Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết dengue tại huyện Giá rai, tỉnh Bạc Liêu

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi, Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch [167].

Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 - 1999) số trường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết do SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệ mắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gây nguy hiểm cho cộng đồng [86].

 

doc 155 trang dienloan 9580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết dengue tại huyện Giá rai, tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết dengue tại huyện Giá rai, tỉnh Bạc Liêu

Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết dengue tại huyện Giá rai, tỉnh Bạc Liêu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHẠM THỊ NHÃ TRÚC
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM GIẢM NGUY CƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 
TẠI HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 62 72 76 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Giáo viên hướng dẫn:
	PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG
Hà Nội - 2014
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi, Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch [167]. 
Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 - 1999) số trường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết do SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệ mắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gây nguy hiểm cho cộng đồng [86]. 
Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước ta trong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòng bệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa cao và tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm 60,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, thái độ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHD vẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm 2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu được thực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm các chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong các huyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của Bạc Liêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bán thành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khác và thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm can thiệp.
Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 - 2012 đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ở Bạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trong công tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tại cộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làm thế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu? Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm các giải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Với các lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan.
Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu sốt xuất huyết Dengue (SXHD)
Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue (SXHD), Bộ Y tế đã định nghĩa bệnh SXHD là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn [18]. Nói cách khác, SXHD là một thể bệnh với những biểu hiện lâm sàng khác nhau và với sự biến đổi không thể dự đoán trước được về lâm sàng và hậu quả của nó [110], [161]. Bệnh được truyền qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti. Virus Dengue thuộc nhóm Flaviviridae với 4 type huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3, DEN - 4. Khi vào cơ thể, virus nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh. Trước đây, SXHD chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng ngày nay virus Dengue đã bắt đầu lan tràn khắp nơi trên thế giới [173].
Vào những năm 1778 - 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Vào thời gian này SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu [173]. 
Tại khu vực Đông Nam Á, virus Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong khu vực [110]. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trước năm 1970, trên thế giới chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này đã tăng lên hơn 4 lần vào năm 1995. Nhìn chung, trong hơn 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã tăng lên 30 lần và lan nhanh ra hơn 60 quốc gia trên thế giới, bệnh xuất hiện ở cả vùng thành thị và nông thôn [169]. 
Qua đánh giá của WHO, ước tính hàng năm có khoảng 50 triệu người nhiễm virus Dengue và 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành SXHD. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp SXHD cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em; tỷ lệ tử vong chung vào khoảng 2,5%. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tỉ lệ tử vong của SXHD có thể vượt quá 20%. Trong các vụ dịch, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40 - 50% nhưng cũng có thể cao đến 80 - 90% [142], [161], [172].
Ngày nay, SXHD hiện đã trở thành dịch trên 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất [141].
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Năm 1987, tại Thái Lan báo cáo có 175.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong. Đến năm 1996, tại Brazil có 180.000 ca mắc, tiếp theo là các nước như Mỹ Latinh, các nước Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương đã báo cáo có 1.300.000 ca mắc và 3.500 ca tử vong vào năm 1998 [122], [174].
Năm 2001, tại Brazil chu kỳ dịch đã lặp lại và tăng một cách đáng kể so với năm 1996 là gần 400.000 trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đã thấy các trường hợp xuất huyết nặng ở người lớn. Đến năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000 trường hợp lâm sàng được báo cáo và 850 trường hợp tử vong [122], [174]. 
Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 
giai đoạn 1991 - 2011 (Nguồn: WHO Western Pacific Regional Office) [174]
Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34%. Tại Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Marshall, Singapore và Việt Nam có hơn 1.000 trường hợp mắc vào năm 2011, số trường hợp mắc cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, có sự biến đổi lớn giữa các quốc gia trong khu vực về phân phối type huyết thanh. Tại Campuchia năm 2011 có 15.980 trường hợp mắc và 73 trường hợp tử vong với cao điểm dịch vào tháng 7. Nhóm mắc bệnh là nam vị thành niên và người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh qua kết quả giám sát huyết thanh và phân lập virus: 77% type DEN - 1; 19% type DEN - 2; 2% type DEN - 3 và 2% type DEN - 4. Tại Lào có số mắc thấp hơn Campuchia với 3.905 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong với một đỉnh dịch xảy ra trong tháng chín. Riêng Philippine năm 2011 đã có số ca mắc cao nhất trong khu vực với 125.975 trường hợp mắc và 654 ca tử vong, cao điểm dịch xảy ra vào tháng 8. Số trường hợp mắc ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Không có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh ở quốc gia này, chủ yếu là DEN - 1 (44%), DEN - 3 (43%) và DEN - 2 (13%) [174].
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 đến nay SXH đã lan nhanh ra toàn khu vực. Năm 2003, có 8 quốc gia trong khu vực có dịch SXH là: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor - Leste. Tại Nepal đã xuất hiện trường hợp SXH lần đầu tiên vào tháng 11/2006. Riêng Hàn Quốc là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á là không có SXH. Các nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và xích đạo như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor - Leste xem dịch SXH là một vấn đề y tế công cộng lớn [169].
Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và chết ở khu vực Đông Nam Á [103]
(Nguồn: WHO Regional Office for South - East Asia, New Delhi)
Chu kỳ bùng phát dịch SXHD thường xuất hiện lặp lại 5 đến 6 năm một lần. Mặc dù đã có những vụ dịch xuất hiện, nhưng vẫn còn một số lượng lớn người cảm nhiễm luôn tồn tại trong quần thể, lý do là vì có tới 4 chủng virus gây bệnh và vì số người cảm nhiễm mới luôn gia tăng trong quần thể, thông qua số sinh mới và qua nhập cư từ nơi khác tới [35].
Công tác phòng chống dịch SXH đã được thực hiện thông qua Chiến Lược Phòng Chống Dengue giai đoạn 2008 - 2015 của WHO tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược này nhằm chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của bệnh SXH với nguy cơ lan rộng đến các khu vực địa lý mới và gây tử vong cao trong giai đoạn đầu dịch [98]. Theo báo cáo của WHO, năm 2010 đã xảy ra số trường hợp mắc SXHD cao nhất ở khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2003 đến nay, số trường hợp mắc cao nhất là 355.525 trường hợp và tử vong 1982 ca (biểu đồ 1.2) [103]. Sau năm 2010 thì xu hướng dịch giảm, có thể do đây là năm chu kỳ dịch. Tuổi mắc SXHD có thay đổi, gặp nhiều ở trẻ trên 15 tuổi, tuổi trung bình mắc SXHD là 31,59 đến 35,42 [155]. 
Theo WHO, mục tiêu của Chiến lược phòng chống SXHD toàn cầu là giảm bùng phát dịch trên thế giới. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ mắc xuống thấp nhất dưới 50% và tỷ lệ tử vong dưới 25% (tính từ năm 2010) [170]. Để làm được điều này thì hiệu quả huy động cộng đồng là một chỉ số đánh giá đã được chứng minh từ nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sự thay đổi hành vi của người dân.
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam
Gánh nặng bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh SXHD là một bệnh truyền nhiễm đã và đang tái nổi, tuy con số tử vong do bệnh này là không cao bằng các bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS... nhưng số mắc bệnh xảy ra hàng năm là không nhỏ, khoản kinh phí hàng năm phải chi trả cho công tác phòng chống bệnh và dập dịch là rất lớn. Năm 2011, tổng ngân sách phải bỏ ra cho kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh và dập dịch SXHD là 105 tỷ đồng [15]. Chính vì vậy, có thể xem bệnh SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm mang lại gánh nặng rất lớn cho Y tế quốc gia. 
Qua tài liệu của Đỗ Quang Hà, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959, ở miền Nam vào năm 1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong [27]. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh SXHD [67]. Đây là bệnh gây tử vong hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Sau năm 1963, dịch SXHD đã xảy ra liên tiếp ở 19 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Từ năm 1970 đến năm 1974, tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện các vụ dịch lẻ tẻ ở một số điểm trong nội thành Hà Nội với số bệnh nhân từ vài chục tới hàng trăm trường hợp phải vào bệnh viện để điều trị. Trong thời gian đó dịch cũng lan nhanh ra các thành phố, thị xã, thị trấn và cả vùng nông thôn. 
Trong những năm đầu, SXHD chỉ xuất hiện ở một vài địa phương với các ổ dịch nhỏ, số người mắc bệnh ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Nhưng về sau, dịch càng lan rộng, với số người mắc bệnh ngày càng nhiều. Ðỉnh cao là vào các năm 1983, 1987 với qui mô toàn quốc. Tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả nước từ năm 1981 đến 1987 là 41,02 ca mắc/100.000 dân đến 462,24 ca mắc/100.000 dân. Do công tác điều trị đạt được nhiều tiến bộ nên tỷ lệ tử vong bắt đầu giảm từ 2,7 ca/100.000 dân trong năm 1983 xuống còn 0,16 ca/100.000 dân vào 1994. Tỷ lệ mắc bệnh giữa các năm và giữa các vùng miền trong nước dao động rất khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam thường cao hơn nhiều lần so với miền Trung và miền Bắc. Kết quả theo dõi những năm có dịch lớn (1983, 1987, 1991) cho thấy miền Nam có 87,2% số huyện thị xuất hiện bệnh; tỷ lệ này ở miền Bắc là 59,5%; miền Trung là 58,7%; Tây nguyên chỉ có 29,5%. Kết quả khảo sát những vùng này đều thấy sự hiện diện của trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti với mật độ cao. Càng về sau, bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam. Đến năm 1995 - 1996, tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam cao hơn miền Bắc (66 - 67% so với 2 - 3%) [44]. 
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ rệt, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và qui mô ngày một gia tăng, trung bình 10 năm lại xuất hiện cao điểm dịch. Vụ dịch lớn đã xảy ra vào năm 1998 với 234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 306,3 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,19%. Từ năm 2000 đến 2011, tình hình nhiễm SXHD ở Việt Nam không ổn định nhưng thời kỳ cao điểm của dịch SXHD là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Gần như tất cả các ca mắc SXHD và tử vong đều ở các tỉnh phía Nam. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 có 76,9% ca mắc sốt xuất huyết và  ... ol 18(5), tr. 564-577.
107.	Brian H. Kay, Tran Thi Tuyet Hanh, Nguyen Hoang Le, Tran Minh Quy, Vu Sinh Nam, Phan V.D.Hang, Nguyen Thi Yen, Peter S. Hill, Theo Vos và Peter A. Ryan (2010), "Sustainability and cost of a community-based strategy against Aedes aegypti in Northern and Central Vietnam", The American Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol 82(5), tr. 822-830.
108.	Brian H. Kay, Vu Sinh Nam, Tran Van Tien, Nguyen Thi Yen, Tran Vu Phong, Vu Thi Bich Diep, Truong Uyen Ninh, Ahmet Bektas và John G. Aaskov (2002), "Control of Aedes vectors of Dengue in three provinces of Vietnam by use of Mesocyclops (Copepoda) and community-based methods validated by entomologic, clinical, and serological surveillance", The American Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol 66(1), tr. 40-48.
109.	Carmen L.Pérez - Guerra, Hilda Seda, Enid J.García-Rivera và Gary G.Clark (2001), Knowledge and attitudes in Puerto Rico concerning dengue prevention, Vol 17 (4) truy cập ngày 20/10/2010-Washington Apr.2005, tại trang web 
110.	Centers for Disease Control and Prevention (2010), Dengue, truy cập ngày 05/05/2010, tại trang web http:www.cdc.gov/Dengue/.
111.	Centre for Drug Research, Universiti Sains Malaysia and Institute of Health Promotion và Ministry of Health Malaysia (2000), Behavioural interventions in Dengue Control in Malaysia.
112.	Charuai Suwanbamrung và Suwich Thammapalo Anan Dumpan, Ratana Sumrongtong & Pitaya Phedkeang, (2011 ), "A model of community capacity building for sustainable dengue problem solution in Southern Thailand", Health. Vol.3(9), tr. 584-601 
113.	Constantianus J.M.Koenraadt, Wieteke Tuiten, Ratana Sithiprasasna, Udom Kijchalao, James W.Jones và Thomas W.Scott (2006), "Dengue knowledge and practices and their impact on Aedes aegypti populations in Kamphaeng Phet, Thailand", The American Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol 74(4), tr. 692-700.
114.	Cuong HQ, Hien NT, Duong TN, Phong TV và Cam NN (2011), "Quantifying the Emergence of Dengue in Hanoi, Vietnam: 1998-2009", Plos Neglected Tropical Diseases. Vol 5(9).
115.	Duong Socheat, Ngan Chanta, To Setha, Stefan Hoyer, Chang Moh Seng và Michael B Nathan (2000), "The Development and Testing of Water Storage Jar Covers in Cambodia", Dengue Bulletin (Supplement). Vol 28 (1), tr. 8-12.
116.	Eduardo Fernández, Mercedes Martinez và Catalina Sherman (2004), "Social Mobilization for Dengue Control in Honduras", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 30-34.
117.	Ephantus J. Muturi, Millon Blackshear Jr. và Allison Montgomery (2012), "Temperature and density-dependent effects of larval environment on Aedes aegypti competence for an alphavirus", Journal of Vector Ecology. Vol 37(1), tr. 154-161.
118.	Foong Kin, Khor Yoke Lim và Vemala Devi (2001), Behavioural interventions in Dengue control in Malaysia.
119.	G. Chandra, I. Bhattacharjee, SN Chatterjee và A. Ghosh (2008), "Mosquito control by larvivorous fish", Indian Journal of Medical Research Vol 127, tr. 13 - 27.
120.	Gary G. Clark, Duane J. Gubler, Hilda Seda và Carmen Perez (2004), "Development of Pilot Programmes for Dengue Prevention in Puerto Rico: A case study", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 48-52.
121.	Gilotra, S.K., Rozeboom và Bhattacharya L.E., N.C., (1967), "Observation on possible competitive displacement between populations of Aedes aegypti and Aedes albopictus Skuse in Caculta. " Bulletin of the World Health Organization. Vol 37, tr. 437-446.
122.	Guilarde AO, Turchi MD, Siqueira JB Jr, Feres VC, Rocha B, Levi JE, Souza VA và Pannuti CS Boas LS, Martelli CM, (2008), Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever among adults: Clinical outcomes related to viremia, serotypes, and antibody response, truy cập ngày 07/05/2010, tại trang web http:www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmeb/18269315.
123.	Hales S, Neil de Wet, John M và Alistair W (2002), "Potential effect of population and climate changes on global distribution of dengue fever: an empirical model", The Lancet Infectious Diseases. Vol 360(9336), tr. 830-834.
124.	Halstead SB (1990), Global epidemiology of Dengue haemorrhagic fever, International symposium on Dengue and the Dengue haemorrhagic fever. Scientific program and abstract, Bangkok.
125.	Hasan T và Bambrick H (2013), "The effects of climate variables on the outbreak of dengue in Queensland 2008-2009", The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health. Vol 44(4), tr. 613-622.
126.	K. Huber, Le Loan, L., Hoang, T. H., Tien, T. K., Rodhain, F. & Failloux, A. B., (2003), "Aedes aegypti in south Vietnam: ecology, genetic structure, vectorial competence and resistance to insecticides", Southeast Asian J Trop Med Public Health. Vol 34(1), tr. 81-6.
127.	J.A. MartíNez-Ibarra, Y. Grant Guillén, J.I. Arredondo-Jiménez và M.H. Rodríguez-López (2002), "Indigenous fish species for the control of Aedes aegypti in water storage tanks in Southern México", BioControl. Vol 47(4), tr. 481-486.
128.	Jan C Semenza và Bettina Menne (2009), "Climate change and infectious diseases in Europe", The Lancet Infectious Diseases. 9(6), tr. 365-375.
129.	Jeffrey L. Lenon (2005), "The use of the Health Belief Model in Dengue Health Education", Dengue Bulletin. Vol 29, tr. 217-219.
130.	Jonathan A. Patz, Willem J.M. Martens, Dana A. Focks và Theo H. Jetten (1998), "Dengue Fever Epidemic Potential as Projected by General Circulation Models of Global Climate Change", Environmental Health Perspectives. Vol 106(3), tr. 147-153.
131.	Jorge E Luna, Ivan Chain, Jackeline Hernandez, Gary G.Clark, Adriana Bueno, Rafael Escalante, Sonia Angarita và Adriana Martinez (2004), "Social Mobilization Using Strategies of Education and Communication to Prevent Dengue Fever in Bucaramanga, Colombia", Dengue Bulletin (Supplement). Vol 28 (3), tr. 17-21.
132.	Jorge E Luna, Ivan Chain, Jackeline Hernandez, Gary G.Clark, Adriana Bueno, Rafael Escalante, Sonia Angarita và Adriana Martinez (2004), "Social Mobilization Using Strategies of Education and Communication to Prevent Dengue Fever in Bucaramanga, Colombia", Dengue Bulletin (Supplement). Vol 28(3), tr. 17-21.
133.	Kara K. Ballenger-Browning và John P. Elder (2009), "Multi-modal Aedes aegypti mosquito reduction interventions and dengue fever prevention", Tropical Medicine & Internation Health. Vol 14(12), tr. 1542-1551.
134.	Lei Luo, Hui-ying Liang, Yu-shan Hu, Wei-jia Liu, Yu-lin Wang, Qin-long Jing, Xue-li Zheng và Zhi-cong Yang (2012), "Epidemiological, virological, and entomological characteristics of dengue from 1978 to 2009 in Guangzhou, China", Journal of Vector Ecology. Vol 37(1), tr. 230-240.
135.	Lizet Sanchez, Veerle Vanlerberghe, Lázara Alfonso, Maria del Carmen Marquetti, Maria Guadalupe Guzman, Juan Bisset và Patrick van der Stuyft (2006), "Aedes aegypti larval indices and risk for Dengue epidemics", Emerging Infectious Diseases. Vol 12(5), tr. 800-806.
136.	Luciano Pamplona de Góes Cavalcanti, Ricardo Jose Soares Pontes, Ana Claudia Ferreira Ragazzi, Francisco José de Paula Júnior, Rodrigo Lins Frituoso, Emanuel Primos Sousa, Fabio Fernandes Dantas Filho và Jose Wellington de Oliveira Lima (2007), "Efficacy of fish as predators of Aedes aegypti larvae, under laboratory conditions", Revista de Saúde Pública. Vol 41(4), tr. 1 - 6.
137.	Manorenjitha Malar A/P Sivanathan (2006), The ecology and biology of Aedes aegypti (L.) and Aedes albopictus (Skuse) and the resistance status of Aedes albopictus (Field strain) against organophosphates in Penang, Malaysia, The Degree of Masters of ScienceMalaysia.
138.	Maria G. Guzmán, Gustavo Kouri, Luis Valdes, Jose Bravo, Mayling Alvarez, Susana Vazques, Iselys Delgado và Scott B. Halstead (2000), "Epidemiologic Studies on Dengue in Santiago de Cuba, 1997", American Journal of Epidemiology. Vol 152(9), tr. 793-800.
139.	Mc Michael A.J, Campbell-Lendrum D.H, Corvalan C.F, Ebi K.L, Githelo A, Scheraga J.D và Woodward A (2003), Climate change and hum man health - Risk and Responses, Geneva.
140.	Md. Nazmul Karim, Saif Ullah Munshi, Nazneen Anwar và Md. Shah Alam (2012), "Climatic factors influencing dengue cases in Dhaka city: A model for dengue prediction", Indian Journal of Medical Research. Vol 136(1), tr. 32-39.
141.	Media center/WHO (2009), Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever, truy cập ngày 05/03/2010, tại trang web 
142.	Medline Plus Medical Encyclopedia (2008), Dengue Hemorrhagic Fever, truy cập ngày 12/04/2010, tại trang web 
143.	Michael B Nathan, Linda Lloyd và Annette Wiltshire (2004), "Community Participation in Environmental Management for Dengue Vector Control: Experiences from the English-speaking Caribbean", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 13-16.
144.	Moh Seng Chang, Eva Maria Christophel, Deyer Gopinath và Rashid Md. Abdurc (2011), "Challenges and future perspective for dengue vector control in the Western Pacific Region." Western Pacific Surveillance and Response Journal. Vol 2(2), tr. 9 - 16.
145.	Mohd. Raili Suhaili, Everold Hosein, Zuraidah Mokhtar và Nyamah Ali (2004), "Applying Commmunication-for-Behavioural-Impact (COMBI) in the Prevention and Control of Dengue in Johor Bahru, Johore, Malaysia", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 39-43.
146.	Morin CW, Comrie AC và Ernst K (2013), Climate and Dengue Transmission: Evidence and Implications, Environmental Health Perspectives, truy cập ngày 20/10/2013, tại trang web 
147.	Vu Sinh Nam, Nguyen Thi Yen, Hoang Minh Duc, Tran Cong Tu, Vu Trong Thang, Nguyen Hoang Le, Le Hoang San và Luu Le Loan (2012), "Community-Based Control of Aedes aegypti By Using Mesocyclops in Southern Vietnam", The American Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol 86(5), tr. 850-859.
148.	Vu Sinh Nam, Brian H. Kay, Nguyen Thi Yen, Peter A. Ryan và Ahmet Bektas (2004), "Community Mobilization, Behaviour Change and Biological Control in the Prevention and Control of Dengue Fever in Viet Nam", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 57-61.
149.	Vu Sinh Nam, T. Y. Nguyen và V. P. Tran, Truong, U. N., Le, Q. M., Le, V. L., Le, T. N., Bektas, A., Briscombe, A., Aaskov, J. G., Ryan, P. A. & Kay, B. H., (2005), "Elimination of dengue by community programs using Mesocyclops (Copepoda) against Aedes aegypti in central Vietnam", American Journal Tropical Medicine Hygiene. Vol 72(1), tr. 67-73.
150.	Vu Sinh Nam, Nguyen Thi Yen, Maria Holynska, Janet W. Reid và Brian H. Kay (2000), "National progress in Dengue vector control in VietNam: survey for Mesocyclops (Copepoda), Micronecta (Corixidae), and fish as biological control agents", American Journal Tropical Medicine Hygiene. Vol 62(1), tr. 5 - 10.
151.	PJ Winch, E Leontsini, JG Rigau-Perez, M Ruiz-Perez, GG Clark và DJ Gubler (2002), "Community - based dengue prevention programs in Puerto Rico: impact on knowledge, behavior, and residential mosquito infestation", American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 67(4), tr. 363 - 370.
152.	N. D. Que, Rung, D. & Chow, C. Y., (1974), "Aedes mosquito surveillance in the republic of Vietnam", Southeast Asian J Trop Med Public Health Vol 5(4), tr. 569-573.
153.	Ricardo E. Gurtler, Fernando M. Garelli và Hector D. Coto (2009), "Effects of a Five-Year Citywide Intervention Program to control Aedes aegypti and prevent Dengue outbreaks in Northern Argentina", Plos Neglected Tropical Diseases. Vol 3(4), tr. 427.
154.	Saleeza. S.N.R, Norma-Rashid Y và M. Sofian-Azirun (2011), "Mosquitoes Larval Breeding Habitat in Urban and Suburban Areas, Peninsular Malaysia", World Academy of Science, Engineering and Technology. Vol 58.
155.	Adhikari S Sedhain A, Regmi S Bhattarai GR, Subedee LR, Chaudhary SK và Shrestha B Shak M (2012), "A clinico-radiological and laboratory analysis of dengue cases during an outbreak in central Nepal in 2010", Dengue Bulletin (WHO). Vol 36.
156.	Shope R.E. (1991), "Global climate change infections diseases ", Environmental Health Prospectives. Vol 96(171- 174).
157.	Sirenda Vong, Virak Khieu, Olivier Glass, Sowath Ly, Veasna Duong, Rekol Huy, Chantha Ngan, Ole Wichmann, G. William Letson, Harold S. Margolis và Philippe Buchy (2010), "Dengue Incidence in Urban and Rural Cambodia: Results from Population-Based Active Fever Surveillance, 2006–2008", PLoS Neglected Tropical Diseases. Vol 4(11).
158.	Steven T.Stoddard, Amy C.Morrison, Gonzalo M. Vazquez-Prokopec, CValerie Paz Soldan, Tadeusz J., Kochel, Uriel Kitron, John P. Elder và Thomas W. Scott (2009), "The Role of Human Movement in the Transmission of Vector-Borne Pathogens", Plos Neglected Tropical Diseases. Vol 3(7).
159.	Szu-Chieh Chena và Meng-Huan Hsieha (2012), "Modeling the transmission dynamics of dengue fever: Implications of temperature effects", Science of The Total Environment. Vol 431, tr. 385–391.
160.	Tony McMichael (2012), "Health risks, present and future, from global climate change", BMJ. 344(e1359), tr. 1-5.
161.	UNICEF, UNDP, World Bank và WHO (2009), Dengue - Guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control.
162.	Uton Muchtar Rafei (1999), Regional guidelines on dengue/DHF prevention and control, Regional Publication.
163.	V Vanlerberghe, M E Toledo và M Rodriguez (2000), "Community involvement in degue vector control: cluster randomised trial", BMJ.
164.	Vanderlei C da Silva, Paulo O Scherer, Simone S Falcão, Jeronimo Alencar, Sergio P Cunha, Iram M Rodrigues và Nadja L Pinheiro (2006), "Diversity of oviposition containers and buildings where Aedes albopictus and Aedes aegypti can be found", Revista de Saúde Pública. Vol 40(6), tr. 1106-1111.
165.	W.J. Parks, L.S. Lioyd, M.B. Nathan, E. Hosein và A. Odugleh (2004), "International Experiences in Social Mobilization and Communication for Dengue Prevention and Control", Dengue Bulletin (WHO). Vol 28(Supplement), tr. 1-7.
166.	WHO (1997), Dengue hemorrhagic fever: Diagnosis, treatment and control.
167.	WHO (2007), Situation of Dengue/ Dengue Haemorrhagic Fever in South-East Asia Region, truy cập ngày 23/04/2009, tại trang web 
168.	WHO (2008), The Dengue strategic plan for the Asia Pacific Region, 2008 - 2015, South-East Asia Region and Western Pacific Region.
169.	WHO (2009), Dengue guidlines for diagnosis, treatment, prevention and control, Chapter 1 - Epidemiology, burden of disease and transmission, pp. 3 - 9.
170.	WHO (2012), "Global strategy for Dengue prevention and control 2012-2020", Dengue Bulletin (WHO). Vol 36, tr. 240-241.
171.	WHO (2012), Health education: theoretical concepts, effective strategies and core competencies, Regional Office for the Eastern Mediterranean.
172.	WHO HQ và Geneva (1999), Strengthening Implementation of the Global Strategy for Dengue Fever/Dengue Haemorrhagic Fever Prevention and Control.
173.	Wikipedia (2010), Dengue fever, truy cập ngày 20/10/2010, tại trang web 
174.	Yuzo Arima, Zoe Rebecca Edelstein, Hwi Kwang Han và Tamano Matsuia (2013), "Epidemiologic update on the dengue situation in the Western Pacific Region, 2011", Western Pacific Surveill Response Journal. Vol 4(2), tr. 47–54.

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_can_thiep_nham_giam_nguy_co_sot.doc
  • docTOM TAT LUAN AN SXH CUA NHA TRUC.doc
  • docTRANG THONG TIN LUAN AN SXH TRUC.doc