Luận án Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quâ phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ

Tắc ruột sau mổ (TRSM) là một biến chứng thường gặp trong phẫu thuật

vùng bụng và việc điều trị hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các số liệu

gần đây cho thấy 93 - 100% bệnh nhân đã được phẫu thuật vùng bụng sẽ hình

thành dính sau mổ. Nguy cơ tắc ruột ở những bệnh nhân được phẫu thuật

vùng bụng thay đổi từ 0,3% đến 10,7% [52], [59].

Theo y văn, tắc ruột sau mổ hiện tại vẫn chiếm đa số các trường hợp

(70 -80%) tắc ruột và có thể xảy ra sau nhiều loại phẫu thuật vùng bụng khác

nhau. Theo Cox, các loại phẫu thuật chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các trường

hợp tắc ruột sau mổ là cắt ruột thừa (23%), cắt đại trực tràng (21%), can thiệp

sản khoa (12%) và có 24% các trường hợp được phẫu thuật vùng bụng nhiều

lần [43].

Chỉ định phương pháp điều trị tắc ruột sau mổ dựa trên các biểu hiện lâm

sàng và cận lâm sàng cũng như tiền sử phẫu thuật. Điều trị nội khoa tắc ruột

sau mổ được chỉ định trong hơn 80% trường hợp và có tỉ lệ thành công

70-85% [126]. Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại

hoặc tắc ruột có biểu hiện của nghẹt, xoắn, hoại tử ruột [122]. Trong đó, phẫu

thuật mở vẫn được xem là phương pháp điều trị chủ yếu của tắc ruột sau mổ.

Tuy nhiên, phẫu thuật mở lại gây tổn thương thêm cho phúc mạc, làm tăng

nguy cơ hình thành dính và tắc ruột tái phát. Số liệu thống kê cho thấy 10 -

30% bệnh nhân bị tắc ruột trở lại khi được điều trị bằng phương pháp mổ mở

và được chỉ định mổ lại lần hai [28]

pdf 163 trang dienloan 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quâ phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quâ phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ

Luận án Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quâ phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC 
ĐẶNG NGỌC HÙNG 
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ 
KẾT QUÂ PHẪU THUẬT NỘI SOI 
 ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SAU MỔ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HUẾ - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC 
ĐẶNG NGỌC HÙNG 
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ 
KẾT QUÂ PHẪU THUẬT NỘI SOI 
 ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SAU MỔ 
Chuyên ngành: NGOẠI TIÊU HÓA 
Mã số: 62 72 01 25 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn 1: PGS.TS. LÊ LỘC 
Ngƣời hƣớng dẫn 2: PGS.TS. LÊ ĐÌNH KHÁNH 
HUẾ - 2016
Lời Cảm Ơn 
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu 
và chân tình của quý thầy ở trường Đại Học Y Dược Huế và 
Bệnh viện Trung Ương Huế. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện 
Trung Ương Huế, Ban Giám Hiệu, phòng Đào Tạo Sau 
Đại Học, Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Dược Huế. 
Xin cám ơn Ban Giám Đốc, khoa Ngoại Tiêu Hoá, 
khoa Ngoại Nhi Cấp Cứu Bụng, khoa Ngoại Tổng Hợp, 
phòng Kế Hoạch Tổng Hợp bệnh viện Trung Ương Huế đã 
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành 
luận án này. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Lê Lộc và 
PGS.TS. Lê Đình Khánh đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi 
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè và gia đình đã động viên 
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. 
Huế,tháng 05 năm 2016 
Đặng Ngọc Hùng 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, 
thực hiện trung thực, chính xác trên bệnh nhân và hồ sơ bệnh án. 
Các số liệu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào 
khác. Nếu sai khác tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
Tác giả luận án 
Đặng Ngọc Hùng 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
ASA 
BC 
BN 
CLVT 
CS 
CTM 
DC 
ĐM 
GP 
GPBL 
HCP 
HCT 
MRI 
n 
PM 
PTNS 
PTV 
RN 
TH 
TR 
TRCH 
TRSM 
SLB 
VPM 
 PAI 
Hiệp hội gây mê hồi sức Hoa Kỳ 
Bạch cầu 
Bệnh nhân 
Chụp cắt lớp vi tính 
Cộng sự 
Công thức máu 
Dây chằng 
Động mạch 
Giải phẫu 
Giải phẫu bệnh lý 
Hố chậu phải 
Hố chậu trái 
Cộng hưởng từ 
Số trường hợp 
Phúc mạc 
Phẫu thuật nội soi ổ bụng 
Phẫu thuật viên 
Ruột non 
Trường hợp 
Tắc ruột 
Tắc ruột cơ học 
Tắc ruột sau mổ 
Sinh lý bệnh 
Viêm phúc mạc 
Peritoneal adhesion index 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam ơn 
Lời cam đoan 
Danh mục từ viết tắt 
Mục lục 
Danh mục các bảng 
Danh mục các biểu 
Danh mục các hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 
1.1. Giải phẫu, sinh lý của phúc mạc .................................................... 3 
1.2. Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh của tắc ruột sau mổ ..................... 5 
1.3. Chẩn đoán tắc ruột sau mổ ............................................................. 10 
1.4. Chỉ định điều trị tắc ruột sau mổ .................................................... 20 
1.5. Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ ................. 36 
1.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả ................................................... 41 
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 43 
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 43 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 43 
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 61 
3.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 61 
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và chỉ định phẫu thuật ......... 66 
3.3. Kết quả của PTNS điều trị tắc ruột sau mổ .................................... 70 
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố với kết quả phẫu thuật ................... 76 
3.5. Kết quả lâu dài ............................................................................... 88 
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................ 90 
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh lý tắc ruột ................................. 90 
4.2. Chỉ định phẫu thuật theo đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của 
bệnh lý tắc ruột ............................................................................................ 96 
4.3. Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ ................. 105 
4.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật nội soi 111 
4.5. Bàn luận về kết quả lâu dài của PTNS điều trị TRSM .................. 119 
4.6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 122 
KẾT LUẬN ................................................................................................ 123 
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 125 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN 
QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 3.1. Số lần điều trị tắc ruột trong tiền sử .............................................. 62 
Bảng 3.2. Số lần phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ trong tiền sử ................ 63 
Bảng 3.3. Bệnh lý được phẫu thuật gần nhất .................................................. 63 
Bảng 3.4. Các đường mở bụng trong lần mổ trước ........................................ 65 
Bảng 3.5. Triệu chứng chung lúc vào viện ..................................................... 66 
Bảng 3.6. Đặc điểm của hình ảnh X quang trước mổ ..................................... 67 
Bảng 3.7. Đặc điểm của hình ảnh siêu âm bụng trước mổ ............................. 67 
Bảng 3.8. Các hình thức chỉ định phẫu thuật nội soi ...................................... 69 
Bảng 3.9. Các hình thái tổn thương ghi nhận trong mổ .................................. 70 
Bảng 3.10. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 70 
Bảng 3.11. Tai biến trong mổ.......................................................................... 71 
Bảng 3.12. Nguyên nhân phải mở đường mổ nhỏ phối hợp <5cm ................. 72 
Bảng 3.13. Nguyên nhân phải chuyển mổ mở ................................................ 73 
Bảng 3.14. Biến chứng sau mổ ....................................................................... 75 
Bảng 3.15. Phân loại kết quả phẫu thuật nội soi ............................................. 75 
Bảng 3.16. Liên quan giữa các yếu tố tiền sử với thời gian phẫu thuật .......... 76 
Bảng 3.17. Liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với thời gian phẫu thuật ...... 78 
Bảng 3.18. Liên quan giữa các yếu tố cận lâm sàng với thời gian phẫu thuật 79 
Bảng 3.19. Liên quan giữa các yếu tố trong mổ với thời gian phẫu thuật ...... 80 
Bảng 3.20. Liên quan giữa yếu tố tiền sử và thành công của PTNS .............. 81 
Bảng 3.21. Liên quan giữa cơ quan phẫu thuật và đường mổ trước đó với 
thành công của PTNS ...................................................................................... 82 
Bảng 3.22. Liên quan giữa bệnh cảnh tắc ruột và thành công của PTNS....... 83 
Bảng 3.23. Liên quan giữa thời gian đau trước mổ với thành công của PTNS84 
Bảng 3.24. Liên quan giữa triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc trước mổ 
và thành công của PTNS ................................................................................. 84 
Bảng 3.25. Liên quan giữa triệu chứng điểm đau khu trú trước mổ và 
thành công của PTNS ...................................................................................... 85 
Bảng 3.26. Liên quan giữa đường kính quai ruột trên siêu âm và thành 
công của PTNS ................................................................................................ 85 
Bảng 3.27. Liên quan giữa chỉ số dính và tổn thương dính với thành công 
của PTNS ......................................................................................................... 86 
Bảng 3.28. Liên quan giữa tổn thương có chỉ định cắt ruột và tai biến 
trong mổ với thành công của PTNS ................................................................ 87 
Bảng 3.29. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 6 tháng ................................... 88 
Bảng 3.30. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 1 năm ..................................... 88 
Bảng 3.31. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 2 năm ..................................... 89 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Trang 
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới tính ................................................................... 61 
Biểu đồ 3.2. Số lần phẫu thuật bụng trong tiền sử .......................................... 62 
Biểu đồ 3.3. Thời gian từ lần phẫu thuật cuối cùng đến khi vào viện ............ 64 
Biểu đồ 3.4. Thể lâm sàng của tắc ruột ........................................................... 68 
Biểu đồ 3.5. Thời gian từ khi khởi phát đau đến khi vào viện ....................... 68 
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thành công ......................................................................... 73 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Trang 
Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh quá trình hình thành dính .............. 9 
Hình 1.2. Hình ảnh lát cắt siêu âm qua phần trung tâm của bụng bằng đầu dò 
tuyến tính cho thấy một quai ruột non giãn lớn (đầu mũi tên) với niêm mạc 
dày lên kèm theo dịch tự do ổ bụng (mũi tên) ............................................... 15 
Hình 1.3. Một bệnh nhân nữ 60 tuổi với hội chứng tắc ruột trên lâm sàng ... 16 
Hình 1.4. Tắc ruột non do dính sau mổ ........................................................... 18 
Hình 1.5. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tắc ruột sau mổ .... 25 
Hình 2.1.Hệ thống máy nội soi ....................................................................... 47 
Hình 2.2. Dụng cụ phẫu thuật nội soi ............................................................. 48 
Hình 2.3. Chỉ số dính trong ổ phúc mạc (PAI) ............................................... 56 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tắc ruột sau mổ (TRSM) là một biến chứng thường gặp trong phẫu thuật 
vùng bụng và việc điều trị hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các số liệu 
gần đây cho thấy 93 - 100% bệnh nhân đã được phẫu thuật vùng bụng sẽ hình 
thành dính sau mổ. Nguy cơ tắc ruột ở những bệnh nhân được phẫu thuật 
vùng bụng thay đổi từ 0,3% đến 10,7% [52], [59]. 
Theo y văn, tắc ruột sau mổ hiện tại vẫn chiếm đa số các trường hợp 
(70 -80%) tắc ruột và có thể xảy ra sau nhiều loại phẫu thuật vùng bụng khác 
nhau. Theo Cox, các loại phẫu thuật chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các trường 
hợp tắc ruột sau mổ là cắt ruột thừa (23%), cắt đại trực tràng (21%), can thiệp 
sản khoa (12%) và có 24% các trường hợp được phẫu thuật vùng bụng nhiều 
lần [43]. 
Chỉ định phương pháp điều trị tắc ruột sau mổ dựa trên các biểu hiện lâm 
sàng và cận lâm sàng cũng như tiền sử phẫu thuật. Điều trị nội khoa tắc ruột 
sau mổ được chỉ định trong hơn 80% trường hợp và có tỉ lệ thành công 
70-85% [126]. Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại 
hoặc tắc ruột có biểu hiện của nghẹt, xoắn, hoại tử ruột [122]. Trong đó, phẫu 
thuật mở vẫn được xem là phương pháp điều trị chủ yếu của tắc ruột sau mổ. 
Tuy nhiên, phẫu thuật mở lại gây tổn thương thêm cho phúc mạc, làm tăng 
nguy cơ hình thành dính và tắc ruột tái phát. Số liệu thống kê cho thấy 10 - 
30% bệnh nhân bị tắc ruột trở lại khi được điều trị bằng phương pháp mổ mở 
và được chỉ định mổ lại lần hai [28]. 
Phẫu thuật nội soi ổ bụng (PTNS) điều trị tắc ruột do dính sau mổ 
được thực hiện lần đầu tiên bởi Bastug năm 1991. Sau đó, phẫu thuật này 
ngày càng được các phẫu thuật viên chấp nhận và sử dụng vì ưu điểm ít 
xâm hại, hậu phẫu nhẹ nhàng, ít biến chứng, hồi phục nhanh và thời gian 
nằm viện ngắn [88]. 
2 
Ở Việt Nam, phương pháp này đã được thực hiện lần đầu tiên bởi 
Nguyễn Hoàng Bắc từ năm 2001 [2]. Tại Bệnh viện Trung Ương Huế, 
trường hợp phẫu thuật điều trị tắc ruột do dính sau mổ đầu tiên bằng phương 
pháp nội soi được thực hiện vào năm 2007 và ngày càng được áp dụng rộng 
rãi trong điều trị. 
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột sau mổ thường phụ thuộc 
nhiều yếu tố khác nhau. Năm 2014, Sallinen V và cs tiến hành lần đầu tiên một 
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm so sánh kết quả của phẫu thuật 
nội soi và phẫu thuật mở bụng điều trị tắc ruột sau mổ để qua đó đưa ra các chỉ 
định của phẫu thuật nội soi đồng thời đánh giá kết quả lâu dài sau mổ; nghiên 
cứu đang được thực hiện và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2018 [120]. Ở nước ta 
cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tính khả thi cũng như kết quả 
sớm của phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ. Tuy nhiên, 
đa số tác giả đều chưa nghiên cứu hệ thống về chỉ định và đánh giá kết quả 
xa của phương pháp này. 
Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chỉ 
định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ” với 
hai mục tiêu sau: 
1. Nghiên cứu chỉ định của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. 
2. Đánh giá kết quả và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả 
phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ tại bệnh viện Trung ương Huế. 
3 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHÚC MẠC 
1.1.1. Giải phẫu của phúc mạc 
Phúc mạc (còn gọi là màng bụng) là một màng bao bọc mặt trong ổ 
bụng và các tạng chứa trong ổ bụng. Diện tích của phúc mạc tương đương 
với diện tích bề mặt da (khoảng 1,5m2) [93], [110]. Mạc nối là những lá phúc 
mạc nối giữa các tạng trong ổ bụng. 
Lớp thanh mạc bọc quanh ruột non và liên tiếp với lá treo của mạc treo 
tràng, thanh mạc có tính dễ dính, khi hai lá phúc mạc sát vào nhau mà không 
trượt lên nhau được hoặc do bệnh lý dẫn đến dính các quai ruột với nhau hoặc 
dính vào thành bụng. 
Phúc mạc có một mạng lưới mạch máu và bạch mạch dày đặc. Hệ 
thống thần kinh của phúc mạc rất phong phú, gồm nhiều nhánh nhỏ từ các 
nhánh hoành, cảm thụ đau rất nhạy, nhất là vùng hoành, vùng tụy, vùng tá 
tràng [72], [76]. 
1.1.2. Sinh lý của phúc mạc 
Phúc mạc là một màng bán thấm hoạt động theo quy luật thẩm thấu. Sự 
hấp thu của phúc mạc đã được nhận thấy từ lâu. Sự hấp thu này thay đổi tùy 
theo thành phần của các chất. 
- Dịch điện giải đẳng trương được hấp thu nhanh và nhiều. 
- Protid, nhất là protid tự thân được hấp thu khá nhanh. 
- Lipid được hấp thu chậm hơn. 
- Ngược lại, chất khí bơm vào ổ phúc mạc được hấp thu rất chậm. 
Cơ chế hấp thu của phúc mạc khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: 
- Áp lực thẩm thấu liên quan đến nồng độ các tinh thể. 
4 
- Áp lực keo liên quan đến nồng độ protid trong dịch phúc mạc 
- Áp lực ổ bụng 
- Hoạt động của tế bào: thay đổi tùy theo từng khu vực ổ bụng. Hoạt 
động hấp thu xảy ra mạnh tại trung tâm cơ hoành và tầng trên mạc treo đại 
tràng ngang, hấp thu yếu đặc biệt ở vùng chậu. Khả năng hấp thu, tiêu độc của 
phúc mạc chủ yếu dựa vào khả năng của đại thực bào và bạch cầu. 
Có hai loại dịch khác nhau là  ...  the evidence-based guidelines from the world 
society of emergency surgery ASBO working group, World Journal of 
Emergency Surgery, 8 
123. Schein. M., Sajja. S. B., Yenumula. P. R (2002), Early postoperative 
intestinal obstruction, Curr Surg, 59 (3), pp. 289-295. 
124. Schmutz. G. R., Benko. A., Fournier. L., et al (1997), Small bowel 
obstruction: role and contribution of sonography, Eur. Radiol, 7, 
pp. 1054-1058. 
125. Schraufnagel. D., Rajaee. S., Millham. F. H (2013), How many sunsets? 
Timing of surgery in adhesive small bowel obstruction: a study of the 
Nationwide Inpatient Sample, J Trauma Acute Care Surg, 74 (1), 
pp. 181-187. 
126. Shih. S. C., Jeng. K. S., Lin. S. C., et al (2003), Adhesive small bowel 
obstruction: how long can patients tolerate conservative treatment?, 
World J Gastroenterol, 9 (3), pp. 603-605. 
127. Silva. A. C., Pimenta. M., Guimaraes. L. S (2009), Small bowel 
obstruction: what to look for, Radiographics, 29 (2), pp. 423-439. 
128. Srinivasa. S., Thakore. N., Abbas. S., et al (2011), Impact of 
Gastrografin in clinical practice in the management of adhesive small 
bowel obstruction, Canadian Journal of Surgery, 54 (2), pp. 123-127. 
129. Strickland. P., Lourie. D. J., Suddleson. E. A., et al (1999), Is 
laparoscopy safe and effective for treatment of acute small-bowel 
obstruction?, Surg Endosc, 13 (7), pp. 695-698. 
130. Suri. S., Gupta. S., Sudhakar. P. J., et al (1999), Comparative evaluation 
of plain films, ultrasound and CT in the diagnosis of intestinal 
obstruction, Acta Radiol., 40, pp. 422-428. 
131. Suter. M., Zermatten. P., Halkic. N., et al (2000), Laparoscopic 
management of mechanical small bowel obstruction: are there 
predictors of success or failure?, Surg Endosc, 14 (5), pp. 478-483. 
132. Swank. D.J (2003), Laparoscopic Adhesiolysis, Technique and Clinic, 
Erasmus University Rotterdam. 
133. Szomstein. S., Lo Menzo. E., Simpfendorfer. C., et al (2006), 
Laparoscopic lysis of adhesions, World J Surg, 30 (4), pp. 535-540. 
134. Takeuchi. K., Tsuzuki. Y., Ando. T., et al (2004), Clinical Studies of 
Strangulating Small Bowel Obstruction, The American Surgeon, 70 (1), 
pp. 40-44. 
135. Thompson. W. M., Kilani. R. K., Smith. B. B., et al (2007), Accuracy of 
abdominal radiography in acute small-bowel obstruction: does reviewer 
experience matter?, AJR Am J Roentgenol, 188 (3), pp. 233-238. 
136. Vakil. R., Kalra. S., Subrat. R., et al (2007), Role of water-soluble 
contrast study in adhesive small bowel obstruction: A randomized 
controlled study, Indian Journal of Surgery, 69 (2), pp. 47-51. 
137. Valkodai. R., Gurusami. R., Duraisami. V (2012), Postoperative 
adhesive intestinal obstruction: The role of intestinal stenting, Journal 
of Indian Association of Pediatric Surgeons, 17 (1), pp. 20-22. 
138. Vallicelli. C., Coccolini. F., Catena. F., et al (2011), Small bowel 
emergency surgery: literature's review, World Journal of Emergency 
Surgery, 6, pp. 1-5. 
139. Vettoretto. N., Carrara. A., Corradi. A., et al (2012), Laparoscopic 
adhesiolysis: consensus conference guidelines, Colorectal Dis, 14 (5), 
pp. 1463-1318. 
140. Wang. Q., Hu. Z. Q., Wang. W. J., et al (2009), Laparoscopic 
management of recurrent adhesive small-bowel obstruction: Long-term 
follow-up, Surg Today, 39 (6), pp. 493-499. 
141. Wang. Q. C (2012), Utility of CT in the diagnosis and management of 
small-bowel obstruction in children, Pediatric Radiology, 42 (12), 
pp. 1441-1448. 
142. Williams. S. B., Greenspon. Jose., Young. H. A., et al (2005), Small 
Bowel Obstruction: Conservative vs. Surgical Management, Diseases 
of the Colon & Rectum, 48 (6), pp. 1140-1146. 
143. Wullstein. C., Gross. E (2003), Laparoscopic compared with 
conventional treatment of acute adhesive small bowel obstruction, Br J 
Surg, 90 (9), pp. 1147-1151. 
144. Zielinski. M. D., Eiken. P. W., Bannon. M. P., et al (2010), Small Bowel 
Obstruction--Who Needs an Operation? A Multivariate Prediction 
Model, World J Surg, 34 (5), pp. 910-919. 
PHỤ LỤC 
PROTOCOL NGHIÊN CỨU 
Đề tài: “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi 
 điều trị tắc ruột sau mổ” 
I. PHẦN HÀNH CHÍNH: 
Họ và tên bệnh nhân:.................................... Tuổi: ............ Giới: ................ 
Ngày mổ: ....................................................................................................... 
Ngày vào viện:................................Ngày ra viện: ........................................ 
Số vào viện: .................................................................................................. 
Địa chỉ: .......................................................................................................... 
Mã địa chỉ: ..................................................................................................... 
II. TIỀN SỬ: 
Số lần điều trị tắc ruột: .................................................................................. 
Số lần mở bụng: ............................................................................................ 
Số lần mổ tắc ruột: ........................................................................................ 
Thời gian PT cuối đến khi vào viện: ............................................................. 
Cơ quan phẫu thuật: ...................................................................................... 
Loại phẫu thuật trước: ................................................................................... 
Troca đầu: ...................................................................................................... 
PAI: ............................................................................................................... 
Thời gian từ lần cuối: .................................................................................... 
Thời gian đau vào viện:................................................................................. 
III. BỆNH SỬ: 
Mạch vào viện: .............................................................................................. 
Nhiệt vào viện: .............................................................................................. 
Huyết áp tối đa vào viện: .............................................................................. 
Nhiễm trùng- nhiễm độc vào viện: ............................................................... 
Bí trung đại tiện: ........................................................................................... 
Đau bụng cơn: ............................................................................................... 
Bụng chướng: ................................................................................................ 
Quai ruột nổi: ................................................................................................ 
Rắn bò: .......................................................................................................... 
Điểm đau khu trú: ......................................................................................... 
Nhu động ruột: .............................................................................................. 
Phản ứng bụng: ............................................................................................. 
Hồng cầu: ...................................................................................................... 
Bạch cầu: ....................................................................................................... 
Ure: ................................................................................................................ 
Cre: ................................................................................................................ 
Na: ................................................................................................................. 
K: ................................................................................................................... 
Cl: .................................................................................................................. 
Thời gian vào viện- mổ: ................................................................................ 
Thời gian mổ- ra viện: ................................................................................... 
Cấp cứu hay phiên:........................................................................................ 
IV. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH: 
1. Hình ảnh Xquang 
- Ruột giãn: .............................................................................................. 
- Đường kính: .......................................................................................... 
- Mức hơi nước: ....................................................................................... 
- Dịch ổ bụng: .......................................................................................... 
2. Hình ảnh siêu âm: 
- Siêu âm ruột giãn- vào viện: ................................................................. 
- Siêu âm rối loạn nhu động- vào viện: ................................................... 
- Siêu âm thành ruột dày- vào viện: ........................................................ 
- Ruột dính vào vết mổ: ........................................................................... 
- Dấu hiệu chuyển tiếp: ........................................................................... 
- Ruột giãn mất nhu động: ....................................................................... 
- Siêu âm dịch ổ bụng- vào viện: ............................................................ 
V. THỂ LÂM SÀNG: 
Bít 1 nghẹt 2 hoại tử 3: .................................................................................. 
Phương pháp điều trị nội 1 ngoại 2 nội soi 3: ............................................... 
Bán cấp 1 cấp 0: ............................................................................................ 
Phản ứng trước mổ: ....................................................................................... 
Sốt 38 trước mổ: ............................................................................................ 
Mạch nhanh trước mổ: .................................................................................. 
Bạch cầu tăng 15k trước mổ: ........................................................................ 
Thời gian nằm viện: ...................................................................................... 
Thời gian giảm đau: ...................................................................................... 
Thời gian ăn sau mổ: ..................................................................................... 
Thời gian trung tiện: ...................................................................................... 
Phân loại đường mổ lần trước: ...................................................................... 
Vết mổ cũ- đường giữa: ................................................................................ 
Nguyên nhân mổ da phối hợp: ...................................................................... 
Nguyên nhân chuyển mổ hở: ........................................................................ 
Minalapa-1 - open-2: ..................................................................................... 
Có cắt ruột: .................................................................................................... 
Nghẹt: ............................................................................................................ 
Nguyên nhân tắc ruột: ................................................................................... 
Hình thái tổn thương ghi nhận trong mổ: ..................................................... 
Thời gian phẫu thuật: .................................................................................... 
Lượng dịch bụng trong mổ: .......................................................................... 
Tai biến trong mổ: ......................................................................................... 
Đau sau mổ/ thoát vị vết mổ ( có khối phồng): 
Theo dõi sau mổ 1 tháng: + Đau vết mổ: Có Không 
Theo dõi sau mổ 6 tháng: + Thoát vị thành bụng: Có Không 
Theo dõi sau mổ 1 năm: + Bán tắc ruột: Có Không 
Theo dõi sau mổ 2 năm: + Tắc ruột tái phát: Có Không 
Theo dõi sau mổ 3 năm: 
Theo dõi sau mổ 4 năm: 
Biến chứng sau mổ: ....................................................................................... 
Ghi chú: ......................................................................................................... 
Nhóm tuổi: .................................................................................................... 
TGPTC: ......................................................................................................... 
HA vào viện: ................................................................................................. 
Thời gian vào viện ........................................................................................ 
Thời gian đau- mổ: ........................................................................................ 
ASA: .............................................................................................................. 
Nội soi hoàn toàn: ......................................................................................... 
PHỤ LỤC 
Hình PL1. Xquang trƣớc mổ tắc 
ruột do dây chằng với hình ảnh 
mức hơi dịch 
Nguyễn Hữu Ph. 28 tuổi 
(20h ngày 23.09.2013) 
Hình PL2. Xquang bụng sau mổ cắt 
dây chằng nội soi sau 24 giờ 
Nguyễn Hữu Ph. 28 tuổi 
(25.09.2013) 
Hình PL3. Xquang trƣớc mổ 
với hình ảnh quai ruột giãn 
Nguyễn Thị Kh. 44 tuổi 
(18h20 ngày 27/09/2013) 
Hình PL4. Xquang trƣớc mổ 
với hình ảnh mức hơi dịch 
Nguyễn Thị Kh. 44 tuổi 
(01h46 ngày 27/09/2013) 
Hình PL5. Hình ảnh trƣớc mổ 
cho thấy mức hơi - mức dịch, 
quai ruột dãn. 
Bệnh nhân Hoàng Thị Ngọc V. - 23 
tuổi (ngày 01/02/2013) 
Hình PL6. Xquang kiểm tra sau mổ - 
không thấy hình ảnh mức hơi dịch 
Bệnh nhân Hoàng Thị Ngọc V. - 23 tuổi 
(ngày 04/02/2013) 
HìnhPL7. Siêu âm thấy hình ảnh 
quai ruột giãn # 35-40 mm, có nhu 
động ngƣợc chiều + dịch tự do ổ 
bụng. Bệnh nhân Nguyễn Hữu P (28 
tuổi - 11 giờ ngày 23/09/2013) 
HìnhPL8. Siêu âm kiểm tra sau mổ - 
Không thấy ổ đọng dịch khu trú, 
không có chuyển động bất thƣờng 
Bệnh nhân Nguyễn Hữu P (28 tuổi - 11 
giờ ngày 25/09/2013) 
Hình PL9. Hình ảnh dây chằng trong mổ 
BN Nguyễn Hữu Ph.28 tuổi 
 Hình PL10. Hình ảnh ruột giãn trên chỗ tắc và xẹp dƣới chỗ tắc 
trong mổ BNNguyễn Hữu Ph.28 tuổi 
Ruột giãn 
Ruột 
xẹp 
Hình PL11. Hình ảnh vết mổ cũ và các vị trí đặt trô-ca 
BN Nguyễn Hữu Ph.28 tuổi 
Hình PL12. Hình ảnh đƣờng mổ nhỏ phối hợp <5cm để cắt nối ruột 
Bệnh nhân Nguyễn Văn Q. 32 tuổi (mổ lúc 9h30 ngày 3/10/2013) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_chi_dinh_va_danh_gia_ket_qua_phau_thuat_n.pdf