Luận án Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng (ĐTT) là bệnh lý đường tiêu hóa do sự phát triển quá

mức của niêm mạc và mô dưới niêm mạc ĐTT tạo thành [1],[2]. Polyp ĐTT được

chia thành 2 nhóm chính: polyp tân sinh (polyp u tuyến, polyp ung thư hóa) và

polyp không tân sinh (polyp tăng sản, polyp thiếu niên, polyp viêm.) [2],[3].

Trong đó, polyp tân sinh có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư ĐTT [4]. Theo

Silva S.M và cộng sự, 60 - 90% trường hợp ung thư ĐTT phát triển từ polyp u

tuyến [5]. Ung thư ĐTT là bệnh ung thư phổ biến có tỷ lệ mắc cao thứ 3 và tỷ lệ

tử vong cao thứ 4 trên thế giới, với 1,4 triệu ca mắc mới và 700.000 ca tử vong

mỗi năm [6],[7],[8],[9]. Vì vậy, việc phát hiện sớm và cắt bỏ polyp ĐTT có vai trò

quan trọng trong giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ĐTT.

Nội soi đại tràng (NSĐT) là phương pháp tốt nhất cho phép chẩn đoán

và điều trị polyp đại tràng [10]. Theo kết quả nhiều nghiên cứu, nội soi đại

tràng giúp giảm từ 76 - 90% tỷ lệ mắc mới ung thư ĐTT [11],[12]. Trong nội

soi chẩn đoán polyp ĐTT, điều khó khăn là chẩn đoán phân biệt các polyp tân

sinh với polyp không tân sinh để tránh trường hợp chẩn đoán không chính xác và

đưa ra chỉ định cắt polyp không cần thiết. Với các polyp không tân sinh, việc cắt

polyp là không cần thiết, tốn nhiều thời gian và có nguy cơ gây chảy máu [13].

Nội soi ánh sáng thường đánh giá đặc điểm hình thái đại thể sử dụng theo phân

loại Paris (2002) và kích thước đã giúp các nhà nội soi: lựa chọn phương pháp

điều trị phù hợp, dự đoán khả năng xâm lấn của polyp ác tính và tạo điều kiện

cho nghiên cứu so sánh trong thực hành nội soi ĐTT. Tuy nhiên, một số nghiên

cứu gần đây cho thấy, nhiều trường hợp polyp ác tính (kể cả các polyp dạng

phẳng kích thước nhỏ <1 cm)="" đã="" xâm="" lấn="" xuống="" lớp="" dưới="" niêm="" mạc="" lại="" có="">

ảnh đại thể rất giống với polyp u tuyến [14]. Vì thế, các bác sỹ khi thực hiện nội

soi thường cắt polyp sẽ dễ làm sót lại các tế bào ác tính còn ở thành ruột hoặc

hạch bạch huyết.

pdf 173 trang dienloan 9940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng

Luận án Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
PHẠM BÌNH NGUYÊN 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ 
CỦA NỘI SOI PHÓNG ĐẠI, NHUỘM MÀU 
TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
====== 
PHẠM BÌNH NGUYÊN 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ 
CỦA NỘI SOI PHÓNG ĐẠI, NHUỘM MÀU 
 TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG 
Chuyên ngành : Nội - Tiêu hóa 
Mã số : 62720143 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn khoa học 
GS.TS. Đào Văn Long 
HÀ NỘI – 2021 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của rất 
nhiều các Thầy, Cô, các anh chị đồng nghiệp và các cơ quan. Nhân dịp này tôi 
xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới: 
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội, Bộ 
môn Nội trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá 
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. 
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đào 
Văn Long là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn để hoàn thành luận án. 
Tập thể cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp tôi trong suốt quá trình thực 
hiện nghiên cứu, đặc biệt là những đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong lúc 
khó khăn để thực hiện đúng tiến độ đề tài. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của 
Ban Giám đốc, Khoa khám bệnh, Khoa Xét nghiệm, Phòng nghiên cứu khoa 
học, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai trong quá trình thu thập số 
liệu để hoàn thành luận án này. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng thông qua đề 
cương và Hội đồng chấm chuyên đề, luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu 
để tôi hoàn thiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân của chương trình nghiên cứu, 
đã khắc phục mọi khó khăn để tuân thủ theo đúng nội dung chương trình nghiên 
cứu một cách tự giác, đảm bảo cho các số liệu của nghiên cứu được chính xác. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, người thân và 
bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ và giành cho tôi những điều kiện 
thuận lợi nhất để tôi yên tâm thực hiện luận án này 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Phạm Bình Nguyên 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Phạm Bình Nguyên, nghiên cứu sinh khóa 33 Trường Đại học Y 
Hà Nội, chuyên ngành Nội Tiêu hóa, xin cam đoan: 
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của GS.TS. Đào Văn Long 
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, 
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở 
nơi nghiên cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Phạm Bình Nguyên 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
BLI Blue laser Imaging Nội soi ánh sáng xanh 
CIMP 
CpG island methylator pathway Quá trình liên quan đến methyl hóa 
tiểu đảo CpG 
CIN 
Chromosomal Instability pathway Quá trình do mất ổn định nhiễm sắc 
thể 
CP Capillary pattern Hình thái mạch máu 
ĐTT Đại trực tràng 
EMR 
Endoscopic Mucosal Resection Kỹ thuật cắt hớt niêm mạc qua nội 
soi 
ESD 
Endoscopic Submucosal Dissection Kỹ thuật cắt bóc tách dưới niêm 
mạc qua nội soi 
ESGE 
European Society of Digestive 
Endoscopy 
Hiệp hội nội soi Tiêu hóa Châu Âu 
FICE 
Flexible spectral imaging color 
enhancement 
Nội soi tăng cường màu sắc đa phổ 
HDE High definition endoscopy Nội soi độ phân giải cao 
LCI Linked Color Imaging Nội soi hình ảnh màu liên kết 
LST Lateral spreading tumors U lan phía bên 
ME Magnification endoscopy Nội soi phóng đại 
MSI 
Microsatellite Instability pathway Quá trình liên quan đến mất ổn định 
vi vệ tinh 
NBI Narrow band Imaging Nội soi dải tần hẹp 
NSĐT Nội soi đại tràng 
NSPĐ Nội soi phóng đại 
WHO World Health Organization Tổ Chức Y tế thế giới 
WLE White light endoscopy Nội soi ánh sáng trắng 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC ĐẠI TRỰC TRÀNG ......... 3 
1.1.1. Hình thể ngoài ................................................................................. 3 
1.1.2. Cấu tạo mô học đại trực tràng ......................................................... 3 
1.2. POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG ................................................................. 5 
1.2.1. Định nghĩa ....................................................................................... 5 
1.2.2. Dịch tễ học ...................................................................................... 5 
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng. ............................ 6 
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 7 
1.3. PHÂN LOẠI POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG .......................................... 9 
1.3.1. Phân loại theo kích thước ................................................................ 9 
1.3.2. Phân loại theo hình dạng ................................................................. 9 
1.3.3. Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng ................................. 10 
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI 
TRỰC TRÀNG ..................................................................................... 11 
1.5. NỘI SOI THƯỜNG VÀ NỘI SOI PHÓNG ĐẠI (NSPĐ) TRONG 
CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG ...................................... 13 
1.5.1. Hệ thống nội soi thường ................................................................ 13 
1.5.2. Nội soi phóng đại .......................................................................... 15 
1.5.3. Nội soi phóng đại nhuộm màu ảo trong chẩn đoán polyp đại trực tràng . 20 
1.5.4. Nội soi phóng đại nhuộm màu thật trong chẩn đoán polyp ĐTT . 25 
1.6. ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG ............................................. 35 
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NỘI SOI PHÓNG ĐẠI CÓ NHUỘM 
MÀU TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP ĐTT ....................................... 39 
1.7.1. Thế giới ......................................................................................... 39 
1.7.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 41 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 44 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 44 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................... 44 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 44 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 45 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 45 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 45 
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ................................................................ 45 
2.2.4. Chuẩn bị thuốc nhuộm .................................................................. 46 
2.2.5. Cách tiến hành một trường hợp nội soi có nhuộm màu để nghiên cứu ... 47 
2.2.6. Xét nghiệm mô bệnh học .............................................................. 54 
2.2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................. 60 
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 61 
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 63 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 65 
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................... 65 
3.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................ 65 
3.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi ......................................... 66 
3.1.3. Đặc điểm phân bố theo giới .......................................................... 67 
3.1.4. Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 68 
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI THƯỜNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI 
PHÓNG ĐẠI, NHUỘM MÀU TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC 
TRÀNG .................................................................................................. 69 
3.2.1. Hình ảnh nội soi thường ................................................................ 69 
3.2.2. Hình ảnh nội soi phóng đại, nhuộm màu ...................................... 72 
3.2.3. Kết quả mô bệnh học polyp đại trực tràng .................................... 76 
3.3. ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ NỘI SOI PHÓNG ĐẠI, NHUỘM MÀU VỚI 
KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC ................................................................ 81 
3.3.1. Đối chiếu kết quả NSPĐ tăng cường màu sắc đa phổ (FICE) và kết 
quả mô bệnh học ........................................................................... 81 
3.3.2. Đối chiếu kết quả NSPĐ nhuộm màu Indigo carmin 0,2% và kết 
quả mô bệnh học ........................................................................... 86 
3.3.3. Đối chiếu kết quả NSPĐ nhuộm màu Crystal violet 0,05% và kết 
quả mô bệnh học ........................................................................... 91 
Chương 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................... 99 
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................... 99 
4.1.1. Tuổi ............................................................................................... 99 
4.1.2. Giới tính ...................................................................................... 100 
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng .................................................................. 100 
4.2. ĐẶC ĐIỂM POLYP TRÊN HÌNH ẢNH NỘI SOI ĐẠI TRÀNG .... 102 
4.2.1. Hình ảnh nội soi ánh sáng thường .............................................. 102 
4.2.2. Hình ảnh nội soi phóng đại nhuộm màu ..................................... 105 
4.2.3. Đặc điểm mô bệnh học polyp đại trực tràng ............................... 110 
4.3. ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC .... 113 
4.3.1. Đối chiếu hình ảnh nội soi phóng đại nhuộm màu ảo ................ 113 
4.3.2. Đối chiếu hình ảnh nội soi phóng đại nhuộm màu Indigo carmin 0,2% . 117 
4.3.3. Đối chiếu hình ảnh nội soi phóng đại nhuộm màu Crystal violet 0,05%123 
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 131 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc polyp đại trực tràng ................ 7 
Bảng 1.2. Các quá trình tiến triển ung thư đại trực tràng ................................. 8 
Bảng 1.3. Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng của WHO năm 2010 . 11 
Bảng 1.4. Các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán polyp, ung thư ĐTT .......... 12 
Bảng 1.5. Các đặc điểm hình ảnh nội soi đánh giá chính ............................... 17 
Bảng 2.1. Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng của WHO năm 2010 ..... 55 
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 60 
Bảng 2.3. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác phương pháp nội soi .. 62 
Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ........................................... 65 
Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................ 66 
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân mắc polyp ĐTT theo giới tính ........................ 67 
Bảng 3.4. Triệu chứng bệnh lý của bệnh ........................................................ 68 
Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện triệu chứng ...................................................... 69 
Bảng 3.6. Đặc điểm vị trí phát hiện polyp ...................................................... 69 
Bảng 3.7. Đặc điểm số lượng polyp phát hiện ................................................ 70 
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa số lượng polyp và nhóm tuổi .......................... 70 
Bảng 3.9. Đặc điểm kích thước polyp ............................................................. 71 
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái polyp theo phân loại Paris ............................. 71 
Bảng 3.11. Kết quả nội soi phóng đại nhuộm màu ảo FICE theo phân loại cấu 
trúc mạch máu ............................................................................. 72 
Bảng 3.12. Kết quả nội soi phóng đại nhuộm màu Indigo carmin theo phân 
loại Kudo .................................................................................... 73 
Bảng 3.13. Kết quả nội soi phóng đại nhuộm màu Crystal violet 0,05% ....... 75 
Bảng 3.14. Phân loại typ mô bệnh học polyp ĐTT theo phân loại WHO 2010 . 76 
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa vị trí polyp và kết quả mô bệnh học .............. 77 
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kích thước polyp và kết quả mô bệnh học ... 78 
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm hình thái polyp và kết quả mô bệnh 
học ............................................................................................... 79 
Bảng 3.18. Đặc điểm hình thái polyp theo phân loại Paris, liên quan đến kích 
thước polyp và nguy cơ ung thư ................................................. 80 
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa phân loại mạch máu theo Teixeira bằng NSPĐ 
FICE và mô bệnh học ................................................................. 81 
Bảng 3.20. Giá trị chẩn đoán polyp ĐTT theo phân loại Teixeira bằng phương 
pháp NSPĐ FICE ........................................................................ 82 
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa cấu trúc mạch máu và kết quả mô bệnh học 
phân theo kích thước polyp......................................................... 83 
Bảng 3.22. Mối liên quan kích thước và hình thái mạch máu niêm mạc polyp 
trong dự đoán mô bệnh học polyp tân sinh và không tân sinh ... 84 
Bảng 3.23. Mối quan hệ giữa phân loại Kudo hình thái lỗ tuyến niêm mạc 
trong NSPĐ nhuộm Indigo carmin 0,2% và mô bệnh học ......... 86 
Bảng 3.24. Giá trị chẩn đoán polyp ĐTT bằng phân loại Kudo trong NSPĐ 
nhuộm màu Indigo carmin đối với kết quả mô bệnh học ........... 87 
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa phân loại Kudo trong NSPĐ nhuộm màu Indigo 
carmin 0,2% và mô bệnh học phân theo kích thước polyp ............ 88 
Bảng 3.26. Giá trị chẩn đoán phân biệt tổn thương tân sinh và không tân sinh 
bởi NSPĐ nhuộm màu Indigo carmin 0,2% theo kích thước ..... 89 
Bảng 3.27. Mối quan hệ giữa phân loại Kudo hình thái lỗ tuyến niêm mạc 
trong NSPĐ nhuộm Crystal violet và mô bệnh học .. ... nicopathologic correlations. 
Gastroenterology, 108(6), 1657-1665. 
117. Bujanda L, Cosme A, Gil I et al (2010). Malignant colorectal polyps. 
World J Gastroenterol, 16(25), 3103-3111. 
118. Nguyễn Thị Chín, Nguyễn Văn Quân (2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng tại bệnh 
viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Tạp chí Y học Thực hành, (899) - số 
12/2013 tr. 31-36. 
119. Almadi M.A, Alharbi O, Azzam N et al (2014). Prevalence and 
characteristics of colonic polyps and adenomas in 2654 colonoscopies 
in Saudi Arabia. Saudi J Gastroenterol, 20(3), 154-161. 
120. Schramm C, Mbaya N, Franklin J et al (2015). Patient- and procedure-
related factors affecting proximal and distal detection rates for polyps 
and adenomas: results from 1603 screening colonoscopies. Int J 
Colorectal Dis, 30(12), 1715-1722. 
121. Bùi Nhuận Quý, Nguyễn Thúy Oanh (2013). Khảo sát mối liên quan 
giữa lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng. Tạp 
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17(6), tr 19-24. 
122. Park J.H, Kim S.J, Hyun J.H et al (2017). Correlation Between Bowel 
Preparation and the Adenoma Detection Rate in Screening 
Colonoscopy. Ann Coloproctol, 33(3), 93-98. 
123. McCashland TM, Brand R, Lyden E et al (2001). Gender differences in 
colorectal polyps and tumors. Am J Gastroenterol, 96(3), 882-886. 
124. Võ Hồng Minh Công, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên (2013). Vai trò 
của nội soi, mô bệnh học trong chẩn đoán polyp đại trực tràng và polyp 
đại trực tràng ung thư hóa. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 
17(6), tr 31-37. 
125. Nguyễn Sào Trung (2006). Đặc điểm giải phẫu bệnh, nội soi của polyp 
đại trực tràng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 10(4), tr 
205-211. 
126. Lê Minh Tuấn (2009). Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của 
polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy endoplasma, Luận 
văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
127. Laird-Fick H.S, Chahal G, Olomu A et al (2016). Colonic polyp 
histopathology and location in a community-based sample of older 
adults. BMC Gastroenterol, 16. 
128. de Jonge V, Sint Nicolaas J, van Leerdam ME et al (2011). Systematic 
literature review and pooled analyses of risk factors for finding 
adenomas at surveillance colonoscopy. Endoscopy, 43(7), 560-572. 
129. Jeong Y.H, Kim K.O, Park C.S et al (2016). Risk Factors of Advanced 
Adenoma in Small and Diminutive Colorectal Polyp, 31(9), 1426-1430. 
130. Hassan C, Pickhardt P.J, Kim D.H et al (2010). Systematic review: 
distribution of advanced neoplasia according to polyp size at screening 
colonoscopy. Aliment Pharmacol Ther, 31(2), 210-217. 
131. Vleugels J.L.A, Dekker E (2017). Does polyp size matter? Endosc Int 
Open, 5(8), E746-8. 
132. Quách Trọng Đức, Nguyễn Thúy Oanh (2007). Nghiên cứu phân bố 
polyp tuyến đại - trực tràng theo vị trí và kích thước polyp. Tạp chí Y 
học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(4). 
133. Nusko G, Mansmann U, Altendorf-Hofmann A et al (1997). Risk of 
invasive carcinoma in colorectal adenomas assessed by size and site. 
Int J Colorectal Dis, 12(5), 267-271. 
134. Lê Quang Thuận, Vũ Văn Khiên (2009). Đặc điểm lâm sàng, nội soi, 
mô bệnh học polyp đại trực tràng. Tạp chí Y Học Việt Nam, 49-52. 
135. Zhou L, Zhang H, Sun S et al (2017). Clinical, endoscopic and 
pathological characteristics of colorectal polyps in elderly patients: 
Single-center experience. Mol Clin Oncol, 7(1), 81-87. 
136. Uraoka T, Saito Y, Matsuda T et al (2006). Endoscopic indications for 
endoscopic mucosal resection of laterally spreading tumours in the 
colorectum. Gut, 55(11), 1592-1597. 
137. Parra-Blanco A, Jiménez A, Rembacken B et al (2009). Validation of 
Fujinon intelligent chromoendoscopy with high definition endoscopes 
in colonoscopy. World J Gastroenterol, 15(42), 5266-5273. 
138. Kudo S, Kashida H, Tamura T et al (2000). Colonoscopic diagnosis 
and management of nonpolypoid early colorectal cancer. World J Surg, 
24(9), 1081-1090. 
139. Parra-Blanco A, Nicolás-Pérez D, Gimeno-García A.Z et al (2007). An 
early flat depressed lesion in the cecum progressing to an advanced 
cancer in 20 months. Gastrointest Endosc, 66(4), 859-861. 
140. Kaminski M.F, Hassan C, Bisschops R et al (2014). Advanced imaging 
for detection and differentiation of colorectal neoplasia: European 
Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline. Endoscopy, 
46(5), 435-449. 
141. Tanaka S, Hayashi N, Oka S et al (2013). Endoscopic Assessment of 
Colorectal Cancer with Superficial or Deep Submucosal Invasion 
Using Magnifying Colonoscopy. Clin Endosc, 46(2), 138-146. 
142. Onishi T, Tamura S, Kuratani Y et al (2008). Evaluation of the depth 
score of type V pit patterns in crypt orifices of colorectal neoplastic 
lesions. J Gastroenterol, 43(4), 291-297. 
143. Raju G.S, Lum P.J, Ross W.A et al (2016). Outcome of EMR as an 
alternative to surgery in patients with complex colon polyps. 
Gastrointest Endosc, 84(2), 315-325. 
144. Kanao H, Tanaka S, Oka S et al (2008). Clinical significance of type 
V(I) pit pattern subclassification in determining the depth of invasion 
of colorectal neoplasms. World J Gastroenterol, 14(2), 211-217. 
145. Đinh Quý Minh, Hoàng Gia Lợi (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm 
mô học của polyp đại trực tràng. Tạp chí Y học Thực hành, 6(547), 12-
14. 
146. Vũ Văn Khiên, Dương Minh Thắng, Trịnh Tuấn Dũng et al (2016). 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả cắt 
polyp đại trực tràng kích thước trên 2cm qua nội soi. Tạp chí Y Dược 
Lâm sàng, 108, 63-69. 
147. Turner K.O, Genta R.M, Sonnenberg A (2018). Lesions of All Types 
Exist in Colon Polyps of All Sizes. Am J Gastroenterol, 113(2), 303-
306. 
148. Kim D.H, Pickhardt P.J, Taylor A.J (2007). Characteristics of advanced 
adenomas detected at CT colonographic screening: implications for 
appropriate polyp size thresholds for polypectomy versus surveillance. 
AJR Am J Roentgenol, 188(4), 940-944. 
149. Shapiro R, Ben-Horin S, Bar-Meir S et al (2012). The risk of advanced 
histology in small-sized colonic polyps: are non-invasive colonic 
imaging modalities good enough? Int J Colorectal Dis, 27(8), 1071-5. 
150. Neilson L.J, Rutter M.D, Saunders B.P et al (2015). Assessment and 
management of the malignant colorectal polyp. Frontline 
Gastroenterol, 6(2), 117-126. 
151. Moss A, Bourke M.J, Williams S.J et al (2011). Endoscopic mucosal 
resection outcomes and prediction of submucosal cancer from 
advanced colonic mucosal neoplasia. Gastroenterology, 140(7), 1909-
1918. 
152. Longcroft-Wheaton G.R, Higgins B, Bhandari P (2011). Flexible 
spectral imaging color enhancement and indigo carmine in neoplasia 
diagnosis during colonoscopy: a large prospective UK series. Eur J 
Gastroenterol Hepatol, 23(10), 903-911. 
153. Pohl J, Nguyen-Tat M, Pech O et al (2008). Computed virtual 
chromoendoscopy for classification of small colorectal lesions: a 
prospective comparative study. Am J Gastroenterol, 103(3), 562-569. 
154. Togashi K, Osawa H, Koinuma K et al (2009). A comparison of 
conventional endoscopy, chromoendoscopy, and the optimal-band 
imaging system for the differentiation of neoplastic and non-neoplastic 
colonic polyps. Gastrointest Endosc, 69(3 Pt 2), 734-741. 
155. Zago R.R, Popoutchi P, Santana Nova da Costa L et al (2018). Post-
polypectomy surveillance interval based on flexible spectral color 
imaging enhancement (FICE) with magnifying zoom imaging for 
optical biopsy. Endosc Int Open, 6(8), E1051-e1058. 
156. Buchner A.M (2017). The Role of Chromoendoscopy in Evaluating 
Colorectal Dysplasia. Gastroenterol Hepatol (N Y), 13(6), 336-347. 
157. Kato S, Fu K.I, Sano Y et al (2006). Magnifying colonoscopy as a non-
biopsy technique for differential diagnosis of non-neoplastic and 
neoplastic lesions. World J Gastroenterol, 12(9), 1416-1420. 
158. Maeda Y, Kudo S.E, Wakamura K et al (2017). The concept of ‘Semi-
clean colon’ using the pit pattern classification system has the potential 
to be acceptable in combination with a <3-year surveillance 
colonoscopy. Oncol Lett, 14(3), 2735-2742. 
159. Togashi K, Konishi F (2006). Magnification chromo-colonoscopy. ANZ 
J Surg, 76(12), 1101-1105. 
160. Liu H.H, Kudo S.E, Juch J.P (2003). Pit pattern analysis by magnifying 
chromoendoscopy for the diagnosis of colorectal polyps. J Formos Med 
Assoc, 102(3), 178-182. 
161. Feoktistova M, Geserick P, Leverkus M (2016). Crystal Violet Assay 
for Determining Viability of Cultured Cells. Cold Spring Harb Protoc, 
2016(4), pdb.prot087379. 
162. Kudo Se, Lambert R, Allen J.I et al (2008). Nonpolypoid neoplastic 
lesions of the colorectal mucosa. Gastrointest Endosc, 68(4 Suppl), S3-
47. 
163. Park W, Kim B, Park S.J et al (2014). Conventional endoscopic 
features are not sufficient to differentiate small, early colorectal cancer. 
World J Gastroenterol, 20(21), 6586-6593. 
164. Lee B.I, Matsuda T (2019). Estimation of Invasion Depth: The First 
Key to Successful Colorectal ESD. Clin Endosc, 52(2), 100-106. 
Case lâm sàng 1 
Bệnh nhân Dương Công T., 69 tuổi, nam giới. BN có tiền sử bệnh đái 
tháo đường cách 17 năm, điều trị thuốc thường xuyên. Cách 1 năm, BN 
thường đau bụng nhẹ, kèm theo táo bón. BN được nội soi tiêu hóa đại trực 
tràng phát hiện 01 polyp dạng u lan rộng, kích thước 2,5 cm. Kết quả nội soi 
cho thấy: 
- Phân loại Paris: U lan hai bên dạng có hạt (LST-G) 
- Phân loại mạch máu (NSPĐ FICE): Typ V 
- Phân loại hình thái lỗ niêm mạc Kudo (NSPĐ nhuộm màu Indigo 
carmin 0,2%): Typ V 
- Phân loại hình thái lỗ niêm mạc Kudo (NSPĐ nhuộm màu Crystal 
violet 0,05%): Typ Vn 
- Siêu âm nội soi: Phát hiện khối giảm âm ranh giới không đều, xâm lấn 
qua lớp dưới niêm mạc trực tràng. 
- Bệnh nhân được phẫu thuật và làm giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu 
bệnh: Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa, xâm lấn đến hết lớp dưới niêm mạc – 
tiếp giáp lớp cơ thành đại tràng. 
Hình 1. Case lâm sàng 1 
Case lâm sàng 2 
Bệnh nhân Lê H., 50 tuổi, nam giới. Cách 1 tháng, BN đi ngoài phân lẫn 
máu, được khám và chỉ định nội soi đại tràng. Kết quả nội soi: phát hiện ở 
trực tràng có 01 polyp dạng phẳng, lan rộng có kích thước 2,5 cm. 
- Phân loại Paris: U tuyến lan 2 bên (LST-G) 
- Phân loại mạch máu (NSPĐ FICE): Typ IV 
- Phân loại hình thái lỗ niêm mạc Kudo (NSPĐ nhuộm màu Indigo 
carmin 0,2%): Typ IIIL 
- Phân loại hình thái lỗ niêm mạc Kudo (NSPĐ nhuộm màu Crystal 
violet 0,05%): Typ IV 
- Bệnh nhân được chỉ định ESD và làm giải phẫu bệnh. Kết quả giải 
phẫu bệnh là U biểu mô tuyến loạn sản độ cao 
Hình 2. Case lâm sàng 2 
PHỤ LỤC 1 
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
Điền hoặc khoanh tròn vào các đáp án phù hợp 
TT Tiêu chí Chọn lựa Ghi chú 
1. Mã phiếu 
2. Mã bệnh án 
. 
A HÀNH 
CHÍNH 
A1. Họ tên BN .. 
A2 Giới tính 1. Nam 2. Nữ 
A3 Trình độ học 
vấn 
1. Phổ thông trung học 
2. Cao Đẳng/Đại học 
3. Sau đại học 
4. Khác  
A4 Nghề nghiệp 1. Nông dân 
2. Công nhân 
3. Công/viên chức 
4. Nghỉ hưu 
5. Khác  
A5 Khu vực sinh 
sống 
 1. Thành phố 2. Nông thôn 
B TIỀN SỬ 
B1 Tiền sử bản 
thân 
1. Bệnh lý polyp đại trực tràng 
2. Bệnh lý nội/ngoại khoa (THA. 
béo phì.) 
B2 Thói quen 
sinh hoạt hiện 
nay 
1. Uống rượu/biagam 
rượu/ngày 
2. Hút thuốc lá(bao.năm) 
3. Tập thể dục thường xuyên: 
trung bình ngày/tuần. 
4. Ăn nhiều thực phẩm từ thịt và đồ 
ăn nhanh: trung bình bữa/tuần 
5. Khác . 
1. Số gam rượu uống trong 1 ngày 
= V(ml)*Nồng độ cồn*Tỉ trọng 
rượu 
2. Số bao.năm = số bao thuốc lá 
hút trong 1 ngày * Số năm hút 
thuốc lá 
B3 Tiền sử gia 
đình 
1. Bệnh lý viêm đại tràng polyp 
2. Ung thư đường tiêu hóa 
3. Bệnh lý khác  
C LÂM SÀNG 
C1 Thời gian 
xuất hiện TC 
 .tháng 
C2 Triệu chứng 
chính 
(Nhiều lựa 
chọn) 
1. Đau bụng 
2. Táo bón 
3. Đại tiện phân lỏng 
4. Phân có lẫn máu 
5. Phân có lẫn nhầy 
6. Ăn không tiêu 
7. Khác  
C3 Gày sút cân .kg/tháng 
C4 Đã chẩn đoán 
và điều trị 
1. Có  
2. Không 
D NỘI SOI PHÂN 
GIẢI CAO 
Polyp 1 
Polyp 2 
Polyp 3 
D1 Vị trí Polyp 1. Trực tràng 
2. Đại tràng sigma 
3. Đại tràng xuống 
4. Đại tràng ngang 
5. Đại tràng lên 
6. Hồi manh tràng 
7. Khác .. 
D2 Số lượng 
polyp 
1. Đơn polyp 
2. Đa polyp (Từ 2-99) 
3. Polypose 
D3 Kích thước 
polyp 
1. ≤0.5cm; 
2. >0.5cm-1cm 
3. >1cm-2cm 
4. >2cm-3cm 
5. >3cm 
D4 Đặc điểm 
cuống 
1. Có cuống 
2. Không cuống 
....... 
D5 Hình dạng 
polyp (theo 
phân loại 
Paris) 
1. Typ Ip 
2. Typ Is 
3. Typ IIa 
4. Typ IIb 
5. Typ IIc 
6. Typ III 
7. Khác.(typ hỗn hợp) 
.. 
D6 Bề mặt polyp 1. Nhẵn 
2. Sùi 
3. Loét 
4. Thâm nhiễm 
5. Có điểm chảy máu 
6. Cục máu đông 
7. Khác:  
..   
D7 Màu sắc 1. Bình thường 
2. Đỏ hơn niêm mạc xung quanh 
3. Nhợt màu hơn niêm mạc xung 
quanh 
D8 Chẩn đoán nội 
soi thường 
.. 
...... 
. 
E Nội soi phóng 
đại ánh sáng 
FICE 
E1 Đặc điểm 
tương quan 
mạch máu 
dưới niêm 
mạc 
1. Type I: Mô hình mạch máu dưới 
niêm mạc mỏng. đều. xung quanh 
các nếp nhăn niêm mạc 
2. Type II: Tân sinh mạch đường 
kính dày hơn. cong hoặc thẳng 
nhưng tương đối đồng nhất. không 
có điểm giãn nở và chạy vòng xung 
quanh các tuyến niêm mạc. 
3. Type III: Tân sinh nhiều mao 
mạch với đường kính dày hơn. chạy 
quanh co không đều. nhiều điểm 
giãn xoắn ốc 
4. Type IV: Nhiều mạch máu dài. 
vặn xoắn hoặc thẳng với đường kính 
dày hơn. trên mạch nhiều điểm giãn 
cách thưa. chạy vòng xung quanh 
các ống tuyến 
5. Type V: Các mao mạch đa hình 
thái. phân phối và sắp xếp hỗn loạn. 
không đồng nhất; nhiều mạch dày; 
có khi mất cấu trúc mạch 
.. 
.. 
F Nội soi phóng 
đại nhuộm 
màu Indigo 
carmine 
F1 Hình ảnh 
Polyp theo 
phân loại 
Kudo 
1. Typ I 
2. Typ II 
3. Typ IIIL 
4. Typ IIIs 
5. Typ IV 
6. Typ Vi 
7. Typ Vn 
8. Khác ............................................ 
.. 
G Nội soi 
phóng đại 
nhuộm màu 
Crystal 
violet 
G1 Hình ảnh 
Polyp theo 
phân loại 
Kudo 
1. Typ I 
2. Typ II 
3. Typ IIIL 
4. Typ IIIs 
5. Typ IV 
6. Typ Vi 
7. Typ Vn 
8. Khác  
.. 
H Chẩn đoán 
giải phẫu 
bệnh 
H1 Kết quả 1. U tuyến (ống nhỏ; nhung mao; 
ống nhỏ nhung mao ) 
2. Tăng sản lành tính 
3. Polyp thiếu niên 
4. Ung thư 
H2 Độ loạn sản 1. Không 
2. Độ thấp 
3. Độ vừa 
4. Độ cao 
PHỤ LỤC 2 
ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Họ và tên đối tượng:. 
Tuổi:.Giới tính:..... 
Địa chỉ: 
Sau khi được bác sỹ thông báo về mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, những 
nguy cơ tiềm tàng và lợi ích của đối tượng tham gia nghiên cứu: 
“Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn 
đoán polyp đại trực tràng” 
Tôi (hoặc người đại diện của gia đình) đồng ý tự nguyện tham gia vào 
nghiên cứu này. Tôi xin tuần thủ các quy định của nghiên cứu. 
Hà Nội, ngày...thángnăm 20. 
Họ và tên người làm chứng Họ và tên đối tượng 
 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_gia_tri_cua_noi_soi_phong_dai_nhuom_mau_t.pdf
  • pdf2.1. TÓM TẮT LA TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdf2.2. TÓM TẮT LA TIẾNG ANH.pdf
  • docx3. Thông tin Kết luận mới của Tiếng Việt & Tiếng Anh_Final.docx
  • docx4. Trích yếu luận án_final.docx