Luận án Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại iii bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - Hàm dưới

Chúng tôi đã kéo dài đường cắt mặt ngoài xương hàm dưới ra trước đến mặt gần răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm: Diện tích tiếp xúc xương tăng lên đáng kể, cho kết quả lành thương tốt hơn, đặc biệt, sự chồng xương được đảm bảo mà không cản trở vùng cố định xương trong những trường hợp trượt với mức độ lớn. Sự kháng cơ học được giảm với việc kéo dài ra trước của đường cắt xương, giảm gánh nặng trên nẹp kết hợp xương. Kết hợp xương được thực hiện thông qua một nẹp 2,0 mm và các vít xuyên qua một bản xương vỏ (5 đến 7mm), được đặt ở vùng cành ngang xương hàm dưới. Do đường cắt xương dài nên các thao tác dễ dàng hơn (không phải xuyên qua da để vặn các vít) và bề mặt xương phẳng tạo thuận lợi cho việc kết hợp xương bằng vít và việc tháo nẹp vít kết hợp xương sau này cũng sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp phải nhổ răng cối lớn thứ ba cùng lúc phẫu thuật, vùng cố định nằm xa ổ răng đã nhổ và không có ảnh hưởng đến quá trình kết hợp xương.

docx 174 trang dienloan 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại iii bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - Hàm dưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại iii bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - Hàm dưới

Luận án Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại iii bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - Hàm dưới
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
eh&gf
 LÊ TẤN HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC XƯƠNG HÀM LOẠI III BẰNG PHẪU THUẬT XOAY PHỨC HỢP HÀM TRÊN - HÀM DƯỚI
 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
 HÀ NỘI-2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
eh&gf
 LÊ TẤN HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC XƯƠNG HÀM LOẠI III BẰNG PHẪU THUẬT XOAY PHỨC HỢP HÀM TRÊN - HÀM DƯỚI
Chuyên nghành: Phẫu thuật Hàm Mặt
Mã số: 62.72.06.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN TÀI SƠN
HÀ NỘI-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án này là trung thực, chưa từng công bố.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Khoa, Bộ môn Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Phòng Sau đại học Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Tài Sơn đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Nguyễn Bắc Hùng
TS. Vũ Ngọc Lâm
Đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin kính tặng ba mẹ người sinh thành và dạy dỗ con nên người.
Tác giả
 Lê Tấn Hùng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 	Trang
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
A
A point - Subspinal
Điểm A - Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên
Ar 
Articulare
Giao điểm nền xương bướm - phần sau cổ lồi cầu
ANB
A point:Nasion:B point angle
Góc điểm A-Nasion-điểm B
ANS
Anterior Nasal Spine
Gai mũi trước A point:Nasion:B point
AO
A point: Occlusal plane
Đường nối điểm A đến mặt phẳng khớp cắn
B
B point - Supramental
Điểm B - Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới
Ba
Basion
Điểm thấp nhất trên viền trước của lỗ lớn xương chẩm.
BaN
Basion: Nasion plane
Mặt phẳng đi qua điểm Ba-Nasion
BN
Bệnh nhân
BO
B point: Occlusal plane line
Đường nối điểm B đến mặt phẳng khớp cắn
BSSO
Bilateral sagittal split osteotomy
Phương pháp chẻ dọc ngành lên hai bên 
C
Cervical Point
Điểm giao nhau giữa cằm - cổ
CCR
Counter-Clockwise Rotation
Xoay ngược chiều kim đồng hồ
CR
Clockwise Rotation
Xoay theo chiều kim đồng hồ
CT
Conventional treatment
Điều trị truyền thống
Cm 
Columella point
Điểm trước nhất của trụ mũi
DPA
Descending Palatine Artery
Động mạch khẩu cái xuống
FH
Frankfort horizontal plane 
Mặt phẳng ngang Frankfort
G’
 Soft tissue Glabella
Điểm Glabella mô mềm- điểm nhô nhất mô mềm vùng trán trên mặt phẳng dọc giữa
Gn 
Gnathion
Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa
Go 
Gonion
Điểm sau nhất và dưới nhất của góc hàm
IVRO
Intraoral vertical ramus osteotomy
Phương pháp cắt xương dọc cành đứng XHD 
LOP
Low Occlusal Plane
Mặt phẳng khớp cắn thấp
MMC
Maxillomandibular Complex
Phức hợp xương hàm trên-hàm dưới
Ls 
Labrale superius
Điểm nhô trước nhất của đường viền môi trên trên mặt phẳng dọc giữa
Li 
Labrale inperius
Điểm nhô trước nhất của đường viền môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa
Me 
Menton
Điểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa
Me’ 
Soft tissue Menton
Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm
MMCT
Maxillomandibular Complex Tracing
Hình vẽ nét phức hợp xương hàm trên-hàm dưới
MP
Mandibular Plane
Mặt phẳng hàm dưới
N
Nasion
Điểm nằm ở đường khớp trán mũi
N’ 
Soft tissue Nasion
Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp mũi-trán trên mặt phẳng dọc giữa
NA
Nasion- A point
Đường thẳng nối điểm Nasion đến điểm A 
Or 
Orbital
Điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt trên phim nhìn nghiêng
OM
Occlusal Mandibular plane angle
Góc mặt phẳng khớp cắn-mặt phẳng hàm dưới
OP
Occlusal Plane
Mặt phẳng khớp cắn
OT
Original Tracing
Hình vẽ nét gốc
PNS
Posterior Nasal Spine
Gai mũi sau
Pog
Skeletal Pogonion
Pogonion xương - điểm trước nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa
Pog’
Soft tissue Pogonion
Pogonion mô mềm - điểm trước nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa
Po 
Porion
Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài
PP
Palatal Plane
Mặt phẳng khẩu cái
PT
Phẫu thuật
PTV
Phẫu thuật viên
PTCH
Phẫu thuật chỉnh hình
S
Sella Turnica
Điểm giữa hố yên xương bướm trên mặt phẳng dọc giữa.
Sn
Subnasal
Điểm giao nhau dưới chân mũi và môi trên trên mặt phẳng dọc giữa
SN
Sella: Nasion plane
Mặt phẳng đi qua Sella-Nasion (nền sọ trước)
SNA
Sella-Nasion-A point angle 
Góc Sella-Nasion-điểm A
SNB
Sella-Nasion-B point angle
Góc Sella-Nasion-điểm B
Stms 
Stomion Superius
Điểm dưới nhất môi đỏ của môi trên
Stmi 
Stomion Inperius
Điểm trên nhất môi đỏ của môi dưới
VME
Vertical Maxillary Excess
Tăng trưởng quá mức xương hàm trên
VTO
Visual Treatment Objective
Mục tiêu điều trị nhìn thấy được
XHD
Xương hàm dưới
XHT
Xương hàm trên
XPH HT-HD
Xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới
X
Giá trị trung bình
(U1, NA) 
Upper incisor angle degree
Góc răng cửa hàm trên 
(L1, NB) 
Lower incisor angle degree
Góc răng cửa hàm dưới
LIE
Lower Incisor Edge
Điểm cạnh cắn răng cửa hàm dưới
UIE
Upper Incisor Edge
Điểm cạnh cắn răng cửa hàm trên
LMD
Lower Molar Distal
Điểm xa nhất của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới
UMD
Upper Molar Distal
Điểm xa nhất của răng cối lớn thứ nhất hàm trên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thay đổi mô cứng và mô mềm	38
Bảng 1.2: Thay đổi mô cứng và mô mềm sau	39
Bảng 1.3: Tâm xoay tại Pogonion	40
Bảng 3.1: Tỷ lệ nam nữ	63
Bảng 3.2: Phân bố nghề nghiệp	63
Bảng 3.3: Lý do phẫu thuật	64
Bảng 3.4: Các số đo trước phẫu thuật	64
Bảng 3.5: Lệch lạc xương hàm trước phẫu thuật	65
Bảng 3.6: Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật	66
Bảng 3.7: Loạn năng khớp thái dương hàm trước phẫu thuật	66
Bảng 3.8: Các số đo và sự thay đổi sau phẫu thuật 	67
Bảng 3.9: Hiệu quả của phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ đối với sự thay đổi vị trí của răng-xương ổ răng, xương nền hàm trên	68
Bảng 3.10: Hiệu quả của phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ đối với sự thay đổi vị trí của răng-xương ổ răng, xương nền hàm dưới	70
Bảng 3.11: Hiệu quả của phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới theo chiều kim đồng hồ đối với góc mũi môi và góc đường viền mặt	71
Bảng 3.12: Giá trị trung bình của góc mũi môi và góc đường viền mặt	71
Bảng 3.13: Sự thay đổi tương quan xương hàm trên, xương hàm dưới, răng cửa hàm trên, hàm dưới	72
Bảng 3.14: Sự vững ổn của răng-xương ổ răng, xương nền hàm trên sau phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới theo chiều kim đồng hồ	73
Bảng 3.15: Sự vững ổn của răng-xương ổ răng, xương nền hàm dưới sau phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới theo chiều kim đồng hồ ở thời điểm (T3 - T2)	74
Bảng 3.16: Thời gian đi học, làm việc lại	76
Bảng 3.17: Thời gian hoàn tất điều trị chỉnh nha	76
Bảng 3.18: Tình trạng khớp thái dương hàm sau phẫu thuật	76
Bảng 3.19: Kết quả về khớp cắn sau phẫu thuật	77
Bảng 3.20: Hài lòng về chức năng của bệnh nhân	78
Bảng 3.21: Kết quả vẻ đẹp khuôn mặt sau phẫu thuật	79
Bảng 3.22: Sự hài lòng của bệnh nhân về thẩm mỹ sau phẫu thuật	80
Bảng 3.23: Kết quả lâm sàng chung sau phẫu thuật	81
Bảng 3.24: Biến chứng trong phẫu thuật	82
Bảng 3.25: Biến chứng sớm sau phẫu thuật	83
Bảng 3.26: Thời gian theo dõi	85
Bảng 3.27: Biến chứng muộn sau phẫu thuật	85
Bảng 4.1: Tỷ lệ tái phát theo chiều ngang theo y văn	98
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ rối loạn khớp thái dương hàm sau phẫu thuật	77
Biểu đồ 3.2: Kết quả khớp cắn sau phẫu thuật	78
Biểu đồ 3.3: Sự hài lòng về chức năng của bệnh nhân	79
Biểu đồ 3.4: Kết quả vẻ đẹp khuôn mặt sau PT	80
Biểu đồ 3.5: Kết quả sự hài lòng của bệnh nhân về thẩm mỹ sau PT	81
Biểu đồ 3.6: Kết quả lâm sàng chung sau PT	82
Biểu đồ 3.7: Biến chứng ngay sau PT	84
Biểu đồ 3.8: Biến chứng sau PT	87
Sơ đồ 1: Tiến trình điều trị	62
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khối xương mặt	3
Hình 1.2: Xương hàm trên bên trái mặt ngoài	3
Hình 1.3: Xương hàm trên nhìn từ mặt trong	4
Hình 1.4: Lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm dưới lớn	11
Hình 1.5: Lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm trên kém phát triển	12
Hình 1.6: Lệch lạc xương hàm loại III với hàm trên kém phát triển và hàm dưới nhô.	12
Hình 1.7: Lệch lạc xương hàm loại III có bù trừ xương ổ răng	13
Hình 1.8: Lệch lạc xương hàm loại III có bù trừ xương ổ răng	13
Hình 1.9: Tỉ lệ các tầng mặt	15
Hình 1.10: Đường thẩm mỹ S	15
Hình 1.11: Điểm chuẩn trên mô xương	16
Hình 1.12: Mặt phẳng của mô cứng	16
Hình 1.13: Mặt phẳng khớp cắn Steiner chia đôi phần chập nhau của các răng cối lớn thứ nhất và răng cối nhỏ thứ nhất.	17
Hình 1.14: Mặt phẳng khớp cắn và tương quan của nó 	17
Hình 1.15: Mặt phẳng của mô cứng và góc của mô cứng	17
Hình 1.16: Chiều cao tầng mặt	18
Hình 1.17: Vị trí cằm (mô xương)	18
Hình 1.18: Các điểm chuẩn trên mô mềm	19
Hình 1.19: Góc mũi môi và góc đường viền mặt 	20
Hình 1.20: Đường cắt xương hàm trên	22
Hình 1.21: Động mạch bị cắt ngang khi phẫu thuật Le Fort I	23
Hình 1.22: Tỉ lệ thay đổi mô mềm hàm trên	24
Hình 1.23: Cắt xương ổ răng cửa hàm dưới	24
Hình 1.24: Cắt cành ngang xương hàm dưới	25
Hình 1.25: Cắt cành cao xương hàm dưới	25
Hình 1.26: Cắt xương sau răng cối hàm dưới	25
Hình 1.27: Các kiểu cắt xương dưới lồi cầu	25
Hình 1.28: Cắt xương kiểu L và C ngược	26
Hình 1.29: Cắt dọc cành cao XHD	26
Hình 1.30: Chẻ dọc cành cao	26
Hình 1.31: Các phương pháp chẻ dọc cành cao	27
Hình 1.32: Tỉ lệ thay đổi mô mềm hàm dưới	28
Hình 1.33: Chẻ xương xấu	29
Hình 1.34: Điều trị lệch lạc xương hàm loại III theo kỹ thuật truyền thống	34
Hình 1.35: Hình vẽ nét phim minh họa những thay đổi răng-xương ổ.	36
Hình 1.36: Thay đổi mặt phẳng khớp cắn 	37
Hình 1.37: Tâm xoay đặt tại gai mũi trước (ANS)	38
Hình 1.38: Tâm xoay tại rìa cắn răng cửa hàm trên	39
Hình 1.39: Khi xoay MMC xung quanh Pog	40
Hình 2.1: Phim sọ nghiêng 	44
Hình 2.2: Máy khoan Aesculap	45
Hình 2.3: Tay và lưỡi cưa	45
Hình 2.4: Dụng cụ phẫu thuật xương hàm dưới	45
Hình 2.5: Dụng cụ phẫu thuật xương hàm trên	45
Hình 2.6: Các điểm mốc giải phẫu trên	47
Hình 2.7: Góc răng cửa hàm trên	48
Hình 2.8: Góc răng cửa hàm dưới	48
Hình 2.9: Góc SNA	48
Hình 2.10: Góc SNB	48
Hình 2.11: Góc mũi môi và góc đường viền mặt	49
Hình 2.12: Lập kế hoạch dự kiến phẫu thuật	50
Hình 2.13: Lên giá khớp	51
Hình 2.14: Rạch niêm mạc hàm trên	52
Hình 2.15: Đánh dấu điểm tham chiếu	53
Hình 2.16: Đường cắt xương tạo thành hình chêm	53
Hình 2.17: Đục tách rời chỗ nối chân bướm hàm	54
Hình 2.18: Lấy xương quanh bó mạch thần kinh khẩu cái xuống và đặt phức hợp XHT-XHD vào vị trí mới	54
Hình 2.19: Kết hợp xương hàm trên	55
Hình 2.20: Khâu thu hẹp nền mũi, cánh mũi	55
Hình 2.21: Rạch niêm mạc hàm dưới	56
Hình 2.22: Đường cắt xương hàm dưới	56
Hình 2.23: Chẻ dọc xương hàm dưới	56
Hình 4.1: Tam giác được dựng qua ANS, Pog, PNS với tâm xoay tại ANS	94
Hình 4.2: Sử dụng mũi khoan tròn đường kính 5mm để cắt mặt trong xương hàm dưới	101
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kỹ thuật phẫu thuật đường cắt BSSO cải tiến
Chúng tôi đã kéo dài đường cắt mặt ngoài xương hàm dưới ra trước đến mặt gần răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm: Diện tích tiếp xúc xương tăng lên đáng kể, cho kết quả lành thương tốt hơn, đặc biệt, sự chồng xương được đảm bảo mà không cản trở vùng cố định xương trong những trường hợp trượt với mức độ lớn. Sự kháng cơ học được giảm với việc kéo dài ra trước của đường cắt xương, giảm gánh nặng trên nẹp kết hợp xương. Kết hợp xương được thực hiện thông qua một nẹp 2,0 mm và các vít xuyên qua một bản xương vỏ (5 đến 7mm), được đặt ở vùng cành ngang xương hàm dưới. Do đường cắt xương dài nên các thao tác dễ dàng hơn (không phải xuyên qua da để vặn các vít) và bề mặt xương phẳng tạo thuận lợi cho việc kết hợp xương bằng vít và việc tháo nẹp vít kết hợp xương sau này cũng sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp phải nhổ răng cối lớn thứ ba cùng lúc phẫu thuật, vùng cố định nằm xa ổ răng đã nhổ và không có ảnh hưởng đến quá trình kết hợp xương. 
Xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới trong điều trị lệch lạc xương hàm loại III
Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định phương pháp xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ là một phương pháp điều trị chọn lựa để điều trị lệch lạc xương hàm loại III trong trường hợp điều trị truyền thống có kết quả không như mong đợi. Phương pháp điều trị này cho phép phẫu thuật viên lập kế hoạch điều trị chính xác góp phần đem lại kết quả cao trong điều trị lệch lạc xương hàm loại III.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu của Chris Johnston 2006 [21], sai khớp cắn loại III chiếm tỷ lệ 1% đến 3% ở người Âu Mỹ. Đối với người châu Á, tỉ lệ này thường cao hơn. Ở người Việt Nam trưởng thành, tỉ lệ sai khớp cắn loại III là 21,7% [5] và hầu hết có nguyên nhân do lệch lạc xương hàm.
Lệch lạc xương hàm loại III thường để lại rất nhiều hậu quả về thẩm mỹ và chức năng nếu không được điều trị đúng. Hầu hết bệnh nhân lệch lạc xương hàm loại III có các vấn đề răng-xương ổ răng và xương hàm. Những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng chỉnh nha đơn thuần. Tuy nhiên, bệnh nhân đã qua giai đoạn tăng trưởng thường được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hàm ở xương hàm dưới, xương hàm trên hoặc cả hai hàm [3]. 
Điều trị bệnh nhân trưởng thành bị lệch lạc xương hàm loại III đòi hỏi phải bù trừ răng-xương ổ hoặc các thủ thuật chỉnh nha và phẫu thuật kết hợp nhằm đạt được một khớp cắn bình thường và cải thiện thẩm mỹ mặt (Chris Johnston, 2006) [21]. Trong cách lập kế hoạch điều trị truyền thống cho phẫu thuật chỉnh hàm, những sai lệch theo chiều trước-sau được chỉnh bằng cách đưa các xương hàm ra trước hoặc lùi sau dọc theo mặt phẳng khớp cắn hiện hữu. Nguyên tắc này không phải lúc nào cũng tạo ra những kết quả thẩm mỹ tối ưu (I Ming Tsai, 2010) [57].
Năm 1994, Larry Wolford [83] đã giới thiệu thiết kế phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ để điều trị cho những bệnh nhân bị lệch lạc xương hàm loại III có mặt phẳng khớp cắn thấp. Năm 2006, Johan Reyneke [65] đã chứng minh đây là kỹ thuật có độ ổn định cao và có kết quả thẩm mỹ tuyệt vời. Ngày nay, kỹ thuật này đã được ứng dụng và phát triển mạnh trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia Đông Á, nơi mà lệch lạc xương hàm loại III chiếm tỷ lệ rất cao như Hàn Quốc (Hoon Jin, 2006) [50], Nhật Bản (Akira, 2009) [6], Đài Loan (I Ming Tsai, 2012) [57].
Qua tham khảo y văn trong nước, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào được công bố về thiết kế điều trị này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới”.
Công trình này nhằm mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ đối với sự thay đổi vị trí của răng-xương ổ răng, xương nền hàm trên, hàm dưới và mô mềm trong điều trị lệch lạc xương hàm loại III.
Đánh giá sự vững ổn của răng-xương ổ răng, xương nền hàm trên, hàm dưới trong phẫu thuật xo ... rt I Osteotomy With Maxillary Advancement: A Comparison of Combined Wire Fixation and Rigid Fixation”, J. Oral Maxillofac Surg. 53, pp.243-248.
Massimo P., Corrado T., Fabio C. (2007), “Intraoperative Awakening of the Patient during Orthognathic Surgery: A Method to Prevent the Condylar”, J. Oral Maxillofac Surg. 65, pp.109-114.
Massimo P., Fabio C., Roberto C. (2004), “Stability of Skeletal Class III Malocclusion After Combined Maxillary and Mandibular Procedures: Rigid Internal Fixation Versus Wire Osteosynthesis of the Mandible”, J. Oral Maxillofac Surg. 62, pp.169-181.
Meredith A., Jose M., Janae D. (1998), “Neurosensory Deficit and Functional Impairment After Sagittal Ramus Osteotomy: A Long-Term Follow-Up Study”, J. Oral Maxillofac Surg. 56, pp.1231-1235.
Micha P., Leon A., Amir A. K. (2004),“Comparing the Effects of V-Y Advancement Versus Simple Closure on Upper Lip Aesthetics After Le Fort I Advancement”, J. Oral Maxillofac Surg. 62, pp.315-319.
Michael D. H. (1999), “Factors Influencing Condylar Position After the Bilateral Sagittal Split Osteotomy Fixed With Bicortical Screws”, J. Oral Maxillofac Surg. 57(6), pp.650-4.
Mosbah (2003), “Miniplate removal in trauma and orthognathic surgery—a retrospective study”, Oral Maxillofac. Surg. 32, pp.148–151.
Myron R. T. (1995), “Orthognathic Surgery Versus Orthodontic Camouflage in the Treatment of Mandibular Deficiency”, J. Oral Maxillolac Surg. 9, 53, pp.572-578.
Netter F. H. (2004), Atlas giải phẫu người. NXB Y học, 4, tr. 31-49.
Olindo P., Stefano F., Guido L. (2003), “False Aneurysm of the Sphenopalatine Artery After a Le Fort I Osteotomy: Report of 2 Cases”, J. Oral Maxillofac Surg. 61, pp.520-524.
Omar A. (1999), “Antibiotic Prophylaxis in Orthognathic Surgery: A 1 -Day Versus 5-Day Regimen”, J. Oral Maxillofoc Surg. 57, pp.230-232.
Panula, Somppi, Finne, Oikarinen (2000), “Effects of orthognathic surgery on temporomandibular joint dysfunction. A controlled prospective 4-year follow-up study”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 29, pp.183-187.
Patrick J. L., Brinks A., Peter D. W. (2001), “Soft Tissue Changes of the Upper Lip Associated With Maxillary Advancement in Obstructive Sleep Apnea Patients”, J. Oral Maxillofac Surg. 59, pp.151-156.
Peter D. C. (1994), “Occlusal plane alteration in orthognathic surgery- part II: Long- term stability of results”, .Am. J. Orthod Dentofacial Orthop. 106(4), pp.434-40.
Ralf K. W. S. (2002), “Landmark identification on direct digital versus film-based cephalometric radiographs: A human skull study”, Am. J. Orthod Dentofacial Orthop. 122(6), pp.635-42.
Richard C. E., Kevin D. K., Barry L. E. (2001), “The Fate of Resorbable Poly-L-Lactic/Polyglycolic Acid (LactoSorb) Bone Fixation Devices in Orthognathic Surgery”, J. Oral Maxillofac Surg. 59, pp.19-25.
Robert M. D., Kenneth C. B., Timothy W. H. (2000), “The Effect of Hypotensive Anesthesia on Blood Loss and Operative Time During Le Fort I Osteotomies”, J. Oral Maxillofac Surg. 58, pp. 834-839.
Robinson (2005), "Orthognathic Surgery", J. Oral Maxillofac Surg. 56, pp.153-157.
Rodella (2011), “A review of the mandibular and maxillary nerve supplies and their clinical relevance”, Archives of Oral Biology 57, pp.323–334.
Russell A., Kenneth O. P., Harold K. T. (2003), “A Biologic Model for Assessment of Osseous Strain Patterns and Plating Systems in the Human Maxilla, J. Oral Maxillofac Surg. 61, pp.79-88.
Saitoh K. (2004), "Long-term changes in pharyngeal airway morphology after mandibular setback surgery", Am. J. Orthod. Dentofacial Orthop. 125(5), pp.556-561
Splinter, Bosco (1996), “Induced Hypotensive Anesthesia for Adolescent Orthognathic Surgery Patients”, J. Oral Maxillofac Surg. 54, pp.580-683.
Stefan B., John E. B., Sten I. (1998), “Stability of Le Fort I Osteotomy with Advancement: A Comparison of Single Maxillary Surgery and a Two-Jaw Procedure”, J. Oral Maxiilofac Surg. 56, pp.1029-1033.
Stefan S. M. (2001), “A Prospective Electromyographic and Computer-Aided Thermal Sensitivity Assessment of Nerve Lesions After Sagittal Split Osteotomy and Le Fort I Osteotomy”, J. Oral Maxillofac Surg. 59(2), pp.128-38.
Stephen J. C. (1996), “The Use of a Fibrin Sealant to Control Intraoperative Bleeding During a Le Fort 1 Osteotomy: Report of a Case”, J. Oral Maxillofac Surg. 54, pp.1014-1016.
Sven E. N., Steen S. P., John J. (1996), “An Extended Le Fort I Osteotomy for Correction of Midface Hypoplasia: A Modified Technique and Results in 35 Patients”, J. Oral Maxillofac Surg. 54, pp.1297-1304.
Tae-Geon K., Yoshihide M., Katsuhiro M. (2002), “Reproducibility of Maxillary Positioning in Le Fort I Osteotomy: A 3-Dimensional Evaluation”, J. Oral Maxillofac Surg. 60, pp.287-293.
Tamara J., Benjamin L. C., Dale B. (2001), “Human Gingival and Pulpal Blood Flow During Healing After Le Fort I Osteotomy”, J. Oral Maxillofac Surg. 59, pp.2-7.
Teerijoki-Oksa (2002), “Risk factors of nerve injury during mandibular sagittal split osteotomy”, J. Oral Maxillofac. Surg. 31, pp. 33–39.
Tiner, Joseph E. V. S., John P. S. (1997), “Life-Threatening, Delayed Hemorrhage After Le Fort I Osteotomy Requiring Surgical Intervention: Report of Two Cases”, J. Oral Maxillofac Surg. 55, pp. 91-93.
Tomohiro Y. (2009), “Postoperative course after SSRO in mandibular asymmetries with or without MMF”, Oral Maxillofac Surg. 13, pp.27–31.
Tsuji, Noguchi, Shigematsu (2006), “A new navigation system based on cephalograms and dental casts for oral and maxillofacial surgery”. Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 35, pp. 828–836.
Thomas B. D., Robert A. B., Michael C. N. (1997), “Maxillary Perfusion During Le Fort I Osteotomy After Ligation of the Descending Palatine Artery”, J. Oral Maxillofac Surg. 55, pp.51-55.
Thomas B. D., Robert A. B., Richard E. P. (1996), “The Effect of Local Anesthesia With Vasoconstrictor on Gingival Blood Flow During Le Fort I Osteotomy”, J. Oral Mmillofac Surg. 54, pp.810-814.
Trawitzki, Dantas, Mello-Filho (2006), “Effect of treatment of dentofacial deformities on the electromyographic activity of masticatory muscles”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 35, pp.170–173.
Troulis, Nahlieli, Castano (2000), “Minimally invasive orthognathic surgery endoscopic vertical ramus osteotomy”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 29, pp.239-242.
Ueki, K. N., Takatsuka Y. (2001), “Plate fixation after mandibular osteotomy”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 30, pp. 490–496.
Ueki, M., Shimada, Nakagawa (2007), “Changes in occlusal force after mandibular ramus osteotomy with and without Le Fort I osteotomy”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 36, pp. 301–304.
Ueki, Nakagawa, Marukawa (2005), “Changes in condylar long axis and skeletal stability after bilateral sagittal split ramus osteotomy with poly-L-lactic acid or titanium plate fixation”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 34, pp.627–634.
Walinder S. D. (2008), “Comparison of titanium and resorbable copolymer fixation after Le Fort I maxillary impaction”, Am. J. Orthod Dentofacial Orthop. 134(1), pp.67-73. 
Xia, S., Wang Y., Tideman (2000), “Computer-assisted three-dimensional surgical planning and simulation: 3D virtual osteotomy”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg. 29, pp. 11-17.
Yong-Ha K. (2009), “Facial Contouring Surgery for Asians”, Semin Plast Surg. 23, pp.22–31.
Yong-Ming C., Leonard B., Yu-Ray C. (2009), “Bimaxillary Protrusion: An Overview of the Surgical-Orthodontic Treatment”, Semin Plast Surg. 23, pp.32–39.
PHỤ LỤC 1
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC XƯƠNG HÀM LOẠI III BẰNG PHẪU THUẬT XOAY PHỨC HỢP HÀM TRÊN-HÀM DƯỚI
Họ tên:	
Tuổi:	
Giới: 	 Nam 	 Nữ
Địa chỉ:	
Điện thoại	
Ngày nhập viện	Số hồ sơ nhập viện	
1. Thông tin trước phẫu thuật
Thời gian chỉnh nha trước PT 	(tháng/năm). Số hồ sơ chỉnh nha	
BS chỉnh nha hoặc nơi chỉnh nha (nếu có nhiều BS điều trị)	
Lý do thúc đẩy phẫu thuật	
Đánh giá tình trạng tâm lý	
Tiền sử viêm xoang hàm	
Vấn đề sức khỏe toàn thân	
1.1 Khám mặt lâm sàng
1.1.1 Mặt nhìn thẳng
Cân xứng qua đường giữa: mắt, mũi, môi, cằm
 Có
 Không	,	(lệch P hay T)
Tương quan 3 tầng mặt (bằng nhau)	
Khoảng cách góc mắt trong (32±3mm)	
Chiều rộng nền mũi (= góc mắt trong ±2mm)	
Tình trạng thông khí mũi	
Chiều cao môi trên (nam: 20-22mm, nữ: 18-20mm)	
Chiều cao môi dưới (gấp hai lần môi trên)	
Độ hở răng cửa:
- Tư thế nghỉ (2-3mm)	
- Lộ nướu khi cười tối đa (nam: 1-2mm; nữ: 2-3mm)	
Chênh lệch mặt phẳng khớp cắn	
Đường giữa răng cửa HT – đường giữa mặt	
Đường giữa răng cửa HD – răng cửa HT	
Điểm giữa cằm so với đường giữa mặt	
1.1.2 Mặt nhìn nghiêng
Tương quan tầng mặt giữa và dưới (bằng nhau)	
Chiều cao môi trên (1/3 chiều cao tầng mặt dưới)	
Chiều cao môi dưới (2/3 chiều cao tầng mặt dưới)	
Góc mũi môi (900 - 1100)	
Vị trí viền môi trên (ở trước điểm dưới mũi: 1-3mm)	
Nhô cằm (sau đường thẳng từ dưới mũi, vuông góc với mặt phẳng Frankfort lâm sàng 3±3mm)	
Độ sâu rãnh môi – cằm (4mm)	
Đường thẩm mỹ S	
Góc cổ - hàm dưới (1000 ±70)	
1.2 Khám răng lâm sàng
Phân loại khớp cắn
Răng 6 (P)	Răng 3 (P)	Răng 3 (T)	Răng 6 (T)
OB (1-3mm)	
OJ (1-3mm)	
Mô nha chu
 Bình thường 	 Viêm nướu	 Viên nha chu
Khớp thái dương hàm
 Bình thường	 Loạn năng khớp
1.3 Phân tích đo sọ
Nền sọ bình thường:
SNA (820, VN: 840)	
SNB (800)	
ANB	
Dị dạng so mặt
Độ sâu XHT (FH-NA: 900 ± 30)	
Độ sâu XHD (FH-NB: 880 ± 30)	
Chiều cao xương mặt (N-A = A-Me)	
Độ nhô Pogonion – NB (4 ± 2mm)	
Chiều dài XHD: Ar-Pg (115 ± 5mm)	
SN-Frankfort (60)	
Góc mp Nhai – FH (80 ± 40)	
Góc mp Nhai – SN (140, người VN = 90)	
Góc mp HD: GoGn-SN (21±30, VN:320)	
Góc răng cửa hàm trên – NA (220, VN: 250)	
Góc răng cửa hàm dưới – NB (250, VN: 290)	
Góc răng cửa HT-HD (1230, VN: 1310)	
Độ dầy môi trên = môi dưới = vùng cằm (tại điểm Pg)	
Há miệng tối đa	
Lệch hàm khi há ngậm	
1.4 Kế hoạch điều trị
Hàm trên	
Hàm dưới	
Cằm	
2. Thông tin sau phẫu thuật
2.1 Biến chứng
Trong lúc PT	
Trong thời gian nằm viện	
Sau khi xuất viện:
1 tuần	
1 tháng	
3 tháng	
6 tháng	
9 tháng	
12 tháng	
Sau 1 năm	
2.2 Thời gian thử nghiệm cảm giác thần kinh (+)	
2.3 Tái phát (răng, xương)	
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC XƯƠNG HÀM LOẠI III BẰNG PHẪU THUẬT XOAY PHỨC HỢP HÀM TRÊN-HÀM DƯỚI (GIẤU TÊN)
Thông tin trước phẫu thuật
1/ Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật	(tháng)
hoặc	(năm) [nếu không nhớ rõ bao nhiêu tháng].
2/ BS chỉnh nha	
hoặc nơi chỉnh nha 	[nếu có nhiều BS điều trị]
3/ Lý do nào thúc đẩy bạn quyết định phẫu thuật
1. Thẩm mỹ	2. Chức năng nhai	3. Cả hai
4/ Mức độ lo lắng tâm lý trước phẫu thuật
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	 Rất lo lắng
5/ Bạn có đau khớp thái dương hàm không?
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	 Rất đau
Thông tin sau phẫu thuật
6/ Thời gian nằm viện	(ngày)
7/ Thời gian cố định hàm	(tuần)
8/ Loại phẫu thuật: Xoay phức hợp hàm trên-hàm dưới theo chiều kim đồng hồ
9/ Mức độ khó chịu với các triệu chứng sau phẫu thuật
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	 Rất khó chịu
10/ Thời gian bạn đi học (hay làm việc) trở lại	(tuần)
11/ Bạn có nhận thấy bất kỳ sự cải thiện (khen ngợi) nào trong quan hệ của bạn với bạn bè, người thân:
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	Rất khen ngợi
12/ Nếu gặp người khác bị tình trạng giống bạn, bạn có khuyên họ phẫu thuật không?
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không khuyên	 Trung bình 	 Chắc chắn khuyên nên PT
13/ Bạn có hài lòng với kết quả thẩm mỹ hiện tại không?
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	 Hoàn toàn hài lòng
14/ Bạn có đồng ý rằng so với toàn bộ lợi ích mà phẫu thuật mang lại, thì biến chứng tê môi, cằm tạm thời và những khó chịu sau phẫu thuật là không đáng kể và có thể chấp nhận được
1	2	3	4	5
Hoàn toàn đáng kể	Trung bình 	 Hoàn toàn không đáng kể
15/ Bạn có hài lòng về chức năng nhai (khớp cắn) hiện tại không?
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	Trung bình 	Hoàn toàn hài lòng
16/ Nếu bạn được quyết định lại từ đầu, bạn có đồng ý phẫu thuật như vậy không? (Sau khi trải qua giai đoạn khó chịu hậu phẫu để có được sự cải thiện về thẩm mỹ và khớp cắn như hiện tại)
1. Có	2. Không
17/ Nếu không bạn cho biết lý do:
 Không chịu đựng được ở giai đoạn đầu (tê môi, sưng nề, khó ăn uống do cố định hàm)
 Thời gian toàn bộ quá trình điều trị, kể cả chỉnh nha: kéo dài, nhưng kết quả cuối cùng không cải thiện nhiều.
18/ Thời gian phục hồi cảm giác:
Răng trên:	 Không tê	 Có tê	(tuần)
Môi trên:	 Không tê	 Có tê	(tuần)
Môi dưới:	 Không tê	 Có tê	(tuần)
Cằm:	 Không tê	 Có tê	(tuần) 
19/ Bạn có đau khớp thái dương hàm sau khi phẫu thuật không?
1	2	3	4	5
Hoàn toàn không	 Trung bình 	 Rất đau
20/ Bạn có bị viêm xoang sau phẫu thuật không?
1. Có	2. Không
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN
CA LÂM SÀNG
CA LÂM SÀNG 1: 
BN nữ, 20 tuổi, lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm dưới nhô trầm trọng, góc mặt phẳng hàm dưới thấp và chiều cao tầng mặt dưới tăng quá mức. Vùng quanh mũi bị lép và góc mũi môi nhọn, chiều cao tầng mặt dưới tăng quá mức (đặc biệt từ stomion đến menton mô mềm). Bệnh nhân được phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên hàm dưới theo chiều kim đồng hồ. Cách điều trị thay thế là phẫu thuật 1 hàm, chỉ cắt xương hàm dưới. Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm thẩm mỹ mặt. Bệnh nhân từ chối phẫu thuật 1 hàm. Kế hoạch điều trị lấy bệnh nhân làm trung tâm sẽ mang lại lợi ích tối cao cho bệnh nhân. Thành công điều trị không chỉ đạt được mục đích điều trị đã xác định, mà còn đạt được mong đợi của bệnh nhân.
Trước
Sau
Trước
Sau
	Hình chụp sau điều trị cho thấy nét nhìn nghiêng mặt được cải thiện, góc mũi môi tăng đáng kể và loại bỏ được chiều cao tầng mặt dưới quá mức.
Trước
Sau
	Khớp cắn được hoàn tất ở tương quan răng nanh loại I. Tương quan độ cắn phủ và cắn chìa lý tưởng. Các kết quả ổn định 10 tháng sau khi tháo mắc cài.
Trước
Sau
Trước
Sau
	Phim Cephalo trước và sau phẫu thuật cho thấy phức hợp hàm trên-hàm dưới đã được xoay theo chiều kim đồng hồ với góc mặt phẳng khớp cắn tăng.
CA LÂM SÀNG 2:
 	BN nữ, 19 tuổi, lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm dưới nhô trầm trọng, lệch trái, góc mặt phẳng hàm dưới thấp và chiều cao tầng mặt dưới tăng quá mức. Vùng quanh mũi bị lép và góc mũi môi nhọn, chiều cao tầng mặt dưới tăng quá mức (đặc biệt từ stomion đến menton mô mềm). Bệnh nhân được phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên hàm dưới theo chiều kim đồng hồ. Cách điều trị thay thế là phẫu thuật 1 hàm, chỉ cắt xương hàm dưới. Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm thẩm mỹ mặt. Bệnh nhân từ chối phẫu thuật 1 hàm. 
	Trước	Sau
	Hình chụp sau điều trị cho thấy nét nhìn nghiêng mặt được cải thiện, góc mũi môi tăng đáng kể và loại bỏ được chiều cao tầng mặt dưới quá mức
Trước
Sau
Khớp cắn được hoàn tất ở tương quan răng nanh loại I. Tương quan độ cắn phủ và cắn chìa lý tưởng. Các kết quả ổn định 10 tháng sau khi tháo mắc cài.
Trước
Sau
Phim panorex trước và sau phẫu thuật cho thấy góc hàm đã được cắt để tạo khuôn mặt thon gọn cho BN.
Trước
Sau
Phim Cephalo trước và sau phẫu thuật cho thấy phức hợp hàm trên-hàm dưới đã được xoay theo chiều kim đồng hồ với góc mặt phẳng khớp cắn tăng.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dieu_tri_lech_lac_xuong_ham_loai_iii_bang.docx