Luận án Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng

Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 180.000 người tử vong do bỏng, trong đó hai phần ba nạn nhân ở Châu Phi và Đông Nam Á [1]. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị như hồi sức dịch thể, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng sớm, chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bỏng hô hấp cùng với các biện pháp tiên tiến điều trị tại chỗ tổn thương bỏng, tỷ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng vẫn còn cao [2]. Một trong những “chìa khóa” quan trọng gây nên diễn biến bất lợi dẫn đến biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Đáp ứng tăng chuyển hóa bắt đầu từ 48 đến 72 giờ đầu sau bỏng, ngay sau thời kỳ sốc bỏng, đạt tới mức tối đa vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 sau bỏng, sau đó giảm dần tùy thuộc vào diện tích bỏng, tốc độ che phủ và đóng kín tổn thương. Tuy nhiên, mức độ chuyển hoá vẫn còn duy trì ở mức cao hơn bình thường khi quá trình liền vết thương đã hoàn thành, thậm chí kéo dài tới hai năm sau bỏng. Mức độ tăng chuyển hóa trong bỏng được coi là lớn nhất so với bất kỳ loại chấn thương hay phẫu thuật nào khác [2], [3], [4]. Mặc dù đáp ứng tăng chuyển hóa sau bỏng là nhằm bảo vệ cơ thể trước tổn thương bỏng. Tuy nhiên, tăng chuyển hóa nặng và kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình liền vết thương, kéo dài thời gian hồi phục, gia tăng chi phí điều trị, biến chứng và tử vong.

Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của đáp ứng tăng chuyển hóa trong bỏng vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của các hormone chuyển hoá trong đó có các catecholamine, cortisol, insulin, hormone tăng trưởng một số khác tập trung vào vai trò các cytokine như Interleukin 6, Interleukin 1, sự biến đổi gen [2], [4], [5], [6]. Các liệu pháp điều trị nhằm hạn chế hậu quả của đáp ứng tăng chuyển hoá cũng đã và đang được nghiên cứu, trong đó vai trò của thuốc chẹn beta (propranolol dùng đơn độc hoặc kết hợp) đối với tiêu hao năng lượng, chuyển hoá các chất dinh dưỡng, quá trình liền vết thương, diễn biến bệnh lý và kết quả điều trị đã được ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm bỏng ở các nước phát triển đặc biệt trên đối tượng trẻ em bỏng nặng [7], [8], [9].

 Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến một số khía cạnh của rối loạn chuyển hóa sau bỏng [4], [10], [11]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm rối loạn chuyển hóa cũng như vai trò của thuốc chẹn beta trong điều trị bệnh nhân bỏng nặng. Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng” với các mục tiêu:

1. Xác định một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa trên bệnh nhân bỏng nặng

2. Đánh giá tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng.

 

docx 171 trang dienloan 8720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng

Luận án Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHAN QUỐC KHÁNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
 VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA PROPRANOLOL
TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHAN QUỐC KHÁNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
 VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA PROPRANOLOL
TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 9 72 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS Nguyễn Như Lâm
2. TS Nguyễn Hải An
HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN
Tính đến lúc bảo vệ, năm 2021, tôi đã theo đuổi đề tài gần 6 năm. Quả thật 6 năm qua là quảng thời gian khó khăn, vất vả nhưng cũng không kém phần hạnh phúc của tôi. Tôi cảm thấy may mắn vì trong quá trình học tâp nghiên cứu tại Học viện Quân Y đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ. Người đầu tiên cho tôi tất cả những may mắn đấy, chính là Nguyễn Như Lâm. Tôi biết ơn duyên ngộ, biết ơn và kính yêu thầy! 
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hải An người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ, trong suốt quá trình lấy số liệu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ nhiệm bộ môn Bỏng và YHTH cùng các thầy cô giảng viên bộ môn đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy - Ban giám đốc Học viện Quân y, Đảng ủy - Ban giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác, Phòng sau đại học và Hệ sau đại học Học viện Quân y đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Đảng ủy – Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 4 đã luôn tin tưởng, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình công tác và học tập nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh em bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đồng hương Nam Đàn và các thủ trưởng đã luôn chia sẻ động viên, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, học tập và hoàn thành luận án.
Tôi biết ơn gia đình mình vì đã luôn thấu hiểu và giúp đỡ tôi, cho tôi sự cân bằng và những điều tốt nhất trong khả năng có thể. 
Hà nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Phan Quốc Khánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Phan Quốc Khánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
AMPc
Cyclic adenosine monophosphate (AMP vòng)
ARDS
Acute respiratory distress syndrome
(Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển)
BEE
Basal energy expenditure (Chuyển hóa cơ bản)
BHH
Bỏng hô hấp
BI
Burn index (Chỉ số bỏng)
BMR
Basal Metabolic Rate (Tỷ lệ chuyển hóa cơ bản)
BN
Bệnh nhân
CS
Cộng sự
DTBC
Diện tích bỏng chung
DTBS
Diện tích bỏng sâu
DTCT
Diện tích cơ thể
GH
Growth hormone (Hóc môn tăng trưởng)
GM-CSF
Granulocyte colony-stimulating factor 
(Yếu tố kích thích bạch cầu hạt)
HATB
Huyết áp động mạch trung bình
HATĐ
Huyết áp động mạch tối đa
HATT
Huyết áp động mạch tối thiểu
HDL 
High density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)
HST
Huyết sắc tố
IGF1
Insulin-like growth factor - I 
(Yếu tố tăng trưởng giống insulin -1)
IGFBP3
Insulin-like growth factor binding protein-3 (Yếu tố tăng trưởng giống insulin kết hợp với protein -3)
IL
Interleukin	
LDL
Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)
MCP1
Monocyte chemoattractant protein-1
MIP-1 β
Macrophage inflammatory protein 1β 
NKH
Nhiễm khuẩn huyết
PBI
Prognostic burn index (Chỉ số tiên lượng bỏng)
REE
Resting Energy Expenditure 
(Tiêu hao năng lượng lúc nghỉ)
rhGH
Recombinant human growth hormone 
(Hóc môn tăng trưởng tái tổ hợp)
TEE
Total energy expenditure (Tổng tiêu hao năng lượng – Tiêu hao năng lượng thực tế)
TNF
Tumor necrosis factor (Yếu tố hoại tử khối u)
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1. 	Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu	58
3.2. 	Phân bố bệnh nhân theo giới tính và tác nhân gây bỏng	59
3.3. 	Biến đổi nhịp tim, thân nhiệt theo thời gian.	59
3.4. 	Liên quan giữa tăng 10% trọng lượng cơ thể và kết quả điều trị	60
3.5. 	Liên quan giữa giảm 10% trọng lượng cơ thể và kết quả điều trị	61
3.6. 	REE, BMR và tỷ lệ REE/BMR theo thời gian sau bỏng	62
3.7. 	Liên quan giữa REE và bỏng hô hấp	62
3.8. 	Liên quan giữa REE và giới tính	63
3.9. 	Liên quan giữa REE và diện tích bỏng	63
3.10.	 Biến đổi REE theo nhiệt độ phòng bệnh	64
3.11. 	Liên quan giữa REE và kết quả điều trị	64
3.12. 	Liên quan giữa REE và thân nhiệt	65
3.13. 	Biến đổi nồng độ adrenaline và noradrenaline huyết thanh	65
3.14. 	Biến đổi nồng độ cortisol và IL1β huyết thanh	66
3.15. 	Biến đổi nồng độ adrenaline huyết thanh theo các yếu tố liên quan	67
3.16. 	Biến đổi nồng độ noradrenaline huyết thanh theo các yếu tố liên quan	68
3.17. 	Biến đổi nồng độ cortisol huyết thanh và các yếu tố liên quan	69
3.18. 	Biến đổi nồng độ interleukin 1β huyết thanh và các yếu tố liên quan	70
3.19. 	Biến đổi số lượng hồng cầu, huyết sắc tố máu theo thời gian.	71
3.20. 	Biến đổi nồng độ glucose huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị.	72
3.21. 	Biến đổi nồng độ protein toàn phần huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị.	74
3.22. 	Biến đổi nồng độ albumin huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị.	75
Bảng
Tên bảng
Trang
3.23. 	Biến đổi nồng độ triglycerid huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị.	77
3.24. 	Biến đổi nồng độ cholesterol huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị	78
3.25. 	Biến đổi nồng độ HDL huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị.	80
3.26. 	Biến đổi kích thước gan theo thời gian	81
3.27. 	Biến đổi kích thước gan theo giới tính, diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu	81
3.28. 	Liều dùng và thời gian dùng propranolol	82
3.29. 	Tác dụng trên huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp trung bình theo thời gian	84
3.30. 	Thời gian liền vết thương bỏng nông và vùng lấy da	85
3.31.	Kết quả ghép da ở 2 nhóm	85
3.32. 	Tác dụng trên số lượng hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố máu.	86
3.33. 	Biến đổi nồng độ glucose, protein, albumin huyết thanh ở 2 nhóm	87
3.34. 	Biến đổi nồng độ HDL và LDL huyết thanh	89
3.35. 	Tác dụng trên cân nặng bệnh nhân theo thời gian (kg)	90
3.36. 	Đặc điểm các bệnh nhân siêu âm gan	91
3.37. 	Biến đổi kích thước gan giữa 2 nhóm	91
3.38. 	Thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian nằm hồi sức cấp cứu và thời gian nằm viện.	92
3.39. 	Các biến chứng sau bỏng và kết quả điều trị	92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Biến đổi cân nặng theo thời gian	60
3.2. 	Biến đổi REE theo thời gian	61
3.3. 	Biến đổi nồng độ glucose huyết thanh theo thời gian sau bỏng	71
3.4. 	Biến đổi nồng độ protein toàn phần huyết thanh theo thời gian	73
3.5. 	Biến đổi nồng độ albumin huyết thanh theo thời gian	73
3.6. 	Biến đổi nồng độ triglycerid huyết thanh theo thời gian.	76
3.7. 	Biến đổi nồng độ cholesterol huyết thanh theo thời gian.	76
3.8. 	Biến đổi nồng độ LDL huyết thanh theo thời gian.	79
3.9. 	Biến đổi nồng độ HDL huyết thanh theo thời gian.	79
3.10. 	Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc propranolol	82
3.11. 	Tác dụng trên nhịp tim theo thời gian.	83
3.12. 	Tác dụng trên thân nhiệt theo thời gian	83
3.13. 	Tác dụng trên nồng độ triglycerid huyết thanh	88
3.14. 	Tác dụng trên nồng độ cholesterol huyết thanh	88
3.15. 	Biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ theo thời gian	90
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Diễn biến tăng chuyển hóa sau bỏng	5
1.2. 	Đáp ứng tăng chuyển hóa trong bỏng và các bệnh lý khác	6
1.3. 	Thay đổi nội tiết đáp ứng với stress, bỏng, chấn thương	9
1.4. 	Mô hình đo tiêu hao năng lượng của máy R860	18
2.1. 	Đo tiêu hao năng lượng lúc nghỉ bằng máy Carescape R860	35
2.2. 	Cân bệnh nhân bằng cân Scaletronix	35
2.3. 	Máy siêu âm 4D Logiq S7	36
2.4. 	Các bộ kít, bệnh phẩm và kết quả xét nghiệm ELISA	37
2.5. 	Máy đọc ELISA DTX 880 	37
2.6. 	Công thức hoá học, lọ và viên thuốc Dorocardyl	38
2.7. 	Phản ứng tạo màu trong đĩa ELISA 96 giếng	46
2.8. 	Đường chuẩn xây dựng từ các mẫu chuẩn để tính nồng độ trong mẫu xét nghiệm	46
2.9. 	Bộ dây trích mẫu khí	48
2.10. 	Đo REE cho bệnh nhân tự thở	49
2.11. 	Đo REE cho bệnh nhân thở máy	49
2.12. 	Sơ đồ mô hình nghiên cứu	57
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 180.000 người tử vong do bỏng, trong đó hai phần ba nạn nhân ở Châu Phi và Đông Nam Á [1]. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị như hồi sức dịch thể, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng sớm, chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bỏng hô hấp cùng với các biện pháp tiên tiến điều trị tại chỗ tổn thương bỏng, tỷ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng vẫn còn cao [2]. Một trong những “chìa khóa” quan trọng gây nên diễn biến bất lợi dẫn đến biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa. 
Đáp ứng tăng chuyển hóa bắt đầu từ 48 đến 72 giờ đầu sau bỏng, ngay sau thời kỳ sốc bỏng, đạt tới mức tối đa vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 sau bỏng, sau đó giảm dần tùy thuộc vào diện tích bỏng, tốc độ che phủ và đóng kín tổn thương. Tuy nhiên, mức độ chuyển hoá vẫn còn duy trì ở mức cao hơn bình thường khi quá trình liền vết thương đã hoàn thành, thậm chí kéo dài tới hai năm sau bỏng. Mức độ tăng chuyển hóa trong bỏng được coi là lớn nhất so với bất kỳ loại chấn thương hay phẫu thuật nào khác [2], [3], [4]. Mặc dù đáp ứng tăng chuyển hóa sau bỏng là nhằm bảo vệ cơ thể trước tổn thương bỏng. Tuy nhiên, tăng chuyển hóa nặng và kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình liền vết thương, kéo dài thời gian hồi phục, gia tăng chi phí điều trị, biến chứng và tử vong. 
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của đáp ứng tăng chuyển hóa trong bỏng vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của các hormone chuyển hoá trong đó có các catecholamine, cortisol, insulin, hormone tăng trưởng một số khác tập trung vào vai trò các cytokine như Interleukin 6, Interleukin 1b, sự biến đổi gen [2], [4], [5], [6]. Các liệu pháp điều trị nhằm hạn chế hậu quả của đáp ứng tăng chuyển hoá cũng đã và đang được nghiên cứu, trong đó vai trò của thuốc chẹn beta (propranolol dùng đơn độc hoặc kết hợp) đối với tiêu hao năng lượng, chuyển hoá các chất dinh dưỡng, quá trình liền vết thương, diễn biến bệnh lý và kết quả điều trị đã được ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm bỏng ở các nước phát triển đặc biệt trên đối tượng trẻ em bỏng nặng [7], [8], [9].
 Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến một số khía cạnh của rối loạn chuyển hóa sau bỏng [4], [10], [11]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm rối loạn chuyển hóa cũng như vai trò của thuốc chẹn beta trong điều trị bệnh nhân bỏng nặng. Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng” với các mục tiêu:
Xác định một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa trên bệnh nhân bỏng nặng
Đánh giá tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh bỏng và rối loạn chuyển hóa trong bỏng
1.1.1. Đại cương bệnh bỏng
Theo Jeschke M.G. và CS (2020) bệnh nhân (BN) người lớn có diện tích bỏng > 20% diện tích cơ thể (DTCT) được xem là bỏng nặng [12]. Chấn thương bỏng nặng gây ra các rối loạn chức phận trong cơ thể, các phản ứng toàn thân để tự bảo vệ và phục hồi. Quá trình từ khi bị bỏng đến khi phục hồi (hay tử vong) có thể phát sinh các rối loạn toàn thân và các biến đổi tại chỗ vết bỏng bằng các hội chứng bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật được gọi là bệnh bỏng. Theo Lê Thế Trung, bệnh bỏng thường diễn biến qua 4 thời kỳ [13].
Thời kỳ thứ nhất (2 – 3 ngày đầu sau bỏng), còn được gọi là thời kỳ của các đáp ứng và các biến đổi bệnh lý cấp tính mà đặc trưng nhất là trạng thái sốc bỏng [13].
Thời kỳ thứ hai (từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 60 sau bỏng), còn gọi là thời kỳ nhiễm trùng nhiễm độc: Đối với bỏng nông, đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh, tuy nhiên nếu diện tích bỏng rộng hoặc sức chống đỡ của cơ thể kém có thể xuất hiện các biến chứng toàn thân. Đối với bỏng sâu, đây là thời kỳ viêm mủ và tan rữa các tổ chức hoại tử bỏng. Nhiễm khuẩn tại chỗ, biến chứng nhiễm khuẩn vùng lân cận và nhiễm khuẩn toàn thân là bệnh cảnh chính của giai đoạn này. Tình trạng rối loạn chuyển hóa xuất hiện nổi bật và rõ rệt nhất trong thời kỳ này. Nếu vết bỏng không được che phủ kín thì các rối loạn chuyển hóa kéo dài sẽ dẫn đến trạng thái vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn, rối loạn miễn dịch. Đây cũng là thời kỳ có nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao nhất.
Thời kỳ thứ ba (thời kỳ suy mòn): Biến đổi bệnh lý nổi bật là rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng của các cơ quan toàn cơ thể. Trong thời kỳ này thường thấy các ổ mủ trong nội tạng và nhiễm khuẩn mủ huyết. 
Thời kỳ thứ tư (thời kỳ hồi phục): Khi vết bỏng đã được che phủ kín và liền sẹo, ổ nguyên phát gây bệnh đã được loại trừ, các rối loạn chức phận nội tạng sẽ hồi phục dần, các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng dần trở về mức bình thường.
1.1.2. Các giai đoạn chuyển hóa trong bỏng
Đáp ứng chuyển hoá trong bỏng bao gồm 3 giai đoạn: Giảm chuyển hoá trong thời kỳ sốc, tăng chuyển hóa trong thời kỳ 2 và 3 bệnh bỏng và giai đoạn hồi phục [4]. Giảm chuyển hóa thường xảy ra trong 48 đến 72 giờ đầu sau bỏng (thời kỳ sốc bỏng), đặc trưng bởi hạ thân nhiệt, tăng tính thấm mao mạch, giảm khối lượng tuần hoàn, giảm tưới máu tổ chức, giảm cung lượng tim, mất cân bằng dịch thể, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hoá các chất và giảm tiêu hao năng lượng [2]. Nếu BN được hồi sức chống sốc hiệu quả, đáp ứng sẽ chuyển sang giai đoạn tăng chuyển hóa với sự tăng cường các hoạt động của tế bào cơ thể để tham gia vào quá trình tái tạo và sửa chữa. Trong giai đoạn này có sự thay đổi về bài tiết các hormone, tăng tốc độ phân hủy glucid, lipid, protein, kháng insulin, rối loạn chức năng gan, giảm khối nạc và khối lượng cơ thể. Việc tăng tạo glucose ở gan và sự tăng phân huỷ protein ở cơ xương và nội tạng từ đó giải phóng ra các acid amin nhằm đáp ứng cho quá trình đồng hoá tại chỗ vết bỏng [4], [14].
Giai đoạn hồi phục với việc tăng đồng hoá và phục hồi trọng lượng cơ thể đi cùng với quá trình liền vết thương. Trong giai đoạn này, rối loạn chuyển hóa giảm dần theo tốc độ che phủ tổn thương bỏng. Tỷ lệ chuyển hoá gần như về bình thường khi vết thương bỏng được che phủ hoàn toàn [13]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Jeschke M. G ... ldren. Journal of Burn Care & Research, 18 (3), 223-227.
132. R. E. Barrow, R. R. Wolfe, M. R. Dasu, L. N. Barrowet al. (2006) The use of beta-adrenergic blockade in preventing trauma-induced hepatomegaly. Annals of surgery, 243 (1), 115.
133. D. C. Gore, D. L. Chinkes, S. E. Wolf, A. P. Sanfordet al. (2006) Quantification of protein metabolism in vivo for skin, wound, and muscle in severe burn patients. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 30 (4), 331-338.
134. C. Pereira, K. Murphy, M. Jeschke, D. N. Herndon (2005) Post burn muscle wasting and the effects of treatments. The international journal of biochemistry & cell biology, 37 (10), 1948-1961.
135. M. R. Hemmila, M. A. Taddonio, S. Arbabi, P. M. Maggioet al. (2008) Intensive insulin therapy is associated with reduced infectious complications in burn patients. Surgery, 144 (4), 629-637.
136. M. N. Akçay, G. Akçay, G. ÖztÜrk (2005) The effects of metformin and oral propranolol on insulin resistance in thermally injured patients. The Pain Clinic, 17 (2), 189-192.
137. D. N. Herndon, R. E. Barrow, T. C. Rutan, P. Minifeeet al. (1988) Effect of propranolol administration on hemodynamic and metabolic responses of burned pediatric patients. Annals of surgery, 208 (4), 484.
138. M. Jeschke, D. Herndon (2007) The hepatic response to severe injury. Intensive care medicine, Springer, 651-665.
139. C. T. Pereira, R. E. Barrow, A. M. Sterns, H. K. Hawkinset al. (2006) Age-dependent differences in survival after severe burns: a unicentric review of 1,674 patients and 179 autopsies over 15 years. Journal of the American College of Surgeons, 202 (3), 536-548.
140. G. G. Gauglitz, F. N. Williams, D. N. Herndon, M. G. Jeschke (2011) Burns: Where are we standing with propranolol, oxandrolone, rhGH, and the new incretin analogues? Current opinion in clinical nutrition and metabolic care, 14 (2), 176.
141. W. B. Norbury, M. G. Jeschke, D. N. Herndon (2007) Metabolism modulators in sepsis: propranolol. Critical care medicine, 35 (9), S616-S620.
142. A. Macchia, M. Romero, P. D. Comignani, J. Marianiet al. (2012) Previous prescription of β-blockers is associated with reduced mortality among patients hospitalized in intensive care units for sepsis. Critical care medicine, 40 (10), 2768-2772.
143. M. Kobayashi, M. G. Jeschke, A. Asai, M. Kogisoet al. (2011) Propranolol as a modulator of M2b monocytes in severely burned patients. Journal of leukocyte biology, 89 (5), 797-803.
Phụ lục 1
Số bệnh án:
 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm rối loạn chuyển chuyển hóa và ứng dụng 1 số liệu pháp điều trị trên bệnh nhân bỏng nặng
Họ tên BN:
Đối tượng:
Tuổi:
Nhóm tuổi (<40: 2, ≥40: 1):
Giới tính (Nam: 2, Nữ: 1):
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Vào viện giờ thứ:
giờ
Ngày vào viện:
 Số lưu trữ:
Ngày chuyển Khoa BNL:
Ngày chuyển PHCN:
Ngày ra viện (hoặc tử vong):
Số ngày điều trị ICU:
Ngày điều trị Khoa ICU+BNL:
Số ngày điều trị tại VBQG:
CHẨN ĐOÁN
Tổng S bỏng:
Bỏng sâu:
Nhóm S bỏng (<50%:2, ≥50%:1)
Nhóm S sâu (<20%:2, ≥ 20%:1)
Nhóm S bỏng (<59%:2, ≥60%:1)
Tác nhân (Nhiệt: 1, Điện: 2):
Bỏng hô hấp (Có: 1, Không: 0 ):
Chỉ số BI:
Chỉ số PBI:
Tiền sử:
Khỏe mạnh
ĐIỀU TRỊ PROPRANOLOL ( Có; 1 Không; 0 ):
Bắt đầu dùng từ ngày thứ (kể từ lúc vào viện):
ngày
Liều khởi đầu:
mg/kg 
viên propranolol
Liều cao nhất:
mg/kg
viên/ngày
Tổng số ngày dùng:
ngày
Tổng liều:
mg
viên
Liều trung bình:
mg/kg/ngày ( theo cân nặng lý tưởng)
CHIỀU CAO, CÂN NẶNG, TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG LÚC NGHỈ.
Chiều cao:
cm
Cân trước lúc nhập viện:
kg
Cân nặng lý tưởng:
kg
 Thời điểm
Chỉ tiều
N0
N7
N14
N21
N28
N35
Cân nặng
REE
BMR
REE/BMR
Tăng 10% N0
Tăng 10% N7
Giảm 10% N21
Giảm 10% N28
CHỈ TIÊU MẠCH, NHIỆT ĐỘ VÀ HUYẾT ÁP.
 T/điểm
Chỉ tiêu
N0
N7
N14
N21
N28
N35
Mạch
Nhiệt độ
HA mean
HA max
HA min
XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm sinh hoá, huyết học.
 T/điểm
Chỉ tiêu
N0
N7
N14
N21
N28
N35
Hồng cầu
Bạch cầu
Lympho
HST
Glucose
Protein TP
Albumin
Xét nghiệm mỡ máu
 T/điểm
Chỉ tiêu
N0
N7
N14
N21
N28
N35
Triglycerid
Cholesterol
HDL
LDL
Biến đổi nồng độ glucose và triglycerid máu
 T/điểm
Chỉ tiêu
N0
N7
N14
N21
N28
N35
Nồng độ glucose giảm
Nồng độ triglycerid tăng
XÉT NGHIỆM HORMON, CYTOKINE
 Chỉ tiêu
T/điểm
Cortisol
Adrenalin
Noradrenalin
IL1
N0
N7
SIÊU ÂM GAN
 Chỉ tiêu
Thời điểm
Gan P
Gan T
N0 (lần 1)
N21 (lần 2)
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ PHÒNG ĐỐI VỚI REE
 REE
Nhiệt độ phòng
Tiêu hao năng lượng lúc nghỉ (kcal/ngày)
27ºC
30ºC
DIỄN BIẾN CỦA BỆNH BỎNG
Thời gian thở máy:
giờ
Thời gian liền vết thương chỗ lấy da:
ngày
Thời gian liền vết thương bỏng nông
Bỏng độ 2:
ngày
Bỏng độ 3 nông:
ngày
Bỏng độ 3 sâu:
ngày
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật lần thứ 1
(≤ 7 ngày: 1; > 7 ngày: 0)
Kết quả (%) ghép da bám sống: Tốt (≥ 85%); Khá (75 – 84%); Trung bình (50 – 74%); Kém (< 50%):
Thể tích máu truyền:
 ml
Thể tích huyết tương truyền:
 ml
Thể tích Albumine truyền:
 ml
Số lần phẫu thuật:
lần
Thời gian dùng kháng sinh:
ngày
Lọc máu:
quả
Tổng sô lần xét nghiệm glucose máu:
lần
BIẾN CHỨNG
Hạ glucose máu:
lần
Tăng glucose máu:
lần
Tụt huyết áp:
lần
Mạch chậm:
lần
NKH:
lần
ARDS:
lần
Sốc nhiễm khuẩn:
lần
Suy đa tạng:
lần
Kết quả (Khỏi: 1; Tử vong: 0)
Chỉ huy khoa
Bác sỹ điều trị
Nghiên cứu sinh
BS Phan Quốc Khánh
Phụ lục 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
TT
HỌ VÀ TÊN
TUỔI
GIỚI
SỐ BỆNH ÁN
NGÀY VÀO VIỆN
NGÀY RA VIỆN HOẶC
TỬ VONG
1
Nguyễn Thị Kim A.
49
Nữ
0008VB0093
17/10/16
05/12/16
2
Phùng Thế A.
37
Nam
0008VB9598
24/07/17
14/08/17
3
Lưu Thế A.
26
Nam
0010VB2417
27/06/18
31/08/18
4
Nguyễn Duy B.
46
Nam
0008VB6766
13/05/17
05/06/17
5
Đặng Xuân C.
52
Nam
0009VB2178
03/10/17
13/11/17
6
Đỗ Văn C
28
Nam
0008VB7598
05/06/17
15/06/17
7
Lê Kim C.
26
Nam
0009VB2425
10/10/17
08/11/17
8
Nguyễn Văn Ch.
45
Nam
0008VB3830
15/02/17
06/03/17
9
Nguyễn Văn Ch.
27
Nam
0009VB1822
22/09/17
16/11/17
10
Phạm Hữu Ch.
47
Nam
0008VB6716
11/05/17
30/06/17
11
Trịnh Văn Ch.
25
Nam
0010VB1867
17/06/18
03/07/18
12
Nguyễn Văn D.
41
Nam
0008VB8332
22/06/17
26/07/17
13
Đinh Thị D.
33
Nữ
0009VB2167
03/10/17
03/11/17
14
Vũ Minh D
46
Nam
0008Vb8659
02/07/17
14/07/17
15
Lê Văn D.
20
Nam
0008VB4514
06/03/17
25/04/17
16
Nguyễn Văn D.
23
Nam
0009VB1388
11/09/17
06/10/17
17
Hà Văn D.
48
Nam
0008VB9874
31/07/17
06/09/17
18
Phạm Quốc Đ.
30
Nam
0008VB0598
01/11/16
24/01/17
19
Nguyễn Văn Tiến Đ.
26
Nam
0009VB1298
09/09/17
27/09/17
20
Khuất Ba Đ.
30
Nam
0009VB2014
28/09/17
31/10/17
21
Đoàn Văn Đ.
36
Nam
0008VB4510
06/03/17
10/04/17
22
Trần Tất Đ.
46
Nam
0010VB1741
13/06/18
11/07/18
23
Nguyễn Viết Đ.
51
Nam
0008VB7459
01/06/17
04/07/17
24
Bùi Văn H.
34
Nam
0009VB2029
28/09/17
24/11/17
25
Lê Thị H.
44
Nữ
0008VB8059
15/06/17
10/08/17
26
Nguyễn Thị H.
30
Nữ
0009VB1848
25/09/17
23/10/17
27
Mùi Văn H.
20
Nam
0008VB5840
17/04/17
12/05/17
28
Tạ Thị H.
48
Nữ
0008VB8605
30/06/17
18/08/17
29
Vũ Đức H.
52
Nam
0009VB0589
19/08/17
11/09/17
30
Nguyễn Văn H.
17
Nam
0008VB8096
16/06/17
17/07/17
31
Triệu Văn H.
31
Nam
0009Vb3027
25/10/17
11/11/17
32
Trương Quang H.
37
Nam
0007VB7820
14/08/16
23/09/16
33
Nguyễn Thị H.
32
Nữ
0009VB0246
10/08/17
22/08/17
34
Ngô Xuân H.
44
Nam
0008VB9208
15/07/17
06/10/17
35
Vũ Văn H.
28
Nam
0008Vb6760
12/05/17
07/06/17
36
Phạm Thị H.
32
Nữ
0008VB7501
01/06/17
14/08/17
37
Trần Mạnh H.
31
Nam
0008VB2179
17/12/16
13/01/17
38
Nguyễn Thị H.
41
Nữ
0008VB1657
19/09/17
21/11/17
39
Nguyễn Duy H.
46
Nam
0009VB3262
01/11/17
05/12/17
40
Đinh Thị H.
29
Nữ
0010Vb2419
27/06/18
07/07/18
41
Nguyễn Khắc H.
36
Nam
0008VB2436
27/12/16
25/01/17
42
Mùi Thị H.
36
Nữ
0008VB8817
05/07/17
31/07/17
43
Nguyễn Thị H.
45
Nữ
0008VB5455
05/04/17
29/04/17
44
Đậu Phi H.
51
Nam
0010VB1786
14/06/18
11/07/18
45
Nguyễn T Thu H.
33
Nữ
0009VB1305
09/09/17
17/10/17
46
Nguyễn Mạnh H.
43
Nam
0008VB5905
18/04/17
08/05/17
47
Đào Thị H.
29
Nữ
0009VB3166
30/10/17
26/12/17
48
Nguyễn Văn K.
40
Nam
0008VB6759
12/05/17
09/06/17
49
Nguyễn Văn K.
34
Nam
0009VB2999
25/10/17
18/12/17
50
Nguyễn Quý K.
33
Nam
0008VB8333
22/06/17
24/07/17
51
Vũ Xuân K.
50
Nam
0010VB0950
28/05/18
10/07/18
52
Đinh Quang Kh.
40
Nam
0010VB1881
17/06/18
03/07/18
53
Nguyễn Văn Kh.
53
Nam
0008VB1815
07/12/16
05/01/17
54
Lượng Mẹ Kh.
50
Nữ
0009VB2136
02/10/17
09/11/17
55
Lương Văn L.
20
Nam
0009VB3168
30/10/17
20/11/17
56
Hà Văn L.
31
Nam
0008VB2530
29/12/16
25/01/17
57
Lê Công L.
29
Nam
0008VB0353
13/08/17
12/09/17
58
Nghiêm Đình L.
36
Nam
0008VB6189
25/04/17
20/06/17
59
Cao Thị L.
41
Nữ
0010VB2020
19/06/18
31/07/18
60
Trương Văn L.
40
Nam
0009VB1600
18/09/17
24/11/17
61
Lại Văn L.
27
Nam
0008VB0839
08/11/16
29/11/16
62
Đỗ Văn L.
41
Nam
0008VB4676
12/03/17
09/06/17
63
Nguyễn Thị M.
54
Nữ
0009VB2200
03/10/17
27/10/17
64
Lê Thị M.
26
Nữ
0008VB4292
28/02/17
16/03/17
65
Nguyễn Thanh M.
37
Nam
0010VB2968
09/07/18
31/07/18
66
Lương Ngọc N.
21
Nam
0008VB3666
09/02/17
08/03/17
67
Trần Văn N.
48
Nam
0009VB2227
04/10/17
27/10/17
68
Vi Văn N.
21
Nam
0010VB1164
02/06/18
18/06/18
69
Lý Văn N.
44
Nam
0008VB0470
28/10/16
25/11/16
70
Nguyễn Quỳnh Ng.
22
Nữ
0008VB2302
23/12/16
25/01/17
71
Nguyễn Văn Ngh.
33
Nam
0008VB8856
06/07/17
11/08/17
72
Phan Công Ngh.
31
Nam
0008VB9206
14/07/17
03/10/17
73
Đinh Văn Ngh.
42
Nam
0008VB5933
18/04/17
30/05/17
74
Đinh Công Ngh.
40
Nam
0009VB2970
24/10/17
07/12/17
75
Đào Thị Ng.
32
Nữ
0008VB3686
10/02/17
10/04/17
76
Hoàng Văn Ng.
20
Nam
0008VB1548
29/11/16
16/12/16
77
Nguyễn Thị Nh.
27
Nữ
0008VB1613
01/12/16
06/01/17
78
Nguyễn Văn Nh.
52
Nam
0008VB5577
10/04/17
30/05/17
79
Ninh Thị Thu O.
53
Nữ
0008VB0092
17/10/16
28/11/16
80
Bùi Văn Ph.
44
Nam
0008VB8833
06/07/17
22/07/17
81
Phạm Thị Ph.
52
Nữ
0010VB0970
29/05/18
10/06/18
82
Phạm Ngọc Ph.
26
Nam
0008VB3667
09/02/17
11/03/17
83
Lê Hồng Ph.
54
Nam
0009VB0942
29/08/17
05/10/17
84
Nguyễn Hồng Ph.
47
Nam
0008VB0744
06/11/16
12/12/16
85
Bùi Anh Qu.
18
Nam
0010VB2463
28/06/18
17/07/18
86
Nguyễn Văn Qu.
57
Nam
0008VB9099
12/07/17
21/08/17
87
Nguyễn Viết Qu.
21
Nam
0008VB9812
31/07/17
14/09/17
88
Trần Ngọc S.
29
Nam
0009VB1784
21/09/17
07/10/17
89
Nguyễn Thị S.
42
Nữ
0007VB8097
22/08/16
26/10/16
90
Phạm Nam S.
25
Nam
0008VB7597
05/06/17
14/06/17
91
Lê Văn S.
41
Nam
0008VB2286
21/12/16
23/01/17
92
Trần Văn T.
29
Nam
0008VB0141
18/10/16
31/10/16
93
Tạ Thị T.
42
Nữ
0008VB5955
18/04/17
01/05/17
94
Phùng Quang T.
27
Nam
0008VB6677
10/05/17
01/06/17
95
Lê Thị T.
38
Nữ
0008VB5365
03/04/17
18/05/17
96
Hoàng Thị T.
51
Nữ
0008VB3824
14/02/17
02/03/17
97
Nguyễn Ngọc T.
19
Nam
0009VB1154
05/09/17
21/09/17
98
Bùi Hữu T.
58
Nam
0010VB2630
02/07/18
12/07/18
99
Lường Văn T.
32
Nam
0008VB1814
07/12/16
24/01/17
100
Nguyễn Tiến T.
25
Nam
0008VB2186
18/12/16
07/01/17
101
Vũ Đình T.
24
Nam
0009VB2332
07/10/17
03/11/17
102
Xa Văn Th.
34
Nam
0010VB2568
02/07/18
06/08/18
103
Nguyễn Hồng Th
33
Nam
0008VB1763
06/12/16
24/01/17
104
Nguyễn Văn Th.
36
Nam
0010VB1151
02/06/18
17/06/18
105
Đặng Văn Th.
37
Nam
0008VB8255
20/06/17
28/07/17
106
Trần Thị Th.
33
Nữ
0008VB7343
30/05/17
25/07/17
107
Bùi Văn Th.
38
Nam
0008VB5488
06/04/17
30/06/17
108
Đỗ Dăng Th.
41
Nam
0009VB0687
22/08/17
18/09/17
109
Nguyễn Xuân Th.
24
Nam
0008VB1816
07/12/16
11/01/17
110
Nguyễn T Trung Th.
46
Nữ
0010VB0949
28/05/18
18/06/18
111
Đỗ Thị Th.
34
Nữ
0010VB2420
27/06/18
07/07/18
112
Hoàng Thị Tr.
25
Nữ
0008VB2170
16/12/16
20/01/17
113
Lý thị Đài Tr.
23
Nữ
0007VB8530
05/09/16
13/10/16
114
Lương Quang Tr.
34
Nam
0009VB1578
16/09/17
24/11/17
115
Trần Văn Tr.
24
Nam
0008VB6076
22/04/17
29/05/17
116
Hà Thế Tr.
21
Nam
0008VB1264
22/11/16
12/12/16
117
Bùi Thành Tr.
34
Nam
0008VB6090
23/04/17
13/05/17
118
Phạm Quang Tr.
39
Nam
0009VB1595
17/09/17
27/11/17
119
Vũ Quý Tr.
21
Nam
0008VB7611
08/08/16
05/10/16
120
Lê Viết Tr.
35
Nam
0010VB1077
31/05/18
06/07/18
121
Bùi Thị V.
31
Nữ
0010VB2841
06/07/18
10/08/18
122
Bùi Văn V.
25
Nam
0007VB0717
04/11/16
27/12/16
123
Trần Văn V.
32
Nam
0008VB2435
26/12/16
09/01/17
124
Phan Mạnh V.
30
Nam
0009VB2197
03/10/17
27/10/17
BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA XÁC NHẬN:
Nghiên cứu sinh Phan Quốc Khánh đã nghiên cứu về nội dung: “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và ứng dụng một số liệu pháp điều trị trên bệnh nhân bỏng nặng” trên 124 bệnh nhân trong danh sách tại Bệnh viện Bỏng Quốc Gia 
Bệnh viện đồng ý cho nghiên cứu sinh được sử dụng các số liệu có liên quan trong bệnh án để công bố trong công trình luận án.
 Hà Nội, ngày tháng năm 2020
 CHỈ HUY KHOA TRƯỞNG PHÒNG KHTH
Điểm
0
1
2
3
4
Hô hấp 
Pa02/Fi02
> 400
≤ 400
≤ 300
≤ 200
≤ 100
Đông máu
Tiểu cầu G/L
> 150
≤ 150
≤ 100
≤ 50
≤ 20
Gan
Bilirubin µmol/l
< 20
20 - 32
33 - 101
102 - 204
> 204
Tim mạch
Tụt huyết áp
Không tụt HA
HATB < 70 mmHg
Dopamin ≤ 5 hoặc Dobutamin
Dopamin > 5 hoặc Adre ≤ 0,1 hoặc Nora ≤ 0,1
Dopamin > 15 hoặc Adre > 0,1 hoặc Nora > 0,1
Thần kinh
Điểm Glasgow
15
13 - 14
10 - 12
6 - 9
< 6
Thận
Creatinin µmol/l hoặc lưu lượng nước tiểu
< 110
 110 - 170
 171- 229
300 – 400 hoặc < 500ml/ngày
> 440 hoặc
 < 200ml/ngày
Phụ lục 3: BẢNG ĐIỂM SOFA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
 Hà Nội, ngày tháng năm 
ĐƠN TỰ NGUYỆN DÙNG THUỐC PROPRANOLOL
Tên tôi là (hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân).............................
.............................................................................................................................
Là ...................................của bệnh nhân..............................................................
Hiện đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Sau khi nghe bác sỹ giải thích về những lợi ích cũng như những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Propranolol điều trị kết hợp theo đơn của bác sỹ cho bệnh nhân............................................................................................ Tôi đồng ý dùng thuốc propranolol cho bệnh nhân, nếu có gì xẩy ra do tác dụng không muốn của thuốc, tôi và gia đình chấp nhận và không có khiếu kiện gì. 
Lưu ý: Bệnh nhân được tài trợ tiền sử dụng thuốc Propranolol.	
 Bệnh nhân 
 (hoặc đại diện hợp pháp của bệnh nhân)

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_roi_loan_chuyen_hoa_va_tac_dung.docx
  • docxBìaTóm tắt luận án tiếng anh Khánh.docx
  • docxTóm tắt luận án Khánh.docx
  • docxTóm tắt luận án tiếng anh Khánh.docx
  • docxTRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx