Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng

Rối loạn trầm cảm là một trạng thái bệnh lý tâm thần nội sinh phổ biến, các triệu chứng lâm sàng đa dạng, phong phú ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Cho đến nay chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu vẫn dựa vào đặc tính của một loạt triệu chứng từ những thay đổi tâm trạng và hành vi của người bệnh.

Theo Sadock B.J. và cộng sự (2007) trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến nhất, chiếm 5-17% dân số (trung bình là 12%), trong đó trầm cảm mức độ nặng chiếm 30% số bệnh nhân trầm cảm nói chung, có 50% là trầm cảm nặng có loạn thần. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 18 đến 45 tuổi và nữ nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới [1]. Các bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường phải điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020 và đứng đầu vào năm 2030 [2], [3], [4].

Hiện nay, có nhiều giả thiết về cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm, nổi bật là sự thay đổi hình thái một số cấu trúc não và sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong khe sinap của não, sự thiếu hụt này được coi là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm [5], [6], [7]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có sự giảm nồng độ của serotonin trong dịch não tủy của bệnh nhân trầm cảm thậm chí giảm rất thấp, chỉ bằng khoảng 30% so với người bình thường và tương ứng với mức độ nặng hay nhẹ của các bệnh nhân trầm cảm [8], [9], [10]. Mặt khác, sự thiếu hụt serotonin trong não được coi là hậu quả của rối loạn gen di truyền. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều gen di truyền có liên quan đến trầm cảm, nhưng chính xác là gen nào thì vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khẳng định [5].

 

doc 174 trang dienloan 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng

Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
ĐỖ XUÂddddN TĨNH
ĐỖ XUÂN TĨNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỘT SỐ
CẤU TRÚC NÃO VÀ NỒNG ĐỘ SEROTONIN HUYẾT TƯƠNG, DỊCH NÃO TỦY Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM MỨC ĐỘ NẶNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2020
HỌC VI Q Y
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
ĐỖ XUÂN TĨNH
 ĐỖ XUÂN TĨNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỘT SỐ 
CẤU TRÚC NÃO VÀ NỒNG ĐỘ SEROTONIN HUYẾT TƯƠNG, DỊCH NÃO TỦY Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM MỨC ĐỘ NẶNG
Chuyên ngành: Khoa học thần kinh
Mã số : 9720159
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 
	 GS.TS Cao Tiến Đức
 GS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn 
 o Tiến Đức
 Nguyễn nh To
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
	 Tác giả luận án
	 Đỗ Xuân Tĩnh
 	 	 Đỗ Xuân Tĩnh
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban Giám đốc và Phòng sau đại học Học viện Quân y đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
- Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- GS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần - Học viện Quân y, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này.
- GS.TS Nguyễn Lĩnh Toàn, Trưởng phòng Sau đại học - Học viện Quân y, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quí báu để tôi hoàn thiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban chủ nhiệm và toàn thể các thầy cô Bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học - Học viện Quân y, Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y, Bộ môn Giải phẫu - Học viện Quân y, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cám ơn chân thành tới:
- Gia đình, người thân và các bạn bè đồng nghiệp yêu quí đã luôn bên cạnh tôi, động viên và hết lòng giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020
	Đỗ Xuân Tĩnh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
1	BN	 	Bệnh nhân
2	CI	Confidence Interval
3	CLVT	Cắt lớp vi tính
4	CS	Cộng sự
5	DNT	Dịch não tủy
6	DSM-IV	Diagnostic and Statiscal manual of Mental disorders.
4th Edition 
7	DSM-5	Diagnostic and Statiscal manual of Mental disorders.
5th Edition 
8	ELISA	Enzym - Linked Immuno Sorbent Assay
9	HT	Huyết tương
10	5-HT	5-Hydroxytryptamin
11	ICD- 10 	International Classification of Disseases and related
Health problems. 10th Edition 
12	MAO	Mono-Amino-Oxydaza
13	MRI	Magnetic resonance imaging
14	OD	Optical Density
15	OR	Odds ratio
16	PET 	Positron emission tomography
17	RLTC	Rối loạn trầm cảm
18	SPECT	Single photon emission computerized tomograph 
19	SSRI	Selective Serotonin Reuptake Inhibitor
20	TCYTTG	Tổ chức y tế thế giới
21	TPV	Tứ phân vị
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1. Lứa tuổi của bệnh nhân trầm cảm nặng	59
3.2. Giới tính của các đối tượng nghiên cứu	60
3.3. Trình độ học vấn ở bệnh nhân trầm cảm nặng	60
3.4. Số lần vào viện của bệnh nhân trầm cảm nặng	61
3.5. Một số triệu chứng khởi phát của bệnh nhân trầm cảm nặng	63
3.6. Các triệu chứng chính của bệnh nhân trầm cảm nặng	63
3.7. Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trầm cảm nặng	64
3.8. Các biểu hiện rối loạn cảm giác và tri giác	65
3.9. Các biểu hiện rối loạn hình thức tư duy	65
3.10. Các biểu hiện rối loạn nội dung tư duy	66
3.11. Các biểu hiện rối loạn lo âu	66
3.12. Các biểu hiện rối loạn chú ý và trí nhớ	67
3.13. Các triệu chứng cơ thể	67
3.14. Các biểu hiện rối loạn hành vi, tác phong	68
 3.15. Các phương thức tự sát	68
3.16. Thể tích nội sọ và thể tích thùy trán ở 2 nhóm nghiên cứu	69
3.17. Thể tích não thất ở 2 nhóm nghiên cứu	69
3.18. Thể tích hải mã ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	70
3.19. Thể tích nhân đuôi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	70
 3.20. Thể tích thể chai ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu	71
3.21. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy ở các nhóm nghiên cứu	71
3.22. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy ở hai giới của nhóm nghiên cứu	73
3.23. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy theo nhóm tuổi ≥ 45 ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng	74
3.24. Tỷ lệ thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy có số lần vào viện ≥ 2	76
 3.25. Tỷ lệ giữa thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy theo thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm	76
3.26. Tỷ lệ thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy với một số triệu chứng cảm xúc	77
3.27. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng với một số dấu hiệu rối loạn nội dung tư duy	78
3.28. Tỷ lệ thay đổi nồng độ Serotonin huyết tương, dịch não tủy với một số dấu hiệu rối loạn nội dung tư duy	79
3.29. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng có loạn thần	80
3.30. Tỷ thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng có loạn thần và không loạn thần	81
3.31. Nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng có hành vi tự sát	82
3.32. Tỷ lệ thay đổi nồng độ Serotonin huyết tương, dịch não tủy với hành vi tự sát	83
3.33. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin huyết tương với một số yếu tố tuổi, giới, số lần vào viện, thời gian mắc bệnh ở bệnh nhân trầm cảm nặng	83
3.34. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin huyết tương với một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm nặng	84
3.35. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin dịch não tủy với một số yếu tố tuổi, giới, số lần vào viện, thời gian mắc bệnh ở bệnh nhân trầm cảm nặng	85
3.36. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin dịch não tủy với một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm nặng	86
3.37. Liên quan hồi quy đa biến giữa triệu chứng hoang tưởng	87
tự buộc tội với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân	87
trầm cảm nặng	87
3.38. Liên quan hồi quy đa biến giữa ý định tự sát với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	88
3.39. Liên quan hồi quy đa biến giữa hành vi tự sát với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	89
3.40. Liên quan hồi quy đa biến giữa ý tưởng bất hạnh với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	90
3.41. Liên quan hồi quy đa biến giữa triệu chứng loạn thần với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	91
3.42. Liên quan hồi quy đa biến giữa thời gian mắc bệnh > 2 năm với thể tích một số cấu trúc não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	92
3.43. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin HT với một số thể tích não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	93
3.44. Liên quan hồi quy đa biến giữa giảm nồng độ serotonin DNT với các thể tích não trên MRI ở bệnh nhân trầm cảm nặng	94
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. Nghề nghiệp của bệnh nhân trầm cảm nặng	61
3.2. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân trầm cảm nặng	62
3.3. Tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm nặng có thời gian mắc bệnh > 2 năm	62
3.4. Giảm nồng độ Serotonin huyết tương và dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng	72
3.5. Phân loại giảm serotonin dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng	72
 3.6. Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin huyết tương ≤ 80 ng/ml ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng so với nhóm chứng	74
 3.7. Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin dịch não tủy < 3,48ng/ml ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng so với nhóm chứng	75
 3.8. Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin dịch não tủy ≤ 1,6 ng/ml ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng so với nhóm chứng	75
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. Công thức hoá học của serotonin	20
1.2. Sự tổng hợp và ức chế serotonin	21
2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não bộ và nồng độ serotonin trong bệnh trầm cảm	45
2.2. Hình ảnh MRI sọ não theo ba chiều trên phần mềm Mango	49
2.3. Các bước xử lý dữ liệu trên phần mềm FreeSurfer 6.0	52
2.4. Nguyên lý xét nghiệm định lượng serotonin máu bằng phương pháp ELISA	54
2.5. Hệ thống máy tính và đầu đọc ELISA định lượng serotonin Model ELx800, BIOTEK INSTRUMENTS, INC - MỸ	54
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm là một trạng thái bệnh lý tâm thần nội sinh phổ biến, các triệu chứng lâm sàng đa dạng, phong phú ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Cho đến nay chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu vẫn dựa vào đặc tính của một loạt triệu chứng từ những thay đổi tâm trạng và hành vi của người bệnh.
Theo Sadock B.J. và cộng sự (2007) trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến nhất, chiếm 5-17% dân số (trung bình là 12%), trong đó trầm cảm mức độ nặng chiếm 30% số bệnh nhân trầm cảm nói chung, có 50% là trầm cảm nặng có loạn thần. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 18 đến 45 tuổi và nữ nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới [1]. Các bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường phải điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020 và đứng đầu vào năm 2030 [2], [3], [4].
Hiện nay, có nhiều giả thiết về cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm, nổi bật là sự thay đổi hình thái một số cấu trúc não và sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong khe sinap của não, sự thiếu hụt này được coi là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm [5], [6], [7]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có sự giảm nồng độ của serotonin trong dịch não tủy của bệnh nhân trầm cảm thậm chí giảm rất thấp, chỉ bằng khoảng 30% so với người bình thường và tương ứng với mức độ nặng hay nhẹ của các bệnh nhân trầm cảm [8], [9], [10]. Mặt khác, sự thiếu hụt serotonin trong não được coi là hậu quả của rối loạn gen di truyền. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều gen di truyền có liên quan đến trầm cảm, nhưng chính xác là gen nào thì vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khẳng định [5].
Sadock B.J. và cộng sự (2015) cho rằng trên cơ sở rối loạn gen di truyền, trầm cảm sẽ khởi phát khi gặp yếu tố môi trường thuận lợi. Khi trầm cảm xuất hiện, các hậu quả của nó rất đa dạng, thể hiện trên sự thiếu hụt serotonin, biến đổi hình ảnh và chức năng các vùng não [11]. 
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh rối loạn trầm cảm [12], [13], [14]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm có nhiều chủ yếu nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học, có một số tác giả đề cập đến bệnh sinh, điều trị và nồng độ serotonin huyết tương của các bệnh nhân rối loạn trầm cảm nhưng chưa có nghiên cứu nào về hình thái một số cấu trúc não và sự thay đổi nồng độ serotonin trong dịch não tủy của người bệnh [8], [15]. Nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân trầm cảm nặng, phân tích đặc điểm hình thái một số cấu trúc não, xác định nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy và mối liên quan của chúng với các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm là rất cần thiết để hiểu về cơ chế bệnh sinh của bệnh này, từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị bệnh.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng” nhằm 3 mục tiêu:
 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng.
2. Phân tích đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy và hình thái một số cấu trúc não với lâm sàng trên bệnh nhân trầm cảm nặng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRẦM CẢM
1.1.1. Khái niệm về rối loạn trầm cảm và trầm cảm nặng
Rối loạn trầm cảm (RLTC) được mô tả đặc trưng bởi trạng thái buồn rầu, đau khổ. Người bệnh cảm thấy tương lai ảm đạm, lời nói chậm chạp, liên tưởng khó khăn, cảm giác mệt mỏi, mất dần các thích thú, giảm sút lòng tự tin, ý nghĩ không xứng đáng, giảm khả năng chú ý, giảm vận động và có thể xuất hiện các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác. RLTC nặng thường kèm theo rối loạn trầm trọng các chức năng sinh học như mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn. Khi bệnh nặng bệnh nhân (BN) có thể từ chối ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt do rối loạn nước và điện giải [8], [16], [17].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 1992, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm không chỉ bằng các triệu chứng đặc trưng về khí sắc mà thường kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể như của hệ tiêu hoá, tim mạch, hệ thần kinh, nội tiết,... Đặc biệt RLTC nặng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ tự sát [18], [19].
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 giai đoạn trầm cảm cần kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó phải có ít nhất là một trong hai triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm hoặc là mất hứng thú và sở thích cho hầu hết các hoạt động. Đồng thời, BN cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong các triệu chứng sau: thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc khối lượng cơ thể, rối loạn giấc ngủ và hoạt động tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩ, kế hoạch và hành vi tự sát [18]. 
Để xác định một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, Hội Tâm thần học Hoa Kỳ năm 2013 (DSM-5) yêu cầu phải có một triệu chứng cần được biểu hiện gần đây một cách rõ ràng khi so sánh với trạng thái trước khi bị bệnh của BN. Các triệu chứng cần xuất hiện phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày trong thời gian ít nhất là 2 tuần liên tiếp. Giai đoạn trầm cảm phối hợp với biểu hiện lâm sàng rõ ràng trong lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác. Ở một số BN có các giai đoạn nhẹ, chức năng còn ở phạm vi bình thường, nhưng cần một sự cố gắng đáng kể [20].
Theo 2 hệ thống phân loại bệnh tâm thần phổ biến hiện nay là bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 (ICD-10) và DSM-5 trầm cảm được chia ra làm 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nặng được chia ra làm hai loại là trầm cảm nặng có loạn thần và trầm cảm nặng không loạn thần. Các triệu chứng loạn thần trong trầm cảm bao gồm các hoang tưởng và ảo giác. Tuy nhiên, theo Kaplan H.I. và cs (1994) triệu chứng hay gặp hơn cả là hoang tưởng (chiếm tới 90%), vì vậy trầm cảm có loạn thần còn được gọi là trầm cảm hoang tưởng. Theo ICD-10 trong giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh thường khó tiếp tục được công việc xã hội và nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. Theo DSM-5 BN trầm cảm nặng mất hoàn toàn khả năng lao động của mình [18], [20], [21]. 
1.1.2. Dịch tễ học của rối loạn trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trên thế giới và tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu về rối loạn trầm cả ... L., et al. (2003). Epidemiology of majon depression in a predominantly rural health region. Soc Psychidry Psychiatr Epidemiol., 38(7): 360-365.
Mathias K.R., Goicolea I.B., Kermode M.C., et al. (2015). Cross-sectional study of depression and help-seeking in Uttarakhand, North India. BMJ Open., 10: 1-8.
Chiu E. (2004). Epidemiology of depression in the Asia Pacific region”, Australas psychiatry. Australasian Psychiatry., 12: 4-10.
Andrade L and Caraveo J.J. (2003). The epidemiology of major depressive episodes: Results from the international consortium of Psychiatric Epidemiology surveys. Int J Methods Psychiatr Res., 12(1): 3-21.
Blanco C.L., López O.V., Stewart J.W., et al. (2012). Prevalence, correlates, comorbidity and treatment-seeking among individuals with a lifetime major depressive episode with and without atypical features: Results from the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions. J Clin Psychiatry., 73(2): 224-232.
Wang S.P., Mosher C.R., Gao S.J., et al. (2017). Antidepressant Use and Depressive Symptoms in Intensive Care Unit Survivors. Journal of Hospital Medicine., 12(9): 731-734. 
Carnethon M.R., Kinder L.S., Fair J.M., et al. (2003). Symptoms of depression as arisk factor for incident diabetes. Am J Epidemial., 158(5): 416-423.
Fortuyn H.A., Lappenschaar M.A., Furer J.W. (2010). Anxiety and mood disorders in narcolepsy: a case-control study. Gen Hosp Psychiatry., 32 (1): 49-56.
Oakes T.M., Martinez J.M., Dellva M.A., et al. (2015). Safety and Tolerability of Edivoxetine for Long-Term Treatment of Major Depressive Disorder in Adult Patients. Open Journal of Psychiatry., 4: 131-140.
Devance C.L., Chiao E., Franklin M., et al. (2005). Anxiety disorder in the 12stt century: Status, challenges, opportunities, and comorbidity with depression. American. Journal of managed care., 11: 344-353.
Patten S.B., Wang J.L., Williams J.V., et al. (2006). Descroptive epidemiology of major depression in Canada. Can J psychiatry., 51(2): 84-90.
Đặng Trần Khang, Cao Tiến Đức, Nguyễn Thanh Xuân (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm. Tạp chí y học Việt Nam, 2: 86-91.
Nguyễn Thành Quang, Bùi Quang Huy, Ngô Ngọc Tản và cs (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn khí sắc có hành vi phạm tội. Tạp chí y học Việt Nam, 5: 8-11.
Cao Tiến Đức ( 2003). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng ở 43 bệnh nhân có biểu hiện trầm. Tạp chí y dược học quân sự, 28: 73-75.
Kessler R.C., Berglund P. (2003). The epidemiology of major depressive desorder: Result from the National Comorbidity Survey Replication. JAMA., 289 (23): 3095-3105
Goveas J.S., Hogan P.E., Kotchen J.M., et al. (2012). Depressive symptoms, antidepressant use, and future cognitive health in postmenopausal women: the Women’s Health Initiative Memory Study. Int Psychogeriatr., 24(8): 1252-1264.
Maslov B., Marcinko D., Milicevic R., et al. ( 2009). Metabolic syndrome, anxiety, depression and suicidal tendencies in post-traumatic stress disorder and schizophrenic patients. Coll Antropol., 2: 7-10.
Neugebauer R., Kline J., O'Connor P., et al (1992). Determinants of Depressive Symptoms in the Early Weeks after Miscarriage. Am J Public Health., 82: 1332-1339.
Lillestol K., Berstad A., Lind R., et al. (2010). Anxiety and depression in patients with self-reported food hypersensitivity. Gen Hosp Psychiatry., 32(1): 42-48.
Brajkovic L., Bras M., Milunovic V., et al. ( 2009). The connection between coping mechanisms, depression, anxiety and fatigue in multiple sclerosis. Coll Antropol., 3: 135-40.
Maslov B., Marcinko D., Milicevic R., et al. ( 2009). Metabolic syndrome, anxiety, depression and suicidal tendencies in post-traumatic stress disorder and schizophrenic patients. Coll Antropol., 33: 7-10.
Dan J.S et al (2005). Textbook ot Anxiety Disorder, American Psychiatric Publishing.
Scherrer J.F., Chrusciel T., Freedland K.E., et al. (2011). Increased Risk ofMyocardial Infarction in Depressed Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes Care., 34: 1729-1734.
Cao Tiến Đức (2017). Đặc điểm rối loạn lo âu, chú ý, trí nhớ trên bệnh nhân trầm cảm. Tạp chí y học thực hành, 5: 129-131.
Kitis A., Buker N.H., Unal A.E., et al. (2003). Effects of musculoskeletal system problems on quality of life and depression in students preparing for university entrance exam. Korean J of Pain., 30(3): 192-196
Holt R.I., Groot M.D., Golden S.H. (2015). Diabetes and Depression. Curr Diab Rep., 14(6): 491-509.
Stewart R.A., North F.M., West T.M., et al. (2003). Depression and candiovascular morbidity and mortality cause on consequence. Eur Heart J., 24(22): 207-237
Kraus C.K., Kdriu B.K., Lanzenberger R.P., et al. (2019). Prognosis and improved outcomes in major depression: a review. Translational Psychiatry., 9: 127-144.
Freeman A.L., Tyrovolas S.F., Koyanagi A., et al (2016). The role of socio-economic status in depression: results from the COURAGE (aging survey in Europe). BMC Public Health1., 16: 1098-2105.
Piekard A.S., Dalal M.R., Kushnell D.M., et al. (2006). A Comparison of depression symptoms in stroke and Primary care: applying rasch models to evaluate the center for epidemiology Studies - depression Scale. Value Health., 9(1): 59-64.
Callado A., Lim A.C., Pherson L.M. (2016). A systematic review of depression psychotherapies among Latinos. Clin Psychol Rev., 45: 193-209
Bromis K., Calem M., Reinders A., et al. (2018). Meta-Analysis of 89 Structural MRI Studies inPosttraumatic Stress Disorder and Comparison With Major Depressive Disorder. AJP in Advance.,10: 1-10
Lee B., Bennett L.L., Bernick C., et al. (2019). The Relations Among Depression, Cognition, and Brain Volume in Professional Boxers: A Preliminary Examination Using Brief Clinical Measures. J Head Trauma Rehabil., 34: 29-39
Lin C., Bian Y., Han X.L., et al. (2017). Gray Matter Reduction in Currently Depressed Patients of Major Depressive Disorder: A Meta-Analysis. Neuropsychiatry., 5: 596-605
Hendrie C.A., Pickles A.R. (2010). Depression as an evolutionary adaptation: Anatomical organisation around the third ventricle. Medical Hypotheses., 74: 735-740
Wigmore E.M., Clarke T.K., Howard D.M., et al. (2017). Do regional brain volumes and major depressive disorder share genetic architecture? A study of Generation Scotland (n=19762), UK Biobank (n=24048) and the English Longitudinal Study of Ageing (n=5766). Translational Psychiatry., 7: 1-9.
Yüksel D., Engelen J., Schuster V., et al. (2018). Longitudinal brain volume changes in major depressive disorder. Journal of Neural Transmission., 18:191-208
Hahn C., Lim H.,Won W., et al. (2015). Sub-regional volumes changes of the corpus callosum in the drug naive patients with late-onset depression. Progress in Neuro-Psychopharmacology & Biological Psychiatry., 56: 46-51.
Taro K., Tomoko T., Masashi I., et al. (2009). Serotonin 1A receptor gene and major depressive disorder: an association study and meta-analysis. Journal of Human Genetics., 54: 629-633.
Asberg M., Thoren P., Traskman L., et al. (2003). Serotonin depressio- a bichemical subgroup within the affective disode. Science., 19: 478-480.
Luykx J.J., Bakker S.C., Geloven N.V., et al. (2013). Seasonal variation of serotonin turnover in human cerebrospinal fluid, depressive symptoms and the role of the 5-HTTLPR. Citation: Transl Psychiatry., 3: 311-316.
Mann J.J., Waternaux C., Gretchen L., et al. (1999). Toward a Clinical Model of Suicidal Behavior in Psychiatric Patients. Am J Psychiatry., 156: 181-189.
Saldanha B.D., Kumar M.N., Ryali S.C., et al. (2009). Serum Serotonin Abnormality in Depression. MJAFI., 65: 108-112.
Stanley B., Molcho A., Stanley M., et al. (2000). Association of Aggressive Behavior With Altered Serotonergic Function in Patients Who Are Not Suicidal. Am J Psychiatry., 157: 609-614.
Wayne C.D., Michael T., Eydie M., et al. (2007). Serotonin-1A Receptor Imaging in Recurrent Depression: Replication and Literature Review. Nucl Med Biol., 34(7): 865-877.
Reimod M., Batra A., Knobel A., et al. (2008). Anxiety is associated with reduced central serotonin transporter availability in unmedicated patients with unipolar major depression: a [11C]DASB PET study. Molecular Psychiatry., 13: 606-613.
Gregor G., Rupert L., Georg S.K., et al. (2014). Meta-analysis of molecular imaging of serotonin transporters in major depression. Journal of Cerebral Blood Flow & Metabolism., 34: 1096-1103.
Vaidya V.A., Fernandes K.B., Jha S.H. (2007). Regulation of adult hippocampal neurogenesis: relevance to depresion. Expert Rev Neurotherapeutics., 7(7): 853-864.
Hofmann S.G., Wu J.Q., Boettcher H.N. (2015). Effect of Cognitive Behavioral Therapy for Anxiety Disorders on Quality of Life: A Meta-Analysis. Consult Clin Psychol., 82(3): 375-391.
Miler J.M., Natalie H.N., Ogden R.T., et al. (2013). PET quantification of serotonin transporter in suicide attempters with major depressive disorder. Biol Psychiatry., 74(4): 287-295. 
Engum A., Bjoro T., Mykletun A., et al. (2005). Thyroid autoimmunity, depression and anxiety; Are there any conections? an epidemiological study of a large population. J Psychosom Res., 59(5): 263-268.
Wang L., Zhou C., Zhu D., et al. (2016). Serotonin-1A receptor alterations in depression: a meta-analysis of molecular imaging studies. BMC Psychiatry., 16: 319-328.
Phụ lục 1:
 HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ MÔN TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ Y HỌC
 Số BA nghiên cứu:
 Số vào viện:
 Số lưu trữ:
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phần 1. Thủ tục hành chính:
 1.1. Họ và tên:	 Tuổi:	 Giới:
 1.2. Ngày vào viện: 	 Vào viện lần thứ mấy:
 1.3. Đơn vị: 
 1.4. Quê quán:
 1.5. Dân tộc: Tôn giáo:
 1.6. Trình độ học vấn:
Mù chữ	c Tiểu học c THCS	c
THPT	c THCN, CĐ, ĐH, SĐH	c
 1.7. Nghề nghiệp:
Nông dân	c Công nhân	c Viên chức	c
HSSV	c Nghỉ hưu	c Nghề khác	c 
 1.8. Nơi thường trú:
 Thành thị c Nông thôn c
 Miền núi c Ven biển c
	 1.9. Tình trạng hôn nhân: 
Đã kết hôn c Chưa kết hôn c 
Ly hôn/ ly thân c 	 Góa c
Phần 2. Hỏi bệnh
 2.1. Lý do vào viện: 
 2.2. Bệnh sử.
 2.2.1. Tuổi khởi phát:.Thời gian bị bệnh : ( Năm) .(Tháng)
 2.2.2. Bị bệnh lần thứ: 
 Lần trước đã được chẩn đoán là: 
	 Trầm cảm c Hưng cảm c RLCXLC c 
 Khác	c: .. 
	Tình trạng điều trị củng cố: 
 Đều c Không đều c 	Không điều trị c 
 2.2.3. Hoàn cảnh xuất hiện: 
Sau một bệnh cơ thể	c 	Không rõ	c
Sau một căng thẳng tâm lý	c	
 ........................................................................................................................
 2.3. Tiền sử:
 2.3.1. Bản thân:
 a Quá trình phát triển của bản thân:
 + Thời kỳ mẹ mang thai: Bình thường	 c Bất thường	c
 + Sang chấn sản khoa: Có	 c Không 	c 
 + Mối quan hệ với bạn bè: Cởi mở	 c Thu hẹp	c
 a Những bệnh đã mắc liên quan đến hiện tại: 
...........................................................................................................................
 2.3.2. Gia đình (Họ hàng nội ngoại 3 đời):
Ông bà	c	 Bố, mẹ 	 c	
Anh chị em ruột c	 Họ hàng	 Phần 3: Khám bệnh
 3.1. Toàn thân: Thể trạng Da, niêm mạc:
	 Cân nặng Chiều cao:
	Mạch: l/p	Nhiệt độ: 	Huyết áp: mmHg
 3.2. Tuần hoàn:
 3.3. Hô hấp:
 3.4. Tiêu hóa:
 3.5. Tiết niệu:
 3.6. Các bộ phận khác:
 3.7. Khám thần kinh:
	+ Dây thần kinh sọ não:
	+ H/c màng não:
	+ Vận động tứ chi:
	+ Cảm giác:
	+ Phản xạ:
	+ Trương lực cơ:
 3.8. KHÁM TÂM THẦN
 3.8.1. Biểu hiện chung: 
	 Thái độ tiếp xúc: 
Hợp tác c Không hợp tác 	c
 	 Vệ sinh, trang phục:
 Gọn gàng, sạch sẽ c Lôi thôi, bẩn thỉu 	c 
 3.8.2. Ý thức: Bình thường Rối loạn 
 Định hướng không gian 	 c	 c 
 Định hướng thời gian 	 c	 c 
 Định hướng bản thân 	 c	 c 
 Định hướng xung quanh	 c	 c 
3.8.3. Các triệu chứng khởi phát:
Triệu chứng
Có
Không
Rối loạn giấc ngủ
Mệt mỏi vào buổi sáng
Giảm dần các sở thích
Đau đầu
Chán ăn, gầy sút cân
Ngại tiếp xúc
Khó tập trung chú ý
Giảm hiệu suất lao động
Giảm sự tự tin
Giảm mäi ham muốn
Nhìn tương lai ảm đạm
3.8.4. Các biểu hiện rối loạn cảm xúc:
Triệu chứng
Có
Không
Khí sắc giảm
Giảm hoặc mất các hứng thú, sở thích
Giảm và mất nghị lực
Tâm trạng bi quan, mất tự tin
Căng thẳng, sợ sệt
Cảm giác buồn chán
Dễ bị kích thích
Tâm trạng dễ xúc động
Cảm xúc không ổn định
Ý định tự sát
3.8.5. Các biểu hiện rối loạn tri giác: 
 Cảm giác: Bình thường	 c	 Tăng 	 c	 Giảm 	c
Triệu chứng
Có
Không
Ảo giác thô sơ
Ảo thanh thật
Ảo thanh giả
Ảo thị giác 
Ảo xúc giác 
Ảo thanh cơ năng
Ảo giác khác
 Mô tả:
3.8.6. Các biểu hiện rối loạn tư duy:
 aHình thức tư duy:
Triệu chứng
Có
Không
Suy nghĩ chậm chạp, ít nói
Nói nhiều
Không nói
Tư duy gián đoạn
Quan hệ giao tiếp nghèo nàn
 a Nội dung tư duy:
Triệu chứng
Có
Không
Ám ảnh sợ bị bệnh nặng
Ám ảnh sợ khoảng trống
Ám ảnh sợ đám đông
Ý nghĩ yếu đuối, tự ti, hèn kém
Ý tưởng bất hạnh
Hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị theo dõi
Hoang tưởng nghi bệnh
Hoang tưởng tự buộc tội
Hoang tưởng liên hệ
Hoang tưởng khác
Mô tả: 
3.8.7. Các biểu hiện rối loạn lo âu:
Triệu chứng
Có
Không
Lo lắng bệnh không chữa khỏi
Lo lắng về tương lai của bệnh nhân
Cơn hoảng sợ
Tâm trạng thất thường
3.8.8. Các biểu hiện về rối loạn chú ý và trí nhớ:
Triệu chứng
Có
Không
Giảm khả năng tập trung chú ý
Suy giảm trí nhớ
Mất nhớ
3.8.9. Các biểu hiện về cơ thể:
Triệu chứng
Có
Không
Triệu chứng
Có
Không
Mất ngủ
Ra nhiều mồ hôi
Ngủ nhiều
Rối loạn tình dục:
Đau đầu
Bình thường
Đau không rõ vị trí
Tăng
Mệt mỏi, đuối sức
Giảm
Chán ăn
Rối loạn kinh nguyêt:
Ăn nhiều
Mất kinh
Gầy sút cân
Không đều
Rối loạn tiêu hóa
Đều
Hồi hộp,đánh trống ngực
3.8.10. Các biểu hiện về rối loạn hành vi tác phong:
Triệu chứng
Có
Không
Triệu chứng
Có
Không
Giảm vận động, nằm nhiều
Hành vi tự sát:
Bồn chồn đứng, đi lại nhiều
 Cắt mạch máu
Bất động
 Thắt cổ
Kích động 
 Nhảy lầu
Từ chối ăn
 Uống thuốc
Né tránh các hoạt động xã hội
 Cắn lưỡi, đập đầu
Xung động tự sát
 Nhảy xuống giếng
 Uống
thuốc diệt cỏ, trừ sâu
Hành vi khác
3.8.11. Thời gian mắc bệnh, số lần phát bệnh, số lần nằm viện:
Thời gian mắc bệnh
Số lần phát bệnh
Số lần nằm vện
Dưới 6 tháng
Từ 6 tháng đến 2 năm
Từ 2 năm đến 5 năm
Từ 5 năm đên 10 năm
Trên 10 năm
Phần 4. Cận lâm sàng.
 4.1.Xét nghiệm công thức máu: 
 Hồng cầu: T/L Huyết sắc tố: g/l
	 Bạch cầu: G/L ( N: %; L: %; M: %)
 4.2. Xét nghiệm sinh hóa máu: 
	Glucose: mmol/l. Ure: mmol/l. Creatinin: µmol/l
SGOT: u/l. SGPT: u/l. SGGT: u/l.
 4.3. Điện tim: 
 4.4. Điện não: 
Phần 5. Kết quả đo thể tích não trên MRI:
 + Ngày chụp:
 5.1. Thể tích hộp sọ:
 5.2. Thể tích não chung:
 5.3. Thể tích não trán: + Não trán chung:	 
 	 + Não trán bên phải:
 + Não trán bên trái:
 5.4. Thể tích hải mã: + Hải mã chung:	 
 + Hải mã bên phải:
 + Hải mã bên trái:
 5.5. Thể tích nhân đuôi:
Phần 6. Kết quả định lượng serotonin:
	+ Ngày lấy mẫu:
Phần 7. Chẩn đoán:
 7.1. Chẩn đoán xác định: 
 7.2. Chẩn đoán phân biệt: 
Ngày........tháng..........năm 201
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ BỆNH NHÂN
Người làm bệnh án

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_mot_so_cau_truc_nao_va.doc
  • docxTRANG THÔNG TIN.docx
  • docTT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.doc
  • docTT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.doc