Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18fdg pet / ct trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị

Ung thư vú (UTV) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. UTV có tỉ lệ gặp cao nhất ở châu Âu và châu Mỹ, thấp hơn ở các nước châu Phi và châu Á [1].

Tỷ lệ mắc UTV ở Mỹ chiếm 31% bệnh nhân ung thư ở nữ, tỷ lệ tử vong do UTV chiếm 15% [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc UTV tăng dần theo từng năm, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới [1].

Nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán, sàng lọc phát hiện sớm và những thành tựu đạt được trong điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống: hoá chất, nội tiết, miễn dịch. nên mặc dù tỷ lệ mắc UTV tăng nhanh nhưng tỷ lệ tử vong do UTV không tăng trong những năm gần đây.

Chẩn đoán UTV dựa vào lâm sàng, xét nghiệm mô bệnh học và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp vú (mammography), siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Chụp cắt lớp phóng xạ bằng bức xạ photon đơn (Single Photon Emission Computed Tomography: SPECT) và chụp cắt lớp phóng xạ bằng bức xạ positron (Positron Emission Tomography: PET) là những phương pháp ghi hình phóng xạ đang khẳng định vai trò trong lâm sàng nói chung và đối với UTV nói riêng.

Phương pháp ghi hình phóng xạ PET/CT dùng dược chất phóng xạ 18F-Fluoro Deoxy Glucose (18FDG) cho phép phát hiện sớm các thay đổi về chuyển hóa của quá trình bệnh lý trước khi có các biến đổi về sinh lý hay giải phẫu, cung cấp các thông tin quan trọng trong phát hiện hạch và di căn xa, giúp đánh giá giai đoạn bệnh chính xác hơn ở bệnh nhân ung thư. Đối với bệnh nhân UTV, 18FDG PET/CT cho phép phát hiện hạch, bao gồm cả ngoài nách (hạch thượng đòn, hạ đòn, hạch vú trong) giúp ích cho phẫu thuật, lập kế hoạch xạ trị đánh giá tình trạng di căn ở ngực-bụng, di căn xương, có giá trị trong đánh giá giai đoạn UTV trước điều trị. Kết quả sau chụp 18FDG PET/CT thay đổi chẩn đoán giai đoạn và thay đổi phương pháp điều trị đầu tiên ở một số bệnh nhân UTV [3].

18FDG PET/CT giúp theo dõi tái phát, di căn sau điều trị ở bệnh nhân UTV với độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đặc biệt, khi ở bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng tái phát hoặc nồng độ chất chỉ điểm u tăng hoặc có những tổn thương mà kết quả của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thông thường chưa thật rõ ràng thì 18FDG PET/CT có thể đóng góp thêm nhiều thông tin hữu ích. 18FDG PET/CT có thể phát hiện tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư vú, kể cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.

Hiện nay, ở nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về 18FDG PET/CT đối với bệnh nhân UTV. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, đầy đủ về đặc điểm hấp thu 18FDG trên hình ảnh 18FDG PET/CT của tổn thương u nguyên phát, tổn thương tái phát, hạch nách, hạch ngoài nách, di căn xa của UTV; giá trị chẩn đoán của 18FDG PET/CT, nên chỉ định chụp 18FDG PET/CT cho bệnh nhân UTV giai đoạn nào là tốt nhất, vai trò phát hiện tái phát, di căn của 18FDG PET/CT sau điều trị.

Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18FDG PET/CT trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị” với mục tiêu nghiên cứu là:

1/ Nghiên cứu một số đặc điểm hình ảnh và vai trò của 18FDG PET/CT trong đánh giá giai đoạn ung thư vú trước điều trị.

2/ Xác định vai trò của 18FDG PET/CT trong phát hiện tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư vú sau điều trị.

 

docx 150 trang dienloan 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18fdg pet / ct trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18fdg pet / ct trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị

Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18fdg pet / ct trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=======
NGUYỄN TRỌNG SƠN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH, 
VAI TRÒ CỦA 18FDG PET/CT TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN, PHÁT HIỆN TÁI PHÁT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=======
NGUYỄN TRỌNG SƠN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH, 
VAI TRÒ CỦA 18FDG PET/CT TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN, PHÁT HIỆN TÁI PHÁT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ 
Chuyên ngành	: Điện quang và Y học hạt nhân
Mã số	: 972 0111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Mai Trọng Khoa
2. PGS.TS. Nguyễn Danh Thanh
HÀ NỘI - 2019LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Trọng Sơn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Y học hạt nhân và các Phòng, Khoa, Ban liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới GS.TS. Mai Trọng Khoa và PGS.TS. Nguyễn Danh Thanh những người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án với tất cả nhiệt tình và tâm huyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án các cấp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện bản luận án.
Tôi luôn biết ơn Đảng ủy - Ban giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã luôn giúp đỡ tôi thực hiện luận án. 
Tôi cảm ơn đến gia đình, bố, mẹ, anh chị em và bạn bè luôn động viên chia sẻ với tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. 
Cuối cùng, tôi rất biết ơn vợ và các con yêu quí luôn là nguồn động viên, giúp đỡ, an ủi, sát cánh cùng tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt được công việc và luận án này. 
Tác giả
Nguyễn Trọng Sơn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt 
Phần viết đầy đủ
1
ACR	
American College of Radiology 
(Hiệp hội điện quang Hoa Kỳ) 
2
AR
Androgen receptor (Thụ thể Androgen) 
3
DCPX
Dược chất phóng xạ
4
ĐVPX	 
Đồng vị phóng xạ
5
ER
Estrogen Receptor (Thụ thể Estrogen) 
6
18FDG
18F-Fluoro Deoxy Glucose
7
FNA
Fine Needle Aspiration (Sinh thiết kim nhỏ) 
8
IMRT
Intensity Modulated Radiation Therapy
(Xạ trị điều biến liều) 
9
MRI
Magnetic Resonance Imaging (Cộng hưởng từ) 
10
MTV
Metabolic tumor volume (Thể tích chuyển hóa u)
11
PEM
Positron emission mammography
(Chụp vú bằng bức xạ Positron)
12
PET
Positron Emission Tomography
(Chụp cắt lớp bằng bức xạ Positron) 
13
PR
Progesterone Receptor (Thụ thể Progesterone) 
14
SPECT
Single Photon Emission Computed Tomography (Chụp cắt lớp bằng bức xạ photon đơn)
15
SUV
Standardized Uptake Value 
(Giá trị hấp thu chuẩn Glucose) 
16
TLG
Total lesion glycolysis (Tổng lượng glucose của u)
17
UT
Ung thư
18
UTBM
Ung thư biểu mô
19
UTV
Ung thư vú
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Các phân nhóm của ung thư vú và các đặc tính	13
3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo tuổi	53
3.2. 	Lý do phát hiện ung thư vú	53
3.3. 	Vị trí u nguyên phát	54
3.4. 	Một số đặc điểm bệnh học	55
3.5. 	Phân giai đoạn TNM trước chụp 18FDG PET/CT	56
3.6. 	Kích thước u vú xác định trên 18FDG-PET/CT	57
3.7. 	Số lượng hạch phát hiện trên 18FDG PET/CT	58
3.8. 	Kích thước hạch di căn	58
3.9. 	Kích thước hạch theo phân nhóm hạch	59
3.10. 	Di căn xa phát hiện trên 18FDG PET/CT	59
3.11. 	Cơ quan di căn và số tổn thương di căn	60
3.12. 	Tỷ lệ di căn phát hiện trên 18FDG PET/CT theo giai đoạn	61
3.13. 	Thay đổi chẩn đoán u xâm lấn (T) sau chụp 18FDG PET/CT	61
3.14. 	Thay đổi kết quả chẩn đoán hạch (N) sau 18FDG PET/CT	63
3.15. 	Thay đổi phân giai đoạn TNM sau chụp 18FDG PET/CT	64
3.16. 	Thay đổi phân giai đoạn TNM sau 18FDG PET/CT so với giai đoạn trước 18FDG PET/CT	66
3.17. 	Mức hấp thu 18FDG (SUVmax) theo kích thước u	67
3.18. 	Mức hấp thu 18FDG (SUVmax) của u theo giai đoạn bệnh	67
3.19. 	Ảnh hưởng của một số yếu tố bệnh học đến mức hấp thu 18FDG	68
3.20. 	Mức hấp thu 18FDG (SUVmax) của hạch theo kích thước	69
3.21. 	Giá trị SUVmax của hạch theo vị trí	70
3.22. 	Mức độ hấp thu 18FDG SUVmax ở các tổn thương di căn	70
Bảng
Tên bảng
Trang
3.23. 	Tuổi của bệnh nhân nhóm chụp PET/CT sau điều trị	71
3.24. 	Thời gian từ khi kết thúc điều trị đến khi chụp 18FDG PET/CT	71
3.25. 	Lý do chỉ định chụp 18FDG PET/CT	72
3.26. 	CA15.3 ở bệnh nhân sau điều trị 	72
3.27. 	Các phương pháp điều trị đã thực hiện	73
3.28.	Hạch, tái phát, di căn phát hiện trước chụp 18FDG PET/CT	73
3.29. 	Phát hiện hạch trên 18FDG PET/CT sau điều trị	74
3.30. 	Phát hiện di căn xa và tái phát trên 18FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư vú sau điều trị	76
3.31. 	Số bệnh nhân di căn phát hiện trên 18FDG PET/CT sau điều trị	77
3.32. 	Tỷ lệ tái phát hoặc di căn xa phát hiện trên 18FDG PET/CT	78
3.33. 	Tỷ lệ tái phát, di căn xa theo thời gian sau điều trị	79
3.34. 	SUVmax của hạch di căn ở bệnh nhân ung thư vú sau điều trị	80
3.35. 	SUVmax của u di căn, tái phát ở bệnh nhân ung thư vú sau điều trị	81
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Vị trí u nguyên phát ở bệnh nhân ung thư vú	54
3.2. 	Thay đổi giai đoạn N sau chụp PET/CT	63
3.3. 	Hấp thu 18FDG SUVmax của các nhóm ung thư vú	69
3.4. 	Mức độ hấp thu 18FDG SUVmax của hạch theo kích thước	70
3.5. 	Vị trí các hạch được phát hiện trên 18FDG PET/CT	75
3.6. 	Tỷ lệ bệnh nhân có hạch di căn phát hiện trên 18FDG PET/CT	75
3.7. 	Số tổn thương tái phát, di căn xa phát hiện trước và sau chụp 18FDG PET/CT	78
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Bản đồ tỷ lệ mắc ung thư chuẩn theo tuổi trên Thế giới	3
1.2. 	Mô hình và qui trình chuẩn ghi hình PET/CT	29
2.1. 	Tư thế chụp	47
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 
 Tên ảnh
Trang
1.1. 	Ung thư vú di căn hạch nách	32
1.2. 	Ung thư vú phải	32
1.3.	Hình CT, PET và PET/CT ở mặt phẳng axial thấy tổn thương tái phát tăng hấp thu 18FDG ở vị trí đã phẫu thuật vú trái.	41
1.4. 	Bệnh nhân UTV di căn xương đa ổ	41
3.1. 	U 1/4 trên trong vú phải kích thước 2,7cm, SUVmax = 14,06	57
3.2. 	U 1/4 trên trong vú phải 2,5cm, SUVmax = 5,0 xâm lấn phần mềm thành ngực, di căn xương đa ổ	60
3.3. 	U 1/4 trên ngoài vú phải 2,6cm, SUVmax = 6,86; xâm lấn thành ngực	62
4.1. 	U 1/4 trên ngoài vú phải, 2,5cm, SUVmax = 9,64	85
4.2. 	U 1/4 dưới ngoài vú phải, hạch nách phải 1,4cm, SUVmax= 1,42.	86
4.3. 	U 1/4 trên ngoài vú phải 3,2cm, SUVmax = 8,18	87
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. UTV có tỉ lệ gặp cao nhất ở châu Âu và châu Mỹ, thấp hơn ở các nước châu Phi và châu Á [1].
Tỷ lệ mắc UTV ở Mỹ chiếm 31% bệnh nhân ung thư ở nữ, tỷ lệ tử vong do UTV chiếm 15% [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc UTV tăng dần theo từng năm, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới [1].
Nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán, sàng lọc phát hiện sớm và những thành tựu đạt được trong điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống: hoá chất, nội tiết, miễn dịch... nên mặc dù tỷ lệ mắc UTV tăng nhanh nhưng tỷ lệ tử vong do UTV không tăng trong những năm gần đây.
Chẩn đoán UTV dựa vào lâm sàng, xét nghiệm mô bệnh học và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp vú (mammography), siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ... Chụp cắt lớp phóng xạ bằng bức xạ photon đơn (Single Photon Emission Computed Tomography: SPECT) và chụp cắt lớp phóng xạ bằng bức xạ positron (Positron Emission Tomography: PET) là những phương pháp ghi hình phóng xạ đang khẳng định vai trò trong lâm sàng nói chung và đối với UTV nói riêng.
Phương pháp ghi hình phóng xạ PET/CT dùng dược chất phóng xạ 18F-Fluoro Deoxy Glucose (18FDG) cho phép phát hiện sớm các thay đổi về chuyển hóa của quá trình bệnh lý trước khi có các biến đổi về sinh lý hay giải phẫu, cung cấp các thông tin quan trọng trong phát hiện hạch và di căn xa, giúp đánh giá giai đoạn bệnh chính xác hơn ở bệnh nhân ung thư. Đối với bệnh nhân UTV, 18FDG PET/CT cho phép phát hiện hạch, bao gồm cả ngoài nách (hạch thượng đòn, hạ đòn, hạch vú trong) giúp ích cho phẫu thuật, lập kế hoạch xạ trị đánh giá tình trạng di căn ở ngực-bụng, di căn xương, có giá trị trong đánh giá giai đoạn UTV trước điều trị. Kết quả sau chụp 18FDG PET/CT thay đổi chẩn đoán giai đoạn và thay đổi phương pháp điều trị đầu tiên ở một số bệnh nhân UTV [3]. 
18FDG PET/CT giúp theo dõi tái phát, di căn sau điều trị ở bệnh nhân UTV với độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đặc biệt, khi ở bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng tái phát hoặc nồng độ chất chỉ điểm u tăng hoặc có những tổn thương mà kết quả của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thông thường chưa thật rõ ràng thì 18FDG PET/CT có thể đóng góp thêm nhiều thông tin hữu ích. 18FDG PET/CT có thể phát hiện tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư vú, kể cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.
Hiện nay, ở nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về 18FDG PET/CT đối với bệnh nhân UTV. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, đầy đủ về đặc điểm hấp thu 18FDG trên hình ảnh 18FDG PET/CT của tổn thương u nguyên phát, tổn thương tái phát, hạch nách, hạch ngoài nách, di căn xa của UTV; giá trị chẩn đoán của 18FDG PET/CT, nên chỉ định chụp 18FDG PET/CT cho bệnh nhân UTV giai đoạn nào là tốt nhất, vai trò phát hiện tái phát, di căn của 18FDG PET/CT sau điều trị... 
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, vai trò của 18FDG PET/CT trong đánh giá giai đoạn, phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư vú trước và sau điều trị” với mục tiêu nghiên cứu là:
1/ 	Nghiên cứu một số đặc điểm hình ảnh và vai trò của 18FDG PET/CT trong đánh giá giai đoạn ung thư vú trước điều trị.
2/ 	Xác định vai trò của 18FDG PET/CT trong phát hiện tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư vú sau điều trị. 
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ VÚ
1.1.1. Dịch tễ học, yếu tố nguy cơ ung thư vú
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất và nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2018 cho thấy trên toàn thế giới ước tính có 2.088.849 trường hợp UTV (chiếm 11,6% trong tổng số 18.078.957 bệnh nhân ung thư) mới được chẩn đoán và số trường hợp tử vong do UTV là 626.679. UTV là bệnh phổ biến ở Úc, New Zealand và ở châu Âu, châu Mỹ. Năm 2018 tỷ lệ mắc UTV ở Úc và New Zealand là 94,2/100000; ở Tây Âu là 92,6/100000; ở Bắc Âu là 90,1/100000; Bắc Mỹ 84,8/100000 và Nam Âu là 80,3/100000 [4].
Ở Mỹ, UTV là căn bệnh gây tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi) ở nữ, hàng năm hơn 40.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Năm 2018 ở Mỹ có 266.120 bệnh nhân UTV mới mắc, số chết là 40.920 [5], [6]. 
Hình 1.1. Bản đồ tỷ lệ mắc ung thư chuẩn theo tuổi trên Thế giới (2018)
* Nguồn: theo Bray F. và cs (2018) [4]
Tại Việt Nam, UTV là loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Theo số liệu ghi nhận ung thư từ chương trình mục tiêu Quốc gia Phòng chống ung thư, năm 2010 nước ta có 12.533 trường hợp mắc UTV và con số đó đang tăng nhanh hàng năm [5]. Theo GLOBOCAN 2018 [4], ở Việt Nam số bệnh nhân ung thư vú mới mắc là 15.229 (chiếm 9,2% trong tổng số 164.676 bệnh nhân ung thư mới mắc năm 2018 và chiếm 20,6% trong số bệnh nhân ung thư ở nữ giới). Tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi là 26,4/100.000.
Mặc dù bệnh căn của UTV còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ UTV:
- UTV thường hiếm gặp ở lứa tuổi dưới 20 và cũng ít phổ biến ở tuổi dưới 35. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, tỷ lệ mắc UTV tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc chuẩn UTV theo tuổi tăng từ 25/100000 ở độ tuổi từ 30-34 lên đến 200/100.000 ở độ tuổi từ 45-49 và tới 463/100000 ở tuổi từ 70-75 [1], [8]. 
- Yếu tố nội tiết: Estrogen thúc đẩy sự phát triển và hoạt động tăng sinh hệ thống ống làm tăng nguy cơ UTV do kích thích tăng sinh các tế bào chưa biệt hóa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động tăng sinh trong biểu mô tuyến vú thể hiện rõ rệt nhất trong pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu kéo dài hoạt động bình thường của estrogen sẽ kích thích hoạt động tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú và làm tăng nguy cơ UTV. Nồng độ estrogen nội sinh cao quá sẽ gây có kinh sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), hình thành những tế bào dễ bị mắc bệnh, dễ chuyển dạng ác tính làm tăng nguy cơ UTV. Các yếu tố nội tiết ngoại lai như sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, dùng hormon thay thế sau mãn kinh cũng làm gia tăng nguy cơ UTV. Phụ nữ không sinh con; sinh con lần đầu muộn, không cho con bú mẹ có nguy cơ UTV cao hơn...[1].
- Tiền sử bản thân và gia đình:
Phụ nữ đã mắc UTV có nguy cơ bị UTV nguyên phát lần thứ hai. Tổn thương tăng sinh lành tính làm tăng cao nguy cơ UTV.
Tiền sử gia đình: nguy cơ bị UTV tăng từ 1,5 đến 3 lần nếu người phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh này. Đặc biệt khi mẹ và/hoặc chị em gái bị UTV cả hai bên ở tuổi tiền mãn kinh thì nguy cơ mắc UTV ở ngay thế hệ sau sẽ rất cao. Có 6 gen được chú trọng nghiên cứu và có khả năng liên quan nhiều đến UTV là BRCA1, BRCA2, p53, Cowden, AR (androgen receptor gene) và TA (ataxia telangiectasia gene).
- Bức xạ ion hóa cũng được coi như một tác nhân ảnh hưởng đến sinh bệnh học ung thư do làm tổn thương ADN [3].
- Chế độ dinh dưỡng, lối sống: phụ nữ ăn quá nhiều chất béo, uống nhiều rượu, chỉ số BMI lớn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường từ 1,5 đến 2 lần. Những người có thói quen thường xuyên ăn thịt nướng có nguy cơ phát triển UTV cao gấp 5 lần. Ăn nhiều loại thịt có màu đỏ như thịt bò tăng nguy cơ UTV trong khi đó các loại thịt màu trắng và cá không làm tăng nguy cơ UTV. Thịt rán, thịt nướng giải phóng heterocyclic amines là tác nhân gây ung thư [3].
1.1.2. Bệnh sử tự nhiên của ung thư vú
UTV là loại bệnh có diễn biến chậm. Biểu hiện lâm sàng của UTV có đặc trưng kéo dài và rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Vị trí nguyên phát của UTV thường được mô tả theo các phần tư của vú. Khoảng 50% nằm ở 1/4 trên ngoài, 15% ở 1/4 trên trong, 11% ở 1/4 dưới ngoài, 6% ở 1/4 dưới trong và 17% ở vùng trung tâm (trong phạm vi 1cm của quầng vú). Khoảng 3% khác được gọi là UTV lan toả do có nhiều ổ hoặc tổn thương quá lớn. Sự lan rộng của u nguyên phát trong tuyến vú xảy ra bằng cách xâm lấn vào nhu mô vú, xâm nhập trực tiếp các cơ quan lân cận như da, núm vú, thành ngực. Tổn thương dọc các ống thường thấy và có thể gây tổn thương toàn bộ vú. 
Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết đến các nhóm hạch để đi vào máu. Các tế bào u sau khi rời khỏi khối u sẽ theo các mạng bạch mạch nông đến các tầng hạch nách theo thứ tự (tầng dưới, giữa, trên) trước khi đến hạch thượng đòn rồi đổ vào tĩnh mạch dưới đòn. Nhóm hạch nách có từ 10-30 hạch. Đây là nhóm hạch dễ bị di căn từ các u ác tính của vú. Các tế bào ung thư cũng có thể đi theo mạng bạch huyết sâ ... choen A.W. (2000). Positron emission tomography using 18-fluorodeoxy-D-glucose to predict the pathologic response of breast cancer to primary chemotherapy. J Clin Oncol, 18: 1676-1688.
Wahl L., Zasadny K. (1993). Metabolic monitorin of breast cancer chemohormontherapy using PET, initial evaluation. J.Clin. Oncol, 11: 2101-2111. 
Schelling M., Avril N. (2000). PET using FDG for monitoring primary chemotherapy in breast cancer. J.Clin. Oncol, 18: 1689-1695.
Caroline R., Anne D. (2006). Monitoring of early response to neoadjuvant chemotherapy in stage II and III bresat cancer by FDG-PET, J. of clinical Oncology, 24 (34): 5366-5372.
Lale K. (2013). Radionuclide response assessment of Breast cancer, Semin Nucl Med, 43: 299-316.
Rakesh K., Vilert A. (2005). Potential of dual-time-point imaging to improve breast cancer diagnosis with FDG-PET. J. of Nucl.Med, 46 (11): 1819-1824.
Bas B., Kenneth E. (2013). FDG PET/CT during neoadjuvant chemotherapy may predict response in ER (+)/Her2 (-) and triplenegative, but not in HER2 (+) breast cancer. J. Hompage: WWW.elsevier.com.brst.
Mai Trọng Khoa (2006). Ứng dụng kỹ thuật SPECT và PET/CT trong ung thư. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 10: 1-11.
Mai Trọng Khoa (2009). Ứng dụng kỹ thuật PET và PET/CT trong lâm sàng. Tạp chí Y học lâm sàng, 5: 19-25.
Mai Trọng Khoa và cs (2011). Ứng dụng kỹ thuật PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư tại BV Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành 2: 15-21.
Mai Trọng Khoa, Vương Ngọc Dương (2011). Vai trò của PET/CT trong đánh giá di căn hạch ngoài vùng nách của ung thư vú giai đoạn II-III. htpp://www.ungthubachmai.com.vn.
Mai Trọng Khoa (2012). Xây dựng quy trình lập kế hoạch xạ trị điều biến liều (IMRT) với CT và PET/CT mô phỏng trong điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành 11: 52-57.
Fowler A.M., Mankoff D.A., Joe B.N. (2017). Imaging neoadjuvant therapy response in breast cancer, Radiology, 285(2): 359-375.
Radan L., Ben Haim S., Bar-Shalom R. (2006). The role of 18FDG PET/CT in Suspected Recurrence of Breast Cancer. Cancer, 107: 2545-2551. 
Cochet A., David S., Moodie K. et al. (2014). The utility of 18FDG PET/CT for suspected recurrent breast cancer: impact and prognostic stratification. Cancer Imaging, 14: 13.
Israel O., Kuten A. (2007). Early detection of cancer recurrence: 18FDG PET/CT can make a difference in diagnosis and patient care. J.Nucl. Med, 48: 28-35. 
Shikai H., Junhong L. (2013). 18FDG PET/CT for diagnosis of distant metastases in breast cancer patients. A meta-analysis. Surgical Oncology: 1-5.
Suarez M., Perez Castejon M.J., Jimenez A. (2002). Early diagnosis of recurrent breast cancer with FDG PET in patients with progressive elevation of serum tumor markers. Q J. Nucl. Med, 46: 113-121.
Jadvar H., Patrick M. C., Bolton R. D. (2017). Appropriate Use Criteria for FDG PET/CT in Restaging and Treatment Response Assessment of alignant Disease. J Nucl Med, 1-21.
Albert D., Benjamin S. (2010). Integrated contrast enhanced diagnostic whole body PET/CT as a first-line restaging modalities with suspected metastatic recurrence of breast cancer. Eur. J. Of Radiology, 73, 294-299.
NCCN (2016), Guidlines Invasive breast cancer. Version 2.2016.
Minamimoto R., Senda M., Jinnouchi S. (2014). Detection of Breast Cancer in an FDG PET Cancer Screening Program: Results of a Nationwide Japanese Survey. Clinical Breast Cancer, 14: 145-147.
Đặng Công Thuận (2008). Ứng dụng chỉ số Nottingham và một số yếu tố khác trong phân nhóm tiên lượng ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học y Hà Nội, Hà Nội, 52-53. 
Boisserie L. M., Grogan G. M. (2012). Radiological features of triple negative breast cancers. Diagnostic and interventional imaging, 93: 183-190.
Billar J.A., Dueck A.C., Stucky C.C. (2010). Triple negative breast cancers: unique clinical presentations and outcomes. Ann. Surg Oncol, 17, 384-390.
 Whitman G.J., Albarracin C.T. (2011). Triple negative breast cancers: what the radiologis needs to know. Semin Roentgenol, 46(1): 26-39.
Groheux D., Alecxandre Cochet A., Humbert O. (2016). 18F-FDG PET/CT for staging and restaging of breast cancer, J Nucl Med, 57: 17-26.
Rosen E.L., Eubank W., Mankoff D.A. (2007). FDG PET, PET/CT and breast cancer imaging, Radiographics, 27: 5215-5229.
 Wahl R.I., Siegel B.A., Coleman R.E. (2004). Prospective multicenter study of axillary nodal staging by PET in breast cancer. A report of the staging breast cancer with PET Study Group. J. Clin. Oncol, 22: 277-285. 
Arslan M., Gulek B., Kelle A.P. (2017). Can FDG PET/CT and CT exclude N2 and N3 nodal disease in patients with breast cancer, J Clin Exp Oncol, 7-11.
Krammer J., Schnitzer A., Kaiser C.G. (2015). FDG PET/CT for initial staging in breast cancer patients is there a relevant impact on treatment planning compared to conventional staging modalities? Eu Radiol, 25: 2460-2469.
Segaert I., Mortaghy R. (2010). Additional value of PET/CT in staging of clinical stage IIB and III breast cancer. Breast J, 16: 617-624.
Moon D.H. Maddahi J., Silverman D.H. (1998). Accuracy of whole body 18FDG PET for the detection of recurrent or metastatic breast carcinoma. J. Nucl. Med, 39: 431-435.
Lebon V., Alberini J.L., Pierga J.Y. (2017). Rate of Distant Metastases on 18FDG PET/CT at initial staging of breast cancer: comparison of women younger and older than 40 years. J. Nucl. Med, 58: 252-257.
Fuster D., Duch J., Paredes P. (2008). Preoperative staging of large primary breast cancer with 18FDG PET/CT compared with conventional imaging procedures. J. Clin. Oncol, 26: 1746-1751. 
Ian J. R., Fiona H., Malcolm R. K. (2011). FDG PET/CT in the staging of local/regional metastases in breast cancer. The Breast., 20: 491-494.
Hodgson N.C., Gulenchyn K.Y. (2008). Is the a role for PET in breast cancer staging? J.Clin.Oncol, 216: 712-720.
Garami Z., Hascsi Z., Varga J. (2012). The value of 18FDG PET/CT in early stage breast cancer compared to traditional diagnostic modalities with an emphasis on changes in disease stage designation and treatment plan. The Journal of Cancer surgery, EJSO, 38: 31-37.
Koolen B.B., Vrancken P., Aukema T.S. (2012). 18FDG PET/CT as a staging procedure in primary stage II and III breast cancer: comparison with conventional imaging techniques. Breast cancer Res Treat, 131: 117-126.
Yararbas U., Avci N.C., Yaniay L. (2018). The value of FDG PET/CT imaging in breast cancer staging, Bosnian J. of basic med. Sci, 18(1): 72-79.
Hogan M.P., Goldman D.A., Dashevsky B. et al. (2015). Comparison of 18FDG PET/CT for systemic staging of newly diagnosed invasive lobular carcinoma versus invasive ductal carcinoma, J. Nucl Med., 56: 1674-1680.
Christopher C.R., Elina S. (2014). Retrospective Analysis of 18FDG PET/CT for staging Asymptomatic breast cancer patients younger than 40 years. J. Nucl.Med, 55:1578-1583.
Cochet A., Dygai-Cochet I., Riedinger I.M. (2014). 18FDG PET/CT provides powerful prognostic stratification in the primary staging of large breast cancer when compared with conventional exploration. Eu J. Nucl. Med. Mol. Imaging, 41: 428-437.
Riedl C.C., Slobod E. et al. (2014). Retrospective analysis of FDG PET/CT for staging asymptomatic breast cancer patients younger than 40 years. J. Nucl. Med, 55: 1578-1583.
Song B. I. (2011). Prognostic value of primary tumor uptake on 18FDG in patients with invasive ductal breast cancer. Nucl. Med. Mol. Imaging, 45(2): 117-124.
Nishimatsu K., Nakamoto Y., Miyake K. (2017). Higher breast cancer conspicuity on dbPET compared to WB PET/CT. Eur J. of Radiology, 90: 138-145. 
Torizuka T., Tanizaki Y., Kanno T. et al. (2009). Prognostic value of 18FDG PET in patients with head and neck squamous cell cancer. Am. J. Roentgenol, 192(4): 156-160.
Cokmert S., Tanriverdi O., Karapolat I. et al. (2016). The SUVmax of metastatic site in FDG PET/CT predicts molecular subtypes and survival in metastatic breast cancer: An Izmir Oncology group study. Jbuon, 21(6): 1410-1418. 
Baso S., Chen W., Tohou J. (2008). Comparision of TN and estrogen receptor positive/ PR negative- positive/Her2 negative breast carcinoma using quantitative FDG PET/CT parameters: a potentially useful method for disease characterization. Cancer, 112: 995-1000.
Groheux D., Giacchetti S. (2011). Correlation of high 18FDG uptake to klinical, pathological and biological prognostic factors in breast cancer. Eur. J. Nucl. Med. Mol. Imaging, 38: 426-435.
Andreas K., Holger S., Torsen M. (2004). Biological characterisation of breast cancer by means of PET. Eur J. of Nucl. Med. And Mol. Imaging, 31: 580-587.
Jung N.Y., Kim S.H., Choi B.B. (2015). Associations between the standardized uptake value of 18FDG PET/CT and the prognostic factors of invasive lobula carcinoma: in comparison with invasive ductal carcinoma. World J. Surg. Oncol, 13: 113.
Malapure S.S., Das K.J., Kumar R. (2016). PET/CT in breast cancer: can it aid in devolopping a personalized treatment design?, Pet Clin., article in press,  
Buck A., Kuhn T., Shen C. (2002). 18FDG uptake in breast cancer: correlation with biological and clinical prognostic parameters. Eur J. of Nucl. Med. And Mol. Imaging, 29: 1317-1323.
Diao W., Tian F., Jia Z. (2018). The prognostic value of SUVmax measuring on primary lesion and ALN by 18FDG PET or PET/CT in patients with breast cancer. Eur J Radiol,105: 1-7. 
Manohar K., Mittal B. R., Senthil R., Singh G. (2012). Clinical utility of 18FDG PET/CT in recurrent breast carcinoma. Nucl Med Commun., 33: 591-596.
Piva R., Ticconi F., Ceriani V. (2017). Comparative diagnostic accuracy of FDG PET/CT for breast cancer recurrence, Breast cancer-Targets and therapy, 9: 461-471. 
Isasi C.R., Moadel R.M., Blaufox D. (2005). Breast cancer research and treatment, 90: 105-112. 
Bender H., Kirst J., Palmedo H. (1997). Value of FDG PET in the staging of recurrent breast carcinoma. Anticancer Res, 17: 1687-1692.
Evanghelista L., Baretta Z., Vinante L. (2011). Tumour marker and 18FDG PET/CT for prediction of disease relapse in patient with breast cancer. Eur. J. Nucl. Med. Mol. Imaging, 38: 293-301.
Goerres G.W., Michel S.C., Fehr M.K. (2002). Follow up of women with breast cancer: comparison between MRI and FDG PET. Eur. Radiol, 13: 1635-1644.
Aukema T.S., Rutgers E.J., Vogel W.V. (2010). The role of 18FDG PET/CT in patient with locoregional breast cancer recurrence: A comparison to conventional imaging techniques. EJSO, 36: 387-392.
Di Giola D., Stieber P., Schmid G.P. (2015). Early detection of metastatic disease in asymptomatic breast cancer patients with whole-body imaging and defined tumour markers increase. Br.J. Cancer, 112: 809-818.
Baun C., Falch K., Gerke O. (2018). Quantification of FDG-PET/CT with delayed imaging in patients with newly diagnosed recurrent breast cancer. BMC Medical Imaging, https://doi.org/10.1186/s12880-018-0254-8.
Bensauda Y., Andre F., Boulet T. (2009). Prevalence of elevated serum CA15.3 at time of metastatic relapse of breast cancer and correlation with hormone receptor status. Bull cancer, 96: 923-928.
Champion L., Lerebours F., Alberini J. L. (2015). 18F-FDG PET/CT to predict response to neoadjuvant chemotherapy and prognosis in inflammatory breast cancer, J. nucl. Med, 56: 1315-1321.
Champion L., Brain E., Girauder A.L. (2011). Breast cancer reccurence diagnosis suspected on tumor marker rising: vlue of WB 18FDG PET/CT imaging and impact on patient management. Cancer, 117: 1621-1629.
Liu T., Cheng T., Xu W. et al. (2011). A meta-analysis of FDG PET/CT, MRI and bone scintigraphy for diagnosis of bone metastases in patients with breast cancer. Skeletal radiol, 40 (5): 523-531.
Kim Y., Kim Y.J., Paeng J.C., (2017). Prediction of breast cancer recurrence using lymph node metabolic and volumetric parameters from FDG PET/CT in operable triple -negative breast cancer, Eur J. Nucl Med. Mol Imaging, 44: 1787-1795. 
Lind P., Bayer T., Hausegger K. (2004). Advantage and limitation of FDG PET in the follow-up of breast cancer. Eur J. Nucl. Med. Mol. Imaging, 31: 125-134.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
(BN UTV trước điều trị)
PHẦN HÀNH CHÍNH
Họ và tên: 
Số hồ sơ:	 Số lưu trữ: 
Giới tính (nam 1; nữ 0): 	Tuổi: 
LÂM SÀNG:
U (1,2): Kích thước: 
Vú: (1phải, 2 trái, 3 hai bên) 
Vị trí (1 1/4 trên ngoài, 2 1/4 trên trong, 3 1/4 dưới ngoài, 4 1/4 dưới trong) 
Số lượng hạch: kt: 
Vị trí (1 trung thất; 2 rốn phổi; 3 góc hàm, 4 hạch nách; 5 thượng đòn): 
CẬN LÂM SÀNG
Huyết học, sinh hóa:
 HC: 	BC: Hb: 	TC: 
 ALT: AST: Glucose: Ure: Cre: 
Chẩn đoán Tế bào: 
MBH:	 Độ: 
+ Thể mô bệnh học (1 Thể ống XN, 2 Thể tiểu thùy XN): 
+ Thụ thể nội tiết: 
ER (1,2,3 0): 	PR (1,2,3,0): 
Her-2/neu (1,2,3,0): 	Ki-67 (1,2,3,0):
+ Xét nghiệm Markers: 
CEA: 	CA19.9: CA15.3: 
+ Chẩn đoán hình ảnh trước PET/CT:
. Mammography:
U (1,2): Kích thước: 
Vú: (1phải, 2 trái, 3 hai bên)
Vị trí (1 1/4 trên ngoài, 2 1/4 trên trong, 3 1/4 dưới ngoài, 4 1/4 dưới trong)
Số lượng hạch: 
Vị trí (1 trung thất; 2 rốn phổi; 3 góc hàm, 4 hạch nách; 5 thượng đòn):
BIRADS: 
. Siêu âm vú:
U (1,2): Kích thước:
Vú: (1phải, 2 trái, 3 hai bên)
Vị trí (1 1/4 trên ngoài, 2 1/4 trên trong, 3 1/4 dưới ngoài, 4 1/4 dưới trong)
Số lượng hạch: 
Vị trí (1 trung thất; 2 rốn phổi; 3 góc hàm, 4 hạch nách; 5 thượng đòn):
BIRADS: 
. Xạ hình xương:
Có di căn (1,2 >2 ổ) Vị trí di căn (1xương): 	không di căn: 
 . Siêu âm bụng: 
Có di căn (1,2 >2 ổ) Vị trí di căn (2 gan): 	không di căn: 
. X quang lồng ngực: 
Có di căn (1,2 >2 ổ) Vị trí di căn (3 phổi, 4 vú đối bên): không di căn: 
. MRI sọ não: 
Có di căn (1,2 >2 ổ) Vị trí di căn: (5 não) không di căn: 
Phân loại TNM trước PET/CT: T N M (GD )
KẾT QUẢ PET/CT:
Ngày chụp PET/CT: 05/07/13
Nơi chụp PET/CT: (1BVK 2BM 3VĐ) 
Đã điều trị PT: (0, 1) 
Lần chụp (1 trước ĐT, 2 sau ĐT): 
Liều FDG: 	 Glucose trước PET/CT: 
U (1,2): Kích thước: 1: 2:
Vú: (1phải, 2 trái, 3 hai bên) 
Vị trí (1 1/4 trên ngoài, 2 1/4 trên trong, 3 1/4 dưới ngoài, 4 1/4 dưới trong)
SUVmax 1: 2:
Số lượng hạch: 
Vị trí (1 trung thất; 2 rốn phổi; 3 góc hàm, 4 hạch nách; 5 thượng đòn): 
Kích thước hạch lớn nhất: 
SUVmax: 
Di căn xa:
Số tổn thương di căn: (1, 2, 3(>3)):
Vị trí di căn: (1 xương, 2 gan, 3 phổi, 4 vú đối bên, 5 não): 
SUVmax di căn: 
Phân giai đoạn sau PET/CT: T N M (GD ) 
XÁC NHẬN CỦA KHOA 	NGƯỜI LẬP PHIẾU
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
(BN UTV sau điều trị) 
PHẦN HÀNH CHÍNH
Họ và tên: 
Giới tính (nam 1; nữ 0): Tuổi: 
LÂM SÀNG trước chụp PET/CT:
U vú: (P, T): 
Thời gian từ khi mắc UTV đến khi chụp PET/CT (năm): 
Tình trạng di căn, tái phát trước PET/CT:
+ Xương + Não
+ Gan + Phổi
+ Hạch + Tái phát
CEA: CA15.3:
Phương pháp điều trị đã qua:
+ Phẫu thuật: 
+ Xạ trị: 
+ Nội tiết:
+ Hóa chất: 
KẾT QUẢ PET/CT:
Ngày chụp PET/CT: 
Nơi chụp PET/CT: 
Số Hạch: 
Nách KT SUVmax:
Trung thất: KT SUVmax
Khác: KT SUVmax
U di căn: 	Phổi: KT SUVmax:
Xương: SUVmax
PM thành ngực: KT SUVmax:
Gan: KT SUVmax:
Não:
Khác: KT SUVmax:
XÁC NHẬN CỦA KHOA NGƯỜI LẬP PHIẾU

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_vai_tro_cua_18fdg_pet_c.docx
  • docxtom tat TIENG ANH.docx
  • doctom tat TIENG VIET.doc
  • docxTrang thong tin dong gop moi Tieng Viet - Tieng Anh.docx