Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chống oxi hóa sod, gpx, tas và mda huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori

Trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính (VDDM) đã giảm trong những thập kỷ qua, nhưng vẫn là một trong các bệnh phổ biến với hậu quả nghiêm trọng là ung thư dạ dày (UTDD) [1]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh H. pylori là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày, đặc biệt là VDDM [2], [3]. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori phổ biến là 44,3% (95% CI: 40,9 - 47,7) trên toàn thế giới [4]. Theo một nghiên cứu năm 2010, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori của các bệnh nhân đến nội soi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 65,6%; 100% số trường hợp nhiễm vi khuẩn H. pylori được chẩn đoán là VDDM [5]. Trong khi đó, tỷ lệ kháng thể kháng H. pylori trong huyết thanh tại Hà Nội là 78,8% và Hà Tây là 69,2% [6].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tổn thương gây thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô là một trong những cơ chế bệnh sinh quan trọng của viêm dạ dày nói chung và VDDM nói riêng. Khi xảy ra thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô dẫn đến sản xuất lượng lớn dạng oxy hoạt động - Reactive oxygen Species (ROS) [7], gây ra tình trạng stress oxy hóa.

Bên cạnh đó có nhiều bằng chứng cho thấy nhiễm vi khuẩn H. pylori và sử dụng thuốc chống viêm non - steroid (NSAID) đường uống là nguyên nhân quan trọng trong sinh bệnh học của tổn thương niêm mạc dạ dày ở người do stress oxy hóa [7]. Ảnh hưởng của vi khuẩn H. pylori gây stress oxy hóa trên niêm mạc dạ dày đã được nghiên cứu bằng cách đo những thay đổi của nitric oxide synthase (iNOS), nitrotyrosine và 8-hydroxy-2[prime]-deoxyguanosine trong mảnh sinh thiết hang vị từ bệnh nhân viêm dạ dày teo mạn tính và bệnh nhân loét dạ dày (trước và sau điều trị diệt vi khuẩn H. pylori). Kết quả cho thấy, điều trị diệt vi khuẩn H. pylori làm suy giảm stress oxy hóa trong niêm mạc dạ dày [8].

 

docx 160 trang dienloan 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chống oxi hóa sod, gpx, tas và mda huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chống oxi hóa sod, gpx, tas và mda huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori

Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chống oxi hóa sod, gpx, tas và mda huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
TRƯƠNG MINH SÁNG
 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXI HÓA SOD, GPx, TAS VÀ MDA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
TRƯƠNG MINH SÁNG
 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXI HÓA SOD, GPx, TAS VÀ MDA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 972 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
 Cán bộ hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng
PGS.TS. Nguyễn Bá Vượng
HÀ NỘI 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
 TÁC GIẢ 
 Trương Minh Sáng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo, các nhà Khoa học, các anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám đốc Học viện Quân y cùng các phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi luôn biết ơn PGS.TS. Trần Việt Tú và Bộ môn Nội tiêu hóa Học viện Quân y đã dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng, PGS.TS. Nguyễn Bá Vượng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.Tôi xin cám ơn quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. 
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến quý Thầy Giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng chấm luận án đã dành nhiều thời gian, công sức chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện và bảo vệ thành công luận án. 
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Anh Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và nghiên cứu khoa học. 
Tôi chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu. 
Tôi luôn biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
 NCS.Trương Minh Sáng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
(-)
Âm tính
(+) 
Dương tính
Anion superoxid
1O2
Oxy đơn bội
ADP
Adenosine diphosphate
AMP
Adenosine Mono Phosphate
ATP
Adenosine Tri Phosphate
BabA
Blood group antigen binding Adhesin
Yếu tố kết dính kháng nguyên nhóm máu
BCĐN
Bạch cầu đơn nhân
BCĐNTT
Bạch cầu đa nhân trung tính
BN
Bệnh nhân
Cag PAI
Cag pathogenicity Island
CagA
Cytoxin asociated gene A
CLO test
Campylobacter-like organism test
Thử nghiệm urease
DD -TT
Dạ dày - Tá tràng
DNA
DeoxyriboNucleic Acid
DSR
Dị sản ruột
EC
Năng lượng
G6- PDH
Dehydrogenase- Glucose 6- Phosphate
GPx
Glutathione Peroxydase
GSH
Glutathion dạng khử
GS-SG
 Glutathion dạng oxi hóa
H. Pylori
Helicobacter pylori
HE
Nhuộm Hematoxylin - Eosin
HPLC
High Performance Liquid Chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HRP
Horseradish Peroxydase
HV
Hang vị
IL
Interleukin
iNOS
Induced Nitric oxide Synthase
LO•
Gốc Alkoxyl
LOO•
Peroxyl
LPS
Lipopolysaccaride
MBH
Mô bệnh học
MDA
MalonDiAldehyde
NADPH
Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate
NC
Nghiên cứu
NSAIDs
Thuốc chống viêm Non- Steroid
(Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs)
OH
Gốc Hydroxyl
OHdG
HydroxydeoxyGuanosine
OLGA
Operative Link for Gastritis Assessement
Liên kết hoạt động đánh giá viêm dạ dày
PAS
Periodic Acid Shiff
PCR
Polymerase Chained Reaction
PPI
Proton pump inhibitors
Thuốc ức chế bơm proton
PPP
Pentose phosphate
R
Gốc hữu cơ
RNS
Reactive Nitrogen Species
Dạng nitrogen hoạt động
ROOR
Peroxid
ROS
Reactive oxygen Species
Dạng oxy hoạt động
RS•
Gốc thyil
RS-SR
 Hợp chất Disulfur
SOD
Super Oxide Dismutase
TAS
Total Antioxydant Status
Trạng thái chống oxy hóa toàn phần 
TNF
Tumor necrosis factor
Yếu tố hoại tử u
TV
Thân vị
UBT
Urea Breath Test
UTDD
Ung thư dạ dày
VacA
Vacuolating associated cytotoxin gene A
VDDM
Viêm dạ dày mạn tính
VMTHĐ
Viêm mạn tính hoạt động
VMTKHĐ
Viêm mạn tính không hoạt động
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi	62
 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới	63
 3.3. Các triệu chứng lâm sàng	64
 3.4. Kết quả trung bình xét nghiệm công thức máu	65
 3.5. Kết quả trung bình xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa	65
 3.6. Vị trí tổn thương trên nội soi	66
 3.7. Số lượng vị trí tổn thương trên nội soi	66
 3.8. Đặc điểm tổn thương trên nội soi theo phân loại Sydney	67
 3.9. Đặc điểm mô bệnh học	69
 3.10. Đặc điểm mô bệnh học theo mức độ nhiễm vi khuẩn	71
 Helicobarter pylori	71
 3.11. Tỷ lệ định lượng được SOD, GPx, TAS và MDA	72
 3.12. Nồng độ SOD huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 	có Helicobacter pylori	72
 3.13. Nồng độ GPx huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn	74
	có Helicobacter pylori	74
 3.14. Nồng độ TAS huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn	75
 có Helicobacter pylori	75
 3.15. Nồng độ MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn	76
 có Helicobacter pylori	76
 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với tuổi	77
 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với tuổi	77
 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với tuổi	78
 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với tuổi	78
 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA	79
 huyết tương với giới tính	79
 3.21. Mối liên quan giữa SOD huyết tương với tổn thương nội soi	80
 3.22. Mối liên quan giữa GPx huyết tương với tổn thương nội soi	81
 3.23. Mối liên quan giữa MDA huyết tương với tổn thương nội soi	82
 3.24. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với	83
 tổn thương nội soi	83
 3.25. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA	84
 huyết tương với số lượng vị trí tổn thương	84
 3.26. Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với	85
 mức độ tổn thương mô bệnh học	85
 3.27. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với	86
 mức độ tổn thường mô bệnh học	86
 3.28. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với	87
 mức độ tổn thương mô bệnh học	87
 3.29. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với	88
 mức độ tổn thương mô bệnh học	88
 3.30. Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với	89
 loạn sản, dị sản	89
 3.31. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với	90
 loạn sản, dị sản	90
 3.32. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với	91
 loạn sản, dị sản	91
 3.33. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với	91
 loạn sản, dị sản	91
 3.34. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA huyết ... .tương với mức độ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trên  .mô bệnh học	92
 3.35. Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa SOD, GPx, ... TAS và MDA huyết tương với một số đặc điểm của bệnh nhân	93
.viêm dạ dày mạn tính	93
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 
Tên biểu đồ
Trang
3.1.	Phân bố theo tuổi ở các nhóm bệnh nhân nghiên cứu	62
3.2.	Phân bố theo giới ở các nhóm bệnh nhân nghiên cứu	63
3.3.	Mức độ nhiễm Helicobacter pylori	70
3.4.	Nồng độ SOD huyết tương ở bệnh nhân VDDM có H. pylori	73
3.5.	Nồng độ GPx huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori	74
3.6.	Nồng độ TAS huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobarter pylori	75
3.7. 	Nồng độ MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori	76
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Sơ đồ hóa nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn	5
1.2. 	Nhiễm Helicobacter pylori và cơ chế bệnh sinh	6
1.3. 	Phân loại mô học theo hệ thống sydney	11
1.4. 	Hình ảnh niêm mạc dạ dày dưới kính hiển vi	14
1.5.	Hình ảnh niêm mạc dạ dày nhuộm Giemsa trên kính hiển vi	17
1.6. 	Hoạt động chống oxi hóa của các enzym chống oxi hóa nội sinh SOD, catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPx)	23
1.7. 	Helicobacter pylori và stress oxy hóa	29
1.8. 	Con đường chống lại tác nhân oxy hóa của H. pylori	33
2.1. 	Máy đọc ELISA DAR 800 (Mỹ)	50
2.2. 	Sử dụng thang mô hình trực quan để xếp mức độ các thông số đánh giá viêm dạ dày theo hệ thống Sydney cập nhật	59
3.1. 	Viêm trợt lồi góc bờ cong nhỏ, hang vị và có dịch mật trào ngược	67
3.2. 	Hình ảnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày	68
3.3. 	Hình ảnh viêm trợt phẳng hang vị	68
3.4. 	Hình ảnh viêm teo niêm mạc dạ dày	70
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính (VDDM) đã giảm trong những thập kỷ qua, nhưng vẫn là một trong các bệnh phổ biến với hậu quả nghiêm trọng là ung thư dạ dày (UTDD) [1]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh H. pylori là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày, đặc biệt là VDDM [2], [3]. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori phổ biến là 44,3% (95% CI: 40,9 - 47,7) trên toàn thế giới [4]. Theo một nghiên cứu năm 2010, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori của các bệnh nhân đến nội soi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 65,6%; 100% số trường hợp nhiễm vi khuẩn H. pylori được chẩn đoán là VDDM [5]. Trong khi đó, tỷ lệ kháng thể kháng H. pylori trong huyết thanh tại Hà Nội là 78,8% và Hà Tây là 69,2% [6].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tổn thương gây thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô là một trong những cơ chế bệnh sinh quan trọng của viêm dạ dày nói chung và VDDM nói riêng. Khi xảy ra thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô dẫn đến sản xuất lượng lớn dạng oxy hoạt động - Reactive oxygen Species (ROS) [7], gây ra tình trạng stress oxy hóa. 
Bên cạnh đó có nhiều bằng chứng cho thấy nhiễm vi khuẩn H. pylori và sử dụng thuốc chống viêm non - steroid (NSAID) đường uống là nguyên nhân quan trọng trong sinh bệnh học của tổn thương niêm mạc dạ dày ở người do stress oxy hóa [7]. Ảnh hưởng của vi khuẩn H. pylori gây stress oxy hóa trên niêm mạc dạ dày đã được nghiên cứu bằng cách đo những thay đổi của nitric oxide synthase (iNOS), nitrotyrosine và 8-hydroxy-2[prime]-deoxyguanosine trong mảnh sinh thiết hang vị từ bệnh nhân viêm dạ dày teo mạn tính và bệnh nhân loét dạ dày (trước và sau điều trị diệt vi khuẩn H. pylori). Kết quả cho thấy, điều trị diệt vi khuẩn H. pylori làm suy giảm stress oxy hóa trong niêm mạc dạ dày [8].
Để đáp ứng với tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori hay NSAID, bạch cầu trung tính được tập trung vào khu vực bị tổn thương, tạo ra ROS và các gốc nitơ hoạt động (RNS) - đây chính là các dạng gốc tự do [7]. Khi sản xuất ROS, RNS xảy ra một cách không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa và dẫn đến tổn thương tế bào/mô quá nhiều, kết quả là xuất hiện viêm mạn tính. Khi viêm mạn tính và ROS xuất hiện là yếu tố quan trọng trong con đường phân tử liên quan đến phát triển khối u.
Các nghiên cứu cho thấy nhiều chất có khả năng loại bỏ ROS, RNS và được gọi là chất chống oxy hóa [9], [10]. Các enzym như SOD, GPx là những enzym chống oxy hóa cơ bản nhất của cơ thể, trong đó SOD có tác dụng thu dọn các gốc tự do khơi mào phản ứng; GPx có tác dụng làm giảm nồng độ các gốc tự do hoạt động. Bên cạnh đó tình trạng chống oxy hoá toàn phần trong cơ thể (TAS) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dự báo khả năng đáp ứng cơ thể với hiệu quả loại bỏ gốc tự do sinh ra [11]. Thực tế hiện nay, điều trị VDDM còn gặp nhiều khó khăn mặc dù đã tiệt trừ thành công H. pylori; trong một số nghiên cứu gần đây của Li. L.và cộng sự (2017) [12] và Yordanova M.và cộng sự (2019) [13] sử dụng phối hợp một số hoạt chất chống oxy hóa trong điều trị VDDM cho thấy có sự cải thiện hoạt tính các enzym chống oxy hóa song song với cải thiện các hình ảnh nội soi. 
Như vậy khảo sát các enzym chống oxy hóa là một hướng nghiên cứu hứa hẹn trong nâng cao hiệu quả điều trị và theo dõi điều trị VDDM do H. pylori bằng các tác nhân chống oxy hóa. Trong khi đó ở Việt Nam là một nước có tần suất VDDM, nhất là VDDM do H. pylori rất cao, nhưng những vấn đề này còn chưa được đi sâu nghiên cứu và đánh giá. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hình ảnh nội soi, mô bệnh học và nồng độ một số chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
2. Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương với hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tìm hiểu một số vấn đề về viêm dạ dày mạn
 1.1.1. Đặc điểm dịch tễ
VDDM được đặc trưng bởi sự thâm nhiễm ưu thế của bạch cầu đơn nhân vào niêm mạc dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến VDDM, trong đó nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn H. pylori là chủ yếu [14]. Phân tích 410.879 người tham gia từ 73 quốc gia ở sáu châu lục cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori phổ biến là 44,3% (95% CI 40,9-47,7) trên toàn thế giới [4]. Tỷ lệ này dao động từ 50,8% (95% CI 46,8-54,7) ở các quốc gia đang phát triển so với 34,7% (95% CI 30,2-39,3) ở các nước phát triển [4]. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori có xu hướng giảm với các bằng chứng chính có sẵn từ các nghiên cứu ở châu Âu [15]. Một số đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp đã được công bố trong năm qua cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng thấp nhất ở châu Đại Dương (24,4%), cao nhất ở châu Phi (79,1%) và tỷ lệ tái phát hàng năm trên toàn cầu của vi khuẩn H. pylori vào khoảng 4,3% [15]. 
Nhiễm vi khuẩn H. pylori rất phổ biến ở châu Á và các nước đang phát triển [16]. Một phân tích tổng hợp ở 170.752 cư dân Nhật Bản cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori giảm dần ở những người sinh từ năm 1948 đến 2003, với tỷ lệ nhiễm dự đoán là 60,9% ở những người sinh năm 1910 và 6,6% ở những người sinh năm 2000, ở những người sinh sau năm 1998, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori thấp hơn 10% [17]. Trong khi đó, một nghiên cứu ở Trung Quốc tiến hành trên 10.912 đối tượng được kiểm tra y tế tại Bệnh viện của Đại học Y Trùng Khánh năm 2014, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori là 34,4% [18].
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu năm 2010, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.pylori của các bệnh nhân đến nội soi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 65,6%; 100% số trường hợp nhiễm vi khuẩn H.pylori được chẩn đoán là VDDM [5]. Trong khi đó, tỷ lệ kháng thể kháng vi khuẩn H.pylori trong huyết thanh được báo cáo tại Hà Nội là 78,8% và Hà Tây là 69,2% [6]. Một nghiên cứu khác tiến hành trên các đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện với 494 tình nguyện viên (18-78 tuổi) từ 13 dân tộc ở tỉnh Đắk lắk và Lào Cai, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori tổng thể là 38,1% [19].
Theo Lê Trung Thọ và cộng sự (2007) [20] nghiên cứu 166 bệnh nhân đến khám và được nội soi dạ dày tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội từ tháng 4- 2006  ... dox Signal. 8(5-6): 1033-45.
75.	Walecka-Kapica E., Knopik-Dabrowicz A., Klupińska G., et al. (2008). The assessment of nitric oxide metabolites in gastric juice in Helicobacter pylori infected subjects in compliance with grade of inflammatory lesions in gastric mucosa. Pol Merkur Lekarski. 24(140): 95-100.
76.	Farinati F., Cardin R., Russo V.M. (2004). Differential effects of Helicobacter pylori eradication on oxidative DNA damage at the gastroesophageal junction and at the gastric antrum. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 13(11): 1722-8.
77.	Cadet J., Wagner J.R. (2014). Oxidatively generated base damage to cellular DNA by hydroxyl radical and one-electron oxidants: similarities and differences. Arch Biochem Biophys. 557: 47-54.
78.	Lobo V., Patil A., Phatak A., et al. (2010). Free radicals, antioxidants and functional foods: Impact on human health. Pharmacognosy Reviews. 4(8): 118-126.
79.	Dalle-Donne I., Rossi R., Giustarini D., et al. (2003). Protein carbonyl groups as biomarkers of oxidative stress. Clin Chim Acta. 329(1-2): 23-38.
80.	Barrera G. (2012). Oxidative stress and lipid peroxidation products in cancer progression and therapy. ISRN Oncol: 137289 (21page).
81.	Yasukazu Y., Aya U., Mototada S. (2013). Lipid peroxidation biomarkers for evaluating oxidative stress and assessing antioxidant capacity in vivo. J Clin Biochem Nutr. 52(1): 9-16.
82.	Murphy M. (2009). How mitochondria produce reactive oxygen species. Biochem. 417: 1-13.
83.	Hahm K.B., Lee K.J., Kim Y.S., et al. (1998). Augmented Eradication Rates of Helicobacter pylori by New Combination Therapy with Lansoprazole, Amoxicillin, and Rebamipide. Digestive Diseases and Sciences. 43(2): 235-240.
84.	Drake I.M., Mapstone N.P, Schorah C.J., et al. (1998). Reactive oxygen species activity and lipid peroxidation in Helicobacter pylori associated gastritis: relation to gastric mucosal ascorbic acid concentrations and effect of H pylori eradication Gut 42: 768-771 
85.	Ansari M., Nobar M.R., Dolatkhah H., et al. (2006). Comparison of levels of nitric oxide, superoxide dismutase and glutathione peroxidase of gastric juice in infected and non-infected patients with Helicobacter pylori. Acta Medica Iranica. 44(3): 159 - 166.
86.	Navvabi A., Ansari M.H.K., Navvabi N., et al. (2013). Effect of Helicobacter pylori infection on oxidative stresses in patients with chronic gastritis African Journal of Microbiology Research 7(50): 5632-5636.
87.	Švagelj D., Terzić V., Dovhanj J., et al. (2016). Superoxide Dismutases in Chronic Gastritis. APMIS. 124(4): 252-6.
88.	Majidi J. N. (2017). Influence of Helicobacter pylori infection on oxidative stresses in patients with chronic gastritis. Environmental Microbiology. 5(2): 376-380.
89.	Tala Z.Z., Siregar G.A., Siregar G.P. (2018). Glutathione peroxidase level in patients with Helicobacter pylori-associated gastritis. Earth and Environmental Science. 125(012058): 1-6.
90.	Nguyễn Bạch Đằng (2018). Nghiên cứu sự biến đổi của Superoxid Dismutase, Glutathion Peroxidase và tình trạng chống oxy hóa toàn phần (TAS) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
91.	Lê Thị Thu (2008). Nghiên cứu một số chỉ số đánh giá tình trạng stress oxy hóa và tác dụng chống oxy hóa của Belaf ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
92.	Nguyễn Văn Bằng (2013). Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số chống oxy hoá ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì vô cơ, tác dụng bảo vệ của sâm ngọc linh trên động vật thực nghiệm. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
93.	Nguyễn Bá Vượng (2011). Nghiên cứu sự thay đổi hoạt độ một số enzym chống oxy hóa ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluen và động vật thực nghiệm-Tác dụng của Belaf. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
94.	Nguyễn Trọng Điệp (2012). Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của viên nang cứng kaviran trên thực nghiệm. Tạp chí Y dược học quân sự. 2: 12-16.
95.	Bộ Y tế (2014). Quyết định số 3805/QĐ-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ y tế Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa” 
96.	Bộ Y tế (2013). Quyết định số 5199/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh - Tế bào học” 
97.	Schlemper R.J., Riddell R.H., Kato Y., et al. (2000). The Vienna classification of gastrointestinal epithelial neoplasia. Gut. 47(2): 251-255.
98.	Bộ môn Thống kê - Tin học - Đại học y tế công cộng (2005). Chương 4: Kế hoạch phân tích số liệu, thống kê suy luận. Thống kê II: Phân tích số liệu định lượng, Giáo trình giảng dạy cho sinh viên đại học: 80 - 145.
99.	Phạm Lê Hồng Nhung (2005). Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản.
100.	Đặng Ngọc Quý Huệ (2018). Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y - Dược Huế.
101.	Kouitcheu Mabeku L.B., Noundjeu Ngamga M.L., Leundji H. (2017). Potential risk factors and prevalence of Helicobacter pylori infection among adult patients with dyspepsia symptoms in Cameroon. BMC Infect Dis. 18(278): 1-11.
102.	Du Y., Bai Y., Xie P., et al. (2014). Chronic gastritis in China: a national multi-center survey. BMC Gastroenterol. 14(21): 1-9.
103.	Ray-Offor E., Obiorah C.C. (2018). Helicobacter pylori and precancerous lesions of the stomach in a Nigerian Metropolis: A Cohort Study. Niger J Clin Pract. 21(3): 375-379.
104.	Tongtawee T., Dechsukhum C., Matrakool L., et al. (2015). High Prevalence of Helicobacter pylori Resistance to Clarithromycin: a Hospital-Based Cross-Sectional Study in Nakhon Ratchasima Province, Northeast of Thailand. Asian Pac J Cancer Prev. 16(18): 8281-8285.
105.	Ankouane F., Noah D.N., Enyime F.N., et al. (2015). Helicobacter pylori and precancerous conditions of the stomach: the frequency of infection in a cross-sectional study of 79 consecutive patients with chronic antral gastritis in Yaoundé, Cameroon. Pan Afr Med J. 20(52): 1-7.
106.	Liu K.S., Wong I.O., Leung W.K. (2016). Helicobacter pylori associated gastric intestinal metaplasia: Treatment and surveillance. World J Gastroenterol. 22(3): 1311-20.
107.	Park Y.H., Kim N. (2015). Review of Atrophic Gastritis and Intestinal Metaplasia as a Premalignant Lesion of Gastric Cancer. J Cancer Prev. 20(1): 25-40.
108.	Yoon K., Kim N. (2018). Reversibility of Atrophic Gastritis and Intestinal Metaplasia by Eradication of Helicobacter pylori. Korean J Gastroenterol. 72(3): 104-115.
109.	Joo Y.E., Park H.K., Myung D.S., et al. (2013). Prevalence and Risk Factors of Atrophic Gastritis and Intestinal Metaplasia: A Nationwide Multicenter Prospective Study in Korea. Gut Liver. 7(3): 303-310.
110.	Haroon S., Faridi N., Lodhi F.R., et al. (2013). Frequency of precancerous lesions in endoscopic gastric biopsies in chronic gastritis. J Coll Physicians Surg Pak. 23(4): 247-250.
111.	Peek R.M. (2008). Prevention of Gastric Cancer: When is Treatment of Helicobacter Pylori Warranted? Therap Adv Gastroenterol. 1(1): 19-31.
112.	Eusebi L.H., Zagari R.M., Bazzoli F. (2014). Epidemiology of Helicobacter pylori infection. Helicobacter. 19(1): 1-5.
113.	Suzuki H., Mori H. (2016). Different Pathophysiology of Gastritis between East and West? An Asian Perspective. Inflamm Intest Dis. 1: 123-128.
114.	Atayan Y., Hacisalihoglu P. (2017). The correlation between tissue Helicobacter pylori severity and the increase in serum neutrophil/lymphocyte ratio in patients with active chronic gastritis. Research Article - Biomedical Research. 28(11): 4874-4877.
115.	Zhang C., Yamada N., Wu Y.L., et al. (2005). Comparison of Helicobacter pylori infection and gastric mucosal histological features of gastric ulcer patients with chronic gastritis patients. World J Gastroenterol. 11(7): 976-981.
116.	Agbor N.E., Esemu S.N., Ndip L.M., et al. (2018). Helicobacter pylori in patients with gastritis in West Cameroon: prevalence and risk factors for infection. BMC Res Notes. 11(559): 1-6.
117.	Graham D.Y. (2014). History of Helicobacter pylori, duodenal ulcer, gastric ulcer and gastric cancer. World J Gastroenterol. 20(18): 5191-204.
118.	Toyoshima O., Yamaji Y., Yoshida S., et al. (2017). Endoscopic gastric atrophy is strongly associated with gastric cancer development after Helicobacter pylori eradication. Surg Endosc. 31(5): 2140-2148.
119.	Haim Shirina H., Pintob J.T., Liuc L.U., et al. (2001). Helicobacter pylori decreases gastric mucosal glutathione. Cancer Letters. 164: 127-133.
120.	Hagag A.A., Amin S.M., Emara M.H., et al. (2018). Gastric Mucosal Oxidative Stress Markers in Children with Helicobacter Pylori Infection. Infect Disord Drug Targets. 18(1): 60-67.
121.	Hu C.W., Chang Y.J., Chen J.L., et al. (2018). Sensitive Detection of 8-Nitroguanine in DNA by Chemical Derivatization Coupled with Online Solid-Phase Extraction LC-MS/MS. Molecules. 23(605): 14 page.
122.	Banerjee D., Madhusoodanan U.K., Nayak S., et al. (2003). Urinary hydrogen peroxide: a probable marker of oxidative stress in malignancy. Clin Chim Acta. 334(1-2): 205-9.
123.	Tsai Y.C., Li P.Y., Chen C.C., et al. (2013). Is the Oxidative DNA Damage Level of Human Lymphocyte Correlated with the Antioxidant Capacity of Serum or the Base Excision Repair Activity of Lymphocyte? Oxidative Medicine and Cellular Longevity. 2013(Article ID 237583 (8 page)).
124.	Cherkas A., Zarkovic N. (2018). 4-Hydroxynonenal in Redox Homeostasis of Gastrointestinal Mucosa: Implications for the Stomach in Health and Diseases. Antioxidants. 7(118): 1-14.
125.	Guemouri L., Artur Y., Herbeth B., et al. (1991). Biological Variability of Superoxide Dismutase, Glutathione Peroxidase, and Catalase in Blood. Clin Chem. 37(11): 1932-7.
126.	Bolzán AD, Bianchi MS, Bianchi NO (1997). Superoxide dismutase, catalase and glutathione peroxidase activities in human blood: influence of sex, age and cigarette smoking. Clin Biochem. 30(6): 449 - 454.
127.	Ho S. P., Chan-Yeung M., Chow K. K., et al. (2005). Antioxidant Enzym Activities in Healthy Chinese Adults: Influence of Age, Gender and Smoking. Respirology. 10(3): 305-9.
128.	Gonciarz W., Krupa A., Hinc K., et al. (2019). The effect of Helicobacter pylori infection and different H. pylori components on the proliferation and apoptosis of gastric epithelial cells and fibroblasts. PLoS One. 14(8): e0220636.
129.	Raza Y., Khan A, Farooqui A., et al. (2014). Oxidative DNA damage as a potential early biomarker of Helicobacter pylori associated carcinogenesis. Pathol Oncol Res. 20(4): 839-46.
130.	Backert S., Schwarz T., Miehlke S., et al. (2004). Functional analysis of the cag pathogenicity island in Helicobacter pylori isolates from patients with gastritis, peptic ulcer, and gastric cancer. Infect Immun. 72(3): 1043-56.
BIỂU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU
Họ tên bệnh nhân :....... tuổi.........Giới: Nam o Nữ o
Mã số vào viện: Mã số bệnh nhân 	
Địa chỉ: 	
Số điện thoại:	
Ngày Khám bệnh :	
Ngày ra viện:	
Lý do vào viện: o Đau thượng vị o Đau HSP 
 o Đau HST o Ợ hơi 
 o Ợ chua o Ợ nóng 
 o Nóng rát thượng vị o Đầy bụng 
o Ăn không tiêu o Buồn nôn o Đau tức ngực trái o Đau tức ngực phải o Ho khan .
Tiền sử bản thân: 
 o Khỏe mạnh o Không hút thuốc 
 o Không uống rượu o Không mắc các bệnh cấp- mạn tính khác
Lâm sàng
- Đau bụng vùng thượng vị: o . Không o . Có 
- Đau bụng vùng hạ sườn phải: 
 o. Không o .Có
- Đau bụng vùng hạ sườn trái: 
 o. Không o . Có 
- Buồn nôn: 
 o. Không o. Có 
- Đầy bụng: 
 o. Không o. Có 
- Khó tiêu : ( ăn không tiêu) 
 o. Không o. Có 
- Ợ hơi: 
 o. Không o. Có 
- Ợ chua: 
 o. Không o. Có 
- Ợ nóng: 
 o. Không o .Có 
- Nóng rát thượng vị : 
 o. Không o. Có 
- Đau tức ngực trái : 
 o. Không o. Có 
- Đau tức ngực phải: 
 o. Không o . Có 
- Ho khan : 
 o. Không o. Có 
Hình ảnh nội soi:
- Vị trí tổn thương: 
 o. Hang vị o. Tiền môn vị o. Môn vị o. Hành tá tràng o. Bờ cong nhỏ o. Bờ cong lớn o. Thân vị o. Phình vị
- Hình ảnh tổn thương:
+ Xung huyết: o.Không o . Có
+ Trợt phẳng : o. Không o . Có
+ Trợt lồi : o. Không o. Có
+ Teo: o .Không o . Có
+ Xuất huyết: o. Không o .Có 
+ Phì đại: o.Không o.Có
+ Trào ngược dịch mật: o.Không o .Có 
6. Mô bệnh học
- Mức độ viêm: o. Nhẹ o. Vừa o. Nặng
- Mức độ viêm teo: o. Không viêm teo o. Teo nhẹ 
 o. Viêm nông o. Teo vừa
- Mức độ hoạt động viêm: o. Không o. Nhẹ 
 o. Vừa o. Nặng
- Loạn sản: o. Không o. Nhẹ o. Vừa o. Nặng
- Dị sản: o. Không o. Có dị sản o. Dị sản diện rộng
	- Kết quả xét nghiệm H. Pylori: 
 o . Âm tính o. 1+ 
 o. 2+ o. 3+
7. Kết quả xét nghiệm Chỉ số chống oxi hóa :
- SOD: ng/ml - GPx:. pg/ml
- TAS:.U/ml -MDA: .mmol/ml
8. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu :
 - Glucose  mmol/l - AST(GOT) ..U/L
 - Creatinine.Umol/l - ALT( GPT).U/L
 - Ure. mmol/l - GGT.U/L 
 - Cholesterol .mmol/l - HDL- Cho.mmol/l
 - Triglycerid mmol/l - LDL- Cho.mmol/l
 9. Kết quả xét nghiệm công thức máu :
 	WBC.G/L HGB.G/L
 	RBC..T/L HCT .%
 	 PLT G/L
10. Kết quả siêu âm ổ bụng :
 	 - Gan : Nhu mô gan đều 
 	 - Đường mật trong gan : Không giãn không có sỏi 
 	 - Tụy: Bình thường - Lách : Nhu mô đều 
 	 - Túi mật : Không to, không có sỏi - Lách : Nhu mô đều 
 - Thận hai bên : Không to, nhu mô đều không có sỏi 
 - Niệu quản hai bên không giãn , không có sỏi .
11. Kết quả XQuang lồng ngực:
 - Hai trường phổi không thấy hình mờ bất thường
 - Lưới mạch phổi hai bên tăng đậm
 - Bóng tim không to
 - Không thấy tổn thương xương và lồng ngực.
Cán bộ hướng dẫn luận án
Ngày tháng năm
 Nghiên cứu sinh
 Trương Minh Sáng
PHỤ LỤC
Quy trình chuẩn bị nội soi theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2014
- Chuẩn bị hệ thống máy nội soi: Máy Olympus Exera II CV-240, ống soi mềm GIF-Q240, cửa sổ thẳng. 
- Kìm sinh thiết FB-25-K-1, đường kính mở 2,4 mm, mỗi kìm chỉ dùng cho một bệnh nhân, sau đó xử lý tiệt trùng để dùng lại. 
- Chuẩn bị thuốc và các phương tiện liên quan:
* Ngáng miệng , các lọ đựng bệnh phẩm sinh thiết.
* Nước cất để bơm rửa, bơm tiêm 20 ml, găng, gạc.
* Lọ simethicon 15 ml chứa 1g simethicon, được pha sẵn thành dung dịch 0,4%, để cho bệnh nhân uống nhằm làm sạch bọt trong lòng dạ dày.
* Lọ lidocain 10% dạng xịt để gây tê hầu họng, tube xylocain 2% dạng gel bôi vào đầu ống soi. 
- Chuẩn bị bệnh nhân:
* Bệnh nhân nhịn ăn trước nội soi tối thiểu 6-8 giờ
* Người bệnh được giải thích kỹ về lợi ích và nguy cơ của thủ thuật, hiểu và đồng ý nội soi đường tiêu hóa trên.
* Bệnh nhân được yêu cầu tháo răng giả (nếu có), được cho uống 60 mg simethicon (15 ml dung dịch simethicon 0,4%) trước khi soi 10-30 phút.
* Kiểm tra đúng họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của người bệnh.
* Bệnh nhân được yêu cầu nằm nghiêng trái, chân trái duỗi, chân phải co, đầu hơi cao và cúi nhẹ.
* Xịt 2 nhát lidocain 10% vào vùng hầu họng trước khi soi 5 phút.
* Đặt ngáng miệng vào giữa 2 cung răng và yêu cầu bệnh nhân ngậm chặt. 
* Động viên bệnh nhân nằm thoải mái, thở đều. 

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_mot_so_chi_so_chong_oxi_hoa_sod_gpx_tas_v.docx
  • doc10.Thong tin moi luan an.doc
  • docxban sua tom tat luan an tieng viet ĐẦY ĐỦ ĐÃ SỬA (1).docx
  • docxBia tom tat (day du) luan an tieng viet.docx
  • docBia tom tat luan an tieng Anh.doc
  • docxTom tat tieng Anh ĐẦY ĐỦ CHUẢN.docx