Luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp

Đại hội XI của Đảng khẳng định cần ưu tiên xây dựng một số lực lượng vũ trang tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng Hải quân. Để hiện đại hóa, Quân chủng Hải quân ưu tiên trang bị các phương tiện quân sự chiến lược thế hệ mới như tàu Gepard và tàu ngầm kilo.

Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại trong Quân đội quy định rõ “Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa và khảo sát đo đạc trên biển” được xếp điều kiện lao động mức VI. Đây là mức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao nhất [3]. Thủy thủ trên các tàu Hải quân mặt nước phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu như tiếng ồn, rung lắc, không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hạn, ảnh hưởng của sóng điện trường và hơi khí độc [2].

Ngoài những yếu tố kể trên, trong các tàu thế hệ mới còn có thể xuất hiện các yếu tố khác có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thủy thủ như hiện tượng tĩnh điện do sử dụng vật liệu phi kim loại, trường điện từ và thuỷ âm có dải tần mới [56]. Tất cả những yếu tố bất lợi của môi trường lao động trên tàu có thể gây suy giảm sức khoẻ, tăng gánh nặng tâm lý, giảm khả năng lao động và tăng tỷ lệ thải loại của thủy thủ [33], [34] Hàng năm có khoảng 5% thủy thủ phải rời tàu do điều kiện sức khỏe không cho phép.

Trong các bệnh lý hay gặp ở thủy thủ, giảm thính lực là bệnh chiếm tỷ lệ lớn. Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thấy, tỷ lệ giảm thính lực của thủy thủ 30,0% - 76,0% [21], [93], [99]. Trong công tác dự phòng bệnh điếc nghề nghiệp, khám phát hiện sớm các trường hợp bị giảm thính lực do tiếng ồn để xử trí kịp thời là rất quan trọng. Hiện nay, khám thính lực bằng phương pháp đo thính lực 11 tần số là phương pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, tại quân y tuyến đơn vị, việc triển khai kỹ thuật khám thính lực này chưa thể thực hiện được do điều kiện trang thiết bị, trình độ chuyên môn của nhân viên quân y chưa đảm bảo. Do vậy, việc nghiên cứu một phương pháp khám, chẩn đoán sớm giảm thính lực cho thủy thủ và phù hợp với quân y tuyến đơn vị là rất quan trọng.

Tàu hộ tống lớp Gepard của Việt Nam hiện đang sở hữu là lớp tàu hiện đại, được Liên Bang Nga sản xuất. Việc khai thác, vận hành tàu theo điều kiện huấn luyện, chiến đấu, môi trường biển của Hải quân Việt Nam có những nét đặc thù riêng nên cần được nghiên cứu, đánh giá. Hiện chưa có dữ liệu về môi trường lao động, sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu này tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu điều kiện lao động, thực trạng sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu Gepard là rất cần thiết giúp cho công tác đảm bảo quân y của Hải quân. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp” được triển khai nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá điều kiện lao động, sinh hoạt của thủy thủ tàu Gepard trong hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

2. Đánh giá thực trạng sức khỏe của thủy thủ tàu Gepard.

3. Đánh giá hiệu quả của thiết bị bảo hộ cá nhân và ưu điểm của phương pháp đo thính lực 2 tần số trong dự phòng tác hại của tiếng ồn.

 

docx 181 trang dienloan 8300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp

Luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội XI của Đảng khẳng định cần ưu tiên xây dựng một số lực lượng vũ trang tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng Hải quân. Để hiện đại hóa, Quân chủng Hải quân ưu tiên trang bị các phương tiện quân sự chiến lược thế hệ mới như tàu Gepard và tàu ngầm kilo. 
Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại trong Quân đội quy định rõ “Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự ở biển xa và khảo sát đo đạc trên biển” được xếp điều kiện lao động mức VI. Đây là mức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao nhất [3]. Thủy thủ trên các tàu Hải quân mặt nước phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu như tiếng ồn, rung lắc, không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hạn, ảnh hưởng của sóng điện trường và hơi khí độc [2]. 
Ngoài những yếu tố kể trên, trong các tàu thế hệ mới còn có thể xuất hiện các yếu tố khác có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thủy thủ như hiện tượng tĩnh điện do sử dụng vật liệu phi kim loại, trường điện từ và thuỷ âm có dải tần mới [56]. Tất cả những yếu tố bất lợi của môi trường lao động trên tàu có thể gây suy giảm sức khoẻ, tăng gánh nặng tâm lý, giảm khả năng lao động và tăng tỷ lệ thải loại của thủy thủ [33], [34] Hàng năm có khoảng 5% thủy thủ phải rời tàu do điều kiện sức khỏe không cho phép. 
Trong các bệnh lý hay gặp ở thủy thủ, giảm thính lực là bệnh chiếm tỷ lệ lớn. Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thấy, tỷ lệ giảm thính lực của thủy thủ 30,0% - 76,0% [21], [93], [99]. Trong công tác dự phòng bệnh điếc nghề nghiệp, khám phát hiện sớm các trường hợp bị giảm thính lực do tiếng ồn để xử trí kịp thời là rất quan trọng. Hiện nay, khám thính lực bằng phương pháp đo thính lực 11 tần số là phương pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, tại quân y tuyến đơn vị, việc triển khai kỹ thuật khám thính lực này chưa thể thực hiện được do điều kiện trang thiết bị, trình độ chuyên môn của nhân viên quân y chưa đảm bảo. Do vậy, việc nghiên cứu một phương pháp khám, chẩn đoán sớm giảm thính lực cho thủy thủ và phù hợp với quân y tuyến đơn vị là rất quan trọng. 
Tàu hộ tống lớp Gepard của Việt Nam hiện đang sở hữu là lớp tàu hiện đại, được Liên Bang Nga sản xuất. Việc khai thác, vận hành tàu theo điều kiện huấn luyện, chiến đấu, môi trường biển của Hải quân Việt Nam có những nét đặc thù riêng nên cần được nghiên cứu, đánh giá. Hiện chưa có dữ liệu về môi trường lao động, sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu này tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu điều kiện lao động, thực trạng sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu Gepard là rất cần thiết giúp cho công tác đảm bảo quân y của Hải quân. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp” được triển khai nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá điều kiện lao động, sinh hoạt của thủy thủ tàu Gepard trong hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
2. Đánh giá thực trạng sức khỏe của thủy thủ tàu Gepard.
3. Đánh giá hiệu quả của thiết bị bảo hộ cá nhân và ưu điểm của phương pháp đo thính lực 2 tần số trong dự phòng tác hại của tiếng ồn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU CHIẾN ĐẤU MẶT NƯỚC
1.1.1. Khái niệm và phân loại tàu chiến đấu mặt nước
- Khái niệm: tàu chiến là tàu được trang bị vũ khí, tổ hợp vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự khác để tác chiến và phục vụ tác chiến ở các vùng nước (biển, sông, hồ) [4]. 
- Phân loại tàu chiến đấu mặt nước
Theo công dụng: tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu quét mìn, tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu săn ngầm 
Theo trang bị vũ khí chính: tàu pháo, tàu tên lửa, tàu phóng lôi
Theo môi trường hoạt động: tàu mặt nước, tàu ngầm. 
Theo dạng năng lượng của động cơ: tàu nguyên tử (hạt nhân), tàu chạy nhiên liệu thường (diezen, tuabin khí), tàu chạy bằng hơi nước. 
Theo kết cấu dẫn động: tàu chân vịt, tàu chạy bằng bơm thủy lực (phản lực) 
Ngoài ra, tàu chiến còn được phân loại theo đặc điểm chiến thuật: tàu chủ lực, tàu phụ (của hạm đội), tàu dùng cho mục đích chiến lược (mang vũ khí và tạo các đòn đánh chiến lược) và tàu dùng cho mục đích chiến thuật (mang vũ khí và thực hiện nhiệm vũ chiến thuật) Các tàu chiến (cả tàu mặt nước và tàu ngầm) được chế tạo theo cùng một thiết kế, gọi là lớp (kiểu).
- Tàu hộ tống: tàu chiến mặt nước có nhiệm vụ trinh sát, hộ tống, bảo vệ các tàu chiến (hoặc đoàn tàu chiến) khác trong tác chiến, hành quân, ra vào căn cứ. Có thể dùng để bảo vệ cảng, bảo vệ căn cứ và tuần tiễu ven biển, trên sông. Được chia ra: tàu hộ vệ hạng nặng và tàu hộ vệ hạng nhẹ. Tàu hộ vệ hạng nặng có lượng giãn nước từ 600-3.000 tấn (đặc biệt có tàu trên 3.000 tấn), tốc độ tới 35 hải lý/giờ (65 km/h). Tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng choán nước dưới 150 tấn, tốc độc tới 40 hải lý/giờ, trang bị pháo 40 mm, súng máy phòng không Trên tàu hộ vệ có thiết bị thủy âm và thiết bị vô tuyến [4].
Tàu Gepard thuộc lớp tàu hộ tống. Tàu có 10 khoang kích nước với 3 tầng. Tàu dài 102m và rộng 13,7m. Tàu có 3 máy chính, 2 tuabin, 1 động cơ diesel. Động cơ Tuabin có công suất 19.500 mã lực, động cơ 	Diesel có công suất 8000 mã lực và 3 máy phát điện có công suất 600 kw/máy [4]. Hiện mới có Nga và Việt Nam sở hữu lớp tàu Gepard này. 
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của thủy thủ tàu chiến đấu mặt nước
Trên tàu chiến, thủy thủ được phân làm các ngành nghề đặc trưng, gồm: Hàng hải, Vũ khí, Tên lửa, Ngư lôi, Thông tin, Rada, Sona, Cơ điện, Thợ máy, Quân y và Hậu cần. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành nghề như sau:
+ Ngành 1: Hàng hải
Khai thác, vận hành la bàn, hệ thống lái tàu, máy tác nghiệp tự động, máy tính đường, máy đo sâu, Rada hàng hải, hải đồ điện tử, hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu, hệ thống tích hợp hàng hải. Xác định vị trí tàu và theo dõi đường đi của tàu [2].
+ Ngành 2-3: Vũ khí, Tên lửa, Ngư lôi
Tên lửa tàu: khai thác, vận hành bộ khí tài tên lửa, tính toán sử dụng vũ khí tên lửa có hiệu quả, thực hiện kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa bộ khí tài tên lửa, vũ khí pháo tàu [2].
Pháo tàu: khai thác, vận hành các trang thiết bị kỹ thuật thuộc ngành pháo, chuẩn bị chiến đấu, tổ chức chiến đấu, tính toán sử dụng vũ khí pháo có hiệu quả và thực hiện các chế độ huấn luyện, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vũ khí, khí tài thuộc ngành pháo trên tàu [2].
Ngư lôi - Chống ngầm: khai thác, vận hành ngư lôi, bom phản lực chống ngầm, hệ thống điều khiền hoả lực, hệ thống dẫn động điều khiển thiết bị phóng. Huấn luyện chuẩn bị chiến đấu, chiến đấu, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa vũ khí, khí tài thuộc ngành [2].
Thủy lôi - Chống thủy lôi: khai thác, vận hành thuỷ lôi, khí tài dò tìm, thiết bị rà quét thuỷ lôi và các hệ thống điều khiển từ xa thiết bị ngầm. Huấn luyện chuẩn bị chiến đấu, chiến đấu, tính toán sử dụng có hiệu quả vũ khí thủy lôi, chống thuỷ lôi trong chiến đấu, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vũ khí, khí tài trên tàu [2].
+ Ngành 4-6-7: Thông tin, Rada, Sona
Rada, Sona Hải quân: khai thác, vận hành Rada, Sona, thiết bị tác chiến điện tử. Thực hiện các chế độ, quy trình kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa trang bị, khí tài thuộc ngành [2].
Thông tin Hải quân: khai thác, vận hành thiết bị thu phát vô tuyến điện, hữu tuyến điện và thông tin vi ba, thông thoại nội bộ trên tàu. Thực hiện kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa trang bị, khí tài trên tàu [2].
+ Ngành 5: Cơ điện, Thợ máy
 Cơ điện: khai thác và vận hành hệ thống điện tàu, máy phụ và các hệ thống trên tàu, hệ trục chân vịt và trạm điện tàu. Thực hiện quy trình kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy móc, trang thiết bị thuộc ngành [2].
Ngành Máy tàu: khai thác, vận hành máy chính, máy phụ và các hệ thống trên tàu, hệ trục chân vịt. Thực hiện các chế độ kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, trang thiết bị thuộc ngành [2].
+ Ngành tổng hợp: Quân y, Hậu cần. 
Quân y tàu: đảm bảo cơ số thuốc; tổ chức các hoạt động vệ sinh phòng dịch trên tàu; theo dõi, giám sát sức khỏe cho thủy thủ; thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu cho thủy thủ trên tàu [2].
Hậu cần: đảo đảm toàn bộ công tác hậu cần trên tàu, bảo đảm vệ sinh tàu, đảm bảo chế độ ăn và khẩu phần ăn cho thủy thủ [2].
1.1.3. Môi trường lao động trên tàu chiến đấu mặt nước
Môi trường lao động là khoảng không gian lao động của con người, được hình thành do điều kiện lao động sản xuất của trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, diễn ra trong quá trình lao động, kết hợp với các yếu tố của môi trường tự nhiên về thời tiết, khí hậu tại nơi lao động [36], [70].
Điều kiện sống của các thuỷ thủ trên tàu có thể chia thành 2 nhóm: yếu tố tác động thường xuyên (điều kiện bố trí, khí hậu vùng biển hoạt động, vi khí hậu và các yếu tố môi trường bất lợi trên tàu...) và các yếu tố tác động theo chu kỳ (bức xạ điện từ, rung xóc, hơi khí độc). Khi đi biển, cơ thể thủy thủ chịu tác động đồng thời và thường xuyên của hàng loạt các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội trên tàu. Các yếu tố tương tác lẫn nhau gây ảnh hưởng đến thủy thủ [56].
1.1.3.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển. Nếu như trên bờ, người lao động có nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên thì trên biển, người lao động phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt trực tiếp với những nguy hiểm, rủi ro.
* Ảnh hưởng của dông, gió, bão
Trên bề mặt trái đất, biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, dông, bão và các trận cuồng phong gây nên những trận biển động với độ cao của sóng rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tác chiến cũng như an toàn sinh mạng của thủy thủ. Trung bình hàng năm có 10-12 cơn bão và 2-4 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông [7].
* Ảnh hưởng của sóng biển
Khi lao động trên biển, sóng biển gây chòng chành tàu và dẫn đến say sóng. Say sóng là do sự kích thích của các dao động trên tàu dưới ảnh hưởng của sóng biển mà sinh ra, biểu hiện chủ yếu là buồn nôn và nôn. Đối với Hải quân, say sóng là một hiện tượng rất phổ biến, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và sức chiến đấu của thủy thủ, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu, điều kiện sinh hoạt khó khăn, chật hẹp [44].
Các hình thức dao động của tàu trên mặt biển:
Dao động trước sau lấy trục hoành của tàu làm tâm.
Dao động toàn thân tàu theo hướng lên xuống.
Dao động toàn thân tàu lắc lư theo hướng phải – trái.
Dao động của tàu quay xung quanh tâm điểm.
Các dao động chủ yếu là hình thức dao động 1 và 2. Các hình thức dao động không đơn độc, riêng biệt mà phối hợp nhau. Những hình thức dao động đó ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể và đưa đến say sóng [44]. Nguyễn Anh Tuấn và cs (2015) đã nghiên cứu và xác định được chỉ số gây say sóng trong chuyển động tàu để đánh giá sự thoải mái của hành khách trên tàu. Tác giả đã sử dụng chương trình tính toán MSI dựa trên các phổ năng lượng sóng, ước lượng tốc độ phù hợp để điều khiển tàu giúp hạn chế say sóng [120].
Sóng biển trong dông bão có thể đe dọa an toàn sinh mạng của thủy thủ và là nguyên nhân tạo ra các stress về tâm sinh lý của thủy thủ [63].
Trần Quỳnh Chi (2003) nghiên cứu phản ứng của cơ thể với nghiệm pháp gia tốc liên tục Coriolis cho thấy: nhóm thủy thủ chịu sóng tốt chịu được nghiệm pháp >2 phút, các biểu hiện lâm sàng gần như hoàn toàn bình thường (chỉ có 20% có chóng mặt nhẹ), chỉ số thần kinh thực vật tăng biểu hiện xu hướng cường chức năng thần kinh giao cảm. Nhóm chịu sóng kém (không chịu được hết thời gian quy định của nghiệm pháp, <2 phút) có biểu hiện lâm sàng của say sóng rầm rộ (hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn), đáp ứng của hệ tim mạch và hệ thần kinh thực vật theo hướng cường hệ thần kinh phó giao cảm. Nhóm say sóng trung bình có biểu hiện say sóng nhẹ hơn nhóm trên. Chức năng hệ tim mạch và hệ thần kinh thực vật hầu như không thay đổi (tần số mạch, huyết áp và chỉ số thần kinh thực vật không thay đổi hoặc chỉ tăng không đáng kể) [17]. 
* Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời
Khi lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Về mùa hè, ngoài các bức xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động trên biển còn phải chịu sức nóng do các máy móc hoạt động. Chính điều này làm cho nhiệt độ bên trong con tàu tăng lên từ 50C đến 100C [2].
* Sự thay đổi đột ngột qua các vùng thời tiết, khí hậu khác nhau
Ngày nay, nhờ công nghệ đóng tàu ngày càng phát triển, các tàu ngày càng hiện đại, tốc độ di chuyển của con tàu cũng ngày càng cao. Tàu có thể di chuyển qua các vùng địa lý có khí hậu và múi giờ khác nhau trong một thời gian ngắn. Những thay đổi đột ngột về thời tiết, mưa nắng, nóng, lạnh, đặc biệt trong mùa mưa bão, sóng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và nhân viên phục vụ trên tàu [2].
Hải quân Việt Nam làm việc và sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm. Tàu Hải quân được thiết kế theo yêu cầu khí hậu của xứ lạnh không phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là các tàu nhỏ thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Một vấn đề quan trọng nữa, nước ta có bờ biển dài (3.250 km) và vùng thềm lục địa rộng lớn. Hải quân chủ yếu sử dụng tàu nhỏ để làm nhiệm vụ nên thời gian đi biển thường kéo dài. Vì thế những khó khăn về điều kiện làm việc và sinh hoạt của thủy thủ cũng sẽ tăng thêm [2].
1.1.3.2. Môi trường hạm tàu
Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, tàu vừa là nơi lao động, vừa là nơi ở, sinh hoạt 24/24 giờ của thủy thủ. Ngay cả khi tàu neo đậu tại cảng, hầu hết hoạt động của thuỷ thủ vẫn phải diễn ra trên tàu. Vì vậy, thủy thủ phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trên tàu đến sức khoẻ, không những trong lúc lao động mà ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấc ngủ.
* Đặc điểm môi trường vi khí hậu trên tàu
Vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sức khoẻ thủy thủ. Người ta thường sử dụng chỉ số Yaglow hay nhiệt độ tam cầu (WBGT) để phản ánh tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và đưa ra giới hạn thời gian lao động theo cường độ lao động trong môi trường nóng [35]. Nhiệt độ tổng hợp thích hợp đo bằng chỉ số Yaglow. Giới hạn nghỉ tập của bộ binh là 31,10C [35].
- Nhiệt độ
Mặc dù hiện nay các tàu Hải quân đã được đầu tư cải tạo rất nhiều, các phòng sinh hoạt, phòng ở đã được thông gió và lắp đặt hệ thống điều hòa, nhưng vẫn có những khu vực rất nóng như khu vực hầm máy và khoang kỹ thuật. Trong các tàu không có hệ thống điều hoà không khí, nhiệt độ trong khoang tàu luôn cao hơn ở ngoài boong, nhất là vào mùa hè [53]. Sự chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa buồng máy với các vị trí khác trên tàu, giữa trong và ngoài tàu [53]. Trong hầm máy có nhiều loại máy móc được lắp đặt như máy diezen tua bin, ống dẫn hơi, m ... n bạn phải tiếp xúc, liệt kê tần suất bạn tiếp xúc với mỗi loại)
a.	Dụng cụ điện:	giờ/ tuần
b.	Xe máy: 	giờ/ tuần
c.	Nhạc rock: 	giờ/ tuần
d.	Nhạc nhảy/ nhạc sàn ở các quán bar: 	giờ/ tuần
e.	Khác (vui lòng liệt kê): 	giờ/ tuần
3.	Bạn có sử dụng các biện pháp bảo vệ thính lực trong những hoạt động có liên quan tới nhiều tiếng ồn như vậy không?
0) không, tôi không tham gia các hoạt động có nhiều tiếng ồn, đi tới câu 5 (bỏ qua câu 4)
1) không, tôi không sử dụng các biện pháp bảo vệ thính lực trong những hoạt động có nhiều tiếng ồn
2) có, ít hơn 50%
3) có, nhiều hơn 50%
4) có, luôn luôn
4.	Loại bảo vệ thính lực nào bạn thường sử dụng
0) không loại nào cả
1) nút tai
2) bịt tai
3) nút tai và bịt tai
4) loại khác, vui lòng liệt kê tên:..
5.	Bạn có làm việc khác ngoài việc trong quân đội không?
0) không 
1) có, thỉnh thoảng
2) có, vào cuối tuần
3) có, thường xuyên sau giờ làm
Vui lòng miêu tả công việc làm thêm của bạn:
6.	Bạn có phơi nhiễm với tiếng ồn trong công việc làm thêm của bạn không?
1) thỉnh thoảng – ít hơn 50%
2) thường xuyên – nhiều hơn 50%
3) liên tục
Vui lòng ước tính số giờ trung bình mỗi tuần bạn phải phơi nhiễm với tiếng ồn:	
7.	Bạn có sử dụng các biện pháp bảo vệ thính lực trong thời gian làm thêm không?
0) không. 
1) thỉnh thoảng – ít hơn 50%
2) thường xuyên – nhiều hơn 50%
3) liên tục
8.	Loại phương pháp bảo vệ thính lực nào bạn đã sử dụng?
0) không sử dụng bất kì phương pháp nào
1) nút tai
2) bịt tai
3) nút tai và bịt tai
4) khác, vui lòng ghi rõ:..
XÁC NHẬN ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 7
DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN 
THỬ NGHIỆM TRONG NGHIÊN CỨU
Mã số
Loại chụp/nút tai
Loại chất liệu
Độ giảm ồn (dBA)
Hình ảnh
Nước, hãng sản xuất
Tiêu chuẩn
CT1
Chụp tai foldable earmuff BK817-22Y 
Nhựa tổng hợp
37
Proguard, Malaysia
Tiêu chuẩn VN 
CT2
Chụp tai PC-03EM 
Nhựa tổng hợp
35
Proguard, Malaysia
Tiêu chuẩn VN 
CT3
Chụp tai PE-LD 
Nhựa tổng hợp
34
Đài Loan
Tiêu chuẩn VN 
CT4
Chụp tai North EM1282 
Nhựa tổng hợp
36
DELTA PLUS, Mỹ
Tiêu chuẩn VN 
CT5
Chụp tai PROGUARD A-609BLK
Nhựa tổng hợp
34
Proguard, Malaysia
Tiêu chuẩn VN 
CT6
Chụp tai 3M H7A
Nhựa tổng hợp
37
3M – Mỹ
Tiêu chuẩn VN 
CT7
Chụp tai BT-BH1 
Nhựa tổng hợp
35
Đài Loan
Tiêu chuẩn VN 
CT8
Chụp tai CTA816
Nhựa tổng hợp
36
Malaysia
Tiêu chuẩn VN 
CT9
Chụp tai CTA03
Nhựa tổng hợp
35
Malaysia
Tiêu chuẩn VN 
CT10
Chụp tai SE 1310
Nhựa tổng hợp
35
Đài Loan
Tiêu chuẩn VN 
NT1
Nút tai YCHIDA 
Nhựa tổng hợp
34
Việt Nam
Tiêu chuẩn VN 
NT2
Nút tai không dây: Max-1 
Nhựa Silicone
35
Bzaril
Tiêu chuẩn VN 
NT3
Nút tai có dây: Max-1 
Nhựa Silicone
34
Bzaril
Tiêu chuẩn VN 
Phô LôC 8
PHỤ LỤC 9
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG TRÊN TÀU
MỘT SỐ KẾT QUẢ MÔI TRƯỜNG KHI TÀU ĐỖ TẠI CẢNG
PL 9.1. Điều kiện vi khí hậu khi tàu đỗ tại cảng
Vị trí LĐ
 HĐ của tàu
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
`X ± SD
`X ± SD
`X ±SD
Khoang lái
Điện lưới (n=16)
26,48 ± 0,28
78,84 ± 1,02
0,41 ± 0,15
 Máy phát điện (n=32)
26,75 ± 0,27
78,14 ± 2,31
0,36 ± 0,15
Khoang kỹ thuật
Điện lưới (n=12)
29,06 ± 1,95
73,40± 6,36
0,28 ± 0,32
Máy phát điện (n=24)
30,01 ± 2,52
74,50 ± 4,82
0,10 ± 0,18
Hầm máy
Điện lưới (n=8)
31,76 ± 0,37
72,84 ± 0,78
0,0
Máy phát điện (n=16)
36,47 ± 0,28
73,53± 1,56
0,0
Khoang sinh hoạt
Điện lưới (n=10)
27,68 ± 1,24
77,16 ± 4,23
0,37 ± 0,27
Máy phát điện (n=20)
27,98 ± 1,29
74,94 ± 3,96
0,44 ± 0,31
Khoang ngủ
Điện lưới (n=24)
26,27 ± 0,2
73,76 ± 2,96
0,31 ± 0,12
Máy phát điện (n=48)
26,59 ± 0,24
71,51 ± 13,44
0,29± 0,12
Boong tàu
Điện lưới (n=6)
32,95 ± 0,31
74,95 ± 1,11
0,98± 0,15
Máy phát điện (n=12)
33,58 ± 0,52
75,68 ± 4,55
1,25± 0,27
PL 9.2. Kết quả khảo sát chỉ tiêu WBGT khi tàu đỗ tại cảng
Vị trí LĐ 
 Hoạt động của tàu 
`X ± SD
Khoang lái
Điện lưới (n=16)
26,64 ± 0,31
Máy phát điện (n=32)
26,93 ± 0,29
Khoang kỹ thuật
Điện lưới (n=12)
29,52 ± 2,08
Máy phát điện (n=24)
30,16 ± 2,54
Hầm máy
Điện lưới (n=8)
31,61 ± 0,41
Máy phát điện (n=16)
36,79 ± 0,31
Khoang sinh hoạt
Điện lưới (n=10)
27,19 ± 0,60
Máy phát điện (n=20)
27,25 ± 0,41
Khoang ngủ
Điện lưới (n=24)
26,41 ± 0,22
Máy phát điện (n=48)
26,76 ± 0,26
Boong tàu
Điện lưới (n=6)
33,71 ± 0,34
Máy phát điện (n=12)
33,89 ± 0,35
PL 9.3. Kết quả đo độ chiếu sáng tại các vị trí trên tàu 
Kết quả đo
Vị trí đo
`X ± SD (Lux)
Khoang lái (n=48)
437,23 ± 456,26
Khoang kỹ thuật (n=36)
95,42 ± 47,52
Hầm máy (n=24)
89,33 ± 5,63
Khoang sinh hoạt (n=30)
123,6 ± 5,51
Khoang ngủ (n=72)
85,04 ± 10,45
Boong tàu (n=18)
1528,5 ± 209,87
PL 9.4. Cường độ tiếng ồn khi tàu đỗ tại tàu 
Vị trí LĐ
 HĐ của tàu
`X ± SD
(dBA)
Khoang lái
Điện lưới
65,4 ± 2,6
Máy phát điện
74,6 ± 1,6
Khoang kỹ thuật
Điện lưới
69,7 ± 3,1
Máy phát điện
84,4 ± 4,2
Hầm máy
Điện lưới
81,3 ± 1,9
Máy phát điện
112,7 ± 4,4
Khoang sinh hoạt
Điện lưới
65,1 ± 3,4
Máy phát điện
72,9 ± 1,0
Khoang ngủ
Điện lưới
54,8 ± 3,7
Máy phát điện
72,3 ± 2,3
Boong tàu
Điện lưới
70,8 ± 0,9
Máy phát điện
78,8 ± 1,2
PL 9.5. Kết quả đo vận tốc rung khi tàu chạy điện lưới
Vị trí đo
Dải tần (Hz)
Rung đứng 
Rung ngang 
`X ± SD
(cm/s)
`X ± SD
(cm/s)
Khoang lái
11,2÷22,4
0,22± 0,05
1,23 ± 0,03
22,4÷45
0,25± 0,04
1,02± 0,04
45÷90
0,45± 0,04
0,90± 0,04
90÷180
0,35 ± 0,05
0,60± 0,13
180÷355
0,22± 0,04
1,20± 0,04
Khoang kỹ thuật
11,2÷22,4
0,58± 0,03
0,47± 0,03
22,4÷45
0,40± 0,03
0,23± 0,03
45÷90
0,52± 0,04
0,38 ± 0,04
90÷180
0,60± 0,04
0,36± 0,04
180÷355
0,53± 0,04
0,31± 0,04
Hầm máy
11,2÷22,4
0,86± 0,08
0,46± 0,04
22,4÷45
0,98± 0,05
0,49± 0,04
45÷90
1,01± 0,05
0,43± 0,03
90÷180
0,72± 0,05
0,58± 0,04
180÷355
0,84± 0,07
0,32± 0,05
Khoang sinh hoạt
11,2÷22,4
0,47± 0,03
0,66± 0,03
22,4÷45
0,49 ± 0,03
0,61 ± 0,03
45÷90
0,56± 0,03
0,74± 0,03
90÷180
0,37± 0,04
0,77± 0,03
180÷355
0,26± 0,03
0,57± 0,04
Khoang ngủ
11,2÷22,4
0,34± 0,05
0,53± 0,05
22,4÷45
0,30± 0,04
0,47± 0,04
45÷90
0,28± 0,04
0,46± 0,04
90÷180
0,34± 0,03
0,34± 0,03
180÷355
0,21± 0,03
0,34± 0,03
Boong tàu
11,2÷22,4
0,33± 0,04
1,36± 0,04
22,4÷45
0,24± 0,04
1,28± 0,04
45÷90
0,34± 0,03
1,22± 0,03
90÷180
0,44± 0,03
1,17± 0,40
180÷355
0,40± 0,04
1,05± 0,04
PL 9.6. Kết quả đo vận tốc rung khi tàu chạy máy phát điện
Vị trí đo
Dải tần (Hz)
Rung đứng 
Rung ngang 
`X ± SD
(cm/s)
`X ± SD
(cm/s)
Khoang lái
11,2÷22,4
0,30 ± 0,05
1,33 ± 0,04
22,4÷45
0,37 ± 0,07
1,14 ± 0,06
45÷90
0,38 ± 0,05
0,99 ± 0,05
90÷180
0,45 ± 0,06
0,75 ± 0,05
180÷355
0,28 ± 0,04
1,27 ± 0,04
Khoang kỹ thuật
11,2÷22,4
0,67 ± 0,05
0,56 ± 0,05
22,4÷45
0,57 ± 0,04
0,41 ± 0,04
45÷90
0,65 ± 0,06
0,51 ± 0,06
90÷180
0,69 ± 0,04
0,47 ± 0,07
180÷355
0,60 ± 0,04
0,38 ± 0,04
Hầm máy
11,2÷22,4
0,97 ± 0,06
0,57 ± 0,05
22,4÷45
1,02 ± 0,04
0,54 ± 0,04
45÷90
1,04 ± 0,03
0,46 ± 0,03
90÷180
0,79± 0,05
0,64 ± 0,04
180÷355
0,92± 0,07
0,41 ± 0,07
Khoang sinh hoạt
11,2÷22,4
0,58 ± 0,03
0,78 ± 0,04
22,4÷45
0,59 ± 0,04
0,71 ± 0,04
45÷90
0,67 ± 0,03
0,85 ± 0,03
90÷180
0,49 ± 0,04
0,88 ± 0,04
180÷355
0,35 ± 0,03
0,66 ± 0,03
Khoang ngủ
11,2÷22,4
0,48 ± 0,04
0,67 ± 0,04
22,4÷45
0,45 ± 0,06
0,63 ± 0,06
45÷90
0,39 ± 0,04
0,58 ± 0,04
90÷180
0,47 ± 0,04
0,49 ± 0,04
180÷355
0,33 ± 0,03
0,46 ± 0,03
Boong tàu
11,2÷22,4
0,39 ± 0,03
1,40 ± 0,04
22,4÷45
0,29 ± 0,04
1,33 ± 0,04
45÷90
0,41 ± 0,04
1,29 ± 0,04
90÷180
0,49 ± 0,05
1,38 ± 0,05
180÷355
0,48 ± 0,04
1,14 ± 0,04
 PL 9.7. Kết quả đo nồng độ hơi khí độc khi tàu đỗ tại cảng
Vị trí đo
HĐ của tàu
CO
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NH3
(mg/m3)
CO2
(mg/m3)
Khoang lái
Điện lưới (n=16)
1,65 ± 0,04
0,25 ± 0,04
0,21 ± 0,03
0,10 ± 0,05
194,5 ± 8,8
Máy phát điện (n=32)
6,25 ± 0,71
0,97 ± 0,24
1,24 ± 0,08
0,72 ± 0,13
456,7 ± 40,0
Khoang kỹ thuật
Điện lưới (n=12)
4,88 ± 0,31
0,23 ± 0,04
0,11 ± 0,04
0,42 ± 0,55
215,7 ± 11,5
Máy phát điện (n=24)
12,26 ± 0,89
0,71 ± 0,15
0,67 ± 0,16
0,89 ± 0,38
556,4 ± 55,1
Hầm máy
Điện lưới (n=8)
5,38 ± 0,36
0,35 ± 0,04
0,24 ± 0,04
2,46 ± 0,28
482,0 ± 41,2
Máy phát điện (n=16)
15,49 ± 0,76
0,97 ± 0,16
1,13 ± 0,08
8,96 ± 2,6
1041,6 ± 67,6
Khoangsinh hoạt
Điện lưới (n=10)
3,16 ± 0,25
0,17 ± 0,03
0,07 ± 0,01
0,23 ± 0,04
157,3 ± 5,4
Máy phát điện (n=20)
14,17 ± 0,86
0,66 ± 0,16
0,90 ± 0,37
1,08 ± 0,37
407,8 ± 119,9
Khoang ngủ
Điện lưới (n=24) 
0,84 ± 0,16
0,18 ± 0,05
0,19 ± 0,07
0,25 ± 0,07
187,0 ± 8,7
Máy phát điện (n=48)
8,45 ± 2,36
0,28 ± 0,12
0,94 ± 0,23
0,74 ± 0,09
531,4 ± 37,2
Boong tàu
Điện lưới (n=6)
0,38 ± 0,08
0,22 ± 0,02
0,41 ± 0,08
2,23 ± 0,2
129,3 ± 2,2
Máy phát điện (n =12)
3,68 ± 0,86
0,49 ± 0,09
1,20 ± 0,08
2,37 ± 0,12
281,6 ± 17,1
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG KHI TÀU CHẠY THEO HẢI TRÌNH
 PL 9.8. Điều kiện vi khí hậu khi tàu hoạt động theo hải trình
Vị trí LĐ
 HĐ của tàu
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
`X ± SD
`X ± SD
`X ±SD
Khoang lái
Động cơ phụ (n=16)
26,74± 0,24
75,19± 1,26
0,42 ± 0,11
Động cơ chính (n=16)
26,87± 0,22
74,34± 1,08
0,36± 0,20
Khoang kỹ thuật
Động cơ phụ (n=12)
29,95 ± 2,57
75,65± 3,3
0,37 ± 0,19
Động cơ chính (n=12)
30,42± 2,74
73,01± 6,08
0,53± 0,29
Hầm máy
Động cơ phụ (n=8)
38,50 ± 0,64
75,55± 2,03
0,0 
Động cơ chính (n=8)
41,43± 1,09
75,36± 1,28
0,0 
Khoang sinh hoạt
Động cơ phụ (n=10)
27,99 ± 1,31
76,71 ± 2,23
0,59 ± 0,43
Động cơ chính (n=10)
28,08± 1,40
75,01 ± 3,58
0,71 ± 0,45
Khoang ngủ
Động cơ phụ (n=24)
26,48 ± 0,14
71,72± 5,58
0,27± 0,14
Động cơ chính (n=24)
26,75 ± 0,25
71,36± 8,63
0,29 ± 0,19
Boong tàu
Động cơ phụ (n=6)
33,98± 0,17
76,24 ± 2,26
1,30 ± 0,24
Động cơ chính (n=6)
34,25± 0,3
76,02± 1,4
1,93± 0,63
PL 9.9. Kết quả khảo sát chỉ tiêu WBGT khi tàu hoạt động theo hải trình
Vị trí LĐ 
 Hoạt động của tàu 
`X ± SD
Khoang lái
Động cơ phụ (n=16)
26,92 ± 0,26
Động cơ chính (n=16)
27,07 ± 0,24
Khoang kỹ thuật
Động cơ phụ (n=12)
29,84 ± 2,66
Động cơ chính (n=12)
30,92 ± 2,94
Hầm máy
Động cơ phụ (n=8)
38,6 ± 0,71
Động cơ chính (n=8)
40,15 ± 0,81
Khoang sinh hoạt
Động cơ phụ (n=10)
27,29 ± 0,46
Động cơ chính (n=10)
27,41 ± 0,37
Khoang ngủ
Động cơ phụ (n=24)
26,63 ± 0,15
Động cơ chính (n=24)
26,93 ± 0,27
Boong tàu
Động cơ phụ (n=6)
34,55± 0,25
Động cơ chính (n=6)
34,56 ± 0,93
 PL 9.10. Cường độ tiếng ồn khi tàu hoạt động theo hải trình
Tham số
Vị trí LĐ
`X ± SD
(dBA)
Khoang lái
Chạy động cơ phụ
78,2 ± 3,1
Chạy động cơ chính 
84,3 ± 1,8
Khoang kỹ thuật
Chạy động cơ phụ
81,0 ± 4,5
Chạy động cơ chính 
88,7 ± 3,2
Hầm máy
Chạy động cơ phụ
105,4 ± 3,6
Chạy động cơ chính 
123,4 ± 9,5
Khoangsinh hoạt
Chạy động cơ phụ
78,4 ± 1,2
Chạy động cơ chính 
84,8 ± 2,8
Khoang ngủ
Chạy động cơ phụ
73,1 ± 2,6
Chạy động cơ chính 
83,6 ± 1,7
Boong tàu
Chạy động cơ phụ
78,8 ± 0,8
Chạy động cơ chính
84,8 ± 0,6
PL 9.11. Kết quả đo vận tốc rung khi tàu chạy động cơ phụ
Vị trí đo
Dải tần (Hz)
Rung đứng 
Rung ngang 
`X ± SD (cm/s)
`X ± SD (cm/s)
Khoang lái
11,2÷22,4 
1,37± 0,05
4,44± 0,05
22,4÷45 
1,54± 0,04
4,57± 0,07
45÷90 
1,44± 0,04
4,34± 0,04
90÷180 
1,39± 0,03
4,19± 0,03
180÷355 
1,34± 0,04
4,27± 0,04
Khoang kỹ thuật
11,2÷22,4 
2,37± 0,04
3,39± 0,03
22,4÷45 
2,09± 0,04
3,24± 0,04
45÷90 
2,25± 0,05
3,36± 0,04
90÷180
2,31± 0,04
3,24± 0,02
180÷355 
2,17± 0,04
3,24 ± 0,02
Hầm máy
11,2÷22,4 
3,37 ± 0,07
3,32± 0,06
22,4÷45 
3,65 ± 0,04
3,47± 0,04
45÷90 
3,52± 0,03
3,23± 0,04
90÷180 
3,27± 0,05
3,38± 0,05
180÷355 
3,08± 0,04
3,27± 0,04
Khoang sinh hoạt
11,2÷22,4 
1,46± 0,03
3,83± 0,03
22,4÷45 
1,38± 0,03
3,62± 0,03
45÷90 
1,57± 0,04
3,74± 0,03
90÷180 
1,36± 0,03
3,65± 0,03
180÷355
1,25± 0,03
3,49± 0,03
Khoang ngủ
11,2÷22,4 
1,34± 0,04
3,32± 0,04
22,4÷45 
1,28± 0,03
3,30± 0,03
45÷90 
1,35± 0,05
3,38± 0,04
90÷180 
1,35 ± 0,04
3,23± 0,02
180÷355 
1,22± 0,04
3,24± 0,03
Boong tàu
11,2÷22,4 
1,69 ± 0,05
4,97± 0,05
22,4÷45 
1,63 ± 0,05
5,12 ± 0,05
45÷90 
1,80± 0,03
4,78± 0,03
90÷180 
1,64 ± 0,03
4,69± 0,03
180÷355 
1,59± 0,03
4,58± 0,03
PL 9.12. Kết quả đo vận tốc rung khi tàu chạy động cơ chính
Vị trí đo
Dải tần (Hz)
Rung đứng 
Rung ngang 
`X ± SD (cm/s)
`X ± SD (cm/s)
Khoang lái
11,2÷22,4 
1,51 ± 0,04
4,59 ± 0,05
22,4÷45 
1,68 ± 0,04
4,72 ± 0,04
45÷90 
1,62 ± 0,06
4,52 ± 0,06
90÷180 
1,57 ± 0,05
4,37 ± 0,05
180÷355 
1,45 ± 0,04
4,38 ± 0,04
Khoang kỹ thuật
11,2÷22,4 
2,51 ± 0,06
3,53 ± 0,05
22,4÷45 
2,23 ± 0,06
3,39 ± 0,05
45÷90 
2,38 ± 0,06
3,50 ± 0,06
90÷180
2,44 ± 0,06
3,35 ± 0,05
180÷355 
2,32 ± 0,06
3,34 ± 0,04
Hầm máy
11,2÷22,4 
3,47 ± 0,05
3,41 ± 0,05
22,4÷45 
3,75 ± 0,02
3,58 ± 0,03
45÷90 
3,65 ± 0,03
3,35 ± 0,06
90÷180 
3,38 ± 0,05
3,49 ± 0,05
180÷355 
3,15 ± 0,03
3,35 ± 0,03
Khoang sinh hoạt
11,2÷22,4 
1,60 ± 0,02
3,96 ± 0,03
22,4÷45 
1,52 ± 0,03
3,75 ± 0,03
45÷90 
1,72 ± 0,04
3,89 ± 0,03
90÷180 
1,51 ± 0,03
3,79 ± 0,03
180÷355
1,38 ± 0,03
3,61 ± 0,04
Khoang ngủ
11,2÷22,4 
1,51 ± 0,04
3,49 ± 0,04
22,4÷45 
1,44 ± 0,04
3,46 ± 0,04
45÷90 
1,54 ± 0,04
3,57 ± 0,04
90÷180 
1,35 ± 0,04
3,35 ± 0,04
180÷355 
1,39 ± 0,04
3,40 ± 0,04
Boong tàu
11,2÷22,4 
1,79 ± 0,04
5,06 ± 0,04
22,4÷45 
1,73 ± 0,03
5,22 ± 0,04
45÷90 
1,91 ± 0,04
4,89 ± 0,04
90÷180 
1,64 ± 0,03
4,81 ± 0,03
180÷355 
1,71 ± 0,03
4,70 ± 0,03
PL 9.13. Kết quả đo nồng độ hơi khí độc khi tàu hoạt động theo hải trình
Vị trí đo 
HĐ của tàu
CO
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NH3
(mg/m3)
CO2
(mg/m3)
Khoang lái
Động cơ phụ (n=16)
9,66
± 1,21
0,88
± 0,06
0,99 
± 0,06
1,22
± 0,09
418,9
± 10,4
Động cơ chính (n=16)
10,85 
± 1,48
1,26 
± 0,06
1,36 ± 0,06
1,86
± 0,24
504,8 
± 18,6
Khoang kỹ thuật
Động cơ phụ (n=12)
12,76 ± 0,71
0,89 
± 0,06
0,53
± 0,07
1,01
± 0,73
496,9 
± 10,1
Động cơ chính (n=12)
11,80 
± 2,43
1,00 
± 0,12
0,96
± 0,14
1,45
± 0,53
605,7 
± 17,8
Hầm máy
Động cơ phụ (n=8)
15,73
± 0,78
1,15
± 0,02
1,21 
± 0,02
8,8 
± 0,33
954,5
± 23,3
Động cơ chính (n=8)
16,03 
± 0,45
1,20 
± 0,02
1,26 
± 0,02
11,56 
± 4,61
1118,8
± 6,2
Khoangsinh hoạt
Động cơ phụ (n=10)
14,76 
± 0,40
0,64 
± 0,20
0,60 
± 0,07
0,75 
± 0,07
303,4
± 5,5
Động cơ chính (n=10)
15,12 
± 0,35
1,06 
± 0,28
1,30 
± 0,08
1,48 ± 0,09
529,9 
± 7,3
Khoang ngủ
Động cơ phụ (n=24)
11,48 
± 0,58
0,27 
± 0,14
1,08 
± 0,09
2,14 
± 0,23
521,3
± 10,9
Động cơ chính (n=24)
12,47
± 1,09
1,21 
± 0,11
0,94
± 0,23
2,46
± 0,27
584,8
± 18,6
Boong tàu
Động cơ phụ (n=6)
4,67 
± 0,16
0,61 
± 0,15
1,03 
± 0,07
2,72
± 0,17
328,7 
± 10,7
Động cơ chính (n=6)
5,13
± 0,10
1,21 
± 0,04
1,20 
± 0,08
3,10
± 0,14
335,8
± 3,5

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dieu_kien_lao_dong_sinh_hoat_va_suc_khoe.docx
  • docxBIA LOT.docx
  • docxDANH MUC VIET TAT, BANG, HINH.docx
  • docxBIA NGOAI.docx
  • docxTHONG TIN MOI CUA LA.docx