Luận án Nghiên cứu độc tính, tác dụng điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp trên thực nghiệm và lâm sàng của chế phẩm trúng phong hoàn
Đột quỵ não (ĐQN) hay tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, ĐQN là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh thuộc hệ thần kinh và đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư [1],[2],[3],[4].
ĐQN được chia làm hai loại lớn: Đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, nhóm bệnh nhân nhồi máu não chiếm khoảng 80% -85% đột quỵ não nói chung [5],[6]. ĐQN là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Những người sống sót sau đột quỵ có 20% cần được hỗ trợ để đi lại, 70% không thể làm việc được như trước đột quỵ và 50% không thể làm bất cứ việc gì [7]. Chi phí cho cấp cứu, điều trị dự phòng hàng năm ở các nước trên thế giới là rất lớn, theo thống kê trên của các chuyên gia y tế, mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong vì đột quỵ: trung bình cứ 4 phút có 1 BN tử vong do đột quỵ [1],[8]. ĐQN ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số. Với tình hình trên, trong nhiều năm gần đây, ĐQN đã và đang được y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học Cổ truyền(YHCT) rất quan tâm. Các tiến bộ trong phương pháp chẩn đoán, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật thần kinh, và đặc biệt là can thiệp mạch đã đưa lại kết quả khá lớn trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, số bệnh nhân có được cơ hội này không nhiều vì yếu tố thời gian và bệnh nhân cần được điều trị tại những trung tâm lớn có trang thiết bị y tế hiện đại. Do đó, hướng điều trị nội khoa cho ĐQN giai đoạn cấp cho đến nay vẫn là hướng rất phổ biến. Song song với các phương pháp của YHHĐ thì Y học Cổ truyền cũng có nhiều loại thuốc điều trị rất hiệu quả đột quỵ não giai đoạn cấp như: An cung ngưu hoàng hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn Tuy nhiên phải nhập khẩu với giá thành cao trong khi nhu cầu hiện tại lại rất lớn, do vậy việc tìm ra một loại thuốc có nguồn gốc trong nước với nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ, hiệu quả cao được đặt ra trong đó, chế phẩm“Trúng phong hoàn” có nguồn gốc từ bài “Thần dược cứu mệnh” [9], gia thêm vị trần bì. Đã được nghiên cứu chuyển dạng thuốc hoàn mềm để điều trị chứng trúng phong với biểu hiện mắt miệng méo lệch, chảy dãi, chân tay co quắp, cấm khẩu, bán thân bất toại. Chế phẩm TPH gồm 4 thành phần: địa long, đỗ đen, rau ngót, trần bì đáp ứng yêu cầu điều trị các triệu chứng trên. Mặc dù được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân nhưng cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính, tác dụng điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp trên thực nghiệm và lâm sàng của chế phẩm Trúng Phong Hoàn” với hai mục tiêu:
1. Xác định độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của chế phẩm “Trúng phong hoàn” trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Trúng phong hoàn” trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu độc tính, tác dụng điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp trên thực nghiệm và lâm sàng của chế phẩm trúng phong hoàn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI NGUYỄN HÙNG SƠN NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH, TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG CỦA CHẾ PHẨM TRÚNG PHONG HOÀN LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI NGUYỄN HÙNG SƠN NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH, TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG CỦA CHẾ PHẨM TRÚNG PHONG HOÀN Chuyên ngành : Y học Cổ truyền Mã số : 62.72.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN MINH HÀ 2. PGS TS. NGUYỄN MINH HIỆN HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn tới: - Đảng ủy Ban Giám đốc, Trung tâm Huấn luyện & Đào tạo, cùng toàn thể các phòng khoa ban - Viện Y học Cổ truyền Quân Đội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận án. - Đảng ủy Ban Giám đốc, Khoa Đột quỵ - Bệnh viện Quân y 103, Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận án. - Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Hà - Nguyên Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, người thầy đã tận tình chỉ bảo, trang bị kiến thức chuyên ngành, hướng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Hiện - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ - Bệnh viện Quân y 103, thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và chỉnh sửa trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành tốt luận án. - Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bệnh nhân đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. - Con xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ - những người đã sinh thành và nuôi dưỡng con, và những người thân trong gia đình đã sẻ chia, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi để hoàn thành luận án. - Luận án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô và đồng nghiệp để bản luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Hùng Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hùng Sơn, nghiên cứu sinh khóa 3 tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội, chuyên ngành Y học Cổ truyền xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Minh Hà và PGS.TS Nguyễn Minh Hiện. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã công bố tại Việt Nam. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người viết cam đoan Nguyễn Hùng Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALT AST Alanin amino transferase Aspartat amino transferase CLVT Cắt lớp vi tính ĐC Đối chứng DĐVN IV Dược điển Việt Nam 4 ĐQN Đột quỵ não HAtb Huyết áp trung bình Hatt Huyết áp tâm thu HAttr Huyết áp tâm trương HSCC Hồi sức cấp cứu NC N0 N15 N Nghiên cứu Ngày bắt đầu tiến hành nghiên cứu Sau 15 ngày điều trị Số lượng bệnh nhân NMN Nhồi máu não TTC Triphenyl Tetrazolium Chloride TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TPH BN Trúng phong hoàn Bệnh nhân WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới YHCT Y học Cổ truyền YHHĐ SD Y học hiện đại Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá mức độ suy giảm vận động 51 Bảng 2.2. Đánh giá kết quả theo thang điểm. 56 Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp. 59 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Trúng phong hoàn đến thể trọng chuột 60 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Trúng phong hoàn đến số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, Hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, hemoglobin trung bình trong máu chuột 61 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Trúng phong hoàn đến số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong máu chuột 62 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Trúng phong hoàn đến công thức bạch cầu trong máu chuột 62 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Trúng phong hoàn đến hoạt độ AST , ALT, Ure, Creatinin trong máu chuột 63 Bảng 3.7: Tỉ lệ thành công của phương pháp gây đột quỵ bằng phương pháp quang hóa 69 Bảng 3.8. Bảng điểm đánh giá suy giảm vận động (Trung bình ± SEM) 72 Bảng 3.9. Quãng đường và vận tốc của các nhóm chuột 75 Bảng 3.10. Thể tích ổ nhồi máu của các nhóm chuột; Trung bình ± SEM 78 Bảng 3.11. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu. 79 Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân theo giới 80 Bảng 3.13. Đặc điểm về thời điểm bị bệnh ở hai nhóm 80 Bảng 3.14. Thời gian từ khi khởi phát đến khi dùng thuốc nghiên cứu 81 Bảng 3.15. Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nghiên cứu 81 Bảng 3.16. Đặc điểm tổn thương thần kinh khu trú của các bệnh nhân trước điều trị 82 Bảng 3.17: Đặc điểm ổ nhồi máu trước điều trị trên phim CT sọ não 83 Bảng 3.18. Đặc điểm mức độ rối loạn ý thức theo điểm Glasgow trước điều trị. 83 Bảng 3.19. Sức cơ theo thang điểm MRC của các bệnh nhân trước điều trị 84 Bảng 3.20. Mức độ liệt theo thang điểm NIHSS của bệnh nhân trước điều trị 84 Bảng 3.21. Đặc điểm chất lưỡi ở BN trước khi dùng thuốc nghiên cứu 85 Bảng 3.22. Đặc điểm rêu lưỡi ở BN trước khi dùng thuốc nghiên cứu 85 Bảng 3.23. Đặc điểm mạch theo YHCT ở BN trước khi dùng thuốc nghiên cứu 86 Bảng 3.24. Sự thay đổi huyết áp, mạch, nhiệt độ của các bệnh nhân NMN sau 15 ngày điều trị 87 Bảng 3.25. Mức độ phục hồi ý thức theo điểm Glasgow. 88 Bảng 3.26. Đánh giá mức độ chuyển dịch Glasgow sau 15 ngày điều trị 89 Bảng 3.27. Kết quả sức cơ theo MRC sau 15 ngày điều trị 90 Bảng 3.28: Đánh giá mức độ chuyển dịch thang điểm MRC sau 15 ngày điều trị 91 Bảng 3.29. Kết quả điều trị theo thang điểm NIHSS trước và sau 15 ngày điều trị 92 Bảng 3.30. Đánh giá sự chuyển dịch thang điểm NIHSS sau 15 ngày điều trị 94 Bảng 3.31. Kết quả điều trị chung 95 Bảng 3.32. Đặc điểm chất lưỡi ở BN trước và sau khi dùng thuốc nghiên cứu 96 Bảng 3.33. Đặc điểm rêu lưỡi ở BN trước khi dùng thuốc nghiên cứu 97 Bảng 3.34. Đặc điểm mạch theo YHCT ở BN trước và sau khi dùng thuốc nghiên cứu 98 Bảng 3.35. Tác dụng không mong muốn của Trúng phong hoàn 99 Bảng 3.36. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin trước và sau điều trị 99 Bảng 3.37. Hàm lượng cholesterol, triglycerid, glucoza, HDL-C, LDL-C trước và sau nghiên cứu 100 Bảng 3.38. Hàm lượng AST, ALT, ure, creatinin trước và sau nghiên cứu 101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thể tích ổ nhồi máu được đo tại hai khoảng thời gian 4 phút và 6 phút chiếu tia Krypton laser. 67 Biểu đồ 3.2: Thể tích ổ nhồi máu đo tại các thời điểm 3, 7 và 14 ngày sau đột quỵ. 70 Biểu đồ 3.3: Điểm đánh giá mức độ suy giảm vận động ở thời điểm ngày 1 (a), 3 (b), 7 (c), 14 (d) sau đột quỵ của các nhóm chuột 71 Biểu đồ 3.4: Điểm đánh giá suy giảm vận động theo thời gian sau đột quỵ của từng nhóm 72 Biểu đồ 3.5: Quãng đường di chuyển được ở thời điểm ngày 1 (a), 3 (b), 7 (c), 14 (d) sau đột quỵ của các nhóm chuột: 73 Biểu đồ 3.6: Vận tốc trung bình ở thời điểm ngày 1 (a), 3 (b), 7 (c), 14 (d) sau đột quỵ của các nhóm chuột 74 Biểu đồ 3.7: Quãng đường (a) và vận tốc (b) theo thời gian sau đột quỵ của từng nhóm 75 Biểu đồ 3.8: Hình ảnh và thể tích ổ nhồi máu tại thời điểm 3 ngày sau khi tiến hành gây đột quỵ 76 Biểu đồ 3.9: Hình ảnh và thể tích ổ nhồi máu tại thời điểm 7 ngày sau khi tiến hành gây đột quỵ. 77 Biểu đồ 3.10: Hình ảnh và thể tích ổ nhồi máu tại thời điểm 14 ngày sau khi tiến hành gây đột quỵ. 78 Biểu đồ 3.11: Thể tích ổ nhồi máu của các nhóm theo thời gian 78 Biểu đồ 3.12. Biểu đồ hồi phục ý thức theo thang điểm Glasgow của nhóm nghiên cứu 88 Biểu đồ 3.13. Biểu đồ hồi phục theo thang điểm MRC của nhóm nghiên cứu 90 Biểu đồ 3.14. Biểu đồ hồi phục theo thang điểm NIHSS của nhóm nghiên cứu 92 Biểu đồ 3.15. Sự thay đổi điểm trung bình NIHSS ở nhóm dùng thuốc trước và sau điều trị 93 Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ điều trị khá tốt dựa trên đánh giá cả 3 tiêu chí 95 DANH MỤC HÌNH, ẢNH Hình 1.1. Động mạch não 3 Ảnh 1.1. Địa long 33 Ảnh 1.2. Đậu đen 34 Ảnh 1.3. Rau ngót 35 Ảnh 1.4. Trần bì 37 Ảnh 2.1. Chế phẩm “Trúng phong hoàn” 40 Ảnh 2.2: Cách đưa thuốc Rose Bengal vào hệ thống tuần hoàn của chuột qua xoang tĩnh mạch sau hốc mắt. 47 Ảnh 3.1. Hình thái vi thể gan chuột cống lô chứng 64 Ảnh 3.2. Hình thái vi thể thận chuột cống lô chứng 64 Ảnh 3.3: Hình thái vi thể gan chuột cống Lô thử 1 64 Ảnh 3.4. Hình thái vi thể thận chuột cống Lô thử 1 64 Ảnh 3.5. Hình thái vi thể gan chuột cống Lô thử 2 64 Ảnh 3.6. Hình thái vi thể thận chuột cống Lô thử 2 64 Ảnh 3.7: Hình ảnh của động mạch não giữa của chuột trong quá trình tạo huyết khối gây ổ nhồi máu và phương phương pháp gây đột quỵ nhồi máu. 66 Ảnh 3.8: Hình ảnh não chuột tại thời điểm 3 ngày sau khi tiến hành gây đột quỵ nhồi máu. 67 Ảnh 3.9: Não chuột không bị tổn thương khi chiếu Krypton laser trong 4 phút không có Rose Bengal mà thay bằng tiêm NaCl 0.9%. 68 Ảnh 3.10: Hình ảnh não chuột ở các thời điểm khác nhau sau khi gây đột quỵ. 69 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (ĐQN) hay tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, ĐQN là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh thuộc hệ thần kinh và đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư [1],[2],[3],[4]. ĐQN được chia làm hai loại lớn: Đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, nhóm bệnh nhân nhồi máu não chiếm khoảng 80% -85% đột quỵ não nói chung [5],[6]. ĐQN là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Những người sống sót sau đột quỵ có 20% cần được hỗ trợ để đi lại, 70% không thể làm việc được như trước đột quỵ và 50% không thể làm bất cứ việc gì [7]. Chi phí cho cấp cứu, điều trị dự phòng hàng năm ở các nước trên thế giới là rất lớn, theo thống kê trên của các chuyên gia y tế, mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong vì đột quỵ: trung bình cứ 4 phút có 1 BN tử vong do đột quỵ [1],[8]. ĐQN ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số. Với tình hình trên, trong nhiều năm gần đây, ĐQN đã và đang được y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học Cổ truyền(YHCT) rất quan tâm. Các tiến bộ trong phương pháp chẩn đoán, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật thần kinh, và đặc biệt là can thiệp mạch đã đưa lại kết quả khá lớn trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, số bệnh nhân có được cơ hội này không nhiều vì yếu tố thời gian và bệnh nhân cần được điều trị tại những trung tâm lớn có trang thiết bị y tế hiện đại. Do đó, hướng điều trị nội khoa cho ĐQN giai đoạn cấp cho đến nay vẫn là hướng rất phổ biến. Song song với các phương pháp của YHHĐ thì Y học Cổ truyền cũng có nhiều loại thuốc điều trị rất hiệu quả đột quỵ não giai đoạn cấp như: An cung ngưu hoàng hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn Tuy nhiên phải nhập khẩu với giá thành cao trong khi nhu cầu hiện tại lại rất lớn, do vậy việc tìm ra một loại thuốc có nguồn gốc trong nước với nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ, hiệu quả cao được đặt ra trong đó, chế phẩm“Trúng phong hoàn” có nguồn gốc từ bài “Thần dược cứu mệnh” [9], gia thêm vị trần bì. Đã được nghiên cứu chuyển dạng thuốc hoàn mềm để điều trị chứng trúng phong với biểu hiện mắt miệng méo lệch, chảy dãi, chân tay co quắp, cấm khẩu, bán thân bất toại. Chế phẩm TPH gồm 4 thành phần: địa long, đỗ đen, rau ngót, trần bì đáp ứng yêu cầu điều trị các triệu chứng trên. Mặc dù được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân nhưng cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính, tác dụng điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp trên thực nghiệm và lâm sàng của chế phẩm Trúng Phong Hoàn” với hai mục tiêu: Xác định độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp của chế phẩm “Trúng phong hoàn” trên động vật thực nghiệm. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Trúng phong hoàn” trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỘT QUỴ NÃO THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý tuần hoàn não * Hệ thống mạch máu não: Não được tưới máu bởi hai hệ động mạch: Hệ động mạch cảnh trong và hệ động mạch đốt sống - thân nền [10], [11]. Hình 1.1. Động mạch não [12] * Hệ động mạch cảnh trong: Tưới máu cho 2/3 trước của bán cầu đại não và chia làm 4 ngành tận: + Động mạch não trước: Tưới máu cho mặt trong của bán cầu, mặt dưới và mặt ngoài thuỳ trán. + Động mạch não giữa: Tưới máu cho mặt ngoài bán cầu, vùng trán - thái dương, đỉnh - thái dương, nửa trước thuỳ chẩm. + Động mạch thông sau: Tạo sự nối thông của vòng mạch đa giác Willis. + Động mạch mạc mạch trước: Chạy vào các màng mạch để tạo thành đám rối màng mạch bên, giữa, trên. * Hệ động mạch đốt sống- thân nền: Cung cấp máu cho 1/3 sau của bán cầu đại não, tiểu não và thân não. Hai động mạch não sau là hai nhánh tận cùng của động mạch đốt sống thân nền, tưới máu cho mặt dưới của thuỳ thái dương và mặt giữa thuỳ chẩm. Theo Lazorthes và Gemege, tuần hoàn não có 3 hệ thống nhánh thông. * Cơ chế điều hoà tuần hoàn não Lưu lượng máu não không phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng máu do tim co bóp. Sự điều hoà lưu lượng máu não thông qua cơ chế Bayliss: khi tim bóp mạnh đẩy máu lên não nhiều, các mạch máu nhỏ ở não co lại hạn chế tưới máu, khi máu lên não ít thì mạch máu não giãn ra để chứa máu nhiều hơn [1], [4]. + Sự điều hoà theo cơ chế thần kinh: Không mạnh và làm thay đổi tuần hoàn não không đáng kể. + Điều hoà qua chuyển hoá: Phân áp CO2 tăng gây giãn mạch, ngược lại, phân áp O2 tăng dẫn đến co mạch và làm giảm lưu lượng tuần hoàn não. * Sinh lý tế bào não khi tiêu thụ Oxy Khi có sự giảm lưu lượng tuần hoàn não và thiếu O2 não do huyết khối và tắc mạch ở trung tâm, lưu lượng máu thấp dưới 10ml/100g não/phút sẽ tử vong trong vài giờ và không hồi phục; Vùng xung quanh có lưu lượng máu thấp từ 20-30ml/100g não/phút, lúc này các tế bào não chưa chết, không hoạt động điện nhưng vẫn duy trì tế bào sống, vùng này được gọi là “vùng tranh tối tranh sáng”. Nếu tuần hoàn bàng hệ hoạt động tốt hoặc dưới tác dụng của một số thuốc giúp cho tế bào hô hấp, chuyển hoá được, các tế bào thần kinh sẽ hồi phục và tiếp tục hoạt động bình thường. Thời gian phục hồi “vùng tranh tối tranh sáng” chỉ kéo dài trong vài giờ rồi có thể chuyển sang hoại tử, vì thế, điều trị NMN phải tiến hành càng sớm càng tốt [1], [4]. 1.1.2. Đột quỵ não 1.1.2.1. Khái niệm đột quỵ não Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1989): Đột quỵ não là một bệnh khởi phát đột ngột hay cấp tính với các rối loạn chức năng não khu trú hay lan tỏa, kéo dài ≥ 24h hoặc dẫn đến tử vong, không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài căn nguyên mạch máu [1], [2]. Các trường hợp chảy máu dưới nhện mà bệnh nhân còn tỉnh táo, có đau đầu nhưng không có dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú, cứng gáy không rõ rệt, không thường xuyên và không kéo dài được vài giờ... không được xếp vào khái niệm đột quỵ não [1], [2], [8]. Đột quỵ não gồm:Chảy máu não ... khó £ 4. Mất tiếng £ 5. Không rõ £ 6. B.thường £ E2b. Tiếng thở 1. B.thường £ 2. Khò khè £ 3. Khác: E2c. Tiếng ho 1. Có ho £ 2. Nhiều đờm £ 3. Khan £ E3. Vấn chẩn E3a. Khởi phát 1. Đột ngột £ 2. Từ từ £ E3b. Đau đầu 1. Có £ 2. Không £ E3c. Hàn nhiệt 1. Sốt £ 2. Không £ 3. Sợ lạnh £ 4. Ưa mát £ 5. Nóng về chiều £ E3d. Ăn uống 1. Khó nuốt £ 2. Đặt Sonde £ 3. Ăn ít £ E3e. Ngủ 1. B.thường £ 2. Ít £ 3. Li bì £ E3f. Mồ hôi 1. Đạo hãn £ 2. Tự hãn £ E3g. Đại tiện E3g1. Tự chủ 1. Tự chủ £ 2. Không £ 3. Thụt tháo £ E3g2. Phân 1. Táo £ 2. Khuôn £ 3. Nát £ E3g3. Số lần N1:.lần Số lần N15:lần E3h. Tiểu tiện E3h1. Tự chủ: 1. Tự chủ £ 2. Không £ 3. Dầm dề £ 4. Đặt sonde £ E3h2. Màu sắc: 1. Trong £ 2. Vàng £ E3h3. Số lần N1:.lần Số lần N15:...lần E3i. Nôn 1. Buồn nôn £ 2. Nôn £ 3. Nôn ra dãi £ 4. Nôn ra đờm £ 5.Nôn kịch liệt £ E3k. Ăn uống 1. Ăn kém £ 2. Bình thường ] E4. Thiết chẩn E4a. Xúc chẩn da: 1. Nóng ấm £ 2. Mát £ 3. Khô £ 4. Ẩm £ 5. Phù £ 6. Bt £ E4b. Cơ khớp: 1. B.thường £ 2. Co cứng £ 3. Teo £ 4. Nhẽo £ E4c.Mạch chẩn E4c1. Lực mạch 1. Có lực £ 2. Không £ E4c2. Tính chất: 1. Trì £ 2. Sác £ 3. Phù £ 4. Trầm £ 5. Huyền £ 6. Hoạt £ 7. Sáp £ 8. Tế £ 9. Trì £ 10. Kết đại £ 11. Nhu £ F. CẬN LÂM SÀNG: F1. Xét nghiệm nước tiểu F1.1. Tỷ trọng: F1.2. pH:..... F1.3. Nitrit:....... F1.4. Glucoza:.. F1.5. Protein: . F1.6.Hồng cầu: F1.7. Bạch cầu: F2. Xét nghiệm máu F2.1. Bạch cầu: ......G/l F2.2. Hồng cầu: .T/l F2.3. Tiểu cầu:.......G/l F2.4. HGb:.......(g/l) F2.5.Glucose:...(mmol/l) F2.6.Tri:......(mmol/l) F2.7. Choles: ....(mmol/l) F2.8. HDL-C:(mmol/l) F2.9. LDL-C:.....(mmol/l) F2.10. Ure:..... (mmol/l) F2.11. Creatinin: (µmol/l) F2.12. SGOT:.. (U/l) F2.13. SGPT:...... (U/l) F3. Điện giải đồ F3.1. Na+:... F3.2. K+:.. F3.3. Ca++:.. F3.4. Cl-:.. F4. Xquang tim phổi 1. Bình thường £ 2. Bệnh lý £ F5. Điện tim 1. Bình thường £ 2. Bệnh lý £ F6. CT-Scanner sọ não: F6. Đặc điểm ổ NMN F6.1. Thời gian: 1. 72h £ F6.2. Vị trí: 1. BC P £ 2. BC T £ 3. Vùng trán £ 4. Đỉnh £ 5. Chẩm £ 6. Thái dương £ 7.Nhân xám £ 8. Khác:. F6.3. Dấu hiệu sớm: 1. Mất dải đảo £ 2. Mờ nhân đậu £ 3. Xóa các rãnh cuộn não £ 4. DH ĐM tăng đậm £ 5. Giảm đậm £ 6. Không £ F6.4. Hình dạng: 1. Tam giác £ 2. Tròn £ 3. Dấu phẩy £ 4. Khác £ F6.5. Kích thước: 1. 4cm £ F6.7. Đề đẩy đường giữa: 1. Không £ 2. 1cm £ THĂM KHÁM NGÀY 15 (NOP) N. KHÁM TÂY Y N1. Nhiệt độ: N1..0C N2. Huyết áp: N1:/ N3. Mạch: N1:lần/phút N4. Tần số thở: N1:lần/phút N4e. Kiểu thở 1.Bình thường £ 2. Bệnh lý £ N5. Triệu chứng 1. Choáng váng £ 2. Đau đầu £ 3. Chóng mặt £ 4. Nôn £ 5. Buồn nôn £ N6. Rối loạn cảm giác £ (Nếu không - nhảy N7) 1. Tê tay £ 2. Tê chân £ 3. Tê bì ½ người £ N7. Bại, liệt ½ người £ (Nếu không - nhảy N8) 1. Phải £ 2. Bên trái £ N8. Rối loạn cơ vòng £ 1. Tiểu tiện không tự chủ £ 2. Bí tiểu £ 3. Dái dầm £ 4. Đại tiện không tự chủ £ 5. Số ngày chưa đại tiện:. N9. Phản xạ bệnh lý bó tháp Babinski 1. Dương tính £ 2. Âm tính £ N10. Liệt dây VII Trung ương 1. Có £ 2. Không £ N11. Điểm GLASGOW:. N12. Điểm NIHSS:......................... N13. Điểm MRC:............................ O. KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN O1. Vọng chẩn O1a. Hình thái 1. Gầy £ 2. Bé £ 3. Tầm thước £ O1b. Thần 1. Tỉnh £ 2. Hôn mê £ 3. Lơ mơ £ O1c. Sắc 1. Tươi nhuận £ 2.Tái £ 3. Đỏ £ 4. Xanh đen £ 5. Môi tím £ 6. Móng tím £ O1d. Thiệt O1d1. Hình thể [ ] (điền từ 1-6) 1. Bình thường £ 2. Thon £ 3. Rụt £ 4. Lệch £ 5. Hằn răng £ 6. Run £ O1d2. Chất 1. Hồng tươi £ 2. Nhợt £ 3. Đỏ đậm £ 4. Tím £ 5. Khô £ O1d3. Rêu 1. Mỏng £ 2. Dày £ 3. Khô £ 4. Ướt £ 5. Trắng £ 6 Vàng £ 7. Nhớp £ O2. Văn chẩn O2a. Âm thanh 1. Gọn rõ £ 2. Nhỏ £ 3. Nói khó £ 4. Mất tiếng £ 5. Không rõ £ 6. B.thường £ O2b. Tiếng thở 1. B.thường £ 2. Khò khè £ 3. Khác: O2c. Tiếng ho 1. Có ho £ 2. Nhiều đờm £ 3. Khan £ O3. Vấn chẩn O3a. Khởi phát 1. Đột ngột £ 2. Từ từ £ O3b. Đau đầu 1.Có £ 2. Không £ O3c. Hàn nhiệt 1.Sốt £ 2.Không £ 3. Sợ lạnh £ 4. Ưa mát £ 5. Nóng về chiều £ O3d. Ăn uống 1. Khó nuốt £ 2. Đặt Sonde £ 3. Ăn ít £ O3e. Ngủ 1. B.thường £ 2. Ít £ 3. Li bì £ O3f. Mồ hôi 1. Đạo hãn £ 2. Tự hãn £ O3g. Đại tiện O3g 1. Tự chủ £ 2. Không £ 3. Thụt tháo £ O3g2. Phân 1. Táo £ 2. Khuôn £ 3. Nát £ O3g3. Số lần N1:.lần Số lần N15:lần O3h. Tiểu tiện O3h1. Tự chủ: 1. Tự chủ £ 2. Không £ 3. Dầm dề £ 4. Đặt sonde O3h2. Màu sắc: 1. Trong £ 2. Vàng £ O3h3. Số lần N1:. lần Số lần N10:... lần Số lần N15:... lần O3i. Nôn 1. Buồn nôn £ 2. Nôn £ 3. Nôn ra dãi £ 4. Nôn ra đờm £ 5. Nôn kịch liệt £ O3k. Ăn uống 1. Ăn kém £ 2. Bình thường £ O4. Thiết chẩn O4a. Xúc chẩn da: 1. Nóng ấm £ 2. Mát £ 3. Khô £ 4. Ẩm £ 5. Phù £ 6. Bt £ O4b. Cơ khớp: 1. B.thường £ 2. Co cứng £ 3. Teo £ 4. Nhẽo £ `O4c. Mạch chẩn O4c1. Lực mạch 1. Có lực £ 2. Không £ O4c2. Tính chất: 1. Trì £ 2. Sác £ 3. Phù £ 4. Trầm £ 5. Huyền £ 6. Hoạt £ ` 7. Sáp £ 8. Tế £ 9. Trì £ 10. Kết đại £ 11. Nhu £ P. CẬN LÂM SÀNG: P1. Xét nghiệm nước tiểu P11. Tỷ trọng: P12. pH:..... P13. Nitrit:....... P14. Glucoza:.. P15. Protein: . P16.Hồng cầu: P17. Bạch cầu: P2. Xét nghiệm máu P21. Bạch cầu: ......G/l P22. Hồng cầu: .T/l P23. Tiểu cầu:.......G/l P24. HGb:.......(g/l) P25.Glucose:...(mmol/l) P26. Tri:......(mmol/l) P27.Choles: .... (mmol/l) P28. HDL-C: (mmol/l) P29. LDL-C:.....(mmol/l) P210. Ure:..... (mmol/l) P211. Creatinin: (µmol/l) P212. SGOT:.. (U/l) P213. SGPT:...... (U/l) P3. Điện giải đồ P31. Na+:... P32. K+:.. P33. Ca++:.. P34. Cl-:.. P4. Xquang tim phổi 1. Bình thường £ 2. Bệnh lý £ P5. Điện tim 1. Bình thường £ 2. Bệnh lý £ P6. CT-Scanner sọ não: P6. Đặc điểm ổ NMN P6.1. Thời gian: 1. < 24h £ 2. 24-72h £ 3. > 72h £ P6.2. Vị trí: 1. BC P £ 2. BC T £ 3. Vùng trán £ 4. Đỉnh £ 5. Chẩm £ 6. Thái dương £ 7. Nhân xám £ 8. Khác:. P6.3. Dấu hiệu sớm: 1. Mất dải đảo £ 2. Mờ nhân đậu £ 3.Xóa các rãnh cuộn não £ 4. DH ĐM tăng đậm £ 5.Giảm đậm £ 6. Không £ P6.4. Hình dạng: 1. Tam giác £ 2. Tròn £ 3. Dấu phẩy £ 4. Khác £ P6.5. Kích thước: 1.< 2cm £ 2. 2-4 cm £ 3. > 4cm £ P6.7. Đề đẩy đường giữa:1. Không £ 2. <1cm £ 3. > 1cm £ Q. CHẨN ĐOÁN YHHĐ: YHCT: Bát cương: 1. Biểu £ 2. Lý £ 3. Hư £ 4. Thực £ 5. Hàn £ 6. Nhiệt £ 7. Âm £ 8. Dương £ Tạng phủ: 1. Âm hư £ 2. Khí hư £ 3. Khí nghịch £ 4. Huyết ứ £ 5. Đàm £ 6. Tâm hỏa £ 7.Can phong £ 8. Thận £ 9. Tỳ £ Bệnh danh: 1. Trúng phong kinh lạc £ 2. Trúng phong tạng phủ £ Nguyên nhân: 1. Nội nhân £ 2. Ngoại nhân £ VII. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Theo YHHĐ + Nootropyl 1g x 6 ống/ ngày x 15 ngày + Cerebrolysin 10ml x 2 ống/ ngày x 15 ngày tiêm tĩnh mạch chậm sáng chiều + Gliatilin 1g x 2 ống/ ngày x 15 ngày, tiêm bắp sáng chiều + Các phương pháp khác:.... Theo YHCT + Trúng phong hoàn 06 viên/ ngày x 15 ngày đầu vào viện £ + Không dùng Trúng phong hoàn £ VIII. TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC IX. TIẾN TRIỂN Tử vong £ Kết quả: Tốt £ Khá £ Trung bình £ Kém £ Chuyển viện £ Chủ nhiệm khoa Bác sĩ điều trị PHIẾU THEO DÕI TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Đáp ứng Biểu hiện Điểm Đáp ứng mở mắt Mở mắt tự nhiên 4 Mở mắt khi ra lệnh 3 Mở mắt khi gây đau 2 Không mở mắt khi kích thích 1 Đáp ứng vận động Đáp ứng vận động khi ra lệnh 6 Vận động thích hợp khi kích thích 5 Đáp ứng không thích hợp 4 Co cứng mất vỏ 3 Duỗi cứng mất não 2 Nằm yên không đáp ứng 1 Đáp ứng lời nói Trả lời đúng câu hỏi 5 Trả lời hạn chế mất định hướng 4 Trả lời lộn xộn không phù hợp 3 Không rõ nói gì 2 Không nói 1 THEO DÕI CHỈ SỐ MẠCH HA TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ Chỉ số Ngày HAtt HAttr HAtb Mạch N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN Triệu chứng Thời gian xuất hiện triệu chứng (N0 - N15) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Rối loạn tiêu hóa Mẩn ngứa, nổi mề đay Đau đầu Hoa mắt chóng mặt Buồn nôn, nôn PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU Họ và tên đối tượng:......................................................................................... Tuổi:.................................................................................................................. Địa chỉ:.............................................................................................................. Sau khi được bác sỹ thông báo về mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, những nguy cơ tiềm tàng và lợi ích của đối tượng tham gia vào nghiên cứu: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của thuốc “Trúng phong hoàn” trên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trúng phong kinh lạc,thể can thận âm hư). Tôi (hoặc người đại diện trong gia đình) đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này (đồng ý lấy máu 5 ml trước và sau khi tham gia nghiên cứu để xét nghiệm). Tôi xin tuân thủ các quy định của nghiên cứu. Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 20 Người làm chứng Đối tượng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 3 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH BÀO CHẾ TRÚNG PHONG HOÀN Rau ngót Địa long Trần bì Chiết lần 1 3-4 h Dịch chiết 1 Bã dược liệu Chiết lần 2 Bã dược liệu Dịch chiết 2 Dịch chiết 1 và 2 Cô cao đặc 2-3 h Sấy cao khô (50 – 55oC) Trộn, xay Bột Đậu đen Mật ong Hỗn hợp bột Trúng phong hoàn PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH MỘT SỐ BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRÚNG PHONG STT Các bài thuốc cổ phương 1 Tên bài An cung ngưu hoàng hoàn Xuất xứ Ôn bệnh điều biện. Tác dụng Thanh nhiệt giải độc, khai khiếu tỉnh thần. Thành phần Ngưu hoàng, bột sừng tê giác, xạ hương, trân châu, chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến. 2 Tên bài Đại tần giao thang Xuất xứ Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập. Tác dụng Khu phong, thanh nhiệt, dưỡng huyết thông lạc. Thành phần Tần giao, hoàng cầm, phục linh, sinh thạch cao, bạch thược, đương quy, phòng phong, khương hoạt, bạch truật, bạch chỉ, thục địa, tế tân, xuyên khung, cam thảo, độc hoạt, sinh địa, tế tân. 3 Tên bài Đạo đàm thang Tác dụng Táo thấp khử đàm hành khí khai uất. Thành phần Bán hạ, nam tinh, chỉ thực, phục linh, quất hồng, cam thảo, sinh khương. 4 Tên bài Sâm phụ thang Xuất xứ Phụ nhân lương khương. Tác dụng Ích khí hồi dương, phù chính cố thoát. Thành phần Nhân sâm, phụ tử chế. 5 Tên bài Tô hợp hương hoàn Xuất xứ Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương Tác dụng Hương thơm khai khiếu, hành khí chỉ thống Thành phần Bạch truật, ô tê tiết, chu sa, bạch đàn hương, trầm hương, đinh hương, long não, huân lục hương, thanh mộc hương, hương phụ tử, ha lê lạc, an tức hương, xạ hương, tất bát, tô hạp hương du. PHỤ LỤC 5 Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow (1978) Đáp ứng Biểu hiện Điểm Đáp ứng mở mắt Mở mắt tự nhiên 4 Mở mắt khi ra lệnh 3 Mở mắt khi gây đau 2 Không mở mắt khi kích thích 1 Đáp ứng vận động Đáp ứng vận động khi ra lệnh 6 Vận động thích hợp khi kích thích 5 Đáp ứng không thích hợp 4 Co cứng mất vỏ 3 Duỗi cứng mất não 2 Nằm yên không đáp ứng 1 Đáp ứng lời nói Trả lời đúng câu hỏi 5 Trả lời hạn chế mất định hướng 4 Trả lời lộn xộn không phù hợp 3 Không rõ nói gì 2 Không nói 1 Đánh giá: 15 điểm: Bình thường 13-14 điểm: Rối loạn ý thức nhẹ 9-12 điểm: Rối loạn ý thức vừa. 6-8 điểm: Rối loạn ý thức nặng. 4-5 điểm: Hôn mê sâu. 3 điểm: Hôn mê rất sâu, đe dọa không hồi phục. PHỤ LỤC 6 Đánh giá sức cơ: theo thang điểm nghiên cứu y học và sức cơ của hội đồng Anh Medical Reasarch Council (MRC) Scale for Muscle Strength Phân độ Biểu hiện 0 Liệt hoàn toàn, không co cơ 1 Rung cơ hoặc dấu hiệu co cơ nhưng không có cử động khớp 2 Một vài cư động cơ nhưng bị khử bởi trọng lực 3 Cử động thực sự chống lại trọng lực nhưng không chống lại được kháng trở 4 Cử động thực sự chống lại kháng trở nhẹ 5 Sức mạnh cơ bình thường Mức đánh giá tình trạng ý thức sau điều trị theo thang điểm MRC được tính như sau:. + Tốt: Sức cơ bình thường + Đỡ nhiều: Sức cơ tăng ≥ 2 điểm + Đỡ ít:: Sức cơ tăng 1 điểm + Không đỡ:: Sức cơ không đổi + Nặng hơn: Sức cơ giảm đi PHỤ LỤC 7 Đánh giá theo thang điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) Khám Biểu hiện chi tiết Điểm 1a. Ý thức - Tỉnh táo (hoàn toàn tỉnh táo, đáp ứng ngay khi gọi, hợp tác tốt) - Lơ mơ (ngủ gà, tỉnh khi gọi hoặc lay, đáp ứng chính xác) - Sững sờ (chỉ thức tỉnh khi kích thích mạnh, đáp ứng kém chính xác) - Hôn mê (không đáp ứng với kích thích) 0 1 2 3 1b. Hỏi tháng và tuổi BN (2 câu hỏi): - Trả lời chính xác cả 2 câu - Trả lời chính xác được 1 câu - Không chính xác cả 2 câu 0 1 2 1c. Yêu cầu mở/nhắm mắt + nắm chặt tay (2 y/ cầu): - Làm theo đúng cả 2 yêu cầu - Làm theo đúng chỉ 1 yêu cầu - Không đúng theo cả 2 yêu cầu 0 1 2 2. Nhìn phối hợp: - Bình thường - Liệt vận nhãn một phần của 1 hay 2 mắt - Xoay mắt đầu sang một bên hoặc liệt đờ vận nhãn (nghiệm pháp mắt - đầu) 0 1 2 3. Thị trường: - Bình thường - Bán manh một phần - Bán manh hoàn toàn - Bán manh 2 bên 0 1 2 3 4. Liệt mặt: - Không liệt - Liệt nhẹ (chỉ mất cân đối khi cười và nói, vận động chủ động vẫn bình thường) - Liệt một phần (liệt rõ rệt, nhưng vẫn còn cử động phần nào) - Liệt hoàn toàn (hoàn toàn không có chút cử động nào của nửa mặt) 0 1 2 3 5a. Vận động tay phải: (duỗi thẳng tay 90 độ nếu ngồi, hoặc 45 độ nếu nằm, trong 10 giây) - Không lệch (giữ được hơn 10 giây) - Lệch (giữ được, nhưng lệch thấp xuống trước 10 giây) - Không chống được trọng lực (lệch nhanh, nhưng có cố giữ lại) - Rơi tự do (tay rơi hoàn toàn, cố nhưng không cưỡng lại được) - Không hề cử động 0 1 2 3 4 5b. Vận động tay trái: - Không lệch (giữ được hơn 10 giây) - Lệch (giữ được, nhưng lệch thấp xuống trước 10 giây) - Không chống được trọng lực (lệch nhanh, nhưng có cố giữ lại) - Rơi tự do (tay rơi hoàn toàn, cố nhưng không cưỡng lại được) - Không hề cử động 0 1 2 3 4 6a. Vận động chân phải: (nằm ngửa, giơ chân tạo góc 30 độ trong 5 giây) - Không lệch (giữ được 30 độ hơn 5 giây) - Lệch (lệch xuống ở tư thế trung gian khi gần hết 5 giây) - Không chống được trọng lực (rơi xuống giường trước 5 giây) - Rơi tự do - Không hề cử động 0 1 2 3 4 6b. Vận động chân trái: - Không lệch (giữ được 30 độ hơn 5 giây) - Lệch (lệch xuống ở tư thế trung gian khi gần hết 5 giây) - Không chống được trọng lực (rơi xuống giường trước 5 giây) - Rơi tự do - Không hề cử động 0 1 2 3 4 7. Mất điều hòa vận động: (nghiệm pháp ngón trỏ -mũi và gót - gối) - Không mất điều hòa - Có nhưng chỉ ở tay hoặc chỉ ở chân - Có ở cả tay lẫn chân 0 1 2 8. Cảm giác: - Bình thường (không mất cảm giác) - Giảm một phần - Giảm nặng 0 1 2 Đánh giá: - 0-4 điểm: Bình thường - 5-15 điểm: Đột quỵ nhẹ - 15-20 điểm: Đột quỵ mức độ vừa - 20-42 điểm: Đột quỵ mức độ nặng
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_doc_tinh_tac_dung_dieu_tri_nhoi_mau_nao_g.doc
- 2. Bìa Tóm tắt tiếng Việt.docx
- 3. Tóm tắt LA tiếng việt 24 trang.docx
- 4. Bìa Tóm tắt TA 24 trang.doc
- 5. Tóm tắt TA 24 trang.doc
- 6. THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
- 7. Thong tin mới tiếng Anh.doc
- 8. Trích yếu luận án.docx
- CV đăng tin NCS Nguyễn Hùng Sơn.pdf