Luận án Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị tắc ruột non sau mổ
Tắc ruột là sự ngừng trệ lưu thông các chất chứa trong lòng ruột (hơi, chất lỏng, chất đặc); là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp tại các cơ sở điều trị. Theo thống kê của nhiều tác giả, tắc ruột chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong các trường hợp cấp cứu về bụng. Ở Việt Nam số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có hàng trăm trường hợp tắc ruột phải nhập viện tại các trung tâm cấp cứu, bệnh viện; là cấp cứu ngoại khoa đứng hàng thứ hai sau viêm ruột thừa cấp [1]. Tắc ruột non cơ học cấp tính tiến triển sẽ dẫn đến ruột căng trướng quá mức hoặc khi có thắt nghẹt xảy ra, ruột có thể hoại tử, thậm chí thủng làm cho tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Một trong những nguyên nhân gây tắc ruột non cơ học hay gặp nhất là tắc ruột sau các phẫu thuật của ổ bụng. Nhiều tài liệu cho thấy tỉ lệ dính sau các phẫu thuật ổ bụng là rất cao, từ 93%–100% và một trong những hậu quả quan trọng của dính là tắc ruột [2]. Tắc ruột non không những ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí đến tính mạng bệnh nhân mà còn là một gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội.
Tắc ruột sau mổ do dính thường hay tái phát và cơ chế gây tắc cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh học hiện đại, nhưng chẩn đoán tắc ruột nhất là chẩn đoán nguyên nhân, biến chứng của tắc vẫn là những thách thức đối với thực tiễn lâm sàng. Vì thế, việc theo dõi, điều trị tắc ruột non vẫn tồn tại những ý kiến chưa đồng nhất. Phần lớn những trường hợp tắc ruột sau mổ được điều trị nội khoa sau đó ruột tự lưu thông trở lại. Những trường hợp tắc ruột kèm theo những biểu hiện của thiếu máu ruột, viêm phúc mạc có chỉ định mổ sớm. Phương pháp xử trí truyền thống là mổ mở để xác định và giải quyết nguyên nhân, phục hồi lại lưu thông của ống tiêu hóa. Phương pháp này nhanh gọn, giải quyết tốt các nguyên nhân, nhưng là một dạng mổ lớn và bản thân cuộc mổ này có thể sẽ để lại một số biến chứng của chính nó, đặc biệt là tăng nguy cơ dính sau này. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật nội soi (PTNS) nói chung, PTNS ổ bụng cũng đã có nhiều bước tiến mới kể cả PTNS trong tắc ruột. Ban đầu, khi cho rằng trong tắc ruột, bụng căng trướng ảnh hưởng đến phẫu trường và nguy cơ tổn thương ruột trong mổ nên nhiều tác giả chỉ tập trung vào mục đích nội soi để chẩn đoán, đặc biệt là chẩn đoán nguyên nhân. Nhận thấy trong một số trường hợp, nguyên nhân gây tắc là những thương tổn đơn giản, có thể xử trí qua PTNS, một số tác giả đã mạnh dạn chọn lựa bệnh nhân để điều trị. Các tác giả trong và ngoài nước đã báo cáo một số nghiên cứu áp dụng PTNS ổ bụng trong chẩn đoán, điều trị tắc ruột với kết quả khá khả quan. Tuy nhiên những nghiên cứu này tập trung vào điều trị ở những bệnh nhân được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, tập trung vào hiệu quả điều trị của PTNS là chủ yếu, ít chú ý đánh giá về nội soi trong chẩn đoán. Sự lựa chọn bệnh nhân cũng như đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi để có thể áp dụng rộng rãi hơn trong chẩn đoán, điều trị tắc ruột sau mổ vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Vì những lý do trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị tắc ruột non sau mổ”
Nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét vai trò của nội soi ổ bụng về khả năng chẩn đoán, đánh giá tổn thương và lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột non sau mổ.
2. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột non sau mổ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị tắc ruột non sau mổ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ---&--- NGUYỄN LÊ VIÊN NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT NON SAU MỔ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ---&--- NGUYỄN LÊ VIÊN NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT NON SAU MỔ Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: 9720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN: PGS.TS. Nguyễn Văn Xuyên TS.BS. Nguyễn Bá Sơn Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Lê Viên, nghiên cứu sinh của Học viện Quân y, chuyên ngành Ngoại khoa, xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết trên đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nguyễn Lê Viên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ASA American Society Aenesthesia (Hội gây mê Hoa Kỳ) AAST The American Association for the Surgery of Trauma (Hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ) CHT Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging-MRI) CLVT Cắt lớp vi tính (Computed Tomography-CT) cs cộng sự EGS Emergency General Surgery (Phẫu thuật cấp cứu tổng quát) MBN Mở bụng nhỏ n Số trường hợp NSOB Nội soi ổ bụng PT Phẫu thuật PTNS Phẫu thuật nội soi TB Trung bình TH Trường hợp TP Transition Point (Điểm chuyển tiếp) TRN Tắc ruột non TRNSM Tắc ruột non sau mổ DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1. Số lần phẫu thuật bụng 72 3.2. Loại phẫu thuật 73 3.3. Các phương pháp phẫu thuật 74 3.4. Tần suất một số triệu chứng lâm sàng 74 3.5. Thời gian từ khi đau đến khi nhập viện 75 3.6. Phân loại thời gian từ khi nhập viện đến khi phẫu thuật 75 3.7. Tần suất mức độ dịch trên siêu âm bụng 76 3.8. Tần suất xác định vị trí tắc ruột trên cắt lớp vi tính 77 3.9. Nguyên nhân gây tắc ruột trên cắt lớp vi tính 77 3.10. Tần suất mức độ dịch ổ bụng trên cắt lớp vi tính 78 3.11. Nội soi xác định nguyên nhân gây tắc 79 3.12. Phân loại thời điểm và nguyên nhân khi chuyển sang mổ mở 79 3.13. Nguyên nhân các trường hợp có mở bụng nhỏ 80 3.14. Mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng 80 3.15. Liên quan giữa loại phẫu thuật trước đây với kết quả chẩn đoán vị trí tắc 81 3.16. Liên quan giữa dấu hiệu phản ứng thành bụng với kết quả chẩn đoán nguyên nhân 81 3.17. Liên quan giữa nội soi ổ bụng với khả năng phải cắt đoạn ruột non 82 3.18. Kết quả loại phẫu thuật 82 3.19. Phân loại nguyên nhân gây tắc 83 3.20. Các phương pháp xử lý trong phẫu thuật nội soi 83 3.21. Thời gian phẫu thuật trung bình của phẫu thuật nội soi 84 3.22. Tỉ lệ tai biến trong mổ và phương pháp xử trí 84 3.23. Tỉ lệ biến chứng sau mổ 85 Bảng Tên bảng Trang 3.24. Thời gian phục hồi lưu thông tiêu hóa 85 3.25. Thời gian nằm viện trung bình 86 3.26. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ 87 3.27. Phân loại kết quả chung 87 3.28. Liên quan của tiền sử phẫu thuật ruột thừa 88 3.29. Liên quan của tiền sử phẫu thuật với chuyển mổ mở 89 3.30. Dấu hiệu lâm sàng liên quan khả năng chuyển mổ mở 89 3.31. Thời gian nhập viện đến khi phẫu thuật liên quan kết quả phẫu thuật nội soi 90 3.32. Kết quả của phẫu thuật nội soi so với nhóm chuyển mổ mở 91 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Tỉ lệ phân bố về giới tính 71 3.2. Phân bố về độ tuổi 72 3.3. Phân bố theo thời gian của lần mổ gần nhất 73 3.4. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục lưu thông tiêu hóa 92 3.5. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và thời gian hậu phẫu 93 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Tắc ruột sau mổ do dây chằng 9 1.2. Hình ảnh tắc ruột non trên phim X-quang 15 1.3. Tắc ruột non sau mổ 18 1.4. Dính ruột sau mổ. 19 1.5. Tắc ruột ở bệnh nhân bị xoắn ruột. 20 1.6. Hình ảnh tắc ruột trên siêu âm. 25 1.7. Phẫu thuật nội soi gỡ dính trong tắc ruột sau mổ. 43 2.1. Dàn máy nội soi 55 2.2. Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi 56 ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc ruột là sự ngừng trệ lưu thông các chất chứa trong lòng ruột (hơi, chất lỏng, chất đặc); là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp tại các cơ sở điều trị. Theo thống kê của nhiều tác giả, tắc ruột chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong các trường hợp cấp cứu về bụng. Ở Việt Nam số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có hàng trăm trường hợp tắc ruột phải nhập viện tại các trung tâm cấp cứu, bệnh viện; là cấp cứu ngoại khoa đứng hàng thứ hai sau viêm ruột thừa cấp [1]. Tắc ruột non cơ học cấp tính tiến triển sẽ dẫn đến ruột căng trướng quá mức hoặc khi có thắt nghẹt xảy ra, ruột có thể hoại tử, thậm chí thủng làm cho tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Một trong những nguyên nhân gây tắc ruột non cơ học hay gặp nhất là tắc ruột sau các phẫu thuật của ổ bụng. Nhiều tài liệu cho thấy tỉ lệ dính sau các phẫu thuật ổ bụng là rất cao, từ 93%–100% và một trong những hậu quả quan trọng của dính là tắc ruột [2]. Tắc ruột non không những ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí đến tính mạng bệnh nhân mà còn là một gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội. Tắc ruột sau mổ do dính thường hay tái phát và cơ chế gây tắc cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh học hiện đại, nhưng chẩn đoán tắc ruột nhất là chẩn đoán nguyên nhân, biến chứng của tắc vẫn là những thách thức đối với thực tiễn lâm sàng. Vì thế, việc theo dõi, điều trị tắc ruột non vẫn tồn tại những ý kiến chưa đồng nhất. Phần lớn những trường hợp tắc ruột sau mổ được điều trị nội khoa sau đó ruột tự lưu thông trở lại. Những trường hợp tắc ruột kèm theo những biểu hiện của thiếu máu ruột, viêm phúc mạc có chỉ định mổ sớm. Phương pháp xử trí truyền thống là mổ mở để xác định và giải quyết nguyên nhân, phục hồi lại lưu thông của ống tiêu hóa. Phương pháp này nhanh gọn, giải quyết tốt các nguyên nhân, nhưng là một dạng mổ lớn và bản thân cuộc mổ này có thể sẽ để lại một số biến chứng của chính nó, đặc biệt là tăng nguy cơ dính sau này. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật nội soi (PTNS) nói chung, PTNS ổ bụng cũng đã có nhiều bước tiến mới kể cả PTNS trong tắc ruột. Ban đầu, khi cho rằng trong tắc ruột, bụng căng trướng ảnh hưởng đến phẫu trường và nguy cơ tổn thương ruột trong mổ nên nhiều tác giả chỉ tập trung vào mục đích nội soi để chẩn đoán, đặc biệt là chẩn đoán nguyên nhân. Nhận thấy trong một số trường hợp, nguyên nhân gây tắc là những thương tổn đơn giản, có thể xử trí qua PTNS, một số tác giả đã mạnh dạn chọn lựa bệnh nhân để điều trị. Các tác giả trong và ngoài nước đã báo cáo một số nghiên cứu áp dụng PTNS ổ bụng trong chẩn đoán, điều trị tắc ruột với kết quả khá khả quan. Tuy nhiên những nghiên cứu này tập trung vào điều trị ở những bệnh nhân được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, tập trung vào hiệu quả điều trị của PTNS là chủ yếu, ít chú ý đánh giá về nội soi trong chẩn đoán. Sự lựa chọn bệnh nhân cũng như đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi để có thể áp dụng rộng rãi hơn trong chẩn đoán, điều trị tắc ruột sau mổ vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Vì những lý do trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị tắc ruột non sau mổ” Nhằm mục tiêu: Nhận xét vai trò của nội soi ổ bụng về khả năng chẩn đoán, đánh giá tổn thương và lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột non sau mổ. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột non sau mổ. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHÚC MẠC VÀ RUỘT NON 1.1.1. Giải phẫu, sinh lý của phúc mạc Phúc mạc là một màng thanh mạc lớn trên cơ thể, bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu. Phúc mạc gồm hai lá: phúc mạc thành lót mặt trong thành bụng và hố chậu, phúc mạc tạng che phủ các cơ quan và trở thành lớp thanh mạc của các cơ quan này. Khoảng không gian giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng được gọi là ổ phúc mạc. Diện tích của phúc mạc tương đương với diện tích bề mặt da. Mạc treo là hai lá phúc mạc treo ống tiêu hóa vào thành bụng, giữa hai lá có mạch máu, bạch mạch và thần kinh. Mạc nối là những lá phúc mạc nối giữa các tạng trong ổ bụng với nhau, gồm có mạc nối nhỏ và mạc nối lớn [3]. Bề mặt phúc mạc là lớp thanh mạc trơn láng bọc quanh ruột non và liên tiếp với lá treo của mạc treo tràng. Thanh mạc có tính dễ dính, khi hai lá phúc mạc sát vào nhau mà không trượt lên nhau được hoặc do bệnh lý dẫn đến dính các quai ruột với nhau hoặc dính vào thành bụng. Hệ thống mạch máu, thần kinh của phúc mạc rất phong phú, gồm nhiều nhánh nhỏ từ các nhánh hoành, cảm thụ đau rất nhạy, nhất là vùng hoành, vùng tụy, vùng tá tràng. Chức năng của phúc mạc là treo các tạng di động và dính các tạng cố định, tạo vị trí hằng định và tương quan giữa các tạng trong ổ bụng. Bề mặt của phúc mạc giúp tạo sự trơn trượt giữa các tạng. Ngoài bảo vệ bằng cơ chế che phủ, phúc mạc còn phân chia ổ bụng thành các khu, có thể cô lập khi tạng ở từng khu tổn thương. Bình thường, lượng dịch trong ổ bụng hằng định ở mức 30ml, đủ để cho các tạng trượt qua nhau. Phúc mạc là một màng bán thấm hoạt động theo quy luật thẩm thấu. Sự hấp thu này thay đổi tùy theo thành phần của các chất hiện diện trong ổ bụng. Dịch điện giải đẳng trương được hấp thu nhanh và nhiều, trong khi các chất khí bơm vào ổ phúc mạc được hấp thu rất chậm. Cơ chế hấp thu của phúc mạc khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp lực thẩm thấu, áp lực keo Mạc nối lớn có vai trò quan trọng đặc biệt trong chức năng bảo vệ do phong phú về mặt tế bào, có khả năng thực bào mạnh nhờ sự di động dễ dàng và sự tưới máu dồi dào. Đặc biệt, mạc nối lớn có khả năng che phủ những vùng bị viêm, thậm chí bịt những lỗ thủng của ống tiêu hóa. 1.1.2. Giải phẫu, sinh lý của ruột non Tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non (còn được gọi là tiểu tràng), dài khoảng 25cm, được cố định vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy. Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 5 - 6m, đường kính giảm dần từ trên xuống dưới, đường kính 3cm ở đoạn đầu hỗng tràng và 2cm ở đoạn cuối hồi tràng. Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn hình chữ U gọi là quai ruột. Có từ 14 đến 16 quai. Các quai ruột đầu sắp xếp nằm ngang, các quai ruột cuối xếp theo chiều dọc ổ bụng. Phần cuối hồi tràng thông với đại tràng lên qua lỗ hồi manh tràng, ở đây có van hồi manh tràng. Ở bờ tự do của hồi tràng, cách góc hồi manh tràng khoảng 80cm có túi thừa Meckel [3]. Động mạch mạc treo tràng trên là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy trước phần ngang tá tràng đi vào hai lá của mạc treo ruột, tận cùng bằng động mạch hồi tràng cách góc hồi manh tràng khoảng 80cm. Có 4 hình thức hoạt động cơ học của ruột non. Co thắt có tác dụng chia dưỡng trấp thành từng mẩu ngắn để đủ ngấm dịch tiêu hóa. Cử động quả lắc có tác dụng trộn đều dưỡng trấp với dịch ruột để tăng tốc độ tiêu hóa. Nhu động là những sóng co bóp lan toả đoạn đầu đến cuối ruột non, có tác dụng đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. Phản nhu động là những sóng co bóp ngược chiều với nhu động nhưng thưa và yếu hơn nhu động. Phản nhu động có tác dụng phối hợp với nhu động đẩy dưỡng trấp di chuyển với tốc độ chậm để quá trình tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn. Dịch tiêu hóa ở ruột non rất phong phú, được tiết ra từ 3 nơi: tụy, mật và ruột non, ngoài ra còn có dịch của các tuyến nước bọt từ trên khoang miệng xuống. Các tế bào niêm mạc ruột non và các tuyến nằm ngay trên thành ruột bài tiết dịch ruột. Số lượng dịch ruột tổng cộng khoảng 2 - 3 lít/ 24 giờ. Thành phần của dịch ruột chủ yếu là men tiêu hóa: protid, glucid và chất béo. Điều hòa bài tiết dịch ruột: dịch ruột được điều hòa bài tiết bởi 3 cơ chế: cơ chế thần kinh (dây X), cơ chế thể dịch và cơ chế cơ học. Trong các cơ chế trên, cơ chế cơ học đóng vai trò quan trọng vì đây là cơ chế chính làm bài tiết enzym của dịch ruột. Khi thức ăn đi qua ruột, nó sẽ kích thích các tuyến bài tiết ra dịch kiềm và chất nhầy đồng thời làm các tế bào niêm mạc ruột non bong và vỡ ra, giải phóng các enzym vào trong lòng ruột. Do vậy mà tế bào niêm mạc ruột non cứ 3-5 ngày đổi mới một lần. Quá trình hấp thu ở ruột non đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các chất cần thiết cho cơ thể (sản phẩm tiêu hóa, nước, điện giải, thuốc) đều được đưa từ lòng ống tiêu hóa vào máu qua ruột non. Ruột non rất dài, niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều nhung mao và vi nhung mao tạo nên diềm bàn chải có diện tích tiếp xúc rất lớn, khoảng 300m2. Bên trong nhung mao có hệ thống mạch máu, bạch huyết và thần kinh rất phong phú. Tất cả thức ăn khi xuống đến ruột non đều được phân giải thành những sản phẩm có thể hấp thu được. 1.2. SINH LÝ BỆNH CỦA TẮC RUỘT NON SAU MỔ 1.2.1. Các rối loạn sinh lý bệnh trong tắc ruột non Tuy có cấu trúc giải phẫu tương tự ruột non nhưng bệnh lý của tá tràng thường được tách riêng, vì thế tắc ruột non được tính khi tắc từ góc Treitz cho đến góc hồi manh tràng [4]. Tắc ruột là sự đình trệ lưu thông của các chất trong lòng ruột. Tắc ruột non có thể bán phần hoặc tắc hoàn toàn. Một dạng đặc biệt của tắc hoàn toàn đó là tắc ruột quai kín, do quai ruột bị tắc ở cả 2 đầu của đoạn ruột. Tắc ruột quai kín sẽ nhanh chóng dẫn đến nghẹt ruột và hoại tử ruột do tổn thương mạch máu đi kèm. Sự đình trệ lưu thông dẫn đến đoạn ruột trung tâm (đoạn trước chỗ tắc) căng dần lên, trong khi đoạn ngoại vi (đoạn sau chỗ tắc) sẽ xẹp đi sau khi các chất trong lòng ruột đi qua hết. Để đẩy dưỡng trấp đi qua được chỗ tắc, nhu động ruột sẽ tăng lên rất mạnh gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn và xuất hiện dấu hiệu rắn bò, một trong những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Các hoạt động cơ học của ruột có thể có vai trò nhất định trong quá trình phát sinh tắc, chẳng hạn sóng nhu động sẽ đẩy đoạn ruột phía trên chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (lồng ruột) hoặc làm quai ruột chui qua các chỗ khuyết của mạc treo (thoát vị nội) Khi đau bệnh nhân thường nuốt khí (theo nước bọt) vào nhiều hơn bình thường, cùng với sự lên men của vi khuẩn ruột, làm cho đoạn gần càng thêm căng dãn. Quá trình tắc nghẽn kéo dài sẽ làm cho thành ruột phù nề, không hấp thụ được, dịch sẽ ứ đọng lại trong lòng ruột, tăng áp lực thẩm thấu nên dịch sẽ thấm qua thành ruột vào khoang bụng. Với tắc ruột ở gần góc hồi manh tràng, bệnh nhân nôn nhiều còn dẫn đến mất nước cùng các chất điện giải như K+, Na+, Cl- có thể đi đến nhiễm kiềm chuyển hóa. Sự mất nước do các nguyên nhân trên có thể dẫn đến giảm thể tích máu lưu hành. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở đoạn trên chỗ tắc, nơi mà bình thường gần như vô khuẩn, làm cho chất nôn có mùi hôi do thức ăn bị ứ trệ lâu ngày lên men thối rữa. Nếu như sự căng trướng quá mức vẫn tiếp diễn, các mạch máu thành ruột bị tổn thương, sự tưới máu nuôi dưỡng sẽ không bảo đảm. Đến mức độ nào đó, ruột sẽ hoại tử và thủng – n ... y acid-binding protein in predicting strangulated small bowel obstruction. PloS One, 9(6): 99915. Bouassida M., Laamiri G., Zribi S. et al. (2020). Predicting intestinal ischaemia in patients with adhesive small bowel obstruction: A simple score. World Journal of Surgery, doi: 10.1007/s00268-020-05377-6. McMahon R.L. (2005). Principles of diagnostic laparoscopy. In: Surgery of the Abdomen, Apollo Medicine, 492-501. Franklin M.E., Gonzalez J.J., Miter D.B. et al. (2004). Laparoscopic diagnosis and treatment of intestinal obstruction. Surg Endosc., 18: 26–30. Farinella E., Cirocchi R., La MuraF. et al. (2009). Feasibility of laparoscopy for small bowel obstruction. World J Emerg Surg., doi: 10.1186/1749-7922-4-3. Chousleb E., Shuchleib S. and Chousleb A. (2010). Laparoscopic management of intestinal obstruction. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech., 20: 348–350. Lê Huy Lưu (2013). Khảo sát đặc điểm thương tổn trong tắc ruột do dính sau mổ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1): 31-35. Dương Trọng Hiền (2014), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Chen. X. L., Ji. F., Lin. Q. et al (2012). A prospective randomized trial of transnasal ileus tube vs nasogastric tube for adhesive small bowel obstruction. World J Gastroenterol., 18 (16): 1968-1974. Fonseca. A. L., Schuster. K. M., Maung. A. et al (2013). Routine nasogastric decompression in small bowel obstruction: Is it really necessary?. The American Surgeon, 79 (4): 422-428. Guo S.B. and Duan Z.J. (2012). Decompression of the small bowel by endoscopic long-tube placement. World J Gastroenterol., 18(15): 1822–1826. Jiang T.H., Sun X.J., Chen Y. et al (2015). Percutaneous needle decompression in treatment of malignant small bowel obstruction. World J Gastroenterol, 21(8): 2467-2474. Cho Y.J., Park IS., Kim J. et al (2018). Analysis of predictive factors requiring early surgical interventions in small bowel obstruction. Original article, DOI: https://doi.org/10.3393/ac.2019.09.30. Schuster KM., Holena DN., Salim A. et al (2018). American Association for the Surgery of Trauma emergency general surgery guideline summaries 2018: acute appendicitis, acute cholecystitis, acute diverticulitis, acute pancreatitis, and small bowel obstruction. Trauma Surg Acute Care Open, doi:10.1136/tsaco-2018-000281. Paulson E.K. and Thompsom W.M. (2015). Review of small bowel obstruction: The diagnosis and when to worry. Radiology, 275(2): 332-342. Ishizuka M., Hachiya H., Shibuya N. et al (2019). Gastrografin reduces the need for additional surgery in postoperative small bowel obstruction patients without long tube insertion: A meta- analysis. Annals of Gastroenterological Surgery, 3: 187-194. Hwabejire J.O., Tran D.D., Fullum T.M. (2018). Non-operative management of adhesive small bowel obstruction: Should there be a time limit after which surgery is performed?. The American Journal of Surgery, 215: 1068-1070. Zielinski M.D., Eiken P.W., Bannon. M.P. et al. (2010). Small bowel obstruction--who needs an operation? A multivariate prediction model. World J Surg., 34 (5): 910-919. Pothiawala S. and Gogna A. (2012). Early diagnosis of bowel obstruction and strangulation by computed tomography in emergency department. World J Emerg Med., 3(3): 227–231. Leung. AM., Vu H. (2012). Factors predicting need for and delay in surgery in small bowel obstruction. The American Surgeon, 78 (4): 403-407. Schraufnagel D., Rajaee S. et al (2012). How many sunsets? Timing of surgery in adhesive small bowel obstruction: A study of the Nationwide Inpatient Sample. J Trauma Acute Care Surg., 74 (1): 181-189. Behman R., Nathens, AB., Mason S. et al (2019). Association of Surgical Intervention for adhesive small bowel obstruction with the risk of recurrence. JAMA Surgery, 154: 413-420. Abass B.T. and Ali O.J. (2008). Comparison of laparoscopic and conventional surgery of intestinal anastomosis in dogs. Iraqi Journal of Veterinary Sciences, 22 (1): 13-19. Kavic S.M. and Kavic S.M. (2002). Adhesions and adhesiolysis: The role of laparoscopy. Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons, 6: 99-109. Sajid M.S., Khawaja A.H., Sains P. et al (2016). A systematic review comparing laparoscopic vs open adhesiolysis in patients with adhesional small bowel obstruction”, American Journal of Surgery, Vol. 212, pp: 138-150. Krielen P., Stommel M.W., Pargmae P. et al (2020). Adhesion-related readmissions after open and laparoscopic surgery: a retrospective cohort study (SCAR update). Lancet, 395: 33-41. Pikarsky A. J. and Reissman P. (2004). Laparoscopic management of bowel obstruction. In: Laparoscopic Surgery of the Abdomen, Springer, 429-436. Li M-Z., Lian L., Xiao L. et al (2012). Laparoscopic versus open adhesiolysis in patients with adhesive small bowel obstruction: a systematic review and meta-analysis. The American Journal of Surgery, 204: 779–786. Angenete E., Jacobsson. A., Gellerstedt. M. et al (2012). Effect of laparoscopy on the risk of small-bowel obstruction: a population-based register study. Arch Surg., 147 (4): 359-365. Mazzetti C.H., Serinaldi F., Lebrun E. et al (2018). Early laparoscopic adhesiolysis for small bowel obstruction: retrospective study of main advantages. Surgical Endoscopy, 32: 2781-2792. Dindo D., Schafer M., Muller M.K. et al (2010). Laparoscopy for small bowel obstruction: the reason for conversion matters. Surgical Endoscopy, 24 (4): 792-797. Sallinen V., Di Saverio S., Haukijärvi E. et al (2019). Laparoscopic versus open adhesiolysis for adhesive small bowel obstruction (LASSO): an international, multicentre, randomised, open-label trial. doi: org/10.1016/S2468-1253(19)30016-0. Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại, Nguyễn Đình Tường Lân (2003). Phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 7(1): 81-84. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải, Lê Huy Lưu (2010). Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14(4): 1-7. Đặng Ngọc Hùng, Đặng Như Thành, Lê Lộc (2014). Tính khả thi của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh,18(2): 56-62. Byrne J., Saleh F., Ambrosini L., et al (2015). Laparoscopic versus open surgical management of adhesive small bowel obstruction: a comparison of outcomes. Surgical Endoscopy, 29 (9): 2525-2532. Quah G.S., Eslick G., Cox M.R. (2018). Laparoscopic versus open surgery for adhesional small bowel obstruction: a systematic review and meta-analysis of case–control studies. Surgical Endoscopy, 33: 3209-3217. Lin H., Li J., Xie Z. et al (2016). Laparoscopic versus open adhesiolysis for small bowel obstruction: A single-center retrospective case-control study. Surgical Laparoscopy, Endoscopy and Percutaneous Techniques, 26: 244-247. Maung A.A., Johnson D.C., Piper G.L. et al (2012). Evaluation and management of small-bowel obstruction: An Eastern Association for the Surgery of Trauma practice management guideline. Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 73(5): 362-369. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Hoàng Bắc và cs (2013). Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 17: 157-165. Hackenberg T., Mentula P., Leppäniemi A. et al (2017). Laparoscopic versus open surgery for acute adhesive small bowel obstruction: A propensity score–matched analysis. Scandinavian Journal of Surgery, 106: 28-33. Nguyễn An, Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Phong Huy (2010). Phẫu thuật nội soi tắc ruột do dính sau mổ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1): 200-206. ten Broek R.P.G., Stommel M.W.J., Strik C. et al (2014). Benefits and harms of adhesion barriers for abdominal surgery: a systematic review and meta-analysis. The Lancet, 383(9911): 48-59. Berdah S.V., Mariette C., Denet C. et al (2014). A multicentre, randomised, controlled trial to assess the safety, ease of use, and reliability of hyaluronic acid/carboxymethylcellulose powder adhesion barrier versus no barrier in colorectal laparoscopic surgery. doi: 10.1186/1745-6215-15-413. Nakamura T., Sato T., Naito M. et al (2016). Laparoscopic surgery is useful for preventing recurrence of small bowel obstruction after surgery for postoperative small bowel obstruction. Surgical Laparoscopy, Endoscopy and Percutaneous Techniques, 26: e1-e4. Lujan H.J., Oren A., Plasencia G. et al (2006). Laparoscopic management as the initial treatment of acute small bowel obstruction. JSLS., 10(4): 466–472. Poves I., Valverde E.S., Companyo S.P. et al (2014). Results of a laparoscopic approach for the treatment of acute small bowel obstruction due to adhesions and internal hernias. Cirugia Espanola, 92(5): 336-340. O’Connor D.B. and Winter D.C. (2012). The role of laparoscopy in the management of acute small-bowel obstruction: a review of over 2,000 cases. Surg Endosc., 26: 12–17. Sallinen V., Wikström H., Victorzon M. et al (2014). Laparoscopic versus open adhesiolysis for small bowel obstruction - a multicenter, prospective, randomized, controlled trial. BMC Surg., doi: 10.1186/1471-2482-14-77 Fowler D.L. (2004). Laparoscopy in the acute abdomen. In: Contraversies in Laparoscopic Surgery, Springer-Velag, 99-114. Dindo D., Demartines N. and Clavien PA. (2004). Classification of surgical complications a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Annals of Surgery, 240 (2): 205-213. Sajja. S.B., Schein. M. (2004). Early postoperative small bowel obstruction. Br J Surg., 91 (6): 683-691. Lê Thanh Sơn (2015). Phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Tạp chí Y-Dược học Quân sự, 3: 193-196. Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Huy Toàn (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Y học Việt nam, 4(2): 60-65. Đặng Ngọc Hùng (2016) Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Huế. Markogiannakis H., Messaris E., Dardamanis D. et al (2007). Acute mechanical bowel obstruction: Clinical presentation, etiology, management and outcome. World J Gastroenterol., 13(3): 432–437. Duron J., Silva N. et al (2006), Adhesive postoperative small bowel obstruction: Incidence and risk factors of recurrence after surgical treatment: A multicenter prospective study. Annals of Surgery, 244(5): 750-757. Nguyễn Trọng Hòe, Đặng Việt Dũng (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc ruột sau mổ tại Bệnh viện 103. Ngoại khoa, 61(1): 40-49. Scott F.I., Osterman M.T., Mahmoud N.N. et al (2012). Secular trends in small bowel obstruction and adhesiolysis in the United States, 1988–2007. Am J Surg., 204(3): 315–320. Haule C., Ongom P.A., Kimuli T. (2013). Efficacy of Gastrografin® compared with standard conservative treatment in management of adhesive small bowel obstruction at Mulago National Referral Hospital. J clin Trials., doi: 10.4172/2167-0870.1000144. Saini D.K., Chaudhary P., Durga C.K. et al (2013). Role of multislice computed tomography in evaluation and management of intestinal obstruction. Clin Pract., doi: 10.4081/cp.2013.e20. Chang W.C., Ko K.H., Lin C.S. et al (2014). Features on MDCT that predict surgery in patients with adhesive-related small bowel obstruction. PLoS One., doi: 10.1371/journal.pone.0089804. Weiss A., Sood D., Greenway S.E. et al (2017). Value of gastrografin in adhesive small bowel obstruction. Langenbecks Arch Surg., DOI: 10.1007/s00423-017-1605-6. Maglinte D.D.T., Heitkamp D.E., Howard T.J. et al (2003). Current concepts in imaging of small bowel obstruction. Radiol Clin N Am., 41: 263 – 283. Phạm Hồng Đức, Nguyễn Quang Đức, Trần Công hoan và cs (2013). Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong chẩn đoán tắc ruột non sau mổ. Y học thực hành, 867(4): 72-76. Deshmukh S.D., Shin D.S., Willmann J.K. et al (2011). Non- emergency small bowel obstruction: assessment of CT findings that predict need for surgery. European Radiology, 21(5): 982-986. Hodel J., Zins M., Desmottes L. et al (2009). Location of the transition zone in CT of small-bowel obstruction: added value of multiplanar reformations. Abdominal Imaging, 34 (1): 35-41. Lê Duy Mai Huyên, Võ Tấn Đức, Ông kiến Huy và cs (2009). Giá trị của hình ảnh cắt lớp điện toán (CT scan) trong chẩn đoán tắc ruột do thắt. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (1): 73-67. Agresta F., Piazza A., Michelet I. et al (2000). Small bowel obstruction laparoscopic approach. Surg Endoscopy., 14: 154–156. Chowbey P.K., Panse R., Sharma A. et al (2006). Elective laparoscopy in diagnosis and treatment of recurrent small bowel obstruction. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech., 16: 416–422. Salama T.N.S. (2017). Laparoscopic management of acute intestinal obstruction. Surgery: Current Research, 7(2). Trần Vinh và cs (2012). Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị tắc ruột sau mổ. Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 3(3): 23-29. Grafen F.C., Neuhaus V., Schöb O. et al (2010). Management of acute small bowel obstruction from intestinal adhesions: indications for laparoscopic surgery in a community teaching hospital. Langenbecks Arch Surg., 395: 57–63. Otani K., Ishihara S., Nozawa H. et al (2017). A retrospective study of laparoscopic surgery for small bowel obstruction. Annals of Medicine and Surgery, 16: 34-39. Nordin A., Freedman J. (2016). Laparoscopic versus open surgical management of small bowel obstruction: an analysis of clinical outcomes. Surg Endosc., 30(10): 4454-63. Vallicelli C., Coccolini F., Catena F. et al (2011). Small bowel emergency surgery: literature's review. World Journal of Emergency Surgery, 6: 1-5. Hernandez M.C., Birindelli A., Bruce J. et al (2018). Application of the AAST EGS grade for adhesive small bowel obstruction to a multi-national patient population. World Journal of Surgery, 42: 3581-3588. Sebastian-Valverde E., Poves I., Membrilla-Fernández E. et al (2019), The role of the laparoscopic approach in the surgical management of acute adhesive small bowel obstruction. BMC Surgery, 19(1): 1-7. Le Huu Nho R., Mege D., Ouaïssi M. et al (2012). Incidence and prevention of ventral incisional hernia. Journal of Visceral Surgery, 149 (5): s3-s15. Nguyễn Tăng Miên, Phan Phú Kiểm, Lê Văn Tầm (2006). Phẫu thuật nội soi dính tắc ruột cấp. Y học Việt Nam, 319 (2): 12-18. Kelly K.N., Iannuzzi J.C., Rickles. A.S. et al. (2014). Laparotomy for small-bowel obstruction: first choice or last resort for adhesiolysis? A laparoscopic approach for small-bowel obstruction reduces 30-day complications. Surgical Endoscopy, 28 (1): 65-73. Cirocchi R., Abraha I., Farinella E. et al. (2010). Laparoscopic versus open surgery in small bowel obstruction. Cochrane Database of Systematic Reviews, DOI: 10.1002/14651858.CD007511.pub2. Strik C., Stommel M.W.J., Schipper L.J. et al. (2016), Long-term impact of adhesions on bowel obstruction. Surgery (United States), 159(5): 1351-1359.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ket_qua_cua_phau_thuat_noi_soi_trong_chan.doc
- Luan an Tom tat BS Vien TA 20201116.docx
- Luan an Tom tat BS Vien TV 20201116.docx
- Thong tin dong gop moi cua luan an 20201116.docx