trung, Quách Trọng Đức, Lý Kim Hương (2009). So sánh giá trị của thử nghiệm hơi thở 13C, thử nghiệm urease và huyết thanh trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(Phụ bản 1):18-23.
Federico A., Gravina A.G., Miranda A., et al. (2014). Eradication of Helicobacter pylori infection: Which regimen first? World Journal of Gastroenterology, 20(3):665-672.
Agudo S., Pe´rez-Pe´rez G., Alarco´n T., et al. (2010). High prevalence of Clarithromycin-resistant Helicobacter pylori strains and risk factors associated with resistance in Madrid, Spain. Journal of Clinical Microbiology, 48(10):3703-3707.
Garza-González E., Giasi-González E., Martínez-Vázquez M.A., et al. (2007). Helicobacter pylori eradication and its relation to antibiotic resistance and CYP2C19 status. Revista espanola de enfermedades digestivas, 99(2):71-75.
Bùi Hữu Hoàng (2011). Hiệu quả của phác đồ nối tiếp trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(1):303-307.
Đào Hữu Ngôi, Nguyễn Công Kiểm, Nguyễn Thị Thanh Tâm và cs. (2010). Hiệu quả của phác đồ Omeprazole + Amoxicillin + Levofloxacin so với Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(1):184-189.
Nguyễn Thúy Vinh (2003). Nghiên cứu hiệu quả điều trị của ba phác đồ OAM, OAC, OMC trong loét dạ dày, tá tràng H. pylori dương tính và ảnh hưởng của kháng thuốc tới các phác đồ trên, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
Trần Ngọc Bảo, Trần Ngọc Lưu Phương, Nguyễn Ngọc Thành (2004). Đánh giá hiệu quả của phác đồ Pantoprazol, Amoxicillin và Clarithromycin (PAC500) trên bệnh loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8(4):204-209.
Trần Thiện Trung, Phạm Văn Tấn, Quách Trọng Đức và cs. (2009). Hiệu quả của phác đồ EAL và EBMT trong tiệt trừ Helicobacter pylori sau điều trị thất bại lần đầu. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(Phụ bản 1):11-17.
Abu-Sini M., Mayyas A., Al-Karablieh N., et al. (2017). Synthesis of 1,2,3-Triazolo[4,5-h]quinolone derivatives with novel anti-microbial properties against Metronidazole resistant Helicobacter pylori. Molecules, 22:841-852.
Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai (2006). Tính đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 10(1):73-75.
Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Văn Hợp (2010). Khảo sát tính kháng thuốc các chủng Helicobacter pylori phân lập từ các bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Y học thực hành, 4(712):20-22.
Nguyễn Văn Thịnh, Dương Thu Hương, Nguyễn Đức Toàn và cs. (2009). Tình hình kháng kháng sinh của Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét hành tá tràng trong 6 tháng đầu năm 2009. Y học thực hành, 8(669):14-18.
Phan Quốc Hoàn, Tạ Long, Ngô Vi Hùng và cs. (2000). Kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét tá tràng. Nội khoa, 1:8-11.
Trần Thiện Trung, Đỗ Trọng Hải, Quách Trọng Đức và cs. (2009). Hiệu quả của phác đồ đầu tay EAC và EAL trong tiệt trừ Helicobacter pylori. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(Phụ bản 1):5-10.
Hamal K.R., Burgess S.C., Pevzner I.Y., et al. (2006). Maternal antibody transfer from dams to their egg yolks, egg whites, and chicks in meat lines of chickens. Poultry Science, 85(8):1364-1372.
Müller S., Schubert A., Zajac J., et al. (2015). IgY antibodies in human nutrition for disease prevention. Nutrition Journal, 14(109):1-7.
Rose M.E. (1979). The immune system in birds. Journal of the Royal Society Medecine, 72:701-704.
Schade R., Calzado E.G., Sarmiento R., et al. (2005). Chicken egg yolk antibodies (IgY-technology): a review of progress in production and use in research and human and veterinary medicine. Alternatives to Laboratory Animals, 33:129-154.
Schade R., Staak C., Hendriksen C., et al. (1996). The production of avian (Egg Yolk) antibodies: IgY. Alternatives to Laboratory Animals, 24:925-934.
Larsson A., Balow R., Lindahl T.L., et al. (1993). Chicken antibodies: Taking advantage of evolution—A review. Poultry Science, 72:1807-1812.
Marcq C., Théwis A., Portetelle D., et al. (2013). Refinement of the production of antigen-specific hen egg yolk antibodies (IgY) intended for passive dietary immunization in animals. A review. Biotechnology, Agronomy, Society and Environment, 17(3):483-493.
Ko K.Y., Ahn D.U. (2007). Preparation of immunoglobulin Y from egg yolk using ammonium sulfate precipitation and ion exchange chromatography. Poultry Science, 86(2):400-407.
Shin J., Yang M., Nam S.W., et al. (2002). Use of egg yolk-derived immunoglobin as an alternative to antibiotic treatment for control of Helicobacter pylori infection. Clinical Diagnostic Laboratory Immunology, 9:1061-1066.
Schade R., Pfister C., Halatsch R., et al. (1991). Polyclonal IgY antibodies from chicken egg yolk - an alternative to the production of mammalian lgG type antibodies in rabbits. Alternatives to Laboratory Animals, 19:403-419.
Carlander D., Kollberg H., Wejaker P.E., et al. (2000). Peroral immunotheraphy with yolk antibodies for the prevention and treatment of enteric infections. Immunologic Research, 21(1):1-6.
Casadevall A., Dadachova E., Pirofski L. (2004). Passive antibody therapy for infectious diseases. Nature Reviews Microbiology, 2(9):695-703.
Casadevall A., Pirofski L. (2004). New concepts in antibody-mediated immunity. Infection and Immunity, 72(11):6191-6196.
Kousted T.M., Kalliokoski O., Christensen S.K., et al. (2017). Exploring the antigenic response to multiplexed immunizations in a chicken model of antibody production. Heliyon, 3:1-19.
Rahman S., Nguyen S.V., Icatlo F.C., et al. (2013). Oral passive IgY-based immunotherapeutics: a novel solution for prevention and treatment of alimentary tract diseases. Human Vaccines & Immunotherapeutics, 9(5):1039–1048.
Chalghoumi R., Beckers Y., Portetelle D., et al. (2009). Hen egg yolk antibodies (IgY), production and use for passive immunization against bacterial enteric infections in chicken: a review. Biotechnology Agronomy Society and Environment, 13(2):295-308.
Sun P., Wang J., Zhang Y., et al. (2014). Evaluating the immune responses of mice to subcutaneous immunization with Helicobacter pylori urease B subunit. Journal of Animal Science and Biotechnology, 5:1-7.
You Z., Yang H., Xin W., et al. (2014). Preparation of egg yolk antibodies against BoNT/B and their passive protection in mouse models. Human Vaccines & Immunotherapeutics, 10(8):2321–2327.
Chalghoumi R., Marcq C., Théwis A., et al. (2009). Effects of feed supplementation with specific hen egg yolk antibody (immunoglobin Y) on Salmonella species cecal colonization and growth performances of challenged broiler chickens. Poultry Science, 88(10):2081-2092.
Kuroki M., Ohta M., Ikemori Y., et al. (1997). Field evaluation of chicken egg yolk immunoglobulins specific for bovine rotavirus in neonatal calves. Archives Virology, 142(4):843-851.
Vega C., Bok M., Chacana P., et al. (2011). Egg yolk IgY: protection against rotavirus induced diarrhea and modulatory effect on the systemic and mucosal antibody responses in new born calves. Veterinary Immunology and Immunopathology, 142(3-4):156-169.
Marquardt R.R., Jin L.Z., Kim J.W., et al. (1999). Passive protective effect of egg-yolk antibodies against enterotoxigenic Escherichia coli K88+ infection in neonatal and early-weaned piglets. FEMS Immunology and Medical Microbiology, 23(4):283-288.
Neri P., Tokoro S., Kobayashi R., et al. (2011). Specific egg yolk immunoglobulin as a new preventive approach for Shiga-toxin-mediated diseases. PLoS One, 6(10):1-12.
Liou J.F., Chang C.W., Tailiu J.J., et al. (2010). Passive protection effect of chicken egg yolk immunoglobulins on enterovirus 71 infected mice. Vaccine, 28(51):8189-8196.
Nomura S., Suzuki H., Masaoka T., et al. (2005). Effect of dietary anti-urease immunoglobulin Y on Helicobacter pylori infection in Mongolian gerbils. Helicobacter, 10(1):43-52.
Russell M.W., Hajishengallis G., Childers N.K., et al. (1999). Secretory immunity in defense against cariogenic mutans streptococci. Caries Research, 33(1):4-15.
Hatta H., Tsuda K., Ozeki M., et al. (1997). Passive immunization against dental plaque formation in humans: Effect of a mouth rinse containing egg yolk antibodies (IgY) specific to Streptococcus mutans. Caries Research, 31:268-274.
Thu H.M., Myat T.W., Win M.M., et al. (2017). Chicken egg yolk antibodies (IgY) for prophylaxis and treatment of Rotavirus diarrhea in human and animal neonates: A concise review. Korean Journal for Food Science of Animal Resources, 37(1):1-9.
Sarker S.A., Casswall T.H., Juneja L.R., et al. (2001). Randomized, placebo-controlled, clinical trial of hyperimmunized chicken egg yolk immunoglobulin in children with rotavirus diarrhea. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, 32(1):19-25.
Amaral J.A., Tino De Franco M., Carneiro-Sampaio M.M., et al. (2002). Anti-enteropathogenic Escherichia coli immunoglobulin Y isolated from eggs laid by immunised Leghorn chickens. Research in Veterinary Science, 72(3):229-234.
Fujibayashi T., Nakamura M., Tominaga A., et al. (2009). Effects of IgY against Candida albicans and Candida spp. Adherence and biofilm formation. Japanese Journal of Infectious Diseases, 62(5):337-342.
Selvan K., Sentila R., Michael A. (2012). Generation and characterization of chicken egg yolk antibodies against Propionibacterium acnes for the prevention of acne vulgaris. Indian Journal of Dermatology, 57(1):15-19.
Iankov I.D., Penheiter A.R., Carlson S.K., et al. (2012). Development of monoclonal antibody-based immunoassays for detection of Helicobacter pylori neutrophil-activating protein. Journal of Immunological Methods, 384:1–9.
Radziejewska I., Leszczyn´ska K., Borzym-Kluczyk M. (2014). Influence of monoclonal anti-Lewis b, anti-H type 1, and anti-sialyl Lewis x antibodies on binding of Helicobacter pylori to MUC1 mucin. Molecular and Cellular Biochemistry, 385:249–255.
Shin J., Nam S., Kim J., et al. (2003). Identification of immunodominant Helicobacter pylori proteins with reactivity to H. pylori-specific egg-yolk immunoglobulin. Journal of Medical Microbiology, 52:217-222.
Shin J., Roe I., Kim H. (2004). Production of anti-Helicobacter pylori ureasespecific immunoglobulin in egg yolk using an antigenic epitope of H. pylori urease. Journal of Medical Microbiology, 53:31-34.
Suzuki H., Nomura S., Masaoka T., et al. (2004). Effect of dietary anti-Helicobacter pylori-urease immunoglobulin Y on Helicobacter pylori infection. Alimentary Pharmacology and Therapeutics, 20(1):185-192.
Yang Y., Park D., Yang G., et al. (2012). Anti-Helicobacter pylori effects of IgY from egg york of immunized hens. Laboratory Animal Research, 28(1):55-60.
Đỗ Minh Trung, Hoàng Trung Kiên, Lê Văn Đông (2010). Nghiên cứu tách chiết, tinh sạch kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà. Tạp chí Thông tin y dược, Chuyên đề Miễn dịch học, 77-81.
Siriya P., Chu C., Chen M.T., et al. (2013). Extraction and purification of anti-Helicobacter pylori IgY. Journal of Agricultural Science, 5(3):132-138.
Sugano K., Tack J., Kuipers E.J., et al. (2015). Kyoto global consensus report on Helicobacter pylori gastritis. Gut, 64:1353–1367.
Tongtawee T., Kaewpitoon S., Kaewpitoon N., et al. (2015). Correlation between gastric mucosal morphologic patterns and histopathological severity of Helicobacter pylori associated gastritis using conventional narrow band imaging gastroscopy. BioMed Research International, 2015:1-7.
Icatlo F.C., Kuroki M., Kobayashi C., et al. (1998). Affinity purification of Helicobacter pylori urease relevance to gastric mucin adherence by urease protein. The Journal of Biological Chemistry, 273:18130-18138.
Turbett G.R., Høj P.B., Horne R., et al. (1992). Purification and characterization of the urease enzymes of Helicobacter species from humans and animals. Infection and Immunity, 60(12):5259-5266.
Lê Thị Phú, Nguyễn Thị Cẩm Vi (2007). Xác định phân tử lượng và các thông số động học của urease từ đậu nành hạt vàng Việt Nam. Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, 10(5).
Lê Thị Phú, Nguyễn Thị Cẩm Vi, Nguyễn Tấn Đạt (2006). Nghiên cứu thu nhận, tinh sạch urease từ đậu nành. Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, 9(7):57-64.
Lê Văn Đông, Dương Hương Giang (2011). Nghiên cứu chế tạo kháng thể từ lòng đỏ trứng gà (IgY) kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan ở cá tra. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 1(36):58-64.
Guidlolin R.G., Marcelino R.M., Gondo H.H., et al. (2010). Polyvalent horse F(Ab’)2 snake antivenom: Development of process to produce polyvalent horse F(Ab’)2 antibodies anti-african snake venom. African Journal of Biotechnology, 9(16):2446-2455.
Phạm Mạnh Hùng và Lê Văn Đông (2011). Miễn dịch học cơ bản. Trong: Miễn dịch học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 76-124.
Hong K.S., Ki M.R., Arif Ullah H.M., et al. (2018). Preventive effect of anti-VacA egg yolk immunoglobulin (IgY) on Helicobacter pylori-infected mice. Vaccine, 36: 371-380.
Hoàng Trung Kiên, Lê Thu Hồng, Lê Thu Hà và cs. (2013). Nghiên cứu quy trình gây miễn dịch tạo kháng thể IgY kháng vi khuẩn (Vibrio cholera) trên gà mái. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 1:1-6.
Sunnary T., Đỗ Minh Trung, Lê Thu Hồng và cs. (2011). Nghiên cứu chế tạo kháng thể từ lòng đỏ trứng gà kháng trực khuẩn mủ xanh bằng phương pháp gây miễn dịch cho gà mái đẻ trứng. Tạp chí Y - Duợc học quân sự, 5:119-125.
Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Đặng Dũng (2014). Đánh giá chất lượng và cơ chế tác dụng của globulin miễn dịch đặc hiệu nguồn gốc từ trứng gà kháng độc tố tả (Cholera toxin). Tạp chí Y - Duợc học quân sự, 1:7-11.
Sunnary T., Đỗ Minh Trung, Lê Thu Hồng và cs. (2011). Tác dụng in vivo của kháng thể IgY kháng trực khuẩn mủ xanh trên vết thương bỏng thực nghiệm nhiễm trực khuẩn mủ xanh. Tạp chí Y - Duợc học quân sự, 8:44-49.
Kumaran T., Mary A.J., Citarasu T. (2014). Immunological properties of Anti-Vibrio parahaemolyticus IgY developed from Gallus domesticus egg yolk. Advances Pharmacology and Toxicology, 15(2):45-53.
Pauly D., Chacana P.A., Calzado E.G., et al. (2011). IgY technology: Extraction of chicken antibodies from egg yolk by polyethylene glycol (PEG) precipitation. Journal of Visualized Experiments, doi: 10.3791/3084.
Bellingeri R.V., Picco N.Y., Alustiza F.E., et al. (2015). pH-responsive hydrogels to protect IgY from gastric conditions: in vitro evaluation. Journal of Food Sci Technol, 52(5):3117–3122.
Nishizawa T., Suzuki H., Nakagawa I., et al. (2009). Early Helicobacter pylori eradication restores sonic hedgehog expression in the gastric mucosa of Mongolian gerbils. Digestion, 79:99–108.
Suzuki H., Masaoka T., Miyazawa M., et al. (2002). Gastric mucosal response to Helicobacter pylori. Keio Journal of Medicine, 51(2):40-44.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_che_tao_globulin_mien_dich_tu_trung_ga_ig.docx
  • doc4.Trang thong tin LA.doc
  • docBia.doc
  • docBia.tienganh.doc
  • docTomtatLA.doc
  • docTomtatLA.tienganh.doc